z
TIỂU LUẬN:
Nghiên cứu về tình hình hoạt động của
công ty nói chung và công tác hạch toán
kế toán nói riêng tại công ty TNHH
Thương mại và dịch thuật ASEN
Lời mở đầu
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ra môi trường cạnh tranh
thông thoáng cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
hoạt động có hiệu quả để bù đắp chi phí có lãi. Kế toán là công cụ đắc lực giúp các
nhà quản lý nắm bắt đượctình hình sản xuất kinh doanh của doing nghiệp, từ đó có
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Dịch thuật là một ngành đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, nhất là thời
gian gần đây. Nó càng phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam ra nhập WTO. Trong thời
gian này, hàng loạt các công ty dịch thuật ra đời cạnh tranh nhau nhau mạnh mẽ về
giá cã, chất lượng, dịch vụ, . . . Bởi vì nganh dịch thuật có ý nghĩa to lớn về mặt ngôn
ngữ, văn hoá, xã hội và kinh tế.
Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại thì trong qú trình sản xuất kinh
doanh dịch vụ luôn luôn phải phấn đấu sao cho có chất lượng sản phẩm dịch vụ cao,
giá thành hạ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cảu khách hàng và bản
thân công ty TNHH Thương mại và dịch thuật ASEN cũng phải thu được lợi nhuận
tối đa. Nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện nây đang thực hiện
chuyển đổi nền kinh tế, việc hiện đại hoá, công nghệ thông tin đang diễn ra nhanh
chóng ở khắp nơi, làm thay đổi bộ mặt đất nước hàng ngày. Điều đó không chỉ có
nghĩa là khối lượng công việc ngành dịch thuật tăng lên mà cùng với nó là số vốn đầu
tư cũng tăng lên. Vấn đề là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng
lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện kinh doanh thương mại dịch vụ ở thời buổi
kinh tế thị trường cạnh tranh này.
Kế toán tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các công
cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm
soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là công cụ quản lý, kế toán tài chính không
chỉ là việc ghi chép và lưu trữ các số liệu, mà quan trọng hơn là việc thiết lập một hệ
thống thông tin quản lý.
Nắm bắt được điều này, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương
mại và dịch thuật ASEN, tôi đã tiến hành nghiên cứu về tình hình hoạt động của công
ty nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng. Đồng thời dựa trên những kiến
thức đã học ở trường và nhờ sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán và các phòng
ban khác đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Phần I
Quá trình hình thành phát triển của công ty TNHH thương mại và dịch thuật
asen
I. Quá trình ra đời và phát triển
1. Giới thiệu chung
Tên công ty : Công ty TNHH dịch thuật và Thương mại ASEN
Tên giao dịch: Công ty TNHH dịch thụât và Thương mại ASEN
2. Thông tin chung
- Địa chỉ: P1105 Nơ 14C Khu đô thị mới Định Công
- Tài khoản: 0021001475508 – Ngân hàng VietComBank
- Mã số thuế: 0101941846
- Giám đốc: Võ Thị Thiên Tân
- Điện thoại: 04. 5659429 – 0912. 714505
- Fax: 04. 5659429
3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và
Dịch thuật ASEN
Chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước là sự phát triển và không ngừng mở rộng về quy mô,
phạm vi hoạt động của các cơ sở doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân. Sự
phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân là một yếu tố tác
động đến sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vửng của nước ta trong suốt hơn mười
năm qua.
