Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình ra ngôi dược liệu lan thạch hộc tía dendrobiumofficinalekmura et migo giai đoạn sau in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.19 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ CHIẾN HỮU

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH RA NGÔI DƢỢC LIỆU
LAN THẠCH HỘC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE KIMURA
ET MIGO) GIAI ĐOẠN SAU IN-VITRO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ CHIẾN HỮU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH RA NGÔI DƢỢC LIỆU
LAN THẠCH HỘC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE KIMURA
ET MIGO) GIAI ĐOẠN SAU IN-VITRO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: 43-NLKH
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: PGS. TS. Trần Thị Thu Hà

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 14 /06/2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD


Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

PGS. TS. Trần Thị Thu Hà

Hồ Chiến Hữu

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chứa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm nghiên cứu và học tập dưới mái trường, trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, mỗi sinh viên đều phải tiến hành một thời gian thực
tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Qua đó tạo cho sinh viên tính độc lập,
sáng tạo, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố lại kiến
thức đã học đồng thời thu thập thêm kiến thức thực tế để chuẩn bị tốt cho
công tác sau này.
Được sự nhất trí của Khoa lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu xây dựng quy trình ra
ngôi dược liệu Lan Thạch hộc tía (DendrobiumofficinaleKmura et Migo)
giai đoạn sau in-vitro”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ nhiệt tình của
giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà, cùng với toàn thể các

thầy cô giáo trong Khoa lâm nghiệp, đến nay khóa luận tốt nghiệp đã
được hoàn thành.
Nhân dịp này cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn, PGS.TS. Trần Thị Thu Hà người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
tôi hoàn thành đề tài này và cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa lâm
nghiệp cùng tập thể các cán bộ công nhân Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển
Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình tạo mọi
điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng và nghiêm túc song đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Vì vậy, với tinh thần học hỏi và cầu thị đề tài rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hồ Chiến Hữu


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thời gian cảm ứng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cây con in-tro sau
30 ngày ra ngôi ................................................................................ 22
Bảng 3.2. Thành phần giá thể ruột bầu ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cây con
in-vitrosau 30 ngày ra ngôi ............................................................. 23
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống của cây con in-vitro
sau 30 ngày ra ngôi ......................................................................... 24
Bảng 3.4.Ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của cây con invitrosau 30 ngày ra ngôi .................................................................. 25
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và phát triển
của cây con in-vitrosau 30 ngày ra ngôi ......................................... 26

Bảng 4.1.Ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ sống của cây coninvitrosau 30 ngày ra ngôi .................................................................. 27
Bảng 4.2.Ảnh hưởng của giá thể bầu tới tỷ lệ sống của cây con in-vitrosau 30
ngày ra ngôi ..................................................................................... 30
Bảng 4.3.Ảnh hưởng của việc xử lý thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống của cây
conin-vitrosau 30 ngày ra ngôi........................................................ 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của cây coninvitrosau 30 ngày ra ngôi .................................................................. 36
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và phát triển
của cây conin-vitrosau 30 ngày ra ngôi .......................................... 39


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn kết quả ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ
sống của cây con in-vitro sau 30 ngày ra ngôi. ................................. 28
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn kết quả của thành phần giá thể ruột bầu ảnh hưởng
tới tỷ lệ sống của cây con in-vitro sau 30 ngày ra ngôi. ................... 31
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn kết quả ảnh hưởng của việc xử lý thuốctrị nấm tới
tỷ lệ sống của cây con in-vitro sau 30 ngày ra ngôi .......................... 34
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn kết quả ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ
lệ sống của cây con in-vitro sau 30 ngày ra ngôi .............................. 37
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn kết quả ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự
sinh trưởng và phát triển của cây con in-vitrosau 30 ngày ra ngôi ... 40


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC


: Đối chứng

CT

: Công thức

TB

: Trung bình

TDZ

: Thidiazuro

ISSR

: Intersimple Sequence Repeats


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học ................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiến sản xuất ...................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ...................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................... 9
2.3. Giá trị của Lan Thạch hộc tía .................................................................. 13
2.3.1. Giá trị kinh tế........................................................................................ 13
2.3.2. Giá trị dược liệu.................................................................................... 14
2.4. Giới thiệuchung về giống lan Dendrobium ............................................. 14
2.4.1. Phân loại và phân bố ............................................................................ 14
2.4.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 15
2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................... 18
2.5.1. Đặc điểm– vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu ........................ 18
2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ................................................................... 19


vii

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 20
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 20

