Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp giúp học sinh lớp năm học tốt phân môn luyện từ và câu phần “mở rộng vốn từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.1 KB, 28 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
***
Ở Tiểu học, môn học nào cũng có vai trò quan trọng nhằm giúp học
sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đức,
Trí, Thể, Mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên bậc
cao hơn. Trong đó môn Tiếng Việt là môn nền tảng để các em học tốt
những môn còn lại. Tiếng Việt vừa là một môn khoa học, vừa là công cụ,
phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và
phát triển tư duy.
Nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn Tiếng Việt là cung cấp cho
học sinh bốn kĩ năng: “Nghe, nói, đọc, viết”. Những kĩ năng đó được hình
thành tích hợp qua nhiều phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn .... Mỗi phân môn lại có một vai trò riêng,
trong đó "Luyện từ và câu" là một trong những phân môn có ý nghĩa to lớn
trong chương trình Tiểu học. Nó giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn
từ và trang bị cho các em một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Tạo cho
học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng
tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng
tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Từ đó sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, tích
luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các
phân môn khác trong môn Tiếng Việt, đồng thời học tốt các môn học khác
như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật. Nó còn khơi dậy trong
tâm hồn các em lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đến cuối bậc Tiểu học, cơ bản học sinh đã dần hoàn thiện bốn kĩ năng
(đọc, viết, nghe, nói) thông qua môn Tiếng Việt. Tuy nhiên sự hạn hẹp vốn

1



sống và vốn kiến thức về từ ngữ đã làm cho học sinh lúng túng khi nói, viết
về một chủ điểm, một chủ đề hoặc lời văn khô khan, không gợi cảm,…
Ở phân môn Luyện từ và câu lớp Năm, các em được học rất nhiều nội
dung như: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm; học kiến thức về nghĩa của từ;
các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa; biết cách sử dụng đại từ, quan hệ
từ. Nắm được câu ghép, biết cách đặt câu ghép; biết cách liên kết các câu,
… Trong đó phần mở rộng vốn từ các em được học là 19/70 tiết trong cả
năm học, chiếm thời lượng: 27,1%.
Do thấy được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu nên tôi
đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp, trên mạng, ở sách
báo kết hợp vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được qua
một số năm giảng dạy để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu
phần Mở rộng vốn từ của lớp tôi từng chủ nhiệm.
Qua thời gian tìm hiểu, tôi thấy cũng có rất nhiều đồng nghiệp quan
tâm đến việc học Luyện từ và câu của học sinh. Tuy nhiên, ở phần “Mở
rộng vốn từ” thì các thầy cô chỉ nói lướt qua chứ chưa đặt nặng vấn đề. Do
đặc thù của lớp, nên tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu kĩ phần “Mở rộng vốn
từ” để tìm những giải pháp thích hợp nhằm giúp học sinh lớp mình học tốt
phân môn Luyện từ và câu từ đó để học tốt phân môn Tập làm văn cùng
những môn học khác.
Trong năm học 2015 – 2016, tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, vận
dụng và thấy kết quả học phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn
từ” nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung của học sinh lớp tôi tiến bộ rõ. Để
chia sẻ, tôi xin được trình bày những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã áp
dụng thông qua đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt
phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ”.

2



PHẦN 1
THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
***
Nâng cao vốn từ cho học sinh Tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hệ thống ngôn ngữ của nước ta. Việc giúp học sinh nâng cao vốn từ
là giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ để làm phương tiện giao tiếp, nắm
vững các từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh công việc của
học sinh ở trường, ở nhà, về tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất
nước con người… những từ ngữ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu
gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động … Chúng
làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy
được vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người, dạy các em biết yêu cái
tốt cái đẹp và ghét cái xấu, cái ác, ….
Trường Tiểu học Kiến Bình nằm trên địa bàn xã Kiến Bình của huyện
Tân Thạnh. Đa số học sinh là con em gia đình làm nghề nông nhưng nhìn
chung phụ huynh ngày nay rất quan tâm và tạo điều kiện tốt cho con em
trong quá trình học tập. Đây cũng là thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy
của bản thân.
Nhưng qua quá trình giảng dạy, điều khiến tôi quan tâm nhất là trong
lớp còn nhiều em có vốn từ rất nghèo nàn, lời nói nhiều khi không rõ ý, các
em đôi khi muốn diễn đạt điều gì đó nhưng không tìm được từ phù hợp
hoặc dùng từ thiếu chính xác, …. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến quá trình
học tập như không tìm được từ phù hợp theo yêu cầu bài học. Dùng từ đặt
câu thì tương tự nhau, không có từ mới, thiếu sáng tạo từ,…. Dẫn đến bị
hạn chế nhiều khi làm văn như: lời văn khô, cứng, thiếu sự mềm mại, trau
chuốt, câu văn lủng củng, lặp từ, không biết dùng từ thay thế để câu văn,
lời văn bớt nhàm chán. Ngoài ra vốn từ ít, nghèo nàn cũng ảnh hưởng đến
chất lượng giờ học, các em thường thụ động, ít phát biểu như: Thúy An,

