Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Hình tượng cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.8 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Môn: Văn học Việt Nam hiện đại

SVTH: Nguyễn Thị Lâm
GVHD: Ths. Trần Văn Châu


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2009

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 2


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................4
NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................7
Chương I. Nguyễn Bính và hình tượng cánh bướm.........................................................7
Chương II. Những biểu hiện của hình tượng cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính........19
KẾT LUẬN....................................................................................................................42


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................44

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 3


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Phong trào Thơ mới 1930 – 1945 đã ghi dấu biết bao tên tuổi lớn: một Thế Lữ
rộng mở, một Lưu Trọng Lư mơ màng, một Huy Cận ảo não, một Nguyễn Nhược
Pháp trong sáng, một Xuân Diệu thiết tha, rạo rực, băn khoăn… Trong số đó, Nguyễn
Bính nổi lên với một phong cách khá lạ, khác với các nhà thơ đương thời: trong khi đa
số các nhà thơ bấy giờ đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố “Tây hóa” thì Nguyễn Bính lại
quay về với chất mộc mạc của đồng quê, đi tìm kiếm và gìn giữ “hồn xưa của đất
nước” (Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam). Sáng tác của Nguyễn Bính
đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và trong quá trình hiện đại
hóa Văn học Việt Nam nói chung. Vì vậy, Nghiên cứu về Nguyễn Bính cũng như sự
nghiệp thơ văn của ông sẽ giúp ta khẳng định tài năng và vị trí của ông.
2. Trong các sáng tác của Nguyễn Bính, hình ảnh cánh bướm cứ lặp đi lặp lại với
một tần số rất cao. Cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính không chỉ đơn thuần là một thi
liệu bình thường mà còn là biểu tượng của tình yêu, của những cung bậc tình cảm
trong tâm hồn thi sĩ. Tìm hiểu về cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính sẽ giúp ta khám
phá những vẻ đẹp của thơ và của tâm hồn người thi sĩ vốn tài hoa nhưng bạc mệnh.
3. Hình ảnh cánh bướm cùng với những chất liệu của đồng quê khác như con đò,
dậu mồng tơi, hàng cau, giàn trầu…đã làm nên phong cách thơ Nguyễn Bính: thi sĩ

chân quê. Đề tài về cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính sẽ góp phần khẳng định phong
cách thơ ông.
Từ những lí do đó, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu “Nguyễn Bính – cánh
bướm của yêu thương” làm niên luận cho mình. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
và hoàn thành đề tài, người viết đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều bạn
bè, thầy cô và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn – thầy Trần Văn Châu. Qua đây, người
viết xin được gửi lời cám ơn chân thành đến thầy và các bạn.

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 4


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

2. Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu của mình, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
− Phương pháp thống kê – phân loại: thống kê những tác phẩm có xuất hiện hình
ảnh cánh bướm của Nguyễn Bính, phân loại theo từng nội dung biểu hiện.
− Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh hình ảnh cánh bướm trong thơ
Nguyễn Bính với cánh bướm trong thơ của một số tác giả khác để chỉ ra nét đặc sắc
của thơ Nguyễn Bính, qua đó khẳng định được cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính là
một biểu tượng có giá trị cao.
− Phương pháp miêu tả: miêu tả tác phẩm để tìm hiểu rõ nội dung biểu hiện.
− Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích dữ liệu, đi đến khái quát hóa và rút
ra vấn đề.


3. Cấu trúc niên luận
Niên luận gồm hai nội dung chính:
1. Phần một: Đôi nét về cuộc đời Nguyễn Bính
Phần này sẽ trình bày theo ba nội dung:
− Cuộc đời: giới thiệu những nét chính về tiểu sử, các sự kiện chính trong cuộc
đời Nguyễn Bính.
− Sự nghiệp: trình bày các chặng đường sáng tác, các tác phẩm chính, các mốc thời
gian, sự kiện quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Bính.
− Nguyễn Bính – thi sĩ chân quê: khẳng định phong cách rất riêng của Nguyễn
Bính, khó lẫn với những tên tuổi khác.
2. Phần hai: Cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính
Phần này có hai nội dung:
− Khảo sát những tác phẩm có xuất hiện hình ảnh cánh bướm của Nguyễn Bính
− Nội dung biểu hiện của biểu tượng cánh bướm:
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 5


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
+ Cánh bướm của đồng quê

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

+ Cánh bướm của tình yêu
+ Cánh bướm của thân phận
Phần này sẽ đi miêu tả, phân tích và tổng hợp để rút ra kết luận chung.
Dưới đây xin được đi vào nội dung chi tiết.

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A


Trang 6


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

NỘI DUNG CHÍNH
Chương I. Nguyễn Bính và hình tượng cánh bướm
1. Nguyễn Bính – cuộc đời và sự nghiệp
1.1. Cuộc đời
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính
(có một thời gian lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết),
sinh năm 1918, quê ở xóm Trạm, thôn Thiện Vinh,
xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong
một gia đình có ba anh em. Cha là Nguyễn Đạo
Bình, làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm hiền
lành. Ông thường dạy các con: “Nhà ta coi chữ hơn
vàng. Coi tài hơn cả giàu sang trên đời”. Mẹ là Bùi
Thị Miện, là một thôn nữ nết na xinh đẹp, con gái
gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước. Thế
nhưng Nguyễn Bính không có hạnh phúc được chăm sóc bởi bàn tay mẹ, vì lúc nhà
thơ được ba tháng tuổi thì mẹ qua đời. Nguyễn Bính không đi học ở trường mà học ở
nhà với cha. Sau đó, cha ông đi thêm bước nữa. Khi gia cảnh rơi vào khó khăn thì ba
anh em ông được bên ngoại đón về nuôi. Nguyễn Bính ở với người cậu ruột là Bùi
Trình Khiêm, một nhà nho có tiếng, từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục,
là thầy dạy học chữ Nho của ông Trần Huy Liệu. Nhờ người cậu giỏi chữ Nho này mà
ông có điều kiện tiếp xúc sớm với chữ nghĩa và nghệ thuật thơ phú. Nguyễn Bính nổi
tiếng thông minh, học giỏi, biết làm thơ từ lúc 13 tuổi. Vì thế mà Bính được cậu

