MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
Phần nội dung
1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
2
2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
8
3. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Phần kết luận
12
19
Danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Minh-Cao học Hồ Chí Minh học
Page 1
PH ẦN M Ở ĐẦU
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc
Việt Nam, cha ông ta đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú,
bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý như truyền thống yêu nước,
truyền thống đoàn kết cố kết cộng đồng, truyền thống nhân văn, nhân ái, vị tha,
… trong đó truyền thống yêu nước đã trở thành niềm tự hào dân tộc, được xem
như “linh đơn văn hóa Việt Nam” (Cố Giáo sư Trần Văn Giàu). Mỗi người Việt
Nam từ người dân bình thường cho đến vị lãnh tụ, đều mang trong mình dòng
máu Lạc Hồng, nóng ấm trong huyết quản một tình cảm thiêng liêng với Tổ
quốc.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được sinh ra trên quê hương giàu truyền
thống văn hóa, tiêu biểu cho truyền thống mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc,
nhất là truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, và là nơi sản
sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt như Mai Thúc Loan, Vương Thúc Mậu, Phan
Bội Châu,…Khi đất nước bị giày xéo dưới gọt giày của thực dân Pháp, Người
thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước nồng nàn đã ra đi tìm đường
cứu nước. Và chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã đưa Người
đến với Lênin, đến với Quốc tế Ba, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc Việt Nam.
Trên thế giới, cùng với sự hình thành quốc gia dân tộc, thì tình cảm, tư
tưởng yêu nước của con người cũng đồng thời xuất hiện và phát triển. Sự phát
triển của tình cảm, tư tưởng yêu nước đạt đến một trình độ thì được định hình
thành hệ thống ý tưởng của cộng đồng dân tộc, là giá trị cao quý của mỗi dân tộc
và chuẩn mực hướng dẫn tư tưởng và hành động của các thành viên dân tộc đối
với lợi ích và chủ quyền quốc gia.Vậy thì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam bắt
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 2
nguồn từ đâu? Nó có những nội dung gì? Và nó đã tác động đến quá trình ra đi
tìm cứu nước của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh như thế nào?
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 3
PH ẦN N ỘI DUNG
Do những điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia, dân tộc mà tinh thần
dân tộc, chủ nghĩa yêu nước ở mỗi quốc gia có những nét riêng trong tính phổ
biến mà mỗi dân tộc đều có. Có ý kiến cho rằng: bất kỳ dân tộc nào, quốc gia
nào cũng đều yêu quê hương, đất nước mình chứ đâu riêng gì người Việt Nam
chúng ta, vậy thì có hay không chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Vấn đề đặt ra là
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam khác chủ nghĩa yêu nước của các nước khác ở
chỗ nào? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta cần xem xét cơ sở hình
thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm hình thành chủ nghĩa yêu
nước. Đó là giá trị cao quý nhất, thiêng liêng nhất, là cơ sở cho ý chí và hành
động cứu nước và xây dựng đất nước. Đó là động lực to lớn nhân lên gấp bội
sức mạnh dân tộc để chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh, làm nên
biết bao chiến công lẫy lừng; đồng thời, qua đó chủ nghĩa yêu nước cũng được
phát triển thêm sâu đậm. Cố Giáo sư Trần Văn Giàu khi bàn về Giá trị truyền
thống Việt Nam, đã nhận xét: Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn
bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Yêu nước thành một triết lý xã hội và
nhân sinh của người Việt Nam và nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa của nó
là “đường” là hướng đi, thì chủ nghĩa yêu nước đích thực là đạo Việt Nam.
1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Trước hết, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc qua lịch sử hàng
năm dựng nước và giữ nước. Dải đất Việt Nam là nơi cư trú từ rất sớm của
nhiều tộc người từ thời đồ đá, từ miền núi tới đồng bằng, từ Bắc đến Nam.
Có lẽ hiếm có một dân tộc nào trên thế giới lại có chung một ngày giỗ tổ
như Việt Nam:
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 4
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Sự tích Hồng Bàng giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là sự “kết
duyên”, hoà hợp của hai giống Tiên - Rồng. Tiên là Âu Cơ, thuộc Lục quốc ở
trên cạn và Rồng là Lạc Long Quân thuộc Thuỷ quốc ở miền duyên hải, hải đảo.
