Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp giúp học sinh học tốt dạng giải toán chuyển động đều ở lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.52 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2015 - 2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phước Vĩnh Đông, ngày 06 tháng 4 năm 2016

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt

dạng giải toán chuyển động đều ở lớp 5”
A) SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Ông (bà): Võ Thị Phương Diễm
- Năm sinh: 1987
- Nơi thường trú: Tổ 8 – ấp I – xã Phước Vĩnh Tây – huyện Cần Giuộc –
tỉnh Long An
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phước Vĩnh Đông
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn 5
- Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 5A1

B) NỘI DUNG:
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi
môn học ở Tiểu học đều góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát
triển những cơ sở ban đầu về nhân cách con người Việt Nam. Trong đó, môn
Toán giữ vị trí rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Đó là công cụ cần
thiết để học các môn học khác, để nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt


động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Nó phát triển tư duy, trí tuệ, rèn tính
suy luận, khoa học, toàn diện, chính xác, góp phần bước đầu hình thành
phương pháp học tập và làm việc có kế hoạch, khoa học, góp phần giáo dục
tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn cho bản thân người học.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn Toán, vấn đề đặt ra
cho người thầy là làm thế nào để giờ dạy – học Toán có hiệu quả cao, học
sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh
kiến thức toán học. Là một giáo viên Tiểu học, tôi cũng luôn cố gắng học
hỏi, tìm tòi những phương pháp truyền tải kiến thức đến học sinh một cách
Người viết: Võ Thị Phương Diễm

Trang 1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2015 - 2016

nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất, đồng thời có thể phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức toán học, để
mọi học sinh nhất là những học sinh tiếp thu bài chậm đều nắm và làm được
bài tập.
Đặc biệt là khi giảng dạy về phần giải toán chuyển động đều. Đây là
một trong những nội dung mới, khó, rất phức tạp, phong phú, đa dạng và có
nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. Nhưng thời lượng dành cho
loại toán này nói chung là ít: 3 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập sau mỗi bài mới,
3 tiết luyện tập chung. Sau đó, phần ôn tập cuối năm, một số tiết có bài toán
về chuyển động đều đan xen với các nội dung ôn tập khác. Với nội dung

khó, đa dạng và phức tạp như loại toán chuyển động đều mà thời lượng dành
cho ít như vậy nên học sinh không được củng cố và rèn luyện kĩ năng nhiều
chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm bài.

* Trong hơn bốn năm giảng dạy ở lớp 5, tôi nhận thấy khi học về
phần giải toán chuyển động đều học sinh thường bộc lộ một số hạn chế
sau:
a) Trình độ học sinh không đồng đều, nhất là kĩ năng giải toán, khả
năng tư duy, suy luận của một số học sinh còn rất hạn chế.
b) Không đọc kĩ đề bài, thiếu sự suy nghĩ cặn kẽ về dữ kiện, điều
kiện đưa ra trong bài toán.
Ví dụ: Quãng đường AB dài 25km. Trên đường đi từ A đến B, một
người đi bộ 5km rồi tiếp tục đi ô tô trong nửa giờ thì đến B. Tính vận tốc của
ô tô. (Bài tập 3/140 SGK Toán 5)
Gần 1/3 số học sinh tìm vận tốc bằng phép tính: v = 25 : 0,5 = 50
(km/giờ). Còn đa số học sinh đều nhận ra được:
- Quãng đường người đó đi được bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km)
- Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
c) Chưa nắm rõ ý nghĩa vật lí của các đại lượng một cách trọn vẹn.
Cho nên khi giải các bài toán về chuyển động đều các em còn lúng túng ở
khâu chọn phép tính giải, chọn đơn vị đo.
Ví dụ: Một ô tô đi được quãng đường 135km hết 3 giờ. Một xe máy
cũng đi quãng đường đó hết 4 giờ 30 phút. Hỏi mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe
máy bao nhiêu km? (Bài tập 1/144 SGK Toán 5)
Thật ra, đây chỉ là bài toán yêu cầu học sinh so sánh vận tốc của hai xe
nhưng rất ít và hầu như không học sinh nào nhận ra dù đây là bài toán nằm ở
tiết Luyện tập chung.

Người viết: Võ Thị Phương Diễm


Trang 2


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2015 - 2016

d) Tiếp thu bài một cách máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự
suy nghĩ để tìm cách giải, chưa chú ý đến đơn vị đo của các đại lượng.
Ví dụ: Một con ốc sên bò với vận tốc 12 cm/phút. Hỏi con ốc sên đó
bò được quãng đường 1,08m trong thời gian bao lâu?(Bài tập 2/143 SGK
Toán 5)
Nhiều học sinh đều làm phép tính giải là 1,08 : 12 = 0,09 (phút) nếu
không được giáo viên nhắc nhở, gợi ý trước.
e) Còn nhầm lẫn công thức tính các đại lượng vận tốc, quãng
đường, thời gian.
f) Vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt còn hạn chế nên nhiều lời giải
và phép tính giải chưa khớp với nhau.
g) Học sinh chưa được rèn luyện giải theo dạng bài nên khả năng
nhận dạng và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa có, dẫn
đến học sinh lúng túng khi gặp loại toán này.

