Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

BAI TIEU LUAN CHIEN TRANH THAI BINH DUONG 1941 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 64 trang )

BÀI TIÊU LUẬN: CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941 - 1945

1


MỤC LỤC
Trang

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu về
quá khứ, về các giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới
ngày càng cao. Gắn liền với quá trình phát triển đó là các cuộc chiến tranh. Trên
thế giới, trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xung đột. Có cuộc chiến
kết thúc nhanh, có cuộc chiến diễn ra trong thời gian dài. Trong đó, lịch sử loài
người diễn ra hai cuộc chiến tranh lớn, mang quy mô thế giới, lôi cuốn tất cả các
nước vào vòng khói lửa. Đó là chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), và
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
có quy mô rộng lớn hơn, tính chất tàn khốc, ác liệt hơn nhiều lần. Trong đó, cuộc
chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) diễn ra giữa phát xít Nhật Bản và phe
Đồng Minh (Mỹ, Anh, Liên Xô) trên biển Thái Bình Dương và khu vực Châu Á
nhằm tranh giành quyền lợi ở khu vực này đã có ảnh hưởng nặng nề, sâu sắc cho
tất cả các nước trong khu vực.
Tìm hiểu về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) không chỉ là tìm
hiểu về các hoạt động quân sự giữa Nhật Bản và phe Đồng Minh (trực tiếp là Mỹ),
mà còn thấy rõ một giai đọan lịch sử quan trọng của các nước Châu Á trong quá
trình đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam, cũng bị phát xít Nhật
chiếm đóng trong chiến tranh.


Chiến tranh Thái Bình Dương (1941- 1945) với sự xuất hiện lần đầu tiên của
bom nguyên tử đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải bàn luận: Vai trò to lớn của Mỹ
trong việc đánh bại phát xít Nhật? Hay chứng tỏ sự phát triển của khoa học kĩ thuật?
Hay đó là tội ác chiến tranh đáng phải lên án của đế quốc Mỹ ? . . .
Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) kết thúc với thất bại hoàn toàn
của chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Châu Á, và có ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử dân tộc
Việt Nam với Cách mạng tháng 8/1945 _ thời cơ “ngàn năm có một” cho dân tộc ta
đứng lên tự giải phóng.

3


Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945), trong 4 năm chiến tranh nhiều
bài học kinh nghiệm quý giá về cả sự thành công và thất bại được rút ra, ngày nay
vẫn còn ý nghĩa đối với nhiều dân tộc.
Từ đó có thể khẳng định, chiến tranh Thái Bình Dương (1941 -1945) có liên
quan đến nhiều quốc gia, là một vấn đề tế nhị của lịch sử, cho đến nay vẫn có nhiều
công trình nghiên cứu tiếp tục được tiến hành.
Việc tìm hiểu về chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) còn góp phần
củng cố kiến thức, làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân và góp phần vào phục
vụ việc dạy học sau này. Đồng thời, đề tài là một tài liệu tham khảo, cung cấp
nguồn kiến thức cho mọi người khi tìm hiểu về vấn đề này.

4


NỘI DUNG
Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ

CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG (1941 – 1945)
1.1 Vài nét khái quát về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Chiến tranh
Thái Bình Dương (1941 – 1945)
1.1.1 Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trong bốn đại dương, bao phủ 1/3 bề
mặt Trái Đất, với diện tích 179,7 triệu km 2, trải dài 15.500 km từ biển Bering trong
vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam Cực, phía Đông Thái Bình Dương nằm
hoàn toàn bên bờ Tây Châu Mỹ, bờ Đông Thái Bình Dương là bờ biển nước Nga,
kéo xuống Đông Bắc Á, Đông Nam Á đến Châu Úc. Thái Bình Dương Bao gồm
25.000 hòn đảo đa số tập trung ở phía Nam xích đạo [24].
Châu Á – Thái Bình Dương là vùng rộng lớn, bất kì đế quốc tư bản nào cũng
muốn bành trướng ảnh hưởng, khai thác nguồn lợi tại đây. Trong thời kì này, ở
Châu Á nổi lên vai trò của Nhật Bản. Nhật Bản âm mưu độc chiếm Châu Á và bờ
tây Thái Bình Dương thực hiện giấc mộng “Đại Đông Á” với khẩu hiệu “Châu Á
của người Châu Á” . Trong khi đó, Mỹ sau khi độc chiếm Mỹ Latinh và bờ Đông
Thái Bình Dương cũng có tham vọng vươn ảnh hưởng sang bờ Tây Thái Bình
Dương, biến Thái Bình Dương thành “ao nhà”, đồng thời kiểm soát khu vực Châu
Á. Anh cũng là nước có thuộc địa tại Đông Nam Á và có âm mưu mở rộng phạm vi
ảnh hưởng ở đây.
1.1.2 Các quan niệm về cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945)
Ở cả trong nước và thế giới, các nhà nghiên cứu đều đã thống nhất được thời
gian kết thúc cuộc chiến tranh là năm 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng
Minh. Nhưng thời gian mở đầu cuộc chiến tranh thì còn nhiều bàn cãi. Có quan
điểm cho rằng, từ năm 1931, khi Nhật xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc, bắt
đầu quá trình bành trướng ra bên ngoài của Nhật Bản được coi là mốc mở đầu

5


chiến tranh. Một số quan điểm khác cho rằng mốc mở đầu chiến tranh là năm 1940

khi Nhật tấn công Đông Dương. Quan điểm thứ ba cho rằng chiến tranh Thái Bình
Dương bùng nổ vào năm 1941, khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ.
Trong khuôn khổ đề tài, tôi tìm hiểu về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
trong thời gian từ 1941 đến 1945. Từ trước năm 1941, mặc dù hoạt động bành
trướng của Nhật ngày càng lộ rõ và đã động chạm đến quyền lợi các nước phương
Tây ở Châu Á, nhưng Mỹ, Anh chỉ làm ngơ, dung dưỡng, thỏa hiệp cho quân phiệt
Nhật. Chiến tranh không thể diễn ra nếu không có sự tham gia từ hai phía. Sự kiện
ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ, Mỹ lúc này mới
chính thức tuyên chiến, làm xuất hiện “phía bên kia” của cuộc chiến tranh. Đến đây
chiến tranh Thái Bình Dương mới chính thức bùng nổ.
Từ những ý kiến khác nhau về thời gian bùng nổ cuộc chiến tranh dẫn đến có
những quan điểm khác nhau về cuộc chiến tranh này.
Theo Từ điển bách khoa Quân sự Liên Xô (Mát-xcơ-va, 1986) thì cuộc chiến
tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) bao gồm toàn bộ các hoạt động quân sự giữa
các lực lượng vũ trang của Nhật với Mỹ và đồng minh của Mỹ tại Châu Á – Thái
Bình Dương [4, tr7].
Theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông “Cuộc chiến tranh Thái Bình
Dương (1941 – 1945) là một bộ phận của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945), nổ ra ở vùng Thái Bình Dương giữa Nhật Bản và Mỹ, Anh để tranh giành
nhau thuộc địa. Chiến tranh mở đầu bằng trận Trân Châu Cảng (7/12/1941), khi
Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ. Lúc đó quân Nhật đánh chiếm nhiều thuộc địa
của Mỹ, Anh, Hà Lan, nhưng khi chiến tranh chuyển thế thắng sang các nước Đồng
Minh thì Nhật thất bại dần và đầu hàng không điều kiện. Nhân dân các nước Châu
Á – Thái Bình Dương đã đấu tranh anh dũng chống sự xâm lược của chủ nghĩa
quân phiệt Nhật và việc trở lại đô hộ của Mỹ, Anh, Pháp để giành độc lập” [7, tr96].
Như vậy Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) bao gồm toàn bộ các
hoạt động quân sự giữa các lực lượng vũ trang của Nhật với Mỹ, giữa Nhật với Liên
Xô và mối quan hệ giữa Nhật với các dân tộc Châu Á và cả với nhân dân Nhật Bản.

