Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM Ở KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH XUÂN
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH XUÂN
2.1.1. Đặc điểm địa lý:
Quận Thanh Xuân được hình thành từ tháng 01 năm 1997 theo Nghị định
74 của Chính phủ
Quận nằm ở ven đô thuộc phía Tây Nam thành phố Hà Nội:
Phía Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy.
Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng.
Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông (Hà Tây).
Diện tích tự nhiên của quận Thanh Xuân là 913,2 ha. Quận có 11 đơn vị
hành chính cấp phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân nam, Nhân Chính,
Thượng Đình, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Trung, Khương Mai, Phương Liệt,
Khương Đình.
Quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở tách 5 phường từ quận Đống
Đa và 2 xã thuộc huyện Thanh Trì và Từ Liêm.
Do đặc điểm địa lý trên nên cơ cấu kinh tế của quận rất phức tạp: tồn tại cả
công nghiệp và nông nghiệp. Quận có 2 khu công nghiệp lớn là Thượng Đình và
Giáp Bát nhưng tại 3 phường: Nhân Chính - Khương Đình - Hạ Đình vẫn sản
xuất nông nghiệp với tổng số xã viên Hợp tác xã là 1.000 người. Do đó vấn đề
thu hẹp đất canh tác và chuyển đổi môi trường công việc của bộ phận dân cư
làm nông nghiệp rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
Quận Thanh Xuân được hình thành trong quá trình đô thị hoá và phát triển
của thành phố Hà Nội do đó dân cư của quận chủ yếu sống trong các khu tập thể
cao tầng, làng xã và các phố mới thành lập; lối sống xen kẽ thành thị với phong
tục tập quán văn hoá làng xã rất phức tạp, do quá trình đô thị hoá mà diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó do ảnh hưởng lối sống
thành thị, các làng nghề truyền thống trước đây của quận đang dần bị mai một.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đây là những khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm rất bức xúc của quận
Thanh Xuân.
2.1.2. Tình hình kinh tế
Sau 4 năm hoạt động, cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục được chuyển dịch
theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ quận lần thứ nhất là: Công nghiệp - Thương
mại - Dịch vụ - Nông nghiệp. Quan hệ sản xuất XHCN được tăng cường. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển cả về số lượng
và qui mô. Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2000 trên địa bàn quận được
duy trì ổn định và có bước tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh đã có bước tăng trưởng cao. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả ổn định, có 1 số doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, đổi mới
phương thức sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã hoạt
động có hiệu quả.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2000 đạt 2330 tỷ bằng
110,9% tăng 10,9% so với năm 1999. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh đạt 60,943 tỷ đồng, tăng 49,2% so với năm 1999 vượt chỉ tiêu
đặt ra 29,2% (kế hoạch 20%). Có 13 ngành có nhịp độ tăng so với năm trước. Ví
dụ: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 4,9%; sản xuất máy thiết bị điện tăng
174%.
Thực hiện Nghị định 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ, UBND quận đã cấp,
đổi và gia hạn giấy phép kinh doanh cho 1486 hộ sản xuất kinh doanh, tổng số
hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ.
Gồm: 1902 hộ kinh doanh thương mại = 50,09%
375 hộ sản xuất = 10,05%
1455 hộ kinh doanh dịch vụ = 38,99%.
Đến nay địa bàn quận có 206 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký hoạt
động với số vốn đăng ký là 154,83 tỷ đồng: gồm: Công ty TNHH: 166; Doanh
nghiệp tư nhân: 28; Công ty cổ phần 12.
Về nông nghiệp: UBND quận chỉ đạo các HTX nông nghiệp triển khai các
hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có giá trị cao. Năm 2000 giá trị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản xuất nông nghiệp đạt 2,83 tỷ đồng bằng 102% kế hoạch năm, vượt 2% so
với kế hoạch đề ra.
Quận tiếp tục đẩy mạnh quản lý thị trường; hướng dẫn các cơ sở, tư nhân
chấp hành qui định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh và tăng cường đấu
tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế. Thực hiện chấn chỉnh hoạt động
kinh doanh tại các chợ. Kết quả là đã phát hiện 114 vụ vi phạm xử lý thu nợ
ngân sách 562.493.420đ.
Tuy vậy, tình hình kinh tế ở quận cũng còn một số mặt hạn chế sau: kinh tế
trên địa bàn tuy có phát triển nhưng chưa ổn định và vững chắc nhiều doanh
nghiệp Nhà nước ... về vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, ổn
định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện chủ trương cổ
phần hoá. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh doanh cá thể đa số sản xuất
kinh doanh qui mô nhỏ, trang bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ công nghệ thấp. Các
HTX nông nghiệp còn lúng túng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh sau
khi chuyển đổi.