Những huyền thoại này được kiểm chứng bằng các di tích, di vật khảo cổ học
phong phú, đa dạng và liên tục, xác nhận một thực tế hiển nhiên là cùng với quá
trình hình thành đất nước, con người Việt Nam, tổ tiên ta đã đồng thời khai
chiếm cả núi rừng, đồng bằng và biển cả, triệt để khai thác và thích nghi với
điều kiện tự nhiên, tạo nên thế mạnh căn bản của cộng đồng ngay từ thuở khai
sinh. Từ đó, nghề trồng lúa nước, thủ công, đánh bắt thủy sản,… được hình
thành và phát triển, ruộng đồng được mở rộng, bản làng, chợ búa được xây
dựng, dần tạo nên giang sơn Việt Nam tươi đẹp, trù phú. Cũng trong quá trình
con người sinh cơ lập nghiệp thì thiên tai, lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra, đòi
hỏi cư dân phải chung lòng hợp sức thì mới có thể chống chọi được với thiên
nhiên. Hiện thân của sức mạnh đoàn kết toàn dân đó là hệ thống đê điều chạy
dọc theo các con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Chính công
cuộc dựng xây đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong buổi đầu dựng nước
đã thắt chặt mối quan hệ của từng con người trong từng thôn bản, khu vực,
đất nước. Đó cũng là điều kiện quan trọng, bảo đảm, duy trì và phát triển đời
sống cộng đồng. Lòng yêu đồng bào cũng được nẩy nở và phát triển từ đó.
Thứ hai, lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đôi với
giữ nước. Nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt Nam, từ cuộc kháng chiến chống Tần
(thế kỷ III TCN) đến cuộc kháng chống Mỹ cứu nước (1975), trong khoảng hai
thiên niên kỷ, dân tộc Việt Nam chí ít cũng đã tiến hành trên 10 cuộc chiến tranh
lớn giữ nuớc. Điều đặc biệt là trong những cuộc chiến tranh xâm lược đó, chỉ có
vài cuộc chiến tranh tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch không chênh
lệch bao nhiêu, còn lại thì những cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta diễn ra
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 5
trong điều kiện không cân sức, lực lượng ta so với địch như “châu chấu đá xe”.
Do vậy, sức mạnh để đưa tới thắng lợi của dân tộc ta đã giành được, đó là khối
đoàn kết cộng đồng, là quật khởi của dân tộc được nhân lên gấp bội cả về vật
chất và tinh thần, về trí sáng tạo và tài thao lược. Từ cuộc kháng chiến chống
Mông - Nguyên, Trần Hưng Đạo đã đúc kết và làm sáng tỏ điều đó: “Vua tôi
đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặt ắt phải bị bắt”.1
Quả thật! Trong lịch sử thế giới, ít có dân tộc nào lại phải chống giặc
ngoại xâm triền miên như dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử
dựng nước đi đôi với giữ nước. Chính cái chuỗi dài khởi nghĩa và chiến tranh đó
đã góp phần nhào nặn, nung nấu tâm hồn Việt Nam, trước hết là tinh thần yêu
nước hết sức bền bỉ, kiên trì, nếu thiếu thì đất nước ta từ lâu đã bị xóa khỏi bản
đồ thế giới, và dân tộc ta đã từ lâu bị hóa thành người khác đi rồi. (cố Giáo sư
Trần Văn Giàu).
Cơ sở thứ ba, xét về sự tiến triển của các hình thái kinh tế - xã hội
trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử phát triển của các dân tộc trên thế giới đều
phát triển theo quy luật vận động tiến triển của các hình thái kinh tế - xã hội
từ thấp đến cao. Trong chiều hướng chung đó, cũng có các dân tộc không trải
qua lần lượt các hình thái kinh tế - xã hội, mà có thể bỏ qua một hoặc vài hình
thái kinh tế - xã hội. Do những điều kiện lịch sử cụ thể, ở Việt Nam, chế độ
công xã nguyên thủy tan rã dẫn đến sự ra đời của nhà nước sơ khai Văn LangÂu Lạc, tiếp đó là sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Cho đến thế kỷ thứ
X, do thắng lợi của công cuộc đấu tranh bền bỉ chống ngoại xâm, nhà nước
phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam được xây dựng và phát triển. Do đó,
trong quá trình chuyển biến hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam, sau khi chế
độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ không được thiết lập,
cho dù quan hệ nô lệ đã nảy sinh và phát triển với hình thức nô lệ gia trưởng.