6



Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) bao gồm hai chiến trường chính: trên
biển (Thái Bình Dương); trên đất liền (Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ha – oai).
Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) là bộ phận hợp thành chiến tranh
thế giới thứ hai. Cùng với mặt trận Châu Âu, mặt trận Châu Á trở thành hai mặt trận
quan trọng nhất, ác liệt nhất trong Đệ nhị thế chiến. Hai mặt trận này có quan hệ
khăng khít với nhau. Khi chiến tranh ở mặt trận Châu Âu bùng nổ, lôi cuốn sự chú ý
của các nước lớn về phương Tây, tạo điều kiện cho Nhật ở Châu Á bành trướng ảnh
hưởng. Đồng thời cả hai mặt trận cùng diễn ra là nhằm phân tán lực lượng của
Hồng quân Liên Xô ra cả hai phía. Khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc, cũng là lúc
chiến tranh Thái Bình Dương bước vào giai đoạn quyết định, nắm chắc thắng lợi
thuộc về Hồng quân và nhân loại tiến bộ thế giới.
1.2 Hoàn cảnh lịch sử cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945)
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện
trên thế giới, điển hình là phát xít Đức, Italia (Châu Âu), Nhật Bản (Châu Á).
Đến 1937, trục phát xít được hình thành “Trục Beclin – Roma – Tokyo” bằng
việc kí Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản (11/1937, Italia là nước cuối cùng kí vào
Hiệp ước).
Ngày 27/9/1940, Đức, Ý, Nhật ký Hiệp ước Tam cường. Theo Hiệp ước này,
Nhật “thừa nhận và tôn trọng” vai trò của Đức, Ý “trong việc thiêt lập một trật tự
mới ở Châu Âu”; Đức, Ý thì “thừa nhận và tôn trọng” vai trò của Nhật “trong việc
thiết lập một trật tự mới ở Châu Á” và cam kết bảo vệ nhau trong trường hợp một
trong ba nước bị tấn công. Với Hiệp ước này Đức, Ý làm mưa làm gió ở Châu Âu,
Nhật thỏa sức tung hoành ở Châu Á.
Chủ nghĩa phát xít – “bọn hiếu chiến nhất, phản động nhất, sô vanh nhất” – đã
xuất hiện, mang bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, hiếu chiến. Chủ
nghĩa phát xít đang đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình an ninh thế giới, ráo riết
chuẩn bị chiến tranh, chia lại thế giới.
Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai chính thứ bùng nổ với sự kiện

Đức tấn công Ba Lan.

7


Tính đến 1941, Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra quyết liệt ở Châu Âu,
phát xít Đức lần lượt tấn công các nước Bắc Âu và Tây Âu, Pháp đã là thuộc địa
của Đức (6/1940), Anh cũng bị Đức tấn công dữ dội (8/1940). Tháng 6/1941, phát
xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tuyên chiến với Đức. Đến cuối 1941, Liên Xô
giành thắng lợi lớn tại Mát-xcơ-va làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh
chớp nhoáng” của Đức. Như vậy, cả Châu Âu đã bị lôi vào cuộc chiến tranh, trong
khi đó, sau hơn 2 năm chiến tranh ác liệt thì Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến, đồng
thời vẫn viện trợ quân sự hoặc bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.
Ở Châu Á, đã xuất hiện “lò lửa chiến tranh” Nhật Bản. Đến 1941, Nhật Bản đã
thực hiện bước đầu tiên trong kế hoạch bành trướng của mình, tấn công Mãn Châu
(18/9/1931) và đã kéo quân vào Đông Dương (9/1940). (Kế hoạch bành trướng ra
bên ngoài của Nhật gồm 4 bước: 1 – đánh chiếm Mãn Châu; 2 – độc chiếm Trung
Quốc; 3 – làm chủ Châu Á; 4 – bá chủ toàn cầu)
Như vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ, nền hoàn bình an ninh thế
giới đã bị xâm phạm nghiêm trọng, chủ nghĩa phát xít bành trướng lãnh thổ và ngày
càng mở rộng chiến tranh. Lúc này cần sự thống nhất và đoàn kết giữa các cường
quốc thế giới cùng chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.
1.3 Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh Thái Bình Dươnng (1941 – 1945)
1.3.1 Nguyên nhân sâu xa
Trước hết là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít. Để thoát khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, một số nước tư bản đã thực hiện phát xít hóa
chính quyền, đi theo con đường gây chiến tranh, chia lại thế giới, điển hình là Đức,
Ý, Nhật.
Ở Châu Á, Nhật Bản đã có sẵn chế độ Thiên hoàng nên quá trình phát xít diễn
ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm

lược thuộc địa. Tháng 9/1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc,
làm bàn đạp cho cuộc phiêu lưu quân sự mới. Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính
phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng Trung Quốc - lên đứng đầu cái gọi
là “Mãn Châu quốc”. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa cuộc chiến tranh xâm

8


lược Trung Quốc với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu Nhật Bản trở thành “lò
lửa chiến tranh” ở Châu Á và trên thế giới.
Thứ hai là nhằm giải quyết mâu thuẫn còn tồn đọng sau chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 – 1918). “Chiến tranh Thái Bình Dương cùng chung nguyên nhân
với cuộc chiến tranh thế giớ thứ hai. Đó là giải quyêt mâu thuẫn giữa các cường
quốc còn tồn đọng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại Châu Á, mâu thuẫn đó
thể hiện bằng sự chanh chấp ngày càng quyết liệt giữa Nhật Bản và các đế quốc
phương Tây mà trước hết là Mỹ về thuộc địa, thị trường và quyền kiểm soát kinh tế,
chính trị đối với các dân tộc trong khu vực. Mâu thuẫn đó sâu sắc tới mức vượt qua
cả mâu thuẫn giữa Nhật Bản (thế giới tư bản nói chung) với Liên Xô mà họ luôn
tìm cách bóp chết”[4, tr7]
Thứ ba là mâu thuẫn Nhật - Mỹ ở Châu Á. Mâu thuẫn này xuất hiện từ đầu
thế kỉ XX tại Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921) với hệ thống các hiệp ước:
Theo “Hiệp ước 4 nước” bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nhật (13/12/1921), Mỹ đã
thủ tiêu được Liên minh Anh – Nhật (1902), đồng thời trở thành nước đóng vai trò
chủ đạo trong bốn cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Với “Hiệp ước 9 nước” bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Trung Quốc (6/2/1922). Trung Quốc trở thành thị trường chung của các nước
phương Tây và Nhật Bản. Đặc biệt, Mỹ đã hợp pháp hóa sự bành trướng của mình
vào Trung Quốc.
Đặc biệt với “Hiệp ước 5 nước” bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý, (6/2/1922)
quy định về trọng tải tàu chiến của các nước ở khu vực Thái Bình Dương theo tỉ lệ:

Anh, Mỹ bằng nhau 525.000 tấn; Nhật 315.000 tấn; Pháp, Ý bằng nhau 175.000 tấn,
đã hạn chế sức mạnh hải quân Nhật Bản.
Hệ thống Hiệp ước Oa-sinh-tơn hoàn toàn có lợi cho Mỹ, hải quân Mỹ ngang
hàng với hải quân Anh và vượt qua Nhật. Mỹ còn thực hiện được việc xâm nhập
vào thị trường Viễn Đông và Trung Quốc thông qua các chính sách “mở cửa”. Nhật
cũng bị suy giảm quyền lực trên biển đồng thời phải chấp nhận nhượng bộ trong
vấn đề Trung Quốc.

9


Như vậy, với hệ thống hòa ước Oa-sinh-tơn , Mỹ đã có quyền lợi tại Thái Bình
Dương và Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của Nhật Bản, đe dọa
giấc mộng “Đại Đông Á”, “Châu Á của người Châu Á” của Nhật Bản. Hội nghị
Oasinhtơn là một thất bại của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh với đế quốc Mỹ
nhằm giành quyền bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cuối cùng là thái độ dung dưỡng, nhân nhượng của các cường quốc (Anh,
Pháp, Mỹ) làm cho chủ nghĩa phát xít có điều kiện đẩy mạnh và mở rộng chiến
tranh. Trong khi chủ nghĩa phát xít ngày càng đẩy mạnh chiến tranh thì các nước
phương Tây và Liên Xô lại không thống nhất được đường lối hành động chung.
Các nước tư bản Anh, Pháp tỏ thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp, nhân nhượng
phát xít để đổi lấy hòa bình, đỉnh cao của chính sách này là Hiệp ước Muy – ních
(19/9/1938), tạo điều kiện cho Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939), làm bùng nổ chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Mỹ theo “chủ nghĩa biệt lập”, không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài Châu
Mỹ. Nhưng thực tế Mỹ vẫn bán vũ khí cho hai bên tham chiến hoặc trực tiếp viện
trợ cho chủ nghĩa phát xít. Mỹ không muốn tham chiến ngay từ đầu mà thực hiện
thủ đoạn “tọa sơn quan hổ đấu”, đến khi chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, dù
bên nào thắng trận cũng nhảy vào ủng hộ bên đó, dù sao Mỹ cũng được lợi. Ở Châu
Á, Mỹ không những nhượng bộ cho phát xít Nhật mà còn viện trợ quân sự cho

Nhật. “…Cho tới lúc này, chính phủ Mỹ vẫn không hề có thái độ kiên quyết đối với
hành động xâm lược của Nhật Bản. Năm 1940, Mỹ vẫn tiếp tục giúp Nhật tăng
cường tiềm lực kinh tế và quân sự của nó. Gang, thép, xăng dầu, động cơ máy bay,
ô tô và các phụ tùng thay thế của Mỹ vẫn tiếp tục được nhập vào Nhật với số lượng
ngày càng nhiều…” [13, tr12]
Liên Xô nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất thế giới đã cố gắng hết sức nhằm
ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình an ninh Châu Âu và toàn thế giới. Chính
phủ Liên Xô khẩn thiết đề nghị các cường quốc tiến hành các thảo luận ở trong và
ngoài tổ chức Hội quốc liên để có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn chiến
tranh xâm lược, cùng nhau gìn giữ hòa bình. Chính phủ Liên Xô đã nhiều lần đề
nghị với các cường quốc Anh, Mỹ, Pháp cùng thảo luận với Liên Xô về những biện

10


pháp thống nhất hành động ngăn chặn chiến tranh nhưng các chính phủ phương Tây
vẫn một mực từ chối đề nghị quan trọng của Liên Xô.
Như vậy, với bản chất của chủ nghĩa đế quốc là tiêu diệt mọi đối thủ cạnh
tranh nhưng lại tránh đụng độ trực tiếp với kẻ thù, các nước đế quốc đã nhân
nhượng chủ nghĩa phát xít, mượn tay phát xít tiêu diệt đối thủ (tức các nước đế
quốc). Đồng thời, kẻ thù của chủ nghĩa đế quốc còn là nhà nước Liên Xô xã hội
chủ nghĩa, mọi hành động của các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ đều nhằm hướng
sự tấn công của chủ nghĩa phát xít vào Liên Xô, tiêu diệt nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên.
1.3.2 Nguyên nhân trực tiếp
Mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Mỹ nảy sinh từ đầu thế kỉ XX với hệ thống Hiệp
ước Oa-sinh-tơn, đến cuối thập niên 30 (thế kỉ XX) mâu thuẫn nay càng trở nên sâu
sắc do âm mưu của Nhật muốn độc chiếm Trung Quốc, gạt bỏ quyền lợi của Mỹ,
Anh, bá chủ Thái Bình Dương và Viễn Đông. Đặc biệt mâu thuẫn trực tiếp giữa
Nhật với Mỹ từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939) về thuộc địa, thị

trường và quyền kiểm soát kinh tế, chính trị đối cới các dân tộc trong khu vực Châu
Á, với sự kiện Nhật đưa quân xuống miền Nam Đông Dương đưa đến lệnh cấm vận
dầu mỏ của Mỹ đối với Nhật (7/1941). Đó là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cuộc
Chiến tranh Thái Bình Dương.
Vào tháng 6/1940, khi chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức tại chính quốc,
nhân cơ hội đó, Nhật tiến quân vào Bắc Đông Dương (9/1940).Tháng 9/1940,
Nhật, Đức, Ý kí “Hiệp ước Tam cường” có nội dung công nhận địa vị của Nhật ở
Châu Á và cam kết bảo vệ nhau trong trường hợp một trong ba nước bị tấn công.
Việc Nhật Bản bành trướng xâm lược Châu Á làm cho mối quan hệ của họ với Mỹ,
Anh ngày càng xấu đi.
Tháng 7/1940, Hoa Kì tuyên bố hủy bỏ điều ước thông thương Nhật – Mỹ, hạn
chế xuất khẩu nhiên liệu xăng máy bay cho Nhật
Khi Đức tấn công Liên Xô (6/1941) có yêu cầu Nhật cùng đem quân tiêu diệt
Liên Xô, nhưng giới cầm quyền Nhật đã quyết định tôn trọng Hiệp ước Trung lập

