Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nên làm gì khi khủng hoảng dường như sắp đến.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.26 KB, 8 trang )

Nên làm gì khi khủng hoảng dường như sắp đến?
Mấy tháng gần đây tơi có dịp gặp gỡ nhiều bạn bè, tham dự nhiều buổi trao đổi với đủ loại chủ đề khác
nhau. Cứ mỗi khi câu chuyện có đề cập đến hai chữ “Việt Nam” thì dường như khơng khí chợt chùng
xuống. Chẳng hạn:
- Bây giờ khoan về nước đã, Việt Nam sắp bị “bùm” rồi đó…
- “Bùm” là sao? - Tơi nhìn mọi người xung quanh, rồi quay trở lại nhìn người bạn đó để hỏi.
- Thì sắp có khủng hoảng rồi.
Tâm trạng bi quan ở đâu đó quanh ta, trong mỗi chúng ta. Nó chi phối nhiều thứ hơn chúng ta hình dung:
trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng câu chuyện. Thậm chí món ăn u thích ở qn ăn ruột cũng
khơng cịn hấp dẫn. Dường như khẩu phần có ít đi, gia vị khơng cịn đậm đà, chất lượng hơi giảm sút.
Dường như có gì đó rất khơng thuận lợi đang chờ ở phía trước. Dường như mọi thứ khơng rõ ràng.
Vậy chính xác chúng ta đang lo lắng về điều gì?
Tơi thử đem câu hỏi này hỏi nhiều người xung quanh, nhất là những người bày tỏ thái độ lo ngại về triển
vọng của một tương lai đen tối. Thật bất ngờ, không hề có một câu trả lời thống nhất. Rất ít người có thể
giải thích rõ ràng điều gì sắp xảy ra, và hậu quả sẽ như thế nào.
Tôi thử gặng hỏi hơn nữa. Bị dồn đến mức đó, họ đành chỉ ra những vấn đề đang nổi cộm hiện nay: chẳng
phải giá cả đang leo thang chóng mặt hay sao? Xăng tăng và sẽ cịn tăng nữa. Tỉ giá khơng ổn định, tiền
đồng đang mất giá, nghe đồn sắp bị phá giá. Nhập siêu cao. Chứng khoán tèo. Bất động sản tèo. Chơi
vàng cũng tèo.
Rõ ràng đời sống hiện nay không còn thuận lợi như trước nữa. Ai kinh doanh chắc cũng cảm nhận rõ bán
hàng lúc này khó như thế nào. Cơ hội nghề nghiệp cũng ít đi, chưa nói đến khả năng bị cắt giảm nhân sự.
Mua sắm những thứ thiết yếu nhất cũng phải chắt bóp nhiều. Nhưng như vậy liệu có quá khủng khiếp đến
nỗi mọi người phải lo sợ?
Vấn đề nằm ở cái tương lai bất định. Rất nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đối diện với rất
nhiều khó khăn, rất nhiều nguy cơ. Nhưng cụ thể ra sao thì mỗi người mỗi ý, khơng hồn tồn thống nhất
với nhau.
Vì vậy đại đa số tầng lớp bình dân cứ dựa vào từng ý mà diễn ra. Ở đây chúng ta thử phân tích một chút
về tâm lý. Khi một người cảm thấy khơng chắc chắn về một sự việc nào đó, họ sẽ có thể:
1. Tìm đến ý kiến của chun gia, người có thẩm quyền để có được lời khuyên, thậm chí quyết định
thay họ.
2. Hoặc nhìn xem xung quanh những người khác quyết định thế nào. Cũng giống như khi ta bước vào


một nhà hàng lạ, nếu không biết cách dùng thức ăn ra sao thì cứ đợi xem những người ở đó thao
tác thế nào.