Như vậy, trong lịch sử Việt Nam chưa trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, do đó
con người đã không bị đối xử như một thứ hàng hóa, không bị đem ra trao
1
Theo Giáo trình Lịch sử Việt Nam, CTQG, H, 2001, tr.214.
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 6
đổi, mua bán. Mặt khác, ngay cả chế độ phong kiến Việt Nam cũng không
quá khắt khe như một số nước khác. Với chế độ thi tuyển mộ nhân tài, ngay
cả con em xuất thân từ nông dân lao động, nếu thi đỗ đạt cũng đều được triều
đình sử dụng, tham gia quản lý đất nước. Đặc điểm lịch sử đó tạo điều kiện để
con người gắn kết chặt chẽ với nhau trong cộng đồng dân tộc và sự bền chặt
của nghĩa đồng bào như Nguyễn Trãi đã viết:
Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền
Cành bắc cành nam một cội nên
Bên cạnh đó, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
cũng góp phần tạo nên bản sắc của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt
Nam. Trong quá trình lao động, đấu tranh, các cộng đồng cư trú trên dải đất
Việt Nam đã sáng tạo nên những trung tâm văn hóa-văn minh lớn chi phối sự
phát triển của lịch sử và hợp lại thành nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong
đa dạng. Đó là, nền văn hóa Đông Sơn với sự hình thành của Nhà nước Văn
Lang-Âu Lạc; văn hóa Sa Huỳnh đưa tới sự ra đời của Vương quốc Chăm Pa
cổ ở miền Trung và văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ với sự ra đời của Vương quốc
Phù Nam. Trong đó, văn hóa Đông Sơn giữ vị trí quan trọng nhất, vì những
nhân tố kinh tế - xã hội đã phát triển đến độ chín muồi nhất.
Không những vậy, nền văn hóa Việt Nam còn được chung đúc của 54
bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam. Sự gắn bó giữa
các tộc người đã trở thành nhu cầu sống còn trong công cuộc hình thành, giữ
gìn và phát triển các cộng đồng tộc người. Câu chuyện Kinh và Ba na là anh
em là minh chứng cho tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của các cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Điều đó mang lại cho mỗi tộc người những yếu tố mới, bổ
sung cho văn hóa vốn có của mình và càng gia tăng sự hòa hợp văn hóa cộng
đồng Việt Nam, nhưng không xóa mờ sắc thái riêng của văn hóa tộc người.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết về văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi
tộc người, thông qua trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 7
…và càng thấy nổi bật hơn ý chí và hành động chung của các tộc người trong
đại gia đình Việt Nam vì độc lập, tự do của toàn thể quốc gia dân tộc.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở vị trí ngã ba đường của ba châu
lục, ba đại dương; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phía Tây
và Tây Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc
Cămpuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển Thái Bình Dương với 3260km
đường bờ biển. Việt Nam là một nước đất không rộng lắm, khoảng hơn 330
000km2 đất liền và một phần biển rộng gấp nhiều lần phần đất liền (khoảng 1
triệu km2 ), với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 02 quần đảo lớn nhất là
quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Do có vị thế tự nhiên đặc biệt như
vậy nên Việt Nam sớm trở thành một chiếc cầu nối giữa châu Á và Thái Bình
Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của
các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, nơi tiếp xúc và
giao thoa của nhiều nền văn hoá, văn minh lớn trên thế giới. Ngay từ thời cổ
đại, trung đại là văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, sang thời cận đại,
hiện đại thì phạm vi tiếp xúc văn hóa càng được mở rộng hơn. Trong quá
trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác, người Việt Nam đã tiếp thu
những tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là
“hằng số” của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam mang tính mở, do đó
chúng ta tiếp thu tất cả các nền văn hóa, văn minh tốt đẹp của nhân loại. Nhưng
tất cả những chủ thể văn hóa ấy khi du nhập vào Việt Nam đều được bản địa
hóa, chúng ta chỉ học những cái cần cho chúng ta, phù hợp với điều kiện sống,
hoàn cảnh sống của dân tộc.
Mặt khác, do truyền thống của chủ nghĩa yêu nước, dân tộc Việt Nam chỉ
tiếp thu những cái lợi cho bản sắc của mình. Chính nhờ sự lên khuôn, tích hợp,
và định hướng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã sản sinh ra các giá trị tiếp
nhận có chọn lọc trong giao thoa, tiếp biến văn hóa ở Việt Nam. Nhờ sự định
hướng của giá trị văn hóa này, khiến cho Việt Nam vẫn phát triển được bản sắc
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 8
dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau trên thế
giới. Nhờ vậy, văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và không mất
đi tính bản sắc của giá trị truyền thống.