Khiêm khen và thương hơn các anh em khác.
Năm 1932, anh ruột Nguyễn Bính là Trúc Đường thi đậu bậc Thành chung ở Hà
Nội. Sau đó một năm, Trúc Đường vào Hà Đông dạy học, viết văn, làm thơ. Nguyễn
Bính cũng xin đi theo cùng anh. Trúc Đường thay cha mẹ chăm sóc em, dạy tiếng

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 7


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Pháp cho Nguyễn Bính. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về
văn chương lẫn đời sống.
Học xong tiểu học, lên trung học, Nguyễn Bính bắt đầu có ý định rong ruổi, phiêu
dạt nhiều nơi. Và thế là chàng thi sĩ quyết tâm thực hiện ước mộng của mình. Lang
thang hết Bắc Giang, Bắc Ninh lại đến Thái Nguyên, Lạng Sơn, trở về Hà Nội, tiếp tục
xuống Hải Dương, Hải Phòng, chán chê mê mỏi lại quay trở về với anh. Năm 1940,
Trúc Đường chuyển ra Hà Nội. Nguyễn Bính cũng chia tay anh, ra Huế. Chính tại đây
ông sáng tác rất nhiều: Xuân tha hương, Hoa với rượu, Tựu trường, Giời mưa ở Huế…
Chúng tôi hai đứa1 xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây
(Giời mưa ở Huế, 1941)
Năm 1942, Nguyễn Bính về thăm quê mẹ, chuẩn bị cho một chuyến hành phương
Nam vào năm 1943. Với Nguyễn Bính lúc ấy, đi mới là lẽ sống của mình:
Sống là sống để mà đi
Con tàu bạn hữu, chuyến xe nhân tình
(Nửa đêm nghe tiếng còi tàu)

Vào đến Sài Gòn, Nguyễn Bính đến Ba Tri thăm nhà của Nguyễn Đình Chiểu,
đến Hà Tiên – nơi nổi tiếng là có phong cảnh đẹp. Ông ở lại nhà của Mộng Tuyết –
Đông Hồ một thời gian rồi trở lại Sài Gòn.
CMT8 nổ ra, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến, trụ lại chiến khu Đồng Tháp.
Trong thời gian này ông viết nhiều tác phẩm cổ vũ kháng chiến, ca ngợi nhân dân. Đặc
biệt bài thơ ca ngợi tiểu đoàn 307 của ông được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc đã
lan truyền khắp trong Nam ngoài Bắc. Nguyễn Bính thành người tri kỉ tri âm của động
đảo cán bộ chiến sĩ, từ các đồng chí lãnh đạo như Lê Duẩn, Trần Văn Trà, anh em văn
nghệ sĩ như Bảo Định Giang, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Trần kim Trắc… cho đến các
1

Hai đứa đây là Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can.

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 8


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
chiến sĩ vệ quốc đoàn, dân quân du kích, bà con nông dân, các em học sinh… Nguyễn
Bính sống trong tình yêu thương, đùm bọc của quê hương, hoàn toàn hòa mình vào
nhịp sống của toàn dân chiến đấu. Trong suốt thời gian chín năm gắn bó với cách
mạng, những vần thơ hay nhất của Nguyễn Bính là những bài thơ ở Nam nhớ Bắc, rồi
sau 1954, về Bắc nhớ Nam. Đó là mối tình đầu tiên và chân thật nhất của Nguyễn Bính
- tình quê hương đất nước.
Nguyễn Bính lập gia đình ở miền Nam. Hòa bình lập lại, tập kết ra Hà Nội, ông
trở về với gia đình Trúc Đường, nhưng nửa trái tim thì còn ở lại miền Nam:
Mỗi tin bọn nó gây tang tóc
Em ạ! Đêm đêm mộng chẳng thành

Còn vang tiếng thét rừng Tân Lập
Vẫn ứ thù sâu đập Vĩnh Trinh
Đèn chong suốt sáng thơ đòi viết
Cắn chặt vành môi lệ chảy quanh
Tình lên mặt giấy đèn soi tỏ
Hướng về miền Nam đẩy bút nhanh.
(Xuân nhớ miền Nam)
Ở Hà Nội đến cuối 1964, Nguyễn Bính về công tác tại ty văn hóa Nam Hà. Công
việc làm thơ tuyên truyền, ca ngợi chiến thắng miền Nam, thơ về sản xuất công –
nông nghiệp đã cuốn hút Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính mất đột ngột vào ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ, ngày 20/1/1966,
khép lãi một quãng đời tài hoa nhưng bạc mệnh của mình.
1.2. Sự nghiệp
Nguyễn Bính làm thơ sớm, từ năm 13 tuổi. Năm 1936, Nguyễn Bính trình làng
bài thơ đầu tiên của mình : Mưa xuân. Bài thơ đã gây được một tiếng vang rất lớn,
được đông đảo người đọc đón nhận. Và ngay ở tác phẩm này, người đọc đã tìm thấy
vẻ đẹp khác lạ trong thơ Nguyễn Bính, đó là chất ca dao.