* Từ thực tế trên, trong năm học 2015 – 2016 này, tôi đã chọn và áp
dụng giải pháp sư phạm: ”Một số giải pháp giúp học sinh học tốt dạng
giải toán chuyển động đều ở lớp 5”.
2. MỤC TIÊU DỰ KIẾN CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

* Khi nghiên cứu nội dung này, tôi mong muốn giúp:

- Học sinh cải thiện tình trạng trên và học tốt hơn phần giải toán
chuyển động đều. Cụ thể là:
+ Phải nhớ và nắm được cách giải từng dạng toán ở dạng tường minh
nhất.
+ Phải nắm được các thao tác, từ đó có thể vận dụng một cách linh
hoạt vào việc giải những bài toán có chất lượng phức tạp hơn.
- Phát huy khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê học Toán.
- Bản thân nâng cao chất lượng dạy – học mảng kiến thức này.
- Khẳng định lại tính hiệu quả và tính khả thi của giải pháp mà cách
đây hai năm tôi đã áp dụng có hiệu quả ở lớp mình phụ trách.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện để giúp học sinh học
tốt phần giải toán chuyển động đều:
3.1. Giúp học sinh nắm được các kiến thức có liên quan:
Người viết: Võ Thị Phương Diễm

Trang 3


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2015 - 2016

Đây là một giải pháp mới mà tôi vừa bổ sung và áp dụng trong năm
học này. Để thực hiện tốt việc giải toán về chuyển động đều, học sinh cần
nắm và vận dụng thành thạo các kiến thức sau:
a. Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:

- Học sinh phải ghi nhớ được thứ tự, mối quan hệ giữa các đơn vị đo
độ dài liền kề trong bảng:
km

hm

(ki-lômét)

(héc-tômét)

1km
= 10hm

1hm
= 10dam
= 0,1km

dam

m

dm

(đề-ca-mét)

(mét)

(đề-xi-mét)

1dam

= 10m
=0,1hm

1m
= 10dm
=
0,1dam

1dm
= 10cm
= 0,1m

cm
(xăng-ti-

mm
(mi-li-

mét)

mét)

1cm
= 10mm
= 0,1dm

1mm
= 0,1cm

- Khi chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, giáo viên cần lưu ý học sinh:

+ Chữ số hàng đơn vị chính là số đo của đơn vị mà đề bài cho đi kèm.
+ Luôn đặt dấu phẩy vào bên phải số đo của đơn vị cần đổi.
+ Hai đơn vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau 10 lần (tức là mỗi lần chỉ
dịch sang đơn vị tiếp liền 1 chữ số).
b. Chuyển đổi các đơn vị đo thời gian:
- Học sinh cũng phải nhớ được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời
gian thông dụng:
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng
1 ngày = 24 giờ
1 năm = 365 ngày
1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận = 366 ngày
1 phút = 60 giây
- Khi chuyển đổi các đơn vị đo thời gian, cần lưu ý học sinh:
+ Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, ta thực hiện phép tính nhân còn
ngược lại thì thực hiện phép tính chia.
+ Xác định đúng mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi để lựa chọn thừa số
hoặc số chia thích hợp.
c. Cách thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với cả số tự nhiên,
phân số và số thập phân.
* Qua thực tế giảng dạy mảng kiến thức giải toán chuyển động đều trong
nhiều năm, tôi thấy: có những trường hợp học sinh hiểu, nhận dạng được dạng
bài, thực hiện các bước giải hoàn toàn phù hợp, logic nhưng do trong quá trình
tính toán hoặc đổi đơn vị đo có sai sót dẫn đến kết quả toàn bài sai. Điều đó cho
thấy việc ôn tập và thường xuyên củng cố các kiến thức có liên quan ở trên là rất
Người viết: Võ Thị Phương Diễm

Trang 4



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

cần thiết. Bên cạnh những bài tập củng cố, tơi còn linh hoạt tổ chức một số trò
chơi học tập đơn giản như “Tìm nhà cho thỏ”, “Gà mẹ tìm con”, “Đồn kết”,
“Tìm kho báu”, … để lơi cuốn học sinh hứng thú tham gia vào bài.
3.2. Giúp học sinh nắm vững các ý nghĩa vật lí, cơng thức tính từng đại
lượng liên quan:
Để làm được điều này thì ngay trên lớp, khi dạy bài mới, tơi đã chú trọng
giúp học sinh hiểu rõ bản chất, ý nghĩa vật lí hoặc hình thành những biểu tượng
đơn giản về từng loại đại lượng; hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới
dựa trên vốn kinh nghiệm của các em thơng qua những gợi ý, rồi tơi mới chốt
kiến thức.
a. Vận tốc:
- Vận tốc của một chuyển động cho biết mức độ chuyển động nhanh hay
chậm của chuyển động đó trong một đơn vị thời gian.
Ví dụ: Vận tốc của ơ tơ là 42,5 km/giờ nghĩa là trung bình mỗi giờ ơ tơ đi
được 42,5km. Và giáo viên phải giúp học sinh hiểu được theo chiều ngược lại
rằng nếu đề bài hỏi: “Trung bình mỗi giờ ơ tơ đi được bao nhiêu km?” thì tức là
hỏi vận tốc của ơ tơ.
- Muốn tính vận tốc ta lấy qng đường chia cho thời gian đi (v = s : t)
- Giáo viên cần phải nhấn mạnh với học sinh:

+ Cần sử dụng thời gian đi qng đường đó vì một số trường hợp đề bài
khơng cho thời gian đi mà cho thời điểm đến và thời điểm khởi hành thì bắt buộc
học sinh phải tìm thời gian đi trước khi tính vận tốc.
+ Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của qng đường và thời gian.
b. Qng đường:
- Qng đường là phần khơng gian tương đối ngắn được xác định giữa hai
điểm.
Ví dụ: Qng đường AB dài 45km hay hai thành phố A và B cách nhau
180km, …
- Muốn tính qng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian đi (s = v x t)
- Cũng giống như vận tốc, giáo viên cần lưu ý học sinh sử dụng thời gian
đi để tính qng đường.
c. Thời gian:
- Thời gian đi: là khoảng thời gian trong đó diễn ra một chuyển động đều từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc chuyển động.
- Muốn tính thời gian đi ta lấy qng đường chia cho vận tốc (t = s : v)
- Thời điểm khởi hành: là lúc bắt đầu xảy ra một chuyển động đều.

