Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 15 trang )

THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU


Kỹ Thuật Máy Tính

Chương 1: Các vấn đề trong việc truyền dữ liệu
Mục đích:
- Nắm vững lý thuyết về việc truyền số dữ liệu.
- Giới thiệu về board 89, Keil C, và Flash Magic.
Yêu cầu:
- Mỗi nhóm 5 người, và điểm sẽ là điểm chung cho cả nhóm.
- Phần bài tập lý thuyết sinh viên làm bài tập ở nhà, nộp bài qua email.
- Phần thực hành sinh viên thực hành làm quen với board 89 và keil C ở trên lớp.
- MỌI HÌNH THỨC COPY BÀI ĐỀU SẼ NHẬN ĐIỂM 0 CHO CẢ PHẦN THỰC
HÀNH.

Phần 1:

Bài tập lý thuyết

Bài 1.
Cho nhiệt độ phòng là T=27 0C (=290K), và băng thơng truyền B =
10MHz. Tìm mức độ nhiễu nhiệt trong băng thông B (theo decibel-Watts).
Bài 2.
Phân biệt tốc độ Baud (baud rate) và tốc độ bit (bit rate). Mối quan hệ
giữa chúng.
Bài 3.
Giả sử phổ của kênh truyền nằm trong khoảng 3MHz và 4MHz tỉ số tín
hiệu trên nhiễu là SNRdB = 24dB.
a. Tìm tốc độ truyền cực đại của kênh truyền khi có nhiễu.
b. Với tốc độ truyền dữ liệu như trên, giả sử kênh truyền khơng có nhiễu thì số


mức thay đổi tín hiệu trên đường truyền là bao nhiêu?
Bài 4.
Cho biết tỉ số năng lượng tín hiệu của một bit so với năng lượng nhiễu của
1Hz (Eb/N0) là 8.4 dB. Nếu nhiệt độ nhiễu tác động là 270C và tốc độ truyền dữ
liệu là 2400bps. Tìm cơng suất tín hiệu nhận S.
Bài 5.
Tìm khoảng cách đường ngắm lớn nhất giữa 2 anten biết chiều cao của
anten thứ nhất là 100m, anten còn lại là bằng với mặt đất (0m). Nếu chiều cao
anten thứ 2 là 10m, để khoảng các lớn nhất của đường ngắm là không đổi thì
chiều cao của anten thứ nhất là bao nhiêu?

Phần 2:

Thực hành

Bài 6.
Giới thiệu Keil C và board 89
a. Board 89IT

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

2


Kỹ Thuật Máy Tính

Các chức năng của board thí nghiệm BK89IT :
 8 nút nhấn : nối với P3.
 8 led 7 đoạn : hỗ trợ quét led, P0 để gửi dữ liệu và P2 để chọn led.
 Led ma trận 2 màu : P0 gửi dữ liệu mà đỏ, P2 gửi dữ liệu xanh, P1 để chọn cột hiển

thị.
 Giao tiếp với bàn phím PS2.
 Giao tiếp COM.
 4 chân dùng để kết nối encoder.
 Cấu hình bằng switch : Switch 1 cho Port 1, switch 2 cho Port 3, switch 3 cho led
ma trận và switch 4 cho led 7 đoạn.
 Cấp nguồn ngoài hoặc USB.
 Mạch nạp onboard.
b. Keil C và Flash Magic
Keil C là chương trình hỗ trợ khá đầy đủ để người dùng soạn thảo chương trình
dành cho các vi điều khiển thuộc họ 8051. Để cài đặt bạn click vào file cài đặt và thực
hiện theo hướng dẫn của file cài đặt.
Flash Magic là chương trình dùng để nạp file Hex cho 89V51. Để Flash Magic có
thể nhận biết được board 89, thì bạn phải cấu hình cho Flash Magic. Quá trình cấu
hình như sau:
Bước 1 : Khởi động Flash Magic từ màn hình Desktop (hoặc vào Start\Program
Files\Flash Magic và chọn Flash Magic), màn hình sau sẽ xuất hiện

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

3


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 2 : Bạn chọn Baud Rate là 9600, Device là chip tương ứng mà bạn dùng.
Check chọn Verify after programming và Erase blocks used by Hex File.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu


4


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 3 : Chọn menu Option và chọn Advance Option, màn hình sau sẽ xuất hiện :

Bước 4 : Chọn qua tab Hardware Config và check chọn Assert DTR and RTS
while COM Port open. Nhấn OK để đóng cửa số này lại.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

5


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 5 : Xem cổng COM đang là cổng nào. Bạn thu nhỏ Flash Magic lại, trên
màn hình Desktop, từ biểu tượng My Computer, click phải chuột và chọn Manage.

Bước 6 : Màn hình sau xuất hiện, bạn chọn Device Manager.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

6


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 7 : Cắm dây cổng COM nếu bạn đang dùng USB to COM, mở rộng Ports

(COM &LPT), bạn sẽ biết được tên cổng COM đang dùng (trong ví dụ này là COM 9).

Bước 9 : Kích hoạt lại Flash Magic và chọn cổng COM tương ứng.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

7


Kỹ Thuật Máy Tính
Bài 7.
Tạo một project đơn giản.
Bước 1 : Kích hoạt Keil uVision3, cửa sổ Keil C hiện ra.

Bước 2 : Chọn Project và chọn New uVision Project…

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

8


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 3 : Chọn đường dẫn và gõ tên project và khung File name, chọn Save,
khung cửa số sau đây xuất hiện.

Bước 4 : Chọn chip tương ứng với board của bạn, trong board của chúng tôi sử
dụng 89V51RB2. Browse tới NXP, và chọn P89V51RB2

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu


9


Kỹ Thuật Máy Tính
Bước 5 : Sau khi nhấn OK, màn hình sau sẽ xuất hiện, bạn chọn No

Bước 6 : Project được tạo ra như sau:

Bước 7 : Cấu hình để tạo ra file Hex, bạn chọn menu Project, chọn Option for
Target

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

10


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 8 : Màn hình sau xuất hiện

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

11


Kỹ Thuật Máy Tính
Bước 9 : Chọn tab Output, và click chọn Click Hex File

Bước 10 : Chép thư file REG51F.H (nếu cài mặc định sẽ nằm trong thư mục

C:\Keil\C51\INC\Philips) là file define các thanh ghi của 89V51 vào cùng cấp
với file project.
Bước 11 : Bạn có thể chọn và nhấn Delete Source Group1 do Keil C tự tạo ra, và
tự tạo Group mới cho mình. Chọn Target, click phải chuột và chọn New Group, 1
group mới được tạo ra, đổi tên thành Main cho gợi nhớ. Trong tất cả các bài
demo, group này sẽ chứa file main.c, là file chính để chạy chương trình.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

12


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 12 : Tạo mới 1 file bằng cách chọn menu File rồi chọn New. Chọn tiếp
menu File rồi chọn Save, khung cửa sổ sau sẽ hiện lên, bạn nhập tên file vào và
nhấn Save.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

13


Kỹ Thuật Máy Tính
Bước 13 : Click phải vào group Main, và chọn Add Files to Group Main

Bước 14 : Chỉ đường dẫn đển file main.c mà bạn vừa tạo, nhấn Add rồi nhấn tiếp
Close.

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu


14


Kỹ Thuật Máy Tính

Bước 15 : Click vào dấu + của Main, bạn sẽ thấy file main.c đã được thêm vào
project

Thực hành kỹ thuật truyền số liệu

15



×