Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

khảo sát hứng thú của học sinh khối lớp 10 trung học phổ thông đối với môn hóa học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH
KHỐI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: TRẦN LÊ NGỌC ÁNH
MSSV: K38.201.008
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Đào Thị Hoàng Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH
KHỐI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Sinh viên thực hiện: TRẦN LÊ NGỌC ÁNH
MSSV: K38.201.008

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Đào Thị Hoàng Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Đào Thị Hoàng Hoa, người
đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô khoa Hóa học trường Đại học Sư
phạm TP. HCM và TS. Dương Bá Vũ đã truyền đạt cho chúng tôi nhiều kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, thực tập, tạo cơ hội học tập và trình
độ chuyện môn về lĩnh vực sư phạm mà tôi tâm huyết.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các Thầy Cô và các em
học sinh của 11 trường THPT và 10 trường THCS tại TP. HCM đã giúp đỡ chúng
tôi trong suốt quá trình khảo sát.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên, các anh chị và bạn bè đã luôn nhiệt
tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến và khích lệ tinh thần trong suối quá trình nghiên cứu
khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học.
Và điều quan trọng nhất, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến Ba Mẹ và
những người thân trong gia đình đã là chỗ dựa vững chắc, hết lòng thương yêu,
chăm sóc, tạo cho con niềm tin vào bản thân mình cũng như cho con mọi điều kiện
tốt nhất để con có thể hoàn thành 4 năm học trên giảng đường.
Dù đã hết sức cố gắng nhưng đề tài khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những
sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của quý Thầy Cô, các
anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016
Trần Lê Ngọc Ánh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, đồ thị
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hứng thú ...................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu về hứng thú trên thế giới.............................................. 7
1.1.2. Các nghiên cứu về hứng thú ở Việt Nam .............................................. 9
1.2. Hứng thú và hứng thú học tập ....................................................................... 10
1.2.1. Hứng thú .............................................................................................. 10
1.2.1.1. Khái niệm hứng thú ................................................................. 10
1.2.1.2. Cấu trúc của hứng thú .............................................................. 11
1.2.1.3. Phân loại hứng thú ................................................................... 13
1.2.1.4. Vai trò của hứng thú ................................................................ 14
1.2.1.5. Biểu hiện của hứng thú ............................................................ 16
1.2.2. Hứng thú học tập ................................................................................. 17
1.2.2.1. Khái niệm hứng thú học tập ..................................................... 17
1.2.2.2. Các loại hứng thú học tập ........................................................ 17
1.2.2.3. Một số đặc điểm của hứng thú học tập .................................... 18
1.2.2.4. Biểu hiện của hứng thú học tập ............................................... 19
1.2.2.5. Sự hình thành và phát triển của hứng thú học tập ................... 20
1.3. Đặc điểm HS THPT ...................................................................................... 22

1.3.1. Khái niệm HS THPT ........................................................................... 22
1.3.2. Đặc điểm của HS THPT ...................................................................... 23
1.4. Bộ môn Hóa học 10 trong chương trình THPT ............................................ 24
1.4.1. Đặc trưng bộ môn Hóa học nói chung................................................. 24
1.4.2. Cấu trúc, nội dung của chương trình Hóa học 10 ................................ 25


1.4.3. Mục tiêu chương trình cơ bản của bộ môn Hóa học 10 ...................... 27
1.4.4. Tầm quan trọng của bộ môn Hóa học 10 trong chương trình THPT .. 28
1.5. Phần mềm thống kê dữ liệu Microsoft Excel ................................................ 28
1.5.1. Khái niệm phần mềm Microsoft Excel................................................ 28
1.5.2. Ưu điểm, nhược điểm của phần mềm Microsoft Excel....................... 29
1.5.3. Các tính năng của Microsoft Excel được sử dụng trong đề tài ........... 29
1.6. Phần mềm thống kê dữ liệu SPSS 22.0 ......................................................... 30
1.6.1. Khái niệm phần mềm SPSS 22.0 ......................................................... 30
1.6.2. Một số lĩnh vực ứng dụng phần mền SPSS 22.0 ................................. 31
1.6.3. Các tính năng chính của phần mền SPSS 22.0 .................................... 31
1.6.4. Ưu điểm, nhược điểm của phần mền SPSS 22.0 ................................. 32
1.6.5. Các giao diện làm việc của phần mềm SPSS 22.0 .............................. 33
1.6.6. Một số địa lượng thống kê và kiểm định dùng cho phân tích dữ liệu
trong phần mềm SPSS 22.0 được dùng trong đề tài .............................................. 35
1.6.6.1. Bảng tần số, thống kê mô tả và đồ thị...................................... 35
1.6.6.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................. 35
1.6.6.3. Kiểm định Chi – bình phương (Chi – Square)......................... 35
1.6.6.4. Kiểm định One-Sample T-Test ................................................ 36
1.6.6.5. Phân tích phương sai ANOVA ................................................ 36
Chương 2. KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC ............................................... 38
2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 38
2.2. Khảo sát thực nghiệm.................................................................................... 38

2.3. Khảo sát chính thức ....................................................................................... 45
2.3.1. Lập kế hoạch khảo sát ......................................................................... 46
2.3.2. Chọn mẫu khảo sát .............................................................................. 47
2.3.3. Liên hệ các trường THPT xin làm khảo sát......................................... 49
2.3.4. Tiến hành đi khảo sát chính thức ......................................................... 50
2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 52
2.5. Mô tả về thang đo hứng thú đối với HS khi học môn Hóa học .................... 65
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 67


