Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TAI LIEU ON TAP MON LICH SU VAN MINH THE GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 25 trang )

TAI LIEU ON TAP MON LICH SU VAN MINH THE GIOI
Câu 1: Các hình thức nhà nước thời cổ đại?
Có 4 hình thức nhà nước cổ đại:
- Nhà nước QCCCTW tập quyền xuất hiện ở khu vực phương
Đông (Ai Cập, Babilon, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại).
Đặc điểm của nhà nước này là vua có quyền lập hiến, thiết lập chế
độ đa thê, thực hiện các chức năng xã hội.
Sở hữu tối cao về ruộng đất, nắm giữ thần quyền tối cao.
Tổ chức xây dựng các công trình tôn giáo và thủy lợi (chủ yếu là
thủy lợi); bảo vệ nông dân công xã và bảo trợ cho CXNT.
- Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten – một phát minh tiến
bộ so với Nhà nước chuyên chế kiểu phương Đông. Được xây dựng
trên cơ sở của nền kinh tế công thương và mậu dịch hàng hải A ten.
Về sau giai cấp tư sản đã tiếp thu hình thức nhà nuớc này.
+ Tính dân chủ thể hiện; cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội
công dân.
+ Có quyền thảo luận và quyết định tuyên chiến hay đình chiến,
bầu nhân viên vào các cơ quan Hội đồng 500 người, Hội đồng 10
tướng lĩnh, Tòa án 6000 người, tước bỏ hoặc ban quyền công dân cho
các công dân.
- Nhà nước cộng hòa quý‎ tộc xuất hiện ở Aten (thế kỷ VII TCN),
Xpác, La mã (thế kỷ VI TCN).
Xpác: nhà nước quý‎ tộc rất quân phiệt và phản động.
+ Lúc đầu cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng trưởng lão có
30 qúy tộc giàu có. Về sau là Hội đồng 5 quan giám sát (5 nguời gồm
các quý‎ tộc chủ nô giàu có nhất). Đại hội nhân dân không được thảo
luận mà chỉ có quyền đồng hay phản đối. Vua (số lượng có 2) trong
Hội đồng trưởng lão – có quyền ngang nhau và bị giám sát bởi Hội
đồng 5 quan giám sát.
La mã:
+ Cơ quan quyền lực tối cao là Đại hội Xenturi quyết định những


vấn đề cơ bản như tuyên chiến hay nghị hòa, bầu 2 quan chấp chính,
hai vị này có quyền ngang nhau. Khi La mã bị lâm nguy chế độ độc

1


tài được thiết lập. Cơ quan có tính chất thường trực của Đại hội
Xenturi là Viện nguyên lão có 300 thành viên là các quy tộc giàu có.
Đầu thế kỷ V TCN còn có Đại hội bình dân của người Pơ lép bầu ra
Quan bảo dân. Từ năm 287 TCN không có sự khác biệt về quyền lợi
giữa người La mã và người Pơlép nữa.
Aten:
Là loại hình nhà nước cộng hoà quý‎ tộc nhưng đã có khuynh
hướng dân chủ.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng nhân dân (400 nguời), là
cơ quan tư vấn cao cấp, chuẩn bị những vấn đề quan trọng đưa ra
thảo luận trọng đại hội công dân.
Hội đồng 9 quan chấp chính(do quý‎ tộc bầu) nắm mọi quyền hành,
nhiệm kỳ suốt đời sau là 10 năm rồi suốt đời.
- Nhà nước Đế chế ở La mã thế kỷ VI TCN đến thế kỷ V.
Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân đều mất dần quyền lực trong
khi vua tập trung quyền lực, sống xa hoa như vua phương Đông, chỉ
không có quyền hiến lập.
Câu 2: Nêu tên tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa,
khoa học tự nhiên thời kì phục hưng ở châu Âu?
- Văn học: Có các thể loại thơ, tiểu thuyết, kịch.
Ba tác giả lỗi lạc Italia gồm: Đan tê với Hài kịch thần thánh;
Pêtơraca (1304-1374) có tác phẩm Thơ tặng nàng Lôra và Trường ca
châu Phi; Bôcaxiô (1313-1375) với tiểu thuyết Mười ngày.
Tác giả Pháp nổi tiếng Rabơle với tiểu thuyết nổi tiếng Chuyện

hai cha con người khổng lồ Gacgăngchuya và Păngtagruyen;
Xécvantéc có tác phẩm Đông Kihôtê.
Tiêu biểu nhất ở thể loại kịch là tác giả Sêchxpia với các tác phẩm
nổi tiếng; Hăm lét, Ô ten lô, Rômêô và Juyluét…
- Nghê thuật: lỗi lạc nhất là trong lĩnh vực hội họa với các cây đại
thụ: Lêôna đơ Vanhxi, có các tác phẩm tiêu biểu La Giôcông, Bữa
tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá.

2


Mi ken lăng giơ, với các tác phẩm Sáng tạo thế giới, Cuộc phán
xét cuối cùng.
- Khoa học tự nhiên có bước nhảy vọt với các nhà khoa học vĩ
đại: Côpécníc (1473-1543), Brunô (1548- 1600), Galilê (1564-1642),
Kêple (1571- 1630).
Câu 3: Đánh giá bản chất nền quân chủ lập hiến thời cận đại?
Sự khác biệt nền quân chủ lập hiến Anh và Nhật Bản.
Nền quân chủ lập hiến là thể chế chính trị có vua nhưng quyền lập
hiến thuộc về Quốc hội với hai viện (hạ viện và thượng viện). Quốc
hội được thiết lập do cử tri là người có tài sản và đóng thuế cao. Như
vậy đó là nền dân chủ tư sản.
Sự khác biệt là:
ở Anh vua chỉ tồn tại hình thức, Thủ tướng đứng đầu nội các là
nguyên thủ quốc gia.
ở Nhật, Thiên hoàng là nguyên thủ quốc gia có quyền phê duyệt
các đạo luật do nghị viện đã thông qua, Thượng viện cũng do Thiên
hoàng chọn. Lí do là các tàn tích của thể chế chuyên chế kiểu phương
Đông chi phối.
Câu 4: Bước tiến về mặt xã hội của văn minh thế giới cân đại?

- Bước sang thời cận đại con người đã được giải phóng một cách
toàn diện. Máy hơi nước ra đời đã chuyển lao động của con người từ
thủ công sang lao động bằng máy móc có năng suất cao, sức người
được giải phóng.
- Con người còn có những phát minh khoa học lớn trong các
ngành khoa học cơ bản: toán, lí, hóa, sinh; các phát minh quan trọng
nhất là Định luật vạn vật hấp dẫn, Định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng, Thuyết tiến hóa di truyền.
- Về tư tưởng con người cũng được cởi trói khỏi các tư tưởng lạc
hậu, khổ hạnh giả dối với các học thuyết tư tưởng Triết học khai sáng
ở Pháp với các đại biểu Môngtecxkiơ, Rútxô, Vônte…
- Học thuyết về quyền tự do cá nhân với các nhà nhân văn Gion
min – người Anh với tác phẩm Luận về tự do, Tốccơvin – người

3


Pháp với tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kì và những người cấp tiến
thuộc phái Hiến chương ở Anh.
- Đặc biệt là chủ trương giải phóng giai cấp công nhân và nhân
dân lao động của CNXH khoa học cũng như quan niệm mới về tự do
là “nhạn thức được tất yếu khách quan”.
- Trong văn học có các nhà văn, nhà thơ dùng ngòi bút phản ánh
những biến động xã hội và niềm khoa khát muốn vươn tới cuộc sống
tốt đẹp.
- Trong lĩnh vực nghệ thuật con người với khát vọng tự do bao
trùm lên các bộ môn nghệ thuật từ âm nhạc, hội họa đến kiến trúc và
điêu khắc; Bactôđi (Pháp) với bức tuợng Nữ thần tự do- Chính phủ
Pháp tặng cho Mĩ (đặt ở cảng Newooc), Khải Hoàn Môn (tháp
Epphen).