Cơ sở thứ năm, góp phần hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam,
đó chính là sự hình thành một quốc gia thống nhất sớm ở Việt Nam. Nhà nước
Văn Lang-Âu Lạc hình thành trên cơ sở của sự phân hóa giai cấp diễn ra khi văn
hóa Đông Sơn phát triển cao. Cũng vào thời kỳ đó, nền nông nghiệp lúa nước
ngày càng tăng trưởng, diện tích đất canh tác ngày càng được mở rộng về phía
đồng bằng, ven sông, ven suối. Từ đó, việc xây dựng các công trình thủy lợi
chống hạn hán, lũ lụt được tiến hành. Không những vậy, kể từ khi lập quốc,
cộng đồng cư dân người Việt phải đương đầu với nạn ngoại xâm. Cả hai hoạt
động này đều phải cần đến sức mạnh của muôn người như một, và vì vậy cần có
sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước từ Trung ương; nên quá trình hình thành,
phát triển và thống nhất quốc gia ở Việt Nam diễn ra rất sớm. Sau khi thoát khỏi
ách đô hộ của phương Bắc, nền độc lập dân tộc càng được khôi phục và củng cố,
sự thống nhất quốc gia dân tộc càng thêm bền vững.
Đó là những cơ sở chủ yếu hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự phát triển đến đỉnh cao
tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, là sự kết hợp chặt chẽ giữa tình
cảm yêu nước nhiệt thành và một hệ thống các tư tưởng về tình yêu, lòng
trung thành đối với Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, mang lại cuộc sống hòa bình, tự do,
ấm no, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trải qua những chặng đường phát
triển và ghi đậm dấu ấn của các giai đoạn lịch sử. Trong chế độ phong kiến,
chủ nghĩa yêu nước không tách rời ý thức trung quân ái quốc - trung với vua
là yêu nước. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 9
phát triển theo hướng kết hợp đấu tranh giành độc lập dân tộc với tinh thần
dân chủ và duy tân đất nước. Song, bước phát triển này chưa tạo ra động lực
mới để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc tới thành công. Cho đến năm 1920,
khi Nguyễn Ái Quốc đang tìm con đường cứu nước cứu dân, tiếp nhận chủ
nghĩa Mác-Lênin, cũng là lúc Người đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát
triển lên một tầm cao mới: chủ nghĩa yêu nước truyền thống được kết hợp
chặt chẽ với chủ nghĩa Mác-Lênin, giải phóng dân tộc được tiến hành theo
quỹ đạo cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà
giá trị thật sự là ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Trước hết đó là tình yêu với nơi mà mình được sinh ra với cây đa,
giếng nước, sân đình,…. Chính tình yêu đó đã gắn kết những con người trong
cộng đồng làng xã thành một khối, hình thành nên mối cố kết cộng đồng vững
chắc trong chống thiên tai, địch họa. Và từ đó tình làng, nghĩa nước cũng
được hình thành và phát triển.
Ở Việt Nam, yêu nước gắn liền với thương dân, thương yêu đồng bào,
đồng chí của mình, dân là dân nước, nước là nước dân, thời loạn thì giành độc
lập, bảo vệ độc lập thì cậy vào sức dân, thời bình thì kế giữ nước hay nhất là
nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không một tiếng oán hờn.
Đó là sợi dây bền chặt gắn kết các thành viên trong cộng đồng dân tộc lại với
nhau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn
Hơn thế nữa, lòng yêu thương đồng bào còn được nâng lên thành tinh
thần đoàn kết các giới đồng bào, đoàn kết toàn dân. Sức mạnh đoàn kết đó
được ví như: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 10
cao”, chiến đấu kiên trì, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy nhân nghĩa
thắng hung tàn.
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước còn thể hiện khát vọng tự do, tự hào, tự
tôn dân tộc. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã
chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc ta, mà cội nguồn
của sức mạnh đó chính là nền văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc, nhân
dân Việt Nam đã từng tiến hành đấu tranh chống các mưu đồ và thủ đoạn
đồng hóa văn hóa và du nhập văn hóa nô dịch do kẻ xâm lược gây ra, bảo vệ
nền văn hóa dân tộc. Niềm tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến cũng góp
phần cổ vũ, khích lệ các thế hệ người Việt Nam đứng lên chống giặc ngoại
xâm.
