Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.87 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN LUẬT CẠNH TRANH
HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH VÀ THỰC TIỄN
TẠI VIỆT NAM

 GVHD
: THẦY TRẦN THĂNG LONG
 Lớp
: VB17ALA01
 SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT
1
2
3
4

Họ và tên
Châu Minh Luân
Hoàng Thị Thúy Vân
Lê Thị Mỹ Thu
Trần Thị Phương Na

Mã số sinh viên
33141020956
33141020952
33141021137
33111023748


I.



Tổng quan về bí mật kinh doanh:

1. Bí mật thương mại là gì?
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt
động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người
sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng
những thông tin đó.
Bí mật thương mại bao gồm công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế một kiểu máy
móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các đề án tài chính, quy trình đấu thầu các dự án có
giá trị lớn...
Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi
nhuận cho công ty. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế
cạnh tranh trong kinh doanh của công ty.
Chính vì vậy, những người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại (những
nhân viên kỹ thuật cao cấp, những người làm việc trong bộ phận R&D) có nghĩa vụ bảo
mật không được tiết lộ hay sử dụng thông tin tích luỹ được trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, việc ngăn chặn nhân viên sử dụng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong
quá trình làm việc có thể lại là hành vi vi phạm quyền tự do và quyền sở hữu trí tuệ.
Các công ty yêu cầu người làm công ký văn bản thoả thuận không làm thuê cho các đối
thủ cạnh tranh sau khi rời bỏ công ty và đưa ra những quy định hạn chế đối với việc sử
dụng các phát minh và kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình công tác (trong một
khoảng thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định, trong một số loại công
việc nhất định...). Việc này dẫn đến những trở ngại cho việc khai thác năng lực tốt nhất
của người lao động vì thực tế người lao động cũng có quyền thay đổi công việc hay khởi
sự công việc kinh doanh của riêng bản thân, họ có sử dụng một số kiến thức và kỹ năng
tích lũy được trong quá trình lao động cho người chủ cũ.
Các chủ công ty thường lập luận rằng người làm công đã tìm ra bí mật thương mại bằng
nguồn thời gian, vật tư và thiết bị công ty đã cung cấp vì thế công ty có quyền sở hữu và
quyền sử dụng phát minh đó mà không phải trả tiền thêm cho người làm công. Tuy nhiên,



trên thực tế, bí mật thương mại không thể tách khỏi trí tuệ của người lao động, người lao
động là người đồng sở hữu, nắm giữ những tài sản trí tuệ này, là người ít có khả năng
hoặc không có chủ định sử dụng tài sản này vào việc làm lợi cho mình.
Khi người lao động bị đối xử một cách không bình đẳng sẽ có thể dẫn đến họ tiết lộ bí
mật thương mại cho các công ty đối thủ để nhận phần tiền thêm hoặc họ sẽ sử dụng bí
mật thương mại vào việc tách ra lập công ty riêng. Khi đó hoạt động kinh doanh của công
ty sẽ gặp khó khăn.
Chìa khoá để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở việc cải thiện mối quan
hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra một bầu không khí đạo đức trung
thực. Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên xác định đúng mức độ đóng góp,
xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng sẽ mang lại sự bảo vệ các bí mật thương
mại có kết quả hơn là dựa vào pháp luật ở đó người lao động thực sự cảm thấy rằng
những tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ chứ không phải là của riêng ông chủ, như
vậy họ sẽ tự giác có ý thức bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
2. Các loại thông tin thường được nhắc đến trong bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh (hay còn được biết đến là bí mật thương mại)
là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả
năng sử dụng trong kinh doanh.
Theo định nghĩa trên của Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật
kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện:
-

Không là hiểu biết thông thường;

-

Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm
giữ thông tin đó lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó;


-

Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và
không dễ dàng tiếp cận được.
Ví dụ: công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh

doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này;
và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia;
những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì


quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công
ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt
được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo
hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và
công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản
xuất Coca Cola.
Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa
học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương
mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và
kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu
giá nội bộ, danh mục giá…); thông tin phủ định (tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các
giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ…)….
Cũng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì các thông tin bí mật sau đây
không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như bí mật về nhân thân, như tình
trạng hôn nhân, tài sản của cá nhân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng,
an ninh, các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được
một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

Ngày nay, vấn đề bảo hộ kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan
tâm do nhiều yếu tố. Trong đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên
các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẽ thông tin cho nhau. Hơn nữa, khi mà người
lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ
mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của
công ty cũ. Cuối cùng, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuận nên
không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế; và cũng không thể giải trình công
khai để đăng ký bảo hộ do tinh bảo mật của thông tin.
Với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đọat theo quy
định của pháp luật. Những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quyền đối với bí mật
kinh doanh bao gồm: tiếp cận, thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách
chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp; tiết lộ, sử dụng thông tin
thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; vi phạm


hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm
tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh; tiếp cận, thu thập thông tin
thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi ngừời này làm thủ tục quy định của pháp
luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục
đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Phương thức bảo vệ:
Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình;
chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi
thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện
pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực
hiện hành vi pham… hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
và sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định
để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm

gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh
phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để
không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật
kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:
-

Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi
một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các
yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị
của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để
người khác thu thập và tiếp cận thông tin…

-

Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh
bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa
quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…

-

Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội
bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở,
kiểm tra vi phạm…


-

Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải
biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu

thông tin cần bảo mật…

-

Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao
hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin.

