Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tài liệu ôn tập môn Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.28 KB, 40 trang )

Phần 1:

ĐÔNG NAM Á CỔ- TRUNG.

Câu 1: Khái niệm Đông Nam Á trên hai bình diện: ĐNA là một khu vực
lịch sử - văn hóa và ĐNA vị trí chiến lược hiện đại.
+ Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về ĐNA:
Có người gọi ĐNA là bán đảo Trung-Ấn do ĐNA nằm giữa hai nền văn
minh Ấn Độ và Trung Quốc.
Người Ấn Độ gọi ĐNA là Suvarnabhumi (có nghĩa là khu đất vàng giàu tài
nguyên).
Đối với các lái buôn thì ĐNA là vùng đất dầy đầy bí ẩn, là nơi trồng nhiều
loại hương liệu và gia vị, sản xuất ra những sản phẩm kì lạ.
Người Ả Rập gọi ĐNA là Qurm, Waq –Waq, dịch ra đều có nghĩa là vàng.
Có người gọi ĐNA là “châu Á gió mùa” do chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Nếu nói như vật thì ĐNA bao gồm cả miền Nam sông
Trường Giang và Đông Bắc Ấn Độ.
Có nhiều người lại cho rằng ĐNA là khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ và Trung Hoa. Dưới thời nhà Đường, Trịnh Hòa đã dùng chính sách
“viễn giao cận công” hình thành các trung tâm Hán hóa trên đảo Giava,
Xumatơra…
+ Khái niệm Đông Nam Á của các nhà ĐNA trên hai bình diện:
*Thứ nhất ĐNA là khu vực văn hóa, một chỉnh thể được sản sinh trong một
môi trường về điều kiện lịch sử cụ thể:
- Có chung một không gian địa lí, hay một tỉnh địa lí
ĐNA có diện tích trên 4 triệu km2 nằm trong phạm vi từ 920 đến 1400 kinh
đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ Nam ->
ĐNA như là một ngã tư của các châu lục lớn.
ĐNA có hệ thống sông ngòi dày đặc; sông Iraoa đi, Kêrilen (Mianma), sông
Mê Công…Các sông không chỉ có giá trị về GTVT mà còn tạo ra trữ lượng
thủy điện khá lớn và những đồng bằng với nhiều phù sa màu mỡ-> tạo ra địa


bàn quy tụ của các tộc người. “Sông ngòi được đánh giá là mẫu số chung
của các quốc gia ĐNA”.
- Cư dân ĐNA có chung một cội nguồn văn hóa, đó là văn hóa của cư dân
hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước bao gồm ba phương pháp; lúa
nước, lúa bậc thang, lúa nương. Đây chính là biểu hiện vai trò của công tác
thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Từ đó mà đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân ĐNA được nâng cao và có nhiều điểm tương đồng.
- Cư dân ĐNA có chung một hệ thống về hình thái ý thức xã hội, đặc biệt
là giá trị thẩm mĩ đạo đức gắn chặt với cá phong tục tập quán. Các quốc gia
ĐNA đều có chung một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là cơ
sở để sản sinh ra nền văn minh ĐNA. Đặc trưng cơ bản của nền văn minh
1


ĐNA có thể thấy ở hầu hết các quốc gia và trong đời sống ăn, mặc, ở của cư
dân ĐNA:
Ăn; các loại gạo nhỏ, các loại bánh đều được làm từ gạo nếp. Ngoài ra cư
dân ĐNA còn ăn rau, củ, quả, hải sản…
Mặc; nam đóng khố, nữ mặc váy, nguyên liệu làm từ tơ tằm, đay, gai, bông.
Vì thế mà nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư
dân ĐNA đã trở thành nghề quan trọng không kém gì ngành trồng lúa nước
Ở; nhà sàn
Có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ thần…
Đều có lễ hội truyền thống hàng năm.
Tính cộng đồng được thể hiện rất sâu sắc. VD cộng đồng làng xã.
- Có chung một thân phận lịch sử:
+ Quá trình hình thành tiểu chủng ĐNA;
Anh đô nê diêng; yếu tố vùng lùi sâu vào địa lí (yếu tố Môngôlôít ít đi).
Tiểu chủng Nam Á; yếu tố đen lùi sâu vào địa lí (yếu tố Ôxtralôít ít đi).
+ Cùng có một khoảng thời gian bước vào xã hội có thể chế; Sớm nhất là

người Việt Cổ ở ven các con sông (s. Hồng, s. Mã, s. Cả).
Thế kỷ VII, hầu hết các quốc gai cổ ĐNA đều bước vào thời kỳ suy thoái để
hình thành thể chế chính trị mới- Thế kỷ VII được coi là bước đệm chuyển
giao sang thời kỳ mới.
Thế kỷ X là thời kỳ hình thành các vương quốc phong kiến, hiinhf thành văn
hóa dân tộc; Đại Việt, Pagan…
Thế kỷ XIII, làn sóng thiên di của người Thái và người Mông Cổ. Người
Mông Cổ đã tiến hành xâm lược các quốc gia ĐNA (thể chế chính trị thay
đổi). Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ các quốc gia ĐNA bước vào giai đoạn
phục hưng nghệ thuật. Thời kỳ này có sự chuyển biến về ngôn ngữ và chữ
viết. Hầu hết các quốc gia ĐNA đều sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của
mình trên cơ sở chữ Phạn.
Thế kỷ XVIII, hầu hết các quốc gia phong kiến ĐNA bước vào thời kỳ suy
thoái và lần lượt bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.
* Thứ hai: Trên cơ sở lịch sử, văn hóa đó ĐNA ngày nay là một khu vực
chiến lược trên nhiều lĩnh vực; kinh tế, chính trị, quân sự… với 11 quốc gia
độc lập có thể chế chính trị, xã hội khác nhau:
- Về kinh tế: ĐNA là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cung cấp
80% nguyên liệu quý hiếm cho công nghiệp (kim loại), sản lượng dầu mỏ
đứng hàng thứ ba trên thế giới, có nhiều đảo và thềm lục địa, trừ lượng vàng
chiếm 20%, thiếc chiếm 72% trữ lượng thế giới.
Lương thực vô cùng dồi dào; sản lượng lúa chiếm 30%, sản lượng hương
liệu chiếm 57% sản lượng TG.

2


- Về tài nguyên con người: thể hiện ở 2 phương diện; chất xám, năng động,
linh hoạt; số lượng hơn nửa tỉ dân số tuổi lao động (2007).
- ĐNA có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế,

nó nằm trọn giữa hai đại dương lớn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có
ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.
- ĐNA là nơi có nhiều thương cảng lớn, đặc biệt là Singapo với số lượng
thuyền qua lại hàng vạn lượt trong một năm.
Câu 2: Cảnh quan tự nhiên và xã hội Đông Nam Á?
* Về cảnh quan tự nhiên:
ĐNA có diện tích rộng lớn (trên 4 triệu km2) nằm trong phạm vi từ 920 đến
1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ
Nam -> ĐNA như là một ngã tư của các châu lục lớn.
+ Về mặt địa lí, cảnh quan:
- ĐNA có núi rừng trùng điệp như Mianma, châu thổ chaophraya (Thái
Lan), Tông lê sap (Campuchia), s.Hồng, s.Cửu Long (Việt Nam).
- ĐNA cũng là nơi có nhiều đảo và quần đảo; Inđô nê xia có hơn 13000 đảo,
Philipin trên 600 đảo. Các đảo và quần đảo với những vịnh lớn nhỏ, xen kẽ
với những eo biển đã tạo nên cảnh quan tự nhiên rất đặc sắc và hùng vĩ.
Đồng thời cũng tạo thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
- Xen kẽ giữa đồi, núi là những đồng bằng nhỏ và hẹp nhưng có lượng phù
sa tương đối lớn do các con sông bồi đắp hàng năm-> tạo điều kiện cho phát
triển nông nghiệp.
+ Về khí hậu:
- ĐNA được gọi là “châu Á gió mùa” bởi đặc trưng khí hậu nóng và ẩm với
hai mùa khô và mưa rõ rệt.
Do có đường xích đạo chạy qua và có đường bờ biển bao quanh đã tạo cho
ĐNA khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa cùng những cơn mưa nhiệt đới
đã cung cấp đủ nước cho con người sinh họat và trồng trọt, tạo nên những
cánh rừng nhiệt đới với vô số các loài động thực vật. Với lượng mưa lớn
(1500-3000 mm/năm); độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình năm từ 20-270c;
lượng bức xạ mặt trời lớn tạo ra những cánh rừng rộng với các cây công
nghiệp, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao; Từ lâu, ĐNA đã trở thành quê
hương của những cây hương liệu và gia vị quý hiếm như hồ tiêu, sa nhân,

quế, hồi…
- Khí hậu nhiệt đới cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc (tạo nên những
vùng phù sa rộng lớn) thuận lợi cho phát triển cây lúa. Cây lúa có mặt ở hầu
hết các quốc gia ĐNA từ lục địa đến hải đảo, nó là nền tảng tạo nên bản sắc
văn hóa ĐNA. Và cho đến nay cây lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu và có
giá trị xuất khẩu cao.
3


