Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

thông tư cho vay hỗ trợ nhà ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.56 KB, 34 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
------Số: 25/2016/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2016
THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 11/2013/TT-NHNN NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở THEO NGHỊ QUYẾT
SỐ 02/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Nhà ở 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
3 năm 2016;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư
số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay
hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07
tháng 01 năm 2013 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư 11/2013/TT-NHNN):
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 1 như sau:
“a) Thông tư này quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây
gọi là Ngân hàng Nhà nước) theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 04
tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 năm 2013; Nghị quyết số 61/NQCP ngày 21 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết


số23/NQ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2016.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
a) Bổ sung thêm vào cuối khoản 1 như sau:
“Riêng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại; xây
dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình, thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của
Ngân hàng Nhà nước để cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.”;
b) Bổ sung khoản 5 và 6 vào Điều 2 như sau:
“5. Việc giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng đối với các khoản vay mà ngân hàng đã ký hợp
đồng tín dụng với khách hàng trước ngày 31 tháng 03 năm 2016 và đã được ngân hàng báo cáo Ngân hàng Nhà nước
tại báo cáo định kỳ số liệu đến ngày 10 tháng 5 năm 2016.
6. Sau thời điểm ngân hàng kết thúc giải ngân từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 1
Điều này, ngân hàng tiếp tục giải ngân cho khách hàng đối với số tiền chưa giải ngân hết theo hợp đồng tín dụng đã ký
bằng nguồn vốn của ngân hàng trên cơ sở lãi suất cho vay thỏa thuận và chính sách khách hàng của từng ngân
hàng.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân cho vay tái cấp vốn đối với ngân hàng trên cơ sở dư nợ cho vay của
ngân hàng đối với khách hàng thuộc các hợp đồng tín dụng ký trước ngày 31 tháng 03 năm 2016 và đã được ngân
hàng báo cáo Ngân hàng Nhà nước tại báo cáo định kỳ số liệu đến ngày 10 tháng 5 năm 2016 theo nguyên tắc cho
vay hỗ trợ nhà ở quy định tại Điều 2 Thông tư này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c (iii) và điểm c (iv) khoản 5 như sau:


“iii) Trong thời hạn tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Vụ Tín dụng các ngành kinh
tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ Chính sách tiền tệ có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Tín dụng các
ngành kinh tế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị nêu trên, Vụ
Tín dụng các ngành kinh tế tổng hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt số tiền tái cấp vốn
cho ngân hàng;
iv) Căn cứ vào quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng tái cấp vốn nguyên tắc về cho vay hỗ trợ
nhà ở giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông

báo tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và hồ sơ của các ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện
phê duyệt khế ước nhận nợ và giải ngân cho các ngân hàng đối với số tiền tái cấp vốn đã được phê duyệt.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d (iii) khoản 5 như sau:
“iii) Việc thu nợ gốc tái cấp vốn được tính giảm trừ lần lượt vào các khế ước nhận nợ của ngân hàng tại Ngân hàng
Nhà nước theo thứ tự thời gian của các khế ước nhận nợ, tính từ khế ước nhận nợ đầu tiên;
Tại thời điểm trả nợ gốc tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng có trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền lãi
đối với các khế ước nhận nợ được thanh toán toàn bộ nợ gốc. Đối với khế ước thanh toán nợ gốc một phần, Ngân
hàng Nhà nước thực hiện thu lãi như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Xử lý đối với việc không trả nợ đúng hạn:
Trường hợp ngân hàng vi phạm việc trả nợ gốc và lãi theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chuyển
khoản nợ (gốc và lãi) sang nợ quá hạn, thực hiện thu nợ theo thứ tự ưu tiên: thu nợ gốc quá hạn trước, thu nợ lãi quá
hạn sau và áp dụng theo mức lãi suất nợ quá hạn, kể từ ngày quá hạn. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu
hồi khoản nợ quá hạn theo các thứ tự ưu tiên sau:
Trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước;
Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của ngân hàng;
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”;
đ) Bổ sung khoản 7 vào Điều 8 như sau:
“7. Xử lý đối với những trường hợp cho vay không đúng quy định hoặc báo cáo số liệu không chính xác:
Trường hợp qua thanh tra, giám sát phát hiện ngân hàng cho vay không đúng quy định về đối tượng, điều kiện vay vốn
hoặc số liệu báo cáo Ngân hàng Nhà nước không chính xác, ngân hàng bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện
hành. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi số tiền nợ gốc tái cấp vốn vi phạm và thu số tiền lãi tương
ứng tính từ ngày ngân hàng nhận nợ tái cấp vốn với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm trả hết số tiền
nợ gốc bị thu hồi;
b) Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước về việc
xử lý thu hồi nợ tái cấp vốn do cho vay không đúng quy định hoặc báo cáo số liệu không chính xác, ngân hàng phải
chủ động thực hiện trả nợ gốc, lãi khoản vay tái cấp vốn cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn trên,
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tự động thu hồi theo quy định tại khoản 6 Điều này.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Ban hành văn bản hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở trong hệ thống, phù hợp với các quy định của Thông tư này
và pháp luật có liên quan. Thực hiện hướng dẫn, giải thích, phổ biến đúng, đầy đủ về nội dung chính sách tới khách
hàng vay vốn và các bên có liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào Điều 10 như sau:
“5. Thực hiện cho vay, giải ngân, thu nợ, kiểm soát chặt chẽ vốn vay đối với khách hàng; nhận nợ và trả nợ vay tái cấp
vốn đối với Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.”.
5. Thay thế Phụ lục số 01 và 02 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều
tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN) bằng Phụ lục số 01 và 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Quy định chuyển tiếp
1. Các khoản giải ngân của ngân hàng trong thời gian từ ngày 01 tháng 06 năm 2016 đến ngày Thông tư này có hiệu
lực được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:


a) Thuộc các hợp đồng tín dụng ký trước ngày 31 tháng 03 năm 2016 với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mua,
thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;
b) Thuộc các hợp đồng tín dụng đã được ngân hàng tổng hợp và báo cáo Ngân hàng Nhà nước tại báo cáo định kỳ số
liệu đến ngày 10 tháng 5 năm 2016.
2. Đối với các khoản giải ngân đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở
do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm kể từ thời điểm giải ngân, nhưng không quá thời gian áp dụng mức lãi
suất cho vay quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-NHNN.
3. Trong trường hợp ngân hàng đã thu nợ lãi với mức lãi suất lớn hơn mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở, ngân hàng
thực hiện hoàn trả phần chênh lệch nợ lãi giữa mức lãi suất thực tế đã thu và mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở trong
thời hạn không quá 02 (hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành hoặc bù trừ cho khách hàng chậm
nhất vào 02 (hai) kỳ thu lãi gần nhất sau khi được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
2. Bãi bỏ đoạn “a) Thông tư này quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) theo Nghị quyết số 02/NQ-CPngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Nghị quyết

số 48/NQ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 năm 2013 và Nghị
quyết số61/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số02/NQCP” tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN.
3. Bãi bỏ Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 32/2014/TT-NHNN.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành
Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 3;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Bộ Xây dựng (để phối hợp thực hiện);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư; LĐTBXH; UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ TDCNKT (5).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Nguyền Đồng Tiến


PHỤ LỤC SỐ 01 - Mẫu công văn đề nghị vay tái cấp vốn


NGÂN HÀNG ………….
------Số: …………………
V/v đề nghị vay tái cấp vốn hỗ
trợ nhà ở theo Nghị quyết02/NQCP tháng……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------………….., ngày …… tháng …… năm 20…

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Vụ Tín dụng các ngành kinh tế)
Căn cứ Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ
trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và Thông tư số ……../2016/TT-NHNN ngay
29/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN;
Căn cứ kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP tại Ngân hàng ……….đến thời điểm …………….theo
Công văn số …………
Ngân hàng…………… đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng …….... theo các
thông tin sau đây:
1. Số tiền đề nghị tái cấp vốn tháng …... là: ………………..(Bằng chữ:………………….)
Số tiền tái cấp vốn lũy kế đến thời điểm …... là: …………………..(Bằng chữ:………….)
2. Mục đích vay: cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
thuê, mua nhà ở thương mại; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình (gọi chung là nhóm khách hàng
cá nhân)
3. Thời hạn vay: theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 11/2013/TT- NHNN ngày 15/5/2013 và các văn bản sửa
đổi bổ sung.
4. Dự kiến giải ngân cho nhóm khách hàng cá nhân trong tháng tiếp theo:
Ngân hàng………………………… cam kết giải ngân số tiền tái cấp vốn đúng mục đích và thực hiện trả nợ gốc, lãi vay
theo đúng quy định hiện hành./.


Nơi nhận:
- ………………

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)


PHỤ LỤC SỐ 02 - Mẫu công văn và báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở

NGÂN HÀNG ………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………
V/v báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ
nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP

………….., ngày …… tháng …… năm 20…

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Vụ Tín dụng các ngành kinh tế)
Ngân hàng………………………báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước
theo Nghị quyết 02/NQ-CP tại Ngân hàng……….. đến thời điểm………..như sau:

STT

Chỉ tiêu


1

Cho vay đối với khách hàng cá nhân,
trong đó:

1.1

Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã
hội

Doanh số Doanh số
cho vay thu nợ lũy
lũy kế từ kế từ đầu

Dư nợ
(đồng)
Dư Nợ
nợ xấu

Dựphòng Số
cụ thể đã khách
trích
hàng

1.2 Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại
1.3

Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa
lại nhà ở


Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân
2 đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở
xã hội, trong đó:
2.1 Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội
2.2 Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội
3

Cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp, trong đó:

3.1 Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội
3.2

Cho vay dự án nhà ở thương mại
chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội
Tổng cộng
Dự kiến giải ngân trong kỳ tới

Nơi nhận:
- ………………
Đính kèm:

x
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)


- Báo cáo 01;
- Báo cáo 02.