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 20
3.4 Phương pháp nghiên cứuvà tiến hành thí nghiệm .................................... 21
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
3.4.2. Tiến hành thí nghiệm............................................................................ 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 27
4.1.Ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ sống của cây con in-vitrosau
30 ngày ra ngôi ............................................................................................... 27
4.2. Ảnh hưởng của thành phần giá thể ruột bầu tới tỷ lệ sống của cây con invitro sau 30 ngày ra ngôi ................................................................................ 30
4.3. Ảnh hưởng của loại thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống của cây con in-vitrosau
30 ngày ra ngôi ............................................................................................... 32
4.4.Ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của cây con in-vitro
sau 30 ngày ra ngôi ......................................................................................... 36
4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và phát triển của
cây con in-vitro sau 30 ngày ra ngôi .............................................................. 38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lan Thạch hộc tía (Dendrobium oficinale Kimura et Migo), họ lan
(orchidaceae), là cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có công
dụng để chữa các loại bệnh sau, khô táo khát, phổi kết hạch, đau dạ dày ợ

chua, không muốn ăn, lưng gối, chữa trị viêm gan, xương cốt thoái hóa, ung
thư ác tính..., chúng cũng được dùng làm cảnh. Vì vậy Lan thạch hộc tía đang
bị thu hái nhiều đến mức cạn kiệt ngoài tự nhiên. Lan thạch hộc tía được cấp
báo thuộc nhóm IA của nghị định 32/2006/NĐ-CP, nghiêm cấm khai thác vì
mục đích thương mại và thuộc nhóm thực vật rừng đang nguy cấp EN
A1a,c,d, trong sách đỏ Việt Nam (2006)|, [3], [4].
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng nuôi
cấy mô tế bào trong nhân giống đã trở nên phổ biến. Nuôi cấy mô tế bào sẽ
tạo ra hàng loạt cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt, độ đồng đều cao, hệ số
nhân lớn và giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Góp phần bảo vệ các loại
cây quý hiếm cũng như cung cấp đủ nguồn giống cây cho thị trường. Đây
cũng chính là giải pháp để bảo tồn và phát triển giống Lan Thạch hộc tía quý
hiếm này
Trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thì quy trình ra
ngôi giai đoạn sau in-vitrolà một giai đoạn rất quan trọng, đây là giai đoạn để
đưa cây con đã đủ điều kiện nhà lưới ra ngôi từ trong môi trường ống nghiệm
ra môi trường bên ngoài để cấy vào giá thể.
Hiện tại, Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu thành công giống Lan Thạch hộc tía
(Dendrobium officinale Kimura et Migo) ở giai đoạn in-vitro. Để hoàn thiện
được quy trình nhân giống Lan Thạc hộc tía thì quy trình ra ngôi cây con giai
đoạn sau in-vitrolà rất quan trọng. Trên cơ sở đó tôi tiến hành đề tài: “Nghiên


2

cứu xây dựng quy trình ra ngôi dược liệu Lan thạch hộc tía (Dendrobium
oficinale Kimura et Migo) giai đoạn sau in-vitro”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần tạo ra cây giống tốt phục vụ cho công tác bảo tồn cây Lan

Thạch hộc tía, phát triển kinh tế, cải tạo môi trường.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Tối ưu hóa quá trình ra ngôi Lan Thạch hộc tía.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển của
cây con.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học
Xác định cơ sở khoa học tạo bộ giống Lan Thạch hộc tíanăng suất cao và
khả năng kháng sâu tốt phù hợp với điều kiện sâu hại, dịch bệnh tại Việt
Nam.
Làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình ra ngôi sản xuất cây giống
dược liệu Lan Thạch hộc tía.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm các thông tin, các
dữ liệu khoa học về kỹ thuật ra ngôi sau in-vitrolàm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Đề tài giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm kiến thức bổ ích và tiếp cận
với công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nghiên cứu và công tác
sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiến sản xuất
Kết quả nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện quy trình ra ngôi Lan Thạch
hộc tía.
Đề tài giúp tìm ra những biện pháp tối ưu giúp giảm thất thoát một tỷ lệ
lớn cây giống trong giai đoạn ra ngôi.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

2.1.1. Cơ sở khoa học quy trình ra ngôi Lan Thạch hộc tía sau giai đoạn invitro (Dẫn theo Nguyễn Quốc Đông, 2014) [5]
* Kỹ thuật cảm ứng và xử lý cây con in-vitro
Bình Lan Thạch hộc tía ra rễ đủ điều kiện để đưa xuống nhà lưới và cảm
ứngánh sáng từ 1 đến 2 tuần.
Sau một tuần cảm ứng tiến hành mở hé nắp bình để cây Thạch hộc tía
thích nghi với độ ẩm không khí. Sau 2 – 3 ngày tiến hành mở hẳn nắp bình và
cấy cây con ra bầu đất.
* Thời điểm ra ngôi
Tiến hành ra ngôi vào những ngày râm mát thời tiết đẹp.
Những ngày nắng gay gắt, nhưng ngày ưa ẩm ướt kéo dài, nhiều gió và
lạnh không được ra ngôi.
* Xử lý cây in-vitrotrƣớc khi ra ngôi
Cây con sau khi lấy ra khỏi bình được rửa sạch môi trường, xếp gọn gàng
trên rổ có lót báo ẩm để tránh cho cây bị gãy hỏng và mất nước.
* Giá thể.
Gía thể sử dụng ra ngôi lan Thạch hộc tía là thảm sơ dừa hoặc thảm rêu
rừng, than củi.
Yêu cầu giá thể thông thoáng cung cấp đầy đủ nước cho cây, khả năng
thoát nước tốt sạch nấm bệnh và vi khuẩn.
Kỹ thuật ra ngôi
* Cấy cây:
Trồng cây sao cho bộ rễ của cây được phủ kín trong giá thể nhưng vừa đủ
ngập cổ rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Nên trồng cây vào buổi chiềuđể


