Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp học sinh lớp năm làm tốt bài văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.31 KB, 29 trang )

UBND HUYỆN TÂN THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM
LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Tên tác giả: Trần Công Minh
Đơn vị: Trường Tiểu học Đá Biên

Tân Thạnh, năm 2016


UBND HUYỆN TÂN THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM
LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Tên tác giả: Trần Công Minh
Đơn vị: Trường Tiểu học Đá Biên

Tân Thạnh, năm 2016


Nhận xét của
Hội đồng khoa học giáo dục
- Cấp cơ sở:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Kiến Bình, ngày tháng năm 2016
CT HĐKHGD

- Cấp huyện:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Tân Thạnh, ngày tháng năm 2016
CT HĐKHGD


Nhận xét của
Hội đồng khoa học giáo dục
- Cấp tỉnh:
…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………,

ngày

tháng năm 2016


CT HĐKHGD


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

LỜI NÓI ĐẦU
Ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng. Bởi
vì môn Tiếng Việt có vai trò hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh để các em học tập và giao
tiếp. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính
chất thực hành tổng hợp và sáng tạo cao. Phân môn Tập làm văn vận dụng
các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp
đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Phân môn Tập làm văn tạo điều kiện
cho học sinh thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng mẹ
đẻ. Trong quá trình rèn luyện này, các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn
thiện và nâng cao dần. Từ đó giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp và
học tốt các môn học khác. Như vậy, phân môn Tập làm văn có vị trí rất
quan trọng.
Chương trình Tập làm văn ở Tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Trong
văn miêu tả, người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, cũng
không miêu tả quá cụ thể tất cả các chi tiết của sự vật, hiện tượng, con
người,…như một bức ảnh chụp. Mà chúng ta cần miêu tả một cách sinh
động những nét tiêu biểu thông qua cái nhìn chủ quan của mỗi người nhưng
vẫn thể hiện rõ bản chất của sự vật, hiện tượng, con người,… Học văn miêu
tả giúp học sinh quan tâm hơn đến con người và thế giới xung quanh. Góp
phần phát triển tình cảm, thẩm mỹ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương,
đất nước và con người,…
Qua nhiều năm giảng dạy lớp Năm, tôi thấy học sinh lớp mình còn
nhiều hạn chế khi làm văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.

Mặc dù đối tượng tả người ở lớp 5 là những người gần gũi, quen thuộc với
các em. Nhưng mỗi người có hình dáng, tính nết, tình cảm, suy nghĩ, hoạt
động,… riêng. Đòi hỏi học sinh phải trải qua quá trình tiếp xúc, quan sát tỉ

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 1


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

mỉ thì mới nhận ra đặc điểm hình dáng và tính cách riêng của từng người.
Bên cạnh đó, việc miêu tả đối tượng làm cuốn hút người đọc, giúp người
đọc hình dung hình ảnh đối tượng còn phụ thuộc vào khả năng tư duy và
vốn từ tích luỹ được của từng học sinh. Thông thường các em chỉ miêu tả
đối tượng một cách chung chung. Các em chưa biết chọn lọc những nét tiêu
biểu làm nổi bật đặc điểm riêng của mỗi nhân vật. Để khắc phục tình trạng
trên và giúp học sinh làm được những bài văn tả người hay, cuốn hút người
đọc hơn tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh
lớp Năm làm tốt bài văn tả người”.
Năm học 2014-2015, tôi đã nghiên cứu, áp dụng đề tài: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn miêu tả”. Năm học 20152016, tôi đi sâu nghiên cứu thể loại văn tả người qua đề tài: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người” trên cơ sở kế thừa
và đào sâu đề tài năm trước. Trong đề tài, tôi có chỉnh sửa nội dung của các
giải pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh năm nay. Đồng thời, tôi bổ
sung thêm các giải pháp: “Hướng dẫn học sinh miêu tả những đặc điểm
chung và nét tiêu biểu của nhân vật.” và “Đổi mới cách đánh giá.”
Thể loại văn miêu tả ở lớp Năm gồm các kiểu bài như: tả cảnh, tả
người, tả đồ vật, con vật, cây cối. Trong đề tài: “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người” tôi đi sâu nghiên cứu các giải

pháp rèn cho học sinh làm bài văn tả người đạt hiệu quả. Đề tài này, tôi áp
dụng trong năm học 2015 – 2016 ở lớp Năm, điểm trường Hai Vụ, trường
Tiểu học Đá Biên, huyện Tân Thạnh. Qua đề tài, tôi mong muốn tìm ra
những giải pháp giúp học sinh có thêm những kiến thức bổ ích về văn tả
người; biết chọn lọc, tả những nét tiêu biểu làm nổi bật đặc điểm riêng của
mỗi người làm cho bài văn tả người của các em đạt hiệu quả hơn. Từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả dạy-học phân môn Tập làm văn nói riêng và
môn Tiếng Việt nói chung.


Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 2


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

NỘI DUNG
PHẦN I. THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm giảng dạy lớp Năm, tôi thấy bài làm văn tả người của
học sinh lớp mình có nhiều hạn chế. Cụ thể là: các em chỉ miêu tả đối
tượng một cách chung chung. Bài văn các em viết chưa làm nổi bật đặc
điểm riêng của nhân vật. Một số bài làm của học sinh quá ngắn gọn, nội
dung chưa đầy đủ theo yêu cầu. Nhiều lúc, các em dùng từ chưa phù hợp,
viết câu chưa trọn ý,… Khả năng dùng các biện pháp nghệ thuật trong miêu
tả của các em cũng còn hạn chế. Bài văn các em làm còn khô khan, thiếu
cảm xúc… Đồng thời, kết quả bài viết văn tả người của các em cũng còn
thấp. Cụ thể điểm kiểm tra viết của bài văn tả người (ở tuần 20) của học
sinh lớp tôi dạy qua ba năm như sau:
Năm học


Sĩ số

2012-2013
2013-2014

12
10

Năm học

Sĩ số

2014-2015

11

Điểm dưới 5
SL
2
1

TL
16,7%
10%

Bài làm chưa
đạt yêu cầu.