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG


Năm học: 2015 - 2016

- Thời điểm đến: là lúc kết thúc một chuyển động đều.
- Muốn tính thời gian đi ta lấy thời điểm đến trừ thời điểm khởi hành.

 Chú ý:

Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý

học sinh:
- Nếu qng đường là km, thời gian đi là giờ thì vận tốc là km/giờ.
- Nếu qng đường là m, thời gian đi là phút (hoặc giây) thì vận tốc là
m/phút (hoặc m/giây).
- Với cùng một vận tốc thì qng đường tỉ lệ thuận với thời gian đi.
- Trong cùng một thời gian đi thì qng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
- Trên cùng một qng đường thì vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng
tỉ lệ nghịch.
3.3. Hình thành thói quen giải tốn tích cực cho học sinh trong các giờ
học tốn:
Trong q trình hệ thống hóa các bài tốn chuyển động đều, tơi thấy để đi
được đến bước dùng cơng thức cơ bản để tìm đáp số của bài tốn, học sinh phải
phân tích, suy luận từ những dữ kiện của bài tốn, vận dụng những kiến thức có
sẵn, tháo gỡ mâu thuẫn và các tình huống đặt ra trong bài tốn để cuối cùng đưa
bài tốn về dạng cơ bản, điển hình. Ở mỗi bài lại có các bước phân tích, tìm tòi
lời giải khác nhau. Điều này đòi hỏi mỗi học sinh phải có khả năng phân tích, suy
luận, xử lí linh hoạt, chính xác các dữ kiện, tình huống bài tốn đưa ra. Do đó,
việc hình thành cho học sinh thói quen giải tốn tích cực sẽ giúp học sinh lựa
chọn được lời giải, phép tính giải đúng, khơng giải tốn một cách máy móc, rập
khn.
Để thực hiện điều này, tơi đã tiến hành theo 5 bước:




Bước 1: Đọc kĩ đề tốn:
Giáo viên đọc kĩ đề trước lớp; học sinh đọc thầm lại đề bài để nắm được
nội dung, ý nghĩa của bài tốn. Từ đó, rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề
tốn thì chưa tìm được cách giải.



Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề tốn:
Có 3 dạng tóm tắt: + Tóm tắt bằng lời
+ Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
+ Tóm tắt bằng sơ đồ cây
Ở lớp, tơi thường hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng đối
với nội dung giải tốn chuyển động đều vì nó giúp học sinh dễ hình dung và nắm
bắt nội dung bài tốn hơn.

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 7


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG


Năm học: 2015 - 2016



Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm cách giải:
Dựa vào tóm tắt, tơi đã giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho
và cái phải tìm bằng những câu hỏi gợi mở: Muốn trả lời câu hỏi của bài tốn thì
cần biết những gì? Cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy, cái
gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết cái gì? …,
cứ như thế đi dần đến những điều đã cho trong đề tốn. Từ những định hướng
trên, học sinh sẽ suy luận, tính tốn để tìm ra con đường đi từ những điều đã cho
đến đáp số của bài tốn.

 Lưu ý: Việc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải cho các bài tốn
là vơ cùng quan trọng. Vì nó khơng chỉ dạy học sinh nắm phương pháp giải, giúp
học sinh tích cực tìm tòi, khám phá ra cách giải cho các bài tốn, mà mục đích
quan trọng nhất là dạy học sinh cách học. Cho nên cần phải xác định giáo viên
chỉ là người tổ chức hướng dẫn, định hướng, gợi mở cho học sinh chứ tuyệt đối
khơng được làm thay học sinh.



Bước 4: Học sinh viết bài giải:
Học sinh có thể trình bày từng phép tính riêng biệt hoặc trình bày dưới
dạng biểu thức gồm vài phép tính.



Bước 5: Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả:
Khi giải xong, học sinh cần thử lại xem đáp số tìm được có phù hợp với

điều kiện của bài tốn khơng? Trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải
khác gọn hơn, hay hơn khơng? Việc làm này sẽ giúp rèn cho học sinh tính cẩn
thận, chu đáo, ý thức trách nhiệm trong cơng việc và phát huy được khả năng tư
duy, sáng tạo của các em.
3.4. Nhận dạng bài tốn và vận dụng cách giải tương ứng:
Sau mỗi bài học, tơi đều củng cố bài bằng cách hướng dẫn các em sắp xếp
các bài tốn có cách giải tương tự nhau vào cùng một nhóm để các em dễ dàng
thống kê và ơn tập.
Phần giải tốn chuyển động đều trong chương trình lớp 5 hiện nay có
những dạng bài chủ yếu sau:
a) DẠNG 1: Chuyển động đều có một đối tượng chuyển động:
(Giải các bài tốn liên quan đến tìm một trong ba đại lượng vận tốc, qng
đường, thời gian khi biết 2 đại lượng còn lại của một chuyển động đều)
Ở dạng này có 2 mức độ:



Mức độ 1: Mức độ vận dụng cơng thức (Giải các bài tốn đơn có 1

bước tính):

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 8


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh


nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

* Cơng thức vận dụng là:

v=s:t ;
s=vxt ;
t=s:v
Ở dạng này, tơi đã dần hình thành kĩ năng giải tốn cho học sinh qua thao
tác hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:
- Đề bài cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn tìm yếu tố đó ta làm thế nào?
- Đơn vị của yếu tố cần tìm là gì?
Ví dụ: Một ca nơ đi với vận tốc 15,2 km/giờ. Tính qng đường đi được
của ca nơ trong 3 giờ. (Bài tập 1/141 SGK Tốn 5)
HS dễ dàng tìm được qng đường bằng phép tính: 15,2 x 3 = 45,6 (km)
Ví dụ: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính
qng đường đi được của người đó. (Bài tập 2/141 SGK Tốn 5)
* Giáo viên hướng dẫn tóm tắt đề tốn:

s = ?km
t = 15 phút
v = 12,6 km/giờ
- Đề bài cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn tính qng đường đi được của người đó ta làm thế nào?
- Nhìn vào đơn vị vận tốc, theo em, qng đường và thời gian phải đo
bằng đơn vị gì?
- Trước khi tính qng đường ta phải làm gì?