MẪU BÁO CÁO 01


NGÂN HÀNG …………….
BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TỪ NGUỒN TÁI CẤP VỐN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THEO
THÔNG TƯ 11/2013/TT-NHNN THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Tháng ……….. năm………………
Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP đến ngày ………….là:…………………..tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng ....% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, trong đó:
- Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở không từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là……………………………….tỷ
đồng (1)
- Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là………………tỷ đồng.
Dư nợ tái cấp vốn hỗ trợ nhà ở của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước là………………… tỷ đồng. Chi tiết kết quả cho
vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo bảng dưới đây.
STT

Chỉ tiêu

(1)

(2)

I

Cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó:

1

Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó:


1.1 Cho vay mua nhà ở xã hội
1.2 Cho vay thuê nhà ở xã hội
1.3 Cho vay thuê mua nhà ở xã hội
2

Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại, trong đó:

2.1 Cho vay thuê nhà ở thương mại
2.2 Cho vay mua nhà ở thương mại
3

Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở,
trong đó:

3.1 Cho vay xây dựng mới nhà ở
3.2 Cho vay cải tạo, sửa chữa nhà ở
II

Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân tham gia
đầu tư cải tạo hoặc xây dựngmới nhà ở xã hội,
trong đó:

1

Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội

1.1 Khách hàng A (Tên khách hàng, dự án, địa điểm)
… ...
2


Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội

2.1 Khách hàng A (Tên khách hàng, dự án, địa điểm)
… ...
III

Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, trong
đó:

1

Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội

1.1 Khách hàng A (Tên khách hàng, dự án, địa điểm)
… ...

Doanh số Doanh số Dư nợ (đồng) Dựphòng Số khách
cho vay lũy thu nợ lũy
cụ thể đã hàng còn
Dư nợ Nợ
xấu
(3)

(4)

(5)

(6)


(7)

(8)


2

Cho vay dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi
công năng sang dự án nhà ở xã hội

2.1 Khách hàng A (Tên khách hàng, dự án, địa điểm)
… ...
Tổng cộng (I+II+III)
Ghi chú:
- Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được lấy theo số liệu ngân hàng báo cáo Vụ Dự báo thống kê tiền tệ hàng tháng.
- (1) Thống kê dư nợ cho vay nhà ở thông thường (không từ nguồn tái cấp vốn) với lãi suất thấp nhất trong khung lãi
suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng, thời hạn phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tình hình tài chính
của ngân hàng.
- Đối với những dòng khai báo chi tiết về từng khách hàng thì không điền số liệu vào cột (8)

Lập biểu

Kiểm soát

………….., Ngày …… tháng …… năm 20…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

MẪU BÁO CÁO 02
NGÂN HÀNG ……………..

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TỪ NGUỒN TÁI CẤP VỐN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THEO
THÔNG TƯ 11/2013/TT-NHNN PHÂN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY
Tháng ……….năm……………..
STT

Tỉnh, thành phố

(1)
1

(2)
Hà Nội

1.1 Cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó:
a

Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

b

Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại

c

Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại
nhà ở

1.2

Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải

tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, trong đó:

a

Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội

b

Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội

1.3

Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp,
trong đó:

a

Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội

b

Cho vay dự án nhà ở thương mại được chuyển
đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội

2

TP. Hồ Chí Minh

Doanh số
Doanh số

cho vay lũy thu nợ lũykế từ
kế từ đầu
đầu chương

(3)

(4)

Dư nợ
(đồng)
Dưnợ

Nợ
xấu

(5)

(6)

Số
Dự phòng
đã trích lượng
khách

(7)

(8)


2.1 Cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó:

a

Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

b

Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại

c

Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại
nhà ở

2.2 Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải
tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, trong đó:
a

Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội

b

Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội

2.3 Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp,
trong đó:
a

Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội

b


Cho vay dự án nhà ở thương mại được chuyển
đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội

3

Tỉnh/thành phố...

3.1 Cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó:
a

Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

b

Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại

c

Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại
nhà ở

3.2 Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải
tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, trong đó:
a

Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội

b


Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội

3.3 Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp,
trong đó:
a

Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội

b

Cho vay dự án nhà ở thương mại được chuyển
đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội

… …
Tổng cộng, trong đó:
1. Cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó:
- Cho vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Cho vay thuê, mua nhà ở thương mại
- Cho vay xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở
2. Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo
hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, trong đó:
- Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội
- Cho vay đầu tư cải tạo nhà ở xã hội


3. Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, trong
đó:
- Cho vay dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Cho vay dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi
công năng sang dự án nhà ở xã hội


Lập biểu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
-------Số: 28/2016/TT-BNNPTNT

Kiểm soát

………….., Ngày …… tháng …… năm 20…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2016


THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất,
kinh doanh ở Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt
Nam bao gồm: 32 giống lúa, 14 giống ngô, 01 giống cao lương, 03 giống nấm, 01 giống thuốc lá, 02 giống mía, 01
giống lạc tiên và 01 giống cà phê vối (Danh mục kèm theo).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN & PTNT;
- UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Cục BVTV, Vụ PC - Bộ NN & PTNT;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, Tp. Trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TT.