1


Điểm 5, 6, 7
SL
9
7

TL
75%
70%

Làm được bài văn
theo yêu cầu, bài làm
còn một vài hạn chế.

9,1%

6

54,5%

Điểm 8, 9, 10
SL
1
2

TL
8,3%
20%

Bài làm tốt, bố cục rõ

ràng, dùng từ phù hợp,
viết câu đúng ngữ pháp,...

4

36,4%

Bảng số liệu trên cho thấy:
- Năm học: 2012-2013 chỉ có 8,3% học sinh đạt điểm 9 đến 10
nhưng có đến 16,7% học sinh đạt điểm dưới 5.
- Năm học: 2013-2014 tuy số học sinh đạt điểm 9 đến 10 có nâng lên
đạt 20% nhưng tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5 vẫn còn ở mức cao là 10%.
- Năm học: 2014-2015 nhờ vận dụng đề tài “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp Năm làm tốt bài văn miêu tả” mà khả năng làm văn miêu tả
của các em có tăng lên. Nhưng riêng phần văn tả người thì bài làm của các
em vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể vẫn còn 9,1% học sinh làm bài chưa đạt
yêu cầu.

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

Để khắc phục thực trạng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu
nguyên nhân. Tôi đã tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên là:
+ Tập làm văn là một phân môn khó và đa số học sinh không thích
học phân môn này. Từ đó, các em ít đầu tư cho việc học Tập làm văn.
+ Mỗi người có hình dáng, tính nết, hoạt động và mối quan hệ xã hội

khác nhau. Trong khi vốn hiểu biết, vốn từ gợi tả của học sinh còn hạn chế.
+ Các em chưa biết chọn lọc những nét tiêu biểu làm nổi bật đặc
điểm riêng về ngoại hình và tính cách của nhân vật.
+ Giáo viên chưa rèn tốt kĩ năng quan sát cho học sinh. Trong giờ
học, giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và
chưa kích thích học sinh hứng thú trong giờ học.
+ Giáo viên chưa làm tốt việc giúp học sinh sửa lỗi sai.
+ Giáo viên chưa làm tốt việc hướng dẫn và động viên học sinh sử
dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
+ Tập làm văn là phân môn mang tính chất luyện tập tổng hợp. Giáo
viên chưa quan tâm hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả
thông qua các môn học.Vì vậy, vốn từ và hình ảnh miêu tả của học sinh
còn hạn chế.
+ Một số học sinh còn có thói quen viết văn theo lối rập khuôn, bắt
chước bạn hoặc sao chép từ sách hướng dẫn nên chưa có tính sáng tạo.
Năm học 2015 – 2016, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp Năm,
điểm trường Hai Vụ, trường Tiểu học Đá Biên. Qua thời gian giảng dạy, tôi
thấy học sinh cũng có nhiều hạn chế khi làm văn tả người. Cho nên, tôi đã
nghiên cứu và vận dụng những giải pháp sau:

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 4


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

PHẦN II: GIẢI PHÁP
1/ Quan sát, tìm ý và lập dàn bày cho bài văn tả người:
1.1/ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý:

Quan sát là khâu rất quan trọng khi làm văn miêu tả nói chung và tả
người nói riêng. Không quan sát thì không thể đảm bảo tính chân thực của
đối tượng miêu tả. Quan sát và tìm ý cần phải đi đôi với nhau không thể
tách riêng. Nếu quan sát quá sơ sài thì sẽ bỏ sót những chi tiết quan trọng
cần thiết cho bài văn. Quan sát kĩ nhưng học sinh không biết thu nhặt
những ý cần thiết thì bài văn cũng không hoàn thiện. Cho nên, tôi yêu cầu
học sinh khi quan sát phải kết hợp với tìm ý rồi ghi lại các ý tìm được.
Trên thực tế, thường thì học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Điều này
khiến học sinh không cảm nhận hết đặc điểm đối tượng miêu tả. Vì vậy, tôi
hướng dẫn học sinh cần quan sát đối tượng miêu tả thật tỉ mỉ bằng nhiều
giác quan như mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe hay dùng cảm xúc để cảm nhận,
… Cụ thể là:
- Dùng mắt để quan sát và miêu tả về màu sắc như: màu da nâu sạm
nắng, màu đỏ hồng của đôi môi, màu đen óng ả của mái tóc,… Mắt còn cho
ta cảm nhận về dáng vấp, nét mặt, ánh mắt của con người như: dáng mẹ
gầy gầy, lưng bà khom khom, nét mặt ông hiền từ, ánh mắt bạn long lanh,...
- Dùng tai để nghe và cảm nhận về âm thanh như: tiếng giảng bài
trong trẻo của cô, giọng nói ấp áp của cha, lời ru ngọt ngào của mẹ, tiếng
cười đùa hồn nhiên của em nhỏ,…
- Dùng mũi để ngửi mùi vị của đối tượng miêu tả: mùi thơm dìu dịu
của mái tóc, mùi khen khét của làn da rám nắng, mùi mồ hôi của cha sau
buổi làm đồng…
- Ngoài ra, ta cần dùng cảm xúc để cảm nhận tình cảm nhân vật giúp
bài văn được sinh động, có hồn hơn. Người miêu tả có dùng cảm xúc cảm
nhận thì mới thấu hiểu được cảm xúc của người được miêu tả. Có như thế