Cách làm thứ 2 có thể dẫn đến hiệu ứng đám đơng, hay nói nặng hơn là tâm lý bầy đàn. Chỉ có điều, nhiều
khi tất cả mọi người ở đó đều khơng biết cụ thể mình cần làm gì, và vì vậy đều đang nhìn chờ nhau. Cho
đến khi có một người làm đại một cái gì đó (do vơ tình hoặc có chủ ý), tất cả đám đơng sẽ dựa vào đó để
nghe theo.
Thực tế, chẳng ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra, chỉ biết rằng tình hình khơng thuận lợi như năm ngối. Sắp
có khủng hoảng ư? Có thể lắm chứ, vì mọi người xung quanh đều nhận định như vậy mà? Nhưng có thật
là người nào đó nhận định như vậy khơng? Cũng khơng chắc, khơng hẳn cụ thể là ai, à… mà là… thì là
mọi người nhận định như vậy mà… Mỗi khi tôi ngồi trong một buổi trị chuyện về tình hình Việt Nam
hiện nay, tơi ln có cảm giác giống như vậy. Tơi cũng tin rằng những người khác ở đó cũng có cảm giác
đó. Khơng ai có nhận định rõ ràng, vì vậy cần dựa vào tập thể, nhưng cũng chẳng ai biết thực sự tập thể
dựa vào đâu.
Vậy khủng hoảng thực sự sắp xảy ra ở Việt Nam?
Khoan đã, sao lại gọi là khủng hoảng? Có thể chỉ là suy thối thơi. Cũng có thể là bong bóng nổ, hoặc xì
hơi. Phải vậy khơng?
Cái gọi là “sắp bùm”, “khủng hoảng”,… tạo cho chúng ta cảm giác một điều gì đó thật ghê gớm ở phía
trước. Nhưng nếu tỉnh táo nhìn kỹ, thì ta hiểu rằng bản thân chúng ta cũng chẳng hiểu rõ ràng đó là cái gì.
Nếu gọi là khủng hoảng, thì khủng hoảng về cái gì? Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ, khủng
hoảng niềm tin, khủng hoảng chính trị… Mỗi loại khủng hoảng hồn tồn khác nhau, và hậu quả của từng
loại cũng khác nhau nốt. Cái gì đang suy thối? Chẳng hạn, vấn đề ở Mỹ rất rõ ràng: thị trường bất động
sản suy thoái, khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn. Hay một trong những vấn đề của thế giới hiện nay
là khủng hoảng lương thực. Ở một vài nước châu Phi là khủng hoảng chính trị.
Ở Việt Nam có lẽ là khủng hoảng về tất cả mọi thứ! Vì tất cả đều được đề cập đến và nghĩ đến.
Nhưng nếu có khủng hoảng thực sự thì sao?
Hầu hết mọi người đều sợ ma, dù chẳng biết ma có hiện ra khơng, mặt mũi của ma thế nào, và gặp phải
ma thì hậu quả thế nào. Chỉ hình dung trong đầu là ma thì ghê rợn, gặp ma thì có thể bị xui, bị ám, bị
hành… Nhưng cụ thể thế nào thì chịu.

Dĩ nhiên, khủng hoảng không phải là ma, nên cái lo sợ khủng hoảng khơng phải là khơng có cơ sở, hồn
tồn khác với kiểu sợ ma một cách vô căn cứ.
Dù khơng rõ cái đó là khủng hoảng hay là gì nữa, cũng khơng chắc nó có xảy ra hay khơng, chúng ta vẫn
nên lo nghĩ chứ. Có kiêng có lành. Tuy nhiên, sợ khủng hoảng và sợ ma giống nhau ở một điểm: nếu một
điều gì đó khơng rõ ràng, và nhưng người khác đều nghĩ đến, thì chúng ta có xu hướng lo sợ về nó quá
mức cần thiết.
Nếu Việt Nam bị giống như Thái Lan hơn 10 năm trước thì sao? Thật kỳ lạ, khi nói chuyện với nhiều
người thì tơi có cảm tưởng rằng họ đang lo lắng sẽ bị mất tất cả. Sự thật là, hầu hết người Thái Lan vẫn
sống lành lặn, vẫn mưu cầu hạnh phúc bình thường trong suốt thời gian qua. Một số cái sẽ mất đi, một số
thứ suy giảm, một số mục tiêu khơng thành, nhưng thời nào chẳng có điều đó. Sự thật là, tình hình của