2.1.3. Tình hình dân số - lao động quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân là 1 quận ven nội nên dân cư rất đông đúc trên 3 vạn
nhân khẩu. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tại thời điểm 31/1/1999,
tổng số người trong độ tuổi lao động là 92.353 người trên 137.559 nhân khẩu,
trong đó có 85.939 người có khả năng lao động; Tỷ lệ tăng nguồn lao động hàng
năm của quận vào khoảng từ 2500 đến 3000 người. Tính đến năm 2000 số người
trong độ tuổi lao động của quận khoảng 95.400 người = 68%/tổng số dân.
Tuy dân cư ở quận Thanh Xuân đông đúc nhưng theo kết quả điều tra dân
số quận Thanh Xuân ngày 1/4/1997 cho thấy số lao động chưa qua đào tạo của
quận chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể:
+ Số lao động chưa qua đào tạo: 54.263 người (59,2%)
+ Số lao động đã qua đào tạo: 37.457 người (40,8%)
Trong đó:
- Công nhân kỹ thuật: 7.682 người (8,4%)
- Trung học chuyên nghiệp: 10.866 người (11,8%)
- Đại học, cao đẳng: 18.831 người (20,5%)
- Trên đại học: 78 người (0,1%)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Số liệu trên cho thấy chất lượng lao động thấp ở quận Thanh Xuân đã ảnh
hưởng đến vấn đề cung cầu lao động trên thị trường; không đáp ứng về kỹ thuật
đòi hỏi ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm và
thiếu việc làm ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình hình này cũng là do công
tác dạy nghề ở quận nói riêng và thành phố nói chung còn gặp nhiều khó khăn
như: không có cơ sở dạy nghề, hoặc có song do cơ sở vật chất nghèo nàn, qui
trình đào tạo chưa phù hợp,...
Tình trạng số lượng và chất lượng lao động ở quận Thanh Xuân đã ảnh
hưởng mạnh đến tỷ lệ thất nghiệp của quận. Theo điều tra dân số quận Thanh
Xuân ngày 1/4/1997, tỷ lệ thất nghiệp năm 1997 là 4,12% = 3.776 người/91.720
người trong độ tuổi lao động. Còn theo kết quả điều tra thống kê lao động việc
làm tại thời điểm 31/12/1999 thì tỉ lệ thất nghiệp tại quận Thanh Xuân là 6,5% =
6.031 người. Như vậy, hàng năm tỷ lệ thất nghiệp có hướng gia tăng, trung bình
mỗi năm từ 1% đến 1,2%.
Nhìn chung so với tỉ lệ thất nghiệp của TP. Hà Nội (năm 1999 là 10,31% và
năm 2000 là 7,95%) thì tỷ lệ thất nghiệp của quận Thanh Xuân chưa phải là cao.
Tuy vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế xã hội của quận, nhất là
trong điều kiện quận mới thành lập bước đầu còn nhiều khó khă, thiếu thốn. Vì
vậy quận Thanh Xuân để đặt vấn đề tạo việc làm cho lao động hiện nay là vấn
đề bức xúc hàng đầu cần giải quyết. Quận cũng đã có 1 số giải pháp trực tiếp
thiết thực như:
+ Giảm số lượng dân số bằng cách thực hiện 03 chương trình dân số; kiện
toàn cán bộ dân số cấp phường và đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác dân
số - kế hoạch hoá gia đình. Tăng cường công tác truyền thông vận động trên các
phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng công tác truyền thông trực tiếp. Quận
cũng đã huy động được các nguồn lực tập trung cho các chương trình dân số
hoạt động có hiệu quả. Kết quả năm 200: Số sinh là 2249/2249 bằng 100% kế
hoạch năm; tỷ suất sinh giảm 0,03% so với năm 1999; sinh con thứ 3 là 45.
+ Tăng chất lượng lao động bằng cách đầu tư phát triển giáo dục và đào
tạo: quận đã tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất
trường hợp, đầu tư trang thiết bị dạy và học cho ngành giáo dục và đào tạo. Năm
2000 quận đã xây dựng mới đưa vào sử dụng 2 trường học và trung tâm giáo
dục thường xuyên, cải tạo nâng cấp 4 trường và mua sắm các trang thiết bị phục
vụ việc dạy và học.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy vậy, những giải pháp trên đây chỉ phát huy tác dụng GQVL trong một
thời gian rất lâu nữa. Mà vấn đề thất nghiệp đang gây 1 sức ép cấp bách đối với
tình hình kinh tế xã hội của quận nói riêng và trên toàn đất nước nói chung. Vì
vậy, ngay từ khi thành lập quận Thanh Xuân đã thực hiện công tác cho vay giải
quyết việc làm theo quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm.
