Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ THAM NHŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.63 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----š›&š›-----

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:

RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ THAM
NHŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH
DOANH QUỐC TẾ
GVHD
Lớp
SVTH

: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
: K29QTR.ĐN
: Lê Thị Thu Khương
Hồ Tấn Đạt
Lâm Thị Trúc Quyên
Nguyễn Thị Ánh Sương
Lê Thị Mỹ Hạnh

Đà Nẵng, tháng 08 năm 2015


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
MỤC LỤC

Nhóm 1




Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
LỜI MỞ ĐẦU

Các doanh nghiệp khi đầu tư dự án đều phải tính đến các tác động của môi
trường đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường có
thể sẽ gây nên rủi ro cho doanh nghiệp. Một trong các rủi ro cần lưu tâm hiện nay đó
là rủi ro về chính trị. Các công ty nhìn vào hệ thống chính trị hiện tại hoặc tương lai
của nước chủ nhà để đánh giá các rủi ro chính trị. Nhưng, các doanh nghiệp quốc tế
luôn phải đối mặt với một số rủi ro chính trị. Rủi ro chính trị là khía cạnh rất quan
trọng của một doanh nghiệp mà một doanh nhân cần phải biết. Thất bại trong việc
nhận ra những rủi ro và điều chỉnh cho phù hợp khả năng có thể cản trở việc thực hiện
kinh doanh tổng thể.
Một trong các rủi ro chính trị mà các công ty có thể gặp phải đó là nạn tham
nhũng. Nạn tham nhũng không những làm tăng chi phí không chính thức cho doanh
nghiệp mà còn giảm sự tăng trưởng của kinh tế.
Để hiểu hơn về rủi ro chính trị, tham những cũng như tác động của nó đến kinh
doanh quốc tế, nhóm đã thực hiện đề tài: “ Rủi ro chính trị và tham nhũng ảnh hưởng
đến kinh doanh quốc tế”. Đề tài gồm hai phần:
Chương 1: Lý thuyết về rủi ro chính trị và tham nhũng
Chương 2: Công ty Bio –Rad Laborataries và ảnh hưởng tham nhũng tại các
nước

Nhóm 1

1



Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ THAM NHŨNG
1. 1. Rủi ro chính trị
1.1.1. Khái niệm rủi ro chính trị
Thuật ngữ "rủi ro chính trị" thường xuyên đề cập trong các tài liệu kinh doanh
quốc tế. Trong khi sử dụng nó hầu như ngụ ý một khả năng hậu quả không mong
muốn phát sinh từ hoạt động chính trị. Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro chính trị, cụ
thể như sau:
Nhiều quan niệm về rủi ro chính trị liên quan đến sự can thiệp của chính phủ
vào với các hoạt động kinh doanh. Weston và Sorge định nghĩa : "rủi ro chính trị phát
sinh từ các hành động của chính phủ quốc gia làm cản trở hoặc ngăn chặn các giao
dịch kinh doanh, hoặc thay đổi các điều khoản của thỏa thuận, hoặc gây tịch thu toàn
bộ hoặc một phần tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài “. Tương tự như vậy,
Baglini, Carlson, Eiteman và Stonehill, Greene và The Journal of Commerce, tất cả
điều xác định rủi ro chính trị như sự can thiệp của chính phủ đến các hoạt động kinh
doanh.
Rủi ro chính trị có thể phát sinh từ những thay đổi chính sách của chính phủ để
thay đổi điều khiển đối với tỷ giá hối đoái và lãi suất (Barlett et al, 2004).
Một số tác giả xem thuật ngữ rủi ro chính trị về "sự kiện", tức là hành vi chính
trị, những hạn chế đối với các công ty. Rodriguez và Carter: Tập trung vào nguy cơ
tước quyền sở hữu (một phần hoặc tổng số) và trao đổi trong bối cảnh các nước kém
phát triển không ổn định. Van Agtmael: Tập trung vào việc ổn định, quốc hữu và thay
đổi chính trị bên ngoài. Hershbarger và Noerager đưa danh sách tài sản thiệt hại, sung
công, chính quyền can thiệp với các hợp đồng hiện có, kiểm soát ngoại hối, phân biệt
đối xử về thuế và quy định.
Hai tác giả đã xem xét các khái niệm về rủi ro chính trị chi tiết đáng kể đó là:

Robock, Root. Robock cho thấy sau đây định nghĩa: "... Rủi ro chính trị trong kinh
doanh quốc tế tồn tại (1) khi khi sự gián đoạn xảy ra trong môi trường kinh doanh, (2)
khi nó rất khó lường và (3) khi chúng xuất phát từ sự thay đổi chính trị. Để tạo thành
một" rủi ro ", những thay đổi đó trong các môi trường kinh doanh phải có tiềm năng
ảnh hưởng đáng kể lợi nhuận hoặc mục tiêu khác của một doanh nghiệp cụ thể.
Root định nghĩa rủi ro chính trị : "... Có thể xuất hiện của một sự kiện chính trị
của bất cứ loại nào (chẳng hạn như chiến tranh, cách mạng, cuộc đảo chính, trưng thu,
thuế, giảm giá, kiểm soát ngoại hối và hạn chế nhập khẩu) trong nước hay ở nước

Nhóm 1

2


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

ngoài có thể gây ra một sự mất mát lợi nhuận tiềm năng hoặc tài sản trong hoạt động
kinh doanh quốc tế "
Một định nghĩa gần đây được sử dụng phổ biến: Rủi ro chính trị là sự thay đổi
của chính trị có thể ảnh hưởng xấu đến kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro chính trị
Nguyên nhân của rủi ro chính trị có thể bắt nguồn từ:
1.1.2.1. Các quan niệm của giới làm chính trị
Chính trị có thể thay đổi theo thời gian, và các giới lãnh đạo này có thể bị thay
thế bởi các lực lượng chính trị khác hay bởi các cuộc bầu cử. Theo đó, các chính trị gia
quyết định xem xét lại việc kinh doanh và đầu tư nước ngoài, điều này sẽ gây bất lợi
cho doanh nhân ngoại quốc khi thực hiện kinh doanh tại nước đó. Các thay đổi đó như
hạn chế chuyển tiền về nước, hay đánh thuế phân biệt đối xử. Các thay đổi cũng có thể

vi phạm các hoạt động hiện tại hay ngay cả tịch thu tài sản nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2.2. Rối loạn đầu tư
Việc bất ổn trong xã hội có thể xảy ra vì các điều kiện kinh tế kém cõi, sa sút,
các vi phạm về nhân quyền, hay sự hận thù của các nhóm người khác nhau trong xã
hội. Một thí dụ điển hình về sự rủi ro đã xảy ra ở Indonesia vào năm 1998 trong cuộc
khủng hoảng tài chính Á châu đạt đến đỉnh cao. Khi dân chúng nước này biểu tình
chống lại tổng thống Shuharto, người đã cai trị Indonesia chính thức từ năm 1968 và bị
kết tội tham nhũng khổng lồ, đặc biệt đã làm giàu cho gia đình và người thân, và đã
làm thất bại các chính sách kinh tế. Sau đó, các người biểu tình quay sang chống lại
sắc tộc người Hoa, và các cuộc xung đột giữa các tín đồ Thiên Chúa giáo và Hồi giáo
(Muslims). Các công ty do người Hoa sở hữu hay các công ty nước ngoài sử dụng
người Hoa ở vị trí lãnh đạo, điều là các mục tiêu tấn công của các người biểu tình và
các công ty phải chịu tổn thất tài sản nghiêm trọng.
Hơn nữa, tội ác được mở rộng, như việc bắt cóc nhân viên công ty có thể phát
sinh từ việc kiểm soát không chặt chẽ của cảnh sát. Các điều kiện có thể do khó khăn
về cung ứng, đình công, chậm giao hàng và thiệt hại tài sản. Nếu các sự việc đi đến
cực đoan, quốc gia sẽ bị tan rã nhà đầu tư bị buộc phải rời khỏi thị trường.
1.1.2.3. Các mối liên hệ bên ngoài