Thái Lan 10 năm trước chưa chắc nghiêm trọng bằng chính Việt Nam chúng ta hơn 20 năm trước. Và mọi
người vẫn sống, vẫn mưu cầu hạnh phúc, và vẫn có được những thứ như ngày hơm nay.
Có những khó khăn, những bế tắc, nhưng sự thật là không quá mức như chúng ta lo sợ. Khủng hoảng, dù
là loại nào đi nữa, cũng khiến chúng ta rất khổ cực, nhưng chúng khơng đến mức như mình lo sợ.
Bị quất vào mơng thì đau thật; nhưng đang sung sướng, lành lặn mà phải nghĩ đến cảm giác sắp bị quất
vào mơng thì nỗi đau đó cịn lớn hơn.
Vậy nên làm gì?
Thật khó để có một cơng thức chung cho tất cả mọi người, mọi trường hợp. Vì vậy, cách dễ hơn là chúng
ta thử trả lời một câu hỏi ngược lại: vậy KHƠNG nên làm gì trong tình hình hiện nay?
Điều thứ nhất (đặc biệt quan trọng cho những người cực kỳ tự tin vào nhận định của bản thân): không nên
phủ nhận khả năng khủng hoảng sắp xảy ra. Không ai dám chắc khủng hoảng sẽ xảy ra, và vì vậy cũng
chẳng ai dám chắc nó KHƠNG xảy ra. Ví dụ: một số người cười khẩy khi thấy dân chúng lo lắng vơ căn
cứ về tình hình vĩ mơ. Họ nghĩ rằng: chưa có gì rõ ràng mà dân chúng đã đi bán tống bán tháo cổ phiếu,
bán bất động sản. Ta đây sẽ mua hết để cho dân chúng sáng mắt ra mà xem. Kết quả là bị kẹt.
Đối đầu với hiệu ứng đám đông là cực kỳ nguy hiểm. Dù biết rằng đám đông đang hành động khơng có cơ
sở, nhưng chưa chắc hành động ngược lại đám đơng của ta sẽ đúng. Hành động khơng có cơ sở chưa chắc
sẽ dẫn đến kết quả sai (nhắm mắt chọn đại nhiều khi cũng đúng mà), vì vậy hiệu ứng đám đông chưa chắc
là sai. Làm ngược lại đám đơng vì thế cũng chưa chắc đúng. Mà khi đó lại càng bị quê.

Điều thứ hai: ùa theo hiệu ứng đám đơng. Cái này khơng cần nói rõ thì ai cũng hiểu.
Thật ra cũng có một số việc mà hầu như ai trong chúng ta cũng nên làm.
Thứ nhất, đó là hãy thoải mái. Nếu mọi thứ vấn tốt, việc của mình từ trước đến nay thế nào thì vẫn cứ như
thế đấy. Thậm chí nếu tình hình biến chuyển nhiều khi lại đem lại nhiều cơ hội cho mình, giống như bà
Năm bán phở thậm chí cịn giàu hơn nếu lạm phát tăng cao.
Thứ hai, cách đối phó tốt nhất với nguy cơ khủng hoảng là nên nhân cơ hội này nâng cao kỹ năng, kiến
thức cho bản thân. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, hay gì gì nữa, có thể cướp mất tất cả của cải của chúng
ta, nhưng chẳng có cuộc khủng hoảng nào cướp được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của một người. Dĩ
nhiên, những người nào luôn coi của cải (và tiền bạc) là thứ quan trọng nhất cần kiếm và cần giữ, hẳn sẽ
phải lo lắng nhiều nhất khi khủng hoảng xảy ra. Cịn những ai trân trọng những thứ vơ hình hơn, “mềm”
hơn thì chẳng phải bận tâm nhiều.
Nên đầu tư cho những kiến thức, kỹ năng càng có nhiều giá trị trong thời buổi khủng hoảng, hoặc sẽ trở
nên vô giá khi mọi thứ hồi phục trở lại. Ví dụ như nghề y hay nghề giáo thì càng phát đạt trong thời buổi
khó khăn. Kỹ năng quản lý (một cách bài bản) cũng rất có giá trong thời buổi kinh tế khó khăn nhất, và
càng có giá khi kinh tế phục hồi.
Nhiều khi nếu khủng hoảng xảy ra lại là cơ hội cho mình tìm ra một chỗ trú mới, tự khám phá bản thân, và
tạo ra nhiều thành công mới.


Hơn nữa, trong thời buổi khó khăn thì chắc chắn sẽ xảy ra sự phân loại. Chẳng hạn, thời hưng thịnh thì ai
cũng làm lập trình viên được. Lập trình viên nào cũng thấy mình có giá. Chẳng cần nâng cao bản thân vẫn
có thể yêu cầu được tăng lương, tăng đãi ngộ. Nhưng rồi cũng đến lúc có sự sàng lọc. Người giỏi và làm
tốt thì vẫn sống khỏe, thậm chí cịn sống tốt hơn. Ngược lại những người làng nhàng sẽ phải cạnh tranh
khốc liệt. Vì vậy nếu sợ khủng hoảng thì nên lo nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thì tốt hơn là lo
dự đốn và tranh luận xem tỉ giá VND/USD sẽ là bao nhiêu cuối năm nay.
Cuối cùng, cẩn tắc vô áy náy. Giữ được thứ gì thì dữ. Đề phịng hỏa hoạn thì nên có kế hoạch đối phó và
dự phịng. Ví dụ: cơ cấu lại danh mục đầu tư, quản lý các khoản chi tiêu, phân bố thu nhập hợp lý… là
những thứ nên được quan tâm, và thực hiện càng sớm càng tốt.
Tóm lại, chuyện gì lo được thì mình lo, làm được thì mình làm. Chuyện gì ngồi khả năng thì cứ tùy
dun mà tính.




On 07.30.08 BrutaL said:
- Bài này so với bài đầu tiên của anh cũng hay khơng kém. Nhưng đọc đến khúc cuối có cảm giác
hơi cụt hứng vì khúc đầu đọc hứng quá :D.
- Chúng ta thường tiếp thu những câu chuyện của những người khác như sếp, bạn bè trong ngành
Kinh Tế rằng VN sẽ loạn, USD sẽ trên 20K, lạm phát như zim ba we^ và tin những điều đó là
thật. Nhiều khi những người ấy cũng nghe các thơng tin đó từ những người ba phải khác. Những
câu chuyện bàn nhậu lan từ người này đến người khác gây tâm lý lo lắng vơ lý ở một số người. Em
đồng tình với a.Nam trong giai đoạn này nên luyện nội công chời thời chẳng hơi đâu đốn già
đốn non làm gì. Và cũng tiếp thu ý kiến ko nên đối đầu đám đơng trong mọi trường hợp :D.



On 07.30.08 ThaoTM said:
Cám ơn bài viết của anh
em cũng có suy nghĩa giống anh, em đã học nhiều bài học từ những sự kiện vừa qua.
Theo em nghĩ, thời kỳ khó khăn thế nào cũng có cơ hội kiếm tiền, quang trọng là mình đang ở bên
chủ động hay bên bị động.
Điều đó chứng minh qua thị trường chứng khốn VN, khi bán thì khơng ai mua, khi mua thì khơng
ai bán, Giá dầu tăng thì DN sx dầu có lợi, giá vàng tăng thì người giữ vàng có lợi…
Nói tóm lại “tiền khơng tự sinh ra, không tự mất đi, mà chuyển từ túi người này sang túi người
khác”
một vài suy nghĩa của em



On 08.02.08 Eleven said:
Uhm ! Eleven đồng ý với suy nghĩ của Nam : “Nên đầu tư cho những kiến thức, kỹ năng càng có

nhiều giá trị trong thời buổi khủng hoảng, hoặc sẽ trở nên vô giá khi mọi thứ hồi phục trở lại.”
Hiện nay Eleven cũng đang phải bổ sung thêm một số loại kiến thức nhưng tuyệt nhiên ko liên
quan đến kinh doanh hay đầu tư chi hết …
Nói ra cũng ngại, khoản đầu tư vào chứng khốn của Eleven giờ chỉ cịn 50% giá trị ban đầu ^^ …
Đành tạm quên đi cho đỡ xót ruột $___$


Thật lịng mà nói nhìn giá cổ phiếu bây giờ thấp quá … muốn mua mà lại dằn mình ^^ … chẹp
chẹp …


On 08.04.08 Nam Le said:
Trả lời cho BrutaL
Kỳ vậy ta, anh lại tâm đắc hơn phần phía sau đó. Chắc tùy người cảm nhận thơi, cũng có khi tùy
thời điểm nữa. Có thể lúc em bắt đầu đọc là vừa mới fix bug xong, lúc đó mới được giải thốt nên
vớ được cái gì cũng thấy hứng. Tới lúc cuối bài thì lại gần đến giờ đi ra ngồi rồi, nên thơi đọc qua
ln để đi cho nhanh.
Trả lời cho ThaoTM
Cái câu “tiền không tự sinh ra,…” là đúng trong trường hợp mọi người tham gia vào những hoạt
động mang tính zero-sum, nghĩa là cuối cùng thì tổng số tiền của mọi người tham gia là bằng 0. Cả
đám ngồi đánh bài là ví dụ điển hình.
Nhưng em phải xét đến lượng tiền lưu thông nữa. Đúng là tiền cứ chuyển từ người này sang người
khác, nhưng lượng tiền vận chuyển ngày càng nhiều hơn, vì vậy nhìn chung là mọi người giàu hơn
chứ. Lý do đơn giản là xã hội càng tiến bộ, khả năng khai thác thiên nhiên, làm ra của cải vật chất,
trao đổi hàng hóa càng nhiều, thì lượng tiền sẽ càng lớn. Thử so sánh tình hình hiện nay so với 100
năm trước thì có thể nói dân mình hiện nay đa số đều khá giả hơn.
Trả lời cho Eleven
Không hẳn là quá buồn. Nếu có nguồn thu nhập ổn định và tìm được cơ hội tốt thì vẫn có thể xem
xét đầu tư. Dĩ nhiên, việc bổ sung nâng cao kiến thức là cách làm tốt nhất hiện nay. Dù là kiến
thức đầu tư, kinh doanh, hay về chuyên môn công việc cũng đều tốt cả.




On 08.08.08 Việt Nguyễn said:
Có một anh bạn, đột nhiên tuần rồi di dân cả nhà sang Úc, ông bố anh làm quan lớn ngành xây
dựng, phải chăng có tin nội bộ gì từ chính phủ mà cho gia quyến đi lánh lũ chăng?
Sinh ra vào thời bình, lớn lên trong thời đại IT, chưa một lần nếm mùi Khủng hoảng, vốn kiến thức
kinh tế lại hạn hẹp, nhận ra khủng hoảng đã khó, bảo chống chọi lại nó lại là điệp vụ bất khả thi.
Thơi thì để mấy “ơng trời” định đoạt vậy.
Việt Nguyễn



On 08.10.08 duc ok said:
hi Nam, ngay tu nhung ngay dau tien khi biet den blog cua e qua nhung bai viet,phai that su ngac
nhien ve kha nang phan tich van de, su thong minh phi thuong cua e.khi doc bai cua e A tap trung
den noi bom no ke ben A cung khong he de y den. Nhung dao gan day tu ngay duoc biet la e lap
gia dinh… va tiep theo sao do thi that su la … nhung bai viet tiep theo da mo dan,nhu bai ben tren
that su khi tom lai noi dung e muon noi cung chi von ven 1 trang thoi,tam trang cua e duong nhu
cung chi 50/50 … A lay 1 vi du nhu vay gia su trong 1 hoi truong da bi dong kin cua moi nguoi
ben trong rat la dong bong nhien co tin la xung quanh dau do gan sat hoi truong la se chay e la
nguoi duoc may man dung ben ngoai hoi truong, nhung that su tiet thay la e cung lung tung va


khong cung khong co phuong huong cu lang quan ben ngoai khong xac dinh ro duoc lam sao de
cuu duoc moi nguoi do ….hoac co giai phap giup ho thoat than


On 08.10.08 Nam Le said:
Trả lời cho duc ok

Ngay từ những bài viết đầu tiên thì em đã khẳng định rằng rất khó để dự đốn chính xác diễn biến
của thị trường (cũng như của nền kinh tế, của giá cổ phiếu,…). Mục tiêu của em là cố gắng diễn
giải các khái niệm, các sự kiện, sự vận hành của các yếu tố liên quan. Từ đó, mỗi người sẽ biết
cách ứng biến với tình huống sao cho có lợi nhất cho riêng mình. Ngồi ra, em cũng từng nhấn
mạnh rằng mỗi người có điều kiện, mục tiêu khác nhau, cho nên không thể đưa ra một công thức,
phương pháp, liều thuốc duy nhất phù hợp với tất cả mọi người được.
Giống như ví dụ mà anh để cập, điều cơ bản nhất là mỗi người nên biết cách ứng phó với tình
huống trước mắt. Họ cần hiểu họ ở trong hội trường để làm gì (tức là mục tiêu ban đầu); liệu bây
giờ có nên tiếp tục ở lại (mục tiêu có cịn hay khơng); làm thế nào để đánh giá mức độ chính xác
của thơng tin về đám cháy; điều gì nên làm và khơng nên làm… Mỗi người có mong muốn về mục
tiêu khác nhau, sự liều lĩnh khác nhau, nên cần biết cách để đưa ra hành động hợp lý cho riêng
mình.
Cịn chuyện bài viết khơng nhiều và sâu như anh nói thì đúng thật, nhưng chắc không phải là do
việc lấy vợ đâu Hiện em có một số việc cần thực hiện cùng lúc nên cần phải có nhiều thời gian
thì mới viết được.



On 08.12.08 duc ok said:
hi hi, A cung khong dinh tiet lo ke hoach cua Anh dau,nhung dua tren quan diem phan tich van de
cua e cung dang trung khop voi ke hoach cua A,A dang setup 1 he thong tien doan ma tat ca moi
nguoi,nguoi binh dan nhat cung co the hieu duoc ,gia su khi e dua ra du doan ve gia 1 vai co phieu
len hay xuong thi he thong co the chi ra tai sao ma len va tai sao lai xuong …co dip nao ranh gap
nhau A se noi ro hon mail cua Anh:



On 12.24.08 Khiem Tran said:
Sỏry, bị mất email Nam. Vui lịng cập nhật thơng tin và gửi hình mới nhất nhé. Mình đang tổng kết
thơng tin ASA member. Cần chi tiết thì email lại cho mình. Cảm ơn Nam.




On 12.25.08 jkdfjdl said:
cuoi cung van la mot van de?????



On 12.30.08 tkklnnlctttctg said:
tơi rất tán thành ý kiến của a. Nam, là khi nguy cơ khủng hoảng xảy ra thì nên đầu tư vào kiến
thức, và chắc nhiều người cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên đầu tư vào kiến thức cũng có những rủi
ro: kiến thức trở nên lạc hậu, nếu không cập nhật kịp thời, bị lừa đảo bởi những kẻ trí thức giả
danh, va hơn cả là nếu không đạt tới 1 level nhất định, thì mớ kiến thức khơng đến nơi đến chốn sẽ


làm hại người sử dụng nó. Nói thế nào đi nữa, năm 2009 nhiều ngành kinh tế sẽ khó khăn, nhưng
kinh doanh đào tạo chắc sẽ có doanh thu cao.


On 12.31.08 Nam Le said:
Trả lời cho tkklnnlctttctg
Cũng tùy chứ. Các trường và trung tâm đào tạo chứng khoán, đầu tư chứng khốn, kinh doanh địa
ốc… chắc chắn sẽ khơng thể làm ăn khấm khá trong năm 2009.
Nhưng các nơi cung cấp chương trình đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp chun mơn, MBA, ngoại
ngữ,… thì có lẽ sẽ thuận lợi.



On 02.08.09 Khánh said:
Anh Nam Ơi ! Cho em hỏi có thể lấy bảng báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên HOSE ở

đâu vậy anh. Em Tìm Trên mạng hồi hỏng thấy



On 02.08.09 Nam Le said:
Trả lời cho Khánh
Anh thấy trang web của VnDirect ( là chứ nhiều báo cáo tài chính
nhất. Nhưng dạo này có vẻ cập nhật khơng thường xun như trước.
Em cũng có thể vào các báo cáo tài chính xuất hiện ở trang này sớm nhất.
Nhưng trang này hơi chuối, nhất là muốn tìm lại các bản báo cáo trong quá khứ thì rất khó.



On 02.11.09 Khanh said:
Cám ơn anh rất nhiều, chúc anh đạt được nhiều thành cơng trong cuộc sống.



On 02.12.09 Khánh said:
Anh Nam ơi ! Sau khi đọc xong bài viết “Nhà Đầu Tư Thông Minh” của anh em thấy rất hay
nhưng có một số vấn đề mà em chưa hiểu lắm mong anh giải đáp giúp. (Em xin Cám Ơn (^_^))
1.Về Biên độ an toàn khi đầu tư CK : “Chỉ mua Ck khi thị giá thấp hơn g/trị thực của doanh nghiệp
một khoản đáng kể”. Theo Em hiểu anh muốn nói đến việc so sánh thị giá với giá trị thực (hoặc
cịn gọi g/trị nội tại)có phải ko? thị giá là một con số có thể đem so sánh được (ví dụ FPT có thị giá
50.000)nhưng về giá trị thực em khơng biết cách tính ( để ra một con số cụ thể hoặc gần đúng) như
thế nào để đem ra so sánh với thị giá ?, như W.Buffer có nói “Khái niệm về biên độ an tồn thì dễ
hiểu nhưng cách tính thì ko dễ dàng chút nào” anh chỉ em hen.
2.Trong Cuốn “Phong Cách Đầu Tư Warrent Buffer” of Robert
Hangstrom (do anh giới thiệu) có nói về mơ hình chiết khấu cổ tức 1 và 2 giai đoạn tác giả có đưa
ra ví dụ nhưng điều đã được tính sẵn hết rồi nên em ko biết trình tự thực hiện (các bước tính đó)

như thế nào? nên em mong anh giúp (nếu có thể được) đưa ra một ví dụ cụ thể, rõ ràng về trình tự,
các bước thực hiện nó.
3. Trong Bài Viết anh có đề cập đến “Đầu tư Tăng Trưởng” và hẹn sẽ viết một bài về đầu tư tăng
trưởng sau nhưng lâu q khơng có tin gì về nó nên em lên Google và gõ “Đầu Tư Tăng Trưởng”


nhưng tồn ra cái gì đâu ko (hic..hic).Vậy sẵn đây anh có thể nói ln cho em biết được ko anh
(^_^).


On 02.16.09 Nam Le said:
Trả lời cho Khánh
Mấy hơm nay anh bận rộn nhiều quá nên không trả lời ngay được.
- Có rất nhiều cách tính giá trị thực. Đơn giản nhất là dựa vào PE, hoặc dùng cách chiết khấu dòng
tiền. Mỗi nhà đầu tư sẽ ứng dụng một cách khác nhau. Nếu em mới tìm hiểu thì tốt nhất là cứ thử
qua các chỉ số cơ bản nhất: PE, ROE, ROA, chiết khấu dòng tiền… Rồi đọc báo cáo tài chính. Mỗi
cơng ty và mỗi ngành nghề thì sẽ có các cách tính khác nhau.
Nói rằng cách nào là tối ưu nhất thì rất khó. Giống như muốn đánh giá cơ gái nào đẹp thì chẳng có
một thước đo hay quy chuẩn nào là duy nhất. Phải tùy cơ ứng biến.
Vì vậy sau khi có kiến thức (về các cách tính giá trị nội tại), thì cần phải thích lũy kinh nghiệm để
biết khi nào cần dùng phương pháp nào. Cũng chính vì vậy mình cần có biên độ an tồn để bảo vệ
mình khi ra phán đốn.
Ngay cả khi đã có biên độ an tồn thì nhà đầu tư cũng có thể thất bại như chơi. Chẳng hạn như
khơng có nhiều người có thể hình dung rằng chứng khoán, bất động sản, triển vọng kinh tế lại đi
xuống thấp như vậy. Kiến thức và kinh nghiệm luôn cần được tôi luyện nhiều qua thực tế.
- Về đầu tư tăng trưởng, nếu em biết tiếng Anh thì thử tìm với cụm từ “growth investing”. Nói
nơm na thì đầu tư tăng trưởng có nghĩa là mình lựa chọn những cơng ty có khả năng tăng trưởng
cao nhất trên thị trường. Cho dù thị giá của chúng đã quá cao nhưng mình vẫn mua, vì nhà đầu tư
tin rằng miễn là cơng ty vẫn tiếp tục tăng trưởng cao thì các nhà đầu tư khác vẫn sẵn sàng đổ tiền
vào mua tiếp với giá cao hơn nữa.

Ví dụ như cơng ty có PE=100, nhưng nếu nó tăng trưởng gấp năm lần sau 1 năm thì sớm muộn PE
cũng sẽ thấp đi rất nhiều, nên sẽ vẫn còn hấp dẫn để đầu tư.
- Về mơ hình tính chiết khấu cổ tức, em có thể tham khảo thêm tài liệu tài chính chuyên ngành. Em
thử search vòng vòng trên net xem sao.



×