Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.01 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Ngày 09/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khóa X Quốc hội đã thông qua Luật Hôn
nhân và gia đình mới – đây là đạo luật thứ ba trong vòng 40 năm qua về lĩnh vực
hôn nhân và gia đình ở nước ta.
Điều mới dễ nhận thấy nhất là quy mô của đạo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 đã đạt mức độ hoàn chỉnh cao về dung lượng, nhắm tới việc đáp ứng đầy
đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đọan phát
triển mới của đất nước. So với 10 điều liên quan trong Sắc lệnh số 97/SL ngày
22/5/1950, 6 chương 35 điều của Luật Hôn nhân và gia đình 1959 và 10 chương 57
điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 với 13 chương và 111 điều đã có bước tiến rất lớn, đạt tầm vóc của một bộ
luật. Đặc biệt có một số điểm mới nổi trội trong quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 về việc hủy kết hôn trái pháp luật. Đây cũng là vấn đề mà chúng em
muốn trình bày dưới đây: “Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam
về hủy việc kết hôn trái pháp luật”.
I. Khái niệm
1. Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí
kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật
quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000.
2. Thế nào là hủy kết hôn trái pháp luật?
Hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết
hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn
nhân và gia đình.
II. Quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn
trái pháp luật
1. Nguyên tắc xử lý đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật
Theo Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
đình”. Hôn nhân chỉ được nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân
tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn:


“Không ai bị buộc phải kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo luật hôn
nhân một khi người đó kết hôn…hôn nhân không thể phục tùng sự tuỳ tiện của
người kết hôn mà trái lại sự tuỳ tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của
hôn nhân”. Chính vì thế, Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết
hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn nên hủy việc kết hôn trái pháp
luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn
nhằm đảm bảo sự chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình. Có thể nói
đây là biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện thái độ phủ định
của Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Điều 16 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 quy định: “ Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy
định tại Điều 15 của luật này, toà án xem xét và quyết định việc huỷ kết hôn trái
pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn.
Căn cứ quyết định của toà án, cơ quan đăng kí kết hôn xoá đăng kí kết hôn trong sổ
đăng kí kết hôn”.
Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được
quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, khi có
yêu cầu, toà án có quyền huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó. Có thể nói rằng, Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 bổ sung và đầy đủ hơn Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959, 1986. Nếu như trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy
định về việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật, đến năm 1986 trong Luật hôn nhân và
gia đình tại Điều 9 có quy định về việc kết hôn trái pháp luật nhưng còn nhiều thiếu
sót thì đến năm 2000 đã được pháp luật bổ sung từ điều kiện kết hôn đến những
trường hợp cấm kết hôn và tại điều 15,16, 17 trong Luật hôn nhân và gia đình đã
phân chia cụ thể hơn với việc huỷ kết hôn trái pháp luật, bao gồm: Người có quyền
yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật ( Điều 15), Huỷ việc kết hôn trái pháp luật
( Điều 16); Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật, mà chúng ta sẽ được
tìm hiểu rõ hơn nội dung dưới .
Tuy nhiên, huỷ việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của hai người kết hôn trái pháp luật và của con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý các
trưòng hợp kết hôn trái pháp luật, toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều

kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và
đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ kể từ khi kết hôn cho đến khi toà
án xem xét cuộc hôn nhân của họ để từ đó toà án có quyết định xử lý đúng đắn,
đảm bảo “thấu lý, đạt tình”.
2. Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
a. Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ kết hôn
Luật hôn nhân và gia đình quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười
tám tuổi trở lên mới được kết hôn. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Nam
bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám mà kết hôn thì coi như không
vi phạm điều kiện kết hôn. Giải pháp này đã được chấp nhận ngay từ văn bản luật
đầu tiên về hôn nhân và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (Luật hôn nhân và
gia đình năm 1959 Điều 6) và được giữ nguyên cho đến nay. Các lý lẽ của giải
pháp chủ yếu mang tính y học: đối với người Việt Nam, sự phát triển thể chất đủ
chín mùi cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân thường được ghi nhận khi con người
đạt độ tuổi đó (Ở Châu Âu các quy định về tuổi kết hôn tối thiểu không giống nhau
tùy theo nước, dù thể trạng chung của con người thuộc các dân tộc Châu Âu không
khác nhau lắm. Tuổi kết hôn tối thiểu ở Đức là 21 đối với nam và 16 đối với nữ, ở
Thụy Sĩ là 20 và 18, ở Ý là 16 và 14 và ở Pháp là 18 và 15 ). Người làm luật quan
tâm đến sự chín mùi về thể chất chứ không quan tâm đến khả năng sinh sản. Điều
đó giải thích tại sao luật chỉ quy định giới hạn tối thiểu mà không có quy định giới
hạn tối đa về tuổi kết hôn: người đã quá tuổi sinh sản tự nhiên vẫn có quyền kết
hôn. Như vậy, khi nam nữ chưa đến tuổi kết hôn tức là nam chưa bước sang tuổi
hai mười, nữ chưa bước sang tuổi mười tám mà kết hôn; đối với trường hợp này,
tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
b. Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi
kết hôn.
Thiếu sự tự nguyện của nam nữ kết hôn là có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa
dối để kết hôn
- Cưỡng ép kết hôn: Cưỡng ép của bên kia hoặc của người thứ ba. Cưỡng

ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ
(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8 khoản 5). Điều luật nhắm chủ yếu vào
việc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu
ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hôn
nhân xếp đặt. Cần lưu ý rằng trong thực tiễn xét xử, thông thường cưỡng ép kết hôn
được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một hai trong bên
kết hôn ( Theo Nghị quyết số 02 đã dẫn, người thứ ba có thể cưỡng ép một trong
hai bên hoặc cả hai bên tiến hành kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Ví dụ: bố
mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải
kết hôn với người nam để trừ nợ; bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên
cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau;...). Trong Nghị quyết số 02 đã dẫn còn
có các ví dụ về ép buộc kết hôn bằng cách đe doạ dùng vũ lực, dùng vật chất.
- Lừa dối để kết hôn: Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối,
ghi nhận tại BLDS 2005 Điều 132 khoản 1và được áp dụng cho tất cả các giao dịch
dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân. Ta nói rằng lừa dối
trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao
dịch kết hôn (Luật Việt Nam thời kỳ thuộc địa, chịu ảnh hưởng luật của Pháp,
không thừa nhận lừa dối như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn
nhân vô hiệu) là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về ngưới đó làm cho
người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ
làm việc có ích cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn. Theo hướng dẫn của
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao thì có thể coi là hành vi lừa dối kết hôn khi một bên hứa là nếu
kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, bảo lãnh ra nước ngoài, một bên không có khả
năng sinh lý hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình dấu…
Cần phân biệt hành vi lừa dối để kết hôn với sự nhầm lẫn. Nếu một
người chỉ nhầm lẫn về một yếu tố về người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về
địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình… thì không coi là thiếu sự tự nguyện khi kết
hôn. Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn

như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nếu do nhầm
lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người nhầm lẫn có thể xin ly hôn. Nếu sự nhầm lẫn là
do hệ quả của sự lừa dối, thì có thể yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật do có sự
lừa dối.
Sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt
của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000 nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế
độ hôn nhân cưỡng ép, lừa dối. Kết hôn là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ.
Vì vậy, về nguyên tắc phải đảm bảo không có hôn nhân ngoài ý muốn của người
kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng được pháp luật hầu hết các nước phát
triền, văn minh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân.
“Không có hôn nhân thì không có tự nguyện” (Điều 146, Bộ luật dân sự nước Cộng
hòa Pháp) và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên
cơ sở sự hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ. Và hơn hết, quy định về điều
kiện kết hôn tại khoản 2 Điều 9 Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phù hợp
với tinh thần của Công ước Cedaw: “Quyền tự do như nhau được lựa chọn người
kết hôn và chỉ kết hôn khi mình được tự do quyết định và hoàn toàn tự nguyện”.
c. Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác
Trên cơ sở Hiến pháp 1992 (Điều 64), Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình
1959, 1986 và Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2000, căn cứ trên là sự kế thừa và
cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình – nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng. Đó là quy định hết sức cần thiết, bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ của Luật hôn nhân và gia đình là xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, xóa bỏ sự
đối xử bất bình đẳng đối với người phụ nữ, xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ Xã
hội chủ nghĩa. Theo quy định thì một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp
pháp thì không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Nếu việc kết hôn vi phạm quy định này thì có căn cứ để Tòa án nhân dân xử hủy
việc kết hôn đó. Cơ sở pháp lý để xác định một người đang có vợ, có chồng là dựa
vào giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy
chứng nhận kết hôn đó phải đang có hiệu lực. Trong trường hợp nam nữ sống như