Nhóm 1

3


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Sự thù hận giữa nước chủ nhà và nước bản địa của nhà đầu tư nước ngoài có
thể gây ra sự phản đối nhà đầu tư, buộc nhà đầu tư phải rút lui và mất nguồn cung cấp,

và mất cả thị trường. Sự thù hận đặc biệt là đấu tranh giữa nước chủ nhà và bất cứ
nước nào khác điều có thể gây ra thiệt hại tài sản và công ty không đủ khả năng tìm
nguồn cung ứng hay giao hàng khác. Thí dụ, vào các tháng cuối năm 2012 tranh chấp
về hòn đảo Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc khiến công ty Nhật sản xuất tại
Trung Quốc bị một số người dân Trung Quốc quá khích đập phá, tẩy chay sảm phẩm
Nhật.
1.1.3. Phân loại rủi ro chính trị
1.1.3.1. Phân loại dựa trên quy mô
Rủi ro chính trị có hai loại: Rủi ro vi mô và rủi ro vĩ mô.
- Rủi ro vĩ mô
Có nguy cơ liên quan đến sự thay đổi môi trường không lường trước và động cơ
chính trị hướng đến tất cả các doanh nghiệp nước ngoài. Thí dụ, sau cách mạng cộng
hòa ở Cu Ba, việc tiếp quản các tài sản nhắm vào tất cả các nhà đầu tư nước ngoài
không cần biết ngành hoạt động, quốc tịch hoặc không cần biết các hành vi quá khứ
của các nhà đầu tư nhằm phục vụ lợi ích xã hội.
- Rủi ro vi mô
Có liên quan với những thay đổi về môi trường mà chỉ ảnh hưởng đến ngành
công nghiệp hoặc các công ty được lựa chọn trong một quốc gia (Robock, 1971). Thí
dụ, sau khi các lực lượng Nato ( Liên minh bắc đại tây dương) bất ngờ dội bom xuống
tòa đại sứ Trung Quốc ở Blgrade, Nam Tư vào 5/1999 các người biểu tình đã đập phá
các tiệm gà rán KFC (của Mỹ) ở TRung Quốc, nhưng không đụng đến cửa tiệm pizzahut, mặc dù cả hai điều do công ty Tricon Global Restaurants Mỹ sở hữu, công ty đặt
trụ sở tại Hoa Kỳ. Người Trung Hoa biểu tình thứ nhất chống lại Hoa Kỳ mục tiêu là
KFC, công ty nổi tiếng của Hoa Kỳ, nhưng không đụng đến tiệm pizza-hut vì họ nghĩ
tiệm ấy là do Ý sở hữu.
Các công ty có thể bị tác động nhiều nhất bởi rủi ro chính trị vi mô, các rủi ro
này có thể tác động đáng kể và dễ nhìn thấy đối với một nước cụ thể, vì quy mô của
quốc gia, vị trí độc quyền, tầm quan trọng đối với việc bảo vệ quốc gia của nước bản
địa họ, và tùy thuộc vào các ngành khác nhau đối với họ. Nếu nguyên nhân của sự
khích động, xúi gục là sự thù hận giữa các sự kiện có thật ở nước chủ nhà và chính


Nhóm 1

4


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

quyền nước ngoài, các người phản đối có thể chỉ hướng mục tiêu vào các công ty cụ
thể, dễ thấy của nước ngoài đó, giống như công ty KFC
1.1.3.2. Phân loại dựa trên các hành động của nước chủ nhà
Chúng ta có thể phân biệt hai loại: rủi ro chính trị ngoài sự kiểm soát của chính
phủ và các rủi ro chính trị gây ra bởi chính phủ.
- Rủi ro chính trị ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Có những rủi ro hoặc các sự kiện phát sinh từ các hoạt động phi chính phủ, các
yếu tố nằm ngoài trách nhiệm của chính phủ. Có chiến tranh, cách mạng, cuộc đảo
chính, khủng bố, đình công, tống tiền, và bắt cóc. Tất cả bắt nguồn từ một số tình hình
xã hội không ổn định, với sự thất vọng dân số và không khoan dung. Tất cả những rủi
ro này có thể tạo ra bạo lực, hướng về tài sản và nhân viên của các công ty. Các doanh
nghiệp cũng có thể có những trường hợp khó khăn tài chính từ bên ngoài gây ra và
giới hạn bên ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là trong trường hợp cấm vận
hoặc bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước chủ nhà.
- Rủi ro chính trị gây ra bởi chính phủ
Là những rủi ro liên quan đến sự tác động của chính phủ nước sở tại, những rủi
ro này tạo thành một số luật nhằm chống lại các công ty nước ngoài. Đó có thể là do
sự thay đổi chính sách của chính phủ, hay các yêu cầu về địa phương.. Một số rủi ro
của chính phủ gây ra rất nguy hiểm đó là trưng thu, tịch thu và nhập tịch.
1.1.4. Các loại rủi ro chính trị chủ yếu và tác động đến kinh doanh quốc tế
1.1.4.1. Khủng bố

Khủng bố có thể được định nghĩa như là sự đe dọa hoặc sử dụng bạo lực có hệ
thống, thường xuyên qua biên giới quốc gia, để đạt được một mục tiêu chính trị hay
truyền đạt một thông điệp chính trị thông qua sự sợ hãi, cưỡng ép, đe dọa công chúng
(Alexander et al 1979)
Ảng hưởng trực tiếp và gián tiếp của khủng bố
Tác động trực tiếp bao gồm những hậu quả kinh doanh ngay lập tức của chủ
nghĩa khủng bố. Ví dụ, các công ty kinh doanh trái phiếu Cantor Fitzgerald đã bị phá
hủy và mất 658 / 960 nhân viên của mình trong các cuộc tấn công ngày 11/9/2001.
Xét về tác động đối với doanh nghiệp, tác động gián tiếp là những kết quả quan
trọng nhất của chủ nghĩa khủng bố. Chúng bao gồm sự sụt giảm trong nhu cầu của
người tiêu dùng; thay đổi không thể đoán trước hoặc gián đoạn trong chuỗi giá trị và
cung cấp; chính sách, quy định mới của pháp luật; cũng như các hiện tượng kinh tế vĩ
mô có hại và xấu đi quan hệ quốc tế có ảnh hưởng đến thương mại. Đó là những tác

Nhóm 1

5


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

động gián tiếp mà gây ra những mối đe dọa tiềm năng lớn nhất đối với các hoạt động
của vô số các công ty.
Việc giảm nhu cầu tiêu dùng kết quả từ sự sợ hãi và hoảng loạn đó mà xảy ra
sau sau hành động khủng bố. Không thể dự đoán các sự kiện trong tương lai, người
tiêu dùng có thể trì hoãn hoặc ngừng mua. Nhu cầu công nghiệp có nguồn gốc từ nhu
cầu của người tiêu dùng bán lẻ. Một phản ứng tâm lý phổ biến của các cá nhân, do đó,
có thể gây ra một sự suy giảm nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp. Sợ hãi cũng có