3.1. Đánh giá mức độ hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học ......... 67
3.1.1. Kiểm định mức độ hứng thú của HS ................................................... 67
3.1.2. Đánh giá chung mức độ hứng thú của HS ........................................... 67
3.1.2.1. Phân tích kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình mức độ
hứng thú của HS khi học Hóa học.......................................................................... 67
3.1.2.2. Phân tích kết quả tỷ lệ phần trăm mức độ về sự hứng thú của
HS khi học Hóa học .................................................................................................. 69
3.1.3. Đánh giá mức độ hứng thú của HS theo từng phát biểu...................... 71
3.1.3.1. Phát biểu HT1 .......................................................................... 71
3.1.3.2. Phát biểu HT2 .......................................................................... 72
3.1.3.3. Phát biểu HT3 .......................................................................... 74
3.1.3.4. Phát hiểu HT4 .......................................................................... 75
3.1.3.5. Phát biểu HT5 .......................................................................... 76
3.1.3.6. Phát biểu HT6 .......................................................................... 77
3.1.3.7. Phát biểu HT7 .......................................................................... 78
3.1.4. Tiểu kết ................................................................................................ 84
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS.................................... 85
3.2.1. Kiểm định mối liên hệ của các yếu tố ................................................. 85
3.2.2. Sự khác biệt giữa các loại hình trường ................................................ 87
3.2.3. Sự khác biệt theo giới tính ................................................................... 88

3.2.4. Sự khác biệt theo thành tích học tập .................................................... 89
3.2.5. Sự khác biệt giữa việc có đi học thêm và không đi học thêm môn Hóa
học ........................................................................................................................... 90
3.2.6. Tiểu kết ................................................................................................ 91
3.3. Xếp hạng của môn Hóa học trong chương trình THPT ................................ 92
3.3.1. Xếp hạng của môn Hóa học trong tất cả các môn học trong chương
trình THPT................................................................................................................ 92
3.3.2.Xếp hạng của môn Hóa học trong ba môn học: Lý, Hóa, Sinh ............ 94
3.3.3. Tiểu kết ................................................................................................ 95
3.4. Kết luận ......................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 97


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 103
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 106
Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát .................................................................................. 107
Phụ lục 2. Kiểm định thang đo ............................................................................... 109
Phụ lục 3. Thống kê mức độ hứng thú ................................................................... 110
Phụ lục 4. Kiểm định Chi – bình phương ............................................................... 114


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BGH

:

Ban Giám hiệu

GTTB


:

Giá trị trung bình

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

SGK

:

Sách giáo khoa

SPSS


:

Stistical Products for the Social Services

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung và phân bố tiết học môn Hóa học 10........................................ 25
Bảng 1.2. Phân bố tiết học môn Hóa học 10 ............................................................ 27
Bảng 1.3. Ưu điểm, nhược điểm của phần mềm Microsoft Excel ........................... 29
Bảng 1.4. Ưu điểm và nhược điểm phần mềm SPSS 22.0 ....................................... 32
Bảng 2.1. Quy mô mẫu tương ứng với các mức độ sai lệch khác nhau .................. 47
Bảng 2.2. Danh sách các trường THPT chọn khảo sát ............................................. 49

Bảng 2.3. Số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài ........................................................ 53
Bảng 2.4. Mã hóa và khai báo biến các câu 1, 2, 3, 4, 5, 11 .................................... 55
Bảng 2.5. Dữ liệu chính thức từ HS khối lớp 10 ...................................................... 62
Bảng 2.6. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 63
Bảng 3.1. Kết quả thống kê GTTB mức độ hứng thú .............................................. 67
Bảng 3.2. Kết quả xử lý số liệu các phát hiểu trong thang đo .................................. 70
Bảng 3.3. Kiểm định kết quả ảnh hưởng yếu tố ....................................................... 86
Bảng 3.4. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo loại hình trường .......................... 87
Bảng 3.5. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo giới tính ....................................... 88
Bảng 3.6. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo thành tích học tập ........................ 89
Bảng 3.7. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo việc đi học thêm môn Hóa .......... 90
Bảng 3.8. Xếp hạng các môn học yêu thích nhất ..................................................... 93
Bảng 3.9. Xếp hạng môn học yêu thích nhất trong ba môn Lý, Hóa, Sinh .............. 94


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa nhận thức – xúc cảm – hành vi.................................... 12
Hình 1.2. Màn hình dữ liệu làm việc của Microsoft Excel ...................................... 28
Hình 1.3. Màn hình dữ liệu của SPSS ...................................................................... 30
Hình 1.4. Màn hình quản lý dữ liệu.......................................................................... 33
Hình 1.5. Màn hình quản lý biến .............................................................................. 33
Hình 1.6. Màn hình hiển thị kết quả ......................................................................... 34
Hình 1.7. Màn hình cú pháp ..................................................................................... 34
Hình 2.1. Quy trình xây dựng và kiểm định bảng hỏi .............................................. 38
Hình 2.2. Năm thang đo thái độ ............................................................................... 44
Hình 2.3. Quy trình xây dựng và kiểm định bảng hỏi .............................................. 53
Hình 2.4. Mã hóa khai báo biến câu phát biểu mang nghĩa tiêu cực ....................... 57
Hình 2.5. Mã hóa khai báo biến câu phát biểu mang nghĩa tích cực ....................... 57
Hình 2.6. Nhập liệu các câu hỏi 6, 7, 8, 9, 10 và 11................................................. 58
Hình 2.7. Quy trình phân tích dữ liệu định tính ....................................................... 60