3



Thùy Trang, Nguyễn Minh Thuận, Dương Văn Tài, Minh Lợi,… Từ đó
làm cho sự giao tiếp giữa học sinh với thầy cô cũng có phần hạn chế. Các
em thường chỉ trả lời các câu hỏi của thầy cô bằng một từ: “có” hoặc
“không” hay đơn giản chỉ “gật đầu”, “lắc đầu” hoặc có em trình bày nửa
chừng một vấn đề rồi “gãi đầu” đứng im.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nhận thấy bởi một số
nguyên nhân sau:
- Luyện từ và câu là một phân môn tương đối khô khan dễ làm học
sinh nhàm chán khi học.
- Phương pháp dạy của giáo viên chưa linh hoạt, chưa phát huy được
tính tích cực, chủ động của học sinh và chưa kích thích học sinh hứng thú
trong giờ học.
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, thường dạy suông,
không có tranh ảnh, đồ dùng để phục vụ bài dạy.
- Một số bài có nội dung trừu tượng, không gần gũi quen thuộc.
- …….
Qua các năm giảng dạy, trong những tuần đầu năm học, tôi đã theo dõi
tình trạng học phân môn Luyện từ và câu và kết quả thi của phân môn Tập
làm văn, như sau:
Năm
học

Sĩ số

Thái độ học tập

Đầu năm


Tích
cực
2014- 26HS 15HS2015
57,7%
2015- 25HS 16HS2016

64%

Thụ
động
11HS42,3%
9HS-

Cuối HKI

Tích
cực
19HS73,1%

Thụ
động
7 HS26,9%

Cuối HKII

Tích
cực
24HS92,3%

Thụ

động
2 HS7,7%

Tập
làm
văn

Tập
làm
văn

Cuối
HKI

Cuối
HKII

TB trở TB trở
lên
lên
23HS- 25HS88,5% 96,2%

36%

4


Từ bảng thống kê trên cho thấy thái độ học tập của học sinh ở phân
môn Luyện từ và câu chưa cao, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của
những môn học khác trong đó có phân môn Tập làm văn. Tôi luôn suy

nghĩ: “Làm thế nào để các em có thái độ học tập tốt, phát huy được tính
tích cực, mở rộng và khai thác thêm vốn từ để các em học tốt hơn phân
môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung cũng như tạo sự
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho mỗi học sinh lớp mình chủ nhiệm ?”
Nhằm giúp học sinh lớp tôi khắc phục tình trạng trên, tôi đã vận dụng
những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tìm hiểu thêm ở sách báo, trên
mạng, qua trao đổi, dự giờ các anh chị đồng nghiệp vào lớp tôi chủ nhiệm
năm nay và tôi thấy thái độ cũng như sức học của lớp tiến bộ nhiều. Sau
đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm nhỏ đó trong phần “Giải pháp”
của đề tài này.

5


PHẦN II
GIẢI PHÁP
***
1) Làm tốt khâu chuẩn bị của giáo viên
Để học sinh thấy phân môn Luyện từ và câu không phải là phân môn
khô khan, khó học như các em từng nghĩ, trước khi dạy, tôi thường nghiên
cứu kĩ bài, xem bài dạy đó cần những hình ảnh minh họa nào, cần những
đồ dùng gì để các em quan sát, áp dụng phương pháp dạy nào thu hút, các
bài tập thì dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, phát huy vốn từ cho
học sinh ?… Từ đó tôi chuẩn bị phương tiện (giấy, bút, …), đồ dùng, tranh
ảnh, phương pháp dạy để phục vụ cho giờ học nhằm giúp các em hứng thú
hơn, nhớ lâu, nhớ kĩ hơn về từ mà các em vừa biết, kích thích các em phát
triển thêm vốn từ và làm giàu vốn từ cho bản thân … (Những đồ dùng dạy
học tôi mượn ở thư viện, tự làm hoặc sưu tầm ở trên mạng internet).
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Hòa bình (Tuần 5), ở bài tập 3:
“Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một

miền quê hoặc thành phố mà em biết”.
Với yêu cầu trên, nếu giải thích cho học sinh hiểu thế nào là cảnh
thanh bình của một miền quê hoặc thành phố thì các em cũng khó cảm thụ
hết điều giáo viên truyền đạt. Tôi nghĩ: “Trăm nghe không bằng mắt thấy”,
để giúp các em có cảm nhận tốt hơn về cảnh thanh bình trên quê hương
Việt Nam, tôi cho các em quan sát một số hình ảnh sưu tầm về làng quê,
thành phố. Qua hình ảnh quan sát được và kết hợp với vốn sống, vốn hiểu
biết của mình đã giúp các em có thêm kiến thức, làm nảy sinh trong các em
những từ ngữ tốt đẹp khi miêu tả cảnh thanh bình của quê hương, lời văn
không còn khô khan, cứng ngắc.