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 5



Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

thì lời văn mới bộc lộ được tình cảm, tính cách của nhân vật. Ví dụ: qua
câu văn miêu tả: “Đôi mắt đen huyền của mẹ nhìn em đầy trìu mến.” Cho
thấy người mẹ rất thương con. Hay qua câu văn: “Những nếp nhăn hằn sâu
trên khuôn mặt phúc hậu của bà.” hiện lên hình ảnh người bà rất hiền từ.
Nhờ quan sát tỉ mỉ, tinh tế và cảm nhận đối tượng miêu tả bằng nhiều
giác quan giúp học sinh gần gũi, đồng cảm, thấu hiểu về người cần miêu tả.
Làm cho bài văn của các em vừa thể hiện đúng về ngoại hình, tính cách của
nhân vật vừa sâu sắc và cuốn hút được người đọc.
1.2/ Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho bài văn tả người:
Những hình ảnh các em thu nhận được khi quan sát rất nhiều và còn
lộn xộn. Nếu đưa hết các ý đó vào thì bài văn sẽ dài dòng, không làm nổi
bật đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật. Vì thế, sau khi học
sinh quan sát tìm ra được đặc điểm của nhân vật, tôi hướng dẫn các em loại
bỏ những chi tiết không cần thiết. Sau đó, sắp xếp các ý lại để làm thành
dàn bài. Tôi hướng dẫn các em viết dàn bài của bài văn tả người gồm ba
phần chính như sau:
I. Mở bài: Giới thiệu người được tả.
- Người đó là ai, có quan hệ thế nào với em?
- Em gặp người ấy ở đâu , vào dịp nào?
II. Thân bài:
* Tả hình dáng:
- Tả bao quát về: tuổi tác, tầm vóc, trang phục, dáng đi đứng, nghề
nghiệp.
- Tả chi tiết về: khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, mũi, miệng, hàm răng.
(lưu ý những nét đặc sắc).
* Tả tính tình, hoạt động:
- Lời nói, cử chỉ, thái độ, điệu bộ, giọng nói, nét mặt.


Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 6


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

- Việc làm cụ thể biểu hiện tình cảm, cá tính, cung cách, cư xử; đặc
biệt là tinh thần làm việc.
III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ.
- Nhận xét, suy nghĩ về người mình tả.
- Tình cảm của em đối với người đó.
Nhờ việc lựa chọn, sắp xếp hình ảnh quan sát hợp lí giúp cho bài văn
của học sinh tránh được sự liệt kê tràn lan các chi tiết của nhân vật. Nhưng
nội dung bài văn của các em vẫn đảm bảo đầy đủ, phong phú và sinh động.
2/ Hướng dẫn học sinh miêu tả những đặc điểm chung và nét tiêu biểu
của nhân vật:
Ở mỗi nhân vật sẽ có một số đặc điểm giống với những nhân vật
khác. Đồng thời nhân vật nào cũng có một vài nét đặc trưng, tiêu biểu làm
nên sự khác biệt giữa nhân vật đó với các nhân vật khác. Cho nên khi tả
người, giáo viên cần hướng dẫn học sinh miêu tả những đặc điểm chung và
cả nét riêng, tiêu biểu của nhân vật. Có như vậy bài văn mới sinh động, hấp
dẫn. Để giúp học sinh vừa miêu tả được những đặc điểm chung vừa làm nổi
bật được nét đặc trưng riêng của nhân vật, tôi đã làm những công viêc sau:
Trước tiên, tôi giúp học sinh nắm vững các từ ngữ gợi tả về hình
dáng, tính tình, hoạt động thường gặp ở nhiều nhận vật. Để khi miêu tả, học
sinh biết sử dụng từ ngữ phù hợp. Tôi không cung cấp sẵn cho học sinh vốn
từ mà trong quá trình dạy học, tôi quan tâm khơi gợi để học sinh tự tìm
kiếm, phát hiện ra chúng. Tôi chỉ giới thiệu thêm những từ mà học sinh

chưa tìm ra. Dưới đây là một số ví dụ về những từ ngữ gợi tả thường sử
dụng:
* Khi miêu tả giọng nói, tiếng cười, có thể dùng các từ như: trong
trẻo, nhỏ nhẹ, thỏ thẻ, thì thào, khúc khích, oang oang,…
* Khi miêu tả hình dáng có thể dùng các từ: thon thả, gầy gầy, cao
ráo, cao to, mập mạp, cao lớn, to lớn, lênh khênh, mảnh mai, nhỏ nhắn,…

