Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thuyet minh phân bón lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.37 KB, 10 trang )

THUYẾT MINH HÀNG NĂM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1

I. Thông tin chung về đề tài
1

Tên đề tài

2 Mã số

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả quýt
PQ1 tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An.
3

Thời gian thực hiện: 5 tháng

4

- Của cả đề tài (từ 9/2013 đến tháng 1/2014)
- Của năm kế hoạch thứ:1
(Từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2014)
5 Kinh phí : 7,047 triệu đồng

Cấp quản lý
Nhà nước
Trung tâm

Bộ

Cơ sỏ
Tỉnh



Nguồn
Tổng số (triệu đồng)
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
- Từ nguồn tự có của cơ quan
455554444047
- Từ nguồn khác
Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình, nếu có)
6
Thuộc Dự án KH&CN (ghi rõ tên dự án KH&CN, nếu có)
Đề tài độc lập
7

Lĩnh vực khoa học

8

Tự nhiên;
Kỹ thuật (Công nghiệp, XD, GT, ...);
Chủ nhiệm đề tài

Nông, lâm, ngư nghiệp;
Y dược.

Họ và tên: Hà Thị Hồng
Năm sinh: 1985
Nam/Nữ: Nữ
Học hàm:
Năm được phong học hàm:
Học vị:

Năm đạt học vị:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Cơ quan: .................... Nhà riêng:............... Mobile:
Fax: 0383.811369 E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ
- Viện KHKT NN Bắc Trung Bộ.
Địa chỉ cơ quan: Khối Thí Nghiệm, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Địa chỉ nhà riêng: Khối Thí Nghiệm, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
9 Cơ quan chủ trì đề tài
1

Mẫu Thuyết minh này dùng cho đề tài nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm thuộc các lĩnh vực khoa
học đã nêu tại mục 7, trang 1 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in ra trên khổ giấy A4.

1


Tên cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Nghiên cứu CAQ và CCN Phủ Quỳ
Điện thoại: Fax:
E-mail:
Địa chỉ: Khối Thí Nghiệm, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: KS Võ Thị Tuyết
Số tài khoản:
Mở tại:
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ
II. NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI
10 Mục tiêu của đề tài
10.1 Mục tiêu tổng quát:
Nhằm nâng cao chất lượng của giống quýt PQ1 tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An.

10.2- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định loại phân bón lá thích hợp cho giống quýt PQ1 tại vùng Phủ Quỳ, tăng chất lượng
quả quýt PQ1.
11 Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
11.1. Tình trạng của đề tài:
Mới
Kế tiếp
11.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

* Phân bón lá
Phân bón lá là loại phân hoá học dạng bột hay nước chứa nhiều chất dinh dưỡng khi sử
dụng pha với nước phun trực tiếp lên lá cây hay thân cây.
Tác dụng của phân bón lá:
- Giúp cây sinh trưởng nhanh, đâm chồi đẻ nhánh, kích thích tăng trưởng phát triển, ra
đọt ra hoa kết trái.
- Phân bón lá còn giúp hạn chế tác hại của sâu bệnh, chống vàng lá do hạn hán cây không
hấp thụ được nước hay sương muối làm nấm lá.
- Cung cấp chất dinh dưỡng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây phân hóa nhiều cành, xanh
tốt tự nhiên.
- Tăng sức đề kháng với nhiều loại bệnh. Đặc biệt là bệnh chết ẻo.
- Tăng khả năng ra hoa, tăng tỉ lệ đậu quả.
- Giúp quả lớn nhanh, hạt to, chắc, mẩy, tăng chất lượng hạt.
- Ngoài ra cung cấp vi lượng, chất khoáng giúp cho vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh.
* Cơ chế và nguyên tắc sử dụng phân bón lá
Cấu trúc của lá gồm có lớp cutin, những tế khổng và chất sáp bên ngoài che phủ, lớp bì
mô có nhiều chất mộc, bán mộc, pectin được phối hợp với lực căng trên bề mặt lá. Do đó
trong phân bón lá người ta phải dùng chất có nhũ dầu, chất detergrent hoặc chất ướt để
giúp phân lỏng dính vào lá. Một cách đơn giản sự hấp thu phân vào lá là do sự chênh lệch
nồng độ dung dịch giữa chất phân ở bên ngoài lá và dung dịch ở bên trong lớp cutin của
bì mô lá, nhờ đó chất phân được thẩm thấu vào bên trong lá.