6


Ví dụ:

Cảnh làng quê thanh bình

Cảnh thành phố thanh bình
Mặt khác, để chuẩn bị dạy tốt - học tốt tiết Luyện từ và câu, tôi thường
xem trước những từ ngữ nào có độ khó, trừu tượng, không gần gũi với học
sinh thì tôi tra thêm ở từ điển Tiếng Việt để có thể giải thích cho các em
nắm rõ nghĩa của từ một cách chính xác. Vì có hiểu rõ nghĩa của từ sẽ giúp
học sinh nắm nội dung bài học tốt hơn, biết cách dùng từ, biết lựa chọn từ
để đặt câu sao cho hay, cho phù hợp cũng như giúp các em cảm thụ tốt hơn
khi học Tập đọc, học Lịch sử, khi đọc một tác phẩm văn học,…
Ví dụ: Một số từ cần giải thích như:

7



-Thân hữu: bè bạn thân thuộc (Bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp
tác - Tuần 6)
-Hệ sinh thái: gồm các sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh
sống trong một môi trường nhất định. (Bài Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi
trường- Tuần 12)
-Ăn vã: chỉ ăn thức ăn, không ăn với cơm. (Bài Tổng kết vốn từ Tuần 16)
-Đất thó: đất sét (Chính tả: Ai là thủy tổ loài người ? – Tuần 25)
-Nhiễu điều: Nhiễu là một loại vải dệt từ tơ tằm. Nhiễu điều là tấm
nhiễu màu đỏ. (Bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống - Tuần 27).
-Thẩm quyền: quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo
pháp luật. (Bài Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận - Tuần 34)
Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị mà học sinh lớp tôi không còn thấy phân
môn Luyện từ và câu là một phân môn khô khan lại còn khó học nữa.
2) Giúp học sinh phát triển vốn từ qua dạng “Tìm từ đồng nghĩa”
Một số bài tập của phần Mở rộng vốn từ ở lớp Năm là tìm những từ
đồng nghĩa với một từ cho trước (thường là từ Hán Việt) như: tìm từ đồng
nghĩa với từ “Tổ quốc”, “ hòa bình”, “bảo vệ”, “nhân hậu”,… và những từ
cần tìm thường cũng có nguồn gốc Hán Việt, cho nên đó cũng là điều
tương đối khó cho học sinh. Trước tiên tôi củng cố lại cho học sinh nắm:
Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống nhau về
mặt ý nghĩa. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn (có thể thay thế cho nhau
khi nói hoặc viết); có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Để giúp các
em phát huy, mở rộng vốn từ theo như yêu cầu bài tập, tôi đã từng bước
thực hiện như sau:
a) Tìm từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Ví dụ 1: Ở bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc –Tiếng Việt 5-tập 1- Tuần 2.

8



Qua bài tập 1, các em đã nắm được một số từ đồng nghĩa hoàn toàn
với từ “Tổ quốc” là: nước nhà, non sông, đất nước, quê hương.
Nhưng ở bài tập 2 -Tiếng Việt 5-tập 1-Tuần 2: Yêu cầu tìm thêm
những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” thì đa số các em chưa tìm được. Tôi
đã giúp các em phát hiện một số từ mới thông qua thực hành làm các bài
tập sau:
*Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong các câu sau:
a) Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước
mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. (quốc
gia)
b) Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (sơn hà)
c) Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới. (xã tắc, giang sơn)
Sau đó yêu cầu các em nêu lại những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Các em nêu được: nước nhà, non sông, đất nước, quê hương, quốc gia, sơn
hà, xã tắc, giang sơn,…
b.Tìm các từ đồng nghĩa với một từ cho trước (có thể là đồng nghĩa
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
Tiếng Việt của ta vô cùng phong phú, từ một từ này có thể có thêm vài
từ khác đồng nghĩa.
Ví dụ 1: Bài Mở rộng vốn từ: Trẻ em (Tiếng Việt 5-Tập 2-Tuần 33).
Ở bài tập 2: Tìm các từ đồng nghĩa với “trẻ em”. Đặt câu với một từ
mà em tìm được.