Từ những định hướng đó, giúp hình thành cho học sinh kĩ năng giải tốn
cần thiết và cần chú ý đến đơn vị của các đại lượng.
* Tìm đại lượng thời gian cũng có thể tiến hành tương tự.



Mức độ 2: Tìm một đại lượng có liên quan trước khi thực hiện
theo u cầu đề bài (Giải bài tốn hợp có 2 bước tính):
Ở dạng này, đề bài thường cho thời điểm khởi hành, thời điểm đến, vận tốc
(hoặc qng đường) và u cầu tính qng đường (hoặc vận tốc), học sinh chỉ
cần thực hiện theo 2 bước:


Bước 1: Tìm thời gian một chuyển động đi hết qng đường đó (lấy
thời điểm đến trừ thời điểm khởi hành)
 Bước 2: Tìm vận tốc hoặc qng đường (theo hướng dẫn ở mức độ 1,
dạng 1)
Ví dụ: Một ơ tơ đi từ A lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 12 giờ 15 phút với vận
tốc 46 km/giờ. Tính độ dài qng đường AB. (Bài tập 2/141 SGK Tốn 5)

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 9


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

- Sau khi hướng dẫn tóm tắt bài tốn:
s = ?km
A

B
t đến = 12 giờ 15 phút

t khởi hành = 7 giờ 30 phút
v = 46 km/giờ

- Học sinh sẽ giải được bài tốn trên theo 2 bước như hướng dẫn:
Thời gian ơ tơ đi từ A đến B là:
12 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Độ dài qng đường AB là:
46 x 4,75 = 218,5 (km)
Đáp số: 218,5km
b) DẠNG 2: Hai chuyển động ngược chiều gặp nhau, khởi hành cùng
lúc:
Ví dụ: Qng đường AB dài 180km. Một ơ tơ đi từ A đến B với vận tốc
54km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ
lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ơ tơ gặp xe máy? (Bài tập 1(a)/144 SGK Tốn 5)
* Giáo viên hướng dẫn tóm tắt:
t gặp nhau = ?giờ
A

180km


v ơ tơ = 54 km/giờ

B

v xe máy = 36 km/giờ

* Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi:
+ Khoảng cách ban đầu giữa 2 xe khi chúng xuất phát cùng lúc là bao
nhiêu km? (180km)
+ Ơtơ đi từ đâu đến đâu, với vận tốc là bao nhiêu km/giờ? (từ A đến B, với
vận tốc 54km/giờ)
+ Xe máy đi từ đâu đến đâu, với vận tốc là bao nhiêu km/giờ? (từ B đến A,
với vận tốc 36km/giờ)
+ Trên qng đường AB có mấy xe cùng chuyển động và chuyển động như
thế nào? (có 2 xe xuất phát cùng lúc, ngược chiều nhau ).
+ Vận tốc của ơ tơ là 54km/giờ có nghĩa là gì? (nghĩa là trung bình mỗi giờ
ơ tơ đi được 54km).

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 10


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG


Năm học: 2015 - 2016

+ Vận tốc của xe máy là 36 km/giờ có nghĩa là gì? (nghĩa là trung bình mỗi
giờ xe máy đi được 36km)
+ Sau mỗi giờ, cả ơ tơ và xe máy đi được bao nhiêu km? (54 + 36 = 90
(km))
+ Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau, ta làm thế nào? (180 : 9 = 2 (giờ))
+ Học sinh trình bày bài giải hồn chỉnh và kiểm tra đáp số.
c) DẠNG 3: Hai chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau, khởi hành
cùng lúc:
Ví dụ: “Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/giờ, cùng lúc đó
một người đi xe máy từ A cách B là 48km với vận tốc 36 km/giờ và đuổi theo xe
đạp. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?” (Bài tập
1(a)/145 SGK Tốn 5)
* Giáo viên hướng dẫn tóm tắt:
t đuổi kịp = ?giờ

A

48km
v xe máy = 36 km/giờ

B

C

v xe đạp = 12 km/giờ

* Học sinh nhìn vào sơ đồ và tìm cách giải:

- Khoảng cách ban đầu giữa hai xe khi chúng xuất phát cùng lúc là bao
nhiêu km? (48km)
- Người đi xe đạp đi từ đâu đến đâu, với vận tốc là bao nhiêu km/giờ? (từ B
đến C, vận tốc là 12 km/giờ)
- Người đi xe máy đi từ đâu đến đâu, với vận tốc là bao nhiêu km/giờ? (từ
A đến C, vận tốc là 36 km/giờ).
- Trên qng đường AC có mấy xe cùng chuyển động và chuyển động như
thế nào? (có 2 xe xuất phát cùng lúc, cùng chiều).
- Vận tốc của người đi xe đạp là 12 km/giờ có nghĩa là gì? (nghĩa là trung
bình mỗi giờ người đi xe đạp đi được 12km).
- Vận tốc của người đi xe máy là 36 km/giờ có nghĩa là gì? (nghĩa là trung
bình mỗi giờ người đi xe máy đi được 36km).
- Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp bao nhiêu km? (36 – 12 = 24 (km))
- Tìm thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp, ta làm thế nào? (48 : 24 = 2
(giờ))
- Học sinh trình bày bài giải và kiểm tra đáp số.

