Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài phân tích hành vi tổ chức khuyến mãi mà gian dối về giải thưởng nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU ḶN
Đề tài:

Phân tích Hành vi tổ chức khuyến mãi mà
gian dối về giải thưởng nhằm cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thăng Long
Nhóm SV thực hiện : Đặng Hoàng Duy
: Vương Văn Thuận
: Nguyễn Huỳnh Đức
: Lê Ngọc Thái

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2015


MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề........................................................................................................................

03

Phần 2: Giải quyết vấn đề.......................................................................................................

03

I. Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh


1. Khái niệm và đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh……..…

03

1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh…………………...…

03

1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh…………….….…...

03

2. Khái niệm và các hình thức khuyến mại nhằm canh tranh không
lành mạnh…………………………………………………………………………………………………………

04

2.1. Khái niệm và đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh khơng
lành mạnh……………………………………………………………………………………………..………….

04

2.2. Các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh…..

04

2.3. Xử lý vi phạm đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh………………………………………………………………..………………..…………


05

II. Phân tích vụ việc thực tế về hành vi tổ chức khuyến mại mà
gian dối giải thưởng nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh
1. Tóm tắt nội dung vụ việc…………………………………………………………….…………...

07

2. Phân tích vụ việc………………………………………………………………………………….……

08

III. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta
1. Thực trạng…………………………………………………………………………………………………...

10

2. Giải pháp…………………………………………………………………….………………………………

12

Phần 3: Kết luận………………………………………………………………………………..…

13

Phần 1: Đặt vấn đề


Khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được nhiều

doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ,
hàng hóa của mình. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng hình thức
xúc tiến thương mại này nhằm cạnh tranh, loại bỏ đối thủ cạnh tranh một
cách khơng làm mạnh. Chính vì thế Luật cạnh tranh năm 2004 quy định cấm
các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, trong đó có
hành vi tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng nhằm mục đích cạnh
tranh khơng lành mạnh. Để tìm hiểu rõ hơn về hành vi này, nhóm xin chọn
đề tài “Phân tích hành vi tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng
nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”.
Phần 2: Giải quyết vấn đề
I. Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Khái niệm và đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo Khoản 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh,
gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, hoặc người tiêu dùng.
1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004 là
hành vi của doanh nghiệp, bao gồm các hành vi sau đây:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;

- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi khác do Chính phủ quy định;
Các hành vi trên được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có tác động
trực tiếp đến quyền, lợi ích của các đối tượng sau: doanh nghiệp khác, Nhà
nước và người tiêu dùng.


Về mặt bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được nêu
trên có thể hiểu là các hành vi chiếm đoạt, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của
doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc có thể tạo ra ưu thế cạnh
tranh giả tạo.
2. Khái niệm và các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh
2.1. Khái niệm và đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
Theo Điều 88 Luật Thương mại 2005 khuyến mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khác hàng những lợi ích nhất định.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể hành vi nào là hành vi khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, có thể hiểu, hành vi khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi xúc tiến thương mại, làm
trái với các chuẩn mực, đạo đức kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích của doanh nghiệp khác, Nhà nước và người tiêu dùng
Theo định nghĩa, thì hành vi này là hành vi của doanh nghiệp kinh
doanh trên thị trường nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
2.2. Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
a. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng
Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng là hành vi mà bên vi
phạm đã đưa ra những thông tin sai lệch về giải thưởng, trao thưởng không
đúng theo nội dung cam kết, công bố trong thể lệ khuyến mại hay các thông

tin, quảng cáo trước khi thực hiện chương trình khuyến mại. hành vi này có
tính chất lơi kéo bất chính người tiêu dùng để họ tham gia chương trình
khuyến mại.
b. Khún mại khơng trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng
hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
Trường hợp này bên vi phạm đã gian dối, khơng trung thực trong
q trình, cách thức thực hiện khuyến mại với các hình thức khác nhau như
tặng quà, tổ chức thi có giải hay chương trình may rủi… về bản chất, hành
vi này có phần giống với hành vi “tổ chức khuyến mại gian dối về giải
thưởng”.
c. Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn
tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến
mại.
Là hành vi mà trong cùng một chương trình khuyến mại, khách hàng
địa bàn khác có mức hưởng lợi ích hơn lợi ích của chương trình đề ra. Tuy
nhiên, pháp luật không nghiêm cấm việc một địa bàn nào đó được hưởng lợi
ích từ chương trình cao hơn lợi ích mà chương trình đề ra.


d. Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu
khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác khác sản xuất
mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Đây là một hình thực khuyến mại đặc biệt, bị pháp luật cấm bởi tính
chất của nó nhằm cản trở, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, phá vỡ
các quan hệ ổn định của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh.
e. Các hành vi khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
2.3. Xử lý vi phạm đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
a. Xử phạt hành chính
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, doanh nghiệp

sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng được quy định tại Nghị định
185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Cụ thể:
- Mức phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng được áp dụng cho các
hành vi vi phạm như: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy
định về cách thức thông báo thông tin phải thông báo công khai khi thực
hiện khuyến mại; Không tổ chức công khai việc mở thưởng chương trình
khuyến mại mang tính may rủi hoặc tổ chức mà khơng có sự chứng kiến của
khách hàng; Hoặc không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khi
chương trình khuyến mại có tính may rủi có tổng giá trị giải thưởng từ 100
triệu đồng trở lên.
- Đối với các hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn như
khơng có hợp đồng dịch vụ khi thuê doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động
khuyến mại, nội dung thông tin đến cơ quan nhà nước khơng trung thực
hoặc thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá vượt quá mức giảm tối
đa được cho phép theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ bị xử
phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
- Doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng liên
quan đến các quy định cấm như khuyến mại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh hoặc các hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn để
lừa dối khách hàng; khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng theo quy định gây phương hại đến môi trường, sức khỏe con người,
cũng như thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa Việt Nam có thể bị phạt từ
30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Mức phạt trên sẽ tăng gấp 2 lần trong trường hợp hành vi vi phạm có
phạm vi thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trở lên.
Đối với văn phòng đại diện thực hiện khuyến mại hoặc thuê doanh
nghiệp khác thực hiện khuyến mại thì mức phạt sẽ từ 10 triệu đồng đến 20

triệu đồng.


Nếu doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu
đồng khi:
- Tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng;
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch
vụ để lừa dối khách hàng;
- Phân biệt đối xử với khách hàng như nhau trong các địa bàn khác
nhau thuộc cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng
đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Mức phạt trên sẽ nâng từ 80 đến 100 triệu đồng nếu hành vi vi phạm
trên được tổ chức với quy mô từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở
lên. Đồng thời, doanh nghiệp có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện thực
hiện hành vi, các khoản lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm và buộc cải
chính cơng khai.
b. Đình chỉ hoạt động khuyến mại và tịch thu tang vật
Doanh nghiệp có thể bị đình chỉ một phần hoặc tồn bộ chương trình
khuyến mại khi có hành vi vi phạm, bao gồm thực hiện hành vi bị cấm hoặc
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong thể lệ chương
trình khuyến mại đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp khi bị đình hoạt động khuyến mại có nghĩa vụ thực
hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến
mại đó.Trừ các trường hợp phải chấm dứt tồn bộ việc chương trình khuyến
mại và bị tịch thu toàn bộ tang vật, các trường hợp này là:
- Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh, chưa
được phép lưu thông hay cung ứng, hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng;

- Khuyến mại rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho
người dưới 18 tuổi;
- Khuyến mại thuốc lá, rượu có cồn từ 30 độ trở lên hoặc sử dụng
thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; dùng thuốc chữa bệnh để khuyến
mại dưới mọi hình thức.
c. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp sử dụng để khuyến mại
hoặc khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ bị cấm, hạn chế kinh doanh; hàng
hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng hoặc hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật.
Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại trong
các trường hợp khơng tổ chức cơng khai, tổ chức mà khơng có sự chứng
kiến của khách hàng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về


việc tổ chức mở thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá
trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi thu lệ phí khi
đưa sản phẩm mẫu, dịch vụ dùng thử cho khách hàng và hành vi khơng thực
hiện việc trích nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà
nước trong trường hợp khơng có người trúng thưởng.
II. Phân tích vụ việc thực tế về hành vi tổ chức khuyến mại mà
gian dối giải thưởng nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh
1.