thể ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng của các nhà quản lý. Các công ty kinh nghiệm
giảm doanh thu từ nhu cầu tiêu dùng giảm và có thể cố gắng để bù đắp giảm doanh số
bán hàng bằng cách giảm giá hoặc thông qua tăng quảng cáo và các hoạt động thông
tin liên lạc khác, tất cả đều tạo ra sự thu giảm hoặc chi phí ngoài kế hoạch.
Thay đổi không thể đoán trước hoặc gián đoạn trong việc cung cấp các yếu tố
đầu vào cần thiết, nguồn lực và dịch vụ là một tác động gián tiếp của chủ nghĩa khủng
bố. Chủ nghĩa khủng bố nắm giữ tiềm năng để tạo ra các vấn đề nghiêm trọng đối với
các hoạt động chuỗi giá trị của công ty và các hoạt động khác. Đối với các công ty đa
quốc gia, bị gián đoạn có thể là kết quả của sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng như các
biện pháp an ninh tăng và các yếu tố khác làm giảm hiệu quả của các hệ thống hậu cần
vận chuyển toàn cầu và thiếu hụt ngắn hạn của nguyên liệu đầu vào, các bộ phận và
linh kiện có thể xảy ra nếu, như là kết quả của các cuộc tấn công, một số nguồn bên
ngoài bị trì hoãn hoặc trở nên không có. Sự thiếu hụt cũng liên quan với chi phí cao
hơn hàng hóa đầu vào, có thể góp phần vào giá cao hơn cho người tiêu dùng.
Chính sách, quy định và pháp luật được ban hành bởi chính phủ chống lại các
sự kiện khủng bố. Trong khi dự định cải thiện điều kiện an ninh, hành động như vậy
có thể có hậu quả không lường trước được cản trở hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Chính phủ có thể tăng chi phí kinh doanh và thay đổi môi trường kinh doanh khi các
sự kiện khủng bố trở ngày càng tác động mạnh. Ví dụ về tăng thời gian giao hàng, sau
khi những kẻ khủng bố tấn công vào ngày 11 Tháng 9 năm 2001, biên giới Mỹ đã tạm
thời đóng cửa, xe tải trên biên giới giữa Canada và Hoa-Kỳ đã phải chờ đến 20 giờ cho
một ngã tư mà thông thường mất vài phút "(Bruck, 2007: 175) .
Các hiện tượng kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như (thật hoặc cảm nhận) giảm thu
nhập đầu người, sức mua, hoặc giá trị thị trường chứng khoán, đang làm trầm trọng
thêm tác động tiêu cực của khủng bố. Xu hướng như vậy ảnh hưởng đến mức độ của

Nhóm 1

6



Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

người tiêu dùng không chắc chắn về tình trạng của nền kinh tế quốc gia. Về lâu dài có
thể gây ra khủng bố sự sụt giảm trong thương mại quốc tế, với những hậu quả liên
quan cho GDP, thu thuế, và mức sống (Czinkota, Knight, và Liesch 2003).
1.1.4.2. Xung đột và bạo lực
Xung đột xảy ra khi hai bên hoặc nhiều bên tin rằng lợi ích của họ không phù
hợp, thể hiện thái độ thù địch hoặc có những hành động làm tổn hại khả năng của
người khác để theo đuổi lợi ích của mình. Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể
chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm
tột đỉnh của các cuộc xung đột, ví dụ hai quốc gia có thể gây chiến với nhau nếu các
nỗ lực ngoại giao bất thành. Các cuộc xung đột và bạo lực tác động tiêu cực đến kinh
tế cũng như các doanh nghiệp.
Số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các nước có xung đột lợi ích chính trị có
xu hướng thương mại ít hơn các quốc gia khác. Các nghiên cứu đã cho thấy, ví dụ, các
tranh chấp lãnh thổ (Simmons năm 2005), tương tác chính trị xung đột (Pollins
1989a), và dự đoán cuộc xung đột quân sự trong tương lai (Li và Sacko 2002; 2003a)
làm cho thương mại giảm. Ví dụ hiện nay, Hoa Kỳ đặt lệnh trừng phạt thương mại đối
với các đối thủ của mình, chẳng hạn như Bắc Hàn và Cuba
Anderton và Carter (2001a, 2003) xem xét một số lượng lớn các trường hợp và
thấy rằng cuộc chiến tranh, và đặc biệt trong cuộc chiến tranh dài, có xu hướng để có
một tác động tiêu cực đến thương mại. Phát hiện sau này được củng cố bởi một nghiên
cứu mới đây của Glick và Taylor (2005); trong phân tích mẫu lớn, các tác giả thấy
rằng cuộc chiến tranh không chỉ có một tác động tiêu cực đáng kể đối với thương mại,
mà điều đó còn ảnh hưởng có thể tồn tại trong nhiều năm sau khi kết thúc một cuộc
chiến tranh
Xung đột và bạo lực diễn ra có thể làm gián đoạn việc sản xuất, các công ty

tăng cường hơn công tác bảo vệ và quản lý vì thế làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tâm lý lo sợ cũng gây năng suất thấp.
1.1.4.3. Chiếm đoạt tài sản
Trưng thu (expropriation : Là việc thu giữ tài sản nước ngoài của chính phủ và
trả tiền bồi thường cho chủ sở hữu. Nói cách khác, đó là chuyển giao không tự nguyện
tài sản, nhận bồi thường, từ một công ty thuộc sở hữu tư nhân cho một chính phủ nước
chủ nhà. Tuy nhiên, thủ tục để được trả tiền từ chính phủ đôi khi kéo dài và số tiền
cuối cùng vẫn còn thấp. Hơn nữa, nếu không có bồi thường, xung đột có thể nổ ra giữa

Nhóm 1

7


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

các nước sở tại và quốc gia của các công ty bị thu hồi. Ví dụ, các mối quan hệ giữa Mỹ
và Cuba thừa nhận tình hình như vậy, vì Cuba không cung cấp bồi thường cho các
công ty Mỹ có tài sản của họ. Ngoài ra, trưng thu có thể kiềm chế các công ty khác từ
đầu tư vào các nước có liên quan.
Tịch thu (confiscation): Là một loại rủi ro sở hữu tương tự để chiếm đoạt,
không bồi thường. Nó là không tự nguyện chuyển giao tài sản, không được bồi
thường, từ một công ty thuộc sở hữu tư nhân cho một chính phủ nước chủ nhà. Trong
tịch thu, các doanh nghiệp không nhận được bất kỳ khoản tiền từ chính phủ. Qua đó,
nó đại diện cho một tình huống nguy hiểm hơn cho các công ty nước ngoài.
Ví dụ, sau khi chính quyền Fidel Castro nắm quyền kiểm soát của Cuba vào
năm 1959, hàng trăm triệu đô la của các tài sản giá trị thuộc sở hữu của các công ty
Mỹ đã bị tước đoạt.

Nhập tịch (domestication): Khi các Nước chủ nhà từng bước chuyển dự án đầu
tư nước ngoài trong việc kiểm soát và sở hữu quốc gia thông qua hàng loạt các nghị
định của chính phủ. Các chính quyền theo cách nhập tịch các tài sản do công ty nước
ngoài nắm giữa bằng cách cho phép:
+ Chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ cho nhà nước
+ Các quyền quyết định do công ty nhà nước nắm giữ nhiều hơn
Mục tiêu tối hậu, cuối cùng của việc nhập tịch là bắt buộc các nhà đầu tư nước
ngoài chia sẻ việc sở hữu và quản trị công ty cho nhà nước nhiều hơn. Nhập tịch có thể
tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng như của toàn bộ công ty. Ví
dụ, nếu các công ty nước ngoài buộc phải thuê người dân tại nước đầu tư làm các nhà
quản lý, thì việc hợp tác và giao tiếp kém có thể xảy ra. Nếu việc nhập tịch đã được áp
dụng trong một khoảng thời gian ngắn, được đào tạo kém và thiếu kinh nghiệm quản
lý địa phương sẽ khiến cho các hoạt động công ty có thể bị mất lợi nhuận.
1.1.4.4. Sự thay đổi chính sách của chính phủ
Điểm đầu tiên trong danh sách các điều kiện chính trị mà các doanh nghiệp
nước ngoài quan tâm, đó là tính ổn định hay bất ổn định trong các chính sách của
chính quyền đang chiếm ưu thế. Các chính quyền có thể thay đổi hay các đảng phái
chính trị mới có thể được bầu (ở các nước theo chế độ lưỡng đảng như Mỹ và đa đảng
như Pháp), nhưng mối quan tâm của các công ty đa quốc gia, đó là tính liên tục của
pháp luật dù là đảng nào lên nắm chánh quyền ( tức kế tục về chính sách kinh tế, tài
chính). Tại Việt Nam, kể từ khi Luật Đầu Tư Nước Ngoài ra đời năm 1986, các công
ty đầu tư nước ngoài luôn than phiền về Luật pháp Việt Nam thay đổi liên tục khiến
Nhóm 1

