Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thận ứ nước - Căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.16 KB, 4 trang )

Thận ứ nước - Căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc
nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nguyên nhân hay
gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Tuy nhiên nếu
bệnh được phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi nhưng nếu tình trạng bệnh
nặng thì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em.
1. Thận ứ nước xảy ra ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như:
Thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối.
Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu
ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình
dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản.
Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu
từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối.
Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào
vị trí tương đối của thận và niệu quản.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể
thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm
có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước.
2. Triệu chứng của bệnh thận ứ nước
Biểu hiện lâm sàng của tác phẩm nối bể thận-niệu quản khác nhau tuỳ thuộc vào
tuổi của bệnh nhân. Đau bụng, đái máu hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu là các biểu hiện
hay gặp ở trẻ lớn, trong khi đó u bụng là biểu hiện chủ yếu của trẻ nhỏ.
Đau bụng hay gặp, đau đơn độc hoặc có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hoá
khác như nôn, buồn nôn. Đau bụng có thể xuất hiện từng đợt sau mỗi lần uống
nhiều nước làm bể thận giãn đột ngột kết hợp với bài niệu tăng. Hiện tượng này
thường xảy ra với các trường hợp tắc do nguyên nhân từ bên ngoài như mạch máu


bất thường.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Đái máu hay xảy ra sau khi đau bụng hoặc chấn thương bụng nhẹ với các mức độ
khác nhau,... U bụng sờ thấy ở vùng hố thận hoặc có thể chiếm gần hết một nửa
bên ổ bụng: U mặt nhẵn, đều, không đau, kích thước có thể không đổi, thường nhỏ
lại thậm chí không sờ thấy sau khi bệnh nhân đi tiểu rất nhiều trong một hoặc hai
ngày.
Tắc phần nối bể thận-niệu quản có thể thường xuyên, từng đợt, hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn, phụ thuộc lượng nước mà bệnh nhân tiếp nhận vào.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh thận ứ nước
Siêu âm hiện nay được sử dụng là một phương tiện chẩn đoán và theo dõi tiến
triển của thận ứ nước do tắc phần nối bể thận-niệu quản khá hiệu quả trước và sau
sinh. Ngoài ra kỹ thuật chụp UIV, chụp thận bằng đồng vị phóng xạ, chụp cộng
hưởng từ đường tiết niệu, chụp bàng quang-niệu đạo trong khi đái, chụp niệu quản
ngược dòng sẽ giúp đánh giá chính xác chức năng của thận bị bệnh.
Về điều trị bệnh, trong các trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần can
thiệp phẫu thuật. Bố mẹ chỉ cần cho bé đi siêu âm kiểm tra định kỳ theo chỉ định
của bác sĩ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể tiến hành
bằng mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc. Bác sĩ sẽ
cắt bớt một phần bể thận và cắt niệu quản theo đường chéo, sau đó khâu lại phần
trên bể thận rồi nối phần dưới bể thận với niệu quản.
Nước tiểu bị ứ đọng ở thận sẽ gây giãn bể thận, giãn các đài thận, gây nên tình

trạng thận ứ nước. Thận ứ nước nhiều và kéo dài sẽ gây nhiễm trùng tiểu, suy
giảm chức năng hoạt động của thận dẫn đến suy thận. Càng nguy hiểm và điều trị
phức tạp hơn nhiều nếu bệnh nhi sơ sinh có mắc thêm những chứng bệnh bẩm sinh
khác.
Vì vậy các bà mẹ mang thai nên tìm những cơ sở y tế uy tín siêu âm tiền sản để
chẩn đoán trước sinh. Siêu âm là một xét nghiệm ít xâm lấn và khá tốt cho chẩn
đoán thận ứ nước. Kết quả siêu âm sẽ giúp bác sĩ tư vấn bà mẹ chăm sóc thai nhi
trước và sau sinh cũng như tiến hành các biện pháp can thiệp kịp thời khi trẻ ra
đời.
Đối với những trường không chẩn đoán được bệnh trước, nếu các bé có các biểu
hiện như đau bụng, nhiễm trùng đường tiểu (đái rắt, đái buốt, đái đục), bụng nổi gồ
lên bất thường (khối u bụng),… thì cần phải đưa đi bệnh viện để chẩn đoán và điều
trị kịp thời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×