Câu 5: Những thành tựu về văn hóa của văn minh phương
Đông thời Cổ-Trung đại?
* Chữ viết:
- Thành tựu lớn nhất là phát minh ra chữ viết sớm nhất gồm chữ
của người Ai Cập cổ đại, chữ của người Xume, Trung Quốc, Ấn Độ,
đặc biệt là bảng chữ cái của người Phêxini.
* Chữ số:
- Tiếp đó là phát minh ra chữ số, sáng giá nhất là phát minh của
người Ấn Độ dãy số tự nhiên với 10 kí hiệu.
* Thiên văn và lịch pháp:
- Để phục vụ canh tác nông nghiệp cư dân phương Đông đã quan
sát bầu trời. Trên cơ sở ấy đạt thành tựu lớn về thiên văn và phát
minh ra lịch pháp, với cách tính lịch theo chu kì của Mặt trăng và
Mặt trời..
- Để đo đạc đất đai, tính khối lượng đất đào đắp cư dân phương
Đông đã tích lũy được nhiều tri thức khoa học; toán, hóa, sinh, nông
học.
- Ngoài ra, sư dân phương Đông còn có thành tựu trong y học
trong kiến trúc, điêu khắc, văn học, sử học (nêu thành tựu).

4


Câu 6: Những thành tựu về tư tưởng của văn minh phương
Đông thời Cổ-Trung đại?
Trong lĩnh vực tư tưởng, phương Đông còn là cái nôi của triết học
cổ đại, nôi của các tôn giáo lớn, của các học thuyết xã hội rất tiêu
biểu.
Các tôn giáo có: đạo Do thái- về sau được kế thừa một số điểm ở
đạo Cơ đốc; đạo Bàlamôn- về sau được đạo Phật tiếp thu tinh thần

Luân hồi.
Triết học duy vật có từ sớm như Bát quái,Âm dương, Ngũ Hành,
Bản thể, Vô thường, Vô ngã.
Các học thuyết xã hội như Nho gia, Đạo gia, Pháp gia…
Câu 7: Vì sao lại chia lịch sử văn minh nhân loại từ khi con
người có văn minh thành ba làn sóng văn minh? Nêu tên các làn
sóng văn minh đó.
- Từ khi con người bước vào xã hội có văn minh xuất hiện với
những thành tựu rất rực rỡ. Có khoảng 21 nền văn minh. Trong số
các nền văn minh ấy, có nền văn minh bị suy tàn, nhưng cũng có nền
văn minh tiếp tục phát triển.
- Điểm chung của chúng là đều bị ràng buộc bởi phương thức sản
xuất, kết quả là chúng đều có một nền sản xuất vật chất đạt đến một
trình độ cao. Văn minh không phải là hình thái kinh tế xã hội. Tuy
vậy, mỗi nền văn minh đều hình thành trong hình thái kinh tế xã hội
và khi tiến triển có thể trải qua nhiều hình thái kinh tế- xã hội.
- Căn cứ vào cách thức con người tác động đến tự nhiên, chinh
phục tự nhiên (bản chất của các nền văn minh) có thể chia lịch sử văn
minh thành ba giai đoạn-tức là ba làn sóng văn minh: Văn minh nông
nghiệp, Văn minh công nghiệp, Văn minh công nghệ thông tin.
- Khi chia làn sóng văn minh là muốn đánh giá bản chất của các
nền văn minh, mức độ giải phóng sức lao động của con người và mức
độ vật chất, tinh thần con người được hưởng thụ.

5


Câu 8: Nêu những tành tựu chủ yếu của văn minh nhân loại từ
năm 1945 đến nay? Chỉ rõ tác động tích cực và tiêu cực tới đời
sống nhân loại.

- Gắn với cuộc cách mạng KHKT từ sau 1945, con người đã đạt
thành tựu to lớn và rất toàn diện:
Trong khoa học cơ bản có nhiều phát minh lớn, nhất là toán học.
Toán học đã thâm nhập vào các ngành tạo thành quá trình toán học
hóa khoa học. Lí và hóa học có các phát minh quan trọng để chế ra
các chất mới có tính năng ưu việt: siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu
sạch…phục vụ tốt hơn cho đời sống của con người. Sinh học từ khoa
học quan sát đã trở thành khoa học hành động. Có 4 lĩnh vực công
nghệ sinh học: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,
công nghệ enzin.
Vật liệu mới thay thế cho các vật liệu kim loại đang cạn kiệt trong
tự nhiên tạo thành tuyến vật liệu phi kim loại như: pôlime, têphơtông,
sợi thủy tinh, cao su nhân tạo, rong biển.
Năng lượng mới gồm năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời,
thủy triều, gió.
Công cụ mới: ngoài các máy móc cơ khí hiện đại và hạng nặng
còn có các công cụ có khả năng giải phóng sức lao động của con
người, tạo ra năng suất lao động rất cao như máy tính, hệ thống tự
động.
Chinh phục vũ trụ: qua các bước chế tạo động cơ tên lửa thắng lực
hút trái đất, vệ tinh không người lái, tàu vũ trụ, thám hiểm mặt trăng
và các hành tinh khác.
Cách mạng xanh và trắng: tạo ra các loại cây và con mới có chất
lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu lớn của con người.
Giao thông và thông tin: các phương tiện giao thông hiện đại như
tàu siêu tốc chạy trên đĩa đệm chân không, máy bay siêu âm khổng lồ
có vận tốc lớn. Công nghệ thông tin hiện đại có dây hoặc không dây
như vi sóng, di động, vệ tinh, cáp quang.
- Những tác động tới đời sống:
+ Tích cực:


6


Làm thay đổi một cách căn bản các nhân tố của sản xuất. Nhờ đó
con người đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn
lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại. Làm thay đổi
tiêu chí của sự phát triển.
Trí tuệ trở thành thước đo giá trị phát triển của xã hội; Làm thay
đổi tương quan lực lượng giữa các nước, những nước đi đầu có nhiều
cơ hội thuận lợi phát triển kinh tế, xác lập được vai trò trong nền
chính trị thế giới. Những nước bỏ lỡ cơ hội sẽ bị tụt hậu, phải phụ
thuộc; Thị trường toàn thế giới hình thành gồm các nước có thể chế
chính trị khác nhau.
+ Tiêu cực: ô nhiễm môi trường đạo đức nhân văn và pháp luật bị
vi phạm, vũ khí hủy diệt, tai nạn thảm khốc, bệnh tật hiểm nghèo…
Câu 9: Trình bày những thành tựu chinh phục tự nhiên tiêu
biểu của các nền văn minh xuất hiện ở lưu vực các sông lớn?
- Cải tiến công cụ lao động phù hợp với tính chất công việc: cày,
cuốc, thuổng, mai, liềm, hái, cối xay, cối giã, chày nghiền; lúc đầu là
công cụ bằng đồng có kết hợp công cụ đá; về sau có công cụ sắt. Các
nghề khai mỏ luyện sắt rất thịnh đạt.
- Để canh tác nông nghiệp cư dân phương Đông đã quan sát bầu
trời, tìm ra mối quan hệ giữa bầu trời với thời vụ canh tác, năng suất
và sản lượng. Trên cơ sở đó ghi chép lại thành các tri thức thiên văn;
vẽ được bản đồ các thiên thể xác định vị trí của chòm sao Bắc Đẩu,
các hành tinh trong hệ mặt trời và chu kì quay của các hành tinh đó,
12 cung hoàng đạo.
- Làm thủy lợi với các hình thức rất phong phú, cả thủy lợi vừa và
nhỏ; đào giếng, đắp mương máng, đập, đào hồ, kênh; thậm chí dùng

xe trở nước. Nhà nước và nhân dân đều cùng quan tâm làm thủy lợichế ra lịch để canh tác nông nghiệp cho đúng thời vụ. Đặt ra các tiết
trong năm. Đặt ra năm nhuận.
Câu 10: Nội dung cơ bản, y nghĩa tiến bộ xã hội qua các sự
kiện diễn ra các năm 1784, 1946, 1961, 1969?