Hình 3.1. GTTB của các phát biểu trong thang đo................................................... 68
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ đánh giá chung ...................................... 71
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT1 .................................... 72
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT2 .................................... 73
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT3 .................................... 74
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT4 .................................... 75
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT5 .................................... 76
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT6 .................................... 77
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ ở phát biểu HT7 .................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển và theo đó, trong mảng đào
tạo giáo dục, yêu cầu đặt ra đối với người học ngày càng cao, con người phải không
ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức. Quá trình học tập của HS ở trường chịu tác
động của nhiều thành tố như mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, phương
pháp giảng dạy của GV, hình thức tổ chức hoạt động học tập, hình thức kiểm tra,
đánh giá và cả biện pháp giáo dục mà GV tiến hành để mang lại kết quả học tập
cao. Nếu tất cả các thành tố này không được tổ chức một cách hợp lý và khoa học sẽ
dẫn đến áp lực lớn cho HS trong quá trình học tập, đồng nghĩa với mức độ hứng thú
của HS đối với môn học sẽ ngày càng giảm xuống.
Theo lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Colemen, trong đời sống, khi cá
nhân nhận được một loại những kích thích từ bên ngoài thì không phải cá nhân ngay
lập lức phản ứng lại mà sẽ tiến hành lựa chọn, kích thích nào cảm thấy phù hợp với
bản thân thì cơ thể sẽ tiếp thu và ngược lại, kích thích nào tỏ ra không phù hợp,
không mang lại lợi ích sẽ bị khước từ hoặc loại bỏ khỏi cơ thể [9]. Nói cụ thể hơn,
khi học, tức là nhận một chuỗi những kích thích bên ngoài, nếu sự hứng thú không
dẫn dắt sự lựa chọn trong việc học thì các kiến thức cơ bản cần tiếp thu sẽ rất dễ
dàng bị đào thải khỏi cơ thể. Hứng thú là tiền đề của quá trình nhận thức tích cực

của người học, mang lại hiệu quả cao cho quá trình học, có hứng thú sẽ làm cho
việc học dễ dàng được tiếp thu hơn.
Đặc biệt là đối với môn Hóa học, là một môn khoa học tự nhiên cơ bản và
mang bản chất thực nghiệm. Nếu HS không có hứng thú học môn Hóa học thì sẽ chỉ
học đối phó với chương trình SGK, cảm thấy nó rất khô khan và nhàm chán. Hóa
học cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn SGK theo cấu trúc xoắn ốc. Vì
thế, chương trình SGK Hóa học lớp 10 hầu hết chỉ gồm những kiến thức Hóa đại
cương cơ bản, không có sự liên kết trực tiếp với bản chất của hóa học trong đời
sống hằng ngày. Đồng thời, các kiến thức này cũng mang tính trừu tượng khá cao,
khó có thể tưởng tượng đối với một số HS yếu kém. Các bài học liên quan đến chất
cụ thể ở chương trình Hóa học 10 thì cũng rất ít và lại là những bài đã được học ở
2


chương trình THCS nâng cao lên. Chúng sẽ rất dễ gây nhàm, mất hứng thú học tập
của nhiều em HS khi chỉ mới bước vào phần học đầu tiên của môn Hóa ở chương
trình THPT.
Vì tất cả những lí do đó, với vai trò là sinh viên năm 4 của khoa Hóa học
trường Đại học Sư phạm TP. HCM, tôi đã quyết định chọn đề tài: “KHẢO SÁT
HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI
VỚI MÔN HÓA HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính khi thực hiện đề tài là tìm hiểu sự hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học tại TP. HCM, cụ thể như sau:
- Tìm hiểu mức độ hứng thú của HS khối lớp 10 đối với bộ môn Hóa học.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố: loại hình trường, giới tính, thành
tích học tập và việc đi học thêm môn Hóa học đến mức độ hứng thú môn Hóa học
của HS khối lớp 10.
- Tìm hiểu sự yêu thích của môn Hóa học so với các môn học khác trong

chương trình, đặc biệt là trong số ba môn Lý, Hóa và Sinh.
Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao mức độ hứng thú học tập môn Hóa học
của HS khối lớp 10 các trường THPT, nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Dựa vào công cụ đo lường thái độ của HS đối với bộ môn Hóa học được
xây dựng từ đề tài “Khảo sát thái độ của học sinh Trung học phổ thông đối với môn
Hóa học tại Thành phố Hồ Chí Minh” [12] để khảo sát mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 tại một số trường THPT tại TP.HCM đối với môn Hóa học.
- Xử lý, phân tích và đánh giá tổng quát số liệu bằng phương pháp thống kê
toán học để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra.
- Đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao mức độ hứng thú học tập
môn Hóa học cho HS khối lớp 10 các trường THPT.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình học tập môn Hóa học của HS khối lớp 10 THPT tại TP. HCM.
3


4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của HS khối lớp 10 THPT tại TP.
HCM.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT tại TP.HCM
- Giới hạn về số lượng HS: 910 HS.
- Giới hạn về thời gian: từ 08/2014 đến 05/2016


6. Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát thái độ của HS đối với môn Hóa học
từ góc nhìn của GV hóa học do ThS. Đào Thị Hoàng Hoa nghiên cứu, việc khảo sát
mức độ hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học được đưa ra giả thuyết
như sau:
H 0 : HS khối lớp 10 THPT không hứng thú thấp đối với bộ môn Hóa học.
H 1 : HS khối lớp 10 THPT hứng thú thấp đối với bộ môn Hóa học.
Sự hứng thú cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Điều này tạo ra các cặp
giả thuyết nghiên cứu như sau:
- Về loại hình trường:
H 0 : Loại hình trường không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H 1 : Loại hình trường có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về giới tính:
H 0 : Giới tính không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H 1 : Giới tính có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp 10
THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về thành tích học tập:
H 0 : Thành tích học tập không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H 1 : Thành tích học tập có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối
lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
4


- Về việc đi học thêm của HS:
H 0 : Việc đi học thêm không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.