4

cây có thời gian phục hồi tốt sau 1 đêm, sau khi trồng tưới phun sương đẫm
nước cho cây, làm vòm và phủ kín nilon thảm luống để tránh tình trạng cây
con bị mất nước.

* Chế độ chăm sóc.
- Chăm sóc sau khi ra ngôi:
+ Cây Thạch hộc tía mới ra ngôi cần được che phủ nilon và giữ độ ẩm
đều ở 70%
+ Chế độ tưới nước là 1 ngày tưới 2 lần vào sang và chiều, nếu thời tiết
nắng nóng cần che phủ lưới đen để cản ánh sáng.
+ Phủ nilon liên tục trong hai tuần đầu sau khi ra ngôi.
- Chăm sóc cây sau 2 tuần tuổi và cảm ứng cây con
- Chế độ tưới nước: Tưới phun sương ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều
muộn giữ ẩm độ đều 70%.
- Bắt đầu từ tuần thứ 3 mở phủ nilon từ 20 – 40% để cây quen với nhiệt
độ và độ ẩm bên ngoài, mở phủ nilon vào thời điểm thời tiết mát không nắng
gắt và ban đêm phủ nilon vào.
- Khi cây đạt 4 tuần tuổi phun thêm phân bón lá với nồng độ nhẹ 20ml/1
bình161. Mở phủ nilon từ 50- 70%,và tăng thêm thời gian mở nilon từ 4 – 5
giờ/ngày và ban đêm phủnilon. Tưới nước bằng hệ thống phun sương
lần/ngày đảm bảo độ ẩm cho cây.
- Khi cây đạt 5 tuần tuổi tiến hành mở phủ nilon từ 70 – 100%, tưới bằng
hệ thống phun sương lần/ngày đảm bảo độ ẩm cho cây.
- Tuần 6: Khi cây đã cảm ứng và thích nghi với điều kiện thời tiết bên
ngoài tiến hành bỏ phủ nilon hoàn toàn và tưới bằng hệ thống phun mưa hoặc
tưới bằng ozoa. Tiến hành phun phân bón lá với nồng độ 40ml/bình 161.
- Khi cây đạt 4- 5 cặp lá và đã bén rễ,cứng cây thì tùy thuộc vào điều kiện
thực tế và có chế độ chăm sóc bổ sung.


5

* Một số loại bệnh và sâu thƣờng gặp sau khi ra ngôi Thạch hộc tía
- Về sâu bệnh.

+ Sâu xám hại cây: phun thuốc phòng trừ sâu xám hại cây dùng thuốc đơn
TP – pentin 18EC, basudin 50EC, sheepain 36EC,… các loại thuốc này hòa
với nước để phun.
+ Dế mèn ăn cây con: Giữ gìn vườn ươm sạch sẽ gọn gàng, thường xuyên
vệ sinh. Nếu có quá nhiều dế thì ta phun thuốc sâu xung quanh luống cây con.
+ Sâu róm ăn lá hoặc ngọn non: Giữ gìn vườn sạch sẽ, nhặt hết các loại cỏ
cho sạch sẽ. Nếu phát hiện sớm có thể bắt bằng tay hoặc phun thuốc sâu.
- Về bệnh hại:
+ Bệnh thối cây: sử dụng Ridominl liều lượng 200g/100l nước hoặc
daconil với liều lượng 250g/100l nước, định kỳ 7 ngày phun 1 lần.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Tình hình sản xuất cây phong lan trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây cùng với phương tiện giao thông phát triển
mạnh mẽ, các thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ sinh
học được ứng dụng rộng rãi. Do vậy, việc xuất nhập khẩu hoa Lan ngày càng
tăng, với quy mô lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc xuất khẩu hoa Lan
như Thái Lan, Đài Loan, hoa lan đã và đang là nguồn lợi lớn của các nước
đông Nam Á và thế giới (Phan Thúc Huân, 1989) [7]. Trên thế giới, rất nhiều
quốc gia như Hà Lan, Nhật, Đài Loan, Thái Lan. Đã và đang đưa ngành sản
xuất Lan thành ngành công nghiệp trong nông nghiệp đem lại lợi nhuận đáng
kể, đặc biệt trong nghiên cứu và sản xuất hoa lan họ đã làm được.
Ở Hà Lan đất nước xứ sở của những loài hoa. Với hoa Lan, họ tập trung
nghiên cứu chọn tạo giống mới và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất
phong lan.


