Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Hướng dẫn lựa chọn CP trên TTCK Mỹ (An Quách)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 32 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4
Sử dụng công cụ lọc cổ phiếu của Finviz ..................................................................5
Thông số Descriptive ..............................................................................................5
Thông số cơ bản (Mục Fundamental) .....................................................................6
Kiểm tra giá trị hiện tại ...........................................................................................7
Các bước kiểm tra cổ phiếu trước khi mua ................................................................8
Sử dụng MSN Money .............................................................................................8
Kiểm tra bằng Finviz ............................................................................................10
Xem tin tức liên quan - Google Finance ...............................................................11
Kiểm tra cổ đông nội bộ đang bán cổ phiếu? .......................................................11
Báo cáo lợi nhuận.....................................................................................................13
Các website theo dõi báo cáo lợi nhuận ...............................................................13
Kết quả tài chính và dự báo ..................................................................................17
Bộ lọc dành cho nhà đầu tư Options ........................................................................18
Những chiêu thức đầu tư Options ............................................................................20
Mua cổ phiếu.........................................................................................................21
Long Call ..............................................................................................................21
Bull Debit Spread (Bull Call Spread) ...................................................................21
Bull Credit Spread (Bull Put Spread) ...................................................................21
Công thức ĐẦU TƯ thành công ..............................................................................22
Tại sao nhiều người thua lỗ? .................................................................................22
Vậy công thức đầu tư thành công là gì? ...............................................................23
Giải thích thuật ngữ..................................................................................................24
EPS (Earning Per Share) .......................................................................................24
PE - Price/EPS ......................................................................................................25
2


ROA (Return on total assets) ................................................................................25


ROE (Return on equity) ........................................................................................26
Beta .......................................................................................................................27
CÁC CHIẾN LƯỢC OPTIONS ..............................................................................28
Long Call ..............................................................................................................28
Long Put ................................................................................................................29
Bull Call Spread (Debit Spread) ...........................................................................30
Bear Put Spread.....................................................................................................31
Lời kết ......................................................................................................................32

3


LỜI MỞ ĐẦU
Bạn đang đầu tư chứng khoán, trên thị trường hiện nay có hàng ngàn công ty được
niêm yết, làm sao để bạn chọn được những công ty đang hoạt động kinh doanh tốt,
sức khỏe tài chính tốt để đầu tư. Vì chỉ khi chọn đúng những công ty tốt thì việc đầu
tư mới mang lại lợi nhuận. Vậy làm cách nào để lựa chọn, sàng lọc trên hàng ngàn
mã cổ phiếu hiện có trên thị trường và lọc cho mình một danh sách nhỏ những công
ty tốt, từ đó theo dõi và phân tích sâu hơn để tìm hướng đầu tư hợp lý.
Quyển sách nhỏ này sẽ giúp bạn tự mình sử dụng công cụ trên Internet và lọc ra
những cổ phiếu theo đúng tiêu chí bạn đưa ra. Đồng thời sách cũng đề cập đến công
thức đầu tư sao cho hiệu quả và một vài chiến lược đầu tư quyền chọn Options để
bạn tham khảo và đầu tư.
Phần đầu quyển sách sẽ hướng dẫn cách lọc cổ phiếu và các chỉ số cần quan tâm, vì
để đơn giản nên sẽ giả định bạn đã biết các thuật ngữ, chỉ số như PE, EPS, Earning,
ROA, ROE… Tuy nhiên phần sau quyển sách có giải thích từng thuật ngữ để bạn có
thể tra khảo lại.
Cũng lưu ý rằng những nội dung trong sách không phải là những đề xuất đầu tư, đây
chỉ là sách hướng dẫn, và tác giả không chịu trách nhiệm về những lợi nhuận hoặc
thua lỗ khi bạn quyết định đầu tư.