- ĐNA cũng là quê hương của những loài động vật quý hiếm; voi, tê giác, bò
tót…là “viện bảo tàng muôn thú” với nhiều loài được ghi vào sách đỏ.
+ Sông ngòi: ĐNA có hệ thống sông ngòi dày đặc; sông Iraoa đi, Kê ri len
(Mianma), sông Mê Công…Các con sông không chỉ có giá trị về GTVT mà
còn tạo ra trữ lượng thủy điện khá lớn và những đồng bằng phù sa màu mỡ.
+ Về mặt quân sự: ĐNA là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng; nằm
trên tuyến đường quốc tế, án ngữ con đường chiến lược Thái Bình Dương.
* Về cảnh quan xã hội:
- ĐNA là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của
loài người. Địa bàn sinh sống nhỏ nhưng với nguồn thức ăn phong phú đã
tạo điều kiện thuận lợi cho con người thời cổ sinh sống. ĐNA được coi là cái
nôi của loài người, từ xa xưa con người đã sinh sống ở khu vực này; ở
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ…đã tìm thấy dấu vết của quá trình
chuyển biến từ vượn thành người. Dấu vết hóa thạch của loài vượn bậc cao
tìm thấy ở Mianma (40 triệu năm), vượn khổng lồ ở Inđônêxia (5 triệu năm).
- ĐNA là nơi quần cư của nhiều dân tộc thuộc đại chủng Môngôlôit và
Nêgrôit. Tuy họ nói các ngôn ngữ khác nhau nhưng sống quần tụ gắn bó với
nhau (người Thái, người Mã Lai, Khơme…).
- Các quốc gia ĐNA đều có chung tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo cả bản địa
và ngoại sinh du nhập vào. Do đó, các tộc người thường có sự hòa đồng,
cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống mà không xung đột dân tộc, tôn giáo

nặng nề.
- Mỗi quốc gia ĐNA có thể chế chính trị khác nhau nhưng đều nhằm mục
tiêu, định hướng phát triển chung (ASEAN, AFTA).
- Kinh tế; là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cung cấp 80% nguyên liệu
quý hiếm cho công nghiệp (kim loại), sản lượng dầu mỏ đứng hàng thứ ba
trên thế giới, có nhiều đảo và thềm lục địa, trừ lượng vàng chiếm 20%, thiếc
chiếm 72% trữ lượng thế giới.
Lương thực vô cùng dồi dào; sản lượng lúa chiếm 30%, sản lượng hương
liệu chiếm 57% sản lượng TG.
Câu 3: Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến Đông Nam Á?
-Ngay từ đầu công nguyên, các quốc gia ĐNA đã chịu ảnh hưởng của văn
háo Ấn Độ thông qua các thương nhân và các nhà truyền đạo.
- Khác với Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ được du nhập vào ĐNA không phải
bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình. Do đó,
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào các quốc gia ĐNA gần như tự nhiên.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia ĐNA được thể hiện trên 3
bình diện sau:
4


* Thứ nhất: thiết chế Ấn.
Ngay từ khi lập nước, các vị vua của các nước ĐNA đã áp dụng hệ thống
thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền riêng của mình.
Hầu như các quốc gia ĐNA đều thờ các vị thần đứng đầu linh hồn: ở Phù
Nam thờ thần Naga (thần mình rắn); nhiều nơi thờ thần Ugan (trâu, bò);
Agri (thần lửa); đặc biệt là hệ thống tam thần (Brama- thần sáng tạo, Sivathần hủy diệt và Visnu- thần bảo vệ). Trong các ngôi đền đều có tượng của 3
vị thần này.
Hệ thống đẳng cấp; những đẳng cấp đều gắn với các giai cấp.
* Thứ hai: Hệ thống văn tự và các văn bản quan trọng. Hầu hết các nước
ĐNA đều sử dụng chữ Phạn (Sanxcrit) của Ấn Độ.

- Qua các văn bia, người ta thấy rằng; chữ Phạn của người Ấn Độ được du
nhập vào các quốc gia ĐNA từ rất sớm (từ những thế kỷ đầu TCN). Trên cơ
sở chữ Phạn những quốc Gia ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
VD: người Chăm (thế kỷ IV), người Khơme (thế kỷ VII) đều đã có chữ viết
riêng. Trên cơ sở nét cong của chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra hệ
thống chữ viết riêng của mình bao gồm 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 âm
sắc.
- Dựa trên cơ sở của chữ Phạn các quốc gia ĐNA đã sáng tạo ra hệ thống
chữ viết riêng của mình. Việc sáng tạo và cải tiến chữ Phạn của các nước
ĐNA khong phải là sự bắt trước đơn giản mà là một quá trình lao động công
phu và sáng tạo.
- Bên cạnh đó các quốc gia ĐNA còn chịu ảnh hưởng của các văn bản quan
trọng. Đó là hai bản trường ca nổi tiếng Mahabharata và Ramayana. Ở một
số nơi như đảo Giava của In đô nê xi a đã dựa vào cốt truyện gốc để cải tiến
và tạo ra những biến thể tương tự. Ảnh hưởng của hai trường ca đó đối với
đảo Giava sâu đến mức người ta không biết chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Họ quan niệm đó là của chính mình.
- Truyền thuyết về sự thành lập của nhà nước Phù Nam cũng phỏng theo câu
chuyện về thần mình rắn Naga của Ấn Độ.
* Thứ ba: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Các công trình kiến trúc và điêu khắc của ĐNA đều chịu ảnh hưởng của
nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ; tháp trên bệ, kỹ thuật gia công trên đá.
- Sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua các đền tháp, chùa chiền được xây
dựng ở khắp ĐNA. VD; Ăngcovat (Campuchia), hệ thống các tháp
(Champa), Thạt Luổng (Lào)…Các công trình kiến trúc trên chịu ảnh hưởng
của kiến trúc Hin đu giáo (Ăngcovat, tháp Chăm), và kiến trúc Phật giáo
(Thạt Luổng).
* Bên cạnh đó, các nước ĐNA còn chịu ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Bàla
môn từ Ấn Độ. Các tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo) có ảnh hưởng rất sâu
5



đậm vào các nước ĐNA. Ở một số nước Phật giáo đã trở thành quốc giáo.
VD; Việt Nam dưới thời nhà Trần với việc vua cho xây dựng nhiều chùa
chiền, đích thân vua trở thành sư tổ của các phái…
=> Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã làm phong phú thêm bức tranh văn
hóa của các nước ĐNA. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không
làm cho ĐNA trở thành khu vực “Ấn Độ hóa” mà vẫn giữ vững được bản
sắc văn hóa riêng của mình cộng với sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa Ấn
Độ.
Câu 4: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ ĐNA?
Các quốc gia ĐNA hình thành không đồng nhất về mặt thời gian nhưng có
nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội. Nhà nước
ĐNA ra đời dựa trên những cơ sở sau:
* Thứ nhất: Nhà nước ra đời gắn với con người cư trú từ rất sớm ở nơi đây
dựa trên kỹ thuật đồng thau. Cư dân nguyên thủy ĐNA đã xuất hiện trên
mảnh đất này và trở thành chủ nhân của sự phát triển thời kỳ đồ đá, đồ đồng
rồi đến đồ sắt. Trải qau hàng chục vạn năm, con người từ vùng rừng núi đã
tiến xuống vùng châu thổ và ven các con sông, ven biển…Các thế hệ cư dân
đã nối tiếp nhau làm nên thời kỳ đồ đồng rực rỡ. Thời kỳ đồ đá là nền tảng
cơ sở để hình thành nền văn minh ĐNA sau này. Tiếp sau thời kỳ đồ đá là
thời kỳ đồ đồng có mặt ở ĐNA vào hoảng thiên nhiên kỷ II TCN. Việc sử
dụng công cụ bằng kim loại trở nên phổ biến vừa có tác dụng củng cố xã hội
nguyên thủy, vừa đẩy xã hội đó đến thời kỳ tan rã và khi mâu thuẫn xã hội
lên cao thì nhà nước ra đời. Đó chính là cơ sở để hình thành nhà nước.
* Thứ hai: Từ việc săn bắn, hái lượm, đánh cá, cư dân ĐNA đã hình thành
nghề trồng trọt và chăn nuôi; trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô,
khoai, sắn, các loại rau, củ, quả…cùng với việc thuần dưỡng gia súc, chăn
nuôi ra đời. Trải qua hàng chục vạn năm, cơ sở kinh tế cho sự ra đời của nhà
nước đã xuất hiện: Đó là khi kinh tế nhà nước phát triển, của cải dư thừa,

trong các bộ tộc của xã hội nguyên thủy, khi phân chia sản phẩm đã bị một
số người có thế lực chiếm đoạt, hình thành hai giai cấp đối kháng; những
người có nhiều tài sản trở thành giai cấp thống trị, những người có ít hoặc
không có tài sản thì trở thành giai cấp bị trị.. Để bảo vệ quyền lợi của mình,
đồng thời chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị, giai cấp thống trị đã
lập nên một tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình đó chính là nhà nước.
Nhà nước ra đời.
* Thứ ba: điều kiện tự nhiên với đồi núi đan xen, với châu thổ và hệ thống
sông ngòi dày đặc, bờ biển bao quanh, hệ thống đảo và quần đảo phong phú
cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện ra đời của nền văn minh
6


ĐNA. Điều kiện tự nhiên ấy với thảm thực vật, động vật phong phú và đa
dạng (cả trên cạn và dưới nước) tạo điều kiện cho sự tồn tại của con người
và là nền tảng cho sự phát triển kinh tê- xã hội ở ĐNA. Đây chính là lí do
mà ĐNA trở thành cái nôi của loài người; di chỉ khảo cổ ở Giava, Núi Đọ,
Thẩn Hai, Thẩm Khuyên…
* Ngoài ra nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi phải có hệ thống
tưới tiêu. Đồng thời để chống trọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên (mưa,
bão, lũ lụt, hạn hán…)dòi hỏi các công xã phải liên kết với nhau. Đây cũng
là cơ sở để hình thành Nhà nước.
* Sự ra đời của các quốc gia ĐNA gắn liền với sự tiếp thu ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa thông qua việc trao đổi buôn bán với các nước
đó. Đồng thời giữa các tiểu quốc khác nhau cũng có mối quan hệ, trao đổi
văn hóa tren sơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi
tộc người.
Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kỳ đã
được hình thành và phát triển ở phía Nam ĐNA (30 tiểu quốc).
- Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có Chăm pa.