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 7


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

* Miêu tả về làn da có thể dùng các từ: trắng trẻo, trắng mịn, trắng
hồng, hồng hào, xanh xao, rám nắng, nâu nâu,…
* Miêu tả về ánh mắt có thể dùng các từ: ngơ ngác, long lanh, ngây
thơ, chân thật, mờ mờ,…
* Miêu tả khuôn mặt có thể dùng các từ: tròn quây, tròn vo, tròn tròn,
bầu bĩnh, hơi dài, thon thon, vuông vuông, trái xoan,…
* Miêu tả mái tóc có thể dùng các từ, ngữ: bạc phơ, bạc trắng, hoa
râm, đen huyền, dày và đen, óng mượt, mượt mà, mềm mại, tóc xoăn, dài
và thẳng, hớt cao, ngang vai, ngang lưng,…
Đồng thời, tôi không quên lưu ý học sinh ở mỗi nhóm đối tượng
thường có một số đặc điểm chung. Học sinh cần dùng những từ ngữ phù
hợp với từng nhóm đối tượng miêu tả.
Ví dụ:
* Ở cụ già thì thường có các đặc điểm như: tóc bạc, lưng còng, mắt
mờ, vầng trán nhăn nheo, da trổ đồi mồi, tai nghe không rõ, mau quên, hay
đau yếu, chậm chạp, chống gậy, hiền từ, phúc hậu, thương con cháu, …

* Tả đứa trẻ thì thường dùng các từ ngữ: thật thà, thông minh, nhanh
trí, hiếu thảo, chăm học, hồn nhiên, ham chơi, tinh nghịch, nghịch ngợm,
ngoan ngoãn, lễ phép, vui vẻ, hay cười, …
Tôi không quên nhắc nhở học sinh khi tả về một nhân vật không nên
sử dụng hết các từ ngữ trên. Cũng không nên tùy tiện chọn một vài từ ngữ
rồi đưa vào bài văn miêu tả. Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào quan sát thực
tế (biện pháp quan sát được thể hiện ở giải pháp 1) rồi chọn ra từ ngữ phù
hợp với đặc điểm của nhân vật để tả. Đồng thời tôi lưu ý với các em: ở mỗi
nhân vật cụ thể sẽ có một vài nét riêng nào đó về hình dáng, tính cách hay
hoạt động khác với đa số người khác. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý miêu tả
những chi tiết ấy. Chính nhờ những chi tiết này tạo nên nét riêng của nhân
vật. Làm cho bài văn thêm đặc sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên chi tiết ấy là gì,

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 8


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

giáo viên không thể gợi ý sẵn cho học sinh. Mà học sinh phải dựa vào đặc
điểm thực tế của nhân vật mình đang tả. Điểm nào của nhân vật là nổi bật ,
khác biệt thì tập trung nhấn mạnh. Chẳng hạn như:
* Bà em tuy lớn tuổi nhưng mái tóc bà vẫn còn đen và dày. Trên
khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Tính bà rất vui vẻ, miệng bà hay cười
nên trông bà còn tươi trẻ.
* Bạn Ngọc có khuôn mặt bầu bĩnh rất đáng yêu… Tính tình bạn rất
hồn nhiên, vui vẻ. Nhưng lúc Ngọc dò bài cho các bạn, vẻ mặt bạn ấy rất
nghiêm nghị, trông bạn giống như cô giáo nhỏ.
Qua thực hiện giải pháp này mà học sinh lớp tôi không những miêu

tả được những đặc điểm chung phù hợp với lứa tuổi của nhân vật. Mà các
em còn biết nhấn mạnh làm nổi bật nét riêng, tiêu biểu của mỗi người giúp
cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
3/ Cho học sinh luyện nói trước khi làm văn viết:
Viết mất nhiều thời gian hơn nói và nhận xét bài văn viết cũng mất
nhiều thời gian hơn so với nhận xét lời văn. Để tạo điều kiện cho học sinh
thực hành nhiều và để tôi có thể sửa sai nhiều hơn cho học sinh, tôi luôn
cho học sinh luyện nói trước rồi mới làm văn viết.
Cho nên, trước những tiết làm văn viết tôi dành một tiết buổi chiều
cho học sinh làm văn miệng. Trong lúc các em luyện nói, tôi chú tâm theo
dõi để có cơ sở nhận xét và sửa sai cho học sinh một cách chính xác. Trước
khi tôi nhận xét, tôi cho học sinh trong lớp nhận xét lời văn của bạn. Điều
này buộc các học sinh khác trong lớp cũng phải lắng nghe và phải phân
tích, đánh giá lời văn của bạn có ưu điểm, hạn chế gì. Sau đó, tôi mới nhận
xét và hướng dẫn học sinh sửa sai trên nguyên tắc: “Tôn trọng những ý
kiến nhận xét đúng của học sinh”.
Ví dụ: Trước tiết: “Tả người (kiểm tra viết)” ở tuần 20 vào sáng thứ
5 thì ở tiết hướng dẫn học Tiếng Việt chiều thứ 4, tôi cho học sinh nhìn vào

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 9


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

dàn ý mà các em đã chuẩn bị để luyện nói trước lớp cho bạn và thầy nhận
xét, sửa sai. (Bước này sửa sai chủ yếu là sửa về từ ngữ và ý nghĩa. Đến khi
chấm bài viết của các em, tôi mới sửa sai cả về từ ngữ và ý nghĩa lẫn sửa
sai về chính tả, chữ viết và cách sử dụng dấu câu cho các em.)