9


Theo yêu cầu của bài tập, các em đã tìm được một số từ đồng nghĩa
với từ trẻ em như sau: thiếu nhi, con nít, trẻ thơ, nhi đồng, nhóc con, nhãi
ranh, trẻ ranh, trẻ con, trẻ nhỏ, con trẻ, …
Sau đó cho học sinh thực hiện chọn một từ và đặt câu. Căn cứ vào câu
các em vừa đặt, tôi giáo dục các em: Mặc dù là từ đồng nghĩa nhưng chúng
có các sắc thái khác nhau, có từ mang sắc thái coi trọng, có từ mang sắc
thái coi thường, có từ không có sắc thái coi trọng hay coi thường. Khi dùng
từ phải hết sức cẩn thận. Rồi cho lớp thảo luận nhóm đôi tìm xem từng từ
ngữ trên mang sắc thái nào. Kết quả thảo luận như sau:
-Từ mang sắc thái coi trọng: trẻ thơ, trẻ em, thiếu nhi, nhi đồng.
-Từ mang sắc thái coi thường: nhãi ranh, trẻ ranh, con nít, nhóc con.
-Từ không có sắc thái coi trọng hay coi thường: trẻ con, trẻ nhỏ, con
trẻ.
Ngoài ra, để phát triển thêm cho học sinh về vốn từ đồng nghĩa, tôi
còn cho các em thực hiện thêm như sau:
Ví dụ: Tìm những từ đồng nghĩa với các từ:
-cho: ………….

(tặng, biếu,…)

-coi: ……………

(xem,.. )

-chờ:…………….

(đợi)


-chỗ: …………..

(nơi, chốn)

-sợ: ………………

(hãi, kinh, khiếp, sợ hãi, khiếp sợ)

-mồ: …………….

(mả, mộ, mồ mả)

-chết:

(qua đời, mất, hi sinh, toi mạng,…)

-…
Việc giúp học sinh tìm thêm được một số từ đồng nghĩa nhau mục
đích là làm giàu thêm vốn từ cho các em, giúp các em có thể vận dụng để
thay thế từ khi nói, khi viết văn; hạn chế lặp từ làm cho lời nói, lời văn thu
hút, hấp dẫn người nghe, người đọc hơn. Bên cạnh đó còn giúp các em biết

10


thêm cách lựa chọn và sử dụng từ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh,
từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Khi dùng các từ “cho, biếu, tặng”, các em cần lưu ý đến sắc
thái của từ:

-cho: biểu hiện thái độ bình thường.
-biếu: biểu hiện thái độ kính trọng.
-tặng: biểu hiện thái độ thân mật.
c. Tìm các từ đồng nghĩa với một từ cho trước nhưng những từ
đó có từ “không” đứng trước từ.
Bên cạnh việc phát triển vốn từ về “từ đồng nghĩa” cho học sinh, tôi
còn giúp các em phát triển thêm vốn từ cũng đồng nghĩa với nhau nhưng
thể hiện bằng một từ khác, mà những từ đó có chữ “không” đứng trước từ.
Ví dụ:
-Từ đồng nghĩa với từ “bảo vệ” là từ “ không phá hoại”.
-Từ đồng nghĩa với từ “hữu ích” là từ “ không vô dụng”.
-Từ đồng nghĩa với từ “đoàn kết” là từ “ không chia rẽ”.
-Từ dùng để khen hình dáng; sự tài giỏi hay đức tính tốt của một
người thì có thể dùng từ: “Không ai đẹp bằng”; “không ai giỏi bằng”;
“không ai tốt bằng”.
- Từ dùng để ca ngợi quê hương, đất nước: “Không nơi nào bằng”;
“Không nơi đâu đẹp bằng”; “Không nơi nào hơn”.
Với hình thức mở rộng vốn từ như trên đã góp phần làm tăng thêm
vốn từ cho học sinh. Nhờ vậy mà nâng cao chất lượng về dùng từ đặt câu
cũng như tiến bộ rất rõ khi các em học phân môn Tập làm văn và không khí
lớp học cũng sôi nổi hơn trước.

11


3) Giúp học sinh phát triển vốn từ xuất phát từ “từ gốc”
Trong Tiếng việt của ta, một số từ thường xuất phát từ từ gốc, bằng
phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới hoặc là một số từ có chung nhóm
nghĩa và thường là những từ Hán Việt. Để tìm được những từ như thế thì
cũng là một thử thách lớn đối với học sinh, vì khi thực hành thì các em chỉ

tìm được vài từ đơn giản. Để giúp các em phát hiện thêm một số từ mới
theo yêu cầu bài học, tôi đã thực hiện như sau:
a. Phát triển vốn từ bằng phương pháp ghép từ.
Ví dụ 1: Bài tập 3-Tiếng Việt 5-tập 1-Trang 18:
-Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm
những từ chứa tiếng quốc.
Nói chung các em chỉ tìm được một số từ đơn giản, gần gũi như: quốc
ca, quốc tế, quốc kì.
Nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cho mỗi học sinh, cũng như
giúp các em nắm và biết thêm nghĩa một số từ, tôi đã gợi ý bằng cách dùng:
“Câu hỏi dạng giải nghĩa”; sử dụng phiếu bài tập, trò chơi thi điền từ,…cụ
thể như sau:
a) Dùng câu hỏi dạng giải nghĩa:
Ví dụ:
- Huy hiệu tượng trưng cho một nước được gọi là gì ? (quốc huy)