7


- Năm 1784, Giêm oát đã phát minh ra máy hơi nước chuyển lao
động của loài người từ thủ công sang lao động bằng máy, giải phóng
sức lao động cho con người.
- Năm 1946 là năm chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời. Sự kiện
này được coi là thành tựu kì diệu nhất vì làm tăng sức mạnh cơ bắp
và trí óc của côn người.
- Năm 1961 có 2 sự kiện quan trọng:
Thứ nhất là sự ra đời của người máy, mở ra khả năng máy móc
thay thế con người trong những công việc nguy hiểm, tiến thêm một
bước giải phóng sức lực con người.
Thứ hai là con tàu phương Đông do Liên xô chế tạo bay vào vũ trụ
đem theo nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới Gagarin, mở ra
một ngành khoa học mới trong chinh phục tự nhiên của con người.
- Năm 1969 tàu Apô lô 11 đã đổ bộ lên mặt trăng. Hai nhà du hành
vũ trụ người Mĩ là As troong và An đrin đã đi bộ trên Mặt trăng thực
hiện mơ ước ngàn đời của con người, đánh dấu bước tiến dài của con
người.
Câu 11: Những dấu hiệu văn minh xuất hiện trong xã hội
nguyên thủy?
- Các dấu hiệu văn minh xuất hiện trong giai đoạn công xã
nguyên thủy:
Sự phân chia và tập trung quyền thích hợp với có hay không có

xung đột giữa các thị tộc, bộ lạc. Trong đó thời bình pháp sư có
quyền lớn, thời chiến lại thuộc về tù trưởng, tộc trưởng. Một số quy
định tính có tính chất thỏa thuận về việc đối xử với tù binh vào các
ngày nhất định trong tháng (tuần trăng) thể hiện tính nhân văn.
- Các hình thái y thức hệ, kết quả sự phát triển nhất định của y
thức hệ, như tôn giáo, nghệ thuật nguyên thủy; sự tích lũy các tri thức
khoa học của con người. Sự nhân cách hóa các vị thần đã đưa quan
niệm về thuyết vạn vật có linh hồn đã làm nảy nở tô tem- đây chính
là cơ sở để phân biệt sự phân chia thị tộc, bộ lạc- sự phân công ngành
nghề trong thời nguyên thủy; lòng biết ơn với người lớn tuổi có công
với thị tộc, bộ lạc đã đưa tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự nối tiếp

8


của nòi giống, của sự liên hệ gia tộc thông qua thờ cúng tổ tiên là
chất keo dính cho sự tồn tại và phát triển của các nền văn minh trên
thế giới.
- Sự xuất hiện các nghề đầu tiên như dệt, gốm một mặt vừa phục
vụ tốt hơn đời sống vật chất của con người; mặt khác khởi đầu cho sự
phát sinh nhiều lĩnh vực khác là nét đẹp văn hóa của con người từ
thời nguyên thủy.
- Các phát minh quan trọng làm thay đổi đời sống của con người:
phát minh ra lửa, cung tên, nghề trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy,
nghề luyện kim và chế tác công cụ kim loại.
Câu 12: Triết học khai sáng: bối cảnh xuất hiện, các tác giả và
tư tưởng cơ bản?
- Nền quân chủ chuyên chế ở Pháp được thiết lập là một mẫu hình
tiêu biểu với các ông vua độc đoán chuyên quyền, sự tha hóa của
giáo hội Thiên chúa giáo, các mâu thuẫn xã hội rất gay gắt, xã hội

không có tự do với biểu tượng nhà ngục Baxti.
- Có một số đại biểu và tư tưởng rất tiêu biểu:
+ Môngtexkiơ (1689-1755) là một nhà luật học, hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực tư pháp. Tác phẩm chính: Những bức thư Ba Tư, Tinh
thần luật pháp, Khảo sát về sự lớn mạnh và suy tàn của Roma. Trong
các tác phẩm này, Môngtexkiơ đã đưa ra ba nguyên tắc tách biệt ba
quyền lực; lập pháp, hành pháp, tư pháp. Môngtexkiơ cho rằng nền
quân chủ lập hiến Anh là phù hợp với trình độ chung của xã hội, là
mẫu mực, chế độ độc tài tàn bạo, chế độ cộng hòa thì tốt đẹp nhưng
không thực hiện được. Trong nền quân chủ lập hiến thì vua nắm
quyền hành pháp, nghị viện nắm quyền lập pháp, quan tòa nắm
quyền tư pháp => tư tưởng của ông có y nghĩa tiến bộ trong hoàn
cảnh Pháp.
+ G.Rút xô (1712-1778) sinh ra trong gia đình thợ sửa chữa đồng
hồ ở Thụy Sĩ, ông đã sống cuộc sống vất vả cực nhọc và lang thang
của người bình dân. Ông thường nói: “Sự sa hoa nuôi sống một
người ở thành phố nhưng làm cho một trăm người ở thôn quê phải
chết đói”. Ông phê phán gay gắt chế độ tư hữu và những quan hệ xã

9


hội do chế độ đó sinh ra. Theo ông, việc tiêu diệt hoàn toàn chế độ tư
hữu không thể thực hiện được nên chuyển đại tư hữu sang tư hữu
của người sản xuất nhỏ. Rút xô chủ trương thiết lập một nhà nước
cộng hòa, không có vua và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân,
quyền tự do bình đẳng. => Tư tưởng này ảnh hưởng sâu sắc tới cách
mạng tư sản Pháp.
+ Vônte (1694- 1778) là kẻ thù không đội trời chung của chế độ
quân chủ chuyên chế và nhà thờ Thiên chúa giáo. Vôn te gọi chế độ

phong kiến và nhà thờ là kẻ dối trá và vật ti tiện. Ông kêu gọi: “hãy
đập nát các vật ti tiện và phá bỏ các lâu đài cũ kĩ của sự dối trá”. Nền
quân chủ chuyên chế đã bắt giam Vônte trong ngục Baxti. Sau đó
ông phải phiêu bạt ở nước ngoài. Ông chỉ mong muốn có một ông
vua sáng suốt, tệ hại hơn ông có thái độ coi thường quần chúng lao
động do nguồn gốc xuất thân là tư sản do dùng tiền mua tước hiệu
quy tộc.
+ G.Mêliê (1669-1729) chủ trương xóa bỏ tư hữu, thiết lập sở hữu
chung cho toàn xã hội, thực hiện phân phối bình đẳng, coi lao động là
nghĩa vụ và quyền lợi chung của toàn xã hội. Ông rất đề cao quần
chúng qua việc
nhận định quần chúng đã nuôi sống tất cả đám quy tộ, tăng lữ.
Câu 13: Hãy cho biết quan điểm về quyền tự do cá nhân và
quốc gia dân tộc thời cận đại.
- Về quyền tự do cá nhân Giôn Min (Anh), Tốccơvin (Pháp) và
những người cấp tiến thuộc phái Hiến chương (Anh) đã đưa ra quan
điểm mới mẻ về quyền tự do cá nhân.
Giôn Min viết tác phẩm Luận về tự do đã nêu lên nguyên tắc là cá
nhân có thể làm bất cứ điều gì không hại đến người khác, không vi
phạm tự do của người khác.
Tốccơvin cho rằng trào lưu dân chủ thế kỉ XIX là phù hợp xu thế
và không thể dập tắt. Trong tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kì, Tốccơvin
một mặt ca ngợi tinh thần dân chủ, sức mạnh vật chất, thành công của
Mĩ; nhưng mặt khác cũng phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo
majnvaf thực dụng của người Mĩ.