Tóm tắt nội dung vụ việc:

Chương trình khuyến mại “Đầu năm thắng lớn cùng LG” diễn ra từ
ngày 01/01/2006 đến ngày 07/3/2006, có giá trị giải thưởng rất lớn (khoảng
2 tỷ đồng), diễn ra ở nhiều địa phương (từ miền Trung trở vào). Theo đó, các

cửa hàng, đại lý muốn tham gia phải mua ít nhất 100 máy lạnh LG (vì cứ
mua 100 máy lạnh mới được cấp 01 phiếu dự thưởng). Chương trình có tổng
cộng 10 giải thưởng, gồm: 01 giải nhất (một xe Toyota Innova trị giá gần
30.000 USD), 03 giải nhì (mỗi giải 01 xe Hyundai 1,25 tấn) và 06 giải ba
(mỗi giải là 01 xe Honda Dylan).
Ngày 13/3/2006, Công ty LG Việt Nam tổ chức lễ rút thăm trúng
thưởng. Khi vừa diễn ra đợt bốc thăm đầu tiên, có một người bước tới sân
khấu nơi có 03 thùng phiếu đang được bốc thăm và tuyên bố lá phiếu số 223
mà anh ta đang giữ khơng có cùi phiếu trong thùng. Khi thùng phiếu được
kiểm tra, quả nhiên trong thùng phiếu khơng có cùi phiếu mang số 223. Và
tất cả các phiếu có số từ 200 trở lên mà một số người khác đang nắm giữ
điều khơng có cùi phiếu trong thùng.
Có một người đứng lên phản ứng việc rút thăm kể, ngay trước khi
diễn ra buổi lễ bốc thăm vài giờ, anh đã đến trụ sở LG để thanh tốn cơng
nợ. Tình cờ trong lúc chờ, anh phát hiện trong danh sách các đại lý tham gia
rút thăm chương trình “Đầu năm thắng lớn cùng LG” có hiện tượng bất
thường, một công ty tham gia đến 79 phiếu trên tổng số 168 phiếu hợp lệ.
Theo quy định của chương trình khuyến mại này,để có được 01 phiếu thì
phải mua 100 bộ máy lạnh LG, 300 bộ thì được 04 phiếu. Điều này có nghĩa
cơng ty kia phải mua đến 5.900 bộ máy lạnh mới có được 79 phiếu nói trên.
Khi anh thắc mắc thì được LG trả lời là công ty này mua đúng số lượng
5.900 bộ máy lạnh LG. Người mua có thể chỉ cần đặt cọc 8% giá trị đơn
hàng thì được tính là đã mua và được phát phiếu. “Thế nhưng, may cho
chúng tôi là LG đã để lộ sơ hở ngay trong buổi rút thăm. Trong 03 thùng
phiếu, chúng tôi phát hiện cho dù bốc như thế nào đi nữa cũng chỉ có số từ
199 trở xuống, bởi trong thùng thứ nhất (thùng đựng số hàng trăm) chỉ toàn
là số 0 và số 1. Trong khi một số người chúng tơi có số từ 200 trở lên. Vì
vậy, chúng tơi tin chắc mình bị lừa và cuối cùng đã lật tẩy ra trò ma mãnh”,
anh L nói. Sau đó ngày 20/3, Cơng ty LG mời các đại lý đến một địa điểm
khác để rút thăm lại. Lần này ngồi các đại lý, cịn có đại diện của Sở

Thương mại thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, việc bốc thăm cũng bất


thành do các đại lý yêu cầu Công ty LG phải cơng khai các hóa đơn đặt
hàng và giao hàng của công ty đã mua hơn 5.900 bộ máy lạnh bán ra.
2.