(Cho học sinh xem hình quốc huy của việt Nam:

)

- Tiếng nói chung của cả nước được gọi là gì ? (quốc ngữ)
- Chính sách quan trọng của nhà nước được gọi là gì ? (quốc sách)
- Vua một nước được gọi là gì ? (quốc vương)
b) Sử dụng phiếu bài tập:

12


*Điền và ghép từ có tiếng quốc vào chỗ trống cho đúng nghĩa:
-Ngày lễ chính thức, lớn nhất của một nước là ngày ……………

(quốc khánh)
-Tang chung của một nước được gọi là ………………(quốc tang)
-Những việc về giữ gìn chủ quyền, an ninh và phòng thủ đất nước gọi
là …………(quốc phòng)
-Danh dự của một nước được gọi là ………………………(quốc thể)
Với cách hướng dẫn như trên đã giúp học sinh biết và mở rộng thêm
một số từ ngữ về chủ đề Tổ quốc.
c) Trò chơi: Giải ô chữ
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các
em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi.
Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động.
Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến
thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành
nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ
của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả
năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc
tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia các trò chơi, học
sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông
minh và sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra
bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến
thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
Chính vì điều đó, tôi đã vận dụng tổ chức trò chơi trong một số bài tập như
sau:

13



Ví dụ 1: Bài tập 3b-Tiếng Việt 5-tập 1- Tuần 3: Tìm từ bắt đầu bằng
tiếng đồng (có nghĩa là cùng) ở vị trí đầu mỗi câu và điền vào ô trống các
câu sau: (Mỗi ô trống là một chữ cái)
…………….tiến bước trước sau nhịp nhàng.

…………….tay nắm chặt tay.

……………. sum họp bốn phương một nhà

……………… quần áo quả là đẹp thay.

…………….. hội tụ một nơi.

…………… cộng khổ ngọt bùi sẻ chia.

…………… cộng tác cùng nghề.

………….. thống nhất xin mời giơ tay.

14


* Mục đích trò chơi
- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung gợi mở bằng
các ô chữ cụ thể.
* Chuẩn bị:
- Gv chuẩn bị kẻ sẵn các ô chữ và các câu gợi ý vào giấy.
* Cách tổ chức:
- Chia lớp thành bốn đội chơi.

- Yêu cầu học sinh đọc, suy nghĩ, thảo luận, tìm từ phù hợp và điền
vào các ô trống.
- Nhóm nào điền đúng và nhanh nhất sẽ được cô và các bạn tuyên
dương.
* Cho học sinh bắt đầu trò chơi.
Kết quả như sau:
…….…..…. tiến bước trước sau nhịp nhàng.
Đ



N

G

H

À

N

H

…………. tay nắm chặt tay.
Đ



N


G

C

H

Í

…………….bốn phương sum họp một nhà.
Đ



N

G

B

À

O

……………… quần áo quả là đẹp thay.
Đ



N


G

P

H



C

…………….. hội tụ một nơi
Đ



N

G

Q

U

I

15


…………… cộng khổ ngọt bùi sẻ chia.
Đ




N

G

C

A

M

…………… cộng tác cùng nghề.
Đ



N

G

N

G

H

I




P

………….. thống nhất xin mời giơ tay.
Đ



N

G

Ý

Trường hợp nếu có những từ nào mà các em chưa tìm được thì tôi sử
dụng câu hỏi gợi ý để giúp các em phát hiện được từ cần tìm.
Ví dụ 2: Bài “Mở rộng vốn từ: Truyền thống” - Tuần 27
Để tạo điều kiện cho học sinh phát huy vốn từ về chủ đề “Truyền
thống”, tôi cho các em thi đua làm bài tập sau:
Thi tìm từ và điền từ thích hợp vào chỗ chấm các câu sau:
a) Tận trung với ……….., tận hiếu với dân.
b) Dù ai đi ngược về ………….
Nhớ ngày …………. mồng mười tháng ba.
c) Hay làm thì …………, hay cầu thì nghèo.
d) Một miếng khi đói bằng một gói khi ……
Khi tổ chức trò chơi như trên đã tạo điều kiện cho HS phối hợp tốt các
hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động cũng như tăng cường kỹ năng
học tập hợp tác và tiết học cũng nhờ đó mà đạt hiệu quả cao hơn.
d) Chọn và nối từ với nghĩa phù hợp.