-

Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có
khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường
xuyên

-

Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng
tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…

-

Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách;
tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…

-

Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu
cần phải biết…

-


Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của
những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…

-

Tóm lại; khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh
nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết
định phù hợp. Đối với đối tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ
ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ công khai với danh nghĩa là
sáng chế / giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hoặc kiểu dáng
công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí
mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh
nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.

3. Ưu điểm và khuyết điểm của bảo vệ bí mật thương mại:
Về cơ bản, có hai loại bí mật thương mại. Một mặt, bí mật thương mại có thể liên
quan đến sáng chế hoặc quy trình sản xuất mà không đáp ứng được các điều kiện bảo
sáng chế, do đó, có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại. Đó là những bí mật
liên quan đến danh sách khách hàng hoặc quy trình sản xuất mà không có tính mới đề
được cấp bằng độc quyền sáng chế (mặc dù chúng có thể đáp ứng đủ các điều kiện bảo
hộ của giải pháp hữu ích). Mặt khác, bí mật thương mại có thể liên quan đến sáng chế


đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ và có thể được bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.
Đối với trường hợp này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải lựa chọn: nộp đơn yêu cầu
cấp bằng độc quyền sáng chế hay giữ làm bí mật thương mại.
Ưu điểm của bí mật thương mại là:
-

Bảo hộ bí mật thương mại không bị giới hạn về thời gian (bằng độc quyền sáng

chế thường có hiệu lực 20 năm). Do đó, thời hạn bảo hộ có thế là vô hạn, miễn là
bí mật đó không bị bộc lộ với công chúng;

-

Bí mật thương mại không cần các chi phí đăng ký (mặc dù sẽ có các chi phí cao
liên quan đến việc giữ thông tin bí mật, bao gồm việc áp dụng các biện pháp bảo
vệ bằng công nghệ);

-

Bí mật thương mại có hiệu lực ngay lập tức;

-

Bảo hộ bí mật thương mại không cần thực hiện các thủ tục như bộc lộ thông tin
cho cơ quan chính phủ.

-

Tuy nhiên, có một số nhược điểm nhất định trong việc bảo hộ thông tin kinh
doanh dưới hình thức bí mật thương mại, đặc biệt khi thông tin thỏa mãn các điều
kiện bảo hộ của sáng chế. Ví dụ:
+ Nếu bí mật thương mại nằm trong một sản phẩm cải tiến, người khác có thể
kiểm tra, nghiên cứu và phân tích chúng (ví dụ, phân tích ngược sản phẩm) để
tìm ra bí mật thương mại và hoàn toàn có quyền sử dụng sau đó. Thực tế, bảo
hộ sáng chế dưới dạng bí mật thương mại không tạo ra độc quyền ngăn cấm
bên thứ ba sử dụng thương mại sáng chế. Chỉ có bằng độc quyền sáng chế và
giải pháp hữu ích mới có thể tạo ra loại độc quyền như vậy;
+ Một khi bí mật thương mại được công bố công khai thì bất kỳ ai đều có thể

tiếp cận và sử dụng chúng một cách tùy ý;
+ Bí mật thương mại khó thực thi hơn so với bằng độc quyền sáng chế. Mặc
dù bảo hộ dành cho bí mật thương mại là khác nhau giữa các quốc gia nhưng
nhìn chung là yếu, đặc biệt nếu so với mức độ bảo hộ dành cho sáng chế;
+ Những người sử dụng các công cụ hợp pháp tạo ra thông tin liên quan có thể
đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế dành cho bí mật thương mại.


II.

Quy định của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh:

1. Phạm vi và điều kiện bảo hộ:
1.1. Phạm vi bảo hộ:
Phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật
kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể
khai thác được.
1.2. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
Căn cứ điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng
các điều kiện sau đây:
-

Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

-

Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

-


Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

2. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh:
Khác với nhãn hiệu, sáng chế hay chỉ dẫn địa lý,… quyền sở hữu công
nghiệp đối với bí mật kinh doanh được hiển nhiên xác lập mà không cần phải
đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà
không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào. Bởi vậy, một bí mật kinh
doanh có thể được bảo hộ vô thời hạn.
Và vì không đăng ký nên doanh nghiệp không cần phải công khai thông
tin về bí mật kinh doanh, giúp doanh nghiệp phần nào yên tâm hơn trong việc bảo
vệ bí mật của mình.
3. Quyền sở hữu bí mật kinh doanh
Căn cứ Điều 751, 752 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày14/06/2005:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá
nhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực
hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; và
cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh.


Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ
sở có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo
mật thông tin đó.
3.1. Quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức,cá nhân có được bí mật kinh
doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí
mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được
trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của
bên thuê hoặc bên giao việc,trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3.2. Hạn chế quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Căn cứ khoản 3 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, chủ sở hữu bí mật
kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
-

Bộc lộ,sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ
phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

-

Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều
128 của Luật này

-

Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích
thương mại;

-

Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

-

Bộc lộ,sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích,đánh giá sản phẩm
được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích,đánh giá không có thoả
thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

4. Hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh:
Trong nền kinh tế thị trường phát triền như hiện nay, các doanh nghiệp

luôn bị áp lực cải tiến sản phẩm của mình nếu không sẽ gặp rủi ro đánh mất thị
trường của mình vào tay đối thủ cạnh tranh. Do đó các doanh nghiệp luôn tìm
cách để nỗ lực phát triển những sản phẩm mới và tốt hơn. Thay vì dồn toàn bô
năng lực của mình vào phát triển công nghệ của mình thì họ chọn giải pháp sử


dụng công nghệ của người khác một cách hợp pháp như chuyển giao bí mật kinh
doanh thông qua một hình thức là hợp đồng.
Tại khoản 2 điều 9 Nghị định 54/2000/ND-CP đã quy định việc chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được thực hiện dưới
hình thức hợp đồng bằng văn bản, trong đó bên giao phải ghi rõ bí mật kinh
doanh được chuyển giao. Trong trường hợp các bên thoả thuận chỉ chuyển giao
quyền sử dụng bí mật kinh doanh thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện
pháp bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên giao.
5. Về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh:
Luật cạnh tranh quy định các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh như sau:
-

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

-

Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ
sở hữu bí mật kinh doanh;

-

Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ
bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của

chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

-

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người
này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục
lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan
nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp
giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Từ đó có thế xác định thành 3 nhóm hành vi vi phạm bí mật kinh doanh như sau:


Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp
đó tìm cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác
một cách bất chính:

2 điều kiện cấu thành hành vi này như sau:
-

Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc
bí mật kinh doanh của người khác

-

Việc tiếp cận và thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính bất chính
của hành vi này được thế hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng


để tiếp cận , thu thập bí mật kinh doanh. Theo đó , việc tiếp cận và thu thập bí mật

kinh doanh bị coi là bất chính khi người thực hiện hành vi đã:
+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh
doanh đó
+ Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa
gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật


Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh:
Doanh nghiệp có bí mật kinh doanh hợp pháp có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin
đó. Việc doanh nghiệp đã để lộ cho người khác biết bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp khác biểu hiện qua các tình huống sau:

-

Không được phép của chủ sở hữu

-

Vi phạm hợp đồng bảo mật của chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt ,
lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật

-

Theo luật cạnh tranh, cho dù với động cơ hay mục đích gì , hành vi tiết lộ bí mật
kinh doanh chỉ cần có đủ 2 tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành
mạnh



Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác

Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác cho hoạt
động kinh doanh của mình sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một
trong hai trường hợp sau:

-

Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó

-

Nhằm mục đích kinh doanh, xin giây phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu
hành sản phẩm. trong trường hợp này pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc,
tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép
của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đã đủ để kết luận về sự vi phạm.

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
Được quy định tại Điều 127 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;


b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở
hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi
dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí
mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục
xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo
mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh
doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này
bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng
bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm bí mật kinh doanh
Căn cử Điều 31 nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở
hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo
mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu
bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này
làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành


sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử
dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến
kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên
phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh
doanh đó.
3. Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu
toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
III.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật
kinh doanh:
1. Vụ kiện vi phạm bí mật kinh doanh/bằng sáng chế: Dẫn chứng vụ kiện

Apple kiện Samsung vi phạm bằng sang chế.
Bồi thẩm đoàn trong vụ kiện Apple - Samsung tại Mỹ cho biết nhà sản xuất iPad đưa
ra bằng chứng rõ ràng về sự vi phạm bằng sáng chế.
Manuel Ilagan, một trong những thành viên của bồi thẩm đoàn tham gia vụ kiện Apple và
Samsung tại toà án bang California (Mỹ), cho biết thẩm phán đã cảm thấy Samsung thất
bại ngay từ ngày đầu phán xét.
Một trong những bằng chứng khiến cho Manuel Ilagan cảm thấy nghiêng về phía nhà sản
xuất iPhone, iPad là những e-mail do ban giám đốc Samsung gửi cho nhau bàn luận về
việc nên đưa tính năng nào của Apple lên sản phẩm của mình. Sơ đồ phát triển điện thoại
qua các năm của hai hãng cũng thuyết phục ông Manuel rằng Samsung "ăn cắp" thiết kế
của đối thủ.