Độc lập dân tộc là mục tiêu và nghĩa vụ của mọi thế hệ người Việt
Nam. Từ ngàn xưa, ý thức độc lập dân tộc đã biến thành nghĩa vụ cao cả nhất,
thiêng liêng nhất của mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội. Do đó, bất cứ khi
nào, lúc nào đất nước có họa ngoại xâm, có người đứng ra tổ chức, lãnh đạo
thì nhân dân sẵn sàng hưởng ứng. Đúng như nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng
(2/1951): “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 2. Đuổi giặc
xong rồi, gắng sức xây dựng đất nước giàu mạnh, tạo nên nền móng vững
chắc cho độc lập dân tộc được củng cố và bảo vệ vững bền, cũng là trách
nhiệm của nhân dân đối với đất nước.
Độc lập dân tộc được đặt trong khối thống nhất bền vững và đoàn kết
chặt chẽ của các tộc người, các miền của Tổ quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khái quát “dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một”.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, CTQG, H, 2000, tr.171
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 11
Quan trọng hơn hết, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam gắn liền với ý thức
sâu sắc về chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền đó.
Quan niệm này được xác lập và phát triển trong tiến trình đấu tranh chống
ngoại xâm và xây dựng nước nhà độc lập của dân tộc. Hạt nhân cốt lõi của
quan niệm đó là nước Việt Nam là của người Việt Nam:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
(Nguyễn Trãi)
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, nổi bật
lên cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước
và ý thức trách nhiệm đối với chủ quyền quốc gia, nên ngay từ thời kỳ đầu
dựng nước đến nay, chúng ta luôn có những hành động kiên quyết và khôn
khéo để phòng thủ biên cương của Tổ quốc, ngăn chặn các thế lực ngoại bang
xâm lấn lãnh thổ. Có thể coi cách xử trí của vua Lê Thánh Tông trong việc
bảo vệ biên giới ở vùng An Bang là hành động tiêu biểu khi phát hiện triều
đình nhà Minh mưu toan lấn chiếm biên giới: “Một thước núi, một tấc sông
của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được?” 3
Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn là niềm tự hào về lịch
sử vẻ vang và nền văn hóa Việt Nam. Từ ngàn xưa, người Việt Nam đã rất tự
hào về nguồn gốc tổ tiên của mình đã tạo lập nên giang sơn đất nước và
truyền lại cho con cháu muôn đời sau. Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã
để lại biết bao tấm gương anh liệt của cộng đồng các dân tộc và những anh
hùng hào kiệt đã tạo lập nên những công tích trong lao động sản xuất, phát
triển văn hóa và quản lý đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được linh thiêng hóa, tâm linh hóa,
thành một thứ tín ngưỡng. Ở đây, lòng yêu nước không còn chỉ là một thứ tình
cảm, tư tưởng thuần túy, mà trong chừng mực nào đó đã trở thành một phạm trù
3
Theo Giáo trình lịch sử Việt Nam, CTQG, H, 2001, tr. 232
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 12
thiêng liêng, vượt lên trên thế giới thường nhật, trần tục, thành thứ để người ta
thờ. Đã có một thời, trong các gia đình Việt Nam có bàn thờ Tổ quốc, với lá cờ
đỏ sao vàng và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh phía trên bàn thờ tổ tiên. (Đỗ Đức
Thịnh).
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành cái trục chính của hệ ý
thức Việt Nam, nó sản sinh và tích hợp các giá trị tiêu biểu của văn hóa Việt
Nam. Nói cách khác, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành cốt cách của văn hóa tinh
thần Việt Nam. Nói như Giáo sư Phan Huy Lê: Chủ nghĩa yêu nước là một hệ
thống nhận thức, tư tưởng, tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc biểu thị trong
tình yêu quê hương, xứ sở, tiếng nói, văn hóa; trong sự gắn bó vì những lợi ích
chung của cộng đồng quốc gia - dân tộc, trong ý thức trách nhiệm xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vừa có yếu tố cảm tính vừa có yếu tố lý
tính, là sự kết hợp của trái tim và khối óc, trong đó trái tim là cơ sở thì chủ
nghĩa lại nghiêng về lý trí, lý tính. Chủ nghĩa nhìn chung là hệ thống những
quan điểm, quan niệm, tư tưởng, thậm chí là những chủ trương, chính sách về
một lĩnh vực nào đó. Qua đây ta thấy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vừa là
cái thuộc về triết học, vừa là cái thuộc về chính trị, vừa là cái thuộc về đạo
đức. Chủ nghĩa yêu nước là lấy cái “đạo lý” yêu nước làm cái cốt yếu, chính
yếu đối với mọi người dân Việt Nam, nó thể hiện ở tinh thần và hành động
sẵn sàng hy sinh, xả thân vì nước, vì dân, vì giống nòi, để bảo vệ đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là sức mạnh tư tưởng Việt Nam
-một nguồn sức mạnh to lớn được kết tinh hun đúc qua trường kỳ lịch sử. Đó
chính là tiền đề tư tưởng - văn hóa, nguồn gốc trực tiếp để Nguyễn Ái Quốc
ra đi tìm đường cứu nước.
3. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 13
Nghệ An - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vùng đất địa
linh nhân kiệt. Trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm, vùng đất giàu
truyền thống này đã sản sinh nhiều người con ưu tú cho dân tộc. Trong thời
kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, có Mai Thúc Loan, đã lãnh đạo nhân dân
đứng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ nhà Đường tham lam, độc
ác. Đến thế kỷ XV, đất nước lại rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, Nghệ An đã
trở thành căn cứ địa chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn để phát triển lực
lượng, đi đến giải phóng đất nước. Vùng đất này còn được Quang Trung
-Nguyễn Huệ chọn làm nơi dừng chân, tuyển chọn hàng vạn trai tráng tham
gia vào chiến dịch lịch sử của dân tộc, và chọn nơi đây làm kinh đô mới với
tên gọi Phượng Hoàng trung đô. Nghệ An còn là quê hương của cụ Phan Bội
Châu - nhà cách mạng khởi đầu phong trào Đông Du, thu hút sự tham gia của
nhiều thanh niên yêu nước trong vùng. Khi còn ở Nghệ An, cụ Phan nhiều lần
đến đàm đạo với cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Nguyễn Tất Thành về
nỗi day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Trong những lần
ghé thăm như vậy, cụ Phan đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Tất
Thành khi trong lúc say rượu thường ngâm hai câu thơ:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
Nghĩa là
Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách
Lập thân hèn hạ nhất (ấy) là văn chương” 4
Vốn là người thông minh, lại được gia đình chăm sóc chu đáo, Người
đã sớm tiếp thu và rèn luyện cho mình đức tính cần cù, chịu thương chịu khó,
đức hy sinh và lòng nhân ái, căm ghét mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, có ý
thức tự học tập, tìm tòi cái mới và đặc biệt có chí lớn là muốn cứu nước, cứu
4
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, LLCT, H, 2006, tr. 26
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 14
dân. Ngay từ khi học chữ Hán tại nhà Thầy Vương Thúc Quý, được thầy sai
tiếp nước cho những vị khách đặc biệt là các sĩ phu yêu nước trong vùng,
người thiếu niên Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự dăy
dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan.
Truyền thống của quê hương đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của Người. Đặc biệt là các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân
Nghệ An chống ách thống trị của thực dân Pháp. Trong Báo cáo gửi Ban chấp
hành Quốc tế cộng sản nhan đề Nghệ Tĩnh đỏ, Người viết: “Nhân dân Nghệ
-Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm lược cũng như trong các
phong trào cách mạng quốc gia (1905-1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng”. 5
Chẳng những được tắm mình trong truyền thống kiên cường bất khuất
của quê hương, mà Nguyễn Tất Thành còn được nuôi dưỡng trong gia đình
nhà nho yêu nước, nếp sống thanh bạch, giản dị, từng chịu nhiều vất vả, gian
truân. Gia đình bên nội, bên ngoại của Người đều là những gia đình giàu
truyền thống yêu nước thương người. Ông ngoại là cụ Hoàng Đường là một
nhà nho yêu nước, bạn của nhà yêu nước Vương Thúc Mậu. Cha của Người là
một người có nhân cách cao quý, giàu lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Chị
gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người
sớm tham gia hoạt động yêu nước.