Vì là lớp cuối bậc Tiểu học, nên nội dung và chương trình các môn
học của lớp Năm cũng như các bài tập thực hành được nâng lên một bậc về

16


độ khó và mang tính khái quát, trừu tượng hơn so với các lớp dưới. Ở phân
môn Luyện từ và câu lớp Năm, có những bài tập nếu yêu cầu các em giải
thích hay nêu ý nghĩa khái quát của một từ ngữ, thành ngữ về một sự vật
hay hiện tượng nào đó thì nhiều khi các em còn lúng túng, thiếu chính
xác,… Có một dạng bài tập mà khi thực hiện sẽ giúp các em nắm chắc hơn
nghĩa của từ và giúp các em mở rộng thêm vốn từ, đó là dạng bài tập:
“Chọn và nối từ với nghĩa phù hợp”.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Hòa bình (Tuần 5):
Sau khi cho cả lớp tìm hiểu nghĩa của từ “hòa bình”, tìm những từ
đồng nghĩa với “hòa bình”, tôi cho các em tìm thêm một số từ có chứa
tiếng “hòa”. Nhìn chung các em tìm không được nhiều từ. Để khắc phục
tình trạng đó, tôi cho các em làm thêm bài tập sau:
* Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
A

B

hòa giải

Có quan hệ ngoại
giao hòa bình và thân
thiện với nhau.

hòa hiếu


Thuyết phục các
bên đồng ý chấm dứt
xung đột một cách ổn
thỏa.

hòa hợp

Điều ước do hai
hay nhiều nước kí kết để
lập lại hòa bình, giải
quyết những hậu quả
của chiến tranh.

17


Hợp lại thành một

hòa khí

khối do có sự hài hòa
với nhau.
hòa ước

Không

khí

hòa


thuận, không có mâu
thuẫn.
Qua bài tập dạng như trên vừa giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ,
vừa giúp các em hiểu chính xác hơn về nghĩa các từ đó và làm nền tảng để
các em có thể học tốt hơn các môn học khác trong đó có môn Lịch sử.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc (Tuần 15):
Bài 3. Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là “điều may mắn, tốt
lành”. Tìm thêm những từ ngữ có chứa tiếng phúc.
Số từ mà các em tìm thường ít, không phong phú. Tôi cho các em thực
hiện bài tập để phát triển thêm vốn từ, như sau:
Nối nghĩa ở cốt A với cột B sao cho phù hợp:
A
Phúc phận

B
Không

được

hưởng

may mắn
Phúc tinh

Phần may mắn được
hưởng do số phận

Phúc bất trùng lai


Không

được

hưởng

may mắn
Vô phúc

Cứu tinh

Phúc ấm

Điều may mắn không
đến liền nhau

18


Với các bài tập dạng nối từ với nghĩa thích hợp như trên, tôi cho học
sinh thực hiện có thể là cá nhân hoặc nhóm (tùy theo mức độ bài tập). Nhờ
đó đã phát huy tính tích cực, tư duy cũng như cung cấp thêm một số từ ngữ
theo chủ đề để mở rộng vốn từ, nâng cao sự hiểu biết cho các em.
4) Phát triển vốn từ bằng cách xác định từ theo nhóm nghĩa
Một dạng bài tập khác của phần Mở rộng vốn từ là yêu cầu học sinh
xác định một số từ cho trước có chung nhóm nghĩa và xếp vào cùng một
nhóm với nhau. Ở dạng bài tập này, các em thường gặp khó khăn như xác
định từ cùng nhóm thiếu chính xác, tùy tiện, không cẩn thận hoặc do không
hiểu rõ nghĩa của từ nên các em xếp đại cho xong. Để hỗ trợ học sinh hoàn
thành tốt dạng bài tập “xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp” thì trước hết

phải giúp các em hiểu được nghĩa, hiểu tính chất, bản chất của từng nhóm
từ, từng từ riêng lẻ. Có làm được điều đó thì khi thực hành “xếp các từ ngữ
vào nhóm thích hợp” không còn gây khó cho các em được nữa.
Ví dụ 1: Bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân(Tiếng Việt 5-tập 1-Tuần 3):
Bài 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới
đây:
a) Công nhân

d) Quân nhân

b) Nông dân

e) Trí thức

c) Doanh nhân

g) Học sinh

(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học
sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm)
Bước 1: Giúp học sinh hiểu nghĩa từng nhóm từ.
- Theo em những ngành nghề như thế nào sẽ thuộc nhóm từ “Công
nhân” ? (vài học sinh nêu ý kiến theo sự hiểu biết của các em)
*Giáo viên chốt lại: Những người lao động chân tay làm việc ăn

19


lương thuộc nhóm từ “Công nhân”.
Tương tự:

- Nhóm từ “Nông dân”: Người lao động sống bằng nghề làm ruộng.
- Nhóm từ “Doanh nhân”: Người lao động sống bằng nghề mua bán.
- Nhóm từ “Quân nhân”: Người thuộc hàng ngũ quân đội.
-Nhóm từ “Trí thức”: Người chuyên làm việc lao động trí óc và có
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Nhóm từ “Học sinh”: Người theo học ở nhà trường.
Bước 2: Cho học sinh đọc từng từ theo thứ tự trong bài tập (để các em
không bỏ sót từ) rồi xác định từ đó thuộc nhóm từ nào trong các nhóm từ
đã cho và điền vào phiếu – nhận xét, sửa chữa và tuyên dương những học
sinh làm bài tốt. Kết quả các em đã làm được như sau:
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày
c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm
d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ (cấp bậc những người làm trong quân
đội)
e) Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học
Ví dụ 2. Bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác (Tiếng Việt 5- tập
1-Tuần 6):
Bài 1.Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo,

20


bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng
a) Hữu có nghĩa là “ bạn bè”.