vợ chồng tuy không có giấy chứng nhận kết hôn nhưng được công nhận là “Hôn
nhân thực tế” thì các bên nam nữ cũng được coi là có vợ có chồng, do đó nếu một
trong hai bên lại kết hôn với người khác thì việc kết hôn của họ được coi là vi
phạm pháp luật. Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.
d. Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn
Trước đây Luật hôn nhân và gia đình 1959 cấm kết hôn với người mắc bệnh “loạn
óc” mà chưa chữa khỏi (Điều 10) và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định
cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh “tâm thần không có khả năng nhận thức
hành vi của mình”, tuy nhiên đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được sửa
thành “cấm người mất năng lực hành vi dân sự” kết hôn. Sự thay đổi về thuật ngữ
này phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân nhưng nó lại thiếu tính thực tế. Bởi khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không
phải tất cả những người có quyền, lợi ích liên quan đều yêu cầu Toà án ra quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Song, điều đó không có nghĩa rằng luật
thừa nhận quyền kết hôn cho người không nhận thức được hành vi của mình. Có
thể suy nghĩ trong lôgic của sự việc:
1. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn
trong lúc không nhận thức được hành vi của mình, thì việc kết hôn không có giá trị
do sự ưng thuận không tồn tại. Thời điểm quyết định việc kết hôn hẳn cũng là thời
điểm tiến hành lễ kết hôn trước viên chức hộ tịch.
2. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn
trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị, dù, có thể sau đó, người này bị
đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Toà án (nếu Toà
án quyết định đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng)
trở thành giám hộ đương nhiên)
Bên cạnh các bổ sung trên thì chúng ta không còn tìm thấy trong đạo luật
mới quy định cấm người đang mắc bệnh hoa liễu. Về trường hợp bỏ cấm đoán kết
hôn đối với người đang mắc bệnh hoa liễu (và chúng ta liên tưởng đến cả người
nhiễm HIV-AIDS) có lẽ mang nhiều ý nghĩa nhân đạo. Bởi lẽ, những căn bệnh trên

không thể là lý do để tước bỏ quyền kết hôn của công dân khi họ có tình yêu
thương và thật sự tự nguyện chấp nhận cuộc sống lứa đôi trong hoàn cảnh bệnh tật
khó khăn đó. Mặt khác, đối với y học ngày nay thì việc ngăn ngừa sự lây lan và
chữa trị bệnh hoa liễu không còn là nan giải nữa
e. Những người cùng dòng máu và trực hệ, những người có họ trong phạm vi
ba đời hoặc từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau
Về các trường hợp cấm kết hôn thì ngoài việc làm rõ thêm các quy định đã
có, trong điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn thể hiện một sự điều
chỉnh và bổ sung rất đáng kể so với luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986.
Như tại khoản 4 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong khi cụ thể hóa
trường hợp cấm kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi thì đã bổ
sung thêm việc cấm kết hôn giữa “bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Đây là bổ sung sáng
suốt góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự
trong quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Trong luật không có quy định trực tiếp cấm kết hôn giữa hai người là anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha cần được hiểu như thế nào? Những
người này có liên hệ về huyết thống, do đó căn cứ đoạn 2, mục 3 Điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 thì họ thuộc diện có họ trong phạm vi ba đời, không
được kết hôn với nhau. Hiểu như vậy là theo đúng lô-gíc: giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời (bao gồm trực hệ và bàng hệ) đều bị cấm kết hôn, trong đó
anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thuộc trường hợp không thể
cho kết hôn với nhau được!
Vấn đề kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những
người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình chưa từng được
dự liệu trong các đạo luật hôn nhân và gia đình của chúng ta nhưng là một thực tế
cần quan tâm. Các chủ thể trên là anh chị em trong gia đình, nhưng giữa họ lại
không có quan hệ huyết thống và không có quan hệ họ hàng, vậy nếu phát sinh việc
kết hôn với nhau thì giải quyết ra sao? Về mặt đạo đức chúng ta không thể hoặc
khó chấp nhận con riêng của vợ với con riêng của chồng, các người con nuôi của

cùng cha mẹ nuôi hoặc con đẻ với con nuôi kết hôn với nhau, mặc dù về huyết
thống không có ảnh hưởng tiêu cực cho nòi giống.
g. Hai người cùng giới kết hôn với nhau
Đối với một vấn đề gây tranh cãi và đang có những cách giải quyết khác
nhau trên thế giới việc kết hôn của những người cùng giới tính thì thái độ của các
nhà lập pháp Việt Nam thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là dứt
khoát: cấm kết hôn giữa hai người cùng giới kết hôn (khoản 5, Điều 10).Việc cấm

×