10


Những người cấp tiến trong phong trào Hiến chương ở Anh đòi

hỏi chế độ dân chủ hoàn toàn về chính trị với quyền tuyển cử phổ
thông cho nam giới, quyền tham gia Nghị viện của công dân, thu hẹp
quyền hạn của chính quyền với công dân. Những người cấp tiến cũng
cho rằng khi công dân được hưởng quyền dân chủ về chính trị thì sẽ
có sự bình đẳng về giáo dục, sẽ giảm bớt sự khác biệt về tài sản và
địa vị của mỗi người.
- Về chủ nghĩa quốc gia dân tộc có hai xu hướng đối lập nhau: Xu
hướng tích cực và tiến bộ là xu hướng cho rằng mỗi quốc gia có
quyền độc lập như quyền tự do cá nhân, không ai có quyền xâm
phạm. Những người yêu nước chân chính là những người kiên trì đấu
tranh cho độc lập thống nhất đất nước. Xu hướng đối lập (tức phản
động) là xu hướng đề cao dân tộc mình là siêu đẳng, có sứ mệnh khai
hóa văn minh cho các dân tộc khác để biệ minh cho chiến tranh xâm
lược, xâm phạm quyền tự do dân tộc.
Câu 14: Hãy phân kì lịch sử văn minh phương Tây gắn với vai
trò của tổ chức Giáo hội và sự chi phối của Thần học. Đánh giá
tính chất tư sản tiến bộ của văn hóa Phục Hưng.
- Từ khi Rô ma bị diệt vong, Tây Âu bước vào thời kì phong kiến,
Cơ đốc giáo được tích cực truyền bá. Giáo hội mở trường đào tạo
giáo sĩ, chương trình học có 7 môn nghệ thuật tự do nhưng thần học
được coi là bà chúa của khoa học. Như vậy ở Tây Âu, chỉ có giáo sĩ
là biết chữ, nông nô và qu tộc phong kiến- thậm chí cả vua đều mù
chữ.
Khi thành thị ra đời, theo nhu cầu của thị dân, trường học cũng
xuất hiện, phát triển thành trường đại học, trong xã hội Tây Âu đã có
nhiều người biết chữ hơn trước nhưng chương trình học tập không có
gì thay đổi so vứi trường Giáo hội mở trước đây nên cản trở nhận
thức của con người. Hơn nữa, Giaso hội thiên chúa giáo và vua chúa
lo tiến hành viễn chinh chữ thập, lập tòa án tôn giáo để xét xử những
người có nhận thức và tư tưởng tiến bộ nên tạo ra một bầu không khí


11


khủng bố ngột ngạt. Trên phương diện văn hóa-văn minh C. Mac gọi
đây là giai đoạn đêm trường trung cổ.
Khi giai cấp tư sản vừa ra đời tiến hành thiết lập nền văn hóa của
riêng mình, phong trào Văn hóa Phục Hưng diễn ra rất rầm rộ và đạt
kết quả rất to lớn trong mọi lĩnh vực văn hóa, đã cho thấy một hình
ảnh Tây Âu đối lập hoàn toàn, nhất là khoa học tự nhiên đã tuyên bố
tính độc lập của mình, khác với thần học đã từng chi phối triết học,
khoa học.
- Văn hóa Phục Hưng là phong trào do giai cấp tư sản tiến hành
vào Hậu kì trung đại trong bối cảnh giai cấp phong kiến đã trỏe nên
lỗi thời lạc hậu nên có tính tư sản tiến bộ; thứ nhất thể hiện ở nội
dung chống phong kiến và giáo hội, thứ hai đề cao giá trị của con
người và tự do, thứ ba thể hiện tinh thần dân tộc.
Câu 15: Hãy cho biết về các phát minh kĩ thuật lớn của Trung
Quốc thời Trung đại và những ảnh hưởng tích cực tới đời sống
xã hội Tây Âu thời Hậu kì trung đại?
- Có 4 phát minh kĩ thuật lớn của Trung Quốc thời Trung đại là kĩ
thuật làm giấy,kĩ thuật in ấn, thuốc súng và la bàn.
Kỹ thuật làm giấy: thời Đông Hán, Thái Luân đã dùng vỏ cây, giẻ
rách, lưới cũ làm ra giấy có chất lượng tốt. Sau đó, kĩ thuật này được
truyền bá sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả rập (từ
thế kỷ III đến thế kỷ VIII), từ thế kỷ XII được truyền sang Tây Ấn.
Kỹ thuật in: lúc đầu kĩ thuật in khắc đơn giản, ít tốn, in được nhiều
nhưng bất tiện vì bản khắc phải vứt bỏ. Đến thế kỷ XI, sau nhiều cải
tiến đã có các con chữ rời bằng đất nung và bằng gỗ, mực tàu. Từ
thời Đường, kỹ thuật in được truyền bá sang nhiều nước. Đến thế kỷ

XV, được kỹ sư Gutembéc (Đức)cải tiến con chữ kim loại và in bằng
mực dầu.
Thuốc súng phát minh tình cờ từ cách luyện đan của đạo pháp.
Lúc đầu, được sử dụng để đốt doanh trại của đối phương, sau đó
dùng để gây âm thanh lớn uy hiếp đối phương. Khi tiếp thu được

12


phát minh này, người châu Âu đã cải tiến để chế tạo thành thuốc súng
trong đạn gây sát thương.
La bàn: hình thành trên cơ sở sự hiểu biết về từ tính và chỉ hướng
của nam châm. Người Trung Quốc đã biết dùng sắt để thu từ tính và
chế thành thủy năm châm. Khi tiếp thu được kỹ thuật này, người
Châu Âu đã cải tiến để chế tạo thành La bàn.
Các phát minh về kỹ thuật có ảnh hưởng to lớn tới đời sống xã hội
ở Châu Âu. Kỹ thuật làm giấy và in ấn được tiếp thu đã khiến cho
Tây Âu có được khối lượng đồ sộ các ấn phẩm để truyền bá rộng rãi
văn hóa, tri thức khoa học, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất.
Thuốc súng được truyền bá đưa tới sự ra đời của nghề chế tạo vũ
khí có sức công phá lớn như pháo và súng tay.
La bàn được cải tiến là điều kiện kỹ thuật đi biển quan trọng cho
các nhà hàng hải phát kiến địa lí.
Câu 16: Trình bày ngắn gọn về học thuyết Ganđi: bối cảnh ra
đời, nội dung và vai trò lịch sử?
Ma hát ma Ganđi sinh ngày 2-10-1869 tại một gia đình quyền quy
ở công quốc Póocbanđúc. Ông du học luật ở Anh.
Từ năm 1891 đến 1893, Ganđi về nước, làm nghề luật ở Bom bay.
Từ 1893 đến 1914 ông làm tư vấn pháp luật cho hãng buôn Ấn Độ

ở Nam Phi, nơi có nạn phân biệt chủng tộc rất nghiêm trọng. Tại đây
ông đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt với người Ấn và
hình thành tư tưởng cơ bản trong con đường cứu nước của mình.
Sau khi về nước ông tiếp xúc với Đảng Quốc Đại và năm 1919 gia
nhập Đảng, trở thành người lãnh đạo uy tín của Đảng và nhân dân.
Ganđi là người ảnh hưởng sâu sắc của đạo Giai na- điều đó cũng ảnh
hưởng tới tư tưởng và học thuyết của ông.
Ganđi
Ganđi và Đảng Quốc Đại đã phát động phong trào “đề kháng bất
bạo động” còn gọi là “đề kháng tiêu cực” kêu gọi nhân dân cự tuyệt
với chính quyền thực dân Anh.

