Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề trắc nghiệm của sở GD và ĐT Tỉnh Thừa Thiên Huế - qua trinh hinh thanh cac dac diem thich nghi(có Đ/Á)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.54 KB, 5 trang )

Câu 1 Các nhân tó nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích
nghi ở cơ thể sinh vật:
A) Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
B) Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C) Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
D) Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo những
hướng khác nhau thích nghi với từng điều kiện sống nhất định
Đáp Án A
Câu 2 Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó:
A) Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay
đổi của những yếu tố môt trường
B) Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi của
cơ thể trước môi trường sinh thái
C) Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính chất đặc
trưng cho từng loài, từng nòi trong loài
D) Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Đáp Án A
Câu 3 Thích nghi kiểu hình là thích nghi trong đó:
A) Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay
đổi của những yếu tố môi trường
B) Hình thành các thường biến trong đời cá thể, bảo đảm sự thích nghi thụ
động của cơ thể trước môi trường sinh thái
C) Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc
trưng cho từng loài, từng nòi trong loài
D) Hình thành những đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sửcủa loài
dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Đáp Án B
Câu 4 Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường giúp
nó tránh được kẻ thù và tạo điều kiện thuận lợi cho việc săn mồi. Hình thức thích
nghi này được gọi là:


A) Màu sắc nguỵ trang
B) Thích nghi sinh thái
C) Thích nghi kiểu gen
D) Màu sắc tự vệ
Đáp Án B
Câu 5 Bọ que có thânvà các chi giống cái que, có đôi cánh giống lá cây nhờ đó
nguỵ trang tốt, không bị chim tiêu diệt. Hình thức thích nghi này được goi là
A) Thích nghi sinh thái
B) Thích nghi kiểu hình
C) Thích nghi kiểu gen
D) A và B đúng
Đáp Án C
Câu 6 Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật(thích nghi
kiểu gen) là kết quả của cả một quá trình.......(L; lịch sử; C: chọn lọc), chịu sự chi
phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình............(B: biến dị’ Đ: đột biến), qúa
trình.........(G: giao phối; L: cách li) và quá trình......(C: chọn lọc tự nhiên; T: tạo
thành loài mới)
A) L; Đ; G; C
B) C; B; L; T
C) L; B; L; T
D) C; Đ; G; C
Đáp Án A
Câu 7 Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá. Nhờ
màu sắc nguỵ trang này mà sâu khó bị chim phát hiện
A) Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan
niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình
chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên
B) Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố
quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá
trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên

C) Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố
quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá
trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loại dưới tác động của ngoại
cảnh
D) Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã quan niệm
của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc
những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loạidưới tác động của ngoại cảnh
Đáp Án B
Câu 8 Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá giúp
sâu khó bị chim phát hiệ. Đặc điểm thích nghi này được gọi là:
A) Màu sắc tự vệ
B) Màu sắc ngụy trang
C) Màu sắc báo hiệu
D) Tất cả đều đúng
Đáp Án B
Câu 9 Có những loài sâu bọ có màu sắc sặc sỡ, nổi bật trên nền môi trường,
thường thấy ở những loài có nọc độc. Đặc điểm thích nghi này được gọi là:
A) Màu sắc tự vệ
B) Màu sắc ngụy trang
C) Màu sắc báo hiệu
D) Tất cả đều đúng
Đáp Án C
Câu 10 Trong quá trình hình thành màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá, quá trình
đột biến và quá trình giao phối đã dẫn đến kết quả:
A) Chỉ có những cá thể có màu xanh lục mới có điều kiện tồn tại và phát
triển
B) Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại
C) Làm cho các cá thể trong quần thể loài sâu này không đồng nhất về màu
sắc
D) Tất cả đều đúng