2.2. KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH XUÂN VỚI NHIỆM VỤ CHO VAY
HỖ TRỢ GQVL
2.2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân:
Ngày 24 tháng 12 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành
lập Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân trực thuộc kho bạc Nhà nước Hà Nội để
thực hiện nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành
phố Hà Nội kể từ ngày 01/01/1997.
Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được thành lập do yêu cầu thiết yếu nảy
sinh khi quận Thanh Xuân được thành lập. Kho bạc Thanh Xuân là đơn vị nằm
trong hệ thống kho bạc Nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách trên địa
bàn quận Thanh Xuân.
* Công tác tổ chức cán bộ:
Khi thành lập, số lượng cán bộ của quận Thanh Xuân là 14 đồng chí. Từ đó
đến nay, khối lượng nghiệp vụ ngày càng tăng đòi hỏi số lượng cán bộ tăng dần,
tính đến nay biên chế là 27 cán bộ. Các tổ công tác kế toán; kho quĩ; kế hoạch;
bảo vệ được thành lập ngay từ đầu nên việc bố trí phân công nhiệm vụ cho cán
bộ tại các tổ đều hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ của cán bộ,
đảm bảo hiệu quả, đáp ứng được công tác.
Trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân, công tác đào tạo, chỉ đạo, điều hành
được thực hiện sát sao, tổ chức triển khai nhanh và có hiệu quả. Chính việc áp
dụng các chính sách mới và tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại yếu kém đã
không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, tác phong giao dịch và
phục vụ khách hàng, dần đưa các mặt hoạt động đi vào nề nếp ổn định.
Cán bộ trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được bố trí như sau:
- Giám đốc: 1 cán bộ
- Phó giám đốc: 1 cán bộ
- Tổ kế hoạch tổng hợp: 6 cán bộ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tổ kế toán: 7 cán bộ
- Tổ kho quĩ: 8 cán bộ
- Tổ hành chính sự nghiệp: 9 cán bộ.
Trong đó:
- Trình độ đại học: 11 cán bộ
- Trình độ trung cấp: 13 cán bộ
- Trình độ sơ cấp: 3 cán bộ.
Hiện nay, công tác CVGQVL của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được
giao riêng cho 1 cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ bố trí như vậy là hơi ít nhưng
do Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân mới thành lập nên yêu cầu công việc đòi hỏi
chưa quá cáo và cũng do kho bạc mới chưa có cơ sở ổn định khang trang để ổn
định công việc. Tuy vậy, cán bộ phụ trách công tác CVGQVL tại Kho bạc Nhà
nước Thanh Xuân đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Nhìn chung, tập thể cán bộ Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân có tinh thần
đoàn kết nội bộ, ý thức tổ chức kỹ luật, thường xuyên có ý thức rèn luyện phấn
đấu tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, tác phong
nhằm nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng tác phong làm việc văn minh lịch sự
tại công sở.
* Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân:
- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc; Phó Giám đốc
- Các bộ phận nghiệp vụ được tổ chức theo sơ đồ sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
SƠ ĐỒ CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ
Kế hoạch
Cấp phát ... vốn đầu tư
Cho vay quốc gia việc l mà
Huy động vốn
Quảnlý điều ho và ốn
Kế toán thu
Kế toán chi
Kế toán nội bộ
Kế toán quản lý TK tiền gửi
Kế toán thanh toán
Bộ phận thu TM
Bộ phận chi TM
Bảo vệ
Văn thư HC
Lái xe
Tổ kế hoạch tổng hợp
Tổ kế toán
Tổ h nh chínhà
Tổ kho quĩ
Các bộ phận nghiệp vụ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.2. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân với nhiệm vụ CVGQVL:
Ngày 01/04/1990, hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính ra đời
theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 với cùng nhiệm vụ được qui định
theo Nghị quyết số 25/CP ngày 05/04/1995 như sau: "Kho bạc Nhà nước là tổ chức
trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập
trung của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ,... Huy động
vốn cho ngân sách Nhà nước, cho đầu tư phát triển và thanh toán trả nợ dân".
Khi Nghị quyết 120/HĐBT ra đời, Chính phủ đã xác định rõ trách nhiệm của
các cơ quan, các ngành có liên quan trong việc quản lý quỹ quốc gia GQVL.
Nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước trong công tác này đã được xác định cụ thể qua
các Thông tư, Công văn của liên Bộ, Bộ Tài chính, kho bạc Nhà nước TW,... cụ thể
Thông tư liên Bộ số 10/TT-LB ngày 24/7/1992, Thông tư liên Bộ số 6/TT-LB ngày
15/2/1993, Thông tư liên Bộ số 3/TT-LB ngày 18/2/1995 về việc hướng dẫn quy
định vốn, nhiệm vụ thẩm định của hệ thống kho bạc Nhà nước, thể lệ cho vay bằng
nguồn vốn quốc gia GQVL số 1360 TC/KB/ĐT và số 205/KB/ĐT theo đó, nhiệm
vụ quyền hạn của kho bạc Nhà nước trong việc CVGQVL được xác định.
Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân là 1 kho bạc Nhà nước cấp quận, huyện:
- Hệ thống kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm quản lý bảo toàn vốn và
phối hợp vốn kịp thời cho các dự án phân cấp quyết định.
- Thực hiện, hướng dẫn công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán và
nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thế chấp tài sản, nghiệp vụ thu nợ cả vốn và lãi cho
hệ thống kho bạc Nhà nước cấp dưới.
- Khi có quyết định cho vay thuộc cấp thành phố hoặc quận, huyện, hệ thống
kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát vốn theo đúng qui định của Nhà nước và
thành phố.
- Phối hợp cùng các ngành trong tiểu ban điều hành thanh tra trước, trong và
sau việc thực hiện vốn vay của dự án.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chịu trách nhiệm thông báo tiến độ thu hồi vốn của dự án theo từng tháng,
từng quí, từng năm cho thường trực tiểu ban thành phố (Sở Lao động thương binh
và xã hội) để xây dựng kế hoạch cho vay vốn.
- Tham gia cùng các ngành, các cấp trong việc đánh giá xây dựng kế hoạch
cho năm sau.
Thực hiện được các nghiệp vụ trên đây, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY HỖ TRỢ GQVL Ở KHO BẠC
NHÀ NƯỚC THANH XUÂN
2.3.1. Đánh giá chung:
2.3.1.1. Đánh giá việc thực hiện cơ chế cho vay
Nhìn chung, qua 4 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân luôn thực
hiện chính xác cơ chế cho vay hỗ trợ GQVL được Đảng và Nhà nước qui định theo
đúng từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng có của mình nên công
tác CVHTGQVL ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân có những điểm nổi bật cụ thể:
- Về đối tượng được vay: Ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chủ yếu là các hội
đoàn thể ở các phường: Cụ thể đó là 2 hội đoàn thể: Hội cựu chiến binh và hội phụ
nữ phường. Quận có 11 phường; mỗi phường có 2 đoàn thể. Do vậy đều đều mỗi
năm sẽ có khoảng 22 hội đoàn thể xin vay vốn từ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm.
Duy chỉ có năm đầu tiên hoạt động (năm 1997) quận thu hút được 2 dự án của 2 hộ
kinh doanh với tổng số vốn vay là 120.000.000 đồng với thời hạn vay 12 tháng: 2
dự án này thu hút được khá nhiều lao động: 30 lao động. Tuy đến năm 1998, 2 chủ
dự án đều hoàn trả số tiền vay cả gốc lẫn lãi đúng hạn nhưng những năm tiếp đó 2
chủ dự án này không tiếp tục vay. 1 dự án của Hội đoàn thanh niên 26 triệu đồng
cũng ở trong tình trạng nêu trên.
Ngoài hộ kinh doanh và tổ chức đoàn thể, công tác cho vay hỗ trợ GQVL
không thu hút được 1 đối tượng vay vốn nào khác như: Hộ gia đình, Hợp tác xã,
Tổ hợp sản xuất; Doanh nghiệp,... có đủ điều kiện để vay vốn. Trong khi đó tổng
số xã viên HTX của quận là 1.000 người; số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 206
doanh nghiệp và số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ. Các đối tượng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trên đều có khả năng tạo việc làm cho 1 lượng lớn lao động trong quận và không ít
trong số trên đều muốn vay vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Tuy vậy, trên thực
tế họ lại chưa vay.
Nhìn chung, các đối tượng vay vốn GQHTVL ở quận Thanh Xuân đều thuộc
đối tượng vay vốn GQVL theo đúng qui định của Nhà nước.