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 11


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016


 Tóm lại: Sau khi hướng dẫn ví dụ mẫu trong SGK (bài tập 1(a)/144
– dạng 2; bài tập 1(a)/145 – dạng 3), tơi đã hướng dẫn học sinh rút ra các bước để
giải bài tốn thuộc hai dạng này như sau:
Bước 1: Xác định các điều kiện cần thiết:
- Xác định hai chuyển động cùng chiều hay ngược chiều;
- Xác định được khoảng cách ban đầu giữa hai chuyển động khi chúng
xuất phát cùng lúc (s);
- Xác định được vận tốc của hai chuyển động (v1, v2 )
Bước 2:
- Tìm tổng vận tốc của hai chuyển động ngược chiều: v1 + v2
- Tìm hiệu vận tốc của hai chuyển động cùng chiều: v2 – v1 (nếu v2 > v1)
Bước 3:
- Tìm thời gian gặp nhau (hai chuyển động ngược chiều):
t gặp nhau =

s
v1  v 2

- Tìm thời gian đuổi kịp (hai chuyển động cùng chiều):

s
v2  v1
d) DẠNG 4: Hai chuyển động cùng chiều, đuổi kịp nhau, lệch thời điểm
xuất phát:
Đây thực ra cũng là một dạng “biến thể” của dạng 3 (hai chuyển động cùng
chiều đuổi kịp nhau, khởi hành cùng lúc). Nếu học sinh nắm được cách giải của
các dạng bài cơ bản ở trên và có khả năng tư duy, suy luận tốt sẽ thì sẽ dễ dàng
giải được dạng tốn này.
Ví dụ 1: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Sau 3 giờ,

một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi,
sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp? (Bài tập 1(b)/146 SGK Tốn 5)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài tốn:
v xe đạp = 12 km/giờ
t đuổi kịp =

v xe đạp = 12 km/giờ

t = 3 giờ

A
B

v xe máy = 36 km/giờ

C
t đuổi kịp = ? giờ

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 12


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
Năm học: 2015 - 2016


TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

+ Học sinh nhìn vào sơ đồ và dễ dàng xác định đây là bài tốn dạng 3 (hai
chuyển động cùng chiều, khởi hành cùng lúc).
+ Tìm các điều kiện để giải bài tốn dạng này thì thấy còn thiếu khoảng
cách ban đầu của hai xe khi chúng xuất phát cùng lúc. Khoảng cách đó chính là
độ dài qng đường AC do xe đạp đi được trong 3 giờ.
+ Từ định hướng đó, học sinh sẽ giải được bài tốn này như sau:
Khoảng cách ban đầu của hai xe khi chúng xuất phát cùng lúc là:
12 x 3 = 36 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
36 – 12 = 24 (km/giờ)
Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ) = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
Ví dụ 2: Một xe máy đi từ A lúc 7 giờ với vận tốc 40km/giờ. Đến 7 giờ 30
phút, một ơ tơ cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 60km/giờ. Hỏi ơ tơ đuổi
kịp xe máy lúc mấy giờ? (Bài tập 3/28 BTCC kiến thức và kĩ năng mơn Tốn 5 –
tập hai – Chương trình của SEQAP)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài tốn:
v xe máy = 40 km/giờ

v xe máy = 40 km/giờ

t1 = 7 giờ

t2 = 7 giờ 30 phút
B

A

v ơ tơ = 60 km/giờ

C

t2 = 7 giờ 30 phút
t đuổi kịp = ? giờ
+ Nhìn vào sơ đồ, học sinh cũng sẽ xác định được đây là bài tốn có dạng
giống dạng 3.
+ Nếu tìm các điều kiện để giải bài tốn dạng này thì cũng thấy còn thiếu
khoảng cách ban đầu của hai xe khi chúng xuất phát cùng lúc. Khoảng cách đó
chính là độ dài qng đường AC do xe máy đi được trong khoảng thời gian từ 7
giờ đến 7 giờ 30 phút.
+ Từ định hướng đó, học sinh lớp tơi đã giải được bài tốn này khá tốt như
sau:
Thời gian xe máy đi từ A đến C là:
7 giờ 30 phút – 7 giờ = 30 phút = 0,5 giờ
Khoảng cách ban đầu của hai xe khi chúng xuất phát cùng lúc là:

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 13


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG


Năm học: 2015 - 2016

40 x 0,5 = 20 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
60 – 40 = 20 (km/giờ)
Thời gian đi để ơ tơ đuổi kịp xe máy là:
20 : 20 = 1 (giờ)
Đáp số: 1 giờ
e) DẠNG 5: Chuyển động của thuyền lúc xi dòng nước và ngược dòng
nước:
(Đây là nội dung đã được Bộ GD&ĐT giảm tải nhưng tơi cũng xin đề cập
đến vì nội dung này giáo viên có thể dùng để bồi dưỡng cho những học sinh có
năng khiếu Tốn học.)