13


Trong thời gian khủng hoảng kinh tế bùng nổ, nhân dân đấu tranh
mạnh mẽ, Gan đi đã đấu tranh chính trị trong “Hội nghị bàn tròn” tại
Luân Đôn và phát động phong trào “Cuộc đi bộ đòi muối”(bất hợp
tác) lôi cuốn đông đảo nhân dân Ấn Độ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh
đạo của Đảng Quốc đại và Ganđi trong và sau chiến tranh thế giới
thứ hai đã buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày
15-8-1947.
Ganđi được nhân dân Ấn Độ suy tôn là Mahátma- tâm hồn vĩ đại
và được bình bầu là một trong số những người vĩ đại của thế kỷ XX.
Câu 17: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn- Nội dung và
vai trò lịch sử?
Tôn Trung Sơn tên thật là Tôn Dật Tiên sinh năm 1866 trong một
gia đình nông dân. Thời niên thiếu chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền
thống đấu tranh nhân dân Quảng Đông và phong tràn Thái Bình thiên

quốc. Khi lớn lên Tôn Trung Sơn được tiếp xúc với nền giáo dục dân
chủ tư sản, học y khoa để cứu bệnh cứu người. Từ 1894, ông quyết
định theo con đường cách mạng thể hiện qua cương lĩnh: lật đổ Mãn
Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập chính phủ hợp chủng.
Tôn Trung Sơn phản bác y kiến cho rằng cá nhân là động lực của
lịch sử, Oasinhtơn, Napôlêon, chỉ huy giỏi đến đâu nếu không có
quần chúng nhân dân hợp đồng, hưởng ứng, ủng hộ thì cũng đành bó
tay. Trên cơ sở ấy ông đã đưa ra Cương lĩnh Tam dân:
Dân tộc (lật đổ Mãn Thanh).
Dân quyền (thiết lập nước cộng hòa).
Dân sinh (bình quyền về ruộng đất).
Có vai trò quan trọng đối với Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc tới
sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng Tân Hợi. Ảnh hưởng tới
nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.
Câu 18: Hãy cho biết nội dung và sự khác biệt của Tam giáo ở
Trung Hoa và Nhật Bản thời Trung đại?

14


Tam giáo ở Trung Hoa gồm Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Trong
đó Nho giáo là ý‎ thức hệ của giai cấp phong kiến. Trên cơ sở Tam
giáo, có nhiều chùa chiền, đạo quản, miếu thờ được xây dựng.
Tam giáo ở Nhật Bản gồm Thần đạo, Phật giáo và Nho giáo.
Trong đó, Thần đạo là cốt lõi, Nho giáo được hấp thụ chủ yếu là các
quy tắc ứng xử và phương pháp luận về tổ chức xã hội. Thần đạo và
Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến nhau.
Câu 19: Hãy cho biết 3 phát minh khoa học lớn nhất thời Cận
đại?
Thời cận đại có nhiều phát minh khoa học quan trọng về cả Toán,

Lí, Hóa, Sinh học, nhưng lớn nhất là định luật bảo toàn vật chất và
chuyển động, thuyết tiến hóa di truyền và định luật vạn vật hấp dẫn.
- Định luật vạn vật hấp dẫn: Tác giả Isaac Niutơn (nước Anh)
Niutơn là tác giả của Định luật vạn vật hấp dẫn. Theo ông, mỗi vật
thể đều có một lực hấp dẫn, trong hệ mặt trời có một lực hấp dẫn
hướng về phía mặt trời và lôi cuốn các hành tinh xoay quanh nó..
Trái đất có một lực hấp dẫn rất lớn khiến cho mọi vật đều hướng về
trái đất, mặt trăng cũng phải quay quanh trái đất.
- Định luật bảo toàn vật chất và chuyển động: Tác giả là Mi khai n
Vaxi lie Lô mô nô xov. Định luật ông phát minh ra các nội dung: Tất
cả những sự biến đổi xảy ra trong thiên nhiên đều có bản chất là vật
thể này mất đi một lượng bao nhiêu thì vật thể kia có thêm một lượng
bấy nhiêu. Định luật tổng quát này của tự nhiên được áp dụng ngay
cả vào các quy tắc của chuyển động.
- Thuyết tiến hóa di truyền: Tác giả Sac lơ Đácuyn. Ông sinh năm
1809 tại Anh. Đácuyn đã xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc các loài
bằng con đườngchọn lọc tự nhiên”. Theo ông, các loài động, thực vật
thay đổi theo thời gian bằng cách giữ lại một số tính trạng xẩy ra một
cách tự nhiên làm chúng có ưu thế để sống sót. Động lực của sự tiến
hóa đó là có một lực luôn cản trở sự bùng nổ của các quần thể sinh
vật- đó là sự đấu tranh để sinh tồn.

15


Câu 20: Nêu những tác giả và tác phẩm âm nhạc, hội họa tiêu
biểu thời cận đại?
Thời cận đại xuất hiện nhiều thiên tài âm nhạc. Lút vích Van
Bếtthôven sinh năm 1770- mất năm 1828, là nhạc sĩ người Đức.
Bếtthôven đã nói về mục đích âm nhạc của mình, âm nhạc cần phải

làm cho ngọn lửa từ trong tâm hồn kiên cường bùng cháy. Môda là
nghệ sĩ vĩ đại người Áo, Sôpanh là nhạc sĩ thiên tài Ba Lan,
Traicốpxki là nhạc sĩ lỗi lạc của nước Nga. Các nhạc sĩ có các tác
phẩm lỗi lạc sáng tác cho pianô, nhạc kịch, các vở Ôpêra đồ sộ.
Có nhiều họa sĩ với các tác phẩm hội họa tiêu biểu. Phơ ranx cô
Gô ya (1746-1828) người Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu biểu là Maja
khỏa thân. Ông đã bào chữa trước tòa khi bị xét xử vì tội vẽ tranh
khỏa thân: Thân thể trần truồng đó là bản chất của kẻ lưu manh. Rê
phin (Nga) tác phẩm tiêu biểu “Những người kéo thuyền trên sông
Von ga ” đã mô tả chân thực cuộc sống lao động và cảnh tươi đẹp
của nước Nga. Van gốc (Hà Lan) là họa sĩ thiên tài nhất, tác phẩm
của ông có giá trị nhân đạo sâu sắc. Tiêu biểu nhất là các tác phẩm:
Bác sĩ Paul Ga chét, Hoa hướng dương, Hoa diên vĩ.
Câu 21: Chủ nghĩa xã hội không tưởng: hoàn cảnh xuất hiện,
các đại biểu và tư tưởng cơ bản, hạn chế lịch sử?
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc phản ánh mặt
trái của nền kinh tế TBCN, của chế độ bóc lột giá trị thặng dư. Các
nhà xã hội không tưởng nhận thức rõ sức mạnh công nghiệp, coi
cong nghiệp hóa là tất yếu cho sự phát triển của lịch sử. Họ đã đề ra
những biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng cách
khắc phục những mặt xấu của CNTB, hạn chế sự cách biệt giàu
nghèo mà không xóa bỏ CNTB.
Xanh xi mông (1760-1825) người Pháp, nhận thức được cuộc đấu
tranh giai cấp trong xã hội giữa những kẻ ăn bám (qúy tộc) với những
nhà công nghiệp bao gồm tư sản và công nhân. Ông chủ trương xây
dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của những nhà công nghiệp. Sản
xuất theo kế hoạch, mọi người đều có nghĩa vụ lao động và được
hưởng thụ bình đẳng. Ông cũng chủ trương dùng biện pháp thuyết