8


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm


các kế hoạch kinh doanh của họ luôn luôn bị động, và hiện nay Luật Pháp Việt Nam
tương đối hoàn chỉnh do phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của WTO.
Khi chính phủ có những thay đổi trong các chính sách có thể tác động đến
kinh doanh quốc tế. Nhiều lý do có thể khiến chính phủ phải thay đổi chính sách của
họ đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói lan rộng, áp
lực dân tộc, và tình trạng bất ổn chính trị chỉ là một vài trong số những lý do có thể
dẫn đến những thay đổi trong chính sách. Thay đổi chính sách có thể áp đặt các hạn
chế hơn đến các hoạt động của các công ty nước ngoài hoặc hạn chế tiếp cận của họ
tới nguồn tài chính và thương mại. Một số rủi ro về chính sách kinh tế:
Kiểm soát hối đoái (Exchange controls): Khi phải đối mặt với tình trạng thiếu
ngoại tệ, Chính phủ, đôi khi, cố gắng để kiểm soát sự chuyển động của nguồn vốn
trong và ngoài nước.
Các hạn chế nhập khẩu (Import restrictions): Các hạn chế chọn lọc nhằm vào
việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc hay các bộ phận rời là các chiến lược phổ biến
để buộc nhà đầu tư nước ngoài mua các nguyên vật liệu cung cấp bởi nước chủ nhà, và
do đó tạo ra các thị trường trong nước. Nếu các nguồn nguồn cung cấp trong nước
thiếu hụt hoặc gián đoạn doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những khó khăn trong
giao dịch thường xuyên của họ. Hạn chế nghiêm ngặt về nhập khẩu có thể là lý do làm
cho doanh nghiệp nước ngoài đóng cửa.
Các kiểm soát thuế (Tax controls): Các loại thuế được xếp loại như là rủi ro
chính trị, khi nó được dùng như phương tiện để chính quyền kiểm soát các cuộc đầu tư
nước ngoài bằng các mức thuế suất khác nhau và nhiều loại thuế khác nhau.Ví dụ như
Chính phủ cũng có thể nâng cao mức thuế áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài để
kiểm soát họ và vốn của họ.
Các kiểm soát giá (Price controls): Các sản phẩm chủ yếu, cần thiết cho công
chúng như dược phẩm, thực phẩm, dầu hỏa… thường phải chịu sự kiểm soát giá bán
của chính phủ. Các cuộc kiểm soát như thế được áp dụng trong các thời kỳ lạm phát
kinh tế, để chính quyền kiểm soát mức sinh hoạt của dân chúng.
Để giải quyết vấn đề trong nước, chính phủ các nước thường sử dụng các mối

quan hệ thương mại. Thương mại như một công cụ chính trị có thể gây ra một doanh
nghiệp quốc tế bị vướng vào trong một cuộc chiến tranh thương mại hay cấm vận
(Schaffer et al, 2005). Như vậy, kinh doanh quốc tế có thể trải qua sự thay đổi thường

Nhóm 1

9


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

xuyên trong các quy định và chính sách, mà có thể thêm chi phí bổ sung của việc kinh
doanh ở nước ngoài.
(Nguồn: Don McCubbrey. “Political and legal risk in international
business.” Business Fundamentals. Boundless, 30 Oct. 2014)
1.1.4.5. Yêu cầu địa phương
Các yêu cầu của địa phương chính là các quy định mang tính chất đặc thù của
địa phương ấy có thể gây cản trở đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5.Tổng hợp tác động của một số rủi ro chính trị đến doanh nghiệp
Rủi ro chính trị có thể ảnh hưởng xấu đến tất cả các khía cạnh của kinh doanh
quốc tế từ các quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đến quyền sở hữu hoặc vận hành
một doanh nghiệp. Một số tác động tiêu cực của rủi ro chính trị vào công ty được tóm
tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 1: Bảng tổng kết toàn diện các rủi ro chính trị và ảnh hưởng của chúng lên
các doanh nghiệp
Loại rủi ro chính trị (TYPES)

Tác động đến doanh nghiệp (IMPACT ON

FIRMS)

Trưng thu (Expropriation)

Mất lợi nhuận trong tương lai (Loss of future
profits)

Tịch thu (Confiscation)

Mất tài sản (Loss of assets)
Mất lợi nhuận trong tương lai (Loss of future
profits)

Chiến dịch chống lại hàng hóa nước Mất doanh số (Loss of sales )
ngoài (Campaigns against foreign Tăng chi phí của những nỗ lực quan hệ công
chúng để nâng cao hình ảnh công cộng
(Increased costs of public relations efforts to
improve public image)
Các luật pháp bắt buộc về lợi ích Tăng chi phí vận hành (Increased operating
người lao động (Mandatory labor costs)
benefits legislation)
Bắt cóc, khủng bố và các hình thức Sản xuất bị gián đoạn (Disrupted production)
bạo lực khác (Kidnappings, terrorists Tăng chi phí bảo vệ (Increased security costs)
Tăng chi phí quản lý (Increased managerial
costs)

Nhóm 1

10



Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Năng suất thấp (Lower productivity)

Các cuộc chiến tranh (Civil wars)

Hủy hoại tài sản (Destruction of property)
Mất doanh số (Lost sales)
Sản xuất gián đoạn (Disruption of production)
Tăng chi phí bảo vệ (Increased security costs)
Năng suất thấp (Lower productivity)

Lạm phát (Inflation)

Chi phí vận hành cao (Higher operating costs)

Hạn chế khả năng chuyển tiền về nước Không có khả năng chuyển tiền tự do (Inability
(Repatriation restrictions)
Phá

giá

devaluations)

đồng

tiền


to transfer funds freely)
(Currency Giảm thu nhập chuyển về nước (Reduced value
of repatriated earnings)

Nguồn: Ricky W. Griffin, kinh doanh quốc tế, năm 2005, trang 73
Trong dài hạn, và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các rủi ro, hành động
của chính phủ có thể làm giảm thu nhập và gây bất lợi cho nền kinh tế nước chủ nhà.
Rủi ro chính trị mạnh mẽ được bắt rễ sâu trong các thói quen quản lý đất nước có thể
là rào cản đối với đầu tư nước ngoài và nước thịnh vượng.
1.1.6. Quản lý rủi ro chính trị
1.1.6.1.Tránh đầu tư
Cách đơn giản để quản lý rủi ro chính trị là tránh đầu tư vào một quốc gia được
xếp hạng rủi ro chính trị cao. Trường hợp đã đầu tư, các trang thiết bị của nhà máy có
thể được thanh lý hoặc chuyển sang một số nước khác mà được coi là tương đối an
toàn. Đây có thể là một sự lựa chọn tồi vì cơ hội kinh doanh ở một quốc gia sẽ bị mất.
1.1.6.2. Thích ứng
Một cách khác để quản lý rủi ro chính trị là sự thích nghi. Thích ứng nghĩa là
phối hợp rủi ro vào các chiến lược kinh doanh. Các công ty đa quốc gia kết hợp rủi ro
bằng phương tiện của ba chiến lược sau đây: vốn chủ sở hữu địa phương và nợ, viện
trợ phát triển, và bảo hiểm.
- Vốn chủ sở hữu địa phương và nợ
Điều này có nghĩa, các công ty con có sự giúp đỡ tài chính của các công ty địa
phương, công đoàn, các tổ chức tài chính, và chính phủ. Các công ty con sẽ trở thành
đối tác của các doanh nghiệp địa phương, điều này đảm bảo rằng những diễn biến
chính trị không ảnh hưởng đến các hoạt động. Nội địa hóa đòi hỏi sửa đổi các hoạt
Nhóm 1