Nhìn chung, trong thời gian qua các công ty và cơ sở sản xuất tư nhân thường có
quy mô sản xuất tư nhân thường có quy sản xuất kinh doanh và tỷ suất đầu tư còn
nhỏ. Để duy trì sự tồn tại và phát triển lâu dài, các cơ sở này thường tập trung vào
những ngành hàng mà thị trường địa phương, hay thị trường cả nước có nguồn tiêu
thụ lớn, đòi hỏi ít vốn, có tỷ suất lợi nhuận cao và có khả năng thu hồi vốn nhanh
mặc dù những ngành hàng này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Xuất phát từ những đặc điểm chung đó và dựa trên cơ sở phân tích thị trường dịch
thuật ở Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và có triểnvọng lớn đối với tất cả các
công ty dịch thuật, do nhu cầu ngầycngf cao của người tiêu dùng. Nhất là lúc này khi
mà Việt Nam đã ra nhập WTO. Vào khoảng cuối tháng 9 năm 2004 công ty TNHH
Thương Mại và Dịch Thuật ASEN đã thành lập nhằm cung cấp cho thị trường những
sản phẩm dịch thuật có chất lượng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng phần nào nhu
cầu của người tiêu dùng về các loại văn bằng, tài liệu, giấy tờ, … cần dịch thuật,
công chứng.
Khi mới thành lập, nguồn nhân lực chính của Công ty ASEN là những người bạn
thân cùng học Đại học tham gia kinh doanh. Mặt hàng chính là các sản phẩm dịch
thuật. Với sự tin cậy của khách hàng nên số lượng sản phẩm dịch thuật ngày càng
nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được đầu tư, mở rộng.
Để nâng cao uy tín và thanh thế trên thị trường của Công ty TNHH Thương mại
và Dịch thuật ASEN và các sản phẩm dịch thuật của mình, cũng như đáp ứng tốt hơn
nữa nhu cầu của người tiêu dùng, năm 2004 Công ty đã đăng ký thành lập và chính
thức trở thành Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN được phép kinh doanh trong
lĩnh vực chính là thực hịên các bản dịch bao gồm các loại hồ sơ, tài liệu, văn bằng,
… Ngoài ra Công ty còn tổ chức giới thiệu việc làm, đăng tin quảng cáo.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN có tư cách pháp nhân thực hịên
chế độ hạch toán độc lập, mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcom Bank, có con dấu
riêng theo quy định của Nhà nước.
Công ty đầu tiên có tên là Công ty TNHH ASEN. Sau đó đến tháng 6 năm 2005
đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN. Qua chặng đường
hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của đất nước, Công ty đã ngày
càng lớn mạnh, phát triển không ngừng, ham học hỏi do đó đã có chỗ đứng trong
nền kinh tế Việt Nam. Nhất là với thị trường kinh tế như hiện nay Công ty càng phải
nỗ lực, phấn đấu hết khả năng mình để khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của
mình về năng lực quản lý, thiết bị, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm và năng động
trong sản xuất kinh doanh. Có như vật Công ty mới khắc phục được những khó khăn
ban đầu khi tham gia kinh doanh trên thị trường cạnh tranh rộng lớn này.
II. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh
1. Nhiệm vụ, ngành nghề chủ yếu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch
thuật ASEN
Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN đã được Bộ Tài chính và Uỷ
ban kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh một số ngành nghề
chính như sau:
- Dịch các loại văn bằng, giấy tờ, hồ sơ, …từ tiếng Việt Nam sang tiếng nước
ngoài và ngược lại.
- Trung tâm giới thiệu việc làm
…
Trong những năm qua, Công ty đã tham gia dịch thuật cho nhiều khách hàng
lớn như:
- Tập đoàn FPT
- Trần Anh Computer – Lý Nam Đế
- Vinaconex
- VCCI
…
Công ty TNHH Thương mại và Dich thuật ASEN còn là một thành viên của
Công ty BNT ở Đức.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN đã hoàn thành bản dịch đúng
thời gian hẹn và đảm bảo chất lượng tốt.
2. Quy mô tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và mạng lưới hoạt động
Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN có địa bàn hoạt động rộng
khắp trên cả trong nước và nước ngoài. Các hợp đồng mà Công ty có được đều được
lập kế hoạch và hoàn trả tài liệu cho khách hàng đúng hẹn. Căn cứ vào nhiệm vụ của
mình, Công ty đã thành lập 3 phòng dịch thuật với sự quan sát chặt chẽ của các
phòng ban, mỗi khi công ty có hợp đồng nào thì tuỳ theo khối lượng công việc và
tính chất công việc, Công ty triển khai xuống cho các phòng. Các trưởng phòng dịch
nhận nhiệm vụ chỉ đậo trực tiếp cho các nhân viên trong phòng.