16



phục hòa bình để cải tạo xã hội thay cho con đường cách mạng bằng
bạo lực.
Phuriê (1772-1837) người Pháp, ông phê phán sự bất công của xã
hội tư bản nêu lên sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa
thãi, sự sung sướng của một số ít người gây ra sự đau khổ cho một số
đông khác. Phuriê vạch ra dự án xây dựng các công xã Pha lăng. Ở
đó mọi người đều coi lao động là nghĩa vụ và nguồn vui; kinh tế dựa
trên sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa lao động trí óc
và chân tay. Sản phẩm xã hội được chia 5/12 cho lao động, 4/12 cho
tài năng, 3/12 cho người góp vốn.. Để thực hiện điều đó, Phu ri ê đã
kêu gọi nhà giàu bỏ tiền ra thực hiện.
Ôoen (1771-1758), người Anh. Ông đã cho xây dựng một xưởng
thợ thí nghiệm mà ở đó, tài sản được coi là của chung, mọi người đều
lao động với mức 10 giờ một ngày; bãi bỏ chế độ cúp phạt, đặt ra chế
độ khen thưởng, lập nhà trẻ cho con công nhân. Ông cho rằng,nguồn
gốc của nghèo khổ là chế độ tư hữu và làm thuê. Kết quả, Ôoen bị
phá sản vì sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Ông sang Mĩ tiếp tục làm
thí nghiệm nhưng bị phá sản.
Các nhà XHCN không tưởng nửa đầu thế kỷ XIX đã phê phán mặt
trái của xã hội TB và đưa ra dự kiến về việc xây dựng một xã hội
tương lai không có bóc lột. Tuy nhiên, các ông không thể vạch ra một
lối thoát cụ thể vì không biết dựa vào lực lượng của giai cấp công
nhân và không có biện pháp đấu tranh đúng đắn.
Câu 22: Các loại hình nhà nước thế kỷ XX: Liên bang cộng
hòa XHCN Xô Viết, sự chuyển biến của nền DCTS?
Sau cách mjang tháng Mười năm 1917 và cuộc đấu tranhchoosng
thù trong giặc ngoài, ngày 22-12-1922, Liên bang cộng hòa XHCN
Xô viết được thành lập. Lúc đầu, Liên bang có 4 nước cộng hòa liên

bang, 13 nước cộng hòa tư trị, 6 tỉnh tự trị. Đến thập niên 70, phát
triển gồm 15 nước cộng hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị, 8 tỉnh
tự trị và 10 khu dân tộc.
Liên xô là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quyền lực cao nhất
thuộc về đa số người lao động khi họ dựa trên nguyên tắc phổ thông

17


đầu phiếu, trực tiếp, bình đẳng và bí mật bầu ra Xô viết tối cao gồm
Xô viết Liên bang và Xô viết dân tộc. Xô viết Liên bang đại diện
cho quyền lợi chung của người lao động không phân biệt dân tộc. Xô
viết có nhiệm vụ 4 năm, tiêu chuẩn 30 vạn dân được bầu 1 đại biểu.
Xô viết dân tộc được bầu theo nguyên tắc trên và theo tiêu chuẩn 25
đại biểu của một nước cộng hòa Liên bang, 11 đại biểu của một nước
cộng hòa tự trị, mỗi khu dân tộc một đại biểu.
Sang thế kỷ XX, các nước TBCN có chuyển biến lớn trong đời
sống chính trị. Về nhà nước, nếu thời cận đại, quyền dân chủ của các
nền dân chủ tư sản rất hạn chế: chỉ giành cho những người có mức
đóng thuế cao; phụ nữ, người khác chủng tộc không được tham gia;
đại biểu của địa bàn dân cư trú có ít tài sản quá hạn chế so với địa
bàn dân giàu có. Thì sang thế kỷ XX, về bản chất các nhà nước vẫn
lựa chọn thể chế dân chủ tư sản và có thay đổi ở một số điểm-cũng
đồng thời thể hiện tính dân chủ tư sản hơn: phụ nữ từng bước được
thừa nhận quyền bình đẳng bầu cử, người da mầu cũng được tham
gia. Tuy vậy, có một số nền dân chủ tư sản thya đổi hoàn toàn thành
chế độ độc tài phát xít như nhà nước Đức, Italia, Nhật (từ thập niên
20-30 đến 1945). Trong các nhà nước này, quyền lực tập trung vào
tay một người (độc tài), các chính sách đối nội phản động, phản dân
chủ (quân phiệt- chuyên chế), các chính sách đối ngoại giáo riết chạy

đua võ trang, gây chiến tranh ác liệt trên quy mô toàn thế giới.
Câu 23: Hãy cho biết nhà nước Cận đại: hình thức và trình độ
văn minh?
Thời cận đại gắn với những hình thức nhà nước mà giai cấp tư sản
đã thiết lập sau cách mạng tư sản.
Ở Anh, sau chính biến năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được
thiết lập. Quyền lập hiến thuộc về hai viện: Thượng viện và Viện dân
biểu. Viện dân biểu được thiết lập bằng bầu cử. Cử tri là những người
có tài sản và đóng thuế cao (trừ phụ nữ), do mức thuế quy định nên
số người được bầu cử rất hạn chế. Vì thế, ở Anh đã có nhiều lần nhân
dân đấu tranh đòi cải cách chế độ nghị viện. Quyền tư pháp thuộc về

18


tòa án. Thủ tướng đứng đầu nội các là nguyên thủ quốc gia. Vua Anh
ra đạo luật phải có chữ kí của thủ tướng mới có hiệu lực.
Ở Mĩ, Hiến pháp năm 1787 đã xác định chế độ dân chủ đại nghị ở
Mĩ. Quốc hội ở Mĩ gồm hai viện, trong đó viện dân biểu số lượng
được bầu theo tỉ lệ dân số, người tham gia bầu phải có tài sản, cư trá
nhất định ở địa phương bầu trong một thời gian nhất định. Người
khác màu da và phụ nữ không được tham gia bầu. Thượng viện được
thiết lập bằng cách mỗi bang bầu hai đại biểu. Quyền tư pháp thuộc
về tòa án. Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm, giữ quyền hành pháp, có
chức năng thống lĩnh lực lượng quân đội, bổ nhiệm viên chức và thiết
lập nội các.
Ở Pháp, Hiến pháp năm 1875 đã thiết lập nền Cộng hòa thứ 3.
Tổng thống Pháp có nhiệm kỳ 7 năm, nắm quyền hành pháp. Quyền
lập pháp thuộc về nghị viện. Thượng viện do hội đồng hành chính địa
phương bầu ra. Hạ viện do tuyển cử phổ thông trực tiếp bầu ra trong

4 năm. Cử tri phải là đàn ông, cư trú ở nơi bầu cử ít nhất 6 tháng. Tỷ
lệ dân nghèo cứ 40.965 được bầu một đại biểu; dân giầu cứ 7826 dân
được bầu 1 đại biểu.
Ở Đức, Hiến pháp 1871 quy định hình thức nhà nước là Đế chế
với 22 bang, 3 thành phố tự do. Hoàng đế Đức thống lĩnh quân đội,
có quyền bổ nhiệm và cách chức các thành viên nội các (Bộ trưởng,
Thủ tướng).Quốc hội có hai viện; Thượng viện gồm đại biểu các
bang; Hạ viện do bầu cử có nhiệm kỳ 3 năm. Cử tri là đàn ông từ 25
tuổi trở lên.Quân nhân và phụ nữ không tham gia.
Ở Nhật Bản, Hiến pháp 1889 quy định hình thức nhà nước Nhật là
quân chủ lập hiến. Thiên hoàng là nguyên thủ quốc gia phê chuẩn các
đjao luật mà quốc hội đã thông qua, ban hành các đạo luật không cần
thông qua quốc hội, lựa chọn những người hoàng thân quốc thích
đóng thuế cao và có công trạng đặc biệt vào Thượng viện; Hạ viện
thiết lập qua bầu cử với các điều kiện hạn chế. Cử tri là đàn ông từ 25
tuổi trở lên đóng thuế cao và có chỗ ở ổn định.
Câu 24: Cách mạng khoa học thế kỷ XX: nguồn gốc, nội dung,
đặc điểm?