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 9


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa
(Mưa xuân)

Chất ca dao ấy gói gọn trong câu “mẹ già chưa bán chợ đàng xa”. Lời thơ của
Nguyễn Bính tiếp nhận từ dâu ca dao quen thuộc “thân em như tấm lụa đào, nắng
mưa giữa chợ biết vào tay ai”. (Và nhờ chữ bán, nó còn có chất Nguyễn Du nữa: “rẽ
ra cho thiếp bán mình chuộc cha”. Phải chăng đó là lời tiên đoán sớm cho số phận bạc
bẽo của mình?)
Năm 1937, Nguyễn Bính cho ra đời tập thơ Tâm hồn tôi. Với tác phẩm này, ông
đã nhận được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Tiếng tăm của Nguyễn Bính lan xa.
Tài thơ của Nguyễn Bính ảnh hưởng từ đâu? Phải chăng là do dòng tộc có truyền
thống học giỏi (từ thời Lê Cảnh Tông đã có người đỗ tiến sĩ)? Hay nhờ vào sự dạy dỗ
của người cậu, nhờ vào sự yêu thương chăm sóc của người anh? Hay do môi trường
văn hóa, môi trường quê mẹ, do cảnh và người Việt Nam hồn hậu, chân chất nên thơ
mà sâu nặng nghĩa tình? Câu trả lời là tất cả, nhưng ảnh hưởng sâu đậm nhất vẫn là
quê hương.
“Chỉ có quê hương mới tạo dựng nên được từng câu, từng chữ Nguyễn Bính.
Trên chặng đường nửa thế kỉ thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đầy lên,
ngây ngất nhớ thương day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình quê
tuyệt vời của Nguyễn Bính”. (Tô Hoài)
“Quê hương là tất cả con người, kỉ vật, lưu niệm…Nguyễn Bính không miêu tả
mà khơi gợi nhiều ở thế thế giới nội tâm, ở tình đời, tình người. Cả thời trai trẻ sống ở
làng quê đã thấm sâu vào tâm hồn Nguyễn Bính, định hình và trở thành những chuẩn
mực đạo đức thẩm mĩ. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê. Nguyễn
Bính và thơ ông đã khai thác thành công nếp sống văn hóa lành mạnh nơi làng quê,
tạo nên phong cách chân quê không lẫn vào đâu được” (Hà Minh Đức – Nguyễn
Bính, thi sĩ của đồng quê)

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 10



Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Được giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tác phẩm Tâm hồn
tôi. Đến năm 1942, Nguyễn Bính đã có 7 tập thơ : Lỡ bước sang ngang và Tâm hồn tôi
(in năm 1940), Hương cố nhân và Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở lầu hoa,
Mười hai bến nước, Mây tần và Bóng giai nhân (1942).
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Bính bước
sang giai đoạn thứ hai với 7 tập thơ nổi tiếng mở đầu với tập “Người yêu nước”.
Những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ
giải phóng miền Nam là giai đoạn sáng tác thứ ba của thi sĩ với nhiều tác phẩm đặc sắc
như “Gửi người vợ miền Nam” (1955), “Đêm sao sáng” (1962). Ngoài ra Nguyễn
Bính còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện thơ, truyện ngắn, kịch thơ, chèo…
Trong cuộc đời mình, Nguyễn Bính đã đi, đã sống ở mọi miền của đất nước, ông
đã tiếp thu, sáng tạo những bài thơ thấm đậm tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc, văn
hóa dân tộc. Thơ Nguyễn Bính được mọi người tầng lớp nhân dân đón nhận nồng
nhiệt. Cả người biết chữ và chưa biết chữ đều thuộc thơ ông. Các chiến sĩ quân đội
chép thơ ông khi đi ra chiến trường. Sự nghiệp Nguyễn Bính có thể nói rất thành công.
Nguyễn Bính như con ong cần mẫn xây cái tổ thơ của mình. Ông là người rất trọng
nguồn thơ dân gian, nhặt nhạnh chắt chiu một từ, một ý của người lao động. Nguyễn
Bính mất 20.1.1966, nhằm Tất niên năm Ất Tỵ, nơi ty văn hóa Nam Hà sơ tán tại xã
Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, để lại một di sản thơ vô cùng quý báu và sự nuối tiếc
cho hậu thế.
Với đóng góp quý giá đó, năm 2000, Nguyễn Bính đã được truy tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
1.3. Nguyễn Bính – thi sĩ chân quê
Cùng thời Nguyễn Bính có rất nhiều gương mặt nổi tiếng. Cùng đề tài quê
hương, làng cảnh, ta cũng bắt gặp không ít những tên tuổi lớn: Đoàn Văn Cừ, Anh
Thơ, Bàng Bá Lân… Vậy đâu là cái riêng biệt, cái đặc sắc của Nguyễn Bính khiến
người ta cứ yêu và cứ ám ảnh khôn nguôi?
Sự khác biệt sâu xa giữa thơ “quê mùa” của Nguyễn Bính với những “bức tranh

quê” cùng thời là ở chỗ: tranh của các nhà thơ khác chỉ là những bức tả cảnh, vui tươi,
nhộn nhịp cảnh chợ, cảnh làng, cho học trò học… Còn Nguyễn Bính, ông lấy cảnh quê
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 11


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
làm nền, để nói lên cái bi kịch của con người khuất sau, luôn luôn là bi kịch của người
phụ nữ bị bỏ rơi, bị phản bội, bi kịch của người bạc mệnh. Nếu chiếu vào thân phận
Nguyễn Bính, thì người bạc mệnh ấy chính là Nguyễn Bính.
Người đọc thấy ở ông những nét dung dị, đằm thắm thiết tha, đậm sắc hồn dân
tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc,
sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách và điệu tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ
Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm được cảm tình
đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn.
Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã nhận định, Nguyễn Bính là một trong ba đỉnh
cao Thơ mới của văn học Việt Nam (cùng với Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử). Trong
công trình nghiên cứu của mình, ông nhận định : “Nguyễn Bính là cánh mưa xuân rắc
mình lên chốn hương thôn, là lá dâu xanh dập dờn bướm vàng cuối bãi. Nguyễn Bính
là chiếc lá lìa cành đầu ngõ, là chiếc mo cau rụng vội góc vườn. Nguyễn Bính là sắc
nắng chiều mam mác trên mỗi thân cau, là ngọn mồng tơi ngập ngừng nơi lưng dậu.
Nguyễn Bính là tiếng trống chèo động lòng đêm hội, là cỗ tam cúc thắc thỏm giao
thừa. Nguyễn Bính là mảnh khăn điều trẩy hộ chùa, là cây lụa trắng đang về chợ xa.
Nguyễn Bính là nỗi hờn tủi của những con đò. Nguyễn bính là tiếng thở than của mỗi
tấm liếp. Nguyễn Bính là những mảnh đời lỡ làng sau mỗi lũy tre lối xóm. Nguyễn
Bính là nỗi đoái trông của mỗi vườn cam, mái gianh. Nguyễn Bính là đô mắt đau đáu
trong thẳm sâu lòng người xa xứ.” Nguyễn Bính, theo đó là hồn xưa đất nước, là tất cả
những gì gợi thương, gợi nhớ của người Việt Nam…

