Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận phân tích về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.67 KB, 3 trang )

NHÀN
- Nguyễn Bỉnh KhiêmNhững nhà tho xưa có cách sống rất lỗi lạc. Ở thời vua hiền, đất nước hưng thịnh thì
đem hết sức mình ra cống hiến. Ở thời thế loạn lạc, vua chúa xa hoa, quan lại hoành hành,
những vị quan chính trực cáo quan về ở ẩn dể giữ trọn vẻ đẹp cho nhân cách của mình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người học cao hiểu rộng, đỗ trạng nguyên, học vị cao.Thấy xã hội
rối rem, ông cáo quan về quê nhà mở lớp dạy học, được môn sinh tôn là Tuyết Giang phu
tử. Tại đây, ông đã viết nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng, trong đó có tác phẩm “ Nhàn”. Bài
thơ là quan niệm về lẽ sống “nhàn” của nhà thơ, qua đó ta thấy được nhân cách thanh cao
của nhà thơ.
“Nhàn” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với những vần thơ giản
dị nhưng mang rất nhiều ý nghĩa rất sâu đậm:
“ Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhiền xem phú quí tựa chiêm bao.”
Thông qua bài thơ, Nguyễn Bình Khiêm nói lên lối sống “nhàn” của mình. “Nhàn" là quan
niệm sống tránh xa vòng danh lợi giả tạo, cuộc sống phú quí, vinh hoa để giữ phẩm chất
của mình được trong sạch. “Nhàn” là một cuộc sống nhàn nhã, êm đềm, không ganh đua,
tranh chấp, một cuộc sống lao động bình dị, độc lập, không bị ràng buộc và lệ thuộc vào
thế lực nào
“ Một mai, một cuốc, một cân câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Mai, cuốc là hai loại nông cụ gắn liền với cuộc sống lao động của người bình dân. Từ việc
lao động chân chính để mưu sinh, nhà thơ tự tạo ra được cuộc sống vật chất cho mình,
không lệ thuộc, cần gì có đó.Cuộc sống tinh thần của nhà thơ giản dị với hình ảnh cần
câu.Những dụng cụ này gợi lên một cuộc sống đủ để tự cấp, tự túc, tự tại. Sử dụng số từ
một chỉ số lượng rất ít, chỉ có một mà thôi. Thế nhưng với nhịp thơ 2/2/3, câu thơ gợi tả


phong thái khoan thai, an nhan, thong thả, không hề buồn rầu, mặc cảm về cuộc sống it ỏi
về vật chất. Mọi thứ đều tối thiểu nhưng lại đem đến giá trị tối đa. Ai là đại từ để chỉ
người đời, riêng nhà thơ, miệng lưỡi người đời không thể tác động vào ông. Dù ai sung
túc, ai cao sang, vui thú chốn nào thì cũng mặc, nhà thơ cứ ung dung, thẩn thơ với cuộc
sống hiện có của mình. Đó là cách sống chân chính, một cuộc sống nhàn tâm cao quí thật
đáng cho cuộc sống. Với lối sống nhàn tâm của Nguyễn Bình Khiêm, ta có thể so sánh với
cuộc sống của Nguyễn Trãi trong bài thơ “ Cảnh ngày hè”. Nguyễn Trãi ngắm cảnh hè vào
lúc rỗi nhưng tâm lại không nhàn, còn Nguyễn Bình Khiêm lại sống trong cuộc lao động
vất vả, không hề rảnh rỗi nhưng lại rất nhàn về tâm hồn.


Quan niệm sống “nhàn” của nhà thơ không chỉ dừng lại ở cách sống ung dung, tự
tại. Quan niệm ấy còn gắn chặt với quan niệm “ dại – khôn” được thể hiện cụ thể trong hai
câu thực:
“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Nhà thơ đưa ra hai lẽ sống giữa hai loại người dại và khôn. Ông tự nhận mình dại, tự tìm
đến những “ nơi vắng vẻ” , không có lợi lộc, sống với thiên nhiên,đồng quê, tránh xa xã
hội ồn ào, lộn xộn. Với động từ tìm, ông thể hiện thái độ chủ động, rất bằng lòng với sự
lựa chọn “dại” của mình, ngầm tự hào, vui mừng vì mình “dại”, kiêu hãnh về tài trí của
mình. Từ đó, ông chủ động nhường lại cho người khôn “ chốn lao xao”, chốn cung đình
nhiều bổng lộc hậu hĩnh.Trong câu thơ, ta còn thấy cụ Trạng Trình đang mỉm cười châm
biếm , phê phán những kẻ nịnh thần suốt đời chạy theo danh lợi, tiền tài.Có câu : đại trí
nhược ngu” nhìn qua có vẻ nhà thơ rất “ngu” khi có tài cao vậy mà lại sống đạm bạc. Thế
nhưng vốn dĩ cuộc sống có qua có lại, được cái này thì mất cái kia. Nhà thơ mất đi cuộc
sống vật chất nhưng lại có được cuộc sống tinh thần.
“Nhàn” là cuộc sống nhàn tâm tức là sống thuận theo lẽ tự nhiên. Hai câu luận đã
nói lên điều đó, về một cuộc sống bình dị, thuận theo lẽ tự nhiên của nhà thơ.
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Câu thơ thể hiện cuộc sống ổn định, nề nếp, mùa nào thức nấy của nhà thơ. Măng trúc và
giá là những món ăn đạm bạc, giản dị . Hồ sen và ao là những hình ảnh rất dân dã. Mọi thứ
đều sẵn có trong tự nhiên, đồng thời lối sống đó làm cho con người trở nên thanh sạch,
giây phút trở về với những gì nguyên sơ nhất, trong lành nhất. Lối sống “nhàn” của nhà
thơ rất thanh đạm nhưng thật thanh cao.
Từ cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày, nhà thơ đưa ra triết lý sống của mình
được trình bày trong hai câu kết
“ Rượu, đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Như đã nói, quan niệm nhàn của nhà thơ dựa trên cơ sở sống thuận theo lẽ tự nhiền tức
không ép buộc cũng không né tránh, chuyện gì tới thì tới, ta đón nhận hết. Ông tự sống
“nhàn”, chứ không ép buộc mình sống “nhàn”. Vì thế ông cũng không ép mình uống hay
cấm uống rượu. Ông cũng muốn thấy cái phú quý, tò mò về nó qua từ “nhìn xem”. Nhìn rõ
để biết, để hiểu chứ không khát khao, theo đuổi nó. Xem cho kĩ để nhận ra cái sai cái
đúng, từ đó biết nên học hỏi hay né tránh.Đồng thời cũng là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi
người. Rượu là biểu tượng cho tác động làm con người mất tỉnh táo, lí trí, dễ bị rơi vào
vòng cám dỗ .Cái “bã” danh lợi rất lớn,con người ta khó cưỡng lại được, một khi khi “ăn”
phải thì khó lòng “nhả” ra. Thế nhưng, nhà thơ đối diện với cám dỗ một cách thẳng thắn ,
thậm chí “ đến cội cây” ,đến tận gốc rễ của nó. Vì với ông, phú quí chỉ là chuyện chiêm
bao,mộng về thứ hão huyền, giấc mơ ấy hoàn toàn trái ngược với thực tại. Một chén rượu
với ông chỉ để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vui vẻ hơn.
“ Nhàn” là một trong những bài thơ Nôm xuất xắc nhất của nguyễn Bỉnh Khiêm.
Với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu ung dung, tự tại thể hiện rõ tâm thế thanh cao, nhàn nhã,
khí tiết, khí phách thanh bạch, tỉnh táo vượt qua cám dỗ vòng danh lợi. Đồng thời, bài thơ
còn cho ta thấy rõ bộ mặt xấu xa của xã hội phong kiến Việt Nam ở thế kỉ XVI: Vua ăn


chơi xa hoa, không chăm lo cho dân, quan lại ức hiếm, tàn nhẫn cướp bóc người dân làm
cho cuộc sống dân ngày càng cơ cực, nghèo đói, bệnh tật. Những tác phẩm cũa Nguyễn
Bỉnh Khiêm là đóng góp to lớn, thúc đẩy sự phát triển văn học của dân tộc,có sức ảnh

hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân đến tận bây giờ./.



×