Bây giờ, bạn hãy mở máy tính lên, chuẩn bị một ly café hoặc tách trà, ngồi thư giản
rồi đọc quyển sách này và thực hành theo từng bước trong sách để trải nghiệm và tự
lọc cho mình một danh sách cổ phiếu có tiềm năng phát triển tốt, từ đó đầu tư và gia
tăng tài sản.
Let’s GO ~~~

4


SỬ DỤNG CÔNG CỤ LỌC CỔ PHIẾU CỦA FINVIZ
Đầu tiên vào trang web Finviz: />Chọn Screener để tiến hành khai báo các tham số lọc cổ phiếu

Ban đầu khi chưa áp dụng bộ lọc, trong danh sách có gần 7000 cổ phiếu

Chúng ta bắt đầu áp các thông số lọc vào
Thông số Descriptive
1.
2.
3.
4.

Index = S&P 500 (Lọc trong danh sách S&P 500 công ty lớn)
Sector = Ngành
Country = USA (lọc những công ty của Mỹ)
Option/Short = Optionable (Nếu muốn sử dụng options để đầu tư thì chọn
mục này, khi đó danh sách sẽ bao gồm những công ty có Options)

Sau khi chọn xong danh sách chỉ còn khoảng 485 cổ phiếu (hơn 500 công ty lớn
trong SP 500, đã được lọc bỏ các công ty ngoài nước Mỹ, bỏ các cổ phiếu không có
Options)

5


Thông số cơ bản (Mục Fundamental)
1. Chỉ số lợi nhuận
a. ROE (Return on Equity): Over +20%
b. ROA (Return on Assets): Over +10%
2. Tình hình phát triển công ty, dựa theo EPS
a. EPS Growth Next Year: Over +10%
b. EPS Growth Next 5 Years: Over +5%
3. Institutional Ownership: Over 60%
Sau khi lọc xong chúng ta còn 64 cổ phiếu, đến bước này những cổ phiếu đã lọc đã
là những cổ phiếu tốt, có khả năng phát triển, kinh doanh có lợi nhuận.

Nếu lọc xong mà danh sách vẫn còn nhiều quá, thì có thể tăng chỉ số ROE lên > 30%
Sau khi nâng ROE lên > 30% thì danh sách còn lại 42 cổ phiếu

6


Kiểm tra giá trị hiện tại
Tiếp theo chúng ta kiểm tra giá trị của cổ phiếu bằng chỉ số PE, giá cổ phiếu có đang
quá cao hay không?
 Đặt P/E < 15
 Forward PE < 15
Tại thời điểm này, nếu áp dụng các bộ lọc trên thì chỉ còn vài cổ phiếu tốt được thể
hiện trong hình sau

7



CÁC BƯỚC KIỂM TRA CỔ PHIẾU TRƯỚC KHI MUA
Sau khi đã có được danh sách cổ phiếu tốt, chúng ta cần phải kiểm tra lại tình hình
công ty, các tin tức nói về công ty đó, công ty có sắp báo cáo tài chính hay không?
Có sản phẩm mới nào sắp ra mắt không? Các nhà phân tích, chuyên gia có đề xuất
gì không? Cổ đông nội bộ có đang mua bán cổ phiếu gây ảnh hưởng đến giá không?
Sử dụng MSN Money
Vào website />Nhập mã cổ phiếu muốn kiểm tra vào ô rồi nhấn Enter

8


Màn hình sẽ hiện ra toàn bộ thông tin của công ty, kéo xuống bên dưới sẽ có thông
tin chi tiết về các chỉ số phân tích cơ bản.

Hãy để ý khung Analyst Recommendation, thể hiện các nhà phân tích đề xuất đầu
tư.
Như ví dụ cổ phiếu DAL, được đề xuất Mua từ ngày 21/10/2014, lúc đó giá khoảng
37-38, hiện tại khi viết sách này thì giá DAL đã là 43.84

9


Kiểm tra bằng Finviz
Sau khi lọc xong ở trang Finviz, hãy nhấn vào mã cổ phiếu để xem toàn bộ thông tin
của mã cổ phiếu đó

Các điểm cần kiểm tra trong Finviz
 Các nhà phân tích có đề xuất mua không? (Các dòng bên dưới kèm ngày tháng,
giá mục tiêu…)

