Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.74 KB, 23 trang )

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
1.1. Lí do khách quan:
Mơn Tiếng Việt ở trường phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng
hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng
hoạt động ngơn ngữ, là q trình chuyển từ hình thức chữ viết sang lời nói có âm
thanh và thơng hiểu nó. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hố,
khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời
phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người khơng thể
tiếp thu nền văn minh của lồi người, khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà
xã hội dành cho họ, khơng thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong
thời đại bùng nổ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử
dụng các nguồn thơng tin.
Tập đọc là một phân mơn mang tính tổng hợp. Ngồi chức năng dạy đọc phân
mơn này cịn bồi dưỡng cho học sinh về tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong
sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống và hứng thú đọc
sách, yêu Tiếng Việt. Rèn cho các em có được kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng
quan trọng ở bậc Tiểu học (nghe, nói, đọc, viết).
1.2. Lí do chủ quan:
Tiếng Việt là mơn học cơng cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trị khởi đầu. Đọc
giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của lồi người. Nhờ
biết đọc, các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. Thơng qua
mơn Tập đọc, học sinh mới có cơng cụ để học tập và giao tiếp. Đọc không những giúp
học sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, góp phần phát
triển nhân cách toàn diện - nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đọc

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung



Năm học: 2015 – 2016

Trang 1


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

tốt, học sinh mới có thể viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các mơn học khác,
góp phần hình thành và phát triển toàn diện các mặt giáo dục.
Đối với học sinh lớp hai, phân môn Tập đọc cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là: Kỹ
năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu. Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn,
tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học. Nhưng đối với học sinh lớp hai ở lớp
tôi, để dạy cho một số em đọc một cách trôi chảy, rõ ràng là cả một vấn đề hết sức
khó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm. Mặc dù ở lớp một các em được
tiếp thu với bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết. Song do đặc
điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quả
khi học môn Tiếng Việt rất thấp. Học sinh còn đánh vần ê - a, ngắc ngứ trong q
trình đọc. Đây là vấn đề mà tơi rất băn khoăn, trăn trở. Vậy thầy làm thế nào để trò
đọc tốt đây? Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một
số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai” để
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hợp lí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
phân mơn Tập đọc lớp hai.
2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài:
a/ Mục đích:
- Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này sẽ giúp học sinh chưa hồn thành kĩ
năng đọc đúng trong phân mơn Tập đọc vươn lên trong học tập, đọc trôi chảy, bước
đầu đọc diễn cảm, sử dụng Tiếng Việt chính xác, giúp ích rất nhiều cho việc viết đúng
chính tả và học tốt các mơn học khác trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mơn Tập đọc nói riêng.

- Mặt khác, giúp cho giáo viên có thêm những kinh nghiệm quý báu và hướng
phấn đấu cao hơn trong công tác giảng dạy, nhận rõ vai trị, trách nhiệm của mình
trong sự nghiệp trồng người.
b/ Nhiệm vụ:
- Tìm ra được những khó khăn và hạn chế của học sinh thường mắc phải và có biện
pháp cụ thể rèn kĩ năng đọc đúng và nghe cho học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 2


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

- Rèn kĩ năng tự học cho học sinh.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt, văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học
sinh về cuộc sống.
3. Lịch sử đề tài
Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được nêu nhiều trong các sách về phương pháp
giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học và đã được nhiều giáo viên nghiên cứu và viết
thành Sáng kiến kinh nghiệm, những kinh nghiệm này rút ra từ thực tiễn giảng dạy.
Tuy vậy, các giải pháp trong sách là những giải pháp cho học sinh Tiểu học nói
chung và những kinh nghiệm nêu ra phần nào giúp cho học sinh tiểu học khắc phục
được những nhược điểm của việc học môn Tập đọc. Nhưng đối với đặc điểm của từng
vùng, từng địa phương, học sinh chưa hồn thành kĩ năng đọc vì nhiều lí do khác
nhau: Về cách phát âm của một số học sinh, do các em chưa phân biệt rõ các âm, vần,
do lẫn lộn từ địa phương,… Là giáo viên giảng dạy ở bậc Tiểu học, tôi đã thấy các
nhược điểm ấy và đề ra giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh chưa
hồn thành kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc, cụ thể là học sinh lớp Hai/1 tơi đang

dạy. Do đó tơi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để soạn giảng có chất lượng trong
từng tiết dạy.
4. Phạm vi đề tài
Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp Hai/1- Trường Tiểu học Long Hựu Đông 2
trong năm học 2015 – 2016 này, với tổng số học sinh là 28/15 nữ.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 3


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

PHẦN NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng đề tài
Năm học 2015 - 2016, tôi được giao phụ trách lớp Hai/1. Trong lớp gồm có
28/15 học sinh nữ. Vào đầu năm học tơi nhận thấy lớp tơi chủ nhiệm có những thuận
lợi, khó khăn sau:
1.1 .Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo và động viên nhiệt tình của Ban giám hiệu và phụ
huynh học sinh.
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy và
sách tham khảo.
- Giáo viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- Phần đông học sinh nhà gần trường và các em hầu hết là con trong những gia
đình ít con.