M: hữu nghị


b) Hữu có nghĩa là “ có”.

M: hữu ích

Ở bài tập này, tôi cho học sinh làm cá nhân, mục đích là để kiểm tra
sự hiểu biết cũng như phát huy tính độc lập trong suy nghĩ của từng em.
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, tôi gọi học sinh trình bày và yêu cầu
các em có thể giải nghĩa từng từ, nếu các em giải thích đúng, xếp đúng
nhóm thì cả lớp tuyên dương, nếu chưa đúng thì mời học sinh khác hoặc
giáo viên giải thích lại để các em nắm và có cơ sở để làm đúng yêu cầu bài
tập. Khi giải quyết xong bài tập, tôi yêu cầu học sinh tìm thêm những từ
ngữ có mang tiếng “hữu” để học sinh có cơ hội trình bày, phát triển thêm
vốn từ cho từng cá nhân học sinh trong lớp.
Ví dụ: hữu sự: có biến cố; hữu tài: có tài; hữu dũng vô mưu: chỉ có
sức mạnh, không có mưu trí; hữu danh vô thực: chỉ có tiếng, thật ra không
có gì; …
Những bài tập sau có dạng tương tự tôi cũng thực hiện như trên. Tôi
nhận thấy khi học sinh đã hiểu nghĩa từng từ ngữ, thành ngữ cũng như số
lượng từ tìm được càng nhiều thì các em càng thích học Luyện từ và câu
hơn. Không những thế, khi sự hiểu biết cũng như vốn từ của các em được
nâng lên đã giúp các em có cảm nhận tốt hơn trong học tập, khi đọc sách,
nhờ đó mà chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi ngày càng tiến bộ.
5) Giúp học sinh phát triển vốn từ qua việc đọc sách.
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách làm trí tuệ con người sâu
sắc và sáng sủa hơn. Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích cho tất cả mọi
người. Đối với học sinh Tiểu học thì việc đọc sách lại càng quan trọng, nó

21



bồi dưỡng cho tâm hồn các em tình yêu quê hương, làng xóm, thân thiện
với bạn bè,… Hơn thế nữa, việc đọc sách sẽ giúp các em phát triển ngôn
ngữ, phát triển vốn từ và phát triển kĩ năng viết.
Để học sinh có điều kiện đọc sách, cứ mười ngày tôi đến Thư viện
mượn và đổi sách một lần. Tôi chọn mượn những cuốn sách mà các em rất
thích đọc: “Cô tiên xanh”, sách Kim đồng, những cuốn sách ca ngợi các
tấm gương những người con hiếu thảo, ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ có
công với nước, …. Hàng tuần, nhắc các em lên thư viện đọc sách theo lịch
sắp xếp của nhân viên thư viện. Đến giờ Kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh kể
lại những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc có nội dung phù hợp với đề bài.
Nhờ đó mà nội dung các em kể rất phong phú, điều đáng nói là các em
mạnh dạn hơn khi đứng trước lớp để kể, lời nói mạch lạc, rõ ràng, không
còn rụt rè như em Đạt, Minh đức, Hoàng Thông, Hạ Vy, Nhớ, Hữu Tài,…
Đọc sách nhiều đã làm cho vốn từ của các em tăng lên đồng thời cũng
giúp các em phát triển tốt kĩ năng viết. Trong những tuần đầu của năm học
này, khi đọc bài làm văn của lớp, tôi không nghĩ đó là bài văn mà giống
như các em đang trả lời câu hỏi vậy. Nhưng đến thời điểm này thì lời văn
các em viết có vẻ “trưởng thành, chững chạc” hơn, có em còn biết lồng
cảm xúc của mình khi làm văn tả người, tả cảnh như: Mỹ Duyên, Ngọc
Giàu, Hoàng Thông, Minh Lợi,… Mặt khác, nhờ đọc sách mà thái độ, cách
ứng xử của các em đối với mọi người xung quanh cũng thân thiện, lịch sự
hơn.
6. Một số giải pháp hỗ trợ khác
Việc mở rộng vốn từ cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết, nó
giúp các em rất nhiều trong quá trình học tập. Ngoài những giải pháp vừa
trình bày ở trên, tôi còn kết hợp một số giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho giờ
học Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng học
môn Tiếng Việt.