11


Nhật – Xô (13/4/1941), không đem quân giúp Đức mà vẫn tiếp tục thực hiện chủ
trương “Nam tiến”.
Cuối tháng 7/1941, ngay sau khi tiến xuống miền Nam Đông Dương chiếm
đóng các căn cứ quân sự tại đây, Hoa Kì lập tức có phản ứng. Ngày 26/7/1941, Hoa
Kì tuyên bố phong tỏa tài sản Nhật tại nước này, cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật.
Tiếp đó, Anh hủy bỏ Hiệp ước Thông thương Nhật - Ấn Độ và Miến Điện. Hà Lan
cũng ra lệnh cấm xuất khẩu dầu hỏa và bô-xít sang Nhật.
Những quyết định này của các nước phương Tây có ảnh hưởng quyết định đến
bộ máy chiến tranh Nhật Bản. Theo tính toán của Bộ tư lệnh Hải quân, lượng dầu
mỏ dự trữ của Nhật chỉ đủ dùng trong hai năm và nếu không có cách giải quyết vấn
đề này thì hải quân Nhật sớm muộn cũng bị tê liệt. Trong tình thế đó, Nhật muốn
thương lượng với Hoa Kì bằng cách đề nghị một Tạm ước với nội dung: Hoa kì và

Nhật sẽ không sử dụng vũ lực tại Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương; Hai bên
sẽ cùng nhau khai thác các dự trữ tự nhiên ở Inđônêxia; Quan hệ Mỹ – Nhật sẽ được
khôi phục, trong đó Hoa Kì phải tiếp tục xuất khẩu dầu hỏa sang Nhật, hủy bỏ
phong tỏa tài sản của Nhật và không can thiệp vào việc Trung Quốc. Phía Nhật còn
bổ xung thêm rằng sau khi kí Hiệp ước Hòa bình Trung – Nhật, quân đội Nhật sẽ
rút khỏi Đông Dương. Tổng thống Rudơven có thiện cảm với đề nghị này, nhưng
ngoại trưởng Mỹ Coocđen - Hen lại cực lực phản đối. Do lập trường hai bên quá
khác nhau, đàm phán giữa Nhật và Hoa Kì đổ vỡ.
Trong hoàn cảnh đó, mục tiêu của hải quân Nhật là chiếm đóng Inđônêxia –
khu vực có nhiều dầu mỏ nhất Đông Nam Á. Nhưng muốn chiếm được Inđônêxia
phải chiếm được Singapo và Philippin. Tuy nhiên, nhận thức được về tiềm lực yếu
kém của mình không thể thắng Mỹ nhưng người Nhật hi vọng một cuộc chiến lâu
dài sẽ làm suy yếu ý chí chiến đấu của người dân Mỹ.
Tại Hội nghị Ngự tiền 1/12/1941, Nhật quyết định chính thức tuyên chiến với
Hoa Kì và ngày giờ khai chiến được ấn định là ngày 8/12 (giờ Tokyo).
Tiểu kết
Với bản chất hiếu chiến,phản động, sôvanh, chủ nghĩa phát xít – bộ phân của
chủ nghĩa đế quốc đã gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc với toàn nhân loại. Ở

12


khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1939 –
1945), mà phát xít nhật là kẻ chủ mưu, việc Mỹ tuyên bố cấm xuất khẩu dầu mỏ
sang Nhật được xem là “giọt nước tràn ly” dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh này.
Cuộc chiến tranh phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ phe tư bản chủ nghĩa về
nhu cầu thuộc địa, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.

13



Chương 2
DIỄN BIẾN CHÍNH CUỘC CHIẾN TRANH
THÁI BÌNH DƯƠNG (1941 – 1945)
2.1. Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ. Phát xít Nhật thôn tính các nước Châu
Á – Thái Bình Dương (12/1941 – 5/1942)
2.1.1. Trận Trân Châu Cảng và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
(7/12/1941)
Kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng của Nhật
Tác giả của kế hoạch tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng là
Thủy sư đô đốc Yamamoto Isoroku, 57 tuổi và đã 40 năm tận tâm phục vụ hải quân
Hoàng gia Nhật (tính đến 1941). Khó có thể nói chính xác kế hoạch này nảy sinh
trong đầu Yamamoto từ lúc nào, song có thể khẳng định nó có nguồn gốc từ chiến
thuật của hải quân Nhật trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
Ngày 7/1/1941, Yamamoto đệ trình Bộ trưởng hải quân lúc bấy giờ là Koshiro
Oikwa một bản báo cáo 9 trang với tựa đề “Dự kiến về việc chuẩn bị chiến tranh”,
trong đó lần đầu tiên chính thức lập luận về một trận đột kích vào Trân Châu Cảng.
Tháng 4/1941, kế hoạch của Yamamoto chính thức được mang mật danh là
“Chiến dịch Z” để kỉ niệm một hiệu lệnh mà đô đốc Togo Heihachiro đã sử dụng
trong trận hải chiến Tsushima (Đối Mã) đánh chìm hạm đội Nga hoàng.
Trong cuộc diễn tập, chiến dịch bộc lộ nhiều hạn chế. Qua nhiều tranh cãi kéo
dài và gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối “chiến dịch Z”, cuối cùng nó
vẫn được phê chuẩn.
Ngày 3/11/1941, Tổng tham mưu trưởng hải quân, đô đốc Ashami Nagumo
phê chuẩn lần cuối cùng “chiến dịch Z” và đệ trình chính phủ. Cuộc tấn công Trân
Châu Cảng chính thức trở thành một bộ phận trọng yếu trong toàn bộ chiến tranh
của Nhật Bản. Thời điểm bắt đầu chiến dịch này được coi là mốc mở đầu chiến
tranh Thái Bình Dương do Nhật phát động: ngày 8/12 (giờ Tokyo) tức ngày 7/12
(giờ Ha – oai ). Tư lệnh chiến dịch, dĩ nhiên chính là tác giả của nó, đô đốc
Yamamoto Isoroku – Tư lệnh hạm đội Liên hợp và Phó đô đốc Nagumo Chuichi –


