Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ 10 học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.02 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN LỊCH SỬ 10
Câu 1: Trình bày tóm tắt các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên vào
cuối thế kỉ III? Tại sao nhân dân dưới thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình
chống giặc giữ nước?
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên vào cuối thế kỉ III
- Thế kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ hoành hành và phát triển, vó ngựa giày xéo từ Đông sang
Tây, từ Âu sang Á
- Trong vòng 30 năm tiến hành 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
(1258, 1285, 1287 - 1288)
- Người lãnh đạo : Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần
Thủ Độ, tướng giỏi Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần
Quốc Tuấn cùng với quân và dân Đại Việt
- Kinh thành Thăng Long ba lần bị xâm lược tàn phá , bộ chỉ huy kháng chiến có lúc bị kẹp
giữa hai gọng kìm của quân xâm lược. Nhân dân Đại Việt thưc hiện lệnh của triều đình khiến
quân giặc đi đến đau không bị đánh giết thì thấy cảnh “vườn không nhà trống”. Cuối cùng
chúng phải chịu bại trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn
Kiếp ở năm 1258, 1285 và đau đớn nhất là trận đại bại trên sông Bạch Đằng năm 1288
- Ý nghĩa chiến thắng trên sông Bạch Đằng: Đây là chiến thắng oanh liệt, bảo vệ vững chắc
nền độc lập, chủ quyền dân tộc.
Nhân dân dưới thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước
- Nhân dân vốn có lòng nồng nàn yêu nước, bảo vệ quê hương, khi giặc ngoại xâm đến lòng
yêu nước trỗi dậy, tạo nên khối đoàn kết quyết tâm đánh giặc.
- Nhà Trần có vua hiền, tướng giỏi, triều đình và toàn dân quyết tâm đánh giặc
- Triều đình quan tâm đến các chính sách phát triển kinh tế như nhà Trần có các chính sách
sản xuất nông nghiệp, đặt các chức quan phụ trách sản xuất nông nghiệp  Đời sống nhân
dân được ấm no Nhân dân có lòng tin triều đình, vào sự chỉ huy nhà Trầntạo nên sức
mạnh tổng hợp trong nhân dân
 Nhân dân dưới thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước
Câu 2: Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV theo các nội dung sau:
Cuộc kháng


Quân xâm
Trận quyết chiến - chiến
chiến, khởi Thời gian
Người chỉ huy
lược
lược
nghĩa
Kháng chiến 980-981
Quân Tống Lê Hoàn
- Bạch Đằng
chống Tống
- Ải Chi Lăng
thời Tiền Lê
Kháng chiến 1075-1077 Quân Tống Lý Thường Kiệt
Phòng tuyến sông Như
chống Tống
Nguyệt
thời Lý
Ba lần kháng 1258
Quân
Vua Trần Thái
- Đông Bộ Đầu
chiến chống 1285
MôngTông, Trần Thánh
- Chương Dương
quân Mông - 1287-1288 Nguyên
Tông, Trần Nhân
- Hàm Tử



Nguyên thời
Trần

Tông, Thái sư Trần
Thủ Độ, tướng giỏi
Trần Quang Khải,
Trần Khánh Dư,
Trần Nhật Duật,
Phạm Ngũ Lão,
Trần Quốc Tuấn
1406-1407 Quân Minh Hồ Quý Ly

- Vạn Kiếp
- Đặc biệt là trận chiến trên
sông Bạch Đằng
- Chiến lược: vườn không
nhà trống

Kháng chiến
Thất bại
chống quân
Minh
Khởi nghĩa
1418-1427 Quân Minh Lê Lợi , Nguyễn
Tốt Động- Chúc Động
Lam Sơn
Trãi
Chi Lăng - Xương Giang
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí, Trần có đặc điểm gì khác so với cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn?

Nội dung Kháng chiến chống xâm lược thời
Khởi nghĩa Lam Sơn
Lí, Trần
Bối cảnh
- Có vua, có độc lập, có chủ quyền. - Đang bị quân Minh đô hộ
- Đang trong thời kì xây dựng đất
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất
nước
bại
Mục đích Bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập
Giành lại chủ quyền, độc lập của dân tộc
cho dân tộc
Tổ chức
Có sự chuẩn bị chu đáo, huy động
Không có sự chuẩn bị, chỉ có một số người
sức dân ngay từ đầu, quân đội đào
như Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo, kêu
tạo bài bản
gọi nhân dân với tinh thần yêu nước để
phát triển rộng ra bằng cách vừa đánh vừa
huy động sức dân
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc k/c chống ngoại xâm
ở các thế kỉ X-XV:
@ Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lược, không đắn đo tạo nên khối đoàn kết toàn dân
- Nhà nước có những chính sách hợp trong việc ổn định đời sống nhân dân được ấm no, hạnh
phúc và chăm lo xây dựng quân đội toàn dân đoàn kết, nhất trí đồng lòng theo triều đình
- Có người lãnh đạo tài ba như Lê Lợi, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, .... và không thể tách rời
các chiến lược, chiến thuật tài giỏi như vườn không nhà trống, tiên phát chế nhân,....