Đáp Án C
Câu 11 Trong quá trình hình thành màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá, quá trình
chọn lọc tự nhiên đã dẫn đến kết quả:
A) Chỉ có những cá thể có màu xanh lục mới có điều kiện tồn tại và phát
triển
B) Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C) Làm cho các cá thể trong quần thể loài sâu này không đồng nhất về màu
sắc
D) A và B đúng
Đáp Án -D
Câu 12 Sự không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình của quần thể là kết quả
của:
A) Quá trình chọn lọc tự nhiên
B) Quá trình đột biến và giao phối
C) Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
D) Quá trình đột biến
Đáp Án B
Câu 13 Khả năng đề kháng của ruồi muỗi đối với DDT là do:
A) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp ruồi muỗi có khả
năng chống DDT phát sinh từ khi bắt đầu sử dụng DDT
B) Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp
ruồi muỗi có khả năng chống DDT đã phát sinh từ trước khi sử dụng DDT
C) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp ruồi muỗi có khả
năng chống DDT phát sinh sau khi bắt đầu sử dụng DDT một thời gian
D) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp ruồi muỗi có khả
năng chống DDT phát sinh khi sử dụng DDT với liều lượng lớn hơn so với qui định
Đáp Án B
Câu 14 Giả sử tính kháng DDT ở ruồi muỗi là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ
sung thì kiểu gen nào dưới đây giúp chúng có sức đề kháng cao nhất
A) AABBCCDD

B) abbccdd
C) AaBbCcD
D) aabbCCDD hoặc AABBccd
Đáp Án C
Câu 15 Khi ngừng xử lí DDT thì tỷ lệ ruồi muỗi dạng kháng ĐT trong quần thể
sẽ:
A) Giảm dần vì chúng sinh trưởng, phát triển chậm hơn dạng bình thường
trong môi trường không có DDT
B) Không thay đổi do chúng sinh trưởng, phát triển giống như dạng bình
thường trong môi trường không có DDT
C) Gia tăng vì chúng sinh trưởng, phát triển tốt hơn dạng bình thường trong
môi trường không có DDT
D) Gia tăng vì áp lực chọn lọc đã giảm
Đáp Án A
Câu 16 Trong việc sử dụng DDT để diệt rười muỗi, khi liều lượng DDT sử
dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến:
A) Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng
dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải
B) Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng
cao sẽ bị đào thải
C) Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém hơn
D) Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế
các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
Đáp Án C
Câu 17 Vì sao không dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao chúng ta
cũng không hy vọng tiêu diêt được toàn bộ sâu bọ cùng một lúc? VÌ sao phải dùng
các loại thuốc này với liều lượng thích hợp?
A) Quần thể không có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật
sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt do không có tiềm năng thích ứng

B) Quần thể có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ rất
khó bị tiêu diệt hàng loạt do có tiềm năng thích ứng
C) Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện cho việc xuất hiện
các đột biến mới giúp sâu bọ đều kháng thuốc tốt hơn với thuốc
D) Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện tiêu diệt loài cũ và
làm xuất hiện loài mới thích nghi cao hơn
Đáp Án B
Câu 18 Hiện tượng “quen thuốc” của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng
sinh xảy ra do:
A) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp chúng ta có khả
năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng phát sinh
B) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng
kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy
định
C) Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng
kháng thuốc phát sinh sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh một thời gian
D) Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp
chúng có khả năng kháng thuốc đã phát sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh
Đáp Án D
Câu 19 Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối do:
A) Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên(CLTN)
trong một hoàn cảnh nhất định. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có
thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn
B) Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định các đột biến và biến dị tổ hợp cũng
không ngừng phát sinh, CLTN vẫn không ngừng tác động làm xuất hiện các đặc
điểm thích nghi ở mức độ cao hơn
C) Đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi đặc điểm thích
nghi của kẻ thù
D) Tất cả đều đúng
Đáp Án -D

Câu 20 Để giải thích tại sao các đặ điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương
đối, lý do nào dưới đây là không đúng
A) Đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi đặc điểm thích
nghi của kẻ thù
B) Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên(CLTN)
trong một hoàn cảnh nhất định. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có
thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn
C) Do sự tác động của con người lên môi trường sống của sinh vật theo
hướng tích cực hay tiêu cực
D) Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định các đột biến và biến dị tổ hợp cũng
không ngừng phát sinh, CLTN vẫn không ngừng tác động làm xuất hiện các đặc
điểm thích nghi ở mức độ cao hơn
Đáp Án C
Câu 21 Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc
điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do
A) Áp lực của chọn lọc thường diễn ra theo hướng tăng dần trong điều kiện
tự nhiên
B) Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại
những dạng thích nghi nhất
C) Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều
kiện sống thay đổi
D) Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên
không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả
khi hoàn cảnh sống ổn định
Đáp Án D

×