11



Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

động, cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị hiếu và văn hóa địa phương. Khi McDonald
bắt đầu hoạt động nhượng quyền tại Ấn Độ, nó đảm bảo rằng bánh mì không chứa bất
kỳ thịt bò.
- Hỗ trợ phát triển
Cung cấp viện trợ phát triển cho phép một doanh nghiệp quốc tế để hỗ trợ các
nước chủ nhà trong việc cải thiện chất lượng của cuộc sống. Kể từ khi công ty và quốc
gia trở thành đối tác, cả hai đều đạt được giá trị. Tại Miến Điện, ví dụ, các công ty dầu
khí Mỹ Unocal và Total của Pháp đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển các mỏ khí đốt
tự nhiên và cũng đã dành $ 6.000.000 về giáo dục địa phương, chăm sóc y tế, và các
cải tiến khác.
- Bảo hiểm
Đây là phương tiện cuối cùng của sự thích nghi. Các công ty mua bảo hiểm đề
phòng tác động tiềm năng của các rủi ro chính trị. Các công ty có thể mua bảo hiểm
để bảo đảm đề phòng thiệt hại được tạo ra bởi các sự kiện bạo lực, kể cả chiến tranh và
khủng bố.
1.1.6.3. Tạo mức độ phụ thuộc
Rủi ro chính trị cũng có thể được quản lý bằng cách cố gắng để chứng minh với
các nước chủ nhà rằng họ không thể làm nếu không có các hoạt động của công ty.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách cố gắng để kiểm soát nguyên vật liệu, công
nghệ, và các kênh phân phối ở nước sở tại. Các công ty có thể đe dọa các nước chủ
nhà rằng việc cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm hay công nghệ sẽ được dừng lại nếu
hoạt động của công ty bị dừng lại.
1.1.6.4. Vận động hành lang
Ảnh hưởng đến chính trị địa phương thông qua vận động hành lang là một cách
khác để quản lý rủi ro chính trị. Vận động hành lang là chính sách thuê người đại diện
cho lợi ích kinh doanh của công ty cũng như quan điểm của công ty về các vấn đề

chính trị của địa phương. Người vận động hành lang gặp các quan chức địa phương và
cố gắng tranh thủ sự ảnh hưởng chức quyền (vị trí) của họ về các vấn đề có liên quan
đến công ty. Mục đích cuối cùng là nhận được sự thuận lợi về pháp luật và hạn chế
những bất lợi.
1.1.6.5. Tư vấn về Chủ nghĩa khủng bố
Để quản lý rủi ro khủng bố, các công ty đa quốc gia thuê tư vấn trong chống
khủng bố để đào tạo nhân viên đối phó với các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.
1.1.6.6. Thu thập thông tin để đánh giá rủi ro chính trị

Nhóm 1

12


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Các công ty có thể giảm tiếp xúc với rủi ro chính trị bằng việc lập kế hoạch và
theo dõi diễn biến chính trị cẩn thận. Các giải pháp đơn giản nhất là tiến hành các
nghiên cứu về mức độ rủi ro của một quốc gia, công ty có thể trả tiền cho các báo cáo
từ chuyên gia tư vấn chuyên môn trong việc đưa ra những đánh giá hay tự nghiên cứu,
phân tích- bằng cách sử dụng các nguồn miễn phí nhiều có sẵn trên internet .Sau đó,
Công ty sẽ có những thông tin, đánh giá để thiết lập hoạt động nước ngoài. Và sẽ tránh
việc đầu tư vào các quốc gia có rủi ro chính trị cao.
Nếu công ty không có đủ nguồn lực để tiến hành tự nghiên cứu và phân tích
như vậy, nó có thể tìm thấy thông tin này tại các đại sứ quán nước ngoài, các phòng
quốc tế về thương mại, các công ty tư vấn rủi ro chính trị, các công ty bảo hiểm, và các
doanh nhân quốc tế quen thuộc với một khu vực cụ thể. Ở một số nước, các chính phủ
sẽ thành lập cơ quan để giúp các doanh nghiệp tư nhân phát triển ở nước ngoài.

1.1.6.7. Giảm thiểu đầu tư cố định
Rủi ro chính trị, tất nhiên, luôn luôn liên quan đến rủi ro về lượng vốn. Khi tác
động của rủi ro chính trị như nhau, một sự thay thế với số vốn tương đối thấp hơn là
một việc thích hợp hơn. Một công ty có thể quyết định cho thuê cơ sở thay vì mua
chúng, hoặc nó có thể dựa nhiều hơn vào các nhà cung cấp bên ngoài, miễn là chúng
tồn tại. Trong mọi trường hợp, các công ty nên giữ tài sản tại nước sở tại ở mức tối
thiểu để hạn chế thiệt hại gây ra bởi các rủi ro chính trị.
1.1.6.8. Bảo hiểm rủi ro chính trị
Đây như một sự lựa chọn cuối cùng, các công ty toàn cầu có thể mua bảo hiểm
để bù đắp rủi ro chính trị của họ. Bảo hiểm rủi ro chính trị có thể bù đắp tổn thất tiềm
năng lớn. Các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị nói chung đề phòng
các rủi ro như sung công và bạo lực chính trị, trong đó có xung đột dân sự …
(Nguồn : tác giả Smriti Chand tại />1.2. Tham nhũng
1.2.1. Định nghĩa Tham nhũng
Theo định nghĩa của tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency
International_TI)3 tham nhũng là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn,
hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”
Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới thường sử
dụng. Theo đó, tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi”. Định nghĩa này cho
rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền,
tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà nước, việc nhà nước can
Nhóm 1

13


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm


thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Nói cách khác, khái niệm này
loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trung duy nhất
vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công.
Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một thỏa
thuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giới ủng
hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi. Trái lại một
tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự. Chính tính chất đặc thù của
tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chi phí giao dịch đáng kể,
trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác, cùng thỏa thuận (đặc biệt có tính tới những yếu
tố bất ngờ có thể hoặc không thể lường trước), giám sát và thực thi thỏa thuận. Điều đó
không có nghĩa là các hợp đồng hợp pháp đúng chuẩn mực không phát sinh chi phí
giao dịch. Điều đó có nghĩa là do tính chất bất hợp pháp của những thỏa thuận tham
nhũng nên những chi phí giao dịch của nó nhân lên gấp bội. Khi phân tích hậu quả của
tham nhũng, cần phải xem xét tới những chi phí giao dịch của nó.
Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường hợp là
kết quả hành vi vơ vét bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người quản lý và lớn
hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành được. Lợi ích cạnh
tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh trên thị trường, do vậy ở đâu
có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có bổng lộc. Tham nhũng chỉ là
hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc, tức là một tình huống trong đó các
chủ thể kinh tế sẵn sàng hối lộ để được tham gia vào một đường dây hưởng bổng lộc.
Họ sẵn sàng trả tiền để được vơ vét bổng lộc. Khi bàn tới các nguyên nhân dẫn tới
tham nhũng cần phải tính tới những nguồn gốc này của tham nhũng. Những điều kiện
có thể tạo ra bổng lộc là những những nhân tố tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tham
nhũng.
1.2.2. Mối quan hệ giữa tham nhũng và rủi ro chính trị
Tham nhũng là một hình thức của rủi ro chính trị. Rủi ro chính trị là sự thay đổi
của chính trị có thể ảnh hưởng xấu đến kinh doanh của doanh nghiệp. Khi chính quyền
hoạch định các chính sách không chặt chẽ, các bộ luật phức tạp, thiếu tính minh bạch,
độc quyền các thông tin, các quy định phức tạp, mập mờ, khó hiểu và sự trục lợi cá

nhân của các cán bộ công quyền là điều kiện dẫn đến tham nhũng.
Công cụ nhận dạng tham nhũng