14


Tư lệnh hạm đội hàng không số 1, được cử làm Tư lệnh lực lượng tấn công Trân
Châu Cảng tức “Kido Butai” hay “lực lượng đặc nhiệm Z” mà hạm đội của ông là
hạt nhân nòng cốt
6 giờ sáng, ngày 26/11, toàn bộ lực lượng đặc nhiệm Z đã nhổ neo bước vào
cuộc chiến. Rời vịnh Hitokapu lạnh lẽo, đoàn tàu tiến về phía Đông, băng qua vùng
Bắc Thái Bình Dương trong mùa đông giá buốt, ngày đi không khói, đêm không
ánh đèn. Để đảm bảo bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè của các
nước trung lập mà nó gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước ngày 6/12 thì hủy bỏ cuộc hành
quân quay trở về; trong ngày 6/12 thì tùy theo tình hình mà có quyết định thích hợp;
còn trong ngày 7/12 thì tấn công tiêu diệt trong bất cứ tình huống nào. May mắn
thay, đúng như kế hoạch dự tính, trong suốt cuộc hành trình hơn 10 ngày “Kido
Butai” không gặp một tàu bè nào khác trên đường đi. Trong khi đó, mỗi ngày nó
đều nhận được những tin tức tình báo về tình hình Trân Châu Cảng và những chỉ thị
cần thiết của Tư lệnh chiến dịch đô đốc Yamamoto… [4, tr25]
Mục tiêu của Nhật trong trận Trân Châu Cảng
Với một kế hoạch tấn công bí mật, bất ngờ, được chuẩn bị kĩ lưỡng và huy
động một lực lượng lớn, giới quân phiệt Nhật hi vọng ở Trân Châu Cảng nhiều
điều. Trước tiên, người Nhật hi vọng nó sẽ tiêu diệt các đơn vị của hạm đội Hoa Kì
và do đó ngăn cản hạm đội Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục
Đông Ấn.
Kế tiếp, đó là cách người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế của họ và
tăng cường sức mạnh hải quân trước khi các tàu chiến mới của Hoa Kỳ được chế
tạo theo Đạo luật Vinson – Walsh sẽ xóa tan mọi cơ hội chiến thắng.
Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn giáng vào tinh thần của người Mỹ,
có thể gây nản lòng dân chúng Mỹ, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á
mà không bị can thiệp.

Như vậy, mục tiêu của Nhật ở Ha-oai là lực lượng quân sự, các mục tiêu
quân sự của Mỹ nhằm làm giảm sức mạnh quân sự của Mỹ, hoàn toàn không nhằm
vào các điểm dân sự và không có ý đồ chiếm đất. Yamamoto tác giả kế hoạch tấn
công Trân Châu Cảng vạch rõ rằng “mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng

15


địch chứ không phải là chiếm đất. Chiếm đóng quần đảo có nghĩa là mở thêm một
chiến trường mới, làm phân tán lực lượng vốn cần phải được tập trung vào chiến
trường chính ở Đông Nam Á” [4, tr21]. Thời điểm khai chiến được ấn định vào
sáng sớm ngày 8/12/1941 (giờ Tôkyô) tức ngày 7/12/1941 (giờ Ha-oai), vào một
ngày chủ nhật, khi mà mọi công việc đều được hoãn lại, dành thời gian cho ngày
nghỉ cuối tuần. Và khi đó, cuộc đàm phán Nhật – Mĩ tại Oa sinh tơn vẫn còn đang
tiếp diễn. Đồng thời, theo nguồn tin tình báo của Nhật tại Ha-Oai thì “ngày chủ nhật
nào đô đốc Kimmel cũng đem cả hạm đội vào quân cảng” [6, tr35]. Đó là điều kiện
thuận lợi cho Nhật tấn công, thực hiện mục tiêu đề ra của trận đánh.
Trận tập kích của Nhật vào Trân Châu Cảng (7/12/1941)
Để thực hiện kế hoạch “Bắc tiến”, Nhật đã chọn tấn công vào nước Mĩ, mục
tiêu là cảng Trân Châu trên quần đảo Ha-oai.
Trân Châu Cảng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Mĩ
Quần đảo Ha-oai của Mỹ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối
tiếp nhau theo hướng từ Tây-Tây Bắc sang Đông-Đông Nam, có tổng diện tích gần
17.000 km2 với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40). Lớn nhất là đảo Ha-oai (trên
10.000 km2) nằm ở cực Nam quần đảo, nhưng quan trọng nhất là đảo Oahu với diện
tích gần 1.500 km2, nằm cách Ha-oai khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc. Trên bờ
biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (có khoảng 200.000 dân) thủ phủ
của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây
chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa
Kì (từ 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi lại chia thành

nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo, lại có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là
“đảo Ford” như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên ký
tưởng để bảo vệ Hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở
cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu
ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng. Hạm đội còn có một căn cứ khác là cảng Lahaina
trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Ha-oai.
Nằm ở tọa độ 21o20’38” B, 157o58’30” T trên đảo Oahu, hòn đảo lớn thứ ba của
nhóm đảo phía Tây đảo Ha-oai, Trân Châu Cảng có vị trí chiến lược quan trọng đối

16


với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương. Với khoảng cách tương ứng với một tần
bay tối đa của các “pháo đài bay” B17 từ Oahu đến bờ biển phía Tây Hoa Kì, Trân
Châu Cảng có thể trở thành căn cứ triển khai các hoạt động không quân oanh tạc ở
Tây Thái Bình Dương. Vai trò, vị trí của Trân Châu Cảng đối với hải quân còn quan
trọng hơn. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng
vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo dưỡng sửa chữa các chiến hạm
của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, hạm đội Thái Bình Dương có thể
tung sức mạnh của họ khống chế vùng biển này
Nếu như với Hoa Kì, Trân Châu Cảng và Midway là hai bàn đạp quan trọng
nối tiếp nhau để vươn ảnh hưởng sang lục địa Châu Á thì đối với Nhật Bản, Trân
Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kì và toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.
Trân Châu Cảng là nơi tập trung đông lực lượng quân sự của Mỹ, “chủ lực
hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tập trung ở căn cứ Trân Châu Cảng nhằm gây
sức ép với Nhật trong quá trình đàm phán Nhật – Mỹ, nhưng đối với Nhật đó là một
cơ hội tốt để chỉ bằng một cuộc tấn công có thể đập nát chủ lực hạm đội Mỹ ở Thái
Bình Dương” [12, tr93]
Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kì thực sự là hạm đội mạnh nhất thế giới
lúc bấy giờ với khoảng 170 hạm tàu các loại mà lực lượng chủ yếu là 4 tàu sân bay,

11 thiết giáp hạm, và hàng chục tuần dương hạm. Toàn bộ lực lượng đồ sộ ấy được
đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Husbanb Kimmel - Tư lệnh hạm đội (từ
2/1941). Bảo vệ hạm đội và toàn bộ quần đảo, có một lực lượng lục quân gần
43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được
trang bị vũ khí rất hiện đại. Trên đảo Oahu có 5 sân bay, quan trọng nhất là sân bay
Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay Wheeler ở phía Bắc đảo.
Từ tháng 4 – 5/1941, Hoa Kì thực hiện các cuộc di chuyển lực lượng từ hạm
đội Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và các đảo khác. Đến ngày 7/12/1941,
tại Trân Châu Cảng chỉ còn hơn một nửa lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương,
nhưng nó vẫn là một lực lượng rất hùng hậu với 8 thiết giáp hạm, 8 tàu tuần dương,
30 tàu khu trục, 4 tàu ngầm, 49 tàu khác và 390 máy bay các loại (riêng máy bay

