Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tìm hiểu kết cấu của hệ thống khuôn ép phun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.67 KB, 3 trang )

Tìm hiểu kết cấu của hệ thống khuôn ép phun

Các hệ thống cơ bản trong khuôn ép phun.


Hệ thống dẫn hướng và định vị: bao gồm chốt dẫn hướng, bạc dẫn hướng, bộ định
vị, vòng định vị…



Hệ thống dẫn nhựa vào lòng khuôn: bao gồm bạc cuống phun, kênh nhựa, miệng
phun…



Hệ thống đẩy sản phẩm: bao gồm chốt đẩy, chốt hồi, chốt đỡ, bạc chốt đỡ, tấm đẩy,
tấm giữ, khối đỡ…



Hệ thống làm nguội: bao gồm các đường nước, các rãnh, ống dẫn nhiệt, đầu nối
(ống trục rỗng, vòi nước)…



Hệ thống thoát khí: bao gồm các rãnh tháo hơi.



Cấu tạo và chức năng cơ bản của các bộ phận trong khuôn.



Hình 4.7 Cấu tạo cơ bản của khuôn ép phun.
1.

Trục rỗng: dùng để nối hệ thống làm nguội trong khuôn với bộ phận bơm bên ngoài.

2.

Tấm kẹp trước: kẹp phần cố định của khuôn vào máy ép phun.

3.

Bạc dẫn hướng chốt: để tránh mài mòn nhiều lần hoặc làm hỏng tấm khuôn sau
(bạc có thể thay thể khi bị hỏng).

4.

Chốt dẫn hướng: dẫn phần khuôn trước chuyển động với phần khuôn sau, để liên
kết chính xác hai phần của khuôn (có thể thay thế khi bị hỏng).

5.

Tấm khuôn trước: là phần cố định của khuôn, có tác dụng định hình cho chi tiết.

6.

Tấm khuôn sau: là phần di động của khuôn, cũng có tác dụng định hình cho chi tiết.

7.


Bạc cuống phun: nối vòi phun của máy ép phun với kênh nhựa của khuôn.

8.

Vòng định vị: đảm bảo sự đồng tâm của bạc cuống phun với vòi phun.

9.

Chốt đẩy: dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn sau khi mở khuôn.


10.

Các đường nước: dùng để làm nguội lõi và lòng khuôn.

11.

Bộ định vị: đảm bảo vị trí tương quan giữa hai phần khuôn khi đóng.

12.

Tấm kẹp sau: kẹp phần chuyển động của khuôn (phần khuôn sau) vào máy ép
phun.

13.

Bạc mở rộng: dùng để làm bạc kẹp tránh làm mòn hỏng tấm kẹp sau, khối đỡ và
tấm đỡ.

14.


Chốt hồi về: làm cho chốt đẩy có thê quay trở lại khi khuôn đóng.

15.

Bạc dẫn hướng chốt đỡ: để tránh mài mòn và hỏng chốt đỡ, tấm đẩy và tấm giữ do
sự chuyển động mạnh giữa chúng.

16.

Chốt đỡ: dẫn hướng cho chuyển động và đỡ cho tấm đỡ, tránh cho tấm đỡ khỏi bị
cong do áp lực đẩy cao.

17.

Tấm đẩy: đẩy chốt đẩy đồng thời với quá trình đẩy.

18.

Tấm giữ: giữ chốt đẩy và tấm đẩy.

19.

Khối đỡ: ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía sau tạo khoảng không để tấm đẩy hoạt
động được.

20.

Tấm đỡ: giữ cho mảnh ghép khuôn không bị rơi ra ngoài.




×