H 1 : Việc đi học thêm có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.

7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu, đọc và
nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú và hứng thú học tập của HS; tìm hiểu về các
công cụ đo lường xã hội, cụ thể là các thang đo như thang đo Likert.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tư liệu:
dựa trên những tư liệu thu thập được từ các sách, báo, tạp chí, các báo cáo, các đề
tài nghiên cứu, các văn bản…, chúng tôi tổng quan các thông tin dữ liệu này thành
các mục chủ đề khác nhau.
7.2. Nhóm các phương pháp ngiên cứu thực tiễn
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn với các HS và các GV dạy bộ môn
Hóa học ở THPT.
- Phương pháp quan sát: quan sát các hành động, thái độ của đối tượng khảo
sát, cụ thể ở đây là HS đang học THPT.
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
- Phương điều tra xã hội học: xây dựng các câu hỏi mở, từ đó xây dựng bảng
câu hỏi khảo sát.
7.3. Nhóm các phương pháp toán thống kê
- Dùng phần mềm Microsoft Excel để phân tích các câu hỏi trong thang đo
định danh, thứ bậc và vẽ các đồ thị, biểu đồ.
- Dùng phần mềm SPSS 22.0 dùng để thống kê, phân tích dữ liệu và phân
tích định lượng.

8. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài này được thực hiện đồng thời với đề tài “Khảo sát thái độ của học sinh
trung học phổ thông đối với môn Hóa học tại Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn

5


thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc [12]. Tuy nhiên, tác
giả Nguyễn Thị Bích Ngọc đưa quá trình xử lý dữ liệu còn phức tạp cũng như chưa
phân tích cụ thể các con số dữ liệu thu thập được, các kết luận thu thập được còn
mang tính tổng quát cao, chưa bám sát được mục tiêu cũng như giả thuyết nghiên
cứu ban đầu đã đặt ra. Để sữa chữa những sai sót trên, tôi thực hiện đề tài này với
đối tượng phân tích là HS khối lớp 10, đồng thời còn phân tích cụ thể hơn các con
số thu thập được cũng như kết hợp phân tích định tính nhằm làm rõ hơn mức độ
hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học. Qua đó, tôi đưa ra những kết
luận thực tế và mang ý nghĩa khoa học hơn về thái độ, về mức độ hứng thú của HS
đối với môn Hóa học cũng như có những đề xuất một số biện pháp giúp nhà trường,
gia đình, giáo viên có thể nâng cao thành tích học tập của học sinh.
Với sự giúp đỡ của nhóm nghiên cứu gồm một số anh chị học viên Cao học và
các bạn sinh viên khác, thông qua đề tài, tôi một lần nữa đưa ra bằng chứng thực
nghiệm cho thấy tầm quan trọng của thái độ HS đối với môn Hóa học nói riêng và
tất cả bộ môn khoa học nói chung.

6


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hứng thú
1.1.1. Các nghiên cứu về hứng thú trên thế giới
Hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức tạp, như L. X.
Vưgôtxki đã khẳng định: “Đối với việc nghiên cứu hầu như không có vấn đề nào
rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người” [10].Vì vậy, lĩnh
vực hứng thú đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Từ các công trình nghiên cứu có giá trị, chúng tôi thấy rằng khi nghiên cứu về

hứng thú có các hướng sau:
Thứ nhất là các nghiên cứu các lý luận chung, đại cương về hứng thú
Vào những năm 20 của thế kỷ XIX, trong các công trình nghiên cứu tâm lý
của mình, X. L. Rubinstein đã đưa ra những khái niệm đầu tiên về hứng thú, con
đường để hình thành hứng thú và quan trọng nhất chính là phát biểu ý kiến cho rằng
hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm con người.
Năm 1938, trong đề tài “Phát triển hứng thú ở trẻ em”, Ch. Buhler một lần nữa
đưa ra khái niệm về hứng thú. Tuy nhiên, vai trò của hứng thú trong lĩnh vực giáo
dục vẫn chưa được nhắc đến [27].
Năm 1944, tác giả A. F. Bêliep đã thực hiện “Tâm lý học hứng thú”. Đây là
một luận án tiến sĩ với đầy đủ các nội dung, các vấn đề lý luận tổng quát về hứng
thú trong lĩnh vực tâm lý học [11].
Năm 1957, nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề hứng thú M. F. Belaep đã bắt
đầu đưa ra sự hứng thú trên những lĩnh vực, yếu tố, đối tượng khác nhau như: trò
chơi của trẻ em, hứng thú đọc sách, hứng thú xem bóng đá, hứng thú của trẻ em,
hứng thú của những người công nhân đối với công việc lao động của mình [1]…
Thứ hai là các nghiên cứu về hứng thú nhận thức
Nghiên cứu về hứng thú nhận thức cũng tức là xem xét hứng thú trong mối
quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L. L. Bôgiôvích với đề tài “Hứng thú trong quan
hệ hình thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp với nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ
với năng lực”…