6


Ở Nhật Bản cũng giống như Hà Lan công nghệ nuôi trồng phong lan cũng
đã đạt ở mức tiên tiến, đặc biệt nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào cho nên
giá thành cây giống của Nhật Bản thấp
Nghề trồng hoa Lan xuất khẩu ở Singapore trên quy mô lớn bắt đầu từ
năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu của loại hoa này trên thị
trường thế giới, cho nên đã mở rộng trang trại trồng hoa Lan . Năm 2005, xuất
khẩu hơn 58 triệu đô la hoa Lan ra nước ngoài. Hiện nay, Singapore chiếm
12% kinh doanh thị trường hoa Lan trên thế giới.
Tương tự Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng hoa để
sản xuất mỗi năm khoảng 10 triệu cây hoa phong Lan.
Các nước có công nghệ nuôi trồng hoa Lan phát triển và điều kiện thời tiết
khí hậu gần giống với Việt Nam nhất phải kể đến Đài Loan và Thái Lan.
Ở Đài Loan hàng triệu cây giống Lan (Dendrobium) được nhân nhanh và
xuất khẩu. Quy trình công nghệ điều khiển ra hoa hàng loạt cho Lan
(Dendrobium) đã phát triển ở mức cao, họ có thể điều khiển hang triệu cây
hoa lan ra hoa cùng thời điểm. Chính vì những thành công trong nghiên cứu
đã đưa ngành sản xuất hoa phong Lan thành ngành sản xuất Lan công nghiệp
trong nông nghiệp. Giá trị sản xuất và xuất khẩu hoa phong Lan của Đài Loan
chiếm ¼ giá trị sản lượng hoa phong lan trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu
phong lan tăng nhanh trong những năm gầm đây. Thị trường chính là các
nước Châu Âu, Nhật và Mỹ [23].
Thái Lan là nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan có lịch sử nghiên
cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng 130 năm (Parinda – Sriyaphai,
2002) [21]. Hiện nay, Thái Lan đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất
cây giống bằng nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất, điều khiển ra hoa
đồng loạt một số loài phong lan, đặc biệt là các loại lan Hoàng Thảo
(Dendrobium) chiếm 80%. Đặc biệt khí hậu ở Thái Lan lại rất thích hợp để


7


trồng cây lan Hoàng Thảo. Chính vì vậy Thái Lan là nước đứng đầu về xuất
khẩu hoa phong lan trên thế giới kể cả cây giống và hoa cắt cành (Hoàng
Ngọc Thuận, 2003) [14].
Nhu cầu hoa tươi nói chung và hoa lan nói riêng ngày càng tang, tỷ lệ
hàng năm của ngành sản xuất hoa thế giới 10% đạt khoảng 49 tỷ USD. Một
số nước như Thái Lan, Singapore, Hawaii xem Lan là một trong những mặt
hàng đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong đó (Dendrobium) được
chọn làm giống chủ đạo trong ngành sản xuất Lan cắt cành có ưu điểm sau:
Siêng bông, cho nhiều cành hoa, số lượng hoa trên một cành nhiều (tối
thiểu 10 hoa/cành).
Số lượng hoa rất lớn nên chủng loại sản phẩm đa dạng, dễ thay đổi theo
thị yếu của thị trường nên loại hoa cắt cành này rất được ưa chuộng trên thị
trường trâu Á.
Ngoài ra, (Dendrobium) còn được dùng vào các mục đích sau:
Thân cây dùng để làm rỗ ở phillippines, Indonesia và New Guinea giả
hành của (Dendrobium tokai) được dùng làm thuốc tránh thai.
Một bộ tộc ở Indonesia dùng lá (Dendrobium sallacense) nấu với cơm
như người Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long dùng lá dứa, lá giả hành
còn được dùng làm trà hay lấy sợi trong than làm thành kiềng đeo tay.
Như vậy, trình độ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất
hoa phong Lan trên thế giới đã đạt ở mức cao, đã nhân giống theo kiểu công
nghiệp, điều khiển được một số loài hoa phong lan nở theo ý muốn và đem lại
giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

*Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô trên thế giới
Nuôi cấy mô trên thế giới đã có từ rất lâu đời và đến nay đã có các thành
tựu rất đáng kể như:



8

Melchers (1978) lai tạo thành công cây lai giữa Khoai tây và Cà chua
bằng dung hợp tế bào chất.
Vasil và cs (1990), tái sinh cây lúa mì hoàn chỉnh từ nuôi cấy tế bào trần.
Vasil và cộng sự (1991), báo cáo về tạo cây lúa mì chuyển gen bằng súng
bắn gen vào các phôi non; hay như năm 1994, cây cà chua Favr-savr chuyển
gen được chấp nhận cho buôn bán ở Hoa Kỳ.
Lazarus Agus Sukamto và cs (2011) [20], đã so sánh sự khác nhau giữa
Anoectochilus formosanus và Anoectochilusformosanus khi sử dụng
Thidiazuron (TDZ) trong nuôi cấy in-vitro, họ đã tìm ra môi trường nuôi cấy
A. setaceus tốt nhất với TDZ là 0,1 mg/l, A. formosanus với TDZ là 0,5
mg/l. Số lá cao nhất của A.setacesu với TDZ 0,001 mg/l, còn A. formosanus
với hàm lượng TDZ là 0,005 mg/l. Số chồi được tạo ra trên TDZ đối với loài
A. setacesu là 0,001mg/l còn với A. formosanus là 0,05 mg/l. Số rễ cao nhất
của A. setaceus trên TDZ là 0,001 mg/l trong khi của A. formosanus là 0,005
mg/l.
Kiet Van Nguyen (2004) [19], cũng đã đưa ra quy trình nhân giống invitrothành công cho loài lan kim tuyến – Anoectochilus formosanus với vật
liệu ban đầu là từ chồi đỉnh tại Đại Học chungbuk, Hàn Quốc. Môi trường tạo
vật liệu ban đầu là H3 (Hyponex: 6,5N-4,5P-19K1g/l + 20N-20P-20K1g/l +
peptone 2g/l). Môi trường nhân nhanh là: H3 + BAP 1mg/l (hoặc 1-2mg/l
TDZ) + than hoạt tính 1%.

* Tình hình nghiên cứu về Lan Thạch hộc tía trên thế giới
Trên thế giới Các nhà khoa học đã nghiên cứu và Bảo tồn (Dendrobium
officinale Kimura et Migo) bằng microsatellite và issr marker.
Phân tích đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của một loài đang bị đe
dọa là điều kiện tiên quyết phục vụ cho công tác bảo tồn vì nó phản ảnh tình
trạng và khả năng tồn tại của quần thể đó. Hiện nay công cụ sử dụng để phân



9

tích đa dạng di truyền phổ biến nhất là maker phân tử. Sau đây là kết quả
ứng dụng marker phân tử microsatellite và ISSR trên D. officinaleđã được
công bố.
Marker phân tử Microsatellite:
S. Gu và cs (2007) [22], đã cô lập và mô tả 1 bộ gồm 12 microsatellite đầu
tiên cho D. officinale, nghiên cứu thực hiện trên 22 cá thể thuộc quần thể
Leye. Các locus này đều đa hình và cho số lượng alen từ 3 đến 12 trên mỗi
locus. Giá trị HO (observed heterozygosity) và HE (expected heterozygosity)
dao động trong khoảng lần lượt là từ 0.150 đến 0.624 và từ 0.162 đến 0.605.
Dữ liệu cho thấy 12 marker rất có tiềm năng sử dụng trong nghiên cứu mức
quần thể.
Marker phân tử Intersimple Sequence Repeats (ISSR):
Jie Shen và cs (2006) [18], đã Sử dụng 10 primer được sàng lọc từ 76
primer ISSR và nhận diện được 8 quần thể D. officinale, đó là quần thể Leye,
Tian’e, Sandu, Guangnan, Nanfeng, Chenzhou, Shaoguan, Yandangshan.
Trong các quần thể trên thì quần thể Leye cho đa hình ISSR cao nhất (89.5%),
quần thể Shaoguan là thấp nhất (73.3%). Trong số 115 băng đa hình ghi nhận
được thì có 16 băng được xác định là chỉ hiện diện trong 1 quần thể và không
thấy xuất hiện ở các quần thể còn lại. Từ kết quả này Jie Shen và cs thiết kế
mã nhận dạng chính xác cho từng quần thể D. officinale.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

* Tình hình sản xuất cây phong Lan ở Việt Nam
Theo Đặng xuân Viên (2013) [17], ở Việt Nam Lan là một loài thực vật
đa dạng trải dài từ Bắc vào Nam nên từ lâu đã được dùng làm cảnh trong nhà.
Gần đây, một số nhà trồng và cung cấp Lan (Dendrobium) cắt cành cho thị
trường trong nước. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam hiện nay là 2500 ha như