*

Để dạy – học tốt nội dung này, tơi đã hướng dẫn để giúp học sinh hiểu
rằng: Nếu dòng nước chảy thì bản thân dòng nước cũng là một chuyển động. Cho
nên khi vật chuyển động trên dòng nước thì dòng nước có ảnh hưởng đến chuyển
động của vật cụ thể:
- Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.
- Nếu vật chuyển động xi dòng thì có thêm vận tốc của dòng nước.
- Vận tốc xi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước
- Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật – vận tốc dòng nước
Từ đó, ta suy ra được:
- Vận tốc dòng nước = (vận tốc xi dòng – vận tốc ngược dòng) : 2
- Vận tốc của vật = (vận tốc xi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2
Ví dụ: Một thuyền máy đi xi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của
thuyền máy khi nước lặng là 22,6 km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,2 km/giờ. Sau
1giờ 15 phút thì thuyền đến bến B. Tính độ dài qng sơng AB. (Bài tập 4/162

SGK Tốn 5)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề tốn:
t = 1 giờ 15 phút

s = ?km
A

B
v dòng nước = 2,2 km/giờ
v thuyền máy = 22,6 km/giờ

* Dựa vào tóm tắt, học tìm cách giải:
- Đề bài u cầu tính gì? (Độ dài qng sơng AB)
- Muốn tính độ dài qng sơng AB ta phải biết gì? (vận tốc thuyền máy khi
xi dòng và thời gian thuyền máy đi từ bến A đến bến B)
Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 14


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

- Vận tốc thuyền máy khi xi dòng biết chưa? (Chưa)

- Dựa vào lưu ý: “Nếu vật chuyển động xi dòng thì có thêm vận tốc của
dòng nước”. Muốn tìm vận tốc thuyền máy khi xi dòng nước ta làm thế nào?
(ta lấy: 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
- Thời gian thuyền máy đi từ bến A đến bến B biết chưa? (1 giờ 15 phút)
- Muốn tính độ dài qng sơng AB, ta làm thế nào?
Đổi: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
24,8 x 1,25 = 31(km)
Như vậy, dù bài tốn về chuyển động đều đang ở dạng nào thì điều quan
trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề tốn. Nhìn vào tóm tắt xác định
đúng dạng tốn để chọn phép tính phù hợp và trình bày bài giải đúng.
Khi giải các bài tốn dạng này, cần có cách giải linh hoạt, khơng áp đặt, để
học sinh lựa chọn cách giải, lời giải và phép tính giải phù hợp với u cầu đặt ra
của mỗi bài tốn (nhất là khi giải các bài tốn có nội dung thực tế). Đặc biệt,
khuyến khích và trân trọng những học sinh cố gắng suy nghĩ, tìm tòi những cách
giải mới, hay và sáng tạo. Bởi vì q trình tìm tòi những cách giải khác nhau của
bài tốn cũng là q trình rèn luyện trí thơng minh, óc sáng tạo và khả năng suy
nghĩ linh hoạt cho học sinh.
3.5. Luyện tập – thực hành:
Để hình thành kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh mà ở đây là kĩ năng
giải các bài tốn về chuyển động đều khơng phải chỉ nói bằng lí thuyết là đủ mà
phải luyện tập thường xun. Chính vì vậy, trong từng tiết dạy trên lớp, tơi đều
hướng dẫn chậm và kĩ ở mỗi dạng bài mới trong SGK. Đối với những học sinh
chưa nắm bắt được nội dung bài học ngay trên lớp thì tơi sẽ hướng dẫn lại cho các
em trong giờ ra chơi và các tiết ơn luyện.
Ngồi những nội dung thực hành (2 tiết / tuần) trong quyển Bài tập củng cố
kiến thức và kĩ năng mơn Tốn (Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục
trường học - SEQAP) nhằm góp phần giúp học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kĩ
năng mơn Tốn một cách vững chắc thì mỗi tuần, lớp tơi còn có thêm 1 tiết
Luyện Tốn. Đây là tiết giúp giáo viên ơn tập, giúp đỡ thêm cho những học sinh
còn chưa hồn thành ở một nội dung Tốn học nào đó. Đồng thời, đây cũng là tiết

giúp giáo viên bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu về Tốn. Chính vì
vậy, khi học đến nội dung giải tốn chuyển đều, trong mỗi tiết Luyện Tốn, tơi
đều giao những bài tập giúp học sinh tự ơn tập và củng cố về dạng bài đang học
cũng như những dạng bài đã học ở tiết trước, phải đảm bảo tính vừa sức nhưng
tăng dần u cầu về kĩ năng vận dụng.

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 15


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

Việc kiểm tra bài làm của học sinh được tơi thực hiện đều đặn trong các tiết
dạy (dù quỹ thời gian cho một tiết dạy có hạn). Bởi vì theo tơi, việc làm này sẽ
giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu bài, mức độ vận dụng của các em để kịp
thời điều chỉnh phương pháp dạy - học, giúp các em dễ hiểu bài hơn. Nếu những
bài tập tơi giao vẫn còn có nhiều học sinh làm sai sót thì tơi sẽ sửa bài, hướng dẫn
lại để học sinh nắm và vận dụng được ở những bài học sau.
* Việc ghi lời nhận xét (theo Thơng tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) vào
bài làm của học sinh thật cẩn thận, cụ thể, những lời khen ngợi, động viên, khích
lệ tinh thần kịp thời cũng là cách giúp học sinh tự tin, tự hào, trân trọng bài làm
đúng của mình, giúp những em làm sai khơng cảm thấy mất tự tin, mặc cảm và