7


Năm 1966, L.V. Lepkôp đã công bố công trình nghiên cứu “Sự hình thành
hứng thú nhận thức của HS trong quá trình công tác nghiên cứu địa phương”[9].
Năm 1971, G.I. Sukina đưa ra công trình “Vấn đề hứng thú nhận thức trong
khoa học giáo dục”. Và đây chính con đường mở đầu để đưa khái niệm hứng thú

vào lĩnh vực khoa học giáo dục khi tác giả đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận
thức cùng với những biểu hiện của nó, đưa ra nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận
thức là nội dung tài liệu và hoạt động học tập [14].
Để cụ thể sự hứng thú đối với lĩnh vực giáo dục, năm 1976, N. G. Marôzôva
đã đưa ra nghiên cứu: “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú
nhận thức của HS”. Ở đề tài này, tác giả không chỉ đưa ra các cấu trúc của hứng thú
ở lĩnh vực tâm lý mà còn phân tích những điều kiện, khả năng hứng thú trong quá
trình học của HS, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ việc giảng dạy của GV đến với hứng
thú học tập của HS.
Thứ ba là các nghiên cứu về các con đường, phương pháp nghiên cứu
hứng thú, tác động đến hình thành, phát triển hứng thú.
Từ những năm 1931, I. K. Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú theo
lứa tuổi”. Trong đây, ông đã thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau để đưa ra sự
hình thành, thay đổi và phát triển của hứng thú [27]. Và nghiên cứu cụ thể hơn, đề
tài của G.I. Sukina tiếp tục nghiên cứu về “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa
tuổi” [4].
Tiêu biểu hơn nữa là công trình nghiên cứu của V. N. Marcôva: “Sự hình
thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình
thường” vào năm 1967 [4].
Thứ tư là các nghiên cứu về hứng thú học tập các môn học của HS
Mức độ hứng thú luôn có ảnh hưởng theo chiều hướng tỷ lệ thuận đối với chất
lượng học tập. Điều này đã được chứng minh từ những năm 1955, công trình nghiên
cứu của A. Packhudôp về vấn đề “Sự phụ thuộc giữa tri thức của HS và hứng thú
học tập” [10].
Tuy chỉ ở mức độ định tính nhưng một số đề tài về hứng thú đã thật sự có giá
trị cho nền khoa học giáo dục của thế giới. Ví dụ năm 1964, N.I. Ganbirô đã nghiên
cứu đề tài: “Vận dụng hứng thú như là một phương tiện để nâng cao chất lượng
8



giảng dạy bộ môn Tiếng Nga” hay gần nhất là năm 2004, Linnell, Charles C đã
nghiên cứu: “Nâng cao hứng thú của trẻ em trong việc học môn Toán với công nghệ
hiện đại theo phương pháp tích cực” [4].
1.1.2. Các nghiên cứu về hứng thú ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về
hứng thú được đi theo xu hướng của thế giới như nghiên cứu chung về hứng thú,
hứng thú nghề nghiệp… Tuy nhiên, hiện nay, với sự đổi mới giáo dục đang từng
bước được thực hiện, đề tài hứng thú càng được đưa nhiều vào lĩnh vực giáo dục để
nghiên cứu về hứng thú học tập hay các biện pháp tăng hứng thú cho các môn học,
tiêu biểu như:
Năm 1990, đề tài của Im. Kock là “Tìm hiểu hứng thú đối với môn Toán của
HS lớp 8 Phnôm Pênh”. Đây là luận án phó tiến sĩ khoa Tâm lý, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I [6].
Đề tài luận án tiến sĩ Tâm lý học: “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn
Toán của HS tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn
Toán ở các em” của Nguyễn Thị Thu Cúc vào năm 2008, tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội [4].
Năm 2008, Phạm Ngọc Thủy cũng đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Giáo dục
học với đề tài: “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường phổ
thông” tại trường Đại học Sư phạm TP. HCM [18].
Và càng về những năm gần đây, những đề tài về hứng thú học tập ngày càng
xuất hiện đều đặn hơn. Điều này chứng minh lĩnh vực hứng thú đối với việc học tập
của HS ngày càng được các nhà giáo dục quan tâm nhiều hơn. Cụ thể như năm
2012, xuất hiện đề tài luận văn thạc sĩ Tâm lý học “Hứng thú học tập môn Giáo dục
công dân của HS một số trường THPT tại quận 8 TP. HCM” của Phạm Lê Thanh
Thảo [16], năm 2013 có bài báo trên tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM,
số 45 với tên gọi “Khảo sát thực trạng hứng thú học tiếng Anh của HS lớp 5 tại một
số trường tiểu học ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương” của tác giả Đỗ Huỳnh Kiều
[4]. Gần đây nhất, vào năm 2014, Hoàng Bích Trâm cũng đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm TP. HCM với tên đề tài: “Một số


9


biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần Hóa hữu cơ lớp 11
THPT” [5].
Hứng thú là một cảm xúc được lựa chọn đặc biệt của thái độ được sử dụng
nhiều trong lĩnh vực tâm lý học. Các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam về tình cảm,
cảm xúc của con người như thái độ, hứng thú rất nhiều nhưng tất cả chỉ theo hướng
nghiên cứu ứng dụng, tức là xét về mặt có hứng thú hay không, đồng thời chủ yếu là
đưa ra những biện pháp, phương pháp dạy học nhằm tăng mức độ hứng thú nhận
thức cho đối tượng nghiên cứu. Mới đây nhất, đề tài “Khảo sát thái độ của học sinh
Trung học Phổ thông đối với môn Hóa học tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn
Thạc sĩ giáo dục của Nguyễn Thị Bích Ngọc mới bước đầu đưa ra hướng nghiên
cứu cơ bản về thái độ, mức độ hứng thú của đối tượng nghiên cứu [12]. Ở Việt Nam
trước đây chưa từng có một đề tài nào thật sự đi theo hướng nghiên cứu cơ bản này,
nghĩa là đi thực hiện đo lường, đưa ra mức độ chính xác của sự hứng thú đó là như
thế nào, qua đó có thể có được những kết luận cụ thể, chính xác về mặt khoa học
như thế nào. Đây là điều bất cập khi hướng đi này đã được phổ biến hàng chục năm
nay trong bối cảnh phát triển của thế giới ở hầu hết các lĩnh vực, không riêng lĩnh
vực khoa học giáo dục.