Phân tích vụ việc

- Chủ thể của hoạt động khuyến mại: Công ty LG Việt Nam;
- Địa điểm thực hiện: Các tỉnh từ miền Trung trở vào;
- Thời gian: 01/01/2006 – 07/3/2006.
Trong vụ việc này, có thể nhận thấy hành vi của Cơng ty LG Việt
Nam có dấu hiệu của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
theo Khoản 1 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004. Tuy nhiên, để cấu thành hành
vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật
Cạnh tranh 2004 thì hành vi khuyến mại của Cơng ty LG Việt Nam phải
thỏa các yếu tố sau:
- Hình thức khuyến mại là rút thăm trúng thưởng;
- Điều kiện: cửa hàng/đại lý có phiếu rút thăm;
- Có sự gian dối trong việc rút thăm trúng thưởng.
Đối chiếu với hành vi của Cơng ty LG Việt Nam, thì Cơng ty LG Việt
Nam đã tổ chức chương trình khuyến mại "Đầu năm thắng lớn cùng LG"
với hình thức phát phiếu rút thăm cho cửa hàng đại lý và rút thăm trúng
thưởng sau khi hết thời gian khuyến mại. Tuy nhiên, quá trình rút thăm giải
thưởng đã có sự gian dối. Cụ thể:
- Chương trình khuyến mại “Đầu năm thắng lớn cùng LG”, giải
thưởng được xác định bằng việc rút thăm;
- Điều kiện: Cửa hàng/đại lý có phiếu rút thăm (cứ mỗi đơn hàng100
máy lạnh mua trong khoảng thời gian từ 01/01/2006 đến 07/3/2006 nhận

được 01 phiếu rút thăm);
- Có sự gian dối khi rút thăm (các phiếu từ 200 trở đi khơng có trong
thùng phiếu).
Như vậy, với những yếu tố như trên, chương trình khuyến mại "Đầu
năm thắng lớn cùng LG" của Cơng ty LG Việt Nam đã vi phạm một trong
những điều cấm khi thực hiện các hoạt động khuyến mại quy định tại Khoản
1 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004 trong đó có “Tổ chức khuyến mại mà gian
dối về giải thưởng”.
Theo nhiều đại lý, để có được nhiều phiếu tham dự, họ phải chấp
nhận mua nhiều hàng sau đó bán lỗ. Cụ thể, bộ máy lạnh LG 1 HP họ mua
từ công ty giá 4,3 triệu đồng nhưng bán ra chỉ 4 triệu đồng. Như vậy, bình
qn để có một phiếu tham dự chương trình họ phải chịu mất 20 đến 30
triệu đồng (sau khi được nhận lại một phần tiền hoa hồng bán hàng) nhưng
lại khơng có phiếu rút thăm trong thùng phiếu. Đây có thể xem là hành vi
gian dối, gian lận của Công ty LG Việt Nam. Mặt khác, 2 cơng ty có số
lượng phiếu rút thăm rất lớn là Cơng ty Cơng Nghệ Mới (tỉnh Bình Dương,
79 phiếu) và Công ty TNHH Thương mại Tiếp thị Bến Thành (TPHCM, 59


phiếu), thay vì phải mua hàng thật sự (có hóa đơn xuất hàng), được sự đồng
ý của Công ty LG Việt Nam, 2 công ty trên chỉ làm mỗi tờ đơn đặt hàng mà
thôi. Tuy nhiên, nếu chỉ cần đơn đặt hàng (khơng bán, khơng xuất hóa đơn)
là được tham gia khuyến mại thì đó là hành vi cơ cấu giải thưởng, ban tổ
chức cố tình thơng đồng, dồn giải thưởng cho một vài đối tượng. Đây cũng
chính là hành vi thiếu trung thực, lừa đảo trong khuyến mại. Cụ thể là Công
ty tiếp thị Bến Thành (Tara) là một trong những đại lý lớn của Công ty LG
Việt Nam thường lấy hàng của LG rồi phân phối cho các đại lý khác. Và
Công ty tiếp thị Bến Thành trúng 6/10 giải trong đó gồm 01 chiếc Toyota
Innova (giải nhất), 02 xe tải Hyundai (giải nhì) và 03 chiếc Honda Dylan
(giải ba). Giải thưởng theo như chương trình khuyến mại được cơng bố là