Về trang thiết bị phục vụ cho công việc, Công ty mua toàn bộ số vật liệu để
phục vụ cho công việc như: Máy tính, máy fax, máy phôtô, máy in, giấy, …
Về vốn khi giao cho các phòng dịch đều được ứng trước 50% sản lượng giao để
hoàn thành công việc. Đối với các bản dịch mà Công ty không có người dịch như
tiếng Arập, Achentina, … thì Công ty phải thuê nhân viên ngoài. Hàng ngày, các
phòng có sản phẩm hoàn thành công ty sẽ nghiệm thu và cuối tháng công ty sẽ thanh
toán cho các phòng không quá 80% sản phẩm nghiệm thu.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ quản lý,
Công ty áp dụng mô hình tổ chức tập trung của toàn bộ Công ty. Việc kế toán của
các phòng đều tập trung ở phòng kế toán, các phòng đều có hệ thống kê khai, theo
dõi các nghiệp vụ phát minh của từng công trình rồi tập hợp chứng từ báo cáo về
phòng kế toán xử lý và tiến hành công việc kế toán.
III. Bộ máy quản lý của Công ty:
1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:
- Ban giám đốc bao gồm 2 người, đứng đầu là giám đốc công ty và 1 phó giám đốc.
- Có 4 phòng chức năng: Phòng kế hoạch tổ chức, phòng kỹ thuật, phòng kinh
doanh, phòng kế toán,
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN
Giám
đ
ố
c
Phó Giám
đ
ốc
Phòng
Phòng K
ế
Phòng K
ỹ
Phòng Kinh
Phòng
d
ịch 2
Phòng
d
ịch 1
Phòng
d
ịch 3
+ Giám đốc Công ty: Quản lý điều hành chung. Xây dựng chiến lược phát triển
và kế hoạch hàng năm, chương trình hoạt động, phương án bảo vệ và khai thác
nguồn lực của Công ty, dự án đầu tư mới, phương án kinh doanh và trực tiếp chỉ
đạo phòng kế toán tài vụ và phòng tổ chức. Giám đốc cũng là người phải có trách
nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước các thành viên tham gia
góp vốn.
+ Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc. Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực
chuyên môn, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết qủa họat động do mình phụ
trách.
+ Phòng kế hoạch tổ chức: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch,
về kinh tế, định mức đơn giá nội bộ, về công tác tư tưởng, nghiên cứu các dự án tìm
kiếm công việc, về quản lý, về chỉ đạo tiến độ cộng việc, xử lý các ván đề nảy sinh.
Giúp giám đốc xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, điều chỉnh và có các giải
pháp để thực hiện kế hoạch làm việc trong năm.
+ Phòng kinh doanh: Thu nhập thông tin, tiếp cận thông tin, lập phương án
cho kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kỹ thuật:
. Kiểm tra các bản dịch
. Lập các hướng dẫn đối với những bản dịch phức tạp
+ Phòng kế toán: Thực hiện chức năng kiểm soát viên của Nhà nước tại Công
ty, giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện tiến độ công tác kế toán, thông tin kinh
tế và hạch toán kinh tế theo chế độ tài chính hiện hành. Tổ chức công tác kế toán
theo hệ thống tài khoản thống nhất, bộ máy kế toán phù hợp với nhu cầu thực tế của
công ty, phân công giao việc cho kế toán viên mở sổ kế toán, ghi chép tính toán
chính xác, trung thực, kịp thời và đúng tiến độ kế toán hịên hành. Dựa vào kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty kế toán tài chính sử dụng đồng vốn hợp lý,
đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công
ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Công ty có 3 phòng dịch thuật: Với hình thức kế toán, dưới sự giám sát của
phòng ban nghiệp vụ, mỗi khi công ty có hợp đồng kinh tế thì tuỳ theo chuyên môn,
Công ty sẽ chuyển xuống các phòng dịch, các trưởng phòng nhận trách nhiệm và chỉ
đạo trực tiếp trong các phòng của mình.
2. Tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật
ASEN
+ Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công tác kế toán của Công ty,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động tài chính. Đồng thời cũng là kế
toán tổng hợp, có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán theo hệ thống tài khoản
thống nhất, bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu thực tế của Công ty, chịu trách
nhiệm báo cáo thông tin kế toán kịp thời cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về số liệu báo cáo. Lập báo cáo niên độ kế toán hiện hành (tháng, năm, quý)
chịu trách nhiệm chính xác, trung thực, tuân thủ đúng chế độ của Nhà nước ban
hành trước Công ty và Nhà nước.
Kế toán trưởng
Kiêm kế toán
t
ổng hợp
Kế toán tổng
hợp chi phí
và tính giá
Kế toán
tiền lương
Thủ quỹ
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Là người có nhiệm vụ
tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và tính giá thành cho từng
loại sản phẩm dịch thuật. (ở Công ty thường là 1 tháng)
+ Kế toán tiền lương: Là người có nhiệm vụ tính và thanh toán tiền lương của
các phòng ban trong toàn Công ty.
+ Thủ quỹ: Là người thực hiện theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, theo dõi
tiền gửi Ngân hàng. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt, vàng, đá
quý, . . . . có tại quỹ Công ty, thu chi theo phiếu thu chi (Lệnh thu, lệnh chi). Vào sổ
quỹ kịp thời cuối ngày tự kiểm tra rút số dư đối chiếu với sổ theo dõi tiền mặt của kế
toán thanh toán, phát hiện kịp thời những sai sót chênh lệch thừa thiếu báo cáo với
kế toán trưởng và giám đốc. Tuyệt đối giữ bí mật về lượng tiền tồn quỹ, thừa không
được lấy, thiếu phải bồi hoàn.
Phần II
Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật
ASEN
I. Kết quả hoạt động chủ yếu của những năm gần đây.
Sau những năm đi vào hoạt động, vượt qua biết bao khó khăn thử thách, một
Công ty mới thành lập như Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Điều đó được phản ánh thông qua báo cáo tài chính
của Công ty trong năm 2006 vừa qua. Bao gồm bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kế
quả hoạt động kinh doanh.
1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình
hình tài sản của Doanh nghiệp trên hai góc độ giá trị tài sản và nuồn vốn.
Dưới đây là Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2006.
Tại ngày 31/12/2006:
ĐVT:VNĐ
STT
Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 6, 054, 400, 081
4, 298, 585, 331
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 110, 723, 559 439, 047, 483
1 Tiền 111 3, 554, 698 21, 955, 880
2 Các khoản tương đương tiền 112 107, 168, 861 417, 091, 603
II Các khoản phải thu 130 4, 001, 559, 031
2, 951, 014, 479
1 Phải thu khách hàng 131 2, 651, 893, 848
1, 881, 691, 679
2 Phải thu nội bộ 133 378, 764, 343 164, 279, 999
3 Các khoản phải thu 135 970, 900, 840 905, 119, 925
III Hàng tồn kho 140 1, 842, 288, 943
880, 023, 369
1 Nguyên vật liệu tồn kho 141 1, 842, 288, 943
880, 023, 369
IV Tài sản ngắn hạn khác 150 99, 828, 548 28, 500, 000
1 Tạm ứng 151 99, 828, 548 28, 500, 000
B Tài sản dài hạn 200 1, 948, 294, 532
2, 429, 754, 437
I Tài sản cố định 220 566, 759, 726 523, 606, 129
1 TSCĐ hữu hình 221 566, 759, 726 523, 606, 129