- Hạ lưu s.Mê Công có vương quốc Phù Nam.
- Lưu vực s.Iraoa đi; Xích Thổ.
- Lãnh thổ Inđô nê xia có Malaixia, Turama.
Trong các quốc gia đó nổi lên là vương quốc Phù Nam xuất hiện ở thế kỷ I.
Nhà nước này tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VI với 13 đời vua,đã từng chinh
phục nhiều nước ĐNA, làm chủ một vùng rộng lớn, phát triển kinh tế, giàu
có, thịnh vượng.
Câu 5: Vấn đề người Thái ở khu vực ĐNA?
- Vào đầu công nguyên, trên vùng đất thuộc vùng lãnh thổ Thái Lan ngày
nay, cư dân sông trên vùng đất này đã biết đến một số hoạt động kinh tế; họ
quen với nghề đi biển, biết trồng lúa tưới nước, thuần dưỡng và sử dụng sức
kéo của trâu bò, biết chế tạo công cụ lao động…
- Cùng thời điểm trên ở thượng nguồn sông Mê Công có 6 bộ lạc người
Bạch cư trú ở xung quanh hồ Nhị Hải. Họ tiến hành canh tác nông nghiệp.
Mỗi bộ lạc có một vương quốc riêng gọi là Chiếu. 6 bộ lạc đó là; Mông
Tuấn, Mông Xá, Đằng Đạm, Lăng Khung, Phi Lãng, Việt Tích. Các bộ lạc
trên đều gọi thủ lĩnh của mình là “chao”, “chậu” (chiếu). Người Mông Xá
được sự giúp đỡ của nhà Đường dưới thời Đường Huyền Tông đã thống nhất
6 bộ lạc và lấy tên là Nam Chiếu, trung tâm nhà nước gọi là Đại Lý.
Chính quyền Nam Chiếu có quan hệ mật thiết với nhà Đường. Cư dân của
Nam Chiếu là người Di và người Bạch, nhưng theo thư tịch cổ ghi thì cư dân
chủ yếu là người Bạch song đứng đầu nhà nước lại là người Di. Thủ đô là
7


Thái Hòa (cách thành Đại Lý vài dặm). Đây là vùng đất có vị trí phòng thủ
chiến lược và nằm giữa một khu vực đất đai màu mỡ.
- Thế kỷ IX, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Nam Chiếu đã nổi dậy chống
lại nhà Đường, mở rộng lãnh thổ về phía Tây Nam Trung Quốc, thương lưu
sông Iraoa đi. Đầu tiên tấn công Miến Điện, sau đó là Vân Nam (ngày nay),

phía Bắc Lào, Thái Lan và Tứ Xuyên. Sau đó tấn công Mianma thậm chí cả
An Nam.
- Thế kỷ XIII, Nam Chiếu bị diệt vong bởi làn song di cư của Mông Cổ.
Theo Vương Tịch cổ chép; Nam Chiếu tồn tại đến 1253, có 6 dòng thiên di
chính của người Nam Chiếu:
Dòng Xiêm và dòng Duôn
Dòng Lào (Lào Lùm) lập vương quyền Lan Xang.
Dòng Tai- Thai (Thái) cư trú ở vùng Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam.
Dòng Shan thiên di theo triền sông Iraoa đi đến tộc người Miến.
Dòng Lư thiên di vào vùng Vân Nam (Trung Quốc ngày nay).
Mọt bộ phận lớn nhất của người Thái đã thiên di vào vùng đất của người
Môn Khơ me.
- Năm 1906, quốc gia của người Thái tên là Phayao ra đời. Sau đó là Lavo.
Sau sự kiện này, hàng loạt các tiểu quốc khác ra đời. Đây là những quốc gia
đầu tiên của người Thái, số lượng người Thái ngày càng tăng lên hình thành
những cộng đồng người Thái lớn nhất ở Sokhu (nằm trong đế quốc Ăngco).
Trên cơ sở đó, người Thái đã sáng lập ra tiểu quốc So khu thay. Trong ba
tiểu quốc thì Sukhothay là mạnh nhất. Khi đế quốc Ăng co lâm vào khủng
hoảng, ba tiểu quốc của người Thái đã liên minh với nhau thành lập một
vương quốc lớn. Sau khi lập quốc bắt đầu từ thế kỷ XIII trở đi, hướng chính
của người Thái là hướng Đông (Đông Tiến). Các giai đoạn khác, người Thái
vẫn giữ được vị trí là một trong những trung tâm của các mối quan hệ khu
vực Đông Nam Á. Trong quá trình Đông Tiến dụng độ với Đại Việt, Lan
Xang, Ăng co.
=> Như vậy, lúc đầu trung tâm của người Thái là Nam Chiếu, khi các quốc
gia Đông Nam Á suy yếu thì Thái Lan vẫn phát triển mạnh. Khi các quốc gia
ĐNA khác bị thực dân xâm lược thì Thái Lan vẫn giữ được độc lập.
Câu 6: Tư tưởng tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân ĐNA thời cổ-trung
đại?
Tín ngưỡng và tôn giáo là hai lĩnh vực của đời sống văn hóa của cư dân

ĐNA. Nó chứng minh cho nhân loại thấy đời sống tinh thần vô cùng phong
phú đa dạng của cư dân nơi đây. Có hai dạng cơ bản; yếu tố nội sinh và yếu
tố ngoại sinh.

8


* Nội sinh (tín ngưỡng): tín ngưỡng ĐNA hình thành từ rất sớm. Do có cùng
cơ tầng văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, có chung điều kiện tự nhiên,
hình thành nếp sống, lối sống gần gũi nên cư dân ĐNA đều có chung yếu tố
tín ngưỡng. Cụ thể:
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: từ xa xưa, cư dân ĐNA đã tin vào sức
mạnh của tự nhiên. Do không giải thích được các hiện tượng của tự nhiên
nên họ đã tỏ lòng kính trọng, sợ hãi tự nhiên.
+ Những sự vật hiện tượng tự nhiên có liên quan đến lao động sản xuất; mặt
trời, sấm, chớp, mây, mưa, đất, nước…đều trở thành đối tượng sùng bái,
thậm chí họ đã thờ một số loại cây mà họ cho là có linh hồn và được thờ
cúng rất thiêng liêng. Vì thế mà trong các lễ hội của cư dân ĐNA đều gắn
liền với việc thờ cúng thần nước, thần đất, thần sấm, thần mưa…để cầu cho
mưa thuận gió hòa, mùa màng, cây cối tốt tươi.
+ Đặc biệt cư dân ĐNA còn thờ thần lúa và thần mùa màng. Theo quan niệm
của cư dân thì đây là hai vị thần đem lại no đủ cho con người. Vì thế việc
thờ cúng hai vị thần này được tổ chức một cách thiêng liêng.
+ Ngoài ra, ở một số quốc gia; Việt Nam, Lào, Mianma, Inđônêxia…còn thờ
một số loại động vật tượng trưng cho sự tinh khôn, cần cù như voi, rùa, trâu,
chó..
- Thờ cúng tổ tiên: Đây là tín ngưỡng rất quan trọng của cư dân ĐNA, được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo quan niệm của cư dân ĐNA thì người chết chỉ mất đi phần xác, còn
phần hồn vẫn theo con cháu, bảo vệ, phù hộ độ trì cho con cháu. Do vậy,

việc thờ cúng tổ tiên là thể hiện lòng tôn kính của thế hệ sau đối với những
người đi trước, thể hiện ước muốn đươc tổ tiên phù hộ cho sức khỏe, ấm no,
làm ăn thuận lợi, may mắn…Chính vì thế mà bàn thờ tổ tiên thường được
đặt ở những nơi trang trọng trong nhà. Những ngày lễ, ngày giỗ là ngày sum
họp gia đình và gia tộc rất thiêng liêng.
=> Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã in sâu vào tiềm thức của cư dân ĐNA.
Sau này khia các tôn giáo khác du nhập vào ĐNA như Thiên chúa Giáo,
Phật giáo, Ấn Độ giáo thì những dân tộc ĐNA bên cạnh việc thờ cúng việc
thờ cúng các vị thần tôn giáo thiêng liêng của mình, họ vẫn thờ cúng tổ tiên.
- Tín ngưỡng phồn thực:
Là khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của muôn loài (đã có từ rất xa xưa). Ở
các quốc gia khác nhau, hình thức thể hiện tín ngưỡng này cũng khác nhau.
Tục thờ sinh thực khí là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực. Ý nghĩa
của tục này là cầu mong được mùa, cây cối tốt tươi, hoa trái bội thu, mùa
màng tươi tốt, các sinh vật sinh sôi nảy nở.
Ở Việt Nam tục này thường thấy trên các thạp đồng, có hình đôi nam nữ
giao phối tự nhiên hay tín ngưỡng Nõ- Nường (6/6 ở Bắn Ninh) cũng là một
9


biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (Nõ là cái nêm, Nường là cái mo nanglà biểu hiện của bộ phận sinh dục nam và nữ).
Ở một số quốc gia ĐNA khác, tục này vẫn còn tồn tại đến nay như ởThái
Lan, Lào, Campuchia, Myanma…
Nhiều nơi còn thờ Linga (sinh thực nam), Yoni (giới vật nữ) hay các tục té
nước, đi lấy nước thờ của người Thái, người Lào… cũng được coi là tín
ngưỡng phồn thực.
- Bên cạnh đó, cư dân ĐNA còn có tín ngưỡng thờ thần. Họ thờ những
người có công trong các cuộc kháng chiến chông ngoại xâm, những người hi
sinh vì độc lập dân tộc (ở Việt Nam thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn…) cũng có khi hojthowf các nhân vật trong thần thoại cổ tích.