* Cách sử dụng phân bón lá
Nếu có điều kiện sự phân tích đất đai và lá cây để xác định tình trạng dinh dưỡng của đất
và cây trước khi áp dụng phân bón lá là điều cần thiết, sau đó cần chú trọng đến các yếu

2


tố sau đây:
- Loại hoa màu
- Chọn đúng loại phân và nồng độ chính xác
- Phun phân bón lá đúng lúc cho từng giai đoạn của cây
- Phun phân bón lá đúng chỗ và đồng đều
- Môi trường và khí hậu thuận lợi xịt phân bón lá, có ảnh sáng, không gió, không
mưa, nhiệt độ trung bình và ẩm độ đất thiếu (khí hậu khô) để sự hấp thu phân vào
lá và chuyển vị trong cây được hữu hiệu
Phân bón lá, theo lý thuyết là loại phân lý tưởng, trong ngành nông nghiệp vì độ hiệu
quả cao nhất, nhưng đòi hỏi người dùng phải có sự hiểu biêt tối thiểu để thu được lợi tức
cao nhất. Cần nên nhớ ràng phân bón lá chỉ có thể làm thỏa mãn một phần các chất dinh
dưỡng của cây và không thể thay thế nhu cầu về các chất này được. Vì vậy phân bón lá
chỉ có thể làm quân bình chất dinh dưỡng của cây, chữa trị được vài vấn đề về bệnh lý
của cây, chống chịu thời tiết bất thường như hạn hán, giúp cây đơm bông kết trái, hạt mỹ
mãn hoặc sớm muộn theo ý muốn, giúp cho hệ thống rễ hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn và
cải thiện năng suất cùng chất lượng.
Các loại phân bón bón lá đa số đều có hàm lượng đạm, lân thấp, hàm lượng kali và các
nguyên tố vi lượng tương đối cao tùy từng loại phân.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón lá nói chung cũng như việc sử dụng
phân bón lá trên cam quýt và nhu cầu dinh dưỡng của cam quýt nói riêng như sau:
Ngoài nước:
Cây ăn quả có múi là một trong những loại cây được chú trọng nghiên cứu và phát
triển bởi đây là loài cây ăn quả được nhiều người trên thế giới ưa dùng, có tính hàng hoá

và hiệu quả kinh tế cao.
Những nước đã đạt nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học cũng như phát triển cây có
múi, diện tích lớn và hiệu quả cao như: Mỹ, Brazin, Trung quốc, Thái lan, Pháp, Tây ban
nha... đã có nhiều bộ giống tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Cam quýt muốn sinh trưởng phát triển tốt cần được trồng trên đất giàu mùn, tơi xốp,
thoáng khí, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Theo các nhà nghiên cứu Reitz H.J, Naude C.J (1954) cây cam quýt cần 12 nguyên tố
dinh dưỡng khoáng quan trọng là.N, P, K, Ca, Mg, Cu, S, B, Zn, Mo, Fe, Mn. Theo
nghiên cứu của Anonymous (1958) nhận định rằng hàm lượng đạm và Kali tăng dần từ
khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả đến lúc quả chín, còn Lân trong quả tăng dần từ khi bắt
đầu hình thành quả đến khi quả trưởng thành. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng
nguyên tố Kali có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả, đặc biệt hiện tượng
thiếu Kali quả cam quýt có kích thước nhỏ, cây phát triển kém, dễ nhiễm bệnh chảy
gôm. Chính vì vậy ở bang Florida mỹ người ta bón cho mỗi cây cam quýt 1600g
K2O/năm. Khi cây trưởng thành ở Angiêri để cho năng suất cam đạt 20 tấn /ha thường
bón 140-150 kg K2O/ha, Tây Ban Nha bón 300-500 kg K2O/ha, Nhật Bản bón 150 kg