Dần lớn lên, càng đi vào cuộc sống của nhân dân, Người càng thấm thía
thân phận cùng khổ của những người dân mất nước. Năm 14 tuổi, Nguyễn Tất
Thành đã được theo cha đi nhiều nơi ở Nghệ-Tĩnh. Những chuyến đi đó đã
giúp Người mở rộng tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Người nhận thấy “không
riêng gì đất Nam Đàn, mà đâu đâu trên đất Nghệ An, người dân cũng lam lũ
trong kiếp ngựa trâu tôi tớ, ở đâu cũng âm ỉ những đốm lửa muốn đốt cháy
quân thù”.6 Đứng trước cảnh thống khổ của nhân dân, người thiếu niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng
5
6
Hồ Chí Minh toàn tập,tập 3, CTQG, H, 2000, tr. 70
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, LLCT, H, 2006, tr. 29
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 15
đồng bào, nhưng Người không khỏi băn khoăn khi thấy nhiều cuộc nổi dậy
của nhân dân ta đi đến thất bại. Câu hỏi làm thế nào để cứu nước sớm được
đặt ra trong trí óc người thiếu niên yêu nước ấy.
Được sinh ra và lớn lên trong một môi trường quê hương và gia đình
giàu truyền thống yêu nước thương nòi, nên Người sớm có lòng yêu nước,
thương dân sâu sắc. Trong quá trình khôn lớn, trưởng thành, Chủ tịch Hồ Chí
Minh lại được đi nhiều nơi, trực tiếp chứng kiến những hành động tàn ác, bất
công của chính quyền thực dân, chứng kiến cảnh đau thương cùng cực của
biết bao nhiêu số phận con người; cùng với đó là những cuộc đấu tranh yêu
nước, phản kháng chế độ thực dân của người dân. Đặc biệt, người đã được
tắm mình trong không khí sôi nổi của phong trào Đông Du, Duy Tân, của
phong trào chống thuế ở Trung Bộ. Thực tiễn của quê hương đất nước càng
nung nấu, làm sâu sắc thêm tình cảm yêu nước, thương dân, ghét quân xâm
lược ở Người. Bản thân người càng có ý thức về trách nhiệm với vận mệnh
của đất nước, ý thức ấy ngày càng thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước. Nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra sự bế tắc của các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hương tư sản. Người
rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh,… nhưng Người không tán thành con đường đi của các vị ấy.
Một người dựa vào Nhật để đuổi Pháp thì chẳng khác nào, đuổi hổ cửa trước,
rước beo cửa sau; còn một người mong dựa vào Pháp để thực hiện canh tân
đất nước, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Vậy thì phải đi theo con
đường nào? Người đã từ chối con đường Đông Du mà một mình đi sang
phương Tây.
Vào một ngày hè tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang của người
mang theo chỉ có hai bàn tay trắng và những tri thức của tinh hoa văn hóa
Việt Nam cùng trái tim yêu nước trái bỏng và thương dân sâu sắc. Người đã
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 16
bôn ba khắp bốn biển năm châu, vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập,
quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các nước, sau khi xem
xét họ làm như thế nào, Người sẽ trở về giúp đồng bào ta.
Trong cuộc hành trình vạn dặm ấy, Người đã tìm ra cội nguồn những
đau khổ của nhân loại là ở sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản, đế quốc.
“Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người, giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật
mà thôi, tình hữu ái vô sản”. 7
Lần đầu tiên, Người được đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin, đăng trên báo Nhân đạo (Pháp), càng đọc Người
càng thấm thía, càng nhìn sáng rõ hơn con đường cứu dân, cứu nước là đây.
Người đã kể lại cái giây phút hạnh phúc tột cùng ấy. “Tôi vui mừng đến phát
khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước
quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!
Từ đó tôi hoàn toàn tin Lênin, tin theo Quốc tế Ba” 8.