hoa Lan chỉ chiếm 5-6%. Mặt khác, hiện nay trong nước chưa có hệ thống sản


10

xuất và cung cấp quy mô lớn mà chỉ nhân giống theo phương thức cổ truyền
từ hạt, mầm, củ và lai. Tuy giá thành rẻ và dễ làm những chất lượng giống
không cao, dễ nhiễm bệnh, cây phát triển không đồng đều về chất lượng nên
không thể cạnh tranh với các nhà vườn trên thế giới.
Hơn nữa, TS. Trần Việt Mỹ - giám đốc trung tâm nghiên cứu Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp và khuyến nông TP. Hồ Chí Minh cho biết: do nguồn lan
trong nước không đủ nhu cầu nên mỗi tuần Thành Phố phải nhập hơn 20.000
Cành từ Thái Lan. Với giá 4000đ/cành thì mỗi năm, Thành Phố phải chi
khoảng 4 tỷ đồng nhập lan cắt cành.
Giống hoa lan đang là khoảng trống lớn, giá giống lan hiện nay khá cao
(45.000 – 50.000đồng/cây). Các doanh nghiệp, công ty giống, viện nghiên
cứu vấn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Chỉ riêng nhập từ Thái Lan
khoảng 40.000 cây/ tháng thì ta đã tốn bạc tỷ để mua giống lan. Đây là một
thực tế chưa có hướng giải quyết.
TS. Dương Hoa Xô – Giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ
Chí Minh, trăn trở, việc phụ thuộc giống từ Thái Lan, Đài Loan là một bất cập
trong khi tiềm năng nhân giống, cây mô hiện nay của thành phố còn bỏ ngõ.
Nhân giống phục vụ thị trường nội địa, tham gia vào phong trào phát triển hoa
Lan đang là nhu cầu cấp bách.
Hiện TP. Hồ Chí Minh đang có 50 ha trồng hoa Lan, trừ các địa phương
còn khó khăn trong vẫn đề nước ngọt, còn lại đều thuận lợi phát triển hoa lan.
Lan cắt cành thuộc nhóm (Dendrobium) và Mokara hiện được trồng nhiều do
lợi nhuận từ hai giống hoa này khá cao, có thể đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha.
Chương trình phát triển hoa, cây cảnh, TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 –
2010 đã được sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh thông

qua với mục tiêu TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt kim ngạch sản xuất hoa cảnh


11

15 triệu USD vào năm 20010. Để phấn đấu mục tiêu trên. TP Hồ Chí Minh đã
đề ra các giải pháp:
Xây dựng, quy hoạch tổng thể các làng, phố hoa, kiểng, các chợ đầu mỗi
giao dịch về hoa kiểng, và tạo điều kiện mở rộng nghiên cứu khoa học kỹ
thuật về ngành này.
Áp dụng khoa học công nghệ lai tạo giống mới, chất lượng cao và phương
pháp kỹ thuật cải tiến.
Trại giống Đồng Tiến ở quận 12, có diện tích 28 ha sẽ là siêu thi nông
nghiệp và trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học
Hiện nay đã có nhiều nhà vườn lớn và công ty liên doanh ứng dụng các kỹ
thuật hiện đại nhằm hỗ trợ sản xuất giống cho kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh
và kỹ thuật gieo hạt vô trùng
Ngoài ra, các kỹ thuật cũng được quan tâm:
Kỹ thuật ươm trồng Lan: là một quy trình khó trong quy trình công nghệ,
bao gồm việc sản xuất cung ứng vật tư ươm trồng lan và kỹ thuật ươm trồng
tiên tiến.
Kỹ thuật nâng cao phẩm chất của hoa.
Kỹ thuật sử dụng nhà ấm.
Kỹ thuật làm compost và phân bón là một lợi thế do Việt Nam có nguồn
phế thải thực vật như xơ dừa, bã mía.. Sẽ được xử lý để làm giá thể ươm trồng
giống lan.

*Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô ở Việt Nam
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật được phát triển ở Việt Nam ngay sau khi
chiến tranh kết thúc (1975). Phòng nuôi cấy mô và tế bào thực vật đầu tiên

được xây dựng tại viện sinh học, Viện khoa học Việt Nam do tiến sĩ Lê Thị
Muội đứng đầu. Bước đầu chỉ nghiên cứu sự phát triển của túi phấn, mô sẹo
và protoplast, nhưng sự thành công thì chỉ có ở cây là lúa và khoai tây. Tiến


12

đến những năm 80 trở lại đây thì nuôi cấy mô phát triển khá mạnh mẽ và kết
quả khích lệ đã đạt được ở các giống: chuối, dứa, mía, hồng, cúc, phong
lan,…(Nguyễn Đức Thành, 2000) [12].
Như kỹ thuật tạo cây lan Cymbidium giống sạch bệnh bằng xử lý nhiệt và
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của (Nguyễn Văn Uyển và cs, 1984) [15].
Bước đầu ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân
giống lan Hồ điệp của Cung Hoàng Phi Phượng và ctv, trích trong Hội nghị
khoa học – Công nghệ sinh học thực vật trong công tác và chọn tạo giống hoa
(Dương Tấn Nhựt, 2007) [10].
Tiến xa hơn là tạo ra giống lan mới bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo
hoa lan cắt cành Dendrobium bằng tia gamma của Lê văn Hòa và ctv, trích
trong Hội nghị khoa học – Công nghệ sinh học thực vật trong công tác và
chọn tạo giống hoa (Dương Tấn Nhựt, 2007) [10].
Chuyển gen phát sáng GFP (Green Flourescent Protein) vào cây
Lilium oriental hybrid “siberia” nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
của Nguyễn Thị Lý Anh và ctv, trích trong Hội nghị khoa học – Công
nghệ sinh học thực vật trong công tác và chọn tạo giống hoa (Dương Tấn
Nhựt, 2007) [10].