3


K2O/ha, thiếu phân Kali không những làm giảm năng xuất mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng quả. Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, bón đủ Kali cho cam quýt có
làm giảm vitamin C chút ít nhưng làm tăng hàm lượng đường trong quả. Chính vì vậy để
tăng năng suất, chất lượng cam quýt thì việc bổ sung đầy đủ cân đối dinh dưỡng là hết
sức cần thiết. Trước tình hình hiện nay việc sản xuất cam quýt đang đối mặt với nhiều
khó khăn, do đất đai ngày càng nghèo nàn và cạn kiệt về dinh dưỡng, đất bị xói mòn rửa
trôi, chua hoá, dẫn đến hiện tượng thoái hoá đất.
Ngoài các loại phân khoáng đa lượng, phân hữu cơ, cây cam quýt còn cần các nguyên
tố khoáng vi lượng như Cu,Bo,Mn, Zn….các nguyên tố này có vai trò quan trọng trong

quá trình trao đổi chất của cây như quá trình ôxy hoá khử, trong đó Bo có vai trò quan
trọng trong phân chia tế bào, kích thích ra hoa đậu quả, hạn chế rụng quả sinh lý, làm tăng
năng suất, làm tăng sức đề kháng cho cây. Nếu thiếu hoặc thừa đều có tác dụng xấu đến
cây trồng. Thiếu Cu lá bị biến dạng, mép lá quăn lại và có màu vàng nhạt, theo nghiên
cứu của Reuther (1957) cho rằng thiếu Fe lá cam quýt bị mất màu làm giảm năng suất
thậm chí mất trắng, thiếu Bo cây còi cọc lá chuyển sang màu nâu, thịt lá xốp, đặc biệt dễ
mắc bệnh chảy gôm, thiếu Mn, Zn lá cây bị bệnh vàng ngọn làm cho năng suất chất
lượng kém. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, cần
phải có những giải pháp tìm ra giống chống chịu sâu bệnh, biện pháp kỹ thuật thâm canh
thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cam quýt để có những kết luận chính xác
cho từng vùng, từng loại đất thích hợp là rất cần thiết.
Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn,
bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là
giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp
thời cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng,
chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung
và cây có múi nói riêng ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản vv.. Phân bón
lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng có tác dụng làm tăng khả
năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời
kỳ thích hợp.
Trong nước:
Theo kết nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Văn Chương các chế phẩm phân bón lá có
tác dụng duy trì quả trên cây cam tốt, khắc phục được hiện tượng rụng quả sinh lý do
thiếu hụt dinh dưỡng, làm tăng số quả trên cây do đó làm tăng năng xuất và phẩm chất
cây cam. Các chế phẩm đều tăng năng xuất hơn so với đối chứng từ 146,0 -174,9%, trong
đó phun Grow more cho hiệu quả hơn cả, tăng so với đối chứng 146,5% ở cam Đường
Canh và 147,9% ở cam Xã Đoài.

4



Phun các phân bón và các chế phẩm điều hoà sinh trưởng làm tăng độ Brix, VTMC,
đường khử và đường tổng số, nhưng các chỉ tiêu khác như trọng lượng chất khô và axit
hữu cơ là không có sự khác biệt rõ nét.
Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả
năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004 cho thấy bón 800g N: 400g
P2O5 : 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho năng suất cao nhất. Các
biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng đậu quả cũng như năng suất nhưng
chưa rõ
Những năm gần đây phân bón lá như Pomior, Kivica sản xuất ở trong nước cũng đã
được sử dụng khá phổ biến trên cam, bưởi đưa lại hiệu quả tăng năng suất, chất lượng rõ
rệt (Nguyễn Mạnh Khải - ĐH Nông nghiệp Hà Nội)
Nhìn chung hướng nghiên cứu là tìm ra loại phân, công thức bón và thời gian bón
thích hợp cho năng suất, chất lượng cao nhất, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới vệ sinh an toàn sản phẩm.
Theo Nguyễn Quang Phổ và Hoàng Văn Sơn: Kali tổng số và dễ tiêu trên đất bazan
Phủ Quỳ ở mức nghèo đến rất nghèo. Kali dễ tiêu trung bình ở độ sâu 0 - 110 cm là 0,47
mg/100g đất. Kali tổng số trung bình ở độ sâu 0 - 110 cm 5,52%. Ca 2+ và Mg 2+ từ mức
thiếu đến trung bình. Ca 2+ ở độ sâu từ 0 - 110 cm trung bình là 1,16 %, Mg 2+ ở độ sâu
từ 0 - 110 cm trung bình là 0,43%. Theo Nguyễn Văn Hoàn và Hoàng Văn Sơn, kết quả
phân tích đất cho thấy hàm lượng các nguyên tố vi lượng Mo, Cu, Zn, Mn trong đất như
sau: Hàm lượng Mo trong đất ở mức nghèo, hàm lượng Cu trong đất ở mức trung bình,
hàm lượng Zn trong đất ở mức trung bình đến khá, hàm lượng mn di động trong đất ở
mức trung bình ở đất trồng cam . Vì vậy việc bổ sung kaly và các nguyên tố trung vi
lượng cho cam quýt đặc biệt là qua phân bón lá trên đất bazan Phủ Quỳ là một việc làm
cần thiết.
11.3. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã nêu trong
phần tổng quan
1. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam (nhà xuất bản Nông nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh 19990

2. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, (Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt
Nam) tạp chí Nông nghiệp và PTNT năm2005.
3. Nguyễn Minh Châu; Sử dụng nhân bản cho cây có múi (Viện cây ăn quả Miền Nam
1997)
4- Phạm Văn Chương, 2005 Nghiên cứu sử dụng một số biện pháp sinh học nhằm nâng
cao tỷ lệ đậu quả và năng suất cây cam, cây nhãn ở Miền Bắc Việt Nam.
5. Trương Thục Hiền: Nguyên tắc quản lý nước và đất trong vườn cam quýt, sổ tay thí
nghiệm Nông nghiệp Đài Loan 2002
6. Vũ Mạnh Hải 1990: Tiềm năng phát triển cây cam quýt ở vùng Phủ Quỳ. Luận văn

5


phó tiến sỹ nông nghiệp Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội
7. Nguyễn Quang Phổ, Hoàng Văn Sơn, 2008. Đất đỏ bazan Phủ Quỳ - Tổng quan về
hiện trạng tự nhiên và lý hóa tính đất trên vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu
năm.
8. Nguyễn Văn Hoàn và Hoàng Văn Sơn, 2008. Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng
chủ yếu ở các công thức luân canh cây trồng lâu năm trên đất bazan Phủ Quỳ.
9. Zouravlop 1970: dinh dưỡng khoáng cho cam quýt, tài liệu giảng của chuyên gia Liên

10. TK.Bose and SK Mitra- ” Fruit: tropical and subtropical – Publíshed by Naya
Prokash 2006 Bidhan Sarani – Calcutta 700006 India.”1990
11.4. Phân tích, đánh giá cụ thể những vấn đề KH &CN còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm,
công nghệ nghiên cứu trong nước và các yếu tố, các nội dung cần đặt ra nghiên cứu, giải
quyết ở đề tài này (nêu rõ, nếu thành công thì đạt được những vần đề gì)

Giống quýt PQ1 còn có một số nhược điểm chưa được đề cập nghiên cứu giải quyết: đó
là số hạt còn nhiều, màu sắc quả chưa đẹp, độ ngọt chưa cao. Để phát triển giống quýt
PQ1 ra sản xuất trên diện lớn, các vấn đề tồn tại trên đây cần phải được giải quyết.


12 Cách tiếp cận
+ Tiếp cận kế thừa:
- Thông tin thứ cấp bằng tham khảo tài liệu về điều kiện tự nhiên, đất đai, các kinh nghiệm
và kết quả nghiên cứu của từng vùng để lựa chọn nội dung, giải pháp nghiên cứu phù hợp;
- Tiếp cận nguồn vật liệu trong nước, khảo sát vùng triển khai.
- Tiếp cận với giả thuyết nêu ra bằng phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu và các mô hình đã có sẵn tước đây.
+ Tiếp cận vùng:
-Với lý thuyết quản lý dinh dưỡng và quản lý tổng hợp cây trồng.
- Nghiên cứu ô thửa chính qui tại các tiểu vùng.
- Nghiên cứu các thí nghiệm ô lớn.
+Tiếp cận hệ thống:
-Giả thuyết nêu ra bằng các phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm.
- Lấy hiệu quả tổng hợp để đánh giá về hiệu quả kinh tế.
13

Nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm

1- Khảo nghiệm một số loại phân bón lá ảnh hưởng đến chất lượng quả quýt PQ1.