Trong tín ngưỡng thờ thần có 2 thầm; thần bảo hộ và thần mẹ được thờ phổ
biến ở các quốc gia ĐNA.
+ Thần bảo hộ; xuất phát từ quan niệm về sự thiêng liêng của những người
sáng lập ra các bộ lạc xưa, làng bản, xã…VD: ở Việt Nam thờ thành Hoàng
làng.
+ Thần Mẹ; xuất phát từ quan niệm của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước,
người phụ nữ- người mẹ luôn được coi trọng, là người có vai trò bảo vệ con
cháu, gắn kết các thành viên trong gia tộc. Thần mẹ được thờ ở Thái Lan,
Lào, Campuchia, Myanma, ở Việt Nam gọi tục này là thờ Mẫu.
* Ngoại sinh (tôn giáo).
Ngay từ đầu công nguyên, ĐNA đã chịu ảnh hưởng của những tôn giáo lớn
từ Ấn Độ và Trung Quốc như Phật giáo, Thiên Chúa giáo…
- Phật giáo và Hin đu giáo đã được truyền bá vào ĐNA ngay từ những thế kỷ
đầu công nguyên. Trong đó Hinđu giáo chiếm vị trí quan trọng và có phần
thịnh hành hơn. Người ta thờ thần Brama, Siva, Visnu, nhiều quốc gia ĐNA
xây dựng các đề tháp theo kiểu kiến trúc Hinđu.
- Từ thế kỷ XIII, đạo Phật tiểu thừa phổ biến ở các nước ĐNA. Các đền,
tháp bị bỏ vắng, các chùa mọc lên. Phật giáo được truyền bá đầu tiên ở Thái
Lan. Nhiều thế kỷ sau, Phật Giáo có vai trò quan trọng trong đời sống chính
trị, văn hóa, xã hội của cư dân ĐNA. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà còn
là trung tâm văn hóa, là hình tượng chân-thiện –mĩ đối với mọi người.
- Cũng vào thế kỷ XII-XIII, theo chân các thương nhân Ấn Độ- Ả Rập, hồi
giáo được du nhập vào ĐNA, trước tiên là ở một số hải đảo. Thế kỷ XIVXV các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở ĐNA hải đảo và trên 6 đảo Mã Lai.
Hồi giáo đã trở thành quốc giáo ở một số nước.
- Khi thực dân phương Tây bắt đầu có mặt ở ĐNA thì đạo Kito cũng xuất
hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này. Kitô có chỗ đứng quan trọng
nhất là ở Philippin nhưng đạo này không có ảnh hưởng mạnh bởi hình thức
truyền bá vừa tự nguyện vừa cưỡng bức nên không được đón nhận hồ hởi.
10



=> Nét độc đáo trong tín ngưỡng tôn giáo ở ĐNA là ở mỗi quốc gia cùng tồn
tại nhiều tôn giáo khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau, không kỳ thị,
không xung đột với nhau.
Câu 7: Các quốc gia phong kiến ĐNA và mối quan hệ khu vực từ thế kỷ
X đến hết thế kỷ XV?
* Các quốc gia phong kiến ĐNA từ X-XV:
- Về chính trị: Đây là thời kỳ hình thành và phát triển thịnh vượng của các
quốc gia ĐNA- những quốc gia đa dân tộc, lấy dân tộc chiếm đa số làm
nòng cốt trên cở kinh tế phát triển vững chắc, nền văn hóa truyền thống của
dân tộc mình.
+ Các quốc gia phong kiến ĐNA được xây dựng theo thể chế kiểu phương
Đông- Quân chủ chuyên chế TW tập quyền, dựa trên 4 biểu hiện; sở hữu
ruộng đất, thàn quyền tối cao, tổ chức xây dựng các công trình công cộng,
bảo trợ cự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn.
+ Sau khi hình thành, các quốc gia phong kiến ĐNA nhanh chóng bước vào
thời kỳ thịnh đạt:
In đô nên xia (từ XIII-XVI) dưới Vương triều Mông rô pahit.
Cam puchia (từ IX-XII) Ăng co.
Myanma (từ XI-XIII) Pagan.
Thái Lan từ giữa XIV Anit thây.
Lào giữa XIV Lan xang.
Trong quá trình đó, thế kỷ XIII được coi là mốc quan trọng nhất đánh dấu sự
phát triển của khu vực này. Làn sóng thiên di của người Thái đã tác động
mạnh mẽ đến tình hình chính trị-xã hội của các nước ĐNA.
+ Một số quốc gia người Thái được thành lập; Authaya, Sokhuthay…
- Về kinh tế: phát triển thịnh đạt.
+ Phát triển mạnh, có nhiều vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp
lương thực thực phẩm, sản phẩm thủ công, những sản phẩm thiên nhiên; gỗ
trầm hương, hương liệu, gia vị.

+ Hoạt động thương mại phát triển mạnh, nhiều hải cảng của người Chăm,
Khơ me, Mã Lai, Inđônêxia…trở thành nơi dừng chân của nhiều thương
nhân.
- Về văn hóa: được hình thành với nhiều nét độc đáo.
* Mối quan hệ khu vực từ thế kỷ X-XV.
Sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa là điều kiện để hình thành mối
quan hệ khu vực:
- Về chính trị: Các quốc gia phong kiến ĐNA có đường lối ngoại giao mền
dẻo để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.Tuy nhiên cũng không
thể tránh khỏi những xung đột, tranh chấp.
11


+ Thế kỷ X-XIII, nổi lên mối quan hệ Đại Việt- Champa- Campuchia. Trong
giai đoạn này, Campuchia và Champa đã liên kết với nhau tấn công Đại
Việt. Sau đó Campuchia quay sang thù ghét, xung đột với Champa (diễn ra
trong suốt 100 năm).
+ Thế kỷ XIII-XV: ba nước Đại Việt- Champa- Campuchia sau khi chấm
dứt xung đột đã kết thân với nhau để cùng phát triển. Tuy nhiên không gạt
bỏ được hiềm khích nên ba nước này lại xung đột, mâu thuẫn và đánh nhau
theo cặp (đôi) Champa- Đại Việt, Champa- Campuchia.
+ Authaya sau khi được thành lập, nhân cơ hội Campuchia suy yếu đã liên
tục tấn công làm cho Campuchia phải rời bỏ kinh đô Ăng co chạy sang Phù
Nam.
=> ĐNA có những thay đổi về diện mạo, đường biên ban đầu giữa các nước.
- Về kinh tế: Trong thời gian này mối quan hệ khu vực được đánh dấu bởi
sự phát triển của hoạt động thương mại, xuất hiện những hải cảng, những
trung tâm giao thương lớn ở Authaya, Đại Việt…Với các hải cảng lớn như;
Malacca (mua bất cứ hàng hóa gì đều có).
Tini (Vijaya).

Cảng Vân Đồn (Đại Việt).
+ Nền kinh tế các nước ĐNA chủ yếu là nông nghiệp, chủ yếu dựa vào điều
kiện tự nhiên, thủ công nghiệp không có bước đột phá đáng kể, thương
nghiệp cũng bị hạn chế.
- Về văn hóa: Các quốc gia ĐNA luôn có sự giao lưu văn hóa song song với
quá trình trao đổi sản phẩm hàng hóa.
=> Tóm lại, từ thế kỷ X-XV là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh
cao của các quốc gia ĐNA. Với ĐNA, thế kỷ XV là một mốc nổi bật, để lại
dấu ấn và ảnh hưởng trong toàn bộ lịch sử ĐNA.
Câu 8: Lễ hội truyền thống của cư dân ĐNA?
Trên cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, ĐNA là nơi ra đời và phát triển
của rất nhiều các lễ hội đặc sắc. Các lễ hội đó thường diễn ra hàng năm, vào
lúc nông nhàn, sau một thời gian lao động vất vả. Đó là các lễ hội liên quan
đến sản xuất, mùa màng. Giữa các quốc gia ĐNA lễ hội được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau do ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo và tập
quán dân gian. Có thể kể đến một số tập quán nổi bật của cư dân ĐNA như
sau:
- Các lễ hội gắn với nông nghiệp:
Lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái.
Hội mùa ở Sahu (Inđônêxia).
Lễ hội xuống đồng (lồng tồng) hay tịch điền ở Việt Nam.
Lễ mở “đường cày hạnh phúc” của người Myanma…
12