1.2. Hứng thú và hứng thú học tập
1.2.1. Hứng thú
1.2.1.1. Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một hiện tượng tâm lý được nhắc đến trong rất nhiều nghiên cứu
khác nhau. Chính vì thế, hứng thú đồng thời cũng xuất hiện thêm nhiều định nghĩa
khác nhau tương ứng.
Khi chủ nghĩa duy tâm vẫn còn thống trị thế giới, các nhà tâm lý học phương
Tây cho rằng hứng thú là một thuộc tính có sẵn của con người, quá trình lớn lên của

cá nhân cũng là quá trinh bộc lộ sự quan tâm, yêu thích, định hướng tích cực tạo sự
phát triển hứng thú trên cơ sở bản chất sinh học của con người.
Khi chủ nghĩa duy vật biện chứng thật sự được thừa nhân, hứng thú không còn
được xem là cái trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân nữa mà là kết quả của sự hình
thành và phát triển nhân cách con người. Nó có thể phản ánh một cách khách quan
thái độ đang tồn tại trong mỗi con người đối với một đối tượng nào đó xung quanh.
10


Hứng thú cũng chính là kết quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa điều kiện sống và
hoạt động của mỗi cá nhân. Nhà tâm lý học A. G. Covaliop đã đưa ra định nghĩa:
“Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của
nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó”. Định nghĩa trên đã phần
nào nói lên được bản chất của hứng thú.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1999), tác giả Nguyễn Như Ý đã đưa ra khái
hiện hứng thú như sau: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể
tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú hay huy động sinh lực để cố gắng
thực hiện” và “Hứng thú là sự ham thích” [5].
Theo giáo trình Tâm lý học đại cương, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã đưa ra
khái niệm: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với đời sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong
quá trình hoạt động” [5]. Khái niệm này được hấu hết các nhà nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam đều thừa nhận vì nó vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn
hứng thú với hoạt động cá nhân. Và đây cũng là khái niệm hứng thú mà chúng tôi sẽ
sử dụng trong đề tài này.
1.2.1.2. Cấu trúc của hứng thú
Hứng thú được tạo thành từ 2 yếu tố đặc trưng:
- Thứ nhất là sự nhận thức về đối tượng:cá nhân phải ý thức, hiểu rõ ý nghĩa
của đối tượng đã dây ra hứng thú cho bản thân mình. Đây là yếu tố không thể thiếu
của hứng thú.

- Thứ hai là yếu tố xúc cảm với đối tượng: cá nhân phải có cảm xúc dương
tính sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú trong thời gian tương đối dài chứ không
phải là cảm xúc nhất thời hay thoáng qua.
Hiện nay, cấu trúc của hứng thú được kết hợp thêm một yếu tố, là yếu tố hệ
quả hai yếu tố trên. Cụ thể hơn, khi cá nhân có được hai yếu tố quan trọng của hứng
thú nêu trên, bản thân cá nhân sẽ tiến hành những hành động tích cực để tiếp cận và
chiễm lĩnh đối tượng đó. Đây là yếu tố hành động của cá nhân.
Theo tiến sĩ tâm lý học N. G. Mavôzôva, ba yếu tố của cấu trúc hứng thú nêu
trên cũng tương ứng với ba biểu hiện của cá nhân khi có hứng thú. Hứng thú sẽ liên
quan đến việc người đó có xúc cảm, tình cảm, thái độ như thế nào đối với đối
11


tượng, nếu đó là cảm xúc tích cực thì sẽ có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối
tượng, có động cơ trực tiếp để bản thân hoạt động và kích thích hứng thú. Những
hoạt động khác tiếp theo chỉ có tác dụng duy trì và hỗ trợ chứ không thể tạo ra được
bản chất của hứng thú.
Ngày nay, người ta cho rằng hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm và
hành động. Nhận thức là cơ sở, là nền tảng để từ đó nảy sinh tình cảm, cảm xúc đối
với đối tượng. Trước một sự vật hiện tượng nào đó, con người luôn phải trả lời câu
hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Nó có ý nghĩa gì?. Chính khi biết đối tượng có
tầm quan trọng, có ý nghĩa đối với mình hay không để từ đó xuất hiện thái độ tích
cực hay ngược lại là thái độ tiêu cực đối với đối tượng. Cụ thể như nhận thức của
hoạt động học tập, con người tìm hiểu về tri thức, nội dung môn học. Nếu như nhận
thức được vai trò, cũng như ý nghĩa của tri thức đối với bản thân sẽ có thái độ tích
cực học tập, được thể hiện đặc trưng ở sự chú ý, sự hứng thú đối với việc học tập.
Ngược lại, nếu không nhận thức được quá trình học tập có ý nghĩa như thế nào, cá
nhân sẽ tự biểu hiện thái độ tiêu cực, bất mãn những kiến thức và GV đang giảng
dạy trên lớp. Như vậy, xúc cảm, tình cảm chính là kết quả của nhận thức và có vai
trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc của hứng thú. Tình cảm tích cực sẽ giúp cá

nhân hành động tích cực hơn, ngược lại, tình cảm tiêu cực sẽ triệt tiêu đi các hành
động, triệt tiêu tích cực hoạt động tìm hiểu đối tượng hay nói chính xác, hành vi sẽ
ảnh hưởng ngược lại đối với nhận thức.Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ, mật
thiết với nhau trong hứng thú cá nhân. Chúng có sự tương tác lẫn nhau mạnh mẽ, sự
tồn tại từng thành tố riêng lẽ sẽ không có ý nghĩa gì đối với hứng thú.