Nhóm 1

14


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Các tác giả nêu trên đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong
thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:
Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình.
Corruption = Monopoly + Discretion - Accountability.
Với công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện
của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.
Thừa độc quyền
Trong các vụ tham nhũng đều có thể thấy yếu tố “độc quyền”. Từ độc quyền
kinh doanh với công ty nào hay với ai, đến độc quyền quyền hạn và quyền lực như
quyết định tổ chức đấu thầu kiểu gì, cho ai trúng thầu vì lý do gì, gạt ai vì lý do gì,
thậm chí triệt tiêu các cơ chế lãnh đạo và giám sát nội bộ...
Qui mô và cách thức diễn ra các vụ nổi cộm trên càng cho thấy quyền hạn và
quyền lực đã bị “độc quyền” thái quá trong tay vài người, nhất là khi họ đồng nhất bản
thân với cả cái định chế mà người ấy được giao nhiệm vụ thay mặt để rồi nhân danh
những khái niệm cao cả mà biện hộ cho những lý lẽ của mình.
Từ đó, triệt tiêu những tiếng nói can gián và đấu tranh có khi ngay cả của bộ
máy lãnh đạo hoặc giám sát để rồi chính bộ máy đó cùng tham gia...
Các “thư tay” cho dù có là “nội dung thư giả”, thậm chí “chữ ký giả”, cũng do

hậu quả của sự độc quyền quyền hạn và quyền lực trên. Cấp dưới cứ phải nhắm mắt,
nhắm mũi mà nghe, vì đã quen sợ cái quyền và cái lực đó rồi.
Thừa bưng bít thông tin
Có thể nhận ra tham nhũng qua những biểu hiện bưng bít thông tin trước và sau
(mua sắm, đấu thầu, phân bổ đất đai, cấp phát phúc lợi xã hội hay tập thể, học bổng...).
Khi những thông tin “nhạy cảm” và “sinh lợi” bị độc quyền, sẽ không có cơ hội đồng
đều cho mọi người.
Chính cái lề thói “bí mật nội bộ” cộng với độc quyền đã được nhân rộng thành
tham nhũng. Tham nhũng xong, tiếp tục bưng bít bằng mọi cách. Bưng bít thông tin từ
“thượng nguồn” cho đến “hạ lưu”. "Hạ lưu" thì chặn cổng không cho vào tiếp cận
thông tin, “mất hồ sơ”, hoặc khống chế các cuộc họp sao cho không để có tiếng nói
không nhất trí.
Bưng bít từ “thượng nguồn” bằng những động thái đánh lạc hướng dư luận, tổ
chức thanh tra theo kiểu “che chắn” theo định luật mà ngành truyền thông gọi là
bandwagon (đồng hội đồng thuyền), nôm na mà nói là “phủ bênh phủ”...
Càng bưng bít thông tin, tham nhũng càng có điều kiện sinh sôi nảy nở. Khi
ngân sách, kinh phí, thu chi không được công bố chi tiết cho dân chúng, cho cổ đông,

Nhóm 1

15


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

cho công nhân viên..., thì mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, giá bao nhiêu, chi bao nhiêu,
chẳng ai (được) biết. Bưng bít thông tin và tham nhũng đơn giản quan hệ với nhau là
như thế.

Thiếu trách nhiệm giải trình
Rõ ràng khi thừa độc quyền và thừa bưng bít thông tin, còn gì nữa trách nhiệm
giải trình. Công thức: Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm
giải trình không có gì khó hiểu. Khi mọi việc đều chỉ ta hay, ta biết, ta bày vẽ, ta quyết
định, ta che đậy thì còn giải trình với ai.
1.2.3. Những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng
Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ. Do vậy, lợi
ích cá nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giao dịch
kinh kế giữa họ. Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt động đem lại lợi ích lớn
nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực). Nói cách khác, tùy từng trường hợp,
người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối ưu. Như đã nêu ở trên, bổng lộc là một
nguồn thu nhập lớn hơn mức lương cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm quyền.
Do việc vơ vét bổng lộc sẽ giúp tối đa hóa lợi ích cá nhân nên các chủ thể kinh tế sẽ
lao vào quá trình tạo ra và phân chia bổng lộc. Về mặt lý thuyết, bổng lộc có thể được
tạo ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên thực tế, cách thức quan trọng nhất là biện
pháp can thiệp của chính phủ, tức là vi phạm nguyên tắc hoạt động tự do của thị
trường. Một thuật ngữ tương tự thường được sử dụng để chỉ hình thức can thiệp như
vậy của chính phủ là “điều tiết”. Nói cách khác, thay vì cho phép thị trường tự do điều
chỉnh các mối quan hệ và giao dịch giữa các chủ thể kinh tế thì chính phủ, cho dù động
cơ của họ là gì đi chăng nữa, lại trực tiếp can thiệp và điều chỉnh những mối quan hệ
như vậy.
Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tính
chất cấm đoán, tức là các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phi chính
phủ công khai cho phép một số được làm như vậy. Điển hình là việc cấp phép nhập
khẩu. Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một số loại hàng
hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép. Điều đó chắc chắn sẽ
gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên
của các nhà sản xuất/nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh lệnh
hành chính. Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số
tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí

Nhóm 1

16


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

sản xuất/nhập khẩu của nó. Sự chênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ được chia
nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành. Bằng cách đút lót để được cấp phép
nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới
hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ. Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định
cấp phép nhập khẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có tham nhũng. Có
một số trường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũng
phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổng lộc.
Vì thế, càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế
hoạt động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng. Tuy vậy,
ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thì điều quan
trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nó được cụ thể hóa
như thế nào. Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách hiệu
quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được.
Các quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho
tham nhũng bấy nhiêu. Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế
nói chung và áp dụng mức thuế cho các sản phẩm cụ thể tương tự nhau. Nếu mức thuế
với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì sẽ có
động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế bất hợp
pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn.
Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định
pháp luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và

không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng
mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời hạn chót), với sự tùy tiện
của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng.
Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả năng
bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều vào
những mối đe dọa với chúng.
1.2.4. Hậu quả của tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng đã và đang xảy ra phổ biến trong xã hội, trở
thành quốc nạn chung của các quốc gia, làm tổn hại đến chính phủ, làm mất uy tín của
cơ quan công quyền và có ảnh hưởng rất lớn đối với người nghèo.
Về hậu quả của tham nhũng, chúng ta cần phải nhận thấy rằng bản chất của hối
lộ không là gì khác ngoài việc phân phối lại thu nhập. Nói cách khác, bản thân tham
Nhóm 1

17


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi – quy mô của phúc lợi xã hội vẫn không đổi,
mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một cách chi ly thì điều này là đúng, song
nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân phối thu nhập của tham nhũng thì đó lại là một
trong những kiểu ngụy biện nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng.
Lý do thứ nhất là vì chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng rất lớn. Như
đã được phân tích, tham nhũng là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy những chi
phí giao dịch của nó rất lớn. Và những chi phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí
cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động giao dịch. Theo một số ước
tính (Tanzi), các nhà quản lý cấp cao ở những quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành

phải dành 20% thời gian làm việc của họ để đạt được thỏa thuận về tham nhũng và
thực hiện những thỏa thuận đó. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn nếu xét theo chi
phí cơ hội của việc sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao.
Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có
mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất
phát từ những chính sách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa hoạt động
của thị trường tự do. Những chính sách đó có thể sẽ được người ta cố tình tận dụng vì
chúng đem lại nhiều bổng lộc. Những chính sách này có thể sẽ bị những nhóm lợi ích
gây ảnh hưởng (bất kể là do vận động hành lang hợp pháp hay do hành động “bẻ cong
pháp luật”) vì họ được hưởng lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc. Mặc dù những
chính sách này có lợi cho các nhóm lợi ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc
độ tối đa hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chúng không có lợi
cho công chúng nói chung. Tham nhũng vi phạm nguyên tắc pháp trị trong khi chế độ
pháp trị lại là tiền đề của một nền kinh tế thị trường. Nếu không có pháp trị thì không
có bảo vệ sở hữu tài sản tư nhân và không thể thực thi được các giao kết hợp đồng. Sẽ
có rất ít trao đổi giữa các chủ thể vì điều đó không có lợi cho họ. Lý do là vì việc bảo
vệ quyền tài sản tư nhân quá yếu và không có đủ sự hỗ trợ để thực hiện các hợp đồng.
Vì ít có trao đổi giữa các doanh nghiệp nên tất cả các doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần
lớn những yếu tố đầu vào thay vì mua trên thị trường. Nói cách khác, sẽ không có
phân công lao động xã hội và không có tiền đề cho chuyên môn hóa. Vì không có tiền
đề cho chuyên môn hóa nên sẽ không có cơ sở cho việc tăng cường hiệu quả kinh tế.
Đây là một hình thức gián tiếp làm suy giảm hiệu quả kinh tế và kế đến là phúc lợi xã
hội của tham nhũng. Tham nhũng sẽ làm tăng tính chất bất ổn định đối với các doanh
Nhóm 1