Phòng xử án cũng bị Apple thuyết phục rằng hãng không vi phạm bằng sáng chế 3G của
Samsung trên iPhone và iPad thế hệ mới. Nguyên nhân là bởi luật sư của Apple đã đưa ra
bản cam kết do Samsung ký kết về việc sẽ không kiện các đối tác mà Intel bán chip mạng
cho. Đồng thời, đại diện của Apple cũng đưa ra hoá đơn mua chip từ Intel của mình.
Thành viên của bồi thẩm đoàn nói thêm, thẩm phán cũng cảm thấy một số người trong
ban giám đốc Samsung cũng né tránh các câu hỏi mà toà đưa ra khi chất vấn qua video

trực tuyến từ Hàn Quốc. Thẩm phán của vụ kiện Apple- Samsung cũng đã phải mất 21
tiếng đồng hồ để đưa ra phán quyết cuối cùng. Kết quả là Samsung bị xử thua, buộc phải
bồi thường cho nhà sản xuất iPad, iPhone số tiền là 1 tỷ USD. Trong khi đó, Apple được
xử trắng án và không phải chi trả bất kỳ một khoản tiền nào cho hãng Hàn Quốc.
Ông Manuel Ilagan cho biết, vụ kiện này hoàn toàn không thiên vị. Thẩm phán của vụ
kiện giữa Samsung và Apple được người đứng đầu bồi thẩm đoàn giúp đỡ kỹ càng để
hiểu hơn về quá trình xử lý các bằng sáng chế. Một khi bạn đã quyết định Samsung vi
phạm bằng sáng chế thì rất dễ để 'bắt lỗi' các sản phẩm của họ. Giống như thiết kế bên
ngoài vậy, nếu bạn cho rằng công ty này vi phạm thiết kế viền máy trên màn hình phẳng
thì bạn sẽ chỉ chăm chăm vào các sản phẩm có viền máy khách cụ thể hơn về phạm vi và
điều kiện bảo hộ.
(Nguồn: vnexpress.net)
Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh tại Việt Nam đang còn bỏ ngỏ thị trường trong và ngoài
nước, việc ăn cắp bí mật kinh doanh diễn ra phổ biến và khá tinh vi. Thương hiệu, nhãn
hiệu của Việt Nam bị đánh cắp cả.
Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh trong nước cũng chưa
thực sự nghiêm khắc (chủ yếu sử dụng biện pháp hành chính, dân sự). Ngoài ra vấn đề
bảo vệ thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế còn chưa được các doanh nghiệp chú
trọng.
2. Đề xuất giải pháp:
Nước ta đang tập trung đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu
hang hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…Để hội nhập kinh tế quốc tế pháp luật Việt


Nam cần hoàn thiện hơn về bảo hộ quyền sở hữu trong bí mật kinh doanh, một số đề xuất
như sau:
-

Quy định cụ thể hơn về phạm vi và điều kiện bảo hộ, đưa ra các tiêu chí mang
tính chuẩn mực để xác định đối tượng được bảo hộ được thuận lợi và chính xác.


-

Hướng dẫn cụ thể về các biện pháp bảo mật có thể áp dụng nhằm hạn chế các
tranh cãi về việc đã có hay chưa các biện pháp bảo mật được coi là cần thiết.

-

Quy định tăng mức xử phạt khi xâm phạm vi bí mật kinh doanh
Ngoài ra bản thân doanh nghiệp để đảm bảo bí mật kinh doanh nên có quy trình
quản lý bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp cần xác định, đánh giá đúng đối tượng để quyết định áp dụng hình thức
bảo hộ thích hợp. Đối với các đối tượng có khả năng bị tìm ra được khi áp dụng công
nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, doanh
nghiệp nên bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và
quản lý chặt chẽ.
Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời, nghiêm túc quy trình quản lý. Tuỳ
thuộc vào bản chất và giá trị của bí mật kinh doanh, tiến hành phân loại mức độ bảo mật
và phạm vi đối tượng được tiếp cận và sử dụng.
Thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết như biện pháp công nghệ, biện pháp cơ
học, hợp đồng - thoả thuận bảo mật, nội quy. Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ,
nhân viên đối với bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nội quy, thoả ước lao
động tập thể. Lập danh mục bí mật kinh doanh theo mức độ mật hoặc theo lĩnh vực áp
dụng để quản lý tập trung. Định kỳ đánh giá, kiểm tra tình trạng bảo mật của bí mật kinh
doanh...




×