Thơ Nguyễn Bính là thơ, là hồn của làng quê việt Nam. Nguyễn Bính đã viết nên
những vần thơ chất chứa nghĩa tình, đã nói thật đúng, thật đẹp, thật thấm thía về người
quê, cảnh quê Việt Nam. Có lẽ vì thế mà thơ ông dễ đi sâu vào lòng người đọc, luôn
ám ảnh, day dứt và gợi nhớ thiết tha:
Mười một năm trời đi biệt xứ
Em còn nhớ tiếng Việt không?
Lòng còn xôn xao thơ Nguyễn Bính
Chuyện thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông?
(Hoàng Chính – Gửi vầng trăng lưu lạc)
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 12


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu

2. Hình tượng cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính
2.1. Hình tượng cánh bướm
Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê, cho
nên trong thơ ông đầy ắp những hình ảnh của
cảnh quê, người quê. Trong các hình ảnh đầy
hoa cỏ, đầy hương đồng gió nội, đậm chất quê
hương ấy, thường xuất hiện rất nhiều hình
tượng bướm. Cánh bướm trở đi trở lại rất
nhiều, như một ám ảnh khôn nguôi. Trong số
gần một trăm bài thơ của Nguyễn Bính đã có gần ba mươi bài xuất hiện hình ảnh cánh
bướm, có khi cánh bướm như là một hình ảnh quen thuộc của làng quê, có khi nó là
hình ảnh của con người, có bài chỉ nhắc đến cánh bướm một lần, có bài nhiều lần,

thậm chí có những bài hình ảnh cánh bướm trở thành nhân vật chính xuất hiện xuyên
suốt bài thơ… Dường như Nguyễn Bính đã mượn cánh bướm để nói hộ lòng mình, để
gửi gắm ước mơ, tình yêu và cả sự tuyệt vọng. Cánh bướm đến với Nguyễn Bính từ rất
sớm, như là một định mệnh đã an bày. Có lẽ vì thế mà trong những năm đầu, Nguyễn
Bính đã lấy bút danh cho mình là Điệp Lang (chàng bướm). Và cũng theo Bùi Hạnh
Cẩn, Hoàng Tấn (hai người bạn thân của Nguyễn Bính) thì một trong những dự định
đến rất sớm với Nguyễn Bính là gom góp những bài thơ đã viết của mình, làm thành
một tập thơ riêng, tập thơ mang tên Bướm.
Hình tượng bướm trong thơ văn Trung Hoa cũng như Việt Nam ta thường xuất
hiện với hai ý nghĩa chính:


Trong văn học dân gian, bướm tượng trưng cho người con trai, khách đa tình…

Hình ảnh con bướm lượn vành mà chơi trên những đóa hoa là hình ảnh của những
người con trai phong tình, không chung thủy. Đây là một hình ảnh “mang nét lãng
mạn phá cách của văn học dân gian” (Vương Trí Nhàn)


Bướm – hồ điệp tượng trưng cho mộng tưởng của con người đối lập với thực

tại, xuất phát từ câu chuyện hồ điệp mộng của Trang tử. Trang tử nằm mộng thấy mình
hóa bướm, bay lượn hởn nhơ vui thú lắm, tỉnh dậy cứ suy nghĩ mãi không biết là có
phải mình đã nằm mộng hóa bướm không hay là chính mình bây giờ đang là bướm và
đang nằm mộng hóa Trang Chu? Chính từ câu chuyện này mà trong văn chương,
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 13



Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
người ta thường mượn hình ảnh cánh bướm để nói lên những giấc mơ thoát tục của
mình, mượn câu chuyện bướm – hoa để mơ ước về tình yêu đôi lứa, dù biết tình yêu
ấy chẳng thể đạt thành…
Vậy cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính mang ý nghĩa nào?
Bướm trong thơ Nguyễn Bính không đơn thuần là chuyện bướm – hoa, cũng
không chỉ là hình ảnh ước lệ ông dùng cho cái đẹp. Bướm trong thơ ông đã hoá hồn
hoá kiếp mang nặng những thân phận đầy xác thực. Bướm hiển hiện khi mờ ảo, khi rỡ
ràng, phiêu linh trong thế giới đầy màu sắc liêu trai…
2.2. Cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính
Như đã nói, hình ảnh cánh bướm xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính rất đậm nét và
đầy ám ảnh. Người viết đã thống kê lại những tác phẩm có xuất hiện hình ảnh cánh
bướm trong gia tài thơ của ông. Phần dưới đây xin được liệt kê cụ thể.

1. Trường huyện

Biết rằng bóng bướm có lên kinh

Lá sen vương vấn hương sen ngát

thành?

Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ

3. Tương tư

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc

Bao giờ bến mới gặp đò


Theo về tận cửa mới tan mơ

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp

Em đi phố huyện tiêu điều lắm

nhau?

Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi

4. Xóm Ngự Viên

Mà đến bây giờ anh mới biết

Giậu đổ dây leo suồng sã quá

Tình ta như chuyện bướm xưa thôi

Hoa tàn con bướm cánh nghiêng
nghiêng.