- Học sinh được học 2 buổi/ ngày nên có thời gian củng cố và ôn tập kiến thức.
- Học sinh trong lớp phần đơng thích học mơn Tập đọc.
- Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học cho môn Tiếng Việt
(tranh, ảnh)
- Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho việc dạy và học.
1.2 .Khó khăn
Vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp Hai/1
với sĩ số là 28/15 học sinh. Những ngày đầu tiên đến lớp, tôi hay dạy trễ giờ vì phải
kèm thêm học sinh chưa hồn thành đọc thành tiếng. Đa số học sinh trong lớp tơi đọc
cịn chậm, giọng đọc nhỏ, phát âm chưa chính xác từ ngữ, đọc ê – a, ngắt nghỉ hơi
chưa đúng dấu câu, … Vì thế, sau vài tuần dạy đầu tiên, tôi đã thống kê những lỗi mà
học sinh mắc phải để có biện pháp khắc phục ngay sau đó. Cụ thể là:
- Lỗi phát âm: Do thói quen, vùng miền
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 4


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

+ Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
VD: suy nghĩ  suy nghỉ
+ Những tiếng có phụ âm đầu r/g, s/x, tr/ch, gi/d,…
VD: rồi  gồi
con sông con xông
trên  chên
giàu sang  dàu sang
+ Những tiếng có vần dễ lẫn: au/ao, an/ang, ay/ai, iêu/êu,…

VD: cau  cao
bản  bảng
may mai
liều lều
+ Những tiếng có lẫn lộn từ địa phương:
VD: chín  chính
tơi  tui
chân chưng
- Đọc chưa đúng trọng âm, ngắt giọng chưa đúng chỗ:
Học sinh sử dụng cách đọc khơng có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào những
tiếng khơng có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều làm cho nội dung
thông báo bị hiểu nhầm. Học sinh ngắt giọng khơng chính xác ở các câu văn dài, có
cấu tạo ngữ pháp phức tạp.
Ví dụ: Bài “Cây xồi của ông em” (Tiếng Việt 2 tập 1, trang 89) có câu:
“Mùa xồi nào,/mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày lên
bàn thờ ơng.//”
Có học sinh đọc như sau:
“Mùa xồi nào/mẹ em/cũng chọn/những quả chín vàng/và to nhất / bày lên bàn
thờ ông.//”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 5


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân mơn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Chính vì học sinh đọc chưa đúng, nên các em không thể hiểu được nội dung

đoạn văn; không đọc diễn cảm bài văn, không rung cảm với các bài văn. Đọc diễn
cảm đối với học sinh lớp hai mới chỉ là bước đầu song cũng rất cần thiết để khuyến
khích cho các em đọc tốt, dẫn đến cảm thụ tốt làm nền tảng cho các em học các lớp
trên.
- Đọc chưa đúng ngữ điệu, khơng diễn cảm.
Ngồi việc các em đọc chưa đúng phụ âm đầu, vần, dấu thanh; các em còn đọc
chưa chính xác về tiết tấu, ngắt nghỉ hơi chưa đúng theo dấu chấm, dấu phẩy và ngữ
điệu của câu như: lên giọng, xuống giọng, chuyển giọng, cường độ, trường độ,…
Thực tế khảo sát tình hình đọc của học sinh đầu năm tôi nhận thấy như sau:
Các mức độ đọc
Đọc đúng, rõ ràng từng từ, câu, ngắt nghỉ hơi đúng

Số lượng

Tỉ lệ

(học sinh)
11/6

(%)
39,4

chỗ
Đọc ê – a, lệch chuẩn
5/3
17,8
Đọc ngắt nghỉ tùy tiện
8/4
28,5
Đọc đánh vần từng tiếng

4/2
14,3
Bảng khảo sát tình hình đọc của học sinh đầu năm
Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và ở gia đình các em cho thấy nguyên nhân tình
trạng nêu trên là:
+ Do bản thân các em còn nhỏ nên rất ham chơi, một số em chưa có ý thức
trong học tập.
+ Một số em chưa nắm vững các âm, vần đã học ở lớp 1.
+ Phụ huynh học sinh bận lo làm ăn nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm
sâu sát đến con em mình.
Từ thực trạng vừa trên, tơi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể để
khắc phục tình trạng học sinh đọc chưa tốt trong phân môn Tập đọc.
2. Nội dung giải quyết
Nhận thấy rõ được các khó khăn cơ bản của học sinh, tôi đã đưa ra những biện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 6


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này và giúp các em học tốt hơn. Vậy làm thế nào
để các em đọc tốt hơn ?
2.1. Luyện đọc mẫu của giáo viên và sự tích cực trong học tập của học sinh.
2.2. Luyện đọc đúng từ ngữ, câu.
2.3. Luyện đọc đúng dạng thơ, văn xuôi.
2.4. Luyện đọc thầm.
2.5. Luyện đọc củng cố và nâng cao.

2.6. Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trong khâu luyện đọc.
2.7. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh.
3. Biện pháp giải quyết
3.1 Luyện đọc mẫu của giáo viên và sự tích cực trong học tập của học sinh
Muốn học sinh đọc tốt đây là mục đích cuối cùng của người giáo viên sau mỗi
giờ dạy học. Kỹ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là giải mã âm
thanh và giải mã ý nghĩa của văn bản đó. Giáo viên phải có kỹ năng giải mã này,
nghĩa là phải tạo được mẫu hình đọc lý tưởng hay nói khác hơn là phải có kỹ năng
đọc thành thục. Người giáo viên phải đọc được bài tập đọc với đúng giọng cần thiết,
giải mã được nội dung bài tập đọc cần luyện đọc. Giáo viên khơng thể hình thành ở
học sinh kỹ năng gì mà bản thân người giáo viên khơng có. Khơng thể gặt hái được
những gì mà chúng ta khơng có khả năng gieo trồng. Trong dạy học, ta khơng được
địi hỏi ở học sinh những gì mà ta khơng có, khơng làm được, nếu giáo viên đọc chưa
chính xác thì nhất định khơng thể địi hỏi hay u cầu trị mình đọc đúng. Nếu giáo
viên khơng đọc mẫu tốt thì sẽ khơng nhận ra lỗi phát âm hay giọng điệu chưa phù hợp
ở học sinh. Vì vậy cũng khơng biết chữa cho học sinh như thế nào để đọc đúng, đọc
hay.
Hay nói khác hơn, để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc tốt thì trước tiên người
giáo viên phải đọc mẫu cho tốt, sao cho thu hút học sinh vào nội dung bài đọc. Cho
nên việc đọc mẫu của giáo viên hết sức quan trọng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo
viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 7