bản thân tự rút kinh nghiệm trong những bài giải sau, cũng như giúp phụ huynh
đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của con em mình ở lớp. Qua đó, phụ
huynh sẽ có biện pháp phối hợp với giáo viên nhằm giúp các em đạt được kết quả
tốt nhất khi học giải tốn chuyển động đều.
* Bên cạnh đánh giá của thầy đối với trò, giáo viên cũng cần hướng dẫn,
khuyến khích học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn
một cách khách quan, trung thực.
3.6. Trò chơi học tập:
Đối với mơn Tốn ở Tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải
theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài
dạy một cách rập khn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ
động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của các em thật tẻ nhạt, đơn điệu và kết
quả học tập thường khơng cao. Nó là một trong những ngun nhân gây cản trở
việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng
thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày. Vì vậy người giáo viên phải gây
được hứng thú học tập cho các em bằng cách lơi cuốn các em tham gia vào các
hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất.
Hiểu được điều đó nên sau mỗi giờ học tốn về chuyển động đều, tơi đều tổ
chức hoạt động củng cố bài cho học sinh bằng những trò chơi học tập thú vị để
củng cố về cơng thức tính qng đường, vận tốc, thời gian đi, củng cố kĩ năng
giải các dạng tốn cơ bản, chuyển đổi các đơn vị đo thời gian, … như:
- “Tìm nhà cho thỏ” : Học sinh sẽ tìm những chú thỏ có đáp án đúng về
tính vận tốc (hoặc qng đường, thời gian đi, …), về chuyển đổi các đơn vị đo đại
lượng hoặc về thực hiện các phép tính với số vào ngơi nhà phù hợp có chứa đề
bài phù hợp.

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 16



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

- “Gà mẹ tìm con”: Đưa những chú gà con có đáp án đúng về với gà mẹ
(có mang đề bài tương ứng).
- “Kết bạn”: Lớp được chia thành 2 đội. Một số bạn của mỗi đội sẽ
mang những thẻ từ có chứa đề bài, một số khác sẽ mang thẻ từ có chưa đáp án.
Trong thời gian một bài hát, đội nào có nhiều đơi bạn kết hợp đúng sẽ là đội chiến
thắng. Những ai chưa tìm được người bạn phù hợp với mình sẽ phải thực hiện
theo một “u cầu nho nhỏ” của lớp đặt ra.
- “Ai nhanh, ai đúng?”, “Tiếp sức”, “Truyền điện”, …
* Ngồi ra, trong năm học này, tơi đã tổ chức thêm một số hình thức trò
chơi mới lạ để thu hút học sinh hứng thú tham gia vào ngay trong từng hoạt động
học tập. Đó là:
a)
“Tơi là ai?”: Học sinh cũng chơi theo đội. Một học sinh được chọn
của một đội sẽ đọc bất kì một cơng thức, quy tắc tính hoặc mối quan hệ giữa hai
đại lượng bất kì, chẳng hạn như: “Muốn tìm tơi, bạn phải lấy qng đường chia
cho vận tốc. Đố bạn biết, tơi là ai?” thì một học sinh được chỉ định của đội bạn
phải trả lời là:”Bạn là thời gian đi.”. Nếu đội bạn trả lời đúng thì được ghi nhận
bằng 1 bơng hoa, nếu sai mà đội nhà trả lời được thì bơng hoa đó dành cho đội
nhà.
b) Đố vui tốn học bằng truyện: Tơi đã thay những động tử của các bài

tốn trong SGK bằng những con vật dễ thương như bác Kiến, chú Ong, cơ Bướm,
bác Rùa đi dự tiệc bằng ơ tơ, … đặt trong những tình huống truyện cực kì dễ
thương và ngộ nghĩnh kèm những số liệu đơn giản (học sinh có thể nhẩm tính
được). Mục đích là để rèn cho học sinh khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén, kĩ
năng suy luận, tính tốn nhanh khi giải các dạng bài về chuyển động đều.
c) “Đuổi hình bắt chữ”: HS dựa vào nội dung bức tranh để đốn ra đó là
đại lượng gì và nêu quy tắc tìm đại lượng đó. Hoặc dựa vào tình huống trong
tranh (thực ra đó là một dạng tóm tắt bài tốn bằng tranh cho sinh động), học sinh
sẽ suy luận, nhẩm tính và thơng báo ẩn số của bài tốn. Đây là hình thức mà học
sinh lớp tơi hứng thú tham gia nhiều nhất.
Song song đó, tơi cũng ln tạo điều kiện, động viên và khuyến khích
những học sinh tiếp thu bài chậm, kĩ năng nhẩm tính, giải tốn còn hạn chế tham
gia để vừa giúp các em ơn tập, củng cố vừa tạo hứng thú học tập cho các em. Tất
nhiên, thỉnh thoảng cũng cần có những phần thưởng nho nhỏ để động viên, khích
lệ tinh thần học tập của các em. Tuy nhiên, giáo viên cũng khơng nên q lạm
dụng vì dễ biến “trò chơi học tập” thành cuộc tranh đua vì giải thưởng thì sẽ
khơng hay.
4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 17


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
Năm học: 2015 - 2016


TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Kết hợp với nền nếp học tập về giải tốn đã được hình thành dần ngay từ
đầu năm học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nên khi
học về phần giải tốn chuyển động đều các em ít bị lúng túng hơn. Qua theo dõi
trong q trình thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu
được bản chất của vấn đề, tiếp thu bài tốt, chất lượng học tập đồng đều hơn. Học
sinh ít mắc sai lầm trong q trình làm bài, tỉ lệ học sinh làm đúng bài tập được
nâng lên, khơng có học sinh nào khơng làm được bài. Học sinh hứng thú hơn khi
học về giải tốn chuyển động đều. Điều đó chứng tỏ, những giải pháp mà tơi đã
áp dụng đã thu được kết quả tốt. Cụ thể là:
Thời gian