2. Bóng bướm
Cành dâu cao, lá dâu cao
Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em
Anh đi đèn sách mười niên

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

5. Hoa với rượu

Rượu ái tình kia thành thuốc độc
Vườn trần theo bướm phấn hương say.
6. Lỡ bước sang ngang

Trang 14


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
Chị bây giờ... nói thế nào?

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Có con bướm trắng thường sang bên

Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang

này...

7. Vẩn vơ

Bướm ơi, bướm hãy vào đây

Đã quyết không…không…được một

Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi

ngày

Chả bao giờ thấy nàng cười

Rồi yêu mất cả buổi chiều nay


Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên

Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá

Mắt nàng đăm đắm trông lên

Không biết là mưa hay nắng đây?

Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi

8. Xuân về

Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng

Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?

Lúa thì con gái mượt như nhung

Không, từ ân ái nhỡ nhàng.

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!

Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

Tơ hong nàng chả cất vào


9. Cuối tháng ba

Con bươm bướm trắng hôm nào cũng

Mặt hồ vừa đúc khối tiền sen

sang.

Bươm bướm đông như đám rước đèn

Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong?

10. Người hàng xóm

Nhớ nàng? Không, quyết là không nhớ

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

nàng!

Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn

Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng

Hai người sống giữa cô đơn

Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa


Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi

Tầm tầm giời cứ đổ mưa

Giá đừng có dậu mùng tơi

Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!

Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng

Cô đơn buồn lại thêm buồn

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 15


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Cho nhởn xem hoa sớm lại chiều

chơi?

Một hôm hai vợ chồng quan Thám

Hôm nay mưa đã tạnh rồi


Mê mải xem hoa lạc lối về

Tơ không hong nữa, bướm lười không

Vợ khóc: “Mình ơi! Em hãi lắm!”

sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn... rưng
rưng...
Nhớ con bướm trắng lạ lùng
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ

Trời chiều lạc lối tới vườn lê
Vườn đầy hoa, trắng như em ấy
Bỗng một bà tiên hiển hiện ra
Sao mà đẹp thế! Tiên mà lại!
Nữ chúa vườn lê đi thăm hoa

nàng

Bà thấy vợ chồng con bướm dại

Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng

Sụt sùi ngồi khóc dưới hoa lê

Mau về mà chịu tang nàng đi thôi


Đến bên âu yếm bà thương hại

Đêm qua nàng đã chết rồi

“Ý hẳn hai con lạc lối về?

Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng

Đây về nước Bướm đường thì xa

Hồn trinh còn ở trần gian

Về tạm nhà ta ngủ với ta

Nhập vào bướm trắng mà sang bên này

Có đủ chăn thêu cùng gối gấm
Có nhiều bánh ngọt ướp hương hoa…”

11. Truyện cổ tích

Đêm ấy chăn êm và gối êm

Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm

Vợ chồng ăn bành với bà tiên

Kén nhân tài mở “Điệp lang khoa”

Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt


Vua không lấy trạng, vua thề thế

Chồng hóa làm anh, vợ hóa em.

Con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa
Vua liền gọi gả con gái yêu

12. Vườn xuân

Nàng đẹp như em, chả nói điêu

Có những ngày đi rất nhẹ nhàng

Vua nuông hai vợ chồng phò mã

Vườn tôi đầy cả gió xuân sang

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 16


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
Hai ba con bướm giang hồ đó

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Đêm qua mơ thấy hai con bướm

Đã trở về đây rũ phấn vàng


Khép cánh tình chung ở giữa trời.

13. Không đề

16. Đám cưới bướm

Chốn này đây nhiều mái gianh

Thuyền thơ cập bến thơ rồi

Nhiều hoa tim tím lắm trời xanh

Rước con bướm trắng sang chơi vườn

Nhiều bươm bướm trắng nhiều tơ trắng
Ta nhớ ai đâu chốn thị thành
14. Sống lại
Còn nhớ năm xưa đuổi bướm vàng
Mải vui quên cả nắng chang chang
15. Hết bướm vàng
Anh trồng cả thảy hai vườn cải

hồng
Có cô em bé chưa chồng
Bướm có bằng lòng tôi mối manh cho
17. Vô duyên
Vô duyên là sợi tơ hồng
Xe cô trinh nữ lấy chồng hôm qua
Xuân tàn rồi, hết mùa hoa


Tháng chạp hoa non nở cánh vàng

Đường gần bướm vắng, đường xa

Lũ bướm láng giềng đang khát nhuỵ

bướm về

Mách cùng gió sớm rủ rê sang.

18. Vu quy

Qua giậu tầm xuân thấy bướm nhiều

Tháng chạp cho cải hoa vàng

Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu
Em sang bắt bướm vườn anh mãi

Cho cam da đỏ cho nàng vu quy

Quên cả làng Ngang động trống chèo.

Nàng về mãi xứ bên kia

Cách có một hôm em chẳng sang

Cam chê màu đỏ, bướm chê hoa vàng


Hôm nay rã đám ở làng Ngang
Hôm nay vườn cải hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!
Nǎm nay vườn cải nở hoa vàng
Bướm lại sang mà em chẳng sang
Thui thủi một mình em bắt bướm
Trống chèo thưa thớt đám làng Ngang.
Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi?
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

19. Hương cố nhân
Thưở trước loài hoa chửa biết cười
Vô tình con bướm trắng sang chơi
Khác nào tôi đã sang chơi đấy
Rước bướm dừng chân. Hoa hé môi.
Từ đấy loài hoa mới biết cười
Cũng như nàng mới biết yêu tôi
Hoa yêu dấu bướm cho nên bướm
Trang 17


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
Quả quyết yêu hoa đến trọn đời.

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Em thấy đời em trống trải nhiều
Vì đời em chả có ai yêu

Ai dạy nàng yêu? Có phải là...