18


Quản trị kinh doanh quốc tế


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

nghiệp, đặc biệt liên quan tới bảo vệ quyền sở hữu. Tình trạng bất ổn định đó sẽ làm
giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư đưa ra những quyết
định của họ trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư. Họ sẽ không muốn đầu tư nếu hiệu
quả đầu tư giảm đi. Điều đó đặc biệt đúng với các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp. Họ
luôn so sánh hiệu quả đầu tư – tức là tốc độ quay vòng vốn đầu tư ở nhiều nước khác
nhau và quyết định đầu tư vốn vào quốc gia có hiệu quả cao nhất. Vì tham nhũng làm
giảm hiệu quả đầu tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước
ngoài trực tiếp hơn và do vậy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Còn một lý do khác khiến các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành lại
không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Nó có mối liên hệ trực tiếp với óc kinh
doanh và tư duy đổi mới. Như Baumol đã nêu, óc kinh doanh là một nguồn lực có thể
được lựa chọn phân bổ cho các hoạt động sản xuất hoặc các hoạt động phi sản xuất và
có tính phá hoại. Nguồn lực này sẽ chảy tới những hoạt động cho phép nhà kinh doanh
được hưởng lợi nhuận cao nhất từ hoạt động của mình. Tham nhũng chắc chắn là một
hoạt động phi sản xuất và thậm chí đôi khi còn mang tính phá hoại. Nếu tham nhũng
lan tràn, tức là nếu có khả năng kiếm lời cao nhất từ tham nhũng thì các nhà kinh
doanh thay vì chú trọng tới các hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất sẽ tập trung
vào tham nhũng, các hoạt động phân phối lại nhu nhập và dồn tài năng của họ vào
những việc như vậy. Hậu quả là những nguồn lực khác cũng sẽ được dùng cho các
hoạt động phân phối lại thu nhập. Sự đổi mới vốn là kết quả của óc kinh doanh sẽ lại
dồn sang các hoạt động tái phân phối thu nhập và tham nhũng. Người ta sẽ tìm ra các
biện pháp tham nhũng mới chứ không phải các sản phẩm mới và phương pháp sản
xuất mới.
Đây chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với tất cả mọi quốc gia: Liệu những
nguồn lực hiện có sẽ được dùng để tạo ra của cải vật chất hay chỉ là phân phối lại
chúng? Tình trạng tham nhũng tràn lan là một triệu chứng của một xã hội thối nát
nghiêm trọng, trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại được dành cho
việc tái phân phối chúng. Nói tới tham nhũng không phải là nói tới một số lượng tiền

nào đó được chuyển từ tay người này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bôi trơn cỗ
máy kinh doanh”. Nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc. Và chính
dân tộc đó phải tự quyết định xử lý tham nhũng như thế nào. (Nguồn: Tác giả Boris
Begovic, dịch Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE))
Nhóm 1

19


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

CHƯƠNG 2: CÔNG TY BIO-RAD LABORATORIES VÀ ẢNH HƯỞNG
THAM NHŨNG TẠI CÁC NƯỚC
2.1. Giới thiệu khái quát công ty Bio-Rad Laboratories
Bio-Rad Laboratories, Inc. được thành lập năm 1952 tại Berkeley, California,
Mỹ. Ban đầu, công ty này chủ yếu sản xuất hóa chất chuyên sử dụng trong sinh học,
dược phẩm.
Hiện nay, Bio-Rad sản xuất và cung cấp các nghiên cứu khoa học đời sống, y
tế, trang thiết bị phân tích xét nghiệm, phân tích khoa học, hóa chất, phân tách vật liệu
hóa học và sinh học phức tạp để xác định, phân tích và làm sạch các thành phần cấu
thành.
Trụ sở của Bio-Rad ở Hercules, California. Công ty này có các văn phòng và cơ
sở khắp thế giới với hơn 7.800 nhân viên. Doanh thu của Bio-Rad vào năm 2011 là
hơn 2 tỉ USD. Thu nhập ròng trong năm 2013 là 77,8 triệu USD. Phân phối ở hơn 30
nước
Bio-Rad hoạt động ở hai phân khúc chính: Khoa học đời sống và chẩn đoán lâm
sàng với quy mô trên toàn thế giới. Các khách hàng của Bio-Rad gồm có hệ thống
bệnh viện, viện nghiên cứu lớn, y tế công cộng, phòng thí nghiệm thương mại, các

công ty công nghệ sinh học và dược phẩm, an toàn thực phẩm.
Khoa học đời sống là nghiên cứu về các đặc điểm, hành vi và cấu trúc của sinh
vật sống cũng như hệ thống cấu thành. Các nhà nghiên cứu khoa học đời sống sử dụng
hàng loạt sản phẩm và hệ thống bao gồm chất phản ứng, dụng cụ, phần mềm và thiết
bị để phát hiện chất gây nghiên, công nghệ sinh học, thử nghiệm tác nhân gây bệnh
thực phẩm và nghiên cứu về quá trình sống, chủ yếu trong phòng thí nghiệm. Các sản
phẩm của Bio-Rad trong phân khúc này chủ yếu là dùng công nghệ để phân tách, làm
sạch, xác định, phân tích vật liệu hóa sinh.
Bio-Rad nằm trong số 5 công ty khoa học đời sống hàng đầu thế giới và giữ
được danh tiếng về chất lượng cũng như đổi mới. Hãng cung cấp hàng loạt công cụ
phòng thí nghiệm, thiết bị sử dụng để nghiên cứu về gen, an toàn thực phẩm… Đối
tượng khách hàng trong phân khúc này là các trường đại học, trường y, tổ chức nghiên
cứu công nghiệp, cơ quan chính phủ, nhà sản xuất dược phẩm, nhà nghiên cứu công
nghệ sinh học, phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm thực phẩm.
Bio-Rad cũng là công ty hàng đầu thế giới về chẩn đoán lâm sàng chuyên phát
triển, sản xuất, bán và hỗ trợ danh mục lớn các sản phẩm cho kiểm tra và chẩn đoán y