6


14. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
14.1 Phương pháp nghiên cứu
- Các công thức thí nghiệm
+ Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số loại phân bón lá ảnh hưởng đến chất lượng quả quýt PQ1
- Công thức 1: Không phun
- Công thức 2: Phun Kaly clorua 2 lần vào tháng 10 và tháng 11 nồng độ 0,5 %

- Công thức 3: Phun phân bón lá ba lá xanh
- Công thức 4: Phun phân bón lá Vinagrren
- Công thức 5: Phun phân bón lá YoGen 16
- Công thức 6: Phun phân bón lá Siêu Kali
Quy mô: 5 Cây/LN x 3LN x 6 CT = 90 Cây.
- Các loại phân bón lá sử dụng
1. Phân bón lá Ba lá xanh
- Thành phần: : N: 6%, P2O5: 30%, K2O: 30%, Fe: 0,15%, Cu: 0,05%,, Zn: 0,05%, B: 0,02%,
Mo: 0,0005%, Mn: 0,15%.. Nồng độ phun: 0,13%.
2. Phân bón lá Vinagreen
- Thành phần: N: 1,9%, K2O: 25,6%, Bo: 2,9% và chất phụ gia đặc biệt. Nồng độ phun: 0,13%.
Nồng độ phun: 0,1%.
3. Phân bón lá Yogen 16
- Thành phần: N: 7%, P2O5: 5%, K2O: 44%, Ca, Mg, S: 1,5%. Ngoài ra còn có vi lượng: Mn,
B, Cu, Zn, Mo. Nồng độ phun: 0,13%
4. Phân phân bón lá Siêu kali
- Thành phần: N: 2%, P2O5: 2%, K2O: 47,5%, Ca: 200 ppm, Mg: 300ppm, B: 500 ppm, Cu:
200ppm, Zn: 300 ppm, Fe: 100ppm,Mn: 50ppm, NAA: 200ppm, GA3: 50ppm.
Nồng độ phun: 0,13%.
- Phương pháp thực hiện
+ Phun định kỳ 7- 10 ngày/lần
+ Số lần phun theo hướng dẫn trên bao bì
- Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.
Mỗi ô thí nghiệm bố trí 5 cây.
- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Các chỉ tiêu lý tính quả: Trọng lượng, chiều cao quả, chiều rộng quả, số múi, số lượng hạt/quả, trọng
lượng hạt/quả, trọng lượng vỏ và hạt, tỷ lệ sử dụng, độ dày vỏ, độ rỗng trục quả, màu sắc vỏ quả khi chín.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa quả: Hàm lượng axit tổng số, vitamin C, độ Brix, hàm lượng nước.
+ Phân loại quả:


Tỷ lệ quả loại 1: Trọng lượng ≥ 160 gam/quả
Tỷ lệ quả loại 2: Trọng lượng ≥ 120 - 159 gam/quả
Tỷ lệ quả loại 3: Trọng lượng < 120 gam/qu

+ Theo dõi năng suất thực thu
+ Hiệu quả kinh tế = Tổng giá trị - chi phí đầu tư
- Phương pháp xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học.
- Số liệu được tính toán và xử lý theo chương trình IRRISTAT và Excel

7


15

Hợp tác quốc tế

Đã
hợp tác

Tên đối tác
(Người và tổ chức
khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác
(Ghi rõ nội dung, lý do, hình thức hợp tác,
kết quả thực hiện hỗ trợ cho đề tài này)

Dự kiến
hợp tác


Tên đối tác
(Người và tổ chức
khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác
(Ghi rõ nội dung cần hợp tác; lý do hợp tác; hình thức thực
hiện; dự kiến kết quả hợp tác đáp ứng yêu cