Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ngan hang cau hoi quan ly goa duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 3 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1. Quản lý là gì? Đặc điểm và bản chất của quản lý? phân biệt lãnh đạo và quản lý?2. Hãy nêu các
nguyên tắc và nội dung quản lý hành chính Nhà nước? 3. Hãy nêu những định hướng và giải pháp
cơ bản để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước?
4. Thế nào là công vụ, hoạt động của công vụ gồm những nội dung gì?
5. Hãy nêu khái niệm cán bộ công chức, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ công chức, những việc
cán bộ công chức không được làm?
6. Nêu những điểm cơ bản của quan điểm tiếp cận phân tích tổng hợp và quan điểm tiếp cận mục
tiêu?
7. Thế nào là quản lý nhà nước về giáo dục, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục?
8. Hãy cho biết một số công cụ cơ bản trong quản lý nhà nước về giáo dục?
9. Phân tích các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân? Hãy cho biết
những công việc cần tiếp tục để thực hiện triệt để những nguyên tắc đó?
10. Hãy nêu quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, quy định các tổ chức
trong nhà trường?
11. Thế nào là quản lý tài chính trong trường học?
12. Hãy nêu một số nguyên tắc xây dựng chuẩn chất lượng giáo dục?
13. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường cần tuân thủ các chức năng quản
lý nào?
14. Hãy trình bầy nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học và các giải pháp trong quản lý thiết
bị dạy học?
15. Trình bày những yêu cầu đối với quản lý giáo dục trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu
hoá? 16. Hãy phân tích những thách thức và cơ hội của giáo dục Việt Nam khi nước ta gia nhập
WTO ? 17. Nếu bạn là người có quyền chỉ đạo việc xây dựng hệ thống giáo dục, bạn sẽ xây dựng
hệ thống như thế nào?
18. Giả sử bạn là lãnh đạo một trường học, bạn cần chú ý đến điều gì trong quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên trong nhà trường để trường của bạn đạt chất lượng giáo dục? 6.2. Câu hỏi loại
2: Hiểu và vận dụng kiến thức (6 điểm)
19. So sánh phương pháp quản lí truyền thống và phương pháp quản lí hiện đại; người quản lí
truyền thống và người quản lí hiện đại; từ đó rút ra bài học lí luận cho bản thân.


20. Anh (chị) hãy phân tích câu nói sau đây của nhà giáo dục Ấn độ Raja Roy Singh : “ Giáo
viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt là trong việc định hướng lại giáo
dục”
21. Nhà quản lí giỏi cần có các phẩm chất gì? Theo Anh (chị) phẩm chất nào là quan trọng nhất?
Tại sao?
22. Trình bày những hiểu biết của Anh (chị) về vấn đề đầu tư và chi tiêu cho giáo dục 2


3. Tình huống “ Mạnh là Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông đã 5 năm, anh luôn làm
việc tích cực, nhiệt tình và là người rất nhạy bén. Vì những thành tích xuất sắc, Mạnh được đề
bạt lên làm Hiệu trưởng nhà trường khi Hiệu trưởng cũ về hưu. Trong quá trình công tác ở cương
vị mới, cán bộ giáo viên trong trường cảm thấy rằng dường như Mạnh độc đoán hơn: Mạnh
thường hay quát nạt, ra lệnh và đòi hỏi mọi người phải tuân phục. Mặc dù nhiều cán bộ giáo viên
trong nhà trường là những người thông minh và có kinh nghiệm, nhưng Mạnh ít khi quan tâm
đến ý kiến của họ. Mạnh luôn tự tin vào năng lực của mình và anh thực sự khó chịu khi ai đó góp
ý cho mình. Mạnh muốn cán bộ giáo viên thực hiện chính xác các yêu cầu của anh và không nên
bàn cãi gì hết”. (1) Anh/Chị suy nghĩ gì về cách điều hành nhà trường của Hiệu trưởng
Mạnh? (2) Về lâu dài cách quản lý của Hiệu trưởng Mạnh sẽ gây ra những ảnh hưởng gì?
24.Tình huống Thầy A và thầy B là tổ trưởng và tổ phó một tổ chuyên môn của Trường trung cấp
Giao thông H. Vừa qua giữa hai người xẩy ra mâu thuẫn đến mức độ xung đột. Mặc dù Hiệu
trưởng hết sức dàn hòa nhưng hai giáo viên này kiên quyết không chịu cộng tác làm việc với
nhau vì lý do cá nhân. Hiệu trưởng nhận ra rằng chính mình sai lầm khi bố trí cả hai giáo viên ấy
vào một ê - kíp. Nếu là hiệu trưởng trong tình huống này bạn sẽ ứng xử thế nào cho phù hợp? 1.
Cố nài giáo viên A và B phải tuân theo lệnh của mình? 2. Định một cuộc trao đổi tay ba để lập lại
hòa thuận? 3. Giải quyết vần đề bằng cách trao đổi riêng với từng người? 4. Chuyển một trong
hai giáo viên sang công tác ở đơn vị (bộ phận) khác trong trường? 5. Nhờ cấp trên giải quyết? 6.
Cách giải quyết của riêng bạn?
25. Tình huống Ở trường phổ thông trung học TP, có một giáo viên B - một "nhân cách mạnh",
tự cho mình là đối thủ của Hiệu trưởng. Anh ta tập hợp quanh mình một "nhóm nhỏ" không sẵn
sàng hợp tác lắm với lãnh đạo và gây ra cho Hiệu trưởng nhiều khó khăn (nhóm nhỏ này gồm