2 Nguyên giá 222 755, 410, 926 711, 642, 947
3 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (188, 651, 200) (188, 036, 818)
II Các khoản đầu tư tài chính 250 1, 381, 534, 806
1, 896, 148, 308
1
Đầu tư vào công ty liên doanh liên
kết
252 216, 729, 258 731, 342, 760
2 Đầu tư dài hạn khác 258 1, 164, 805, 548
1, 164, 805, 548
Tổng tài sản 270 8, 002, 694, 613
6, 718, 339, 768
Nguồn vốn
A Nợ phải trả 300 7, 275, 999, 223
5, 934, 503, 923
I Nợ ngắn hạn 310 5, 292, 275, 957
3, 950, 780, 657
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 1, 455, 485, 819
1, 153, 231
2 Phải trả người bán 312 167, 701, 137 141, 952, 860
3 Thuế và các khoản phải nộp 314 35, 803, 508 47, 750, 712
4 Phải trả công nhân viên 315 81, 313, 696 53, 916, 100
5 Chi phí phải trả 316 2, 267, 191, 041
95, 827, 998
6 Phải trả nội bộ 317 579, 341, 897 600, 432, 225
7 Khoản phải trả phải nộp khác 319 705, 438, 859 1, 857, 669, 760
II Nợ dài hạn 320 1, 983, 723, 266
1, 983, 723, 266
1 Vay và nợ dài hạn 324 1, 983, 723, 266
1, 983, 723, 266
B Vốn chủ sỏ hữu 400 726, 695, 390 783, 825, 845
I Nguồn vốn quỹ 410 730, 874, 701 773, 040, 452
1 Quỹ đầu tư của chủ sở hữu 411 681, 414, 866 681, 414, 866
2 Quỹ đầu tư phát triển 416 41, 154, 824 42, 300, 469
3 Quỹ dự phòng tài chính 417 8, 305, 011 9, 325, 117
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 (4, 719, 311) 10, 795, 393
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 (4, 719, 311) 10, 795, 393
Tổng nguồn vốn 430 8, 002, 694, 613
6, 718, 339, 768
Nhận xét :
Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Công ty ta thấy được tổng quát về tình hình
tái sản và nguồn vốn của Công ty . Nói chung tài sản và nguồn vốn của Công ty số
đầu năm đèu giảm so với đàu năm .
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong nhưng báo cáo tài chính
phản ánh tổng hợp doanh thu , chi phí, kết quảcủa các hoạt động của doanh nghiệp.
Dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006 .
STT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1 Doanh thu bán hàng 312, 471, 970
272, 914863
-39, 557, 107
-12. 7
2 Doanh thu thuần 0
2, 409, 154
2, 409, 154
100. 0
3 Giá vốn hàng bán 312, 471, 970
270, 505, 709
-41, 966, 261
-13. 4
4 Lợi nhuận gộp 97, 123, 561
52, 886, 134
-44, 237, 427
-45. 5
5
Doanh thu hoạt động
tài chính
215, 348, 409
217, 619, 575
2, 271, 166
1. 1
6
Donh thu hoạt động tài
chính
0
7, 534, 284
7, 534, 284
100. 0
7
Chi phí hoạt động tài
chính
70, 009, 312
78, 750, 970
8, 741, 658
12. 5
8 Chi phí bán hàng 0
0
0
0. 0
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
76, 103, 316
77, 933, 420
1, 830, 104
2. 4
10
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
69, 235, 781
68, 469, 469
-766, 312
-1. 1
11 Thu nhập khác 80, 919, 875
58, 019, 312
-22, 900, 563
-28. 3
12 Chi phí khác 9, 125, 364
17, 113, 352
7, 987, 988
87. 5
13 Lợi nhuận khác 51, 164, 183
73, 257, 364
22, 093, 712
43. 2
14
Tổng lợ nhuận trước
thuế
120, 399, 964
141, 727, 364
21, 327, 400
17. 7
15
Thuế thu nhập phải
nộp
33, 711, 990
39, 683, 662
5, 971, 672
17. 7
16 Lợi nhuận sau thuế 86, 687, 974
102, 347, 702
35, 659, 728
17. 7
Nhận xét :
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai
năm gần đây, ta thấy rằng doanh thu năm 2006 giảm 39, 557, 107đ với tỷ lệ là 12.