Nhóm 1

20


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

tế; được biết tới với các thiết bị, dụng cụ thử máu, kiểm tra mẫu máu, virus trong máu,
khả năng miễn dịch hay rối loạn di truyền.
Khách hàng của Bio-Rad trong phân khúc này là phòng thí nghiệm bệnh viện,
cơ quan chính phủ, nhà sản xuất thiết bị dụng cụ chẩn đoán. Một trong những sản

phẩm y khoa nổi bật của hãng này là kit phát hiện kháng nguyên NS1 trong hỗ trợ
chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, cho phép phát hiện bệnh ngay trong ngày đầu tiên bị
sốt.
Bio-Rad Laboratories do cặp vợ chồng David và Alice Schwartz thành lập. Ý
tưởng ra đời công ty bắt đầu từ một cuộc chơi bài brid. Hôm sau, hai vợ chồng đã
nghiên cứu để tìm ra một nơi thành lập công ty với sứ mệnh thúc đẩy nhanh quá trình
khám phá khoa học bằng cách cung cấp các sản phẩm và công cụ cho nhà nghiên cứu.
Cùng với việc mở rộng các dòng sản phẩm, Bio-Rad cũng nỗ lực mở rộng thị
trường địa lý với các kênh phân phối ở hơn 30 quốc gia ngoài Mỹ thông qua các chi
nhánh tập trung chính vào dịch vụ khách hàng và cung cấp sản phẩm.
2.2. Bio-Rad và sự tác động tham nhũng tại các nước.
Theo hồ sơ điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Ủy ban Chứng
khoán Mỹ (SEC), tổng cộng Bio-Rad đã chi 7,5 triệu USD hối lộ ở Nga, Thái Lan và
Việt Nam từ 2005-2010. Hãng BBC cho biết, khoản hối lộ của công ty này ở Nga là
4,6 triệu USD, Thái Lan hơn 700 ngàn USD và Việt Nam là 2,2 triệu USD.
Tại Nga: Tham nhũng ở Nga là một vấn đề nghiêm trọng tác động đến đời sống
của công dân Nga. Tham nhũng đã thâm nhập tất cả các cấp chính quyền và hầu hết
các khía cạnh khác trong đời sống ở Nga. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng Nga
thứ 136 trong báo cáo Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014.
Với việc khó khăn khi bán các sản phẩm tại thị trường Nga, do các khó khăn từ
các cơ quan Y Tế, chi nhánh Pháp Bio-Rad đã phải chi khoản hoa hồng 15-30% cho
các đại lý tại Nga để hối lộ quan chức Bộ Y tế nước này. Từ năm 2005 - 2010, BioRad bán được khá nhiều thiết bị chẩn đoán y tế cho chính phủ Nga. Các hợp đồng lớn
nhất là bán thiết bị xét nghiệm HIV và ngân hàng máu cho Bộ Y tế Nga. Tổng cộng
Bio-Rad SNC ở Pháp đã chi cho các đại lý ở Nga 4,6 triệu USD để đạt được doanh số
38,6 triệu USD.
Tại Thái Lan: Trong danh sách được Tổ chức minh bạch toàn cầu công bố sau
khi khảo sát trên 175 quốc gia, chỉ số chống tham nhũng của Thái Lan năm 2014 xếp
thứ 85, vượt 17 bậc so với năm 2013. Tuy nhiên, Tham nhũng vẫn được xem là một
vấn nạn tại Thái Lan, làm cho các nhà đầu tư khó khăn khi thâm nhập thị trường này.
Nhóm 1


21


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Tại Thái Lan, hành vi hối lộ của Bio-Rad diễn ra từ năm 2007 đến năm 2010.
Bio-Rad mua 49% cổ phần hãng Diamed Thailand vào tháng 10/2007. Trước đó,
Diamed Thailand đã sử dụng một trung gian người Thái để hối lộ các quan chức nước
này, qua đó ký được hợp đồng bán thiết bị cho các cơ quan chính phủ. Để thuận lợi
cho việc kinh doanh và tránh sự gây có khăn của các cơ quan tại Thái Lan, Bio-Rad
đã phải tiếp tục hối lộ các quan chức sau khi mua lại Diamed Thailand. Tổng cộng từ
năm 2007 đến đầu năm 2010, Bio- Rad đã chi 708.608 USD cho các quan chức.
Tại Việt Nam: Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã
hội. Năm 2014 điểm số CPI Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp
hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một điều đáng chú ý là điểm số CPI của Việt
Nam không thay đổi trong 3 năm liên tiếp (2012- 2014) và tham nhũng trong khu vực
công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.
Có mặt ở VN cách đây khoảng chục năm, Bio-Rad nhanh chóng đẩy lùi một
công ty nổi tiếng khác của nước ngoài, chiếm lĩnh được thị phần cung ứng thiết bị xét
nghiệm và các sinh phẩm, test xét nghiệm trong lĩnh vực sinh hóa, huyết học và miễn
dịch học.
Theo giám đốc này, một công ty muốn xin phép nhập khẩu sinh phẩm hay bất
cứ sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế nào vào VN thì công ty đó phải làm hồ sơ theo đúng
quy trình của Bộ Y tế và nộp Cục Quản lý dược hoặc Vụ Trang thiết bị y tế và công
trình.
Khi có giấy phép, các công ty nhập khẩu mới tiến hành nhập khẩu hàng theo

từng đợt. Sau đó, các công ty đi đấu thầu tại các bệnh viện, việc “hối lộ” thường xảy ra
ở khâu đấu thầu.
Trong thư điện tử gửi giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á ngày 18-52006, đại diện kinh doanh tại Việt Nam cảnh báo Bio-Rad sẽ mất 80% doanh số nếu
không chi hối lộ. Vì thế một đại diện bán hàng của Bio-Rad đã hối lộ các quan chức
tại các bệnh viện và phòng thí nghiệm nhà nước ở Việt Nam để đổi lại hợp đồng mua
sản phẩm.
Từ năm 2005- 2009, Bio-Rad Văn phòng tại Việt Nam có hàng loạt hợp đồng
bán thiết bị với giá mỗi hợp đồng từ 100 nghìn USD- 200 USD và mỗi hợp đồng có
được họ phải chi "hoa hồng" khoảng 20 nghìn USD. Tổng cộng từ năm 2005 - 2009,

Nhóm 1

22


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

văn phòng đại diện của Bio-Rad tại Việt Nam đã chi 2,2 triệu USD cho các đại lý và
nhà phân phối để chuyển lại cho các quan chức.
Đánh giá về tác động tham nhũng đến Bio-Rad
Để được các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho chính phủ, Bio- Rad đã chi ra
một khoản rất lớn cho các quan chức. Đây là một chi phí giao dịch rất lớn nhưng trái
pháp luật. Và sau khi công ty này bị điều tra và bị phát hiện hành vi hối lộ, để tránh bị
truy tố trách nhiệm hình sự, công ty có trụ sở tại TP Hercules, bang California – Mỹ đã
chấp nhận trả 14,35 triệu USD tiền phạt cho Bộ Tư pháp Mỹ và 40,7 triệu USD cho
SEC. Ngoài ra, Bio-Rad sẽ phải báo cáo định kỳ về nỗ lực tuân thủ các quy định làm
trong sạch nội bộ, chống tham nhũng trong vòng 2 năm.
Như vậy, tình hình tham nhũng tại các nước ảnh hưởng đến chi phí giao dịch

của công ty rất lớn, tuy nhiên các khoản chi cho các quan chức không những bị mất
trắng, và khi bị phát giác còn gây cho công ty trước nguy cơ đối mặt với việc tuy tố
trách nhiệm hình sự. Như vậy, tham nhũng gây ảnh hưởng làm tăng chi phí công ty,
mất lợi nhuận và làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của công ty về sự cạnh tranh
không lành mạnh. Tuy nhiên, ở đây không loại trừ việc cạnh tranh không lạnh mạnh
của công ty, nhưng nếu như tham nhũng không xảy ra thì việc hối lộ của Bio-Rad sẽ
không đạt được mục đích.

KẾT LUẬN
Tham nhũng và rủi ro chính trị là hai vấn đề được quan tâm và được đặt lên
hàng đầu đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường nói chung.
Tham nhũng là một hình thức của rủi ro chính trị. Khi rủi ro chính trị này bắt
nguồn từ chính phủ, từ các cơ quan công quyền, từ các cán bộ công quyền trong việc
hoạch đinh và thực thi pháp luật, chính sách, các quy định…Biểu hiện ra đó là khi
chính quyền hoạch định các chính sách không chặt chẽ, các bộ luật phức tạp, thiếu tính
minh bạch, độc quyền các thông tin, các quy định phức tạp, mập mờ, khó hiểu và sự
trục lợi cá nhân của các cán bộ công quyền là điều kiện dẫn đến tham nhũng.
Để có thể bán được hàng, để có được thị tường các công ty tìm đến hối lộ gây
nên trình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhưng mục đích của việc này sẽ không

Nhóm 1

23


×