có. Tuy nhiên, Cơng ty LG Việt Nam đã không trung thực trong hoạt động
khuyến mại của mình, cố tình sắp đặt giải thưởng cho khách thân thiết.
Ngồi ra, Cơng ty LG Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại khi chưa
có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại, q trình rút thăm cũng khơng
có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng địa phương.
Xử lý vi phạm đối với hành vi của Công ty LG Việt Nam:
Hành vi của công ty LG Việt Nam đã vi phạm Khoản 1 Điều 46 Luật
Cạnh tranh 2004. Đối chiếu với Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng
9 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
cạnh tranh,Công ty LG Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 36),ngồi racịn có thể bị áp dụng
một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục như
buộc cải chính cơng khai, … (Khoản 3 Điều 30).
Ngày 19/4/2006, Cơng ty LG Việt Nam đã phải tổ chức rút thăm
trúng thưởng lại, với sự chứng kiến của Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến
Thương mại, ông Đỗ Thắng Hải trong vai trò giám sát và các đại lý được
mời tham gia kiểm tra.
Sau sự việc này, Công ty LG Việt Nam cũng đã cách chức Giám đốc
kinh doanh tại Việt Nam cùng 2 nhân viên khác. Sự việc cũng gây ảnh hưởng
rất lớn và nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của Công ty LG Việt Nam.
III. Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh
về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta
1. Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh còn chưa tập trung, các điều khoản quy định về khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh vẫn chưa được xây dựng tập trung
thành một văn bản pháp luật, mà được quy định rải rác tại nhiều điều luật
trong các văn bản pháp luật khác nhau. Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không
lành mạnh được quy định trực tiếp tại khoản 7 Điều 39 và Điều 46 Luật

cạnh tranh 2004; Điều 36 Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.


Các quy định về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh vừa được tiếp thu từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật cạnh tranh của
các quốc gia phát triển ở các giai đoạn khác nhau, vừa xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn quản lý hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là các hoạt
động xúc tiến thương mại ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường
của Việt Nam. Một ví dụ cho trường hợp không rõ ràng về quy định khuyến
mại trong Luật cạnh tranh, cụ thể là trong văn bản dưới luật quan trọng nhất
là Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh cũng không có
quy định nào về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ
có hướng dẫn kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh.
- Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một
hành vi xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quản lý hoạt đợng thương mại
trong nước, chính vì vậy các vấn đề pháp lý phát sinh từ hành vi này liên
quan khá nhiều đến các hoạt động thực tiễn nhưng hiện nay pháp luật Việt
Nam vẫn chưa thừa nhận các án lệ. Thực tế tại Việt Nam, thẩm quyền thực
thi pháp luật về cạnh tranh khơng lành mạnh khơng phải là tồ án mà nó
tḥc về cơ quan hành chính là Cục quản lý cạnh tranh tḥc Bợ cơng
thương, chính điều đó cũng sẽ làm hạn chế khả năng các điều luật được giải
thích, cụ thể hóa trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh.
- Những quy định hiện hành về khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh vẫn là những quy định mở nhằm có thể áp dụng linh hoạt hơn
đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú
và các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng phát triển.
- Pháp luật cạnh tranh về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh chưa thực sự đảm bảo được lợi ích của khách hàng. Trong thực tế,cho

thấy rằng các thương nhân có thể vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà thương
nhân có những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, trong đó có hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại. Việc thực hiện
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại sẽ làm
xâm phạm đến lợi ích của doanh nghiệp trên thị trường và cũng gây ra thiệt
hại đối với lợi ích của khách hàng hay người tiêu dùng nói chung. Về quy
định của pháp luật cạnh tranh có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của khách
hàng tại Điều 58 khoản 1 và Điều 65 khoản 1 Luật cạnh tranh năm 2004.
Theo đó, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh có quyền
khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, pháp luật lại không
quy định thêm những cơ chế khác để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng triệt để hơn nữa. Xét trên bình diện khía cạnh xã hội,
các doanh nghiệp bao giờ cũng là một bên có tiềm lực kinh tế. Do vậy,
khách hàng hay đặc biệt là người tiêu dùng nhỏ lẻ thì càng yếu thế hơn so
với doanh nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp, việc khách hàng tham gia vụ việc
và đi đến cùng để giành lại phần thắng về phía mình là một điều rất khó
khăn.