7% so với năm 2005. Đây là một khuyết điểm của Công ty trong kinh doanh thương
mai và dịch vụ, khi Công ty đã để cho doanh thu năm sau thấp hơn năm trước. Tuy
nhiên giá vốn hàng bán trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là: 44, 237, 427đ với
tỷ lệ : 45. 5% . Đây là một thành tích lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất, bán
hàng của Công ty. Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công nhằm nâng cao kết quả hoạt
động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kết quả bản dịc cao. Vơí việc giảm thiểu giá
vốn và tăng doanh thu từ hoạt động tài chính đã làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của
Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 35, 659, 728đ với tỷ lệ 17. 7% . Đây là
một kết quả tốt của Công ty trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh . Cũng
là một bước đột phá mạnh mẽ của Công ty mới được thành lập không lâu. Kinh
nghiệm còn hạn chế so với các Công ty lâu năm khác.
Để hiểu thêm về tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch
thuật ASEN ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty .
II. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty qua một số chỉ tiêu cơ bản
1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1. 1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản
* Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định
Tài sản dài hạn x100
Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định (T1) =
Tổng tài sản
566, 759, 726 x 100
T1(2005) =
8, 002, 694, 613
= 7. 1(%)
523, 606, 129 x 100
T1(2006) =
6, 718, 339, 768
= 7, 8(%)
* Tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn x 100
Tỷ suất đầu rư vào tài sản ngắn hạn (T2) =
Tổng tài sản
6, 054, 400, 081 x 100
T2(2005) =
8, 002, 694, 613
= 75. 7(%)
4, 298, 585, 331 x 100
T2(2006) =
6, 718, 339, 768
= 64(%)
Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình đầu tư vào tài sản cố định là không cân
bằng nhau . Tỷ suất đầu tư vào tì sản cố định năm 2006 tăng so với năm 2005 , tuy
không nhiều nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định,
cho thấy doanh nghiệp có xu hướng mở rộng, ổn định và phát triển lâu dài.
Nhưng tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động năm 2006 giảm so với năm 2005,
cho thấy rằng doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến đầu tư vào tì sản lưu động.
1. 2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn
* Tỷ suất tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sỏ hữu x 100
Tỷ suất tự tài trợ (T3) =
Tổng nguồn vốn
726, 695, 390 x 100
T3(2005) =
8, 002, 694, 613
= 9. 1(%)
783, 835, 845 x 100
T3(2006) =
6, 718, 339, 768
= 11. 7 (%)
* Hệ số nợ
Nợ phải trả x 100
Hệ số nợ (T4) =
Tổng nguồn vốn
7, 275, 999, 223 x 100
T4(2005) =
8, 002, 694, 613
= 90. 2(%)
5, 934, 503, 923 x 100
T4(2006) =
6, 718, 339, 768
= 88. 3(%)
Tỷ suất tự tài trợ trong năm 2006 tăng từ 9. 1% lên 11. 7% do kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trả hết các khoản nợ của doanh nghiệp giảm từ 90. 2%
xuống 88. 3%
2. Phân tích khả năng thanh toán
2. 1. Hệ số thanh toán hiện hành
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán hiện hành (T5) =
Nợ phải trả
8, 002, 694, 613
T5(2005) =
7, 275, 999, 223
= 1. 02
6, 718, 339, 768
T5(2006) =
5, 934, 503, 923
= 1. 13
Qua chỉ số trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của năm 2006 tăng lên
so với năm 2005. Điều đó cho thấy Công ty đã có nhưng biện pháp tích cực nhằm
đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vay vốn của Công ty.