Đời em là một vườn hoa nở

Nào ngờ hư đến thế là hoa!

Bướm hẹn về, rồi bướm nói điêu.

Hoa đi đón rước bao nhiêu bướm
Từ bướm xuân xanh đến bướm già.
Tôi chỉ thèm yêu lấy một lần
Có người đi giữa xứ mùa xuân

25. Ngưu lang chức nữ
Xuân xanh để lỗi một thì
Anh là bướm dại yêu gì được hoa!

Thấy con bướm trắng bay thơ thẩn

26. Dòng dư lệ

Ý hẳn đi tìm hương, cố nhân

Dừng chân trước cửa nhà nàng

20. Xuân về nhớ quê hương

Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn

Xứ mình lắm bướm nhiều hoa


nhau
Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu

Bò tơ lá lộc tay ngà vin xanh

Lá rơi lả tả bên lầu như mưa.

21. Bướm dậy thì

27. Mười hai bến nước

Hoa xuân không nở vườn tôi nữa

Từ thuở vườn đào mơ đuổi bướm.

Hàng xóm thưa sang bướm dậy thì

Xếp thuyền thả khắp mặt ao trong.

22. Cầu nguyện

Rồi một ngày qua, một tháng qua.
Một nǎm qua nữa, tuổi mười ba,

Giữa lúc nắng không tươi đẹp nữa

Bên hoa thấy bướm không buồn đuổi,

Hoa buồn không thắm bướm không bay


Chỉ mải mê nhìn bướm ủ hoa.

23. Rắc bướm lên hoa
Ai đem rắc bướm lên hoa
Rắc bèo xuống giếng, rắc ta vào nàng?
Ai đem nhuộm lá cho vàng?
Nhuộm đời cho bạc, cho nàng phụ ta.

Ngày tháng trôi xuôi, tuổi lớn dần.
Nàng cười trong nắng: cả trời xuân
Lòng thơ hồi hộp khi môi thắm,
Hôn vụng hoa tươi có một lần.
Một lần hôm ấy, trước hoa tươi

24. Bướm nói điêu

Nàng thấy trong gương bóng một
người,

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 18


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
Ai đẹp? Hay là tiên lạc lối?

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Tay áo giang hồ tôi sẽ nuôi


Không, nàng!... Nàng đẹp đấy mà thôi!

Bướm vàng như thể đứa con côi

Chim qua buổi sớm khuyên nàng học

Nơi nào xa vắng Nhi, tôi hỏi,

Bướm dạy nàng thêu, gió dạy đàn

Nó nói: "Cô Nhi đã bắt tôi".

Con bé tài hoa... chim nhắn bướm

Mấy tiếng đơn sơ ấy đủ rồi,

Gió chuyền lời bướm xuống nhân gian

Đủ là thơ mới của lòng tôi,
Có ai điên dại như tôi nhỉ?

28. Nuôi bướm

Nuôi bướm làm con để nhớ người

Đường sang xứ ấy nhiều hoa lắm
Nhi bắt cho tôi chiếc bướm vàng.

Chương II. Những biểu hiện của hình tượng cánh bướm trong thơ
Nguyễn Bính

1. Cánh bướm của đồng quê
Cái tôi trữ tình của Nguyễn Bính gắn chặt với quê hương, một quê hương trĩu
nặng ân tình và tuyệt vời nhân nghĩa, một quê hương chắp cánh cho những ước mơ,
những sáng tạo và khát vọng ở đời. Những năm tuổi thơ, Nguyễn Bính sống tại thôn
Vân, một vùng quê êm ả thơ mộng, con người hiền hòa chân chất đáng yêu:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay
Quả lành nặng trĩu từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen
Hiu hiu gió quạt giăng đèn
Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi
Ăn gỏi cá, đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 19


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương

GVHD: Thầy Trần Văn Châu
(Ai về quê cũ)

Quê hương là nơi nuôi lớn tuổi thơ, nuôi lớn những tình cảm hồn hậu, thiết tha
của con người. Với một quê hương thanh bình và êm đẹp như thế, Nguyễn Bính yêu
quê, say đắm cảnh quê cũng là lẽ đương nhiên. Viết về quê hương, cùng với những
giậu mồng tơi, hàng cau, vườn trầu, bến đò, cô gái quay tơ, người hàng xóm... thì cánh
bướm cũng là một thi liệu quen thuộc. Cánh bướm chập chờn bay giữa cảnh quê, cánh

bướm trong vườn xuân thơm ngát, cánh bướm của làng cảnh yên bình… Cánh bướm
đã góp phần làm đẹp quê hương và làm ấm áp lòng người.
Nguyễn Bính hay viết về mùa xuân. Đó là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của đất
trời thay sắc, mùa của hội hè đình đám, mùa của lòng người nao nức xôn xao. Trong
thơ Nguyễn Bính, mùa xuân còn đồng nghĩa với thời gian nghỉ ngơi của con người sau
những tháng ngày vất vả, không khí quê khi ấy cũng toát lên tất cả sự thanh bình:
Từ đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trờ quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận, gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
(Xuân về)
Một khung cảnh trù phú, ấm no và tràn đầy hạnh phúc: hoa nở, bướm bay, thiên
nhiên sinh sôi nảy nở và lòng người mãn nguyện, yên bình. Cảnh sắc, con người,
không khí ở đây đánh thức cái hồn quê trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta đọc mà
bâng khuâng da diết như nhớ về những gì thân yêu nhất, nhớ về cái thuở thiếu thời nơi
làng quê thôn dã của mình. Hình ảnh bướm vẽ vòng trong bài là cái nhìn của người yêu
cảnh, yêu làng, hạnh phúc trước không khí thanh bình của quê hương.
Cánh bướm ấy cũng trở đi trở lại trong nhiều bài thơ viết về quê hương khác, như
là một phần không thể bỏ quên. Sống giữa làng quê cho nên những nét mộc mạc, hồn
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 20