* Tình hình nghiên cứu về Lan Thạch hộc ở tại Việt Nam
Nguyễn Thị Sơn và cs (1014) [11], đã nghiên cứu và nhân giống in-vitro
Lan thạch hộc tía (Dendrobium oficinale Kmura et Migo) thành công và cho
ra một số kết quả sau:

Kết quả nhân giống bằng gieo hạt Nguyễn Thị Sơn và cs đã nghiên cứu và
đưa ra kết luận rằng môi trường W + 10g sucrose/lít môi trường + 6g agar/lít
môi trường + 10% ND là môi trường thích hợp nhất cho sự nảy mầm của hạt
lan D. officinale Kimuraet Migo.


13

Kết quả nhân giống bằng phương pháp nhân nhanh cụm chồi qua nghiên
cứu ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm
chồi các tác giả đã đưa ra môi trường nuôi cấy được lựa chọn trong nhân
nhanh cụm chồi Lan D. officinale Kimura et Migo. là môi trường MS + 20g
sucrose + 10% nước dừa + 6g agar/lít môi trường.
Kết quả nhân giống vô tính thông qua nuôi cấy đoạn thân in-vitro mang
mắt ngủ, qua nghiên cứu ảnh hưởng của số đốt trên đoạn thân in-vitro đến
sinh trưởng chồi tác giả đã đưa ra kết quả cho thấy các đoạn thân mang mắt
ngủ đều tái sinh chồi. Đoạn thân mang 2 mắt ngủ cho sinh trưởng mạnh nhất,
thể hiện qua chiều cao chồi, đường kính chồi, số chồi và màu sắc lá xanh tốt
hơn hẳn so với các công thức còn lại.
Kết quả nghiên cứu tạo cây con hoàn chỉnh qua nghiên cứu ảnh hưởng
của nền môi trường nuôi cấy đến khả năng tạo rễ của chồi tác giả đã đưa ra
kết quả tối ưu nhất để tạo cây hoàn chỉnh là môi trường RE + 10g sucrose +
6g agar + 0,3g THT/lít môi trường. Và qua nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA
đến khả năng sinh rễ của chồi thì cho ra kết quả là, môi trường RE + 10g
sucrose + 6g agar + 0,3g THT + 0,5 α NAA/lít môi trường là tối ưu ở giai
đoạn tạo cây hoàn chỉnh giống lan D. officinale Kimura et Migo. Với tỷ lệ cây
ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình là 4,51 rễ/chồi; chiều dài rễ trung bình là
3,19cm sau 30 ngày nuôi cấy.
2.3. Giá trị của Lan Thạch hộc tía
2.3.1. Giá trị kinh tế

Lan thạch hộc tía là loài quý hiếm, có tính dược liệu và làm cây cảnh nên
trên thị trường, thân cây tươi thạch hộc tía đang có giá bán khoảng 150
USD/kg. Giá trị của nó còn được cổ thư xếp trên nhân sâm, thủ ô, phục linh,
tùng dung, linh chi, ngọc trai, đông trùng hạ thảo, [25].


14

Ở Việt Nam 1kgLan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo),
có giá là 2.5 – 3tr/1kg. 30 ngàn 1 cây giống, [24].
2.3.2. Giá trị dược liệu
Làm thuốc: Lan thạch hộc tía với nhiều giá trị dược học như chống ung
thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm giãn mạch máu và
kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, làm các bài thuốc
và đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp (Nguyễn Thị Sơn và cs,
2014) [11].
Là giống Lan quý được sử dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng chữa
bệnh tiểu đường và các bệnh nan y đang được thương mại hóa rộng rãi trên
thế giới (Nguyễn Thị Sơn và cs, 2014) [11].
Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu súp
với hồng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo
Thạch hộc, trà Thạch hộc và nhiều món ăn khác.
Những năm gần đây công năng làm thực phẩm chức năng đã được khám
phá thêm, là sản phẩm thiên nhiên an toàn và bổ dưỡng.
Thạch hộc tía có vị hơi ngọt hơi đắng vào 3 kinh phế, vị, thận, công năng
tư âm, thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô.
2.4. Giới thiệuchung về giống lan Dendrobium
2.4.1. Phân loại và phân bố
Thuộc lớp một lá mầm: Monocotyledones
Bộ