Như vậy, không chỉ những học sinh được luyện nói trước lớp có thể
làm bài tốt hơn mà kể cả những học sinh khác trong lớp cũng viết bài tốt
hơn. Bởi vì: bản thân các em cũng phải suy nghĩ, để phân tích, đánh giá bài
làm của bạn và các em cũng được nghe giáo viên sửa sai. Vận dụng
phương pháp này, học sinh được thực hành nhiều và được sửa sai nhiều nên
kết quả làm văn viết của học sinh lớp tôi tiến bộ rất nhanh.
4/ Hướng dẫn học sinh sửa sai:
Nếu học sinh không biết mình làm sai ở chỗ nào hoặc biết được chỗ
sai mà các em không biết cách sữa lỗi thì chắc chắn các em sẽ tiếp tục sai ở
lần làm bài sau. Cho nên, việc trước tiên là tôi giúp cho học sinh thấy rõ:
bài làm của các em sai ở chỗ nào. Từ đó, tôi định hướng cho học sinh tự
hoàn thiện bài làm của mình. Tuy nhiên, hướng dẫn các em sửa sai, không
thể hướng dẫn chung chung mà phải sửa sai tùy vào từng bài viết, từng lỗi
cụ thể. Chẳng hạn như:
4.1/ Đối với lỗi viết câu thiếu thành phần chính:
Câu có đầy đủ thành phần chính thì ý nghĩa của câu sẽ rõ ràng, giúp
người đọc dễ hiểu. Thiếu một trong hai thành phần chính, ý nghĩa của câu
sẽ không được trọn vẹn. Khi thấy học sinh viết câu thiếu thành phần chính,
tôi dựa vào ý còn thiếu của câu để đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ. Từ
đó, em sẽ nhận ra bộ phận còn thiếu để bổ sung.
Ví dụ: Học sinh viết: “Bạn Hoa rất chăm học. Vì vậy học rất giỏi.”
Câu: “Vì vậy học rất giỏi.” còn thiếu chủ ngữ. Để giúp học sinh nhận
ra thành phần còn thiếu và biết cách sửa, tôi đặt câu hỏi: “Vì vậy ai học rất
giỏi?” Học sinh sẽ trả lời: “Vì vậy Hoa học rất giỏi.”

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 10



Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

Hoặc: “Vì vậy bạn Hoa học rất giỏi.”
Hoặc: “Vì vậy bạn ấy học rất giỏi.”
Tôi nói tiếp: “Vậy em nên viết đầy đủ như thế thì câu văn sẽ hay và
rõ ý hơn.”
4.2/ Đối với lỗi sử dụng dấu câu chưa đúng:
Học sinh đã được học các dấu câu: dấu chấm “.”; dấu phẩy “,”; dấu
chấm hỏi “?”; dấu chấm than “!”; dấu hai chấm “:”; dấu ngoặc kép “ “” ”;
dấu ngoặc đơn “( )”; dấu gạch ngang “-” trong phân môn Luyện từ và câu
ở các lớp dưới. Tuy nhiên, vẫn còn một số em thường xuyên sử dụng dấu
câu chưa đúng khi viết văn. Có ba dạng lỗi sử dụng dấu câu chưa đúng
thường gặp đó là:
- Lỗi đặt dấu câu không đúng vị trí:
Ví dụ học sinh viết: “Đi học về An còn, giúp mẹ nấu cơm.”
Thay gì phải viết: “Đi học về, An còn giúp mẹ nấu cơm.”
Cách hướng dẫn sửa lỗi: Với lỗi này, tôi cho học sinh phân tích cấu
tạo của câu. Sau khi học sinh xác định được: “Đi học về” là trạng ngữ,
“An” là chủ ngữ, “còn giúp mẹ nấu cơm” là vị ngữ, tôi hỏi tiếp: “Dấu câu
nào có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu?”.
Đến đây thì học sinh đã biết phải đặt dấu phẩy sau chữ “về” để ngăn cách
trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Lỗi đặt thiếu dấu câu:
Ví dụ học sinh viết: “Đi làm về mẹ còn tắm cho em Bo giặt đồ nấu
cơm”
Thay vì phải viết: “Đi làm về, mẹ còn tắm cho em Bo, giặt đồ, nấu
cơm.”
Cách hướng dẫn sửa lỗi: Những em này có thói quen là quên đặt dấu
khi viết hoặc cố ý không đặt dấu vì sợ đặt dấu sai. Đối với trường hợp này,
trước tiên tôi phân tích cho học sinh hiểu: nếu viết mà không đặt dấu câu sẽ


Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 11


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

dễ gây cho người đọc sự khó hiểu hoặc hiểu không đúng ý mình muốn diễn
đạt. Vì vậy khi viết văn, ta cần phải đặt dấu câu.
Để sửa câu này, trước tiên, tôi cho học sinh phân tích cấu tạo của
câu. “Đi làm về/ mẹ// còn tắm cho em Bo/ giặt đồ/ nấu cơm”
Trạng ngữ

CN

VN1

VN2

VN3

Đồng thời để giúp học sinh biết đặt dấu câu phù hợp, tôi cho học
sinh nhắc lại tác dụng (cách dùng) của dấu chấm (.) và dấu phẩy (,) đã học
ở lớp dưới. Sau khi học sinh nhớ lại: “Dấu chấm đặt ở cuối câu kể để kết
thúc câu kể. Dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu;
ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các vế trong câu
ghép.”, các em sẽ biết đặt các dấu câu phù hợp cho câu văn trên.
- Lỗi dùng dấu câu chưa phù hợp:
Ví dụ: “Con yêu mẹ nhiều lắm.”