17


quân sự lục quân là 233 chiếc, trong đó có 150 chiến đấu cơ, 35 pháo đài bay hiện
đại B17)
Nhật chọn tấn công vào Trân Châu Cảng là vì mục tiêu này nằm ngoài dự định
và hoàn toàn bất ngờ với Mỹ. Cho đến ngày 6/12/1941 (giờ Oa-sinh-tơn) các hoạt
động chuẩn bị cho chiến tranh của Nhật đang dần hoàn tất thì Hoa Kì vẫn không
hay biết gì hoặc đã phát hiện ra hoạt động của quân Nhật nhưng không biết sẽ tấn
công vào đâu và càng không bao giờ nghĩ Nhật dám gây chiến tranh với Mỹ.
Oa-sinh-tơn cho rằng “Họ đi đánh người Anh, họ chưa chuẩn bị để đụng đầu
với chúng ta đâu” [4, tr11]
Tại Thượng Hải: “Trong các tô giới của Anh và Pháp, quân trú phòng … biết
rằng mình đang nằm giữa lòng quân Nhật như một ốc đảo, nếu chiến tranh xảy ra
thì chỉ có chết hoặc trở thành tù binh mà thôi” [4, tr13]
Tại Hồng Công: “Tin tức về hạm đội Nhật rời Hải Nam cho mọi người biết:
Tử thần sắp gõ cửa!” [4, tr13]
Như vậy, từ Oa-sinh-tơn đến Thượng Hải mọi người đều cầm chắc Nhật sẽ

tiến công nhưng thời điểm và mục tiêu bị tấn công vẫn còn là ẩn số. “Căn cứ vào
cách bố trí và sử dụng lục quân và hải quân của Nhật hiện tại, có thể thấy rằng sẽ
không có bất kỳ một hành động nào của Nhật nhằm đánh vào Trân Châu Cảng trong
tương lai gần nhất và nói chung cũng không có kế hoạch đó trong tương lai…
Chính phủ Mỹ cho rằng Nhật sẽ không dám đánh Mỹ chừng nào mà Mỹ không chủ
động tấn Nhật trước” [4, tr27]. Ngay cả Tổng thống Rudơven cũng cho rằng “Nhật
Bản sẽ không dám tấn công Mỹ, những hoạt động của quân Nhật chỉ nhằm nghi
binh để chuẩn bị cho cuộc tấn công Liên Xô” [12, tr92].
Với kế hoạch tấn công được chuẩn bị từ sớm, đảm bảo mọi điều kiện cho
thắng lợi, Nhật đã huy động một lực lượng khá mạnh. Lực lượng hai bên tham
chiến tại cảng Trân Châu ngày 7/12/1941 được ghi trong bảng 1

18


Bảng 1: So sánh tương quan lực lượng hai bên trong trận Trân Châu Cảng
Nguồn

Hoa Kỳ
8 thiết giáp hạm

Nhật Bản
Lực lượng
2 thiết giáp hạm

30 tàu khu trục

9 tàu khu trục

8 tàu tuần dương


2 tàu tuần dương hạng nặng

4 tàu ngầm

1 tàu tuần dương hạng nhẹ

49 tàu khác

6 tàu sân bay

390 máy bay

23 tàu ngầm hạm đội
5 tàu ngầm bỏ túi1
8 tàu dầu
414 máy bay
Chỉ huy

Đô đốc Husband Kimmel

Đô đốc Yamamoto Isoroku

Đô đốc Watter Short

Đô đốc Nagumo Chuichi

Vào 5 giờ sáng, ngày 7/12/1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật Bản đã được
tập kết ở một nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lý. Lúc 5 giờ 30 phút, hai máy bay
trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật Bản Chikumê và Tônê, bay lượn hai

vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này đã
điện về kì hạm của Phó đô đốc Nagumo những tin tức về các vị trí chính xác của
các tàu chiến Mỹ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Mọi thứ đã chuẩn bị hoàn tất, máy
bay đã sẵn sàng. Hạm trưởng ra lệnh bằng cách hất hàm cho sĩ quan trực. Ngọn cờ
đỏ với hình tam giác với một vòng tròn trắng ở giữa được kéo lên cột buồm, có
nghĩa: “Chuẩn bị cất cánh”. Đúng 6 giờ 20, lá cờ này buông rơi xuống: “Cất cánh”.
Chỉ trong khoảng khắc trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu theo
1 Tàu ngầm bỏ túi: là loại tầu ngầm chỉ có hai người trong tàu, lúc tấn công địch bản thân tàu có thể tự nổ
như một quả thủy lội khổng lồ.

19


trình tự định sẵn lao vút lên bầu trời theo đội hình chữ “V”. Đúng 7 giờ 15 phút, các
máy bay của đợt tấn công thứ hai do Trung tá Shigekazu Shimaakazi chỉ huy cất
cánh: 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao, 78 máy bay ném bom bổ nhào,
tổng cộng là 168 chiếc. Đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo một hướng khác cũng
đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mỹ nào còn “sống
sót” tìm cách chạy thoát ra ngoài biển cả.
Như vậy, trong buổi sáng 7/12 Nhật thực hiện hai đợt tấn công vào Trân
Châu Cảng.
Đúng 7 giờ 15 phút, chủ nhật, ngày 7/12/1941 (giờ Ha – oai), trái bom đầu tiên
rơi xuống Trân Châu Cảng. Đợt tiến công thứ nhất bắt đầu.
Lực lượng của Nhật đã hành động theo đúng dự kiến: 40 máy bay phóng ngư
lôi của Trung tá Shigehanl Murata hạ thấp xuống lượn về Trân Châu Cảng để giáng
đòn đầu tiên; 49 máy bay ném bom độ cao do chính Tư lệnh hành quân, Trung tá
Mitsuo Fuchida chỉ huy bắt đầu triển khai theo hướng đó để sẵn sàng nhập cuộc.
Đoàn máy bay ném bom bổ nhào tách làm hai toán và vọt lên cao chờ giáng đòn
tiếp theo trên các sân bay ở Trân Châu Cảng: 25 chiếc của Trung tá Akira Sakamoto
đến ngay sân bay Wheeler; 26 chiếc do Trung tá Kakuichi Takahashi chỉ huy thì

đến Trân Châu Cảng và sân bay Hickam gần đó. Ngoài ra còn có sự yểm trợ 43
chiến đấu cơ do Trung tá Shigeru Itaya chỉ huy.
Cuộc tấn của Nhật Bản đã bắt đầu, Mỹ hoàn toàn bị động, bất ngờ. Các hoạt
động cho ngày nghỉ cuối tuần trên quần đảo vẫn diễn ra bình thường.
Ngay khi trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng cũng là lúc “thủy binh
trên tất cả các hạm tàu ở Trân Châu Cảng mặc lễ phục trắng tập hợp chỉnh tề trên
boong tàu để làm lễ chào cờ vào lúc 8 giờ. Trừ những người đang ca trực, các sĩ
quan được miễn thủ tục này vẫn đang ăn sáng hoặc còn đang ngủ …” [4, tr30]
“Đa số các quân nhân khác đều còn đang ngủ trong phòng lính … Trong khu
gia binh, mọi người còn đang mặc áo ngủ hay áo tắm … Trong phòng ăn sĩ quan,
hai Trung úy George Whelch và Kenneth Taylor vội ngừng tranh luận về lợi ích của
bơi lội và giấc ngủ …” [19, tr124].