2. 2. Khả năng thanh toán nhanh
Tiền + các khoản đầu tư ngắn hạn +các khoản phải thu
Hệ số thanh toán nhanh (T6)=
Tổng nợ ngắn hạn
110, 723, 559 +4, 001, 559, 031
T6(2005) =
5, 292, 275, 957
= 0. 78
439, 047, 483 + 2, 951, 014, 479
T6(2006) =
3, 950, 780, 657
= 0. 86
Ta nhận thấy khả năng của năm 2006 tăng lên 0. 08 so với năm 2005. Nhưng
khả năng thanh toán nhanh của Công ty là không tốt bởi cả hai năm hệ số này đều
nhỏ hơn 1. Công ty cần phải khắc phục điều này.
2. 3. Hệ số đầu tư
Giá trị còn lại của tài sản dài hạn
Hệ số đầu tư(T7) =
Tổng tài sản
6, 054, 400, 081 + 4, 001, 559, 031
T7(2005) =
5, 292, 275, 957
= 1. 90
4, 298, 585, 331 + 2, 951, 014, 479
T7(2006) =
3, 950, 780, 657
= 1. 83
Qua chỉ tiêu trên cho thấy tốc độ đầu tư của Công ty năm 2006 giảm không
dáng kể so với năm 2005. Công ty chú ý đến hệ số đầu tư này.
3. Phân tích hiệu quả sinh lời
3. 1. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu
Lợi tức sau thuế
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (T8) =
Doanh thu thuần
86, 687, 974
T8(2005) =
312, 471, 970
= 0. 28
102, 347, 702
T8(2006) =
270, 505, 709
= 0. 38
Tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2006 tăng lên so với năm 2005, chứng tỏ
khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty trong hai năm qua đã đi lên. Hoạt động của
Công ty ngày càng phát triển.
3. 2. Hệ số quay vòng của vốn
Doanh thu thuần
Hệ số quay vòng của vốn(T9) =
Tổng số vốn bình quân
312, 471, 970 x 2
T9(2005) =
8, 002, 694, 613 + 6, 718, 339, 768
= 0. 042 (vòng)
270, 505, 709 x 2
T(2006) =
8, 002, 694, 613 + 6, 718, 339, 768
= 0. 037 (vòng)
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng của Công ty hoặc
doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản ma Công ty đã đầu tư. Vòng quay của vốn
năm2006 tháp hơn năm 2005. Điều đó thể hiện Công ty đã kém trong việc tăng
doanh thu, sử dụng hiệu quả đồng vốn kinh doanh.
3. 3. Lợi nhuận vốn kinh doanh
Lợi tức sau thuế
Hệ số lợi nhuận trên vốn(T10) =
Tổng số vốn bình quân
86, 687, 974 x 2
T10(2005) =
8, 002, 694, 613 + 6, 718, 339, 768
= 0. 012
102, 347, 702 x 2
T10(2006) =
8, 002, 694, 613 + 6, 178, 339, 768
= 0. 014
Qua chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng sử dụng vốn của Công ty năm 2006 tốt
hơn so với năm 2005. Tuy mức tăng lên không đáng kể, nhưng đã cho tâ thấy hiệu
quả quản lý cũng như hoạt động của Công ty
4. Phân tích khả nưng chi trả thực tế của Công ty
4. 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tổng tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn(T11) =
Tổng nợ ngắn hạn
6, 054, 400, 081
T11(2005) =
5, 292, 275, 957
= 1. 14
4, 298, 585, 331
T11(2006) =
3, 950, 780, 657
= 1. 09
Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản lưu động của doang nghiệp
thành tiền để thay thế trang trai các khoản nợ đến hạn.
Qua chỉ số trên, ta thấy được khả năng thanh toán ngăn hạn của Công ty năm
2006 giảm 0. 05 lần so với năm 2005. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá
trìng vay vôn sau này. Công ty cần chú ý đên chỉ tiêu này
4. 2. Khả năng trả hết các khoản nợ
Tổng tài sảnlưu động
Tỷ số trả hết các khoản nợ(T12) =
Tổng nợ ngắn hạn và dài hạn phải trả
6, 054, 400, 081
T12(2005) =
1, 455, 485, 819 + 1, 983, 723, 266
= 1. 76
4, 298, 585, 331
T12(2006) =
1, 153, 231, 002 + 1, 983, 723, 266
= 1. 37
Chỉ tiêu khả năng trả hết các khoản nợ của năm 2006 giảm so với năm 2005.