Nhận
thức

Tình cảm tích cực
hoặc tiêu cực với
đối tượng

Tìm hiểu, suy nghĩ, hiểu
biết về đối tượng

Hành
vi

Xúc
cảm

Hành động cá nhân
biểu hiện bên ngoài

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa nhận thức – xúc cảm – hành vi
12


1.2.1.3. Phân loại hứng thú

Hứng thú có thể được phân loại trên nhiều cơ sở khác nhau
- Dựa vào hiệu quả của hứng thú, hứng thú được chia thành 2 loại:
Hứng thú thụ động là loại hứng thú tĩnh quan, mức độ hứng thú chỉ dừng lại
ở giai đoạn ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng để gây nên hứng thú, không có
những hành động thể hiện mặt tính cực để tìm hiểu, nhận thức sâu hơn về đối tượng
hay sở hữu đối tượng.
Hứng thú tích cực là loại hứng thú không chỉ quan sát, nhìn ngắm đối tượng
mà còn hoạt động tích cực trong niềm say mê với mục đích chiếm lĩnh được đối
tượng. Đây là một trong những khơi nguồn, kích thích sự phát triển nhân cách, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo và đặc biệt hơn, đây chính là nguồn gốc của sự sáng tạo của
con người.
- Dựa vào nội dung đối tượng và nội dung hoạt động, hứng thú được chia
thành 5 loại:
Hứng thú vật chất là loại hứng thú với những vật chất cụ thể xung quanh con
người như nhà ở, quần áo, tiền bạc…
Hứng thú nhận thức là loại hứng thú với những vật chất mang tính trừu
tượng như hứng thú học môn Hóa, hứng thú tìm hiểu triết học, hứng thú tìm hiểu
tâm lý học…
Hứng thú lao động nghề nghiệp là loại hứng thú với một ngành nghề cụ thể
như hứng thú với nghề sư phạm, hứng thú với nghề kinh doanh, hứng thú với nghề
bác sĩ…
Hứng thú xã hội – chính trị là loại hứng thú cụ thể đặc biệt, hứng thú với các
lĩnh vực xã hội – chính trị, muốn tham gia vào các lĩnh vực này.
Hứng thú mỹ thuật là hứng thú về những giá trị thẩm mỹ, cái hay cái đẹp
như hứng thú với những bài thơ, bài văn, hứng thú với phim ảnh, hứng thú với âm
nhạc giao hưởng…
- Dựa vào phạm vi của hứng thú, hứng thú được chia thành 2 loại:
Hứng thú rộng là hứng thú với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, loại
hứng thú này thường không sâu sắc.


13


Hứng thú hẹp là hứng thú với từng mặt của vấn đề, từng ngành nghề, lĩnh
vực cụ thể.
Nhìn tổng quát, cách phân loại này tổng quát nhất và bao hàm luôn các căn cứ
phân loại khác. Trong cuộc sống của mỗi con người, hứng thú rộng và hứng thú hẹp
cần tồn tại trên mỗi cá nhân bởi vì nếu không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ
sẽ không thể hoàn thiện, nhưng nếu chỉ có hứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách
sẽ thiếu sâu sắc, khó thể nhìn nhận được nhiều mặt của vấn đề trong cuộc sống.
- Dựa vào tính bền vững của hứng thú, hứng thú được chia thành 2 loại:
Hứng thú bền vững là loại hứng thú mà cá nhân thường gắn liền với năng lực
cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và trách nhiêm của bản thân mình đối với đối
tượng hứng thú.
Hứng thú không bền vững là loại hứng thú không có nền tảng vững chắc, bắt
nguồn từ các nhận thức không sâu sắc đối với đối tượng hứng thú.
- Dựa vào chiều sâu của hứng thú, hứng thú được chia thành 2 loại:
Hứng thú sâu sắc là loại hứng thú thể hiện các hành động có trách nhiệm với
hoạt động, công việc liên quan đến đối tượng nhằm mục đích tìm hiểu, nhận thức
sâu hơn về đối tượng.
Hứng thú hời hợt bên ngoài là loại hứng thú mà các hành động liên quan đến
đôi tượng hứng thú chỉ được làm một các qua loa, hời hợt.
- Dựa vào chiều hướng của hứng thú, hứng thú được chia thành 2 loại:
Hứng thú trực tiếp là hứng thú đối với bản chất của đối tượng để từ đó thực
hiện các nhận thức, suy nghĩ và sáng tạo ra cái mới phù hợp với đối tượng hứng thú.
Hứng thú gián tiếp là hứng thú do những yếu tố bên ngoài của đối tượng
hứng thú tác động gây nên, không liên quan đến bản chất của đối tượng.
1.2.1.4. Vai trò của hứng thú
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người. Khi kết
hợp với nhu cầu, hứng thú sẽ kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động

tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong học tập và làm việc.
- Hứng thú giúp làm tăng hiệu quả làm việc. Khi một người có hứng thú
với công việc mình đang làm, họ sẽ thấy công việc ấy trở nên nhẹ nhàng, ít tốn sức
lực hơn và đồng thời cũng có sức tập trung cao hơn. Từ đó, công việc sẽ hoàn thành
14


nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn mong đợi. Ngược lại, khi con người phải thực
hiện công việc một cách gượng ép, không mang tính tự nguyện sinh ra từ hứng thú,
công việc sẽ trở nên khó khăn, nặng nhọc, làm việc sẽ trở nên mệt mỏi, chán
chường và kết quả là thời gian làm việc rất lâu mà kết quả đạt được sẽ không cao.
Như vậy, hứng thú có thể làm tăng làm việc của con người nhưng vẫn mang lại cho
con người niềm vui, niềm say mê trong lao động và làm tăng hiệu quả, chất lượng
của hoạt động.
- Xét về phương diện tâm lý học, hứng thú thúc đẩy quá trình nhận thức
của con người. Hứng thú nhận thức sẽ là một động cơ chủ đạo bên trong con người,
giúp con người tò mò, không ngừng liên tục học hỏi những cái mới trong cuộc sống.
Ví dụ như đối với HS, hứng thú nhận thức sẽ giúp các em say mê tìm hiểu, học hỏi
những kiến thức mình được dạy trên lớp và bên ngoài thực tế, hay nói cách khác là
đang ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành động của các em trong quá trình học tập
hay xa hơn nữa chính là kết quả học tập mà HS đang hướng đến. Chỉ cần có hứng
thú, HS sẽ tập trung chú ý hơn, không cảm thấy được sự mệt mỏi của cơ thể và trí
óc để nắm bắt các tri thức một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, khi được xác định
một cách đúng đắn, hứng thú nhận thức sẽ là động lực mạnh mẽ, cơ sở cho thái độ
học tập tích cực của HS.
- Hứng thú có thể giúp hình thành và phát triển nhân cách. Như một tác
giả đã viết: “Hứng thú nhận thức giữ vai trò là động cơ quan trọng của hoạt động
trong quá trình hình thành nhân cách và thường biểu lộ ra ngoài dưới dạng lòng ham
hiểu biết, tính tò mò, lòng khao khát kiến thức mãnh liệt”. Con người khi có hứng
thú sẽ có những suy nghĩ, hành động tích cực. Thông qua hứng thú, những nét tính

cách cá nhân được biểu hiện rõ nét, được hình thành và củng cố, phát triển ngay
trong những hoạt động của con người.
- Hứng thú có thể giúp hình thành và phát triển tài năng của con người.
Như đại văn hào M.Goocki từng viết: “Tài năng nói cho cùng là tình yêu đối với
công việc”. Hứng thú là động lực cơ bản đế hình thành tài năng vì muốn hình thành
tài năng thì điều trước tiên cần có là phải có hứng thú đối với tài năng đó. Chỉ có
như vậy thì cá nhân con người mới có thể hăng say, tích cực làm việc, học tập, học
hỏi không ngừng ở mức độ cao hơn người khác. Họ cần tiếp thu, lĩnh hội được
15


những kiến thức, phương pháp hành động một cách sâu sắc hơn để biến thành tài
năng của chính bản thân mình và nếu không có hứng thú, cá nhân con người sẽ
không thể làm được điều đó. Đúng như trong quyển Từ hứng thú đến tài năng, L. X.
Xôlôvâytrich đã khẳng định: “Hứng thú và tài năng là hai bông hoa mọc chung một
cành, hai mặt của một hiện tượng. Nó là một cặp đôi không thể tách rời nhau như
câu hỏi và câu trả lời. Tài năng sẽ bị thui chột, nếu hứng thú không thực sự sâu sắc,
đầy đủ và nói chung không được nuôi dưỡng lâu dài. Ngược lại, nếu không có
những năng lực cần thiết để thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của hoạt động thì hứng
thú cũng bị lụi tàn” [9].
1.2.1.5. Biểu hiện của hứng thú
Do hứng thú có rất nhiều những định nghĩa và cách phân chia khác nhau nên
theo đó cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về biểu hiện của hứng thú:
- Hứng thú biểu hiện ở hành động: hứng thú được biểu hiện bằng các hoạt
động cụ thể như học tập, nghiên cứu khoa học, mua sắm, ăn uống…
- Hứng thú biểu hiệu ở chiều rộng – chiều sâu tâm lý: hứng thú được biểu
hiện ở một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, đối tượng khác nhau. Nếu chỉ hứng thú
với một đối tượng, con người sẽ có lựa chọn thích hợp để tìm hiểu sâu hơn về đối
tượng đó nhưng cuộc sống sẽ khá đơn điệu. Nếu hứng thú với nhiều đối tượng, con
người có thể sẽ không thể tìm hiểu được sâu hơn các đối tượng hứng thú của mình,

cuộc sống có lẽ sẽ sinh động hơn nhưng điều quan trọng nhất là cần xác định một
số hứng thú trung tâm, định hướng cho hoạt động tích cực của mình.
- Hứng thú biểu hiện ở tâm lý và hành động: biểu hiện hứng thú ở cả tâm
lý và hành động thường được biểu hiện rõ ràng nhất. Khi cá nhân có hứng thú, con
người sẽ thường xuyên bàn luận, chia sẻ về đối tượng, về các việc có liên quan đến
chúng. Ngoài ra, họ sẽ luôn dùng cả con người của mình để tập trung chú ý vào đối
tượng hứng thú và từ đó sẽ giúp sức ghi nhớ, hoạt động tưởng tượng, tư suy đối với
đối tượng ngày một nâng cao, điều này giúp cá nhân con người có được cảm giác
thỏa mãn khi được gần gũi hơn đối với đối tượng hứng thú.
- Hứng thú biểu hiện ở ba mặt nhận thức – xúc cảm – hành động: theo
tiến sĩ tâm lý học N. G. Mavôzôva và nhiều nhà tâm lý khác, hứng thú thể hiện ở ba
mặt nhận thức – xúc cảm – hành động. Trong đề tài này, chúng tôi cũng sẽ lựa chọn
16


×