Lê Quốc Doanh

DANH MỤC
BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 28/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
TT

Tên giống


Mã hàng

Vụ, vùng được phép sản xuất

1

Giống lúa thuần DT45

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

2

Giống lúa thuần Thiên ưu 8

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ và Duyên hải Nam Trung bộ

3

Giống lúa thuần ĐD2

1006.10.10


Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ


4

Giống lúa thuần OM5953

1006.10.10

Các vụ tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên,
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

5

Giống lúa thuần VN121

1006.10.10

Các vụ tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên
và Đông Nam bộ

6

Giống lúa thuần OM8017

1006.10.10


Các vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam bộ

7

Giống lúa thuần TBR225

1006.10.10

Vụ Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ và Duyên hải Nam Trung bộ

8

Giống lúa Nếp thơm Hưng Yên

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, mùa sớm và mùa trung tại các tỉnh Trung
du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung bộ

9

Giống lúa thuần Hồng Đức 9

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du

Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

10 Giống lúa thuần Hương Biển 3

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Mùa sớm tại các tỉnh Trung du Miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

11 Giống lúa thuần DT39 Quế
Lâm

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

12 Giống lúa nếp Cô Tiên

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Mùa sớm tại các tỉnh Trung du Miền núi
phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng

13 Giống lúa thuần PĐ211

1006.10.10


Vụ Xuân, vụ Mùa tại các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc,
Đồng bằng sông Hồng; vụ Xuân tại các tỉnh Bắc Trung bộ

14 Giống lúa thuần HT18

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

15 Giống lúa thuần HN6

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

16 Giống lúa thuần N91

1006.10.10

Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông
Hồng

17 Giống lúa nếp NV1

1006.10.10


Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông
Hồng

18 Giống lúa Lộc trời 1

1006.10.10

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ

19 Giống lúa lai ba dòng Kinh sở
ưu 1588

1006.10.10

Vụ Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa tại các tỉnh Trung du
Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ

20 Giống lúa lai ba dòng HKT99

1006.10.10

Vụ Xuân muộn và Mùa sớm tại các tỉnh Trung du Miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

21 Giống lúa lai hai dòng Thanh
ưu 4

1006.10.10


Vụ Đông xuân, Hè thu và Mùa sớm tại các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung bộ

22 Giống lúa lai ba dòng Thanh
hương ưu 6 (Thanh Hoa 1)

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Mùa sớm tại các tỉnh Trung du Miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

23 Giống lúa lai hai dòng Phúc ưu
868

1006.10.10

Vụ Xuân muộn, Mùa sơm tại các tỉnh Trung du Miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ


24 Giống lúa lai hai dòng TH3-7

1006.10.10

Vụ Xuân tại các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

25 Giống lúa lai ba dòng Hương
ưu 98


1006.10.10

Vụ Xuân tại các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

26 Giống lúa lai ba dòng TEJ
VÀNG

1006.10.10

Vụ Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc; vụ
Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung
bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

27 Giống lúa lai ba dòng Kim ưu
18

1006.10.10

Vụ Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc,
Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

28 Giống ngô lai C.P. 111

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô các tỉnh Trung du Miền núi phía
Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

29 Giống ngô lai C.P. 501


1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô các tỉnh Trung du Miền núi phía
Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ

30 Giống ngô lai Pioneer brand
P4296

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Bắc
Trung bộ, Trung du miền núi phía Bắc và vụ Xuân vùng
Đồng bằng sông Hồng

31 Giống ngô lai PSC-102

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây
Nguyên

32 Giống ngô lai PSC-747

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây
Nguyên


33 Giống ngô lai LVN152

1005.10.00

Các vụ, vùng trông ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

34 Giống ngô lai NMH1242

1005.10.00

Các vụ, vùng trông ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

35 Giống ngô nếp lai số 9

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

36 Giống ngô đường lai 20

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng và Trung
du Miền núi phía Bắc

37 Giống ngô lai GS9989


1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

38 Giống ngô lai SSC7830

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung bộ

39 Giống ngô lai C.P.311

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung
bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên

40 Giống ngô lai C.P.511

1005.10.00

Các vụ, vùng trồng ngô Đồng bằng sông Hồng, Trung du
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung
bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên

41 Giống ngô nếp lai Max one


1005.10.00

Các vụ, vùng trông ngô Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Nam Trung bộ

42 Giống cao lương ESV1

1007.10.00

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải
Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ

43 Giống thuốc lá TL16

1209.99.90

Các tỉnh vùng miền núi phía Bắc

44 Giống mía K95-156

1212.93.10

Các tỉnh vùng Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam


bộ
45 Giống mía Suphanburi 7

1212.93.10


Các tỉnh vùng Nam Trung bộ và Tây Nam bộ

46 Giống lạc tiên LPH04 (Đài
nông 1)

0602.90.90

Các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ

47 Giống cà phê vối lai TRS1

0602.90.90

Các tỉnh Tây Nguyên

48 Giống lúa lai ba dòng Hương
ưu 3068

1006.10.10

Các tỉnh trong cả nước

49 Giống lúa lai hai dòng TH7-2

1006.10.10

Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung bộ


50 Giống lúa lai hai dòng HYT108

1006.10.10

Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung bộ, Duyển hải Nam Trung bộ và Tây
Nguyên