22



Để phát huy tính tích cực cho học sinh mỗi trong giờ học, tôi thường
xuyên thay đổi các hình thức học tập như: cho các em học cá nhân; nhóm
đôi; nhóm lớn; thi đua cá nhân với cá nhân; nhóm với nhóm; tổ chức trò
chơi; …
Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp,
vì qua hoạt động giao tiếp giúp các em mạnh dạn hơn khi trao đổi với bạn
bè, thầy cô, giúp các em phát huy thêm vốn từ ngữ.
Các phân môn của môn Tiếng Việt trong cùng chủ điểm thường có nội
dung gắn bó chặt chẽ nhau. Học tốt phân môn Tập đọc, chính tả sẽ giúp
học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu. Học tốt phân môn Luyện từ và
câu sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn, phân môn Kể
chuyện. Do đó khi dạy các bài tập đọc, chính tả của chủ điểm nào thì tôi
yêu cầu các em tìm một số từ thể hiện phù hợp với nội dung của bài học đó.
Ví dụ: Ở chủ điểm “Con người với thiên nhiên” (Từ tuần 7 đến tuần 9), qua
bài “Kì diệu rừng xanh”, tôi yêu cầu các em tìm và nêu một số từ ngữ nói
về cảnh vật thiên nhiên. Các từ các em nêu được như sau: xanh tốt, huyền
bí, rậm rạp, rừng xanh, núi cao, …
Ở chủ điểm “Nhớ nguồn” (Từ tuần 25 đến tuần 27), qua bài tập đọc
“Nghĩa thầy trò”, tôi yêu cầu cả lớp tìm và nêu lên một vài từ thể hiện tinh
thần “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi học sinh. Các em rất hào hứng, nêu
lên rất nhiều từ như: Tôn trọng; kính trọng; lễ phép; ghi nhớ công ơn; khắc
ghi trong lòng, nhớ mãi công ơn thầy cô;…
-…
Mặc dù những từ các em tìm còn đơn giản, mộc mạc, chưa thể hiện rõ
những điều các em muốn trình bày, nhưng với cách làm đó đã kích thích
các em tích cực tìm và sáng tạo từ, kích thích tư duy phát triển. Với những
từ tự bản thân tìm được kết hợp những từ của các bạn đã góp phần làm giàu
thêm vốn từ cho mỗi học sinh. Khi vốn từ được nâng lên thì khả năng học


23


tập của các em cũng nhờ đó mà tiến bộ hơn nhất là phân môn Tập làm văn.
Còn khi kể chuyện thì lời kể rõ ràng, nội dung mạch lạc làm thu hút người
nghe hơn.

24


PHẦN III
KẾT QUẢ
Từ khi áp dụng những giải pháp trên vào việc dạy và học phân môn
Luyện từ và câu của lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy thái độ nhận thức
cũng như khả năng học tập của các em được nâng lên rất nhiều:
-Các em không còn xem Luyện từ và câu là phân môn khô khan, chán
ngắt, không còn ngán ngại khi học Luyện từ và câu. Mạnh dạn, tự tin hơn
khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Tích cực phát biểu hơn trong giờ học, khi
phát biểu thì lời nói trôi chảy, suôn sẻ, ý rõ ràng. Điều đó chứng tỏ rằng
vốn từ của các em đã được mở rộng, được các em tiếp thu, tích lũy và biết
chọn lọc để biến thành vốn kiến thức riêng cho mình.
Đáng kể nhất là sự tiến bộ ở phân môn Tập làm văn: Lời văn không
còn khô khan, diễn đạt ý rất rõ ràng, biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân
hóa để gây chú ý cho người đọc, người nghe. Tình trạng lặp từ đã được cải
thiện. Số lượng câu văn cũng tăng lên nhiều so với thời điểm đầu năm.
Để nắm được sự thay đổi về nhận thức cũng như sự tiến bộ trong học
tập của học sinh trong lớp, tôi đã theo dõi xuyên suốt trong cả quá trình
giảng dạy. Qua hai năm vận dụng những giải pháp trên, kết quả thu được
như sau:

Năm
học

Sĩ số

Thái độ học tập

Đầu năm

Tích
cực
2014- 26HS 15HS2015
57,7%
2015- 25HS 16HS2016

64%

Cuối HKI

Thụ
động
11HS42,3%
9HS-

Tích
cực
19HS73,1%
21HS-

Thụ

động
7 HS26,9%
4HS-

36%

84%

16%

Cuối HKII

Tích
cực
24HS92,3%

Thụ
động
2 HS7,7%

Tập
làm
văn

Tập
làm
văn

Cuối
HKI


Cuối
HKII

TB
TB trở
trở lên
lên
23HS- 25HS
88,5% 96,2%
21HS84%

25


×