 Kỳ báo cáo lợi nhuận tiếp theo là khi nào? (Mục Earning)
 Có cổ đông nội bộ nào đang bán cổ phiếu không? (Mục Insider Trans)
 Có quỹ đầu tư nào đang bán cổ phiếu không? (Mục Inst Trans)
 Có bị giảm tính nhiệm, hạ cấp (Downgrades) không?
 Có thay đổi nào gần đây về mục tiêu giá (target price) hay không?
10


Xem tin tức liên quan - Google Finance
Vào website />Nhập mã cổ phiếu, kiểm tra xem có tin tức nào xấu, tiêu cực về công ty hay không?
Kiểm tra cổ đông nội bộ đang bán cổ phiếu?
Cần kiểm tra nếu mục Insider Transaction trong Finviz báo < -5% nghĩa là cổ đông
đang bán cổ phiếu nhiều
Vào website , nhập mã cổ phiếu

11


12


BÁO CÁO LỢI NHUẬN
Các website theo dõi báo cáo lợi nhuận


13


/>
14



Danh sách công ty sắp báo cáo, thống kê các kỳ đã báo cáo lợi nhuận:
/>
15


Dự báo kết quả báo cáo lợi nhuận:

16


Kết quả tài chính và dự báo
Các phần cần quan tâm trong báo cáo tài chính







Actual Earnings (EPS) Surprises
Next Quarter & Next Year Forecase Surprises
Sales Growth
Operating Margin Growth
Earnings Growth (Quarter to Quarter – lưu ý kết quả theo mùa)
Dividends Growth

Tìm hiểu công ty
 Sản phẩm chủ lực

 Khả năng phát triển
 Các rủi ro
Các vấn đề khác






Thay đổi cổ tức (dividends)
Công ty mua lại cổ phiếu
Sáp nhập, mua lại
Công bố sản phẩm
Gộp hoặc tách cổ phiếu

17


BỘ LỌC DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ OPTIONS
Nếu bạn cảm thấy bộ lọc trên quá khắt khe và có vẻ như chỉ dành cho những nhà
đầu tư dài hạn trong khi bạn là nhà đầu tư Options cần nhiều cổ phiểu tốt để đầu tư
ngắn hạn 10-30 ngày, những cổ phiếu đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn 1-3
tháng.
Danh sách sau khi lọc quá ít trong khi bạn cần nhiều cổ phiếu hơn để có thể chia nhỏ
các khoản đầu tư của mình.
Hãy áp dụng thử các thông số lọc sau, được tổng hợp từ những thông số mà nãy giờ
bạn thử áp dụng, cộng với một vài thông số của nhà đầu tư Options lâu năm kinh
nghiệm Bill Poulos.










Index: S&P 500
P/E: <15
Forward P/E: <15
Country: USA
Institutional: Over 60%
Opion/Short: Optionable
Beta: Over 1.5

Sau khi lọc xong chúng ta có khoảng 20-35 cổ phiếu (tùy thời điểm lọc), với danh
sách này, bạn bắt đầu xem biểu đồ phân tích kỹ thuật, tìm điểm vào điểm ra, lựa
chọn chiến lược đầu tư quyền chọn options và tiến hành kiếm tiền.
18


19


NHỮNG CHIÊU THỨC ĐẦU TƯ OPTIONS
Sau đây là những chiêu thức đầu tư quyền chọn Options có thể sử dụng sau khi đã
lọc danh sách cổ phiếu tốt.
Đầu tiên kiểm tra biểu đồ phân tích kỹ thuật, xác định xu hướng, xác định ngưỡng
hỗ trợ, kháng cự trong 1-2 tháng sắp tới.
Hãy lấy 1 ví dụ để cùng nhau phân tích, trong danh sách sau khi lọc, chọn mã FCX,

nhấn vào mã FCX để xem chi tiết.
Đầu tiên là biểu đồ giá, giá đã xuống thấp nhất và đang hồi phục trở lại.

