Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XỬ LÝ TÍN HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.79 KB, 2 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XỬ LÝ TÍN HIỆU
Lý thuyết.
1. Trình bày nguyên tắc dùng chung để xử lý tín hiệu (tương tự và số). Ưu điểm cơ bản của
phương pháp.
2. Trình bày phương pháp tính phổ của tín hiệu liên tục bất kỳ và phương pháp tính phổ của
tín hiệu chu kỳ. Cho ví dụ từng phương pháp.
3. Làm thế nào có thể tách được một tín hiệu điều hòa bị chìm trong tạp âm? Cho ví dụ.
4. Chứng minh hàm tự tương quan của một tín hiệu thực, tuần hoàn cũng là một hàm tuần
hoàn.
5. Cửa sổ hữu hạn được sử dụng đối với tín hiệu tương tự và số trong những trường hợp
nào? Khi dùng cửa sổ hữu hạn phổ của tín hiệu có bị tác động không? Cho ví dụ chứng
minh.
6. Trình bày các ảnh hưởng của nhiễu đối với tín hiệu và hệ thống tín hiệu.
7. Trình bày cách lấy mẫu tín hiệu tương tự bằng cách sử dụng chuỗi xung Dirac. Tại sao
trong thực tế, để đảm bảo định lý lấy mẫu trong xử lý tín hiệu tương tự, người ra phải cho
tín hiệu tương tự đi qua một bộ lọc có tần số cắt bằng ½ tần số lấy mẫu trước khi tín hiệu
tương tự qua biến đổi ADC?
8. Trình bày các cách lấy mẫu thực tế.
9. Trình bày điều kiện để có thể khôi phục một tín hiệu tương tự từ một tín hiệu lấy mẫu.
Trình bày cách khôi phục tín hiệu trong thực tế.
10. Giá trị của các tín hiệu rời rạc được xác định tại những điểm nào trong miền thời gian?
11. Trình bày phép biến đổi Fourier của tín hiệu rời rạc bất kỳ? Cho ví dụ.
12. Trình bày các phương pháp xác định đáp ứng tần số của một hệ thống rời rạc cho trước.
Cho ví dụ. Sự khác nhau giữa các phương pháp? Cho ví dụ.
13. Ưu điểm của phép biến đổi Fourier rời rạc là gì?
14. Trình bày phép biến đổi Fourier rời rạc của tín hiệu rời rạc tuần hoàn? Cho ví dụ.
15. Trình bày phép biến đổi Fourier rời rạc của tín hiệu rời rạc có độ dài hữu hạn. Cho ví dụ.
16. Trình bày thuật toán biến đổi Fourier nhanh FFT. Cho ví dụ với FFT 4 điểm


Lưu ý:


 Nội dung lý thuyết chỉ nằm trong này, có thể sẽ có ghép nội dung giữa các câu vào 1 câu,
“phần bài tập cô sẽ cho dễ để các em có thể làm được”. Ngoài ra còn một số chi tiết khác,
nhưng t đến sau không nghe được, m có thể hỏi Đưa để biết thêm chi tiết. Buổi phụ đạo
sáng nay cô cũng hướng dẫn qua cách giải các câu hỏi, tuy nhiên do ghi vào vở theo kiểu
góp nhặt nên chưa đưa vào đây được, nên là nếu muốn biết thêm chi tiết thì nên tổ chức 1
buổi học nhóm tại trường.
 Cô nhấn mạnh câu 8.



×