Các lễ hội trên thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân
dân, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, giáo dục lòng yêu lao động.
- Các lễ hội cơ bản khác cũng diễn ra sớm ở các nước ĐNA. Đó là những lễ
hội nhằm kỉ niệm các sự kiện tín ngưỡng tôn giáo diễn ra từ năm này sang
năm khác;

+ Ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma có các lễ hội bày tỏ
lòng thaành kính với đức Phật gắn với sự tích của Đức Phật. Lễ hội thờ các
vị anh hùng dân tộc, các siêu nhân gắn với vùng đất, gắn với nghề nghiệp,
cộng đồng.
+ Trong các lễ hội gắn với tín ngưỡng và tôn giáo ở ĐNA thì việc công đức
và dâng cúng lễ vật là rất quan trọng, những người tham dự đều mong muốn
may mắn, mạnh khẻo, hạnh phúc và cầu thành đạt.
+ Ở Inđônêxia có lễ hội Semarang, Sampokang. Đó là những lễ hội nhằm kỉ
niệm những anh hùng, những vị thần thánhđược tổ chức vào tháng 6, tháng
7 âm lịch.
+ Ở Malaixia, Philippin, Việt Nam, Lào, Campuchia cũng co nhiều lễ hội
gắn với tín ngưỡng thờ những người đã khuất, các anh hùng dân tộc, các
đấng siêu nhân.
- Ở ĐNA còn có một lễ hội đặc biệt quan trọng có quy mô quốc gia, thu hút
đông đảo mọi người tham gia được gọi là Tết.
+Tết là lễ hội thường được tổ chức vào thời gian chuyển mùa, gắn với sự
thay đổi của khí hậu, thời tiết và cảnh quan tự nhiên. Tết thường kéo dài từ 1
đến 3 hoặc 4 ngày, tùy vào từng dân tộc. Đây là thời gian con người nghỉ
nghơi, vui chơi, làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã ban cho một năm
mưa thuận gió hòa, gột bỏ những điều xấu trong năm cũ, cầu mong và đón
nhận vạn sự tốt lành của năm mới.
+ Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất của cư dân Đông Nam Á, lấy lịch mặt
trăng làm thời gian chuyển mùa, chuyển năm. Đây được coi là tết quan trọng
nhất, tết chính của người dân ĐNA, thời gian tỏ chức tết không giống nhau
nhưng về hình thức tổ chức và mục đích thì khá giống nhau:
Tết nguyên đán của người Thái, Lào, Myanma, Campuchia được tổ chức
vào thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa, liên quan trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp. Tết vào dịp này cùng mang ý nghĩa là gột rửa, thanh
sạch con người.
Tết ở Campuchia gọi là tết Chôl Chnăm Thmây (Tết cầu mưa) người ta đắp

núi cát, núi lúa để giữ mây, giữ mưa kết hợp với việc thắp hương và cầu
khấn. Người Campuchia ở Lào cũng có tết (trong tháng 4 âm) gọi là Bua hốt
nậm (hội té nước cầu mưa).
Ở Thái Lan và Myanma thì gọi là Songkran cũng có nghĩa là té nước cầu
mưa. Trong dịp tết này người ta thường gặp nhau chúc phúc, nhảy múa, ăn
13


bánh, té nước lên người nhau với ý nghĩa gột rửa những dơ bẩn của năm cũ,
đón một năm mới với nhiều may mắm.
Tết nguyên đán của người Việt Nam được tổ chức vào mùa xuân, mùa của
sự sinh sôi nảy nở. Đây là dịp mọi người gặp gỡ, thăm hỏi, trúc tụng nhau
gắn với các hoạt động xông nhà, xông đất, khai bút, xuất hành…Tết Nguyên
đán của người Việt Nam gắn với các huyền thoại mang những biểu tượng
của văn minh nông nghiệp lúa nước. Những người Hoa ở Việt Nam cũng
đón Tết nguyên đán như người Việt.
Trong các nước theo Đạo Hồi (Malaixia, Inđô nê xia, Bru nây, Philippin,
Singapo) cũng có Tết, tết này được gọi là Hari Raya Aidilfiti (ngày vĩ đại)
được tổ chức sau một tháng nhịn ăn, nhịn uống ban ngày. Ý nghĩa của Tết
này là sự răn dạy cần coi trọng mùa màng.
Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu cũng là những lễ hội lớn của cư dân ĐNA.
=> Lễ hội ở ĐNA được hình thành trong lịch sử và trải qua bao biến động
thăng trầm, có những lễ hội đến nay không còn tồn tại. Song lễ hội truyền
thống và hiện đại luôn gắn kết với nhau. Lễ hội là biểu hiện của sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, đó chính là các giá trị văn minh cả về vật chất và tinh
thần của cư dân ĐNA.
Câu 9: Nghệ thuật kiến trúc ĐNA qua một số kiến trúc lớn thời kỳ các
vương quốc dân tộc?
Cũng như các công trình kiến trúc khác, nghệ thuật kiến trúc ĐNA chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo, kiến

trúc Phật giáo, kiến trúc Hồi giáo). Tiêu biểu:
* Bôrôbuđua (Inđônêxia) ngôi đền núi quyến rũ.
- Nằm ở trung tâm Giava, ngay giữa đồng bằng Kedu phì nhiêu có núi non
bao bọc nổi lên một ngọn núi nhân tạo đó chính là đền Bônôbuđua được xây
dựng vào năm 770-850.
- Trông xa, Bônôbuđua như một trái chín nằm giữa tán lá xanh của khung
ảnh xung quanh, phải đến gần thì mới thấy được vẻ kỳ vĩ của nó.
- Toàn bộ ngôi đền cao 42m, chiều dài chân đền là 123m, gồm 2 phần; phần
tròn phía trên và phần vuông phía dưới.
+ Phần tròn gồm tháp trung tâm hình vuông và 3 tầng bậc tròn đồng tâm bao
quanh.
+ Đền có 9 tầng, mỗi tầng hồi lang đều có vô số các bức phù điêu miêu tả
cuộc đời của đức Phật. Từ giấc mơ của bà mẹ cho đến sự ra đời của các
hoàng tử và những bức tranh về sự đắc đạo. Càng lên cao các chủ đề càng
tách khỏi sự trần tụ để đến với sự siêu thoát
- Cấu trúc 3 lớp của đền thể hiện giáo lý tam giới của Phật.

14


=> Toàn bộ công trình toát lên sự ca ngợi về cuộc đời và sự nghiệp của đức
Phật cùng các huyền thoại trong đời sống của cư dân Giava.
=> Toàn bộ công trình như một mô hình núi thu nhỏ với gần 500 bức phù
điêu với những nét chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo cho thấy tài năng của người
xây dựng công trình.
* Ăngcovát, Ăngcothom Campuchia.
Một trong những công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng nhất ĐNA là quần
thể kiến trúc Ăngco ở Campuchia, Ăngcovát được xây dựng vào đầu thế kỷ
XII, Ăngcothom được vua Giayavacman VII xây dựng vào thế kỷ XIII.
- Trong Ăngcothom, Tháp Bayon đã trở nên nổi tiếng bởi những hình chân

dung mặt người đồ sộ với những nụ cười bí ẩn; những bức phù điêu thể hiện
cảnh vua Giayavacman VII đánh thủy quan Chămpa sôi nổi và sinh động;
hình ảnh nữ thần Ápsara mềm mại, uyển chuyển đầy sức sống.
- Gía trị nghệ thuật của khu đền Ăng co được thể hiện ở sự hài hòa giữa kiến
trúc và điêu khắc, đó là hàng loạt bức họa trên đá, những bức tượng khổng
lồ… phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt… của người dân
Khơme.
* Tháp Chăm.
Tháp Chăm hay nói đúng hơn là các ngôi đền, lăng của người Chăm xây
dựng để thờ các vị thần của Bàlamôn giáo (chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ). Toàn bộ tháp Chăm được xây dựng ở miền Trung Việt Nam, trong
khoảng thời gian tồn tại của Champa từ thế kỷ II-XV. Những tháp này thể
hiện kiến trúc xây dựng vượt bậc của người xưa. Cho đến nay, kiến trúc xây
dựng tháp như thế nào vẫn là một dấu chấm hỏi về nghệ thuật kết dính các
viên gạch và nung gạch. Tuy nhiều công trình đã bị đổ nát, không còn
nguyên vẹn song những công trình còn lại phần nào đã thể hiện nghệ thuật
kiến trúc độc đáo, riêng biệt của cư dân ĐNA.
* Chùa vàng- Suêđagôn (Myanma):
Trong khu di tích Pagan ngày nay vẫn còn hơn 5000 ngôi chùa, tháp lớn nhỏ
khác nhau nằm rải rác trên khu vực sông Iraoa đi.
Ngôi chùa Suê đa gôn (Chùa vàng) đồ sộ được xây dựng trong vòng hơn
một năm, điều này chứng tỏ sức lực đã được huy độnglà rất lớn. Chùa vàng
xứng đáng là biểu tượng của đất nước Myanma giàu đẹp với những con
người vị tha, yêu đời.
* Luông phabang (Thạt Luổng, Lào):
- Bắt nguồn từ huyền thoại của Lào về việc xây dựng nơi cất xá lị của Đức
Phật. Châu Mường Viêng Chăn đã cho xây dựng ngôi tháp Luông phabang
(Tháp lớn).