20


“Một số sĩ quan và thủy quân Mỹ ở lại trên các tàu chiến, cũng như các sĩ
quan và thủy quân Mỹ ở lại trên bờ cùng các sĩ quan binh lính, không quân, lục
quân Mỹ khác trên đảo Oahu, tất cả đều còn nằm trên giường ngủ, trong khi các
máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ
nào trên đảo Oahu bắn trả. Không một máy bay chiến đấu nào của Mỹ kịp cất
cánh” [1, tr280].
Bị tấn công quá bất ngờ, Mỹ không có bất kì sự chuẩn bị nào, hầu như không
diễn ra sự chống trả, “rải rác chỗ này chỗ kia đang chuẩn bị khai hỏa nhưng với số
lượng rất ít ỏi” và bị thiệt hại nặng nề.
“Tám phút sau khi quả ngư lôi đầu tiên đánh trúng, thiết giáp hạm Oklahoma
đã bị lật nhào. Hơn 400 sĩ quan và thủy thủ mắc kẹt bên trong chết chìm cùng với
tàu … Từ vòng thứ hai, các máy bay phóng ngư lôi Nhật đã tập trung vào chiếc
West Virginia nằm bên ngoài che chở cho chiếc Tennessee. Trong giây lát, thiết
giáp hạm West Virginia bốc cháy và chìm xuống biển khi vẫn giữ thăng bằng. Tiếp

theo đó, thêm một loạt bom và ngư lôi đánh trúng chiếc California khiến nó bốc
cháy dữ dội và chìm tại chỗ, chỉ còn nhô mấy cột buồm lên khỏi mặt nước. Chiếc
Arizona bị ngư lôi đánh hụt, nhưng các máy bay ném bom độ cao đã rót trúng nó 5
trái bom cùng một lúc. Một trong năm trái bom chui vào ống khói xuống bên dưới
nổ ngay ở hầm chứa đạn. Chiếc tàu phát nổ long trời lở đất với một cột khói và lửa
cao 300 m rồi gãy làm đôi trong 9 phút. Cả hai phần tàu chúi xuống biển rồi từ từ
chìm dần, làm 1.102 người chết theo tàu … Giống như chiếc Maryland đã bị
thương sau khi chiếc Oklahoma đậu bên ngoài nó bị đánh chìm, chiếc Tennessee
bắt đầu bị trúng bom và ngư lôi khi chiếc West Virginia không còn đứng bên để
che chở cho nó nữa” [4, tr33]. Từ trên không nhìn xuống, nhiều phi công Nhật lầm
tưởng chiếc Utah∗ là một tàu sân bay, khoảng nửa tá máy bay Nhật đã lao vào tấn
công liên tục chiếc tàu bia không có vũ khí tự vệ này. Bom và ngư lôi trút xuống
như mưa rào, lúc 8 giờ 12 phút, chiếc Utah bị lật úp. Trên mặt nước, hàng ngàn
người bơi khỏi các tàu đang cháy, định vào bờ đảo Ford nhưng mặt nước bị ngập
∗ Chiếc Utah vốn là một thiết giáp hạm đã 33 năm đi biển, nay được tháo bỏ mọi vũ khí để trở thành tàu
bia dành cho huấn luyện.

21


dầu dày hơn ba phân, bắt cháy như một biển lửa. Phần đông những người nhảy
xuống nước đều bị cháy.
Các binh lính, sĩ quan và người dân Mỹ trên Ha-oai chưa kịp hết ngạc nhiên vì
đợt tấn công lần thứ nhất đầy “bất ngờ” của Nhật, thì Nhật đã tiếp tục thực hiện đợt
tấn công lần thứ hai.
Đúng 8 giờ 55 phút, máy bay Nhật bắt đầu thả bom xuống Oahu. Lực lượng
của đợt tấn công thứ hai này bao gồm 168 máy bay do Trung tá Shizekaku
Shimazaki chỉ huy, với sự yểm trợ của 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom đọ
cao hướng tới các sân bay và 78 máy bay ném bom bổ nhào do Trung tá Takashige
Egusa chỉ huy, ập đến Trân Châu Cảng.

Trong đợt hai này, Mỹ cũng đã có sự chủ động hơn, chuẩn bị chống trả, song
không gây thiệt hại đáng kể cho Nhật. Từ các sân bay, người ta dùng bất cứ loại vũ
khí nào kiếm được để bắn lên trời, từ súng máy, súng trường cho đến cả súng lục,
thậm chí “cầm cả mỏ lết liệng về máy bay” ∗∗. Hỏa lực chủ yếu dựa vào hơn 80 khẩu
pháo phòng không cỡ 30 inch , 20 pháo phòng không 37mm và hơn 100 súng máy
cỡ lớn. Hỏa lực quả là đáng sợ nhưng vì thiếu tổ chức, phối hợp nên không gây thiệt
hại đáng kể cho Nhật.
Trong đợt 2 này, Mỹ tiếp tục bị thiệt hại nặng nề. Số phận các sân bay ở Ha –
oai không có gì sáng sủa hơn các thiết giáp hạm, “chỉ trong ít phút đầu, các căn cứ
không quân của lục quân là Wheeler. Hickam, Bellows cũng như các căn cứ không
quan của hải quân ở Kaneohe, đảo Ford và sân bay Ewa … đều bị tàn phá khủng
phiếp … Thêm ba tàu tuần dương hạng nhẹ Helena, Honolulu và Relei bị đánh
trọng thương, còn khu trục hạm Show bốc cháy …, thiết giáp hạm Pennsylvania bị
thương không nặng lắm, Neveda bị thương…” [4, tr37].
Đúng 9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh cho tất cả máy bay Nhật quy tụ về
mũi đất Kanea để quay về hạm đội, kết thúc cuộc tấn công.
Trân Châu Cảng đã mở đầu cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa Nhật
Mỹ và Đồng Minh, một cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc tại khu vực Châu Á –
∗∗ Trong khi mọi người đang phá cửa hầm đạn, Thượng sĩ Thomas Donahue vì quá sốt ruột đã dùng cả mỏ
lết liệng về phía máy bay.

22


Thái Bình Dương. Với chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, chiến tranh thế giới
thứ hai đã lan rộng ra toàn thế giới, lôi cuốn tất cả các nước vào vòng khói lửa.
Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, Mỹ bị tấn công bất ngờ và bị thiệt
hại nặng nề, Mỹ buộc phải tuyên chiến, tham gia chiến tranh. Trong khi đó, Nhật
chỉ phải chịu sự hi sinh khiêm tốn. (xem bảng 2)
Bảng 2: Thiệt hại hai bên tham chiến trong trận Trân Châu Cảng

Nguồn

Hoa Kì

Nhật Bản

Thiết giáp hạm: 5 bị đánh chìm

Tàu ngầm bỏ túi: 5 bị chìm, 1 mắc cạn

Tàu khu trục: 2 bị chìm, 1 hư hại

Máy bay: 29 bị tiêu diệt

Tàu tuần dương: 3 hư hại
Tàu khác: 1 bị chìm, 3 hư hại

Số người thiệt mạng: 55 phi công, 9
thủy thủ tàu ngầm
Số người bị bắt sống: 1 người

Máy bay: 188 bị tiêu diệt
Số người thiệt mạng: 2.345 quân nhân,
57 dân thường
Số người bị thương: 1.247 quân nhân,
35 dân thường
Trận Trân Châu Cảng đã mở đầu cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương ác
liệt tàn khốc giữa Nhật với Mỹ và các nước Đồng Minh ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, đồng thời đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng ra quy mô
toàn thế giới.