51 Giống lúa thuần MĐ1

1006.10.10

Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc

52 Giống lúa thuần P376

1006.10.10

Các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung bộ

53 Giống nấm sò chủng F

602.90.90

Các tỉnh trong cả nước

54 Giống nấm Rơm V115


602.90.90

Các tỉnh trong cả nước

55 Giống nấm Mộc nhĩ chủng Au1

602.90.90

Các tỉnh trong cả nước

CHÍNH PHỦ
------Số: 118/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016


NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2008/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2008 CỦA
CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MÔ VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC
GIA VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CPngày 29 tháng 4 năm
2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ
phận cơ thể người.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Loại hình ngân hàng mô
Ngân hàng mô là cơ sở y tế được tổ chức theo hai loại hình sau đây:
1. Ngân hàng mô thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế, trường Đại học Y, trường Đại học Y Dược của nhà nước hoặc
tư nhân; của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (sau đây viết tắt là ngân hàng mô thuộc cơ
sở y tế).
2. Ngân hàng mô có cơ cấu tổ chức độc lập của nhà nước hoặc tư nhân (sau đây viết tắt là ngân hàng mô độc lập).”
2. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Phạm vi hoạt động chuyên môn của ngân hàng mô
1. Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô.
2. Cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học.
3. Cung ứng, trao đổi mô với các ngân hàng mô khác.
4. Hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc trao đổi mô nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh,
đào tạo, nghiên cứu y học.
5. Ngân hàng mô đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3a Nghị định này được phép lấy giác mạc từ người hiến
sau khi chết.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Thành lập ngân hàng mô
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền thành lập ngân hàng mô khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập ngân hàng mô của nhà nước thực hiện theo quy địnhtại Nghị định
số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị y tế
công lập.
3. Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập ngân hàng mô tư nhân thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và
các văn bản có liên quan quy định chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp.”
4. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Điều kiện hoạt động và cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô
1. Điều kiện hoạt động của ngân hàng mô: Ngân hàng mô chỉ được hoạt động sau khi có Giấy phép hoạt động ngân
hàng mô do Bộ Y tế cấp.
2. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô:
a) Có Quyết định thành lập ngân hàng mô hoặc ngân hàng mô có tên trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy

định cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng mô của nhà nước; Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân
hàng mô tư nhân.
b) Cơ sở vật chất tối thiểu phải có các bộ phận sau đây:


- Buồng kỹ thuật có diện tích tối thiểu là 12 m2 để tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cung ứng mô;
- Phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu là 12 m2. Riêng ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì việc xét nghiệm có thể sử
dụng chung với bộ phận xét nghiệm của cơ sở y tế;
- Khu vực hành chính tổng hợp, quản lý hồ sơ, tư vấn có diện tích tối thiểu là 12 m2.
- Cơ sở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu
dễ làm vệ sinh; bảo đảm xử lý rác thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chuyên môn.
c) Nhân lực tối thiểu:
- Người quản lý chuyên môn ngân hàng mô phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
- 01 bác sỹ hoặc cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- 02 kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành y, có chứng chỉ hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh;
- 01 nhân viên hành chính.
Đối với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì nhân lực có thể kiêm nhiệm, riêng kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng phải làm
việc chuyên trách.
d) Trang thiết bị: Có đủ các trang thiết bị theo Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Đối
với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế có thể sử dụng chung trang thiết bị với cơsở y tế.
Nếu ngân hàng mô có hoạt động về giác mạc thì phải đáp ứng điều kiện tại khoản 3 Điều này.
3. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với ngân hàng giác mạc (ngân hàng mô chỉ hoạt động về giác mạc):
a) Cơ sở vật chất: Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Nhân lực:
- Có đủ nhân lực quy định tại khoản 2 Điều này;
- Người lấy giác mạc phải có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo về lấy và bảo quản, vận chuyển giác mạc.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản phô tô có bản chính để đối chiếu khi nộp quyết định thành lập của ngân hàng mô
hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền có tên ngân hàng mô trong cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng
của nhà nước hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân;
c) Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 3a Nghị định này;
d) Bản kê khai nhân lực của ngân hàng mô để chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 3a Nghị định này. Đối với
người quản lý chuyên môn còn phải có bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ; xác nhận thời gian làm việc, giấy
chứng nhận sức khỏe, sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đối với ngân hàng mô:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này cho Bộ
Y tế theo đường hành chính hoặc nộp trực tiếp;
b) Sau khi tiếp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập Hội
đồng thẩm định cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô. Thành phần Hội đồng thẩm định tối thiểu gồm 05 thành viên
là đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Y tế, chuyên gia về y tế, pháp luật;


d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng tiến hành thẩm định tại ngân hàng mô, lập
biên bản thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động cho
ngân hàng mô theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Nếu không cấp Giấy phép hoạt
động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Ngân hàng mô đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Nghị định số 56/2008/NĐ-CPngày 29 tháng 4 năm
2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ

phận cơ thể người thì được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017,
ngân hàng mô phải được cấp Giấy phép hoạt động theo các điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2016.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ,
Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).


TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỦA NGÂN HÀNG MÔ
(Kèm theo Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
Số TT

Trang thiết bị

Đơn vị tính Số lượng tối
thiểu

I

NGÂN HÀNG MÔ ĐỘC LẬP

1

Dụng cụ phẫu thuật lấy mô

bộ

01

2

Dụng cụ xử lý mô sau khi lấy


bộ

01

3

Buồng lọc khí vô trùng (Hood laminar cabinet)

chiếc

01

4

Tủ lạnh gia dụng

chiếc

01


5

Tủ lạnh sâu tối thiểu là -40°C

chiếc

01


6

Hộp bảo quản mô để vận chuyển

chiếc

02

7

Máy đóng gói nilon

chiếc

01

8

Máy tính có kết nối mạng

chiếc

01

9

Có thiết bị để xét nghiệm xác định HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, vi
khuẩn, nấm (Ngân hàng mô có thể tự trang bị hoặc ký hợp đồng hợp tác với cơ
sở y tế có thiết bị xét nghiệm).


II

NGÂN HÀNG GIÁC MẠC ĐỘC LẬP

1

Dụng cụ lấy giác mạc

bộ

02

2

Dụng cụ xử lý giác mạc

bộ

01

3

Buồng lọc khí vô trùng (Hood laminar cabinet)

chiếc

01

4


Tủ bảo quản giác mạc

chiếc

01

5

Tủ lạnh gia dụng

chiếc

01

6

Kính hiển vi đánh giá giác mạc

chiếc

01

7

Hộp bảo quản, vận chuyển giác mạc

chiếc

02


8

Máy tính có kết nối mạng

chiếc

01

9

Có thiết bị để xét nghiệm xác định HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, vi
khuẩn, nấm (Ngân hàng mô có thể tự trang bị hoặc ký hợp đồng hợp tác với cơ
sở y tế có thiết bị xét nghiệm).

III

NGÂN HÀNG GIÁC MẠC THUỘC CƠ SỞ Y TẾ

1.

Dụng cụ lấy giác mạc

bộ

02

2.

Dụng cụ xử lý giác mạc


bộ

01

3.

Hộp bảo quản, vận chuyển giác mạc

chiếc

02

4.

Tủ lạnh bảo quản các hộp chứa giác mạc

chiếc

01

5.

Buồng lọc khí vô trùng (Hood laminar cabinet)

chiếc

01

6.


Đối với các ngân hàng giác mạc trực thuộc cơ sở y tế, trường Đại học Y,
trường Đại học Y Dược, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể
người có thể sử dụng trang thiết bị của cơ sở y tế trên.

PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG MÔ
(Kèm theo Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


……..1……., ngày … tháng … năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô
Kính gửi: Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
Tên ngân hàng mô xin cấp Giấy phép hoạt động: …………………2 ………………………
Loại hình ngân hàng mô (độc lập hoặc thuộc cơ sở y tế): …………………………………
Tên cơ sở y tế (nếu ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế) 3 …………………………………….
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………. Email (nếu có): …………………………………
Xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập ngân hàng mô/văn bản thay thế (Điều lệ/Quy chế...)



2. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp




3. Sơ yếu lí lịch, bằng cấp chuyên môn, xác nhận thời gian làm việc, giấy khám sức khỏe, lý lịch tư
pháp của người quản lý chuyên môn



4. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực



5. Bản mô tả mô hình tổ chức, các hợp đồng hỗ trợ chuyên môn (nếu có)



6. Giấy tờ khác (nêu rõ)



Kính đề nghị Bộ Y tế xem xét và cấp Giấy phép hoạt động.

GIÁM ĐỐC/
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ Y TẾ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
___________________
1

Địa danh.

2

Tên ngân hàng mô xin phép hoạt động.


3

Ghi tên cơ sở y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trường Đại học Y, Dược thành lập ra ngân hàng mô trong trường
hợp là ngân hàng trực thuộc cơ sở y tế.

PHỤ LỤC III
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MÔ
(Kèm theo Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: ……../BYT-GPHĐNHM

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG MÔ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
- Căn cứ Nghị định số... /2016/NĐ-CP ngày … tháng... năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng
mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
- Xét đề nghị của ……………………………………………,
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG MÔ
Tên ngân hàng mô: ………………………………………………………………………………
Tên người quản lý chuyên môn:…………………………………………………………………
Loại hình ngân hàng mô: …………………………………………… 1………………………….

Địa điểm hoạt động: ………………………………………..2……………………………………
Phạm vi hoạt động chuyên môn:…………………………3…………………………………….

….., ngày ….. tháng ….. năm 20...
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
(Ký tên, đóng dấu)
________________
1

Ghi ngân hàng mô độc lập hoặc ngân hàng mô trực thuộc cơ sở y tế.

2

Địa chỉ của ngân hàng mô.