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai


đúng hơn nội dung bài đọc cũng như khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của trẻ em,
làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng
hấp dẫn hơn.
Vì lẽ đó, khi soạn bài tơi tìm hiểu kĩ bài tập đọc để khi lên lớp tôi sẽ đọc
đúng và thể hiện giọng đọc tự nhiên hơn. Tơi ln chú ý tìm hiểu từ ngữ, câu khó,
giọng đọc của bài văn, nhịp thơ; phân biệt lời kể, lời thoại của từng nhân vật và cách
ngắt nhịp qua mỗi bài tập đọc. Khi đọc tôi yêu cầu cả lớp ổn định trật tự theo dõi bài ở
sách giáo khoa để tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu
học sinh đọc thầm theo. Trong q trình đọc, tơi đứng ở vị trí bao qt lớp, cầm sách
mở rộng, khơng đi lại, thỉnh thoảng mắt dừng nhìn sách nhìn lên học sinh nhưng
không để bài đọc bị gián đoạn.
Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng (STV – Tập 2 - Trang 100)
Khi đọc mẫu bài này, tôi đọc với các giọng khác nhau:
- Giọng người kể: ấm áp, trìu mến.
- Giọng Bác: nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm.
- Giọng các em thiếu nhi: thể hiện sự vui mừng, ngây thơ.
- Giọng của bạn Tộ: nhẹ nhàng, rụt rè.
Ngoài phần chuẩn bị của tơi thì vai trị của học sinh cũng góp phần quan trọng
trong việc đọc tốt. Nếu ở nhà các em không xem trước bài, đọc lại chậm hay bỏ chữ,
lẫn lộn giữa các âm thì khơng đọc tốt được. Vì vậy tơi u cầu học sinh luyện đọc
trước bài đọc ở nhà nhiều lần và khi vào tiết học thì phải trật tự lắng nghe cơ hoặc bạn
đọc. Hơn nữa, đọc tốt cũng cịn do khí chất của mỗi học sinh. Có em dáng người nhỏ
nhưng giọng đọc lại to, rõ, đúng. Có em dáng người cao lớn nhưng lại đọc lí nhí,
khơng rõ ràng. Rèn đọc cho các em thực ra cịn rèn cả tính độc lập, tự tin, mạnh dạn,
kiên trì, yêu văn thơ, sách, truyện. Khi đọc được, đọc đúng các em cảm thấy vui
sướng phấn khởi, tôi cũng cảm thấy thoải mái khi đến tiết học này.
3.2 Luyện đọc đúng từ ngữ, câu
3.2.1 Luyện đọc đúng từ ngữ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung


Năm học: 2015 – 2016

Trang 8


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân mơn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Trong q trình chuẩn bị bài dạy, tôi chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy, các bước
lên lớp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc làm của tôi và học sinh. Đồng thời, tơi
cũng dự tính cụ thể lỗi của bài hơm đó mà học sinh hay mắc phải để tìm cách khắc
phục cho các em trong giờ học. Tuy nhiên, nếu trong lúc học sinh đọc bài, từ ngữ nào
mà có ít học sinh đọc chưa đúng thì tơi chỉ chỉnh sửa cách phát âm riêng cho một số
cá nhân đó. Cịn nếu có nhiều học sinh đọc chưa đúng thì tôi sẽ hướng dẫn phát âm
chung cho cả lớp.
VD: Bài “Mùa xuân đến” (SGK Tiếng Việt 2 tập 2, trang 17)
Dự kiến những từ ngữ mà học sinh có thể phát âm chưa chính xác là:
+ Âm đầu s – x: xuân, xanh, sâu, sáng
+ Thanh hỏi, thanh ngã: nhãn, những, (rực) rỡ, (hình) ảnh, nảy (lộc)
+ Vần au – ao: (hoa) cau, (nhanh) nhảu, chào mào, báo
Khi cho các em luyện đọc từ ngữ, tôi thường xuyên gọi những học sinh đọc
chưa chính xác trình bày trước lớp. Song, để giúp những em này đọc được đúng thì
việc gọi một số em hồn thành tốt đọc to, thật chính xác là một việc làm khơng thể
thiếu bởi vì những em đọc chưa tốt sẽ bắt chước các bạn để đọc và như vậy các em sẽ
có ý thức tự sửa hơn. Sau đó, cả lớp sẽ đọc đồng thanh những từ ngữ cần luyện đọc.
Tôi tăng cường cho các em nhận xét lẫn nhau để các em có thể tự sửa lỗi cho bạn và
cũng nhằm rèn kĩ năng nói cho các em. Nếu học sinh khơng làm được việc này, tôi
kịp thời uốn nắn sửa ngay cho các em. Bên cạnh đó, tơi cũng thường xun động
viên, khuyến khích, tun dương học sinh kịp thời những em có tiến bộ về kĩ năng
đọc trong các tiết học.
Tương tự, tôi áp dụng biện pháp như trên trong phần luyện phát âm từ khó mà

học sinh dễ lẫn lộn trong mỗi bài tập đọc (Tùy theo mỗi bài tập đọc mà tôi liệt kê
những từ, cụm từ mà tôi nhận thấy phần đông học sinh trong lớp tôi đọc chưa đúng).
Rèn đọc phụ âm đầu:
Ở phần này, học sinh thường đọc chưa chính xác một số phụ âm đầu do lỗi phát
âm chưa chuẩn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung

Năm học: 2015 – 2016

Trang 9


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

VD: Khi dạy bài “ Bà cháu ” (SGK Tiếng Việt 2- tập 1, trang 86 - 87) trong bài
có câu: “ Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng”
Học sinh thường đọc: “gi” thành “d” và “s” thành “x”; “giàu sang” học sinh
đọc là “dàu xang” “sung sướng” học sinh đọc là “xung xướng”.
Đầu tiên, tôi đọc thật chuẩn các từ trên rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đó
đến những em đọc chưa đúng đọc lại nhiều lần.
Tôi hướng dẫn cách phát âm “s”; “x” như sau:
- Âm “s”: lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía trên hai bên lưỡi.
- Âm “x”: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn lưỡi.
Rèn đọc đúng vần:
Một số em chưa phân biệt rõ cách phát âm một số vần. Vì thế, tơi tiến hành
phân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em đọc chưa chính xác.
VD: Khi dạy bài tập đọc “Cây xồi của ông em” (SGK Tiếng Việt 2 - tập 1,
trang 89) không đọc “lúc lủi” mà đọc là “lúc lỉu”. Tơi cũng cho kết hợp phân tích
tiếng và đánh vần tiếng “lỉu” và tiếng “lủi” để các em nhận ra sự khác nhau về cấu tạo
tiếng. Từ đó các em đọc đúng, không đọc nhầm nữa.

Rèn đọc đúng âm cuối:
Đối với các em đọc còn lẫn lộn âm cuối như: vỡ tan/ vỡ tang, khát nước/ khác
nước, ẩm ướt/ ẩm ước,... Tôi giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa 2 vần và từ đó
cách phát âm cũng khác nhau. Tôi cũng phát âm thật chuẩn các từ này sau đó cho
nhiều học sinh phát âm chưa chính xác đọc lại rồi cho cả lớp đọc đồng thanh.
Đối với các em đọc nhỏ, phần lớn là do các em thiếu tự tin, ngữ điệu thấp,
không biết cách lấy hơi. Vì vậy, tơi cũng hướng dẫn học sinh lấy hơi bắng cách tập hít
thở sâu để lấy hơi khi đọc. Ngồi ra, trong tiết học, tơi thường đến bên cạnh các em
đọc chưa tốt để tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân thiện và kịp thời uốn nắn, chữa
lỗi phát âm cho các em. Đồng thời tôi cũng thường xuyên động viên, khuyến khích
các em thể hiện giọng đọc như lúc các em trò chuyện, vui chơi cùng bạn bè. Từ đó,
các em được rèn luyện và dần dần giọng đọc to hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
10

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Rèn đọc đúng dấu thanh:
Tôi rèn học sinh đọc đúng các dấu thanh: phân biệt giữa thanh hỏi, thanh ngã
và phương ngữ Nam Bộ.
VD: rỏ ràng/rõ ràng, mở màng/mỡ màng, bé ngả/bé ngã….
Đối với học sinh lớp tôi, như phần thực trạng đã nêu: các em thường đọc chưa
chính xác từ ngữ, thiếu dấu thanh nhiều. Do vậy, trong mỗi giờ Tập đọc, tơi đều có
u cầu riêng là rèn đọc đúng các dấu thanh chủ yếu là rèn đọc cá nhân.
VD: Bài tập đọc “Cây xồi của ơng em” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1, trang 89),

phải đọc “lẫm chẫm” không đọc “ lẫm chẩm” tôi hướng dẫn học sinh hai dấu thanh
ngã đi liền nhau thì cần phải nhấn giọng cả hai tiếng. Như vậy, để luyện cho các em
đọc đúng tiếng, từ, cụm từ thì trước tiên ta phải luyện âm một cách chính xác và có
hiệu quả. Vì vậy, trước tiên tơi bồi dưỡng cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng
sớm càng tốt.
Sau thời gian khoảng 5 – 6 tuần, học sinh lớp tơi có tiến bộ rất nhiều về cách
phát âm.
3.2.2. Luyện đọc câu
Sau khi luyện đọc từ, tôi chuyển sang luyện đọc câu. Tôi cho học sinh đọc nối
tiếp theo dãy bàn hoặc theo tổ. Khi đó, mỗi học sinh được tham gia tích cực vào q
trình luyện tập. Qua đó mà bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân. Trong lúc từng cá
nhân đọc nối tiếp theo câu, tôi chú ý lắng nghe học sinh đọc. Tuy nhiên, trong quá
trình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi một cách tuỳ tiện. Để hướng dẫn
học sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tơi chép câu khó lên bảng, sau đó
tơi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ nào.
Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “…” đọc
chậm lại, kéo dài, dấu gạch chân (

) biểu thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào các

tiếng có vần khó cần luyện đọc, tiếp đến tơi cho học sinh dùng bút chì ghi ký hiệu để
ghi lại ngữ điệu của bài. Chẳng hạn lên giọng ( ) , xuống giọng( ) . Tiếp theo, tôi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
11

Năm học: 2015 – 2016

Trang



Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

đọc mẫu lại và cho hai học sinh đọc tốt đọc cho cả lớp nghe. Sau đó, tơi cho học sinh
luyện đọc cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cây xồi của ơng em” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1, trang 89)
câu: “Ăn quả xồi cát chín trảy từ cây của ơng em trồng, kèm với xơi nếp hương, thì
đối với em khơng thứ q gì ngon bằng.” Tơi tiến hành hướng dẫn đọc như sau:
Tôi đọc cho học sinh phát hiện ngắt nghỉ ở chỗ nào? ( Ngắt ở từ “chín”,
“trồng”, “hương”, “ em”, nghỉ ở từ “bằng”).
Hỏi: Vì sao cơ ngắt ở từ “chín”, “trồng”, “hương”, “ em” ? (vì đọc đến đó ta
thấy nó diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn).
Sau đó, tơi dùng phấn gạch một nét xiên ( / ) sau từ “chín”, “trồng”, “hương”,
“em” để trong q trình đọc, học sinh đọc đúng.
Hỏi: Vì sao cơ nghỉ hơi ở từ “bằng”- học sinh nêu cách nhận biết: (vì đã có dấu
kết thúc câu). Tơi gạch 2 nét xiên ( // ) sau từ “ bằng”.
Ăn quả xồi cát chín / trảy từ cây của ơng em trồng,/ kèm với xơi nếp hương,/
thì đối với em / khơng thứ q gì ngon bằng//.
Tơi cho vài học sinh đọc tốt luyện đọc trước và sau đó luyện đọc cho học sinh
cả lớp. Lưu ý cho học sinh khi đọc câu văn dài, các em cần ngắt hơi ở một số cụm từ
dài và cụm từ đó phải diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
Tôi hướng dẫn cách ngắt nhịp trong câu thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây dừa” (SGK Tiếng Việt 2- tập 2, trang 88)
Tôi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ bằng cách: Tôi đọc trước, học sinh lắng
nghe. Sau đó, học sinh nói rõ trong câu đó ngắt nhịp mấy cho hợp lý rồi tiến hành
luyện đọc:
Ai mang nước ngọt, / nước lành, /
Hoặc:

Tiếng dừa / làm dịu nắng trưa /


3.3. Luyện đọc đúng dạng thơ, văn xuôi
3.3.1. Luyện đọc đúng dạng thơ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
12

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách
cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy, khi đọc thơ vần thể hiện được tình cảm của
tác giả gửi gắm trong từng từ, dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
Đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, ý thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái tình cảm.
Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một cơng việc không thể thiếu được đối với giáo viên và
học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do
khơng tính đến nghĩa, chỉ đọc theo thể thơ. Do vậy, khi dạy những bài tập đọc là thơ ở
giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng
dẫn.
Ví dụ: Bài “Mẹ” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1, trang 101)
Những ngơi sao/ thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
Đêm nay/ con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
Riêng ở câu thơ: “ Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời”, tôi lưu ý học sinh đọc
chậm lại, nhịp giãn ra để tạo cảm xúc cho người nghe.
Học sinh sẽ được luyện đọc mỗi em đọc hai dòng thơ nối tiếp nhau cho đến hết
bài. Tôi yêu cầu các em dùng bút chì đánh dấu các kí hiệu vào sách để khi đọc không

bị quên.
Đến giai đoạn học kì hai, tơi để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng
của mình ở từng câu. Nếu học sinh nói đúng, tơi cơng nhận ngay và cho các em đánh
dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nêu chưa đúng thì tơi sửa lại ngay.
Ví dụ: Bài “Tiếng chổi tre”
Học sinh thường ngắt nhịp như sau:
Những đêm hè /
Khi ve ve /
Đã ngủ /
Tôi lắng nghe /
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
13

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Trên đường / Trần Phú /
Tôi đã sửa lại câu học sinh chưa hoàn thành và cho các em thấy cần ngắt nhịp
như thế.
Ví dụ: Câu “Trên đường Trần Phú” ngắt nhịp như trên là chưa đúng vì câu
“Trên đường Trần Phú” là một cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ “đường”
thì cụm từ đó sẽ bị tách.
3.3.2 Luyện đọc đúng dạng văn xuôi
Tương tự như thơ, tôi chú trọng rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng.
Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được
tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp

với các dấu câu, ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm. Đối với những câu văn
dài, tôi cũng hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Có thể tơi cho học sinh tự tìm
những câu văn dài đó hoặc do chính tơi đưa ra. Sau đó, tơi u cầu học sinh xác định
cách ngắt giọng. Bên cạnh đó, tơi cịn giúp học sinh đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài
những từ quan trọng trong bài, những từ chìa khóa của bài.
Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi
ở dấu chấm; đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể,
thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến
cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngồi ra, cịn
phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Sau nhiều lần như thế, học sinh đã nâng dần lên khả năng biết đọc ngắt nghỉ
trong câu văn và đã xác định được những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài.
Ngồi ra, đối với những bài có lời thoại, tơi hướng dẫn kỹ học sinh cách lên
giọng cuối câu hỏi, xuống giọng cuối câu kể và còn phải biết phân biệt được giọng
của người dẫn chuyện và lời của các nhân vật.
VD: Bài “Bác sĩ Sói” (SGK Tiếng Việt 2 tập 2, trang 41) thể hiện giọng đọc:
+ Lời người dẫn chuyện: đọc giọng thong thả
+ Lời Sói: giả bộ hiền lành
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
14