Ví dụ là vụ việc Công ty điện LG Việt Nam khuyến mại gian dối tại
Thành phố Hồ Chí Minh, số phiếu rút thăm trúng thưởng của khách hàng
không có trong thùng phiếu, các giải thưởng đều được sắp xếp để dành cho
các đại lý “ruột” của LG.
- Pháp luật về xử lý vi phạm đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh vẫn còn gặp phải khó khăn và mức phạt còn thấp.
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lí vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện một trong các
hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Doanh nghiệp vi phạm bị phạt tiền

từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu việc khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh thuộc một trong các trường hợp sau: hàng hóa, dịch
vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế,
thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe; quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh
nghiệp vi phạm có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, buộc cải chính công khai.
Quy định là vậy, song vướng mắc từ thực tiễn xét xử chính là ở các căn cứ
để xác định thể nào là một hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, từ việc thu thập chứng cứ chứng minh, việc thẩm định...; nhất là thẩm
quyền của tòa án trong thực thi pháp luât về cạnh tranh bị hạn chế hơn cơ
quan hành chính có thẩm quyền là Cục quản lí cạnh tranh.
Mặc khác, cho thấy rằng với lợi ích to lớn thu được trong mỗi đợt
khuyến mại của doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh thì con số phạt nói trên là khơng đáng kể; đồng thời, nếu
những doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh mà thu hút được nguồn
khách hàng, hay người tiêu dùng của doanh nghiệp đối thủ thì quả thật số
tiền phạt trên là khơng đáng kể gì. Như vậy, trên thị trường sẽ xuất hiện
nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại cho
doanh nghiệp đối thủ để nhằm tới những nguồn lợi ích to lớn cho mình.
2. Giải pháp để hồn thiện pháp luật cạnh tranh về khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh nói chung và hệ thống
pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng. Các
nhà làm luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét để xây dựng
một hệ thống pháp luật cạnh tranh tập trung hơn, tạo cơ sở pháp lý căn bản
chặt chẽ mà linh hoạt cho việc đưa pháp luật cạnh tranh đi vào thực tiễn đời

sống, giảm thiểu được nhiều vướng mắc, chồng chéo trong các quy định
pháp luật tại các lĩnh vực khác nhau cũng như trong khâu áp dụng pháp luật.


- Tăng cường kiểm soát các hoạt động khuyến mại, để hạn chế kịp
thời và tối đa các hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cũng như bảo
vệ được quyền lợi của các đối tượng liên quan bao gồm người tiêu dùng, các
doanh nghiệp khác và cả Nhà nước.
- Có sự điều tiết, phân chia thẩm quyền hợp lý giữa Cục cạnh tranh
và tòa án trong việc xử lý vi phạm cạnh tranh nói chung và khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng.
Phần 3: Kết luận
Qua phân tích hoạt động khuyến mại của Cơng ty LG, chúng ta có
thể thấy được phần nào những chiêu trị mà doanh nghiệp sử dụng khi tổ
chức các hoạt động khuyến mại. Hiện nay, pháp luật có quy định cấm
hành vi khuyến mãi gian dối về giải thưởng nhằm cạnh tranh không lành
mạnh. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hành vi gian dối về giải thưởng
thường do chính do khách hàng phát hiện ra chứ không phải các cơ quan
quản lý nhà nước. Do đó, việc làm thế nào để các cơ quan quản lý nhà
nước phát hiện và xử lý hành vi này là một vấn đề khó.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Lợi ích từ hoạt động này đối với
doanh nghiệp vô cùng to lớn, do đó cũng kéo theo các hành vi tiêu cực
nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh là vấn đề cần quan tâm và hồn thiện, để tạo nên
một mơi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng khơng mất tính linh hoạt của
các hoạt động khuyến mại./.




×