Đây là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu, suy nghĩ về vận mệnh đất
nước, rút kinh nghiệm, khảo sát trong nhiều năm tháng về con đường giải
phóng dân tộc, học tập lý luận, tham gia đấu tranh chính trị, vào Đảng Xã hội
Pháp, sát cánh cùng giai cấp công nhân và trí thức cách mạng Pháp, cùng
những đồng bào yêu nước của mình trên đất Pháp, là những tiền đề chuẩn bị
cho Người gặp gỡ và tin theo Lênin. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã
hội Pháp họp ở Tua (Tuors), Nguyễn Ái Quốc là một trong số trên 3000 đại
biểu đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Ba và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường
cứu nước của Người, từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với chủ nghĩa cộng
7
8
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, CTQG, H, 2000, tr.266
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, sđd, tr.127
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 17
sản và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Như vậy, từ một
người yêu nước ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn nhất. Sau
gần 10 năm đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để tự nuôi bản thân, học tập và hoạt
động chính trị - xã hội. Đến đầu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên, mở đường giải quyết đúng đắn về đường
lối giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Sự kiện tháng 12/1920, đã mở ra cái mốc quan trọng giải quyết cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc ta, nhưng nó mới chỉ ra ở bản
thân Nguyễn Ái Quốc, còn đối với dân tộc ta vẫn đang trong tình trạng khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho Người lúc này
là phải nhanh chóng truyền bá tư tưởng cứu nước đúng đắn vào trong nước,
nhằm giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước. Do đó, từ năm 1921 trở đi,
Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị
những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng
sản ở Việt Nam. Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (7/1921), xuất
bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để tiến hành tuyên truyền đường lối giải
phóng dân tộc, tham gia các buổi diễn thuyết, viết và đăng nhiều bài trên các báo
Nhân đạo, Đời sống công nhân, xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925). Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Matx cơ va (Moskva).
Trong thời gian trên quê hương của Lênin, Người nghiên cứu các vấn đề về dân
tộc và thuộc địa trong Quốc tế cộng sản và tham gia nhiều hội nghị quốc tế quan
trọng như Hội nghị quốc tế nông dân, Đại biểu quốc tế công hội đỏ, tham dự Đại
hội V Quốc tế cộng sản và đọc tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Thời
kỳ hoạt động ở Liên Xô tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển thêm tư tưởng chính trị
của Người về giải phóng dân tộc.
Những quan điểm chính trị về đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
trong những năm 20 (thế kỷ XX) tập trung vào một số vấn đề sau:
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 18
Một là, xác định đế quốc thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc
địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng vô sản.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc có
mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng
giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Bốn là, ở các nước thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành
thắng lợi thì giai cấp công nhân phải thu phục cho được giai cấp nông dân đi
theo mình và hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng.
Những tác phẩm, bài báo của Người cùng những tài liệu về chủ nghĩa
Mác-Lênin theo những đường dây bí mật đã được đưa về nước, đến với các tầng
lớp nhân dân lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam.
Như vậy, con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đi từ chủ nghĩa yêu
nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin là con đường phát triển hợp logic, phù hợp
với quá trình vận động và phát triển của tư tưởng cách mạng Việt Nam. Xuất
phát từ thực tiễn đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ trí tuệ của thời
đại để vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam, đưa
dân tộc ta vượt qua những khó khăn ban đầu, tránh cho dân tộc ta những thử
thách không đáng có, những hy sinh không cần thiết đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
****
**
*
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 19
Tóm lại, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đặc thù một quốc gia thường xuyên phải đương đầu với thiên tai, địch họa và âm mưu
đồng hóa văn hóa của ngoại bang. Trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc, chủ nghĩa yêu nước được phát triển đến đỉnh cao rực rỡ. Trong
công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ đất nước, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành
đạo lý, lương tâm, lẽ sống của người Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay, yêu nước là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh
và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc
lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất
kinh doanh; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển với phương châm Việt Nam là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới,
đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là phải nhằm vươn tới mục tiêu xây dựng
xã hội Việt Nam: “dân giàu. nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “sớm
sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 20
PH ẦN K ẾT LU ẬN
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống chính là cơ sở ban đầu, là hành trang
lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người đến với chủ nghĩa Mác
-Lênin. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống chẳng những là ngọn nguồn sức
mạnh, thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, chi phối toàn bộ
quá trình hoạt động cách mạng, xây đắp nội dung văn hóa chính trị gần dân,
thương dân, tin dân, trọng dân, quý dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là
điểm tựa tinh thần vững chắc giúp Người đứng vững trước những khó khăn,
gian khổ và cũng là tiêu chuẩn giúp Người phân định chân giá trị của các trào
lưu tư tưởng đang thịnh hành ở phương Tây lúc bấy giờ. Sau này, Trong bài
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin đăng trên báo Nhân dân số 2226
ngày 22/4/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên
cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được
rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” 9. Và
khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc Việt Nam, thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam lại
được nâng lên tầm cao mới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng
con người. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, người đã cống hiến
cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Khi phải từ biệt thế giới này, Người
không có gì để hối hận, “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa” 10./.
9
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, CTQG, H, 2000, TR.128
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, CTQG, H, 2000, tr. 507
10
Nguyễn Thị Minh - Lớp Cao học Hồ Chí Minh học
Page 21