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

+ Lời Ngựa: giả bộ hiền lành, ngoan ngoãn
Cũng như thơ, sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, tôi gọi nhiều em

đọc, các em học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc. Việc luyện cho học sinh đọc
đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và các em
nắm chắc được cách đọc đúng văn bản mà khơng phải tình trạng học vẹt.
3.4. Luyện đọc thầm
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy được rằng đọc thầm thực sự có ưu thế
hơn hẳn đọc thành tiếng. Dạy đọc thầm chính là dạy cho học sinh đọc có ý thức. Kết
quả của việc đọc thầm là giúp cho học sinh hiểu đúng ý nghĩa của từ, cụm từ, câu,
đoạn, cả bài, nghĩa là tồn bộ những gì các em được đọc.
VD: Khi dạy bài “ Câu chuyện bó đũa” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1, trang 112 113), khi các em đọc thầm, các em hiểu được câu chuyện có những nhân vật nào:
người cha và bốn người con. Thông qua đọc thầm các em hiểu được “Người cha
muốn khuyên các con điều gì?” Các em sẽ nói lên được cảm nghĩ của bản thân khi
đọc bài văn đó chính là: Anh em phải đồn kết, thương u, đùm bọc lẫn nhau, có
đồn kết mới tạo nên sức mạnh.
Vì thế, trong tiết học, trong lúc tôi đọc mẫu hay một học sinh nào đó đọc chẳng
hạn, tơi thường nhắc nhở các em theo dõi và đọc thầm theo bài. Tơi cũng giải thích
thêm cho các em thấy được tầm quan trọng của việc đọc thầm đó là các em được rèn
luyện sự theo dõi của đôi mắt một cách nhạy bén; sự im lặng lắng nghe người khác
đọc cũng chính là tơn trọng người khác- một kĩ năng trong giao tiếp và các em được
rèn luyện cũng như được học hỏi thêm về kĩ năng đọc cho bản thân. Đồng thời, việc
lắng nghe bạn đọc cịn giúp cho các em có thể đánh giá, nhận xét được về cách đọc
của bạn.
Tuy nhiên, để kiểm sốt được q trình đọc thầm của học sinh, tôi cũng quy định
thời gian đọc cho từng đoạn hoặc cho cả bài và yêu cầu học sinh nào đọc xong rồi thì
giơ tay báo cho giáo viên biết. Thỉnh thoảng, tơi cũng gọi bất kì một học sinh nào đó
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
15

Năm học: 2015 – 2016

Trang



Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

đọc to câu văn mà em đang đọc thầm đến đó nhằm theo dõi quá trình đọc thầm của
học sinh như thế nào.
3.5. Luyện đọc củng cố và nâng cao
Hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ theo chuẩn kiến thức, không đọc ê - a,
không đọc quá nhanh hoặc quá nhỏ, tôi điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc. Cụ
thể bằng cách trước khi dạy, tơi đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến học sinh
đọc bao nhiêu phút. Đồng thời, tôi cũng lưu ý học sinh điều chỉnh giọng đọc sao cho
bạn ngồi ở vị trí xa nhất lớp có thể nghe được giọng đọc của mình. Ngoài ra, tư thế
khi đứng đọc cũng cần thoải mái, sách mở rộng, cầm bằng hai tay và mở trang sách để
ở hướng có ánh sáng chiếu vào.
Khi dạy các bài có tranh, tơi sử dụng phương pháp trực quan là cho học sinh
quan sát tranh minh họa các bài tập đọc ở sách giáo khoa để giúp các em dễ hiểu và
biết thêm một số hình ảnh, chi tiết, nhân vật ở trong bài .
Phân mơn Tập đọc có nhiệm vụ rèn các kỹ năng: nghe, nói, đọc. Trọng tâm là
kỹ năng đọc. Để hình thành và phát triển tốt các kỹ năng này cho học sinh, tôi tổ chức
các hoạt động trên lớp sao cho tất cả các học sinh đều được đọc, nếu như các em đọc
tốt rồi thì hướng dẫn các em đọc hay hơn. Cịn các em đọc chậm, nhỏ thì tơi u cầu
các em đọc tăng dần tốc độ và đọc to dần. Ngoài ra, tôi cũng yêu cầu học sinh học hỏi
cách đọc của những em đọc tốt. Đồng thời, tôi cũng tuyên dương kịp thời những em
đọc tốt và những em có nhiều tiến bộ.
3.6. Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trong khâu luyện đọc.
Nếu trong một tiết học mà chỉ có một hình thức luyện đọc thì sẽ dễ dẫn học sinh
đến chỗ nhàm chán, mất tập trung và hiệu quả luyện đọc sẽ khơng cao.
Do đó, để tiết luyện đọc diễn ra sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh luyện đọc tốt
hơn, tôi đã tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trong khâu luyện đọc như đọc cá
nhân, đọc đồng thanh, đọc nhóm, đọc phân vai, thi đua,...Có khi, tơi cho học sinh

luyện đọc trong nhóm nhằm tạo điều kiện cho các em thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
16

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

thần trách nhiệm của mình trong nhóm. Cũng từ đó, các em sẽ có ý thức nổ lực, phấn
đấu hơn khi tơi cho học sinh ở các nhóm thi đọc với nhau.
Vào những tiết học củng cố kiến thức luyện đọc ở buổi hai, tơi thường cho một
số học sinh cịn hạn chế về kĩ năng đọc được rèn đọc nhiều hơn từng câu, đoạn trong
các bài tập đọc. Khi đó, tơi thường đến cạnh bên các em để theo dõi và uốn nắn cho
các em. Đồng thời, tôi cũng thường tổ chức cho các em luyện đọc phân vai. Vì khi
học sinh đọc phân vai nghĩa là mỗi em phải đảm nhận vai của mình thì các em phải có
tinh thần trách nhiệm theo dõi, đọc thầm theo bài đọc để có thể thể hiện tốt vai của
mình. Tuy nhiên, trước khi các em bắt đầu đọc, tôi cũng lưu ý các thêm các em cần
thể hiện tốc độ đọc cũng như giọng đọc sao cho phù hợp với từng vai trong bài. Song
song đó, tơi nhắc nhở các học sinh cịn lại tập trung đọc thầm theo dõi bài để có thể
đưa ra nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt. Song song đó, tơi vẫn khơng qn
hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với từng đối tượng học sinh trong lớp
học của mình. Nhờ vậy, mà học sinh đã có hứng thú tham gia tích cực vào tiết học và
mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong giờ luyện đọc.
3.7. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh
Kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào sự nhiệt tình, tích cực
giảng dạy của giáo viên mà bên cạnh đó ý thức tự học, tự rèn luyện, tự phấn đấu của
chính từng cá nhân học sinh ngay ở nhà cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng.

Bởi lẽ, người giáo viên có dạy nhiệt tình đến đâu đi chăng nữa mà một khi học sinh
khơng có ý thức tự học và khơng có hứng thú học thì cũng khơng đạt kết quả tốt được.
Do đó, sự kết hợp giáo dục chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh là hết sức
cần thiết. Vì lí do đó, ngay từ giai đoạn đầu năm, tôi đã tổ chức cuộc họp cha mẹ học
sinh để tiếp xúc trao đổi với cha mẹ các em một số vấn đề như sau :
+Về yêu cầu đặt ra đối với môn Tập đọc, về cách đánh giá môn học, cũng như các
căn cứ để đánh giá cuối năm. Từ đó, phối hợp với phụ huynh nhằm nhắc nhở các em
có ý thức tự luyện đọc bài ở nhà và có sự giám sát của cha mẹ hay anh chị của các
em. Các bậc cha mẹ cần hỗ trợ các em lên một thời gian biểu học tập ở nhà. Để từ đó,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
17

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

nhắc nhở và theo dõi các em học tập theo thời gian biểu đó. Khi các em đã có ý thức
tự giác thực hiện việc học tập theo thời gian biểu thì các em có thể được vui chơi, giải
trí.
+ Phụ huynh cần có sự quan tâm đến các em nhiều hơn trong việc nhắc nhở các
em bảo quản sách giáo khoa Tiếng Việt, vở, cũng như các đồ dùng học tập khác ở
nhà. Hơn thế nữa, phụ huynh cần hỗ trợ các em đem sách giáo khoa Tiếng Việt đầy
đủ khi đến lớp.
Tôi cũng thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh qua điện thoại, hoặc
đến thăm hỏi trực tiếp gia đình học sinh, đặc biệt là những học sinh cịn hạn chế về kĩ
năng đọc. Qua trao đổi với phụ huynh học sinh, tơi nắm bắt được hồn cảnh gia đình
của từng em trong lớp, từ đó tơi đã áp dụng một số biện pháp sau:

+ Tôi thường xuyên chú ý đến các em, giúp đỡ, động viên các em cố gắng học.
+ Tôi thường trao đổi với phụ huynh về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc
học trong thời đại hiện nay.
+ Trong năm học, tơi bố trí một số học sinh có kĩ năng đọc tốt trong lớp ngồi
cạnh các em còn hạn chế về kĩ năng đọc để kèm cập, nhắc nhở và hỗ trợ những em
này trong tiết học chính thức, cũng như học buổi hai và cả mười lăm phút truy bài đầu
giờ.
+ Tôi cũng phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong giờ truy bài đầu giờ để
tăng cường hỗ trợ những bạn chưa có kĩ năng đọc tốt.
+ Tơi khuyến khích, hỗ trợ các em trong lớp có nhà ở gần nhau lập thành một
nhóm học tập khoảng 4 – 5 bạn, để vào một số buổi chiều trong tuần các em cùng
nhau họp nhóm học tập và tơi thường xuyên hỏi thăm, kiểm tra cũng như hỗ trợ các
em khi gặp khó khăn trong việc học nhóm.
Sau nhiều lần thì học sinh trong lớp tơi đã có ý thức tự học, nhiều gia đình đã
bắt đầu quan tâm hơn trong việc học của các em và họ đã phối hợp với giáo viên để
nâng cao kết quả học tập của con em mình như: thường xuyện gọi điện thoại hỏi thăm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
18

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân mơn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

về tình hình học tập của các em để nhắc nhở thêm con em mình chuẩn bị bài ở nhà,
mua sắm dụng cụ học tập đầy đủ …
4. Kết quả:
Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên để rèn kĩ năng đọc cho học sinh

lớp Hai/1, tôi đã thu được kết quả như sau:
Các giai đoạn Đầu năm
SL(Học Tỉ lệ
sinh)
Các mức độ đọc
Đọc đúng, rõ ràng từng từ, câu, 11/6

Cuối HKI
SL(Học Tỉ lệ

Cuối năm học
SL(Học Tỉ lệ

(%)

sinh)

(%)

sinh)

(%)

39,4

19/8

67,9

28/15


100

ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
Đọc ê – a, lệch chuẩn
5/3
17,8 3/3
10,7 0
Đọc ngắt nghỉ tùy tiện
8/4
28,5 5/3
17,8 0
Đọc đánh vần từng tiếng
4/2
14,3 1/1
3,6
0
Biểu đồ đánh giá tình hình học sinh lớp Hai/1 đọc qua các giai đoạn
Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy phương pháp tôi thực nghiệm đã đạt được
kết quả đáng kể. Thực tế trên lớp tôi dạy, học sinh đọc bài không cịn đọc chậm, phát
âm chưa chính xác tiếng/ từ, đọc ê – a, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ, ... mà các em
tiến bộ hẳn lên không những ở phân mơn Tập đọc mà cịn ở những mơn học khác nữa.
Các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin phấn khởi hơn khi vào tiết học. Đây chính là nền
tảng vững chắc cho các em học các môn học khác và cũng để học lớp cao hơn. Từ kết
quả trên, tôi khẳng định con đường tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng qua nghiên cứu đã
đem lại kết quả khả quan trong giảng dạy .
5. Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên cần đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy hàng năm và học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp trong quá trình dự giờ, thăm lớp nhằm phối kết hợp
những biện pháp giảng dạy tối ưu và hiệu quả hơn ở phần dạy luyện đọc của phân

môn Tập đọc.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
19

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

- Người giáo viên ln cần phải tìm hiểu tâm lí của từng học sinh, thường xuyên gần
gũi, thân thiện với các em nhưng đồng thời cũng phải thật sự nghiêm khắc với học
sinh.
- Giáo viên cần không ngừng trau dồi về chuyên mơn, tìm hiểu và nghiên cứu thêm tài
liệu về các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.
- Giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp giáo dục học sinh, đặc biệt là sự phối hợp
chặt chẽ với gia đình học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
20

Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai


PHẦN KẾT LUẬN
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
- Đọc thật sự là một nhu cầu to lớn của người đi học, đọc để đến với những
hiểu biết cao hơn, vươn đến những thành tựu trí thức cao hơn và nhất là trong thời đại
văn minh hiện nay thì việc đọc ở mỗi con người không thể thiếu được. Muốn học sinh
đọc đúng thì cần phải làm thế nào để học sinh thấy được tầm quan trọng của nó. Đưa
ra cho học sinh thấy được lợi ích khi đọc đúng. Khi học sinh đã thích đọc thì vai trị
của người giáo viên là uốn nắn, nâng đỡ, sửa lỗi bằng nhiều hình thức như khảo sát,
kiểm tra, động viên, khen thưởng. Các hình thức kiểm tra này phải luôn thay đổi cho
phù hợp để học sinh không cảm thấy nhàm chán. Đối với Tập đọc thì phải thường
xuyên kiểm tra giọng đọc của học sinh, khi dạy không những rèn đọc đúng mà phải
chú ý đến luyện đọc hay, diễn cảm. Muốn học sinh mình đạt được những kỹ năng
trên, trong mỗi bài đọc, bài kiểm tra giáo viên cần đánh giá, khen ngợi kịp thời, cần
lấy những gương tốt để nêu lên cho các em học tập lẫn nhau.
- Cần phải chuẩn bị kĩ bài dạy như: Tìm hiểu cách đọc, luyện đọc diễn cảm bài
đọc và tìm hiểu nội dung bài, dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như
thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng, đọc nhanh một cách linh hoạt, khéo léo.
Phải thương yêu, gần gũi, giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp
phải khó khăn, vướng mắc gì trong cách phát âm, cách đọc cũng như tìm hiểu bài để
từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt khi dạy học phải luôn luôn hướng tập
trung về học sinh, tạo điều kiện cho các em luyện đọc để tạo sự tự tin cho các em.
- Trong quá trình giảng dạy, nên vận dụng nhiều phương pháp, hình thức để
thay đổi khơng khí học tập, gây hứng thú cho học sinh.
Với cách dạy tận tình cùng với sự tìm tịi nghiên cứu của bản thân, áp dụng
ngay chính lớp mình chủ nhiệm, chắc chắn việc đọc của học sinh sẽ tiến bộ rõ nét.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
21


Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

Với cách dạy, cách rèn đọc này không chỉ áp dụng ở chương trình lớp Hai.
Mà theo tơi nghĩ đã là mơn Tập đọc thì yêu cầu trọng tâm là rèn luyện cách đọc cho
học sinh nên có thể mở rộng áp dụng ở bậc Tiểu học trong tỉnh. Tuy nhiên, ở từng
điều kiện mà giáo viên thay đổi các biện pháp, phương pháp cho phù hợp với học sinh
của mình.
3. Kiến nghị
Đối với ngành:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm với các giáo viên giỏi ở các trường khác qua mở các chuyên đề.
Cần bổ sung thêm cơ sở vật chất và đảm bảo về phịng học để học sinh tồn
trường đều được học lớp 2 buổi/ ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp dạy học rèn kĩ năng đọc trong phân
mơn Tập đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng mà tơi đã
tìm tịi học hỏi tài liệu, đồng nghiệp và ghi chép lại trong quá trình giảng dạy thực tế
trên lớp tơi chủ nhiệm. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và
đồng nghiệp để năm học sau đạt được kết quả cao hơn.
Người viết

Nguyễn Thị Nhung

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
22


Năm học: 2015 – 2016

Trang


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai

4.Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2008
- Giáo trình Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục.
Năm 2006.
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà
Nội. Năm 2006.
- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Giáo dục. Naêm 2006.
- Sách Tiếng Việt 2 (Tập 1+2). Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2009
- Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (Tập 1+2). Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2009

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
23

Năm học: 2015 – 2016

Trang



×