Tiếp theo hãy xem các nhà phân tích nói gì về FCX

Vào ngày 1/10/2014, nghĩa là ngay khoảng giá rất thấp của FCX, Brean Capital đề
xuất tính hiệu mua và xác định giá mục tiêu $39 trong khi giá hiện tại của FCX
khoảng 27-28
20


Từ đó có thể áp dụng các chiến lược sau
Mua cổ phiếu
Sau khi xem xét cổ phiếu, nếu chưa quen với việc đầu tư Options như các chiến lược
bên dưới, bạn có thể tiến hành mua cổ phiếu và chờ thời điểm bán ra kiếm lợi nhuận.
Một số công ty môi giới như Interactive Brokers chỉ yêu cầu bạn đầu tư 25% vốn
(tùy mã cổ phiếu mà) là có thể mua được cổ phiếu. Ví dụ bạn có 10.000 USD thì có
thể mua được đến 40.000 USD cổ phiếu.
Long Call
Mua hợp đồng Call FCX, đáo hạn trong 30-90 ngày, giá strike At The Money, nếu
như trong chart giá hiện tại của FCX là 28.43, có thể quyết định mua FCX strike 28
hoặc 29, strike 29 sẽ ít tiền đầu tư hơn và giảm được rủi ro.
Bull Debit Spread (Bull Call Spread)
Sử dụng chiến lược này khi biết rằng giá FCX sẽ không thể tăng mạnh đến ngày đáo
hạn, giả sử chúng ta kỳ vọng giá FCX trong 1 tháng tới chỉ có thể tăng đến 34 là cao
nhất, chúng ta mua 1 hợp đồng Call ở giá 28 (At the money) và bán 1 hợp đồng call
ở giá 34.
Bull Credit Spread (Bull Put Spread)
Sử dụng khi xác định rằng FCX không thể nào giảm hơn nữa, và có vẻ FCX đang
hồi phục nhưng không thể xác định rõ là FCX sẽ tăng lên nhiều hay vẫn nằm im di

chuyển chậm trong thời gian 10-30 ngày tới. Nếu mua Call thì có thể lỗ vì giá không
tăng mạnh, do đó có thể sử dụng chiến lược Bull Put Spread. Tiến hành như sau: bán
1 FCX Put strike 28, mua 1 Put strike 26. Do tiền bán strike put 28 nhiều hơn tiền
mua strike put 26 nên ta sẽ thu về trước một số tiền, nếu đến ngày đáo hạn, giá FCX
cao hơn 28 thì ta sẽ giữ toàn bộ số tiền đã thu xem như là lợi nhuận. Nếu FCX giảm
giá mạnh xuống dưới 26 thì ta chỉ thua lỗ tối đa $200 trừ số tiền đã thu về. Chiến
lược này được giới hạn rủi ro, và cũng đảm bảo thắng trong các trường hợp giá không
tăng, giá tăng ít, giá tăng mạnh, giá giảm ít, chỉ thua khi giá giảm mạnh mà thôi.
21


CÔNG THỨC ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG
Đầu tư là một quá trình lâu dài, và thị trường chứng khoán lúc tăng lúc giảm chứ
không hề đứng yên, vì thế để đầu tư thành công, bạn cần có khả năng quản lý vốn
và có thể giữ gìn tài sản để đầu tư liên tục trong nhiều năm.
Tại sao nhiều người thua lỗ?
Bạn có biết hơn 90% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và Options thua cuộc,
đầu tư và để mất tiền? Hãy điểm qua một số lý do sau
1. Nhà đầu tư mất tiền bởi vì không có một chiến lược đầu tư hợp lý. Đây là lý
do phổ biến trên thị trường, người ta chỉ cần biết cách mua bán, và bước ra thị
trường, mua và bán, kiếm lời, nhưng không thể né được những đợt thua lỗ
lớn, và không sớm thì muộn cũng mất hết số tiền đầu tư. Họ thắng rồi lại thua,
thắng rồi lại thua, và cuối cũng thì không còn đồng nào.
2. Tâm lý cờ bạc. Sau khi phân tích cơ hội đầu tư, họ tự tin vào quyết định của
mình và quyết ăn thua đủ, dồn hết phần lớn tiền vào cuộc mà không cân nhắc,
không có cơ chế quản lý tài chính, tài sản của mình.
3. Mất tiền vì không kiên nhẫn, vì luôn muốn giao dịch, luôn muốn hành động
với ý nghĩ rằng “bắt tiền làm việc cho mình liên tục”. Với chiến lược đầu tư
đúng thì nhà đầu tư sẽ đứng ngoài thị trường khi thấy nguy hiểm nếu tiến hành
giao dịch. Nhưng đa số luôn muốn giao dịch vì sợ mất cơ hội nếu mình không