Thay vì phải viết: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”
Cách hướng dẫn sửa lỗi: Tôi cho học sinh xác định xem đây là kiểu
câu gì. Nhắc lại cách sử dụng dấu câu đối với từng loại câu: câu kể đặt dấu
chấm ở cuối câu; câu hỏi đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu; câu cảm, câu cầu
khiến đặt dấu chấm than ở cuối câu. Tới đây thì học sinh sẽ biết dấu thích
hợp phải dùng cho câu cảm ở trên là dấu chấm than (!). Các em sẽ tự sửa
lại cho đúng.
Tóm lại, tùy từng trường hợp sai cụ thể mà tôi hướng dẫn các em
cách sửa. Nhưng theo nguyên tắc chung là phải giúp học sinh củng cố lại
cách sử dụng từng dấu câu. Sau đó mới hướng dẫn các em phát hiện lỗi và
sửa lỗi. Giải pháp này đã giúp học sinh lớp tôi nắm vững cách sử dụng từng
dấu câu và biết sử dụng dấu câu chính xác hơn.
4.3/ Đối với lỗi viết văn theo kiểu bắt chước, rập khuôn:
Với những em này, trước tiên, tôi phân tích cho các em hiểu: “Nếu
các em làm văn theo lối rập khuôn, bắt chước bạn hoặc sao chép từ sách

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 12


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

hướng dẫn thì các em sẽ không phát huy được tính sáng tạo. Và các em sẽ
không tích lũy được vốn ngôn ngữ riêng của mình. Như vậy, các em sẽ
không thể tự mình làm văn được.” Tôi luôn khuyến khích những em này sử
dụng ngôn ngữ riêng của mình khi nói và viết câu. Dù bài viết của các em
chưa tốt bằng bài viết của những bạn khác. Tôi cũng tìm ưu điểm để khen
ngợi, động viên các em cố gắng thêm. Tôi khuyến khích học sinh đọc nhiều
sách báo, bài văn hay để làm tăng vốn từ và học hỏi cách làm văn. Nhưng

tôi tuyệt đối không cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu. Và luôn luôn
theo dõi, nhắc nhở học sinh không nên sao chép bài của bạn hay chép theo
sách hướng dẫn,…
Như vậy, giải pháp này giúp học sinh nhận biết được chỗ còn hạn
chế ở bài làm của mình và biết cách sửa chữa để bài viết được hoàn thiện
hơn. Nhờ đó, học sinh nhớ lâu và ít sai ở bài làm sau.
5/ Hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật trong miêu tả.
Văn miêu tả là sử dụng lời văn có hình ảnh và cảm xúc làm cho
người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về con người, sự
vật, hiện tượng trong đời sống. Nhưng đa số học sinh không biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật khi viết văn làm cho bài văn của các em quá khô
khan. Một số em có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn thì cũng sử
dụng chưa phù hợp. Có em quá lạm dụng biện pháp nghệ thuật làm cho bài
văn mất đi sự tự nhiên. Dùng nghệ thuật trong miêu tả một cách phù hợp sẽ
giúp cho bài văn hấp dẫn, cuốn hút người đọc hơn.
Cho nên, tôi đã hướng dẫn học sinh lớp mình biết sử dụng các biện
pháp nghệ thuật khi miêu tả. Các biện pháp nghệ thuật phù hợp để các em
sử dụng là: nhân hoá, so sánh. Trong bài văn tả người, biện pháp nghệ thuật
thường dùng là so sánh. Biện pháp nghệ thuật này học sinh đã được học từ
lớp 2; 3 nhưng chỉ mới ở mức độ đơn giản. Vì vậy, để giúp học sinh nhớ lại
và vận dụng nghệ thuật so sánh vào bài văn tả người, tôi làm như sau:

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 13


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

Trước tiên, tôi cho học sinh nhắc lại khái niệm về biện pháp nghệ

thuật so sánh. Kế tiếp, tôi đưa ra những ví dụ về các câu văn, đoạn văn có
sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh tìm những hình ảnh được so sánh
và phân tích tác dụng. Sau cùng là tập cho học sinh sử dụng nghệ thuật so
sánh vào bài văn bằng những câu hỏi gợi ý.
Ví dụ: Khi tả về người bạn, một học sinh đã viết: “Đôi mắt bạn rất
tròn.” Tôi gợi ý thêm: “Em thấy đôi mắt của bạn tròn giống vật gì?” Sau
khi học sinh đưa ra lời nhận xét, tôi định hướng để học sinh sử dụng hình
ảnh so sánh vào câu văn. Chẳng hạn: “Đôi mắt bạn tròn xoe như hai viên
bi.” hay “Bạn có đôi mắt tròn và đen như hai hạt nhãn.”,… Như vậy, câu
văn đã trở nên sinh động và gợi hình hơn.
Tuy nhiên tôi không quên lưu ý học sinh trong một bài văn chỉ nên
dùng một vài hình ảnh so sánh để bài văn trở nên thu hút người đọc. Không
nên lạm dụng, lúc nào cũng so sánh sẽ làm cho bài văn thiếu tự nhiên,
gượng ép. Nhờ sử dụng biện pháp này mà học sinh trong lớp tôi đã biết sử
dụng biện pháp nghệ thuật so sánh khi làm văn tả người nói riêng và khi
viết văn nói chung. Bài văn của các em trở nên sinh động, có hồn hơn trước
rất nhiều.
6/ Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả thông qua các
môn học:
Như chúng ta đã biết: phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính
chất thực hành tổng hợp. Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và
kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp. Nếu giáo viên
quan tâm dạy tốt phân môn Tập làm văn mà vốn từ của học sinh nghèo nàn,
kĩ năng viết câu, dựng đoạn còn hạn chế thì bài văn của các em cũng không
thể hay được. Để giúp học sinh làm tốt bài văn tả người, tôi đã hướng dẫn
học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả thông qua các môn học:
6.1/ Tích luỹ, mở rộng vốn từ; rèn luyện kĩ năng viết câu và đoạn văn.