: Orchidales

Họ

: Orchidaceae

Họ phụ : Epidendroideae
Tông

: Epidendreae

Giống

: Dendrobium


15

Họ Orchidaceaecó khoảng 750 chi, 25.000 loài, chiếm vị trí thứ hai sau
họ Cúc trong ngành thực vật hạt kín và là họ lớn nhất trong ngành một lá
mầm. Các loài trong hệ thống này phân bố rất rộng, do đó hình thái và cấu tạo
cũng hết sức đa dạng và phức tạp (Dương Công Kiên, 2006) [8].
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) [12], tên Dendrobiumcó nguồn gốc từ chữ
Grec Dendronnghĩa là cây gỗ và bios là tôi sống. Dendrobiumlà giống phụ
sinh, sống trên cây gỗ. Có người gọi là Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan.
Dendrobium có trên 1.600 loài và chia thành 2 dạng chính:
Dạng đứng (Dendrobium phalaenopsis) thường mọc ở xứ nóng, chịu ẩm
và rất siêng ra hoa: Nhất điểm hồng, Nhất điểm hoàng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy
tiên, Sonia,…

Dạng thòng (Dendrobium mobile) chịu khí hậu mát mẻ: Giả hạc, Hạc vĩ,
Long tu, Phi điệp vàng,…
Với 1.600 loài khác nhau đòi hỏi nhiều cách chăm sóc khác nhau, nguyên
do là vì chúng du nhập từ nhiều địa danh khác nhau: Nhật Bản, Triều Tiên và
Newzealand, đặc biệt là Guinea là nơi sản sinh ra nhiều loài Dendrobiumnhất
(Thiên Ân, 2002) [1].
Ở Việt Nam, Dendrobiumcó đến 100 loài, xếp trong 14 tông được phân
biệt bằng thân (giả hành), lá và hoa (Nguyễn Công Nghiệp, 2004) [9].
2.4.2. Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004) [9], thì không có một hình dạng chung
nhất về hoa và dạng cây do số lượng quá lớn, phân bố rộng rãi. Riêng giống
lan Dendrobiumđều có bộ phận sinh dưỡng như rễ, thân, giả hành, lá và cơ
quan sinh sản như hoa, trái.
Rễ: Cây có hệ rễ khí sinh, có một lớp hút ẩm dày bao quanh gồm những
lớp tế bào chết chứa đầy không khí nên rễ ánh lên màu xanh bạc. Vì vậy rễ
hút được nước mưa chảy dọc trên vỏ cây gỗ hay nước lơ lửng trong không


16

khí, hơi sương và hơi nước, giúp cây hút dinh dưỡng và chất khoáng, mặt
khác giúp cây bám chặt vào giá thể, không bị gió cuốn. Một sốloài có thân lá
kém phát triển thậm chí tiêu giảm hoàn toàn, có hệ rễ chứa diệp lục tố giúp
cây hấp thụánh sáng cần thiết cho sự ra hoa và quang hợp (Nguyễn Công
Nghiệp, 2004) [9].
Rễ của lan Dendrobiumkhông chịu được lạnh, nếu bị lạnh trong thời gian
dài, rễ cây sẽ bị mục nát và cây bị chết (Dương Công Kiên, 2006) [8].
Rễ lan Dendrobium cũng giống như rễ lan Vũ nữ, Cattleya thuộc loại rễ
bán gió. Nhóm này thường có rễ nhỏ nhưng rất nhiều rễ, chủ yếu bám vào giá
thể, vào thân cây để hút dưỡng chất dính vào giá thể như nước, cho nên khi

trồng vào chậu, phải để giá thể nhiều hơn, gần như toàn bộ rễ đều bám vào giá
thể, vào thành chậu, chỉ có một số ít rễ chìa ra ngoài. Đối với lan rễ bán gió
phải trồng với giá thể nhỏ hơn và nhiều hơn, để bộ rễ bám dày đặc hút nhiều
dưỡng chất v.v... (Huỳnh Văn Thới, 2005) [13].
Giá thể của lan Dendrobium có cấu tạo tương tự như các loài thuộc giống
Cattleya, nghĩa là chậu phải thật thông thoáng và không úng nước. Tuy nhiên
do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc
giống Dendrobiumcó thể dùng giá thể hơi ẩm hơn Cattleya chút ít nhưng
không được làm thối căn hành. Vì thế một số loài lan Dendrobiumcó thể phát
triển trên các giá thể là xơ dừa hay cả quả dừa, dùng như một cái chậu chứa
sẵn giá thể. Cũng có thể trồng lan Dendrobium với căn hành cách đáy chậu
khoảng (3cm), rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành một số rễ lục bình giặt
sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng.Tuy
nhiên giá thể than và gạch vẫn tỏ ra hiệu quả nhất (Nguyễn Công Nghiệp,
2004) [9].


×