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu

hậu của quê hương dễ dàng thấm vào tâm hồn Nguyễn Bính. Hình ảnh cánh bướm có
lẽ vì thế mà đi vào thơ ông hết sức tự nhiên. Dường như ở đâu có cảnh quê, có không
khí thanh bình thì ở đó xuất hiện hình ảnh cánh bướm. Có cánh bướm rập rờn trên mặt
hồ, đầy màu đầy sắc, trông xa như những chiếc đèn lồng mùa lễ hội, khiến người đọc
cũng muốn hóa thân vào miền quê ấy để tham gia:
Mặt hồ vừa đúc khối tiền sen
Bươm bướm đông như đám rước đèn
(Cuối tháng ba)
Có cánh bướm đáng yêu và duyên dáng bên giậu tầm xuân, chúng quấn quýt bên
nhau khiến lòng người cũng khao khát được yêu và ước mong hạnh phúc:
Qua giậu tầm xuân thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu
Em sang bắt bướm vườn anh mãi
Quên cả làng Ngang động trống chèo.
(Hết bướm vàng)
Với những câu thơ này, Hà Minh Đức đã cho rằng, Nguyễn Bính là người miêu
tả những cánh bướm đẹp và gợi cảm nhất trong Thơ mới.
Thơ Nguyễn Bính còn có cánh bướm của trẻ thơ và những ngày lang thang đầu
sông cuối bãi, sống vô tư và hồn nhiên giữa xóm làng. Những ngày tháng ấy là quãng
thời gian đẹp nhất của đời người, là những kỉ niệm ngọt ngào làm hành trang trên con
đường đời nhiều trắc trở. Có lẽ vì thế mà người ta hay hồi tưởng lại tuổi thơ, hay ước
mong được sống lại để mà tận hưởng:
Còn nhớ năm xưa đuổi bướm vàng
Mải vui quên cả nắng chang chang
Tuổi thơ ngây sống trong như mộng
Trong lũy tre xanh giới hạn làng
(Sống lại)
Giang Nam cũng có những năm tháng đẹp đẽ nơi làng quê ấy:
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A


Trang 21


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Có những ngày trốn học đuổi bướm bờ ao
Mẹ bắt được, chưa đánh roi nào đã khóc.
(Quê hương)
Đỗ Trung Quân cũng viết về quê hương với những vẻ đẹp giản dị quen thuộc gắn
bó với tuổi thơ:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày,
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương)
Trong những hình ảnh thân thương của tuổi thơ, cánh bướm là hình ảnh được nhớ
tới nhiều nhất.Cánh bướm là vẻ đẹp quê yên ả thanh bình, là một phần thân thương của
làng quê trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Với Nguyễn Bính, cánh bướm còn là cả
quê hương, là cả nỗi nhớ niềm thương thiết tha trìu mến. Đi xa, những trang viết hay
nhất của Nguyễn Bính là những trang viết về quê hương. Hình ảnh quê luôn hiện lên
trong tâm tưởng Nguyễn Bính, và bao giờ cũng gắn với một cánh bướm chập chờn.
Xứ mình lắm bướm nhiều hoa
Bò tơ lá lộc, tay ngà vin xanh
Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh
Nên thơ, ôi, cả xứ mình nên thơ.
(Xuân về nhớ quê hương)

Chốn này đây nhiều mái gianh
Nhiều hoa tim tím lắm trời xanh
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 22


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Nhiều bươm bướm trắng nhiều tơ trắng
Ta nhớ ai đâu chốn thị thành
(Không đề)
Một làng quê hiền hòa, bình dị, yên vui được cảm nhận qua cái duyên quê đằm
thắm của thi nhân. Có nếm trải nhiều trong những năm tháng lênh đênh nơi đất khách
quê người, có trải lòng mình ra để yêu thương mới hiểu hết nỗi lòng gắn bó của nhà
thơ đối với quê hương. Vẻ đẹp của quê hương trong thơ ông có nguồn gốc sâu xa từ vẻ
đẹp của tình quê, vẻ đẹp của lòng người.
Cùng với những hình ảnh khác, cánh bướm đã trở thành một thi liệu quen thuộc
trong thơ Nguyễn Bính, giúp Nguyễn Bính vẽ lên những bức tranh quê đằm thắm,
mượt mà. Với cách nói tự nhiên, mộc mạc, Nguyễn Bính đã xóa nhòa ranh giới giữa
thơ ca và ngôn ngữ hằng ngày, khiến lời thơ dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc. Giậu
mồng tơi, con đò, bến nước, giàn trầu, cánh bướm… cứ thế tự nhiên mà đi vào thơ.
Nguyễn Bính đã hòa mình vào cuộc sống nơi thôn dã, đã nói lên một cách chân thật và
giản dị nhưng cũng thiết tha nhất về ước vọng sâu xa của những người nông dân lam
lũ ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa đồng với thiên nhiên, cảnh vật làng
quê tươi thắm. Nguyễn Bính đã tạo nên một khuôn mặt làng quê của riêng mình, và đó
cũng là hình ảnh chung của làng quê Việt Nam. Cái hay của Nguyễn Bính là ông
không dâng tặng người đọc những bức tranh quê cụ thể về đường nét, về màu sắc mà
chủ trương dâng tặng họ những bức tranh tâm trạng. Những bức tranh ấy được vẽ nên
chỉ bởi vài nét đơn sơ nhưng nó khơi dậy ở mỗi người niềm khát khao trải lòng với đất

trời, với cuộc đời. Nó thấm sâu vào tâm khảm của con người để thức dậy tình đời, tình
người đẹp đẽ, đậm đà vị ngọt đối với quê hương. Với Nguyễn Bính, quê hương là tất
cả con người, kỉ vật, lưu niệm… Cả thời trai trẻ sống ở làng quê nên cảnh vật, con
người làng quê đã thấm sâu vào tâm hồn Nguyễn Bính, định hình và trở thành những
chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê.
Nguyễn Bính và thơ ông đã khai thác thành công nếp sống văn hóa lành mạnh nơi làng
quê, tạo nên phong cách chân quê không lẫn vào đâu được.
Nói đến đây, tuy đã trình bày khá dài, song chung quy lại, cánh bướm cũng chỉ là
một trong số những thi liệu của Nguyễn Bính khi viết về đồng quê (dù mật độ xuất
hiện có nhiều, hình ảnh, màu sắc có đa dạng nhất trong các nhà thơ khác). Nói đến
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 23