Người thực hiện : Trần Công Minh


Trang 14


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

Luyện từ và câu là phân môn giúp học sinh mở rộng hệ thống hoá
vốn từ. Thông qua dạy Luyện từ và câu tôi mở rộng vốn từ cho học sinh
qua các bài tập. Khi dạy, tôi không cung cấp vốn từ sẵn cho học sinh mà
đưa ra gợi ý theo chủ đề để học sinh tự tìm ra những từ ngữ theo chủ đề.
Sau đó, tôi ghi hết các từ các em vừa tìm được lên bảng lớp. Tôi cho học
sinh nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không phù hợp. Sau đó, tôi chốt lại
những từ đúng và bổ sung thêm các từ mà học sinh chưa tìm được rồi cho
học sinh đọc lại những từ ngữ đó nhiều lần. Với cách làm này, tôi đã giúp
học sinh tự phát hiện và ghi nhớ các từ ngữ theo từng chủ đề. Như vậy, các
em sẽ tích lũy được vốn từ cho bản thân.
Ví dụ: Bài “Đại từ xưng hô” trang 104 sách Tiếng Việt 5, tập 1. Ở
bài tập 3 yêu cầu: “3. Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô:
- Với thầy, cô.
- Với bố, mẹ.
- Với anh , chị, em.
- Với bạn bè.” Ở bài tập này, tôi chia lớp thành 5 nhóm và cho mỗi
nhóm thảo luận một yêu cầu:
Nhóm 1: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với thầy, cô.
Nhóm 2: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với bố, mẹ.
Nhóm 3: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với anh, chị.
Nhóm 4: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với em.
Nhóm 5: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với bạn bè.
Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy. Thảo luận xong, đại diện
nhóm trình bày. Tôi gọi học sinh nhận xét và loại bỏ những từ học sinh tìm
được nhưng không đúng với yêu cầu đề và bổ sung thêm những từ phù hợp.

Cuối cùng tôi chốt lại những từ đúng và bổ sung thêm một số từ mà học
sinh chưa tìm được rồi cho học sinh đọc lại nhiều lần để các em ghi nhớ:

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 15


Đối tượng

Từ dùng để gọi

Từ dùng để tự xưng

thầy giáo, cô giáo

thầy , cô
em, con
ba, cha, bố, tía, thầy,…
bố, mẹ
con
mẹ, má, bầm, u,…
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.
anh, chị
anh , chị
em
em
em
anh (chị)
bạn bè

bạn, cậu,…
mình, tôi, tớ,…
Tuy nhiên, chỉ mở rộng vốn từ cho học sinh trong những bài dạy mở
rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu là chưa đủ. Tôi còn quan tâm
giúp học sinh mở rộng vốn từ ở cả các môn học khác. Cho nên, khi dạy các
môn học khác hay trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu có những từ
mới, khó hiểu, tôi đều giảng nghĩa cho học sinh nắm để giúp các em bổ
sung vốn từ. Tóm lại, tôi quan tâm giúp học sinh mở rộng vốn từ mọi lúc,
mọi nơi. Nhờ vậy, các em có vốn từ phong phú.
Bên cạnh đó thì câu, đoạn là đơn vị để tạo nên bài văn. Muốn có một
bài văn hay thu hút người đọc thì học sinh phải biết dùng từ đặt câu và viết
được đoạn văn.Việc rèn luyện cho học sinh dùng từ, viết câu và đoạn văn
cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Bất cứ lúc nào nếu học sinh dùng từ chưa
phù hợp hay đặt câu, dựng đoạn chưa hay, tôi đều quan tâm giúp đỡ học
sinh sửa lại cho hay hơn. Những việc làm trên đã hình thành cho học sinh
thói quen dùng từ phù hợp, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đoạn văn có cấu
trúc chặt chẽ. Điều đó góp phần làm cho bài văn tả cảnh của các em thu
hút người đọc hơn.
6.2 Giúp học sinh tích luỹ hình ảnh miêu tả.
Học sinh chỉ tích lũy những hình ảnh miêu tả trong những giờ Tập
làm văn không là chưa đủ. Cho nên ngoài giờ học Tập làm văn, tôi còn
quan tâm dẫn chứng, phân tích hình ảnh tả cảnh từ những đoạn văn, những
bài Tập đọc có liên quan để học sinh chọn lọc, tích luỹ hình ảnh miêu tả.

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 16


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.


Cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 5 được xây dựng gắn kết theo
chủ điểm. Vì thế khi học sinh học luyện tập tả người ở phân môn Tập làm
văn thì các em cũng được tìm hiểu từ ngữ miêu tả hình dáng, tính cách
nhân vật ở một số bài tập đọc. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tận dụng
vào đặc điểm này để giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả người
qua các bài tập đọc hoặc các đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
Tôi luôn chỉ ra các từ ngữ có thể áp dụng khi tả người, chọn các trường hợp
miêu tả đặc sắc để phân tích làm rõ những điểm hay, sáng tạo mà nhà văn
đã sử dụng khi tả người.
Ví dụ: Trong bài tập đọc “Một chuyên gia máy xúc” trang 45 sách
Tiếng Việt 5 tập 1, tôi lưu ý với học sinh một số từ, ngữ miêu tả hình dáng,
tính cách nhân vật như: cao lớn, mái tóc vàng óng, thân hình chắc và khỏe,
khuôn mặt to, đôi mắt sâu, bàn tay vừa to vừa chắc, chất phác, giản dị, thân
mật. Những từ ngữ trên giúp người đọc hình dung ra một chuyên gia máy
xúc với hình dáng cao to, sức khỏe cường tráng giống như nhiều người
nước ngoài khác. Nhưng với tính cách chất phác, giản dị, thân thiện đã làm
nên sự khác biệt giữa anh với những người ngoại quốc khác.
Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh sau tiết học thì ghi lại những từ ngữ,
hình ảnh miêu tả ấy vào sổ tay làm vốn kinh nghiệm riêng để ứng dụng khi
làm văn miêu tả. Như vậy, nhờ những việc làm trên mà học sinh lớp tôi đã
tích luỹ được một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả cần thiết. Từ đó, các em làm
văn miêu tả nói chung và miêu tả người nói riêng đạt hiệu quả hơn.
7/ Đổi mới cách đánh giá:
Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Bước này, được
thực hiện sau khi học sinh làm bài. Đánh giá giúp giáo viên điều chỉnh, đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Giúp giáo viên kịp
thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ
và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn,


Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 17


Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

giúp đỡ,… Đánh giá giúp học sinh tự điều chỉnh cách học, có hứng thú học
tập và rèn luyện để tiến bộ,… Như vậy, đánh giá là khâu rất quan trọng
trong quá trình dạy học. Theo Thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh Tiểu học quy định:
“Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.” Cho nên, việc đánh giá
thường xuyên đối với học sinh Tiểu học phải thể hiện bằng nhận xét.
Vì vậy, khi đánh giá bài làm của học sinh, tôi luôn quan tâm đánh giá
bằng nhận xét. Tôi nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc ghi nhận xét vào vở
các em. Tôi không nhận xét chung chung như: “Bài làm tốt.”, “Em viết văn
được.”, “Bài văn chưa đạt”,… Mà tôi chỉ rõ cho các em thấy được cái hay,
điểm nổi bật từ bài viết của mình để các em tiếp tục phát huy.
Ví dụ:
* “Em làm bài tốt, biết sử dụng từ ngữ gợi tả phù hợp. Em cần phát
huy nhé!”
* “Bài văn của em rất đặc sắc, miêu tả được chi tiết nổi bật của
nhân vật. Em thật đáng khen!”
* “Bài văn đầy đủ ý. Câu văn rất dễ hiểu và liền mạch. Tuyệt quá!”
* “Em dùng từ và đặt câu rất tốt! Thầy rất thích bài làm của em!”
* “Bài văn của em rất sáng tạo. Chữ viết đẹp lại không sai chính tả.
Em xuất sắc lắm!”, ...
Đối với những bài làm còn thiếu sót, trước tiên tôi tìm ưu điểm để
động viên, khen ngợi các em rồi mới nhận xét về những hạn chế và đưa ra
định hướng để học sinh khắc phục hạn chế giúp học sinh tự tin vươn lên.

Ví dụ như:
* “Cấu trúc của bài văn rõ ba phần. Bài làm còn ngắn. Em cần tả
thêm về tính tình và hoạt động của nhân vật.”


* “Bài viết đọc dễ hiểu. Em chưa miêu tả được nét nổi bật của bà.
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người.

Em thấy bà có những nét gì khác biệt, đáng nhớ? Em nên tả lại chi tiết
đó.”
* “Em tả được người bạn theo yêu cầu. Từ “bạn Lộc” còn lặp lại
Người
thực Nếu
hiện em
: Trần
Công
Trang
18 ấy” để
quá nhiều.
dùng
các Minh
từ như: “bạn”, “bạn ấy” hoặc
“cậu
thay thế thì bài văn sẽ hay hơn.”
* “Nội dung em viết có bám sát đề bài. Các câu văn còn rời rạc. Em
nên dùng quan hệ từ để kết nối câu.”,...
Trong quá trình dạy học sinh làm văn, tôi quan tâm tạo điều kiện cho
học sinh nhận xét bài làm của bạn cũng như tự nhận xét, đánh giá bài làm
của mình. Tôi hướng dẫn và rèn cho các em có thói quen đưa ra lời nhận
xét cụ thể. Ví dụ:

+ Khi học sinh nhận xét bài làm của bạn: “Bạn làm văn hay.” Tôi gợi
ý thêm: “Em thấy bài làm của bạn hay ở chỗ nào?”, “Bạn miêu tả đúng
yêu cầu của đề bài chưa?”, “Bạn dùng từ, đặt câu ra sao?”, “Trong bài
văn bạn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào không?”, “Chữ viết của bạn
thế nào, có sai lỗi chính tả không?”,…
+ Hoặc khi học sinh đưa ra lời nhận xét: “Bài làm chưa hay.” Tôi
cũng gợi mở giúp các em định hướng cho bạn: “Em thấy bạn làm chưa
hay ở chỗ nào?”, “Theo em, bạn cần làm gì để bài làm hay hơn?”
Nêu được lời nhận xét phù hợp và cụ thể là việc làm rất khó đối với
học sinh. Đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì rèn luyện cho các em. Ngày
nào cũng quan tâm rèn luyện thì dần dần các em sẽ đưa ra được lời nhận
xét cụ thể, phù hợp hơn. Qua kiên trì tập luyện cho các em mà hiện nay đa
số học sinh lớp tôi đều mạnh dạn, tự tin khi tham gia nhận xét. Lời nhận xét
của các em cũng rất cụ thể, rõ ràng.
Nhờ tôi quan tâm thực hiện tốt việc đánh giá bằng nhận xét mà học
sinh hứng thú hơn trong học tập. Các em biết rõ ưu điểm của bản thân để


tiếp tục phát huy đồng thời nhận ra thiếu xót của mình và tự tin khắc phục.
Như vậy, chất lượng bài văn của các em đã nâng lên rất nhiều.

Người thực hiện : Trần Công Minh

Trang 19


×