những giáo viên giảng dạy cùng một lớp (lớp 11A) với giáo viên B)Nếu bạn là Hiệu trưởng bạn
cần phải làm thế nào? 1. Bạn đề nghị chuyển giáo viên B đi trường khác? 2. Bạn phá vỡ "nhóm
nhỏ" bằng cách chuyển đổi giáo viên lớp 11A? 3. Bạn nói với giáo viên B rằng: bạn rất biết anh
ta định làm gì và bạn thử đề cập vấn đề bằng một cuộc trao đổi thẳng thắn? 4. Gặp gỡ trao đổi
thẳng thắn với từng cá nhân trong "nhóm nhỏ" ấy? 5. Cách giải quyết khác?
26.Tình huống Ông M là Hiệu trưởng Trường trung cấp Kỹ thuật CK có cùng chuyên môn toán
với giáo viên T. Sau khi dự một số giờ dạy toán của giáo viên T, ông M bất đồng sâu sắc với
phương pháp giảng dạy của giáo viên này. Ông M lại nhận ra rằng, suy cho cùng sự bất đồng ấy
bắt nguồn từ một ý kiến cá nhân. Nếu bạn là Hiệu trưởng M, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế
nào? 1. Bạn cứ để giáo viên T theo khuynh hướng tự nhiên của anh ta? 2. Bạn gây sức ép để giáo
viên T chấp nhận phương pháp mà bạn thích? 3. Bạn chấp nhận một sự thỏa hiệp giữa hai cực tư
tưởng đối lập? 4. Cách giải quyết khác?
27. Tình huống Là Hiệu trưởng của một trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật, ông K triệu tập cuộc
họp toàn thể giáo viên để bàn bạc một số vấn đề của nhà trường như: thực hiện nền nếp, kỷ
cương trong dạy học, trao đổi về những quy định chuyên môn của trường. Cuộc họp biến thành
cuộc cãi cọ và trở thành trận tuyến đấu tranh giữa các nhóm đối địch công kích nhau. Nếu bạn là
hiệu trưởng, bạn sẽ làm gì? 1. Bạn tạo điều kiện cho mỗi bên trình bầy rõ ràng lý lẽ của mình? 2.
Bạn đuổi những người làm ồn ào nhất ra khỏi phòng?
3. Bạn bầu ra một Ban đặc nhiệm tìm hiểu vấn đề đến nơi, đến chốn? 4. Cách giải quyết của
riêng bạn?
28.Tình huống Ở Trường trung cấp Kỹ thuật CK, một giáo viên cho Hiệu trưởng biết rằng:
Người giáo viên lão luyện nhất của trường cứ tìm cách làm mất uy tín của Hiệu trưởng trước mặt
những giáo viên khác. Nếu bạn là Hiệu trưởng, bạn sẽ làm gì đây? 1. Loại bỏ giáo viên lão luyện


ấy? 2. Bạn nói với giáo viên đưa chuyện: dính vào chuyện người khác làm gì? 3. Bạn lờ đi để
khỏi rắc rối? 4. Bạn tìm hiểu xem thông tin có đúng không?
29. Phân tích mối quan hệ giữa các chức năng trong quá trình quản lý? 30. Hãy cho biết
điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các chủ thể quản lý khác?
31. Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hệ

thống giáo dục quốc dân?
32. Bạn hãy đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục quốc gia hiện nay. Nếu là nhà quản lý
giáo dục bạn sẽ đề xuất những giải pháp gì để phát triển hệ thống?
33. Giả thiết bạn là người hiệu trưởng của một trường học, hãy hình dung các công việc
phải thực hiện của bạn?
34. Hãy phân tích mối quan hệ giữa nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và thiết bị
giảng dạy?
35. Tại sao nói: “Lãnh đạo không những là khoa học mà còn là nghệ thuật”?



×