Trận Trân Châu Cảng là trận đánh có ý nghĩa chiến lược to lớn. Thắng lợi
quan trọng của Nhật Bản trong trận Trân Châu Cảng là loại khỏi vòng chiến đấu
hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trong một thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho
quân đội Nhật Bản đánh chiếm nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và làm chủ
vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh.

23


Trận Trân Châu Cảng cũng đánh dấu những ngày tháng suy tàn cuối cùng của
thiết giáp hạm và mở đầu thời đại của tàu sân bay.
Giới quân sự nước ngoài thường gọi trận Trân Châu Cảng là một bài học về
mất cảnh giác, không sẵn sàng chiến đấu và chủ quan khinh địch khiến Mỹ bị thiệt
hại gần một hạm đội lớn.
Phản ứng của Mỹ sau trận Trân Châu Cảng
Ngay khi Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng, dân chúng Ha-oai và binh lính,
sĩ quan Mỹ ở Ha-oai hoàn toàn bất ngờ, chưa tìm được cách chống trả máy bay
Nhật ngay, hoặc chống trả nhưng còn rời rạc, lẻ tẻ.
Tại Oa-sing-tơn, mọi công việc vẫn diễn ra bình thường, chưa ai biết tin gì về
cuộc tấn công. Đã quá trưa ngày 7/12, bức điện gửi từ Ha-oai mới đến Oa-sing-tơn.
Đúng 13 giờ 46 phút∗, Tổng thống Franklin. D. Rudơven mới biết thông tin này.
Sáng ngày 8/12/1941, Tổng thống Franklin. D. Rudơven đọc bài diễn văn
trước Quốc hội Mỹ, có đoạn như sau: “Hôm qua, ngày 7/12, một ngày của sự
nhục nhã. Hợp chúng quốc Hoa Kì đã bị các lực lượng hải quân và không quân
của đế quốc Nhật Bản tấn công bất ngờ và không tuyên chiến.…Tôi yêu cầu
lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kì tuyên chiến với Nhật kể từ ngày chủ nhật hôm
qua …” [4, tr45].
Như vậy, ngày 8/12/1941, Nhật Bản chính thức tuyên chiến với Mỹ, Anh.
Cùng ngày, Mỹ, Anh tuyên chiến với Nhật. Cuộc chiến tranh ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương – một bộ phận của Chiến tranh thế giới thứ hai – đã bùng nổ.

Một ngày sau đó đến Hà Lan, tiếp đó là các nước Pháp Tự do, các nước Ôt-xtrâylia và các nước Mỹ Latinh đã tuyên chiến với Nhật. Tất cả có 120 nước lần lượt
tuyên chiến.
2.1.2. Trên mặt trận Đông Nam Á (12/1941 – 5/1942)
Ngày 7/12, hầu như đồng thời với cuộc tập kích quân cảng Trân Châu của
Mỹ, quân Nhật còn tiến hành các hoạt động quân sự tại nhiều nơi khác:
10 giờ 45 phút (giờ Oa-sinh-tơn), quân Nhật chiếm khu quốc tế tại Thượng
Hải; 11 giờ 40 phút, quân Nhật ném bom các căn cứ của Anh tại Bắc Malaixia; 12
∗ Vào 13 giờ 46 phút (giờ Oasinhtơn), tức là cuộc chiến ở Trân Châu Cảng đã diễn ra được 51 phút.

24


giờ 5 phút, quân Nhật đổ bộ lên bờ biển Malaixia; một giờ sau, quân Nhật từ miền
Nam Thái Lan tấn công vào Malaixia.
Những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương cũng là
những ngày bất hạnh đối với hạm đội Anh. Ngày 8/12, hạm đội Anh gồm 12 tàu
bọc thép và 4 ngư lôi đã rời căn cứ ở Singapo để tấn công các tàu vận tải Nhật mà
theo nguồn tin tình báo nhận được đã bắt đầu đổ quân vào bờ biển Bắc Malaixia.
Tàu ngầm Nhật đã phát hiện được cuộc hành quân của hạm đội Anh, và ngày 10/12,
máy bay Nhật đã đánh chìm 2 tàu bọc thép của hạm đội Anh.
Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh, thế quân Nhật như nước trên
cao đổ xuống không gì cản nổi. Sau thắng lợi tại Ha-oai, phát xít Nhật tiếp tục mở
rộng bành trướng ra cả Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Tại Đông Nam Á, Nhật liên tiếp đánh chiếm các nước một cách dễ dàng. Từ
ngày 8/12/1941, Nhật đưa quân vào lãnh thổ Thái Lan, quân đội Thái Lan hầu như
không kháng cự. Ngày 11/12/1941, Thái Lan kí với Nhật một Hiệp ước tương trợ về
quân sự và trở thành chư hầu của Nhật. Ngày 21/12/1941, chính phủ Thái Lan tuyên
chiến với Mỹ, Anh. Đầu tháng 1/1942, Nhật tấn công Mã Lai, quân Anh kháng cự
nhưng thất bại, phải bỏ đất liền kéo nhau về đảo Singapo. Đầu tháng 2/1942, Nhật
chiếm được Singapo – “đảo pháo đài” kiên cố của đế quốc Anh ở Đông Nam Á sau

70 ngày đêm chiến đấu ác liệt. Tháng 3/1942, Nhật chiếm Inđônêxia, quân đội Hà
Lan hạ vũ khí đầu hàng. Tháng 5/1942, Nhật chiếm Philippin, quân Mỹ phải rút về
Úc. Cũng trong tháng 5/1942, Nhật chiếm được Miến Điện, ngày 16/5/1942, những
người lính Anh cuối cùng thuộc đội hậu vệ của quân đoàn Miến Điện vượt biên giới
tiến vào Bắc Ấn Độ “Thế là nước Anh mất Miến Điện sau gần 5 tháng giao tranh.
Cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề”. Trên chính các thuộc địa của mình, các nước
phương Tây cũng nhanh chóng bị đánh bật, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt bị
Nhật chiếm đóng.
2.1.3. Trên mặt trận Thái Bình Dương (12/1941 – 5/1942)
Trên vùng biển Thái Bình Dương, Nhật cũng nhanh chóng mở rộng được ảnh
hưởng. Ngay sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Nhật lần lượt chiếm các đảo
Guam (10/12/1941), đảo Wake (22/12/1941) của Mỹ, rồi đổ bộ lên đảo New Britain

25


×