Đúng hồn tồn

Tổng số
Giữa HKII
15
Ơn tập
25
cuối năm
Kiểm tra
35
CHKII

Đúng nhưng còn
sai sót

Chỉ đúng được

gần 50%

Đúng dưới 50%
hoặc
sai hồn tồn
Tổng số
Tỉ lệ
00
00%

Tỉ lệ
39,5%

Tổng số
11

Tỉ lệ
28,9%

Tổng số
12

Tỉ lệ
31,6%

65,8%

11

28,9%


02

5,3%

00

00%

92,1%

02

5,3%

01

2,6%

00

00%

5. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP TRÊN:
Một lần nữa, tơi đã khẳng định được rằng những giải pháp mà tơi đã áp
dụng ở trên thực sự có tính hiệu quả và khả thi cao. Dù biết rằng, trong cuộc
sống, khơng có gì là hồn hảo hết. Và những giải pháp tơi đã áp dụng trên đây
chắc chắn cũng chưa phải là giải pháp hay nhất và tốt nhất. Bởi vì để có kết quả
giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên khơng chỉ u nghề, u trẻ, nhiệt tình mà
còn phải có một phương pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là

một q trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nhiệm của riêng bản thân
mỗi người. Nhưng sau khi áp dụng các giải pháp trên, tơi nhận thấy học sinh lớp
tơi học tốt hơn hẳn mảng giải tốn chuyển động đều so với những năm học trước
mặc dù kĩ năng tính và giải tốn của các em ở đầu năm học thì thua xa những
năm học trước.
Với những kết quả đã đạt được, tơi tin rằng, nếu mạnh dạn áp dụng thì các
giải pháp trên hồn tồn có thể áp dụng được cho tất cả các lớp 5 ở bất kì trường
Tiểu học nào khi giáo viên giảng dạy về phần giải tốn chuyển động đều. Điều
quan trọng là giáo viên phải có sự tìm tòi, ham học hỏi, phải sáng tạo, linh hoạt,
khéo léo trong việc vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức
dạy - học khác nhau. Giáo viên cũng cần phải xác định rõ: mình chỉ là người

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 18


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

hướng dẫn, đưa ra phương pháp giúp học sinh học tập còn học sinh phải là
người hoạt động tích cực tìm tòi và lĩnh hội tri thức để biến nó thành vốn q của
bản thân. Muốn được như vậy, cần phải có sự kiên trì của cả hai phía giáo viên và
học sinh trong suốt q trình học tập của các em.

Mặt khác, giáo viên cũng cần trang bị cho học sinh một cách có hệ thống
các kiến thức cơ bản về 3 đại lượng: vận tốc, qng đường, thời gian. Đồng thời,
giáo viên cần biết phân dạng, hệ thống hóa các bài tập theo dạng bài, giúp học
sinh nắm phương pháp giải từng dạng bài từ đơn giản đến phức tạp. Trong mỗi
dạng, cần phân nhỏ từng loại theo mức độ kiến thức tăng dần để khi gặp bài tốn
chuyển động đều, học sinh phải tự trả lời được: Bài tốn thuộc dạng nào, loại
nào? Vận dụng kiến thức nào để giải?
Giáo viên phải nắm được khả năng của từng học sinh để phân loại các em
theo từng nhóm đối tượng giúp các em phát huy được năng lực cá nhân, đặc biệt
theo dõi, quan tâm, giúp đỡ nhiều đến những em tiếp thu bài chậm, chưa thành
thạo về kĩ năng giải tốn giúp các em mạnh dạn, tự tin và cố gắng vươn lên trong
học tập.
Trong mỗi giờ học Tốn, giáo viên cần tạo khơng khí học tập thoải mái,
thân thiện “chơi mà học, học mà vui”; phải lắng nghe, tạo điều kiện để các em
được nói, được trình bày ý kiến, suy nghĩ sáng tạo của mình một cách mạnh dạn,
tự tin; thường xun kiểm tra, nhận xét, sửa bài, biểu dương kịp thời học sinh tiến
bộ, đồng thời nghiêm khắc phê bình với những thái độ học tập thiếu trách nhiệm.
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn rất bỡ ngỡ
trước một số thao tác tư duy như so sánh, phân tích, …, khả năng khái qt thấp,
nếu có thì chỉ có thể dựa vào dấu hiệu bên ngồi. Việc rèn cho học sinh khả năng
tư duy độc lập, suy luận logic để tìm ra “ẩn số” của bài tốn bằng những câu hỏi
gợi mở phải được tiến hành đồng bộ, thường xun ngay từ khi học sinh bắt đầu
làm quen, bắt đầu học về giải tốn có lời văn, nhất là học những dạng giải tốn cơ
bản ở các lớp dưới. Và một điều quan trọng là phải biết khơi gợi trong các em sự
tò mò, hứng thú học tập, khơng nản chí trước những khó khăn trước mắt.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối chun mơn nên có những buổi sinh
hoạt chun đề về cách giải những dạng tốn điển hình để giáo viên có điều kiện
được học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó sẽ góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của việc giảng dạy mơn Tốn trong nhà trường Tiểu học.
Đồng thời, nhà trường và gia đình cần chuẩn bị tốt những phương tiện hỗ

trợ để các em có được sự thoải mái khi học tập.
Vì thời gian có hạn và năng lực nhận thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi cũng rất mong nhận được những đóng góp chân thành của

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 19


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC

Đề tài sáng kiến kinh

nghiệm
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH ĐÔNG

Năm học: 2015 - 2016

anh chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để những giải pháp của tơi được
hồn thiện hơn, giúp học sinh lớp tơi học tốt hơn mảng kiến thức này trong những
năm học tiếp theo.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)

...............................................................................

Người viết
(ký, ghi rõ họ tên)

Võ Thị Phương


Diễm

Người viết: Võ Thò Phương Diễm

Trang 20



×