- Là những cuộc chiến tranh chính nghĩa.
@Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng của các triều đại phong kiến, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ
- Khẳng định sức mạnh của khối đoàn kết của dân tộc  tạo nên lòng tự hào, tự cường của
dân tộc  củng cố niềm tin cho nhân dân


- Góp phần xây đắp truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất mãnh liệt từ đời này sang
đời khác của dân tộc ta, cùng với đó là để lại nhiều bài học quý báu chống kẻ thù với những
kế sách độc lạ.
Câu 5:Trình bày sự phát triển của tôn giáo Việt Nam từ thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII?
- Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự Phong kiến không còn được tôn trọng như trước.
Thi cử không được nghiêm túc như thời Lê Sơ.
- Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình nhưng không được như dưới thời
Lý, Trần. Chùa quán được xây dựng thêm, nhiều vị chúa, nhân dân, quan chức đóng góp tiền
của, ruộng đất, sửa sang, xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng.
- Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa từ thế kỉ XVI, nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các
thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng
rộng rãi
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng được sáng tạo nhằm mục đích truyền
đạo một cách dễ dàng.
- Các tín ngưỡng truyền thống được phát huy như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có
công với làng với nước, đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú
Câu 6:Trình bày sự phát triển về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XI- XVIII? Bản
thân em có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc?
 Văn học:
- Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước. Tuy
vậy, Đàng Trong xuất hiện nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn thơ văn, người viết
truyện kí,...
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh, chiếm vai trò quan trọng như các nhà thơ: Nguyễn Bỉnh

Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,... dùng chữ Nôm sáng tác
- Văn học dân gian phát triển khá rầm rộ với các thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cười,... nói
lên tâm tư nguyện vọng của mình và phản ánh những phong tục tập quán hay đặc điểm quê
hương.
Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,...
Nghệ thuật:
- TK XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển : chùa Thiên Mụ (Thừa
Thiên Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, các tượng La Hán; xuất hiện một
số tượng nhân vật (vua, chúa,..) , tranh vẽ chân dung
- Trên các vì, kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên những cảnh sinh hoạt
thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật,... phản ánh được cuộc sống của
người hằng ngày dân thường.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nhiều làng có phường tuồng,
phường chèo. Phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang đậm tính địa phương như quan họ, hát
giặm, hò, vè, lí,...
Bản thân em có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc?
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
- Tuyên truyền cho người thân, bạn bè về những hiểu biết của mình trong việc giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc.


- Bảo tồn các nghệ thuật truyền thống bằng việc học hỏi các làn điệu dân ca mang đậm tính
dân tộc
- Phê phán các hành vi sai trái, lệch lạc, có nguy cơ hủy hoại các di sản văn hóa dân tộc
Câu 7: Trước cách mạng tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật ?
 Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp là nước nông nghiệp. Công cụ, phương thức canh tác thô sơ, lạc
hậu (cày,cuốc), năng suất thấp. Nạn mất mùa xảy ra khổ cực . Đời sống nông dân bị bóc lột
cùng cực của lãnh chú phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra

- Công thương nghiệp phát triển, máy móc sử dụng ngày càng nhiều, công nhân đông và sống
tập trung
- Ngoại thương có bước tiến mới, các công ty thương mại buôn bán với nhiều nước ở chau Âu
và phương Đông
Chính trị - xã hội
- Pháp là nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Lu-i XVI
- Xã hội chia làm 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ, quý tộc: chiếm số ít nhưng hưởng mọi đặc quyền, không nộp thuế, nhiều bổng lộc,
giữ chức cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hộiduy trù quyền lực phong kiến
+ Đẳng cấp thứ ba ( tư sản, nông dân, bình dân thành thị): chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ,
song không có quyền lợi chính trị, lệ thuộc vào đẳng cấp có quyền.`
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia Cách mạng để lật đổ
chế độ Phong kiến.
Xã hội Pháp mâu thuẫn về kinh tế và địa vị chính trị: Đẳng cấp III>Câu 8:Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào? Lập niên biểu diễn biến cách
mạng qua các giai đoạn?
*Hoàn cảnh:
- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livơrơ (tính đến năm 1789). Số tiền
nợ này nhà vua không có khả năng trả nên đã tìm cách liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa
nông dâ với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
- 5-5-1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Nhưng đại diện của
Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tuyên bố là Quốc hội, tự soạn thảo Hiến pháp.
Sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà
vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
- 14-7-1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến thuộc tầng lớp đại tư sản tài chính, quần
chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo dài - nhà ngục Ba-xti- biểu tượng .................
Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ
*Các giai đoạn:
1. Cách mạng bùng nổ (14/7/1789 - 10/8/1792)
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập ( 10/8/1792 - 2/6/1793)

3. Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của cách mạng (2/6/1793 - 27/7/1794)
4. Thời kì thoái trào ( 27/7/1794 - 11/1799)
Câu 9: Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản
Pháp?


- Phái Gia-cô-banh thiết lập trong bối cảnh nước Pháp bị đe dọa nghiêm trọng. Trong nước,
đời sống nhân dân khó khăn, bọn phản cách mạng nổi dậy, ngoài mặt trận quân Pháp liên tục
thất bại.
- Để đưa đất nước thoát khỏi hiểm nghèo, chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện
pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân
như:
+ Xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dâ đối với phong kiến
+ Chia ruộng đất cho nông dân
+ Quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo, mức lương tối đa nâng lên, xóa bất bình đẳn
đẳng cấp, tự do dân chủ
-Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng
mạnh, nhờ đó đánh bại ngoại xâm và nội phản  Cách mạng đạt đỉnh cao.
Câu 10: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp? Vì sao nói cách mạng tư sản
Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để?
* Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ Phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa
bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản:
+Mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến
thời bấy giờ.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân , những cản trở đối với công thương nghiệp bị
xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên
chính dân chủ Gia-cô-banh.
*Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để?

Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền Quân
chủ chuyên chế phong kiến. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở
Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò
lãnh đạo cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của
cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự
tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và
triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa
lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc
bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và
làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay.
Câu 11: Trình bày cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh?
Điều kiện:
- Nước Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp vì có cách mạng tư sản nổ ra
sớm
- Có những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất: tư bản, nhân công và phát triển kĩ thuật
- Bắt đầu năm 60 - TK XVIII và kết thúc những năm 40 - TK XIX
 Thành tựu
- Trong ngành công nghiệp dệt:


Thời gian Người phát minh
Tên phát minh - công dụng
1764
Giêm Ha-gri-vơ
“Máy Gien-ni” sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một
công nhân điều khiển, kéo sợi nhỏ nhưng không bền
1769
Ác-crai-tơ
“Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước” sản xuất được sợi chắc

hơn, song lại thô
1779
Crôm-tơ
Tận dụng ưu điểm hai máy trên tạo ra máy có kĩ thuật cao
hơn, kéo sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại bền
1785
Ét-mơn Các-rai
“Máy dệt chạy bằng sức nước” - đưa năng suất tăng gấp 40
lần so với dệt tay
1784
Giêm Oát
“Máy hơi nước” - các nhà máy xó thể xây dựng ở những nơi
thuận tiện, vân tốc sản xuất và năng suất lao động tăng
khởi đầu quá trình công nghiệp hóa
- Ngành luyện kim:
+ 1735: phương pháp nấy than cốc đóng vai trò quan trọng cho việc luyện gang thép
+ 1784: lò luyện gang đầu tiên xây dựng, tăng khẳ năng sản xuất đồ kim loạicầu gỗ được
thay thế bằng các cầu sắt
- Ngành giao thông vận tải: bước tiến lớn. Trước vận chuyển dựa vào sức kéo của súc vật
hoặc thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu TK XIX, tàu thủy, xe lửa và đầu máy
chạy bằng hơi nước xuất hiện
+ 1814: Xti-phen-xơn chế tạo chiếc đầu máy xe lửa
+ 1825: Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên
Ý nghĩa
- Giữa TK XIX nước Anh mệnh danh “ công xưởng của thế giới”
- Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu
tiến lên con đường công nghiệp hóa
Câu 12: Cách mạng công nghiệp đã đem lại những hệ quả gì?
- Về kinh tế:
+ Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã

hội và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động cảu chủ nghĩa tư bản
+ Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông
nghiệp và giao thông vận tải
+Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra
đời
- Về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực, bị bóc lột tàn bạo làm cho mâu thuẫn trong
xã hội ngày càng gay gắt



×