để tiền đầu tư hoạt động trong thị trường. Biết thời điểm không nên giao
dịch cũng quan trọng như việc chọn thời điểm giao dịch.
4. Mất tiền vì để cảm xúc chi phối dẫn đến quyết định theo cảm tính. Khi tham
gia đầu tư sẽ luôn có hai cảm giác chi phối hành vi và quyết định của nhà đầu
tư. Đó là sợ hãi và tham lam. Sợ mình bỏ lỡ cơ hội tốt, sợ thua lỗ, hoặc là
tham lam không chốt lời khi đã lời như kỳ vọng vì có thể mình chốt lời sớm
sẽ giảm tiền lời, tham lam cũng có thể dẫn đến việc giao dịch quá nhiều.
5. Mất tiền vì đi theo đám đông. Khi nghe người khác bàn luận về cổ phiếu và
nhiều người đầu tư vào, bản thân cũng đầu tư theo mà không phân tích kỹ,
thậm chí không tìm hiểu về cổ phiếu
22


6. Mất tiền vì mục tiêu kỳ vọng không thực tế. Mỗi năm tài khoản đầu tư tăng
30% là tốt hay không tốt? 100% có vẻ tốt hơn, hay là đặt kỳ vọng 300% lợi
nhuận mỗi năm có phải hay hơn không? WOW. Dĩ nhiên điều gì cũng có thể
xảy ra, và bạn muốn đầu tư nâng tiền mình lên gấp 3 lần, đồng thời cũng muốn
trúng vé số. Nhưng thực tế thì khó có thể đạt được những kỳ vọng không thực
tế như trên.
Vậy công thức đầu tư thành công là gì?
Đầu tiên là tránh những sai lầm vừa kể, tiếp theo bạn cần có kỷ luật, lập công thức
cho riêng mình, và luôn bám sát.
Bạn có thể thực hiện những bước sau để hạn chế rủi ro và luôn có thể đầu tư trên thị
trường
1. Lọc cổ phiếu, lựa ra danh sách cổ phiếu tốt để đầu tư (hằng ngày hoặc hằng
tuần)
2. Phân tích kỹ và chọn ra cổ phiếu tốt
3. Chọn chiến lược phù hợp với khả năng thay đổi giá của cổ phiếu
4. Luôn luôn chỉ đầu tư 1-2% tổng số vốn cho mỗi cổ phiếu đã chọn (lưu ý chọn
những chiến lược options có giới hạn rủi ro, tuyệt đối né các chiến lược

Unlimited Risk như Sell Call, Sell Put, Short Stock…)
5. Khi đạt lợi nhuận 100%, bán bớt ½ sẽ thu hồi vốn, phần còn lại để giá chạy
tự nhiên, đến khi thấy đủ lợi nhuận thì chốt luôn thu lợi nhuận tối đa.
6. Lặp lại các bước trên.
7. Bảo vệ vốn bằng cách luôn chừa tỉ lệ tiền mặt nhất định để dự phòng rủi ro
(25-50% tiền mặt)

23


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Nội dung phần này được tổng hợp từ Internet, website cophieu68.vn
EPS (Earning Per Share)
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được
lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm
lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân
đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành
bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời
gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng
cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm
EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo
chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.
Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan
trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng
(net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần

hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là
cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp
có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu
tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ
lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên
kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

24


PE - Price/EPS
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng
quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa
giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán
ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế
mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng
cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được
công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức
cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất
vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả
cổ tức cao.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu
AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao
nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại
cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số

P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
ROA (Return on total assets)
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn
đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn
và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để
25


×