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính mà chỉ dừng ở đây thì cũng coi như chưa nói được
gì. Cái hay, cái đặc sắc, cái tập trung tinh hoa nhất của Nguyễn Bính chính là những
cánh bướm trong tình yêu lứa đôi. Chính những cánh bướm ấy mới chuyển tải đầy đủ
những cung bậc tình cảm của con người, của tâm hồn thi sĩ.

2. Cánh bướm của tình yêu
2.1. Bướm – Giấc mơ hạnh phúc
Khi yêu, người ta hay mơ mộng. Và đã là thi sĩ thì lại mộng mơ nhiều. Thực tại
càng đau thương người ta càng mộng tưởng. Những giấc mơ là nơi gửi gắm nỗi niềm,
gửi gắm hoài vọng, ước mong. Đọc thơ Nguyễn Bính ta bắt gặp rất nhiều giấc mơ:
giấc mơ đỗ đạt làm quan, giấc mơ gặp gỡ, giấc mơ hạnh phúc lứa đôi… Đặc biệt,
trong những giấc mơ về tình yêu đôi lứa, hình ảnh cánh bướm xuất hiện khá nhiều.
Cánh bướm, đôi bướm như một biểu tượng của hạnh phúc, của giấc mơ đoàn viên.

Nguyễn Bính đã gửi lòng mình vào những giấc mơ – những giấc mơ mang hình cánh
bướm. Hình ảnh cánh bướm trong thơ ông như một biểu tượng chắp cánh cho ước mơ
đưa nhân vật tôi vượt qua trạng thái cô đơn, mặc cảm để giao cảm được với đồng loại.
Những cánh bướm ấy quấn quýt bên nhau không bao giờ chia rẽ. Cánh bướm trong
những giấc mơ tình yêu là nỗi niềm ước vọng, là khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đó là
ước mong chân thành, thiết tha nhất của Nguyễn Bính, điều mà có lẽ thực tế ngoài đời,
Nguyễn Bính chưa bao giờ có được.
Trong bài Truyện cổ tích, Nguyễn Bính mượn giấc mơ để đưa con người trở về
với thời đại xa xưa, sống trong một vương quốc bướm:
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm
Kén nhân tài mở “Điệp lang khoa”
Vua không lấy trạng, vua thề thế
Con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa
Vua liền gọi gả con gái yêu
Nàng đẹp như em, chả nói điêu
Vua nuông hai vợ chồng phò mã

SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 24


Nguyễn Bính – cánh bướm của yêu thương
GVHD: Thầy Trần Văn Châu
Cho nhởn xem hoa sớm lại chiều
Trong lối thi cử xưa, đậu Thám hoa chỉ là thứ bậc ở hàng thứ ba, sau Trạng
nguyên và Bảng nhãn. Song dù sao, đó cũng là một trong ba vị trí danh dự của Tam
khôi. Là thi sĩ đích thực, Nguyễn Bính không thích làm quan. Làm thơ là công việc
yêu thích nhất của ông, và thi sĩ chỉ cần có giai nhân là đủ. Và có lẽ theo hệ lịch
phương Đông, bính là thứ ba trong thiên can. Nguyễn Bính biết mình, biết người nên

chỉ mơ đậu ở hàng thứ ba (ngay trong giấc mơ, Nguyễn Bính cũng bị thân phận ám
ảnh!). Thi sĩ mơ giấc mơ trần gian: vua gả con gái cho quan trạng, hai vợ chồng rong
chơi không biết mệt mỏi đến nỗi lạc cả lối về… Bỗng một bà tiên hiện ra. Bà tiên phúc
hậu rủ:
Về tạm nhà ta ngủ với ta
Có đủ chăn thêu cùng gối gấm
Có nhiều bánh ngọt ướp hương hoa…
Và thi sĩ hào hứng tưởng tượng:
Đêm ấy chăn êm và gối êm
Vợ chồng ăn bánh với bà tiên
Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt
Chồng hóa làm anh, vợ hóa em.
Theo quan niệm dân gian phương Đông, một đôi bướm là hình ảnh của hạnh
phúc vợ chồng. Mượn hình ảnh đôi bướm, mượn giấc mơ cổ tích, Nguyễn Bính muốn
gửi gắm khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy thật giản dị mà chân thành.
Truyện cổ tích nhờ vậy mà trở thành một bài thơ đẹp và đáng yêu.
Nếu Trang tử mơ thấy mình hóa bướm thì ngược lại, trong bài thơ này, Nguyễn
Bính lại mơ thấy bướm hóa mình. Nguyễn Bính cho rằng, không yêu được nhau ở kiếp
này thì tình duyên sẽ trả nợ nhau ở kiếp khác, cho dù kiếp khác ấy là ở thế giới bên
kia. Nguyễn Bính chọn cánh bướm làm hình ảnh hóa kiếp cho mình. Cuộc đời con
bướm vốn có nhiều biến đổi. Từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành là con sâu, về già
thì hóa thành con nhộng, con nhộng nằm ủ mình trong kén. Và con bướm từ đó sinh
ra. Người ta gọi kén nhộng là nấm mồ và con bướm nở ra, tức hồi sinh, bay lên khỏi
SVTH: Nguyễn Thị Lâm – Văn 3A

Trang 25


×