Thể hiện khả năng chi trả thực tế và hoạt động liên tục của Công ty là kém. Tuy
nhiên đây chỉ là phần đánh giá trong mối quan hệ với lượng tiền tài sản lưư đông chứ
không phải là đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của Công ty
4. 3. Khả năng chi trả tức thời
Vốn bằng tiền
Khả năng thanh toấn nhanh(T13) =
Tổng nợ ngắn hạn
110, 723, 559
T13(2005) =
5, 292, 275, 957
= 0. 021
439, 047, 483
T13(2006) =
3, 950, 780, 657
= 0. 111
Qua chỉ số trên ta thấy : năm 2006 Công ty đã có biện pháp tích cực đảm bảo
khả năng chi trả thực tế của Công ty. Đây là một điều đáng mừng, Công ty đã khắc
phục được tình tràn chi trả thực tế của mình khi nợ đến hạn phải trả
5. Kết luận chung
Trên đây là những đánh giá khái quát về thực trạng tài chính của Công ty
TNHH Thương mại và Dịch thuật ASEN ttrong những năm gần đây. Tuy còn tồn tại
một số tỷ trọng kém như khả năng chi trả thực tế, điều này có thể ảnh hưởng không
tốt đến doanh nghiệp
Nhưng qua những phân tích trên ta thấy Công ty có nhiều ưu điển, tỷ suất đầu
tư tăng, hệ số nợ giảm, khẩ năng thanh toán tăng, hiệu quả sinh lời tăng, cơ cấu quản
lý đã làm tăng lợi nhuận lên 17. 7%. Đây là những dấu hiêu tốt cho thấy Công ty
đang từng bước đi lên, hoàn thiện và phát triển tốt.
III. Tình hình về lao động và mức lương của Công ty
Lực lượng lao động trong ngành dịch thuật là rất lớn. Đây lầ nhân tố cơ bản
nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh. Do tính chất đặc điểm của ngành dịch thuật
nên lao động của ngành dịch thuật là ổn định. Đối với Công ty TNHH Thương mại
và Dịch thuật ASEN lao động của Công ty gồm có :
-Lao động trong Công ty : 17 người
-Lao động thuê ngoài và cộng tác viên : 53 người
Qua kết quả kinh doanh của Công ty, ta dễ dàng thấy được số lao động ở các
năm ngày càng tăng để dáp ứng phù hợp với nhiệm vụ hoạt đông kinh doanh của
Công ty. Công ty có thể hoàn thành đúng các chỉ tiêu.
Ngày đầu thành lập Công ty chỉ bao gồm : 10 nhân viên trong Công ty và
công ty 20 nhân viên thuê ngoài và Cộng tác viên. Nhưng đến năm 2006 số lao động
trong Công ty và cộng tác viên và thuê ngoài đã tăng lên đáng kể. Đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng, làm tăng thêm lợi nhuận của Công ty, do đó mức lương cũng
táng lên sau các năm, nhằm nâng cao đời sống người lao động.
Mức lương bình quân trong danh sách 2004 : 60, 500, 000
Mức lương bình quân trong danh sách 2005 : 110, 000, 000
Mức lương bình quân trong danh sách 2006 : 182, 000, 000
Kế hoạch mức lương bình quân trong dnh sách năm 2007 : 200, 500, 000
Bên cạnh việc tăng mức lương hàng năm, Công ty cũng chú ý đến các phúc
lợi, đãi ngộ cho nhân viên trong Công ty. Hàng năm tổ chức các chính sách khen
thưởng, tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trinhf độ bằng cách cử những nhaan
viên có thành tích cao đi học thêm để nâng cao nghiệp vụ của mình. Đây cũng là một
cách để hấp dẫn nhan viên, thu hút nhân vien làm việc tích cực, gắn bó lâu dầi với
Công ty, cùng Công ty từng bước phát triển.