19


- Xuất phát từ yêu cầu của lao động sản xuất và khả năng sức hạn
chế của con người như môi trường lao động khắc nghiệt, nguy hiểm,
công việc đòi hỏi cường độ kéo dài, độ chính xác cao, nâng các vật
nặng, di chuyển chúng mà sức con người không thể đáp ứng được đã
đặt ra nhu cầu bức thiết về công cụ lao động mới; Cuộc bùng nổ dân
số, sự vơi cạn nguồn tài nguyên đòi hỏi con người phải tìm ra những
vật liệu mới thay thế, tìm ra nguồn năng lượng dồi dào hơn. Trên
thực tế, cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học cũng

đã có nhiều phát minh quan trọng như phát minh nguyên tử, điện từ,
từ trường, các phát minh này là tiền đề khoa học quan trọng cho cách
mạng khoa học kỹ thuật; Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai,
các bên tham chiến đều quan tâm đến các phương tiện thông tin chỉ
huy nhanh nhất, an toàn nhất, các vũ khí có khả năng sát thương cao
nhất. Từ sau 1973, các nước bắt buộc phải chú đến sản xuất những
loại hàng hóa ít tốn năng lượng, nguyên liệu, nhưng giá trị hàng hóa
cao nhất. Do đó, cách mạng khoa học kỹ thuật càng được thúc đẩy;
Trong đời sống, con người phải đối mặt với sự bất thường của tự
nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần, bão biển…; Để khắc phục
thiệt hại và phục vụ tốt hơn cho đời sống, con người phải đi sâu vào
lòng đất, lòng đại dương khám phá vũ trụ bao la.
- Nội dung cách mạng khoa học kỹ thuật rất sâu sắc và toàn diện
gồm cả cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật, ứng dụng. Trong
đó, nội dung chủ yếu là tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng
rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở
những phát minh khoa học mới nhất trong các ngành khoa học cơ
bản; Sử dụng nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, những công cụ
sản xuất mới tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất,
nghiên cứu bí mật của sự sống, thế giới nhỏ bé của hạt nhân, thám
hiểm vũ trụ bao la.
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật là khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh khoa học đều
bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học; khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi
trước mở đường cho sản xuất; Khoa học đã tham gia vào sản xuất, trở

20


thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật hàng ngày; Đồng

thời, thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất
ngày càng rút ngắn nhưng hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Câu 25: Hãy đánh giá vai trò của Phật giáo về các giá trị tích
cực và hạn chế tôn giáo?
Đạo Phật ra đời từ thế kỷ VI TCN, khi chế độ Vácma và Bàlamôn
giáo đang gây ra những nỗi đau khổ cho quần chúng và tạo ra những
đặc quyền và cách biệt ngay cả trong giai cấp thống trị. Trong bối
cảnh đó, Hoàng tử Sítđácta Gutaman đã quyết định tu hành để tìm ra
con đường giải thoát cho chúng sinh. Do đó, Phật giáo là tôn giáo
không có trời- Phật thường nói “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là
Phật sẽ thành”.
Thế giới quan Phật giáo có nhiều luận điểm thể hiện tính duy vật
biện chứng: Bản thể luận, vô thường, sắc không, vô ngã. Nhân sinh
quan Phật giáo có nhiều điểm tích cực xét trên phương diện đạo đức
học; từ bi, hỉ xả, lục hòa. Có nhiều nội dung kế thừa và ảnh hưởng
thuyết luân hồi sinh tử của Bàlamôn giáo nhưng có điểm khác biệt cơ
bản là về mục đích; tu nhân tích đức (theo giáo lí, giới) để chấm dứt
luân hồi sinh tử.
Nội dung chính học thuyết Phật giáo là nội dung đề cập đến cuộc
sống của con người; thái độ ứng xử, cách sống và khắc phục khó
khăn của đời sống (qua lí thuyết tứ diệu kế), không chủ trương xóa
bỏ đẳng cấp nhưng lại tuyên truyền cho sự bình đẳng (từ lời nói đến
hành động của chính Đức Phật).
Tuy vậy, hạn chế của Phật giáo là; chủ trương làm điều thiện đáp
điều ác đã gián tiếp phủ nhận đấu tranh giai cấp nên làm Phật giáo
dần xa rời thực tế cuộc sống của quần chúng bị áp bức bóc lột. Thêm
vào đó, dần dần tăng lữ Phật giáo do được ưu đãi đã trở thành những
người rất giàu có, tham gia và can thiệp vào công việc chính trị.
Câu 26: Hãy cho biết những thành tựu cơ bản của nền văn
minh Tiền Côlômbô?


21


Văn minh Tiền Côlômbô là khái niệm chỉ nền văn minh của người
da đỏ trước khi người châu Âu (từ Crítxtốp Côlômbô) phát hiện ra.
Gồm có ba bộ phận cơ bản nhất là văn minh của người Maya, Inca,
Aztếc. Về cơ bản, văn minh Tiền Côlômbô cũng là văn minh nông
nghiệp, đạt trình độ khá cao và có quá trình tích lũy cùng thời gian
với các nền văn minh phương Đông.
Văn minh Maya đạt các thành tựu có bản:
Về kinh tế; canh tác nông nghiệp đã biết làm thủy lợi cả lớn, nhỏ:
đê, đập, cống, lớn nhất là kênh dẫn dài 20 km, rộng 50m, sâu 1.5m
dẫn nước vào hồ có trữ lượng 2 tỉ m3. Có nhiều cây trồng và vật nuôi
như ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao, ớt; chó, gà, chim, ong, hươu,
nai. Có nhiều nghề thủ công dệt, mộc, gốm, thêu thùa và làm muối.
Về văn hóa: có văn tự ghi chép luật, lễ cúng tế, thần thoại, thờ
cúng các vị thần mặt trời, thần mưa, có những công trình kiến trúc về
kiến trúc đô thị, kim tự tháp (các đô thị lớn nhất là Têôtioan- cạnh
với Kim tự tháp Mặt trời và Mặt trăng). Đặc biệt là các tri thức thiên
văn về quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời và quỹ đạo quay của
mặt trăng quanh trái đất có độ chính xác như máy móc hiện đại tính
toán.
Nền văn minh Inca, Aztếc cũng có các thành tựu tương tự về kinh
tế, văn hóa.
Câu 27: Những điểm tích cực và hạn chế của thế giới quan và
nhân sinh Cơ đốc giáo và Hồi giáo với đời sống của tín đồ?
Cơ đốc giáo là tôn giáo có nhiều điểm kế thừa tư tưởng thần học
Do Thái, các phong tục tập quán của cư dân vùng Trung Đông, triết
học Xtôít. Hồi giáo hình thành với nhiều ảnh hưởng của Cơ đốc giáo.