- Về nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn cho vay của Kho bạc Nhà nước Thanh
Xuân gồm nguồn vốn bổ sung mới được ghi trong tổng mức kế hoạch ngân sách
Nhà nước hàng năm và vốn thu hồi nợ từ các dự án đã cho vay. Cụ thể đó là nguồn
vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm sẽ được rót xuống thành phố. Sau đó UBND
thành phố sẽ thông báo phân bổ kế hoạch vốn vay từng năm cho quận. Ta có thể
nhìn bảng sau để so sánh nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân so với các quận
khác trên địa bàn Hà Nội.
BIỂU: PHÂN BỔ KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN NĂM 2000 CỦA UBND TP. HÀ NỘI
Đơn vị: tỷ đồng
Số thứ tự
Tổng số
vốn vay
Trong đó
Vốn bổ sung mới
Vốn thu hồi
cho vay tiếp
TW Địa phương
1. Quận Đống Đa 2.500 - - 2.500
2. Quận Hai Bà Trưng 3.000 - - 3.000
3. Quận Ba Đình 2.000 - - 2.000
4. Quận Hoàn Kiếm 2.000 - - 2.000
5. Quận Tây Hồ 2.500 - - 2.500
6. Quận Cầu Giấy 2.000 - - 2.000
7. Quận Thanh Xuân 3.000 - - 3.000
Năm 2000, nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân được phân bổ là cao nhất so
với các quận khác (trừ quận Đống Đa là 3 tỷ đồng). Như vậy phải nói rằng công
tác cho vay hỗ trợ GQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân là rất phát triển.
Nhưng chính điều này tạo sức ép cho Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân phải nhanh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chóng tiến hành thẩm định, xét duyệt, quốc tế dự án theo tiến độ thu hồi vốn trên
địa bàn tránh tình trạng vốn tồn đọng trên địa bàn. Ngoài ra nguồn vốn cho vay
hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào số vốn thu hồi nợ đến hạn mà vốn vay trên địa
bàn hầu hết được sử dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình mang tính thời vụ cao
nên tạo ra sự chậm chạp của việc cấp phát vốn gây kém hiệu quả.
- Về thời hạn và lãi suất cho vay và mức vốn cho vay: Theo Thông tư liên tịch
số 13/1999/TT-LT BLTBXH-BTC-BKHĐT thì thời hạn cho vay từ quĩ QGHTVL
có 3 loại: thời hạn 12 tháng, thời hạn 24 tháng và thời hạn 36 tháng nhưng từ năm
1997 đến 2000 ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chỉ cho vay với thời hạn 12 tháng
là chủ yếu.
Duy chỉ có năm 1999, tại kho bạc có 8 dự án vay thời hạn 2 năm. Đến quí I
năm 2001 vẫn chưa đến hạn trả nợ. Do đó quí I năm 2001, 19 dự án vay vốn tại
kho bạc vẫn 100% là thời hạn 12 tháng. Điều đó cho thấy tại Kho bạc Nhà nước
Thanh Xuân vỗn hỗ trợ GQVL chủ yếu đều được dành để: chăn nuôi tiểu gia súc,
gia cầm hoặc trồng cây lương thực hoa mầu ở các hộ gia đình. Do đó số lao động
thu hút chủ yếu là chính các thành viên của hộ cho vay. Rất ít lao động đi thuê.
Lãi suất cho vay tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân thực hiện theo đúng quy
định của Chính phủ: Từ năm 1996 đến nay, lãi suất cho vay đã giảm dần. Năm
1996 trở về trước, lãi suất là 0,9%/tháng. Đến năm 1997 giảm xuống còn
0,6%/tháng và đến 1/1/2000 giảm xuống còn 0,5%/tháng. Điều này cho thấy Chính
phủ luôn nhấn mạnh tính ưu đãi đặc biệt đối với nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL.
Lãi suất giảm làm tăng số vốn cho vay lên qua các năm.
Mức lãi suất trong hạn giảm dẫn tới lãi suất phạt quá hạn cũng giảm tương
ứng từ 1,8%/tháng xuống 1,2%/tháng và giờ là 1%/tháng.
Tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân từ 1997-2000 lãi suất giảm xuống đã làm
tăng nguồn vốn cho vay và tuy lãi suất phạt quá hạn giảm vẫn không phát sinh nợ
quá hạn khó đòi. Cụ thể số tiền vay tăng trong 4 năm là: năm 1997 là 2 tỷ 5 triệu
đồng; năm 1998 cho vay 2 tỷ 10 triệu đồng; năm 1999 là 2 tỷ 968 triệu đồng và
năm 2000 là 3 tỷ 800 triệu đồng.
Số tiền lãi cũng tăng lên đáng kể tạo điều kiện tốt để quay vòng vốn theo
đúng nguyên tắc bảo tồn và tăng lên.