15



- Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Sattharthilat.
Tháp được xem là công trình tháp Phật lớn nhất ở Lào và ĐNA, tháp có đế
vuông 90x90m, cao 45m.
- Xung quanh tháp là 30 ngọn tháp nhỏ như tháp lớn thu nhỏ lại, trên các
tháp đều khắc những câu kinh phật của Phật giáo Tiểu thừa.
- Cấu trúc gồm 3 phần rất độc đáo, nó vừa có phong cách của tháp Sanchi
(Nhật Bản) vừa có phong cách tháp Xiêm thời Ayuthia cũng như vài yếu tố
phảng phất phong cách tháp Myanma với các hành lang liên tục.
- Tháp phản ánh vũ trụ Mênu mà dỉnh trung tâm là biểu tượng của sơn thần
Mê ru. Đây là nơi tu hành chín quả và là cõi niết bàn.
=> Thạt Luổng trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết, chung sống hào hợp
của các bộ tộc Lào.
Phần 2:

ĐÔNG NAM Á CẬN- HIỆN ĐẠI.

Câu 1: Những chặng đường đi đến độc lập của các dân tộc ĐNA từ thế
kỷ XVI đến 1945?
Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân ĐNA đã
vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất
nước diễn ra liên tục, kiên cường và bền bỉ, phát triển qua các giai đoạn với
những nội dung khác nhau, giai đoạn trước đặt nền tảng cho giai đoạn sau để
cuối cùng đã giành thắng lợi.
a. Giai đoạn từ XVI- đầu XIX: Cuộc đấu tranh tự vệ của cư dân ĐNA.
- Khi thực dân phương Tây đến xâm lược, các nước ĐNA nổi lên 2 đặc điểm
rõ rệt:
+ Nhà nước phong kiến TWTQ (Việt Nam, Xiêm) thi hành chính sách “Bế
quan tỏa cảng” với phương Tây.

+ Những quốc gia phong kiến phân tán, cát cứ, rời rạc với những tiểu quốc
khác nhau (Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện).
Nhưng dù ở trình độ phát triển khác nhau nhưng khi bị xâm lược các quốc
gia ĐNA đều tiến hành kháng cự để bảo vệ nền độc lập của mình.
- Thời kỳ đầu, nhà nước phong kiến cùng với nhân dân đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc nhưng về sau triều đình phong kiến lần lượt đầu hàng, nhân dân
phải tự mình đứng lên đấu tranh vừa chống lại sự xâm lược và đô hộ của
thực dân phương Tây vừa chống lại chính quyền phong kiến đầu hàng.
- Qúa trình đấu tranh của các quốc gia ĐNA có sự khác nhau về thời điểm,
hình thức lẫn phương pháp đấu tranh song lại có cùng một mục đích là ;
ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

16


- Hình thức và phương pháp đấu tranh của các quốc gia ĐNA khác nhau
trong đó có hai phương pháp và hình thức chủ yếu:
Đấu tranh vũ trang.
Cải cách xã hội.
- Quy mô đấu tranh rọng lớn, thu hút nhiều tầng lớn nhân dân tham gia và
bước đầu có sự liên minh giữa các quốc gia.
+ Phong trào đấu tranh vũ trang:
- Miến Điện: Khi xâm lược Miến Điện, Anh là một nước thực dân hùng
mạnh. Tuy nhiên trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và các lực lượng
vũ trang Miến Điện, Anh phải thực hiện 3 lần chiến tranh: lần 1 (18241826), lần 2 (1852-1853), lần 3 (1885) mới xâm lược được toàn bộ nước
này.
- Đông Dương: Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã vấp phải sự chống trả
quyết liệt của triều đình phong kiến, các hoàng thân, quan lại và đặc biệt là
của nhân dân những vùng chúng đến xâm chiếm như ở Việt Nam,

Campuchia…
- Nhận xét:
Phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân các nước ĐNA phát triển mạnh
mẽ nhưng chỉ có tác dụng cản sức giặc, làm chậm bước tiến của chúng chứ
không ngăn chặn được chúng xâm lược và đi đến thất bại.
=> Nguyên nhân thất bại là do:
Không có sự liên minh chống giặc trong nội bộ từng nước và giữa các nước
trong khu vực ĐNA.
Sự đầu hàng của giai cấp phong kiến.
Sự lạc hậu về trang bị vũ khí, kĩ thật.
* Cải cách xã hội ở Xiêm.
Từ rất sớm, CNTD phương Tây đã đến Xiêm, lúc đầu chỉ là mối quan hệ
giao thương nhưng vì lợi nhuận nên thực dân Hà Lan, Pháp, Anh đều thực
hiện ý đồ xâm chiếm Xiêm, buộc Xiêm phải ký hàng loạt các hiệp ước bất
bình đẳng:
- Năm 1851, Rama III qua đời, con trưởng là Mongkut lên thay lấy hiệu là
Rama IV (1858-1868) và đưa Xiêm đi theo con đường “mở cửa”. Ông dựa
vào tầng lớp đại phong kiến, trước hết là những người có học vấn phương
Tây, cải tổ bộ máy chính quyền và đổi mới nền ngoại giao.
Xiêm ký một loạt hiệp ước thương mại với các nước tư bản Anh, Mĩ, Pháp,
Bỉ, Hà Lan…kinh tế Xiêm từng bước hòa nhập vào nền kinh tế TBCN,đưa
Xiêm bước lên vũ đài chính trị quốc tế, thiết lập quan hệ với nhiều nước tư
bản phương Tây và các nước khác.
- Năm 1868, Chulalongcom lên kế vị, hiệu là Rama V (1868-1910), Rama V
tiếp tục canh tân đất nước theo hướng của vua cha, cuộc cải cách được thực
17


hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, xã hội,
quân sự, luật pháp và đã đạt được rất nhiều thành tựu.

- Trên cơ sở đó, Xiêm mở các chiến dịch ngoại giao, mở các chuyến công du
sang Anh, Pháp, Đức, Nga…nhằm xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.
- Nhận xét:
Nhờ cải cách của Rama IV và Rama V:
+ Xiêm phát triển mạnh về kinh tế và khối đoàn kết dân tộc. Việc thực hiện
đường lối ngoại giao mền dẻo đã giữ được độc lập cho đất nước, tránh cho
nước Xiêm khỏi cuộc chiến tranh.
+ Tạo ra cơ sở kinh tế- xã hội để Xiêm tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau,
giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới và của CNTB.
b. Giai đoạn cuối XIX đến 1920.
Đây là giai đoạn đầu tiên của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Đây cũng là giai đoạn phong trào có sự biến chuyển về chất; từ phong trào
có ý thức hệ phong kiến đến các phong trào theo xu hướng tư sản, phong
trào tư sản.
* Phong trào mang ý thức hệ phong kiến.
- Các phong trào mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc
nông dân lãnh đạo với mục tiêu khôi phục độc lập dân tộc. Quy mô của
phong trào không lớn như các cao trào trước đó song nó diễn ra liên tục.
VD;
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha lãnh đạo nhân dân chống Pháp ở
Campuchia (1876).
Cuộc khởi nghĩa của Phò cà Đuột (1901-1902), Ông kẹo Comadam (19011937) ở Lào.
Phong trào Cần Vương- Việt Nam (1885-1896).
Phong trào chống Anh ở Miến Điện, chống Tây Ban Nha ở Philippin…
* Phong trào dân tộc theo xu hướng Tư sản và phong trào dân chủ Tư sản.
- Nguyên nhân:
+Dưới sự thống trị của thực dân phương Tây, các nước ĐNA có sự phát
triển về kinh tế- xã hội. Bên cạnh các giai cấp cũ, trong các qốc gia ĐNA bắt
đầu xuất hiện những giai tầng mới. Khi phong trào đấu tranh theo ngọn cờ
phong kiến thất bại thì phong trào dân tộc do các sĩ phu phong kiến chịu ảnh

hưởng của tư tưởng tư sản phương Tây và tầng lớp tư sản trí thức, tư sản dân
tộc lãnh đạo đã thay thế.
- Thắng lợi của cách mạng Philippin với vai trò lãnh đạo của tầng lớp trí
thức tiểu tư sản, tiêu biểu là Hêxê Ridan và phái cách mạng do Bô ni pha xi
ô đứng đầu.

18


- Trên thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh đến ĐNA; Cuộc Mậu tuất
chính biến (1898) ở Trung Quốc do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi
xướng, Minh Trị duy tân (1868-1912) ở Nhật Bản và việc Nhật đánh bại
Nga hoàng…đã thổi một luồng gió mới vượt qua tư tưởng phục hồi các triều
đại phong kiến.
- Bản thân các nước ĐNA cũng có sự biến đổi trên các mạt chính trị, kinh tế,
xã hội, các giaai cấp, tầng lớp mới xuất hiện và trở thành lực lượng đảm
đương trách nhiệm với dân tộc.
=> Những yếu tố bên trong và bên ngoài tạo điều kiện dẫn tới sự chuyển
biến trong phong trào chống thực dân, đưa phong trào lên một tầm cao mới.
- Phong trào chống thực dân theo khuynh hướng tư sản.
+ Phong trào này diễn ra ở một số nước ĐNA mà lúc này giai cấp phong
kiến đã mất vai trò, giai cấp tư sản đang hình thành nhưng chưa đủ mạnh để
lãnh đạo phong trào cách mạng. Lãnh đạo phong trào lúc này là các văn
thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. Họ là những tri thức phong kiến, tiếp thu
hệ tư tưởng tư sản phương Tây, đòi cải cách đất nướ, mở mang kiến thức,
làm cho đất nước cường thịnh thoát khỏi thân phận thuộc địa.
+ Hình thức vận động của phong trào là tiến hành cải cách một số lĩnh vực
kinh tế, xã hội, diễn thuyết, lập hội…VD: Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh ở Việt Nam.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

+ Phong trào gắn với quá trình xâm lược của CNTD phương Tây.
+ So với phong trào do các văn thân sĩ phu yêu nước (chịu ảnh hưởng của tư
tưởng tư sản) lãnh đạo, phong trào này có một số nét khác biệt;
Người lãnh đạo là giai cấp tư sản.
Mục tiêu, đường lối; cụ thể hơn như đòi những quyền lợi kinh tế cho giai
cấp tư sản, chống sự xâm lược của chỉ nghĩa tư bản nước ngoài, đòi đổi mới
chính trị, xây dựng CNTR ở các nước bản địa…
Hình thức đấu tranh đa dạng hơn, gồm cải cách duy tân, đấu tranh kinh tếchính trị-văn hóa.
=> Phong trào phát triển từ thấp đến cao, từ việc lập hội, trường học đến sự
ra đời các tổ chức chính trị, Đảng phái: Hiệp hội Hồi giáo ở Inđônêxia; Các
Đảng tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam…
- Nhận xét:
+ Như vậy, cuối XIX khi CNTD phương Tây hoàn thành công việc thôn
tính, đạt ách thống trị trên các nước ĐNA thì trong trào đấu tranh tự vệ đến
chiến tranh giải phóng là một sự nối tiếp tất yếu và là sự thay thế các phong
trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến bằng các phong trào có xu hướng
tư sản và sau đó là trào lưu tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các

19


nước ĐNA cũng là một sự thay đổi tất yếu, thể hiện xu hướng đi lên của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sự xuất hiện của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng tư sản là gạch nối giữa phong trào theo con đường phong kiến với
phong trào tư sản. Nó cho thấy sự cáo chung của con đường đấu tranh theo ý
thức hệ phong kiến, thay vào đó là con đường đấu tranh chịu ảnh hưởng của
ý thức hệ tư sản. Lực lượng tư sản chưa đủ mạnh để lãnh đạo phong trào
nhưng nó đặt nền móng cho các giai đoạn tiếp sau.
=> Phong trào giải phóng dân tộc là hồi chuông thức tỉnh, khơi dậy ý thức

dân tộc, thu hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân, chứng minh ý chí đấu tranh bất khuất của cư dân ĐNA,
thể hiện sự đi lên của phong trào giải phóng dân tộc với sự cáo chung của
phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến và xuất hiện khuynh hướng
đấu tranh theo ý thức hệ tư sản.
c. Giai đoạn 1920-1940.
* Bối cảnh lịch sử thế giới và sự phát triển kinh tế của khu vực sau CTTG1.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công không chỉ có ý nghĩa trong việc lật
đổ chế dộ Nga hoàng, đem lại thắng lợi cho CNXH mà còn có ý nghĩa to lớn
trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức. Như chủ tịch HCM nói:
“Cách mạng tháng Mười Nga đã đem đến cho các dân tộc ở phương Đông
một sự giúp đỡ có tính quyết định”.
- Năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập và trở thành lực lượng vạch
đường, chỉ lối cho các dân tộc chống CNTD.
- Những hậu quả nặng nề của CTTG1 đã tác động không nhỏ đến ĐNA. Để
bù đắ thiệt hại trong chiến tranh, các nước thực dân đã ra sức khai thác, bóc
lột tàn nhẫn nhân dân ĐNA. Cuộc khai thác đó đã tạo ra những biến đổi về
kinh tế, chính trị và làm tăng thêm quyết tâm đấu tranh đòi độc lập của nhân
dân ĐNA.
=> Việc lựa chọn con đường tư sản hay vô sản xuất phát từ hoàn cảnh thực
tiễn của đất nước, sự trưởng thành của các giai cấp trong xã hội cũng như
trình độ phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời cũng xuất phát từ chính sách
cai trị của CNTD đối với mỗi quốc gia.
* Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1920-1940.
- Từ những năm 20, phong trào giải phong dân tộc ĐNA có những bước tiến
rõ rệt so với hai thập niên đầu thế kỷ:
+ Mục tiêu đấu tranh giành độc lập được đề xuất rõ ràng đòi quyền tự chủ về
chính trị, tự do kinh doanh, dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục.

20



+ Các Đảng phái chính trị của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời với tôn chỉ
mục đích rõ ràng và ảnh hưởng trong xã hội rộng lớn; Đảng dân tộc Inđô nê
xia (1927), Đảng Thakin Miến Điện (1930)…
+ Lực lượng chính trị trong phong trào dân tộc tư sản thời kỳ này là tầng lớp
trí thức- bộ phận cấp tiến của giai cấp TS và TTS- những người khởi đầu
cho phong trào chống đế quốc ở ĐNA.
- Cũng từ những năm 20, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ĐNA
bắt đầu bước lên vũ đài chính trị mở ra một triển vọng cho phong trào cách
mạng; đi từ đấu tranh giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp.
Xu hướng vô sản xuất hiện không phải là sự nối tiếp xu hướng tư sản mà là
sự phát triển khá độc lập do sự trưởng thành của giai cấp Vô sản ở thuộc địa
và sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin ở đây.
=> Như vậy, từ 1920-1940, phong trào giải phóng dân tộc ĐNA tồn tại 2 xu
hướng; TS và VS. Mặc dù có những khác biệt về ý thức hệ, mục tiêu, nhưng
đứng trước mục tiêu chung là độc lập dân tộc, cả hai phong trào tồn tại song
song, thậm chí kết hợp với nhau ở một chừng mực nhất định. Ở mỗi quốc
gia, hai xu hướng này mạnh hay yếu là tùy thuộc vào sự tương quan giai cấp
trong mỗi nước đó.
* Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia và 3 nước Đông Dương.
- Ở Inđônêxia; mở đầu là ĐCS Inđônêxia (5/1920)- ĐCS đầu tiên trong khu
vực. Được sự ủng hộc của quần chúng nhân dân,ĐCS không ngừng lớn
mạnh. Đến 1924 có 38 chi bộ với 1140 Đảng viên.
Dưới sự lãh đạo của Đảng, phong trào công nhân và phong trào đấu tranh
cách mạng ở Inđônêxia phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ở Giava (1926) và
Xumatra (1/1927), những người khởi nghĩa đã chiếm được chính quyền ở
thành phố và thành lập các Xô Viết song chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn
thì bị thực dân Hà Lan đàn áp.
Thất bại của ĐCS Inđônêxia đặt ra cho cách mạng Inđônêxia bài học kinh

nghiệm quý giá; Cần củng cố khối đoàn kết dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của
quần chúng nhân dân với Đảng, tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, biết kết hợp các hình thức đấu tranh để đi đến thắng lợi hòan toàn.
- Ở Đông Dương: Tiêu biển nhất là Việt Nam, các bài học; xây dựng kẻ thù,
áp dụng biện pháp đấu tranh với những kẻ thù cụ thể, kinh nghiệm đấu tranh
xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, bài học đoàn kết quốc tế.
+ Phong trào độc lập theo khuynh hướng tư sản.
- Inđônêxia: Sau khi phong trào csch mạng do Đảng lãnh đạo bị thất bại,
ĐCS cũng chấm dứt vai trò với cách mạng Inđônêxia. Từ đây, cách mạng
Inđônêxia đã lựa chọn con đường theo xu hướng tư sản do Đảng dân tộc
khởi xướng.

21


+ Ngày 4/7/1927, Liên minh độc lập Inđônêxia được thành lập do Xucácnô
đứng đầu, về sau đổi thành Đảng dân tộc Inđônêxia. Đến 1935, Đảng có tới
20.000 Đảng viên. Đây là đảng chính trị mạnh nhất ở Inđônêxia.
+ Cương lĩnh của Đảng là thuyết Marhaennism do Xucácnô soạn thảo. Theo
đó, Đảng chủ trương lãnh đạo nhân dân Inđônêxia giành độc lập dân tộc
theo con đường “bất hợp tác” với thực dân, đế quốc trên tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, một bộ phận khác chủ trương “hợp tác” do Xutôno lãnh đạo.
=> Mặc dù phương pháp đấu tranh khác nhau nhưng đều nhằm mục đích
giành độc lập dân tộc.
+ Năm 1939, những biến động của thế giới đã tác động mạnh mẽ đến
Inđônêxia.
+ Tháng 12/ 1939, Liên đoàn các Đảng dân tộc đứng đầu là Xucácnô đã tổ
chức Đại hội nhân dân Inđônêxia, thông qua nghị quyết lấy cờ đỏ - trắng là
quốc kỳ…
- Philippin: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, nhân dân

Philippin lại phải tiếp tục đấu tranh chống Mĩ để giành độc lập dân tộc.
Trược sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Philippin, Mĩ đã thông qua hai
đạo luật quan trọng: Đạo luật tổ chức Philippin (2/7/1902). Đạo luật Jones
(29/4/1916) để hợp pháp hóa việc cai trị Philippin.
Ngày 24/3/1934, Tổng thống Rudơven kí đạo luật Taiđinh- Macđuphi quy
định sẽ thành lập một nước Philippin thịnh vượng chung vào tháng 7/1936.
Theo đó, tháng 11/1935, Nhà nước Philippin quá độ được thành lập do
Manuen Quesơn làm Tổng thống, nhà nước này đã lãnh đạo nhân dân từng
bước đấu tranh giành độc lập với vai trò lãnh đạo của TS dân tộc và địa chủ
bản xứ mà đại diện chính là Đảng dân tộc.
Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh cũng nhận được sự hỗ trợ của giai cấp vô sản
Philippin. Giai cấp vô sản ra đời sớm tuy nhiên không phát huy được vai trò
của mình cho nên con đường độc lập dân tộc chủ yếu do giai cấp tư sản và
địa chủ lãnh đạo.
- Myanma, Mã Lai, Việt Nam, Xiêm: cũng là những nước có phong trào độc
lập dân tộc theo con đường và xu hướng tư sản. Song mức độ thành bại của
phong trào ở mỗi nước là khác nhau.
d. Giai đoạn 1940-1945: kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu
tranh chống phong kiến.
- Tháng 9-1940, Nhật tấn công Lạng Sơn, sau đó nhanh chóng tiến sâu vào
toàn lãnh thổ Đông Dương. Sau sự kiện Trân Châu Cảng (7/12/1941), Nhật
tự do chinh phục ĐNA và chỉ trong vòng nửa năm, Nhật Bản đã nắm trong
tay toàn bộ ĐNA.
- Nhật xây dựng “khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”:
+ Chính trị:
22


Thiết lập chính phủ thân Nhật, xóa bỏ các chính đảng, công đoàn.
Thực hiện chính sách mị dân.

Nhật áp dụng 3 hình thức cai trị khác nhau; trực tiếp (Sigapo), lúc đầu trực
tiếp sau chuyển sang tự trị (Philippin, Miến Điện…), nước liên minh (Thái
Lan).
+ Kinh tế:
Nhật cướp đoạt các nước ĐNA; lương thực thực phẩm, tài nguyên thiên
nhiên…
Quản lí tất cả các ngành kinh tế của ĐNA.
Trưng thu lương thực của nhân dân, ép họ trồng những cây nông sản theo
nhu cầu của Nhật, làm cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp , gây ra nạn đói.
=> Chính sách cai trị của Nhật dẫn tới mâu thuẫn sâu sắc với nhân dân
ĐNA. Do đó, chống phát xít Nhật đã trở thành mục tiêu chung của cả TS và
VS, cả Việt Nam, Đông Dương và toàn ĐNA.
* Cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA:
- Nổi lên là 2 đặc điểm:
+ Sự kết hợp giữa xu hướng TS và VS tụ hội theo một hướng chung để
chống CN phát xít. Sự kết hợp đó được thể hiện qua sự ra đời của Mặt trận
chống phát xít ở các nước ĐNA. Tiêu biểu: Việt Nam có Mặt trận Việt Minh
(5/1941). Mã Lai có Liên hiệp nhân dân Mã Lai. Miến Điện có Liên minh
tự do chống phát xít. Sự ra đời của các mặt trận chống phát xít cho thấy sự
tập hợp lực lượng lớn nhất so với các giai đoạn trước và quyền lợi dân tộc
được đặt lên hàng đầu.
+ Bên cạnh các mặt trận chống phát xít, các lực lượng vũ trang cách mạng
cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước ĐNA, trở thành lực lượng
nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống CN phát xít.
Ở Việt Nam, từ các đội cứu quốc quân phát triển thành Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân.
Ở Philippin, quân đội nhân dân chống Nhật 1942.
Ở Miến Điện, Mã Lai nưm 1944 cũng thành lập đội quân nhân dân chống
phát xít.
- Phong trào đấu tranh ở ĐNAphát triển rất mạnh mẽ, trong đó có 3 xu

hướng khác nhau để giành độc lập dân tộc là:
+ Xu hướng thân Nhật, dựa vào Nhật để giành độc lập dân tộc (Inđônêxia,
Miến Điện…).
+ Xu hướng thân phương Tây, dựa vào phương Tây để chống Nhật (Thái
Lan).
+ Xu hướng tự chủ giành độc lập (Việt Nam).

23


- Nhận xét: Trong 3 xu hướng trên, xu hướng giành độc lập bằng con đường
tự chủ là đúng đắn và hợp lí nhất. Bởi chỉ có dựa vào sức mình thì mới có
thể giải phóng mình, không nên quá trông chờ vào người khác.
* Nhận xét chung:
Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNA từ XVI đến 1945 gồm 3
nội dung lớn:
- Phát triển từ thấp đến cao, qua nhiều giai đoạn từ phong trào mang tính
chất phong kiến đến TS đến VS và cuối cùng TS và VS đã kết hợp với nhau
để giành độc lập dân tộc.
- Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, lợi ích dân tọc luôn được đặt
lên hàng đầu, vì thế các giai cấp đối kháng nhau vẫn có sự hợp tác với nhau
vì mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng tham gia đông đảo nhất là nông dân, bởi tất cả các nước ĐNA là
các nước nông nghiệp. Bên cạnh đó giai cấp công nhân bước đầu bước lên
vũ đài chính trị và khẳng định vị trí của mình, đặc biệt là tầm quan trọng của
tầng lớp trí thức trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Câu 2: ĐNA sau chiến tranh lạnh?
- Chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta đã dẫn đến
những chuyển biến to lớn; ĐNA bước vào một thời kỳ lịch sử mới với xu thế
đối thoại, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

- ASEAN trở thành một tổ chức khu vực thống nhất, tập hợp tất cả các quốc
gia trong khu vực với trình độ kinh tế, chế độ chính trị- xã hội, văn háo khác
nhau.
- Các nước ĐNA tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và khẳng định
sức sống phong phú của mình trong những năm đâu thế kỉ XIX.
* ĐNA trong thập niên 90 của thế kỉ XIX.
- Bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều điểm đáng chú ý:
+ Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu đậto điều kiện thuận lợi cho Mĩ theo đuổi chính sánh “một
cực”. Tuy nhiên, Mĩ đã vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản, Tây
Âu và sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc.
+ Cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao và tác động sâu
sắc đến mọi mặt của đời sống thế giới. Nhân tố kinh tế nhày càng có vị trí
quan trọng và dần dần trở thành nhân tố chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Trào
lưu cải cách thể chế, cơ cấu kinh tế trở nên phổ biến để đã làm thay đổi cơ
bản bộ mặt kinh tế xã hội của thế giới trong thập niên đầu sau chiến tranh
lạnh.
=> Những biến đổi của thế giới đã tác động trực tiếp đến ĐNA, tạo điều kiện
thuận lợi để ĐNA phát triển kinh tế, ổn định về chính trị. Tuy nhiên, tình
24


hình khu vực vẫn còn nhiều tiềm ẩn đe dọa an ninh và sự phát triển bền
vững của các quốc gia.
- Qúa trình cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN.
+ Đại hội VII ĐCS Việt Nam (1991) khẳng định đường lối đối ngoại mở
rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn của tất cả các nước. Thực
hiện chủ trương đó, 1991-1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lần luojt đi thăm tất
cả các nước ASEAN, sự kiện này được xem là bước đột phá trong quan hệ
Việt Nam –ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.

+ Tháng 1/1992, Hội nghị cấp cao lẫn thứ 4 của ASEAN tại Singapo tán
thành Việt Nam gia nhập hiệp ước Bali.
+ Ngày 22/7/1992, tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25, Việt Nam,
Lào chính thức gia nhập hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của
ASEAN.
+ Ngày 28/7/1995, tại hội nghị ngoại trưởng lần 28 tại Brunây, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
+ Năm 1997, khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Đông Á, trước hết là ĐNA gây
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước trong khu vực.
+ Khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các
nước trong khu vực ( Mã Lai, Inđônêxia, Philippin…)
+ ASEAN phải bỏ ra hàng tỉ USD dự trữ để giữ giá đồng nội tệ nhưng đồng
tiền liên tục mất giá dẫn đến khủng hoảng kép; khủng hoảng tài chính và
khủng hoảng tiền tệ, tác động sâu sắc đến các quốc gia ĐNA.
+ Đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, tác động của khủng hoảng tài chính,
tiền tệ năm 1997 chỉ ở một mức độ nhất định bởi nền kinh tế của ba nước
mới chỉ ở giai đoạn hội nhập khu vực.
=> Cuối cùng nhờ sự nỗ lực của mỗi nước , những giải pháp tập thể của
ASEAN và cộng đồng quốc tế, năm 1999, kinh tế ASEAN thoát khỏi tình
trạng trì trệ, khủng hoảng và trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường.
* ĐNA từ sau năm 2000.
- Tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới:
+ Thế giới đứng trước những biến đổi to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh,
khoa học công nghệ và quan hệ quốc tế.
+ Sự kiện ngày 11-9-2001 đã gây trấn động sâu sắc đối với nước Mĩ và cộng
đồng quốc tế. Sự kiện đã thúc đẩy nhanh việc chuyển hướng chiến lược của
Mĩ và được coi là cú hích cuối cùng vào sự lưỡng lự của nhà trắng trong
việc lực chọn chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Busơ.
- ĐNA những năm đầu thế kỷ XXI
+ Vấn đề trọng tâm của ĐNA là khôi phục và phát triển kinh tế sau khủng

hoảng 1997.

25


×