Thế giới quan Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều lấy thế giới tự nhiên và
con người làm đối tượng nghiên cứu. Để giải thích về nguồn gốc của
thế giới tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa con người với thế
giới tự nhiên, giải thích quy luật tự nhiên mà vốn tự nhiên đã thế và
con người phải tuân theo, trong giáo lí của các tôn giáo (Kinh thánh,
Kinh Côran) đều nêu thuyết sáng thế.

22


Trong Cơ đốc giáo thuyết sáng thế (tức giáo điều ba ngôi) trình
bày: Thiên chúa tạo ra thế giới và muôn loài trong 6 ngày: ngày thứ
nhất tạo ra sự sáng và tối (sáng là ngày, tối là đêm); ngày thứ hai tạo
ra không gian; ngày thứ tư tạo ra các vì sao tinh tú để chia ngày đêm,
năm tháng, thời tiết, trong đó quan trọng nhất là mặt trời cai quản ban
ngày, mặt trăng cai quản ban đêm; ngày thứ năm tạo nên muôn vật:
chim trên trời, cá dưới nước, muông thú trong rừng; ngày thứ sáu tạo
ra con người và mọi thứ chúa tạo ra đều vận hành theo y chúa.
Trong giáo lí của Hồi giáo cũng nêu về thánh Ala tạo ra thế giới và
muôn loài trong 6 ngày: ngày thứ nhất tạo ra bầu trời; ngày thứ hai
tạo ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao và gió; ngày thứ ba tạo ra muôn
vật và thiên thần ở 7 tầng trời; ngày thứ tư tạo ra nước, coi nước là
thức ăn chính, theo lệnh thánh Ala, tất các dòng sông đều chảy; Ngày
thứ năm Thánh Ala tạo ra thiên đường và địa ngục; ngày thứ sáu
Thánh Ala tạo ra con người; ngày thứ bảy công việc hoàn thành, cả
thế giới bao trùm mọi trật tự và sự hài hòa không thể phá vỡ được.
Như vậy, thế giới quan của Cơ đốc giáo và Hồi giáo thể hiện sự cố
gắng của con người trong một lĩnh vực rất trừu tượng nhưng đấy là
một thế giới quan duy tâm, thần bí, hoang đường, ngược với xu thế
nhận thức của con người đến chân lí.

Về nhân sin quan: các tôn giáo với các quy định về luật lệ, lễ nghi
rất chặt chẽ đối với đời sống Tôn giáo của tín đồ đã hình thành nên
một quan điểm sống, một cách sống, các chuẩn mực đạo đức và thẩm
mĩ riêng. Trong các yếu tố ấy, có nhiều tiêu chí đúng chung cho đạo
đức chung của con người như tình thương yêu bao la của con người
với nhau, sự tôn trọng những sắp xếp của thế giới tự nhiên.
Tuy vậy cũng có nhiều điểm riêng vừa tích cực vừa hạn chế. Cơ
đốc giáo có những quy định riêng như 7 phép bí tích, 10 điều răn dạy
của chúa, 6 điều răn dạy của hội; Riêng giáo phái Thiên chúa còn có
bộ luật đồ sộ gồm 1752 điều có nội dung chính là kính chúa trên hết
mọi sự và yêu người như mình ta. Mặt trái của tinh thần này là chấp
nhận mọi quy định không cần phân tích thủ tiêu đấu tranh giai cấp,
hạn chế về sự chuyển biến về nhận thức của con người trong khám
phá thế giới tự nhiên. Hồi giáo tên gọi ban đầu là Ixlam – tức phục

23


tùng: lúc đầu có nhiều tích cực như một số các quy định rất dân chủ
và tiến bộ đối với phụ nữ, trẻ em gái. Nhưng cũng dần bộc lộ hạn
chế; lớn nhất là nguyên tắc cứng nhắc và kỳ thị các tôn giáo khác;
truyền giáo bằng cưỡng bức tôn giáo, dùng luật tôn giáo với các tín
điều nặng về hình luật làm luaajtcura nhà nước.
Câu 28: Những cuộc phát kiến địa lí lớn và hậu quả xã hội?
Ngay từ đầu thế kỷ XV trở đi, có rất nhiều cuộc phát kiến được
tiến hành trong đó quan trọng nhất là: phát kiến tìm được con đường
sang Ấn Độ theo lộ trình Tây Nam Phi lên Đông Bắc Phi qua Ấn Độ
Dương đến Ấn Độ của nhà hàng hải Vaxôđơ Gama; phát kiến của
Crítxtốp Côlômbô theo lộ trình đi vào Đại Tây Dương về phía Tây để
đến phương Đông và tìm ra châu Mĩ; phát kiến của Phécđinan đơ

Majen lăng theo lộ trình qua Đại Tây Dương xuống phía Nam của
châu Mĩ qua Đại Dương mới về phía Tây rồi theo con đường của
người Bồ Đào Nha.
Ngày 8-7-1497 Vax cô đơ Gama chỉ huy đoàn với 3 thuyền và 160
thủy thủ đi dọc ven bờ biển châu Phi nhưng bị bão đẩy sang Braxin,
sau đó quay lại mũi Hải vọng và vào Âsn Độ Dương. Ngày 20-51498, đoàn cập bến Cali út- trung tâm buôn bán ở bờ Tây nam Ấn
Độ. Sau một thời gian đoàn trở về đem theo lượng hàng hóa gấp 60
lần số chi phí bỏ ra cho phát kiến. Từ đây người Bồ Đào Nha độc
chiếm con đường này để làm giàu.
Ngày 8-3-1492, Crítxtốp Côlômbô chỉ huy 3 thuyền với 90 thủy
thủ rời Tây Ban Nha đi vào Đại Tây Dương. Sau 2 tháng, ngày 1210-1492 đoàn đã tới đảo Xan Xannađo, sau đó đi vào các đảo trong
vùng biển Cari bê. Tiếp theo vào các năm 1493, 1498, 1502, Crítxtốp
Côlômbô còn chỉ huy một đoàn thủy thủ tiếp tục khám phá châu Mĩ.
Vì tổ chức cho cuộc phát kiến nên trừ Braxin, các vùng đất, đảo của
châu Mĩ đều bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha.
Ngày 25-5-1519, Phécđinan đơ Majen lăng đã chỉ huy một đoàn
thuyền với 265 thủy thủ vượt Đại Tây Dương đến bờ biển Braxin
vòng xuống phía Nam rồi ngược lên phía Bắc vào đại dương mới
trong 3 tháng 20 ngày an toàn (nên gọi là Thái Bình Dương). Ngày

24


27-4-1521, Majen lăng chết trong một trận xung đột với thổ dân
Philippin. Ngày 6-9-1522, một thuyền còn lại với 18 người với sự chỉ
huy của Bác dốt đã cập bến Tây Ban Nha.
Phát kiến địa lí đã tìm ra một lục địa mới, một Đại Dương mới mà
người châu Âu trước đó không biết. Phát kiến địa lí tạo điều kiện cho
sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. bác bỏ những lí lẽ sai trái
của Giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử các nhà khoa học

Bru nô, Ga li lê… và khẳng định giả thuyết Trái Đất hình cầu là hoàn
toàn đúng; sau phát kiến, diễn ra nhiều cuộc di chuyển cư dân trên
quy mô lớn, trên cơ sở đó là sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các
châu lục; giống cây trồng, vật nuôi, kĩ thuật sản xuất, các hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và hình thành nền văn hóa mới (văn
hóa Mĩ La tinh); nghiêm trọng nhất là nẩy sinh nạn buôn bán người
da đen làm nô lệ và sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.

25


×