3

Ghi cụ thể phạm vi hoạt động chuyên môn của ngân hàng mô căn cứ theo Điều 2a Nghị định số /2016/NĐ-CP
ngày tháng năm 2016 của Chính phủ.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------Số: 1558/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU

SỐ VIỆT NAM”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý Hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Tờ trình số 968/TTrUB ngày 18 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” (sau
đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ
a) Giới thiệu, quảng bá chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với
thế giới, đồng thời phản bác lại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
b) Góp phần củng cố và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và khối đại đoàn kết dân tộc,
tình yêu quê hương, đất nước, gắn bó cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong tiến trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
c) Xây dựng, bổ sung và số hóa kho tư liệu về văn hóa, văn học, nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói
chung và các dân tộc thiểu số nói riêng trên cơ sở kế thừa nguồn tư liệu của các nhà dân tộc học, nhân học, văn hóa
học và các sáng tác văn học, nghệ thuật... trước đây.
d) Bổ sung nguồn tài liệu, tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu, trao đổi, giao lưu và phát triển
văn hóa giữa các tộc người; là cẩm nang, là kiến thức cơ bản cho các cán bộ làm công tác dân vận, giáo viên, chiến sỹ
biên phòng vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và đông đảo các đối tượng thụ hưởng khác trong và ngoài nước.
2. Nội dung Đề án
Khảo sát, điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu, sáng tạo, xuất bản, phát hành và quảng bá các
công trình văn học nghệ thuật về các dân tộc thiểu số Việt Nam dưới dạng sách in, sách điện tử (Ebook), sách 3D, các
phim tài liệu, phim chuyên đề và hệ thống thư viện số. Cụ thể:
a) Về sách in: Biên tập, biên soạn và phát hành khoảng 1.500 công trình, tác phẩm được chọn lọc từ kho tài liệu hơn
2.500 tác phẩm, công trình đã được nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác.
b) Sách điện tử (Ebook): Xuất bản 1.500 sách điện tử được chuyển từ 1.500 tác phẩm, công trình sách in đã xuất bản

nêu trên; bảo đảm dễ dàng, thuận lợi sử dụng, truy cập trên máy tính để bàn và trên các thiết bị điện tử cầm tay với hệ
điều hành phù hợp, thông dụng.
c) Sách 3D: xây dựng bộ sách gồm 54 sách 3D của 54 dân tộc, giới thiệu về những đặc trưng của từng dân tộc, ngôn
ngữ, địa bàn cư trú, phân bố dân cư, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa.
d) Xây dựng 54 phim tài liệu, phim chuyên đề giới thiệu về tộc người hoặc phim chuyên đề về văn hóa, lễ hội dân gian,
tín ngưỡng dân gian, nghề thủ công truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ cũng như âm nhạc nghệ thuật truyền
thống... của 54 dân tộc.
đ) Trang tin điện tử (Website) của Đề án: Tất cả hệ thống tư liệu được đăng tải trên Trang tin điện tử của Đề án bằng
ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài; bảo đảm cung cấp các thông tin cơ bản, tiêu biểu nhất về văn hóa của cộng
đồng 54 dân tộc; các tác phẩm, công trình của Đề án dưới dạng file điện tử được công bố và phổ biến rộng rãi văn hóa
và văn học, nghệ thuật các dân tộc Việt Nam đến mọi đối tượng trong nước và quốc tế.
e) Thư viện số hóa: Tất cả sản phẩm của Đề án, gồm: sách điện tử (Ebook), sách 3D, phim tài liệu, phim chuyên đề...
được số hóa, hệ thống hóa và cung cấp trong thư viện giúp người đọc dễ dàng xem và truy cập dữ liệu một cách tốt
nhất, nhanh nhất và khoa học nhất.
3. Đối tượng thụ hưởng


Là các bạn đọc, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước quan tâm đến văn học nghệ thuật, đặc biệt là
thế hệ trẻ, nhân dân và chiến sĩ ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các trung tâm văn hóa, xã hội; các viện nghiên
cứu chuyên ngành; hệ thống các cơ sở đào tạo đại học, trường phổ thông, các cơ quan báo chí và các học viện báo
chí tuyên truyền của hệ thống công tác văn hóa, tư tưởng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh) thuộc 2.450 đơn vị
thụ hưởng theo 5 nhóm đối tượng chính, bao gồm:
a) Nhóm 1 (900 đơn vị): Các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đài phát thanh và truyền hình các
địa phương; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các trường dân tộc nội trú; tủ sách bộ đội biên
phòng, hải đảo.
b) Nhóm 2 (30 đơn vị): Phục vụ công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và các cơ quan thông tấn quốc tế.
c) Nhóm 3 (50 đơn vị): Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, bảo tồn văn hóa dân tộc.
d) Nhóm 4 (1.270 đơn vị): Thư viện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các điểm thư viện các quận, huyện
trên toàn quốc và thư viện của các cơ sở đào tạo đại học, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở tiêu biểu trên
toàn quốc.

đ) Nhóm 5 (200 đơn vị): Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Văn học nghệ thuật
các dân tộc thiểu số và các chi hội trên toàn quốc;
4. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
a) Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” được phân kỳ thành
các giai đoạn thực hiện 5 năm; giai đoạn I của Đề án thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020.
b) Kinh phí thực hiện Đề án được ngân sách Nhà nước bố trí từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa ở Trung ương
hàng năm trong dự toán giao Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở dự toán được giao, Liên hiệp thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đấu
thầu và các quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ vào các chế độ, định mức nhà nước hiện hành và khả năng thực tế bố trí
ngân sách hằng năm để thẩm định tổng dự toán của Đề án và ra Quyết định phê duyệt tổng dự toán, dự toán phân bổ
hằng năm để thực hiện Đề án.
b) Tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả sử dụng kinh phí thực hiện Đề án; kiến nghị các hình thức khen thưởng thích
hợp đối với các tác phẩm xuất sắc lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính căn cứ tổng dự toán Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng cân đối của ngân sách nhà
nước và tiến độ thực hiện, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và theo các chế độ tài chính hiện hành.
3. Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án gồm các nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học đầu ngành và các chuyên gia
chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật để chỉ đạo thực hiện Đề án.
b) Thành lập Ban quản lý Đề án đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Đề án; có nhiệm vụ quản lý, điều hành
các hoạt động của Đề án theo kế hoạch và tiến độ đã được các cơ quan chức năng phê duyệt; thực hiện việc quyết
toán kinh phí với ngân sách Nhà nước. Ban quản lý Đề án sử dụng con dấu và tài khoản của Liên hiệp các Hội Văn
học nghệ thuật Việt Nam để giao dịch và thực hiện nhiệm vụ.
c) Thành lập Hội đồng thẩm định để tư vấn, thẩm định nội dung các công trình, tác phẩm, đề tài văn hóa, văn học,
nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam giúp Ban Chỉ đạo Đề án.
d) Làm đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan quản
lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện theo đúng các quy chế, quy định hiện hành.

đ) Hàng năm tổng kết, đánh giá và kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
a) Đề xuất thành lập Ban quản lý Đề án và các phòng (ban) chuyên môn theo sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo
Đề án.


b) Đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định để tư vấn, thẩm định nội dung các công trình, tác phẩm, đề tài văn hóa, văn
học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam theo sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Đề án.
c) Giúp Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết, đánh giá và kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính;
- UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT VN;
- Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, V.III, TH;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------

Vũ Đức Đam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 1563/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Thương mại điện tử là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin;
là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia
vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thương mại điện tử là lĩnh vực có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tốc độ phát triển nhanh. Doanh nghiệp là
lực lượng nòng cốt triển khai, nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho thương mại điện
tử phát triển. Chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng thương mại điện tử.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020:
1. Về hạ tầng cho thương mại điện tử
a) Hoàn thiện hạ tầng pháp lý cho thương mại điện tử với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách
toàn diện, theo kịp thực tiễn phát triển của các mô hình và hoạt động thương mại điện tử khác nhau trong xã hội;
b) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để
sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu
dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B);
c) Xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử bao phủ tất cả
các tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử xuyên
biên giới;
d) Hạ tầng an toàn, an ninh cho thương mại điện tử được phát triển với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát
giao dịch thương mại điện tử; đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử và chứng thực chứng từ điện tử; các cơ
chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử;
đ) Nguồn nhân lực thương mại điện tử được đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội.
2. Về quy mô thị trường thương mại điện tử
a) 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350USD/người/năm;
b) Doanh số thương mại điện tử B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước;
c) Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch
thương mại điện tử B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.


3. Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
a) 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của

doanh nghiệp;
b) 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử;
c) 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và
cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;
d) 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá
nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt;
đ) 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm,
tiêu dùng;
e) Hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử lớn có uy tín trong khu vực Đông Nam Á;
4. Về ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước
a) 100% các dịch vụ công của các Bộ, ngành Trung ương được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 vào năm 2016;
b) 50% dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020;
c) 30% dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến mức độ 4
vào năm 2020;
d) 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia, 50% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia;
đ) Toàn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực
tuyến cấp độ 4; mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các Bộ, ngành, địa phương về phạm vi, đối tượng;
e) Kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa Asean và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài Asean
để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.
III. NỘI DUNG
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử
Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát
triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh những mô hình thương mại điện tử trên các nền
tảng công nghệ mới như thương mại điện tử trên nền tảng di động, thương mại điện tử trên truyền hình tương tác;
b) Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trong đó đưa ra các
mô hình quản lý hiện đại nhằm giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh trên môi trường trực tuyến;
c) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện

tử;
d) Sửa đổi những quy định pháp luật mang tính rào cản cho việc ứng dụng thương mại điện tử như quy định về khuyến
mại, quảng cáo và bán hàng trực tuyến;
đ) Ban hành chính sách và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử khi tiến hành bán hàng hóa,
dịch vụ;
e) Ban hành văn bản quy định cụ thể về các phương thức và dịch vụ thanh toán phục vụ hoạt động thương mại điện
tử;
g) Ban hành chính sách và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp phát triển và ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử
để hỗ trợ người mua hàng; khuyến khích người tiêu dùng không dùng tiền mặt khi mua hàng.
2. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử
a) Xây dựng, kiện toàn bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại các địa phương;
b) Xây dựng, đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử ở địa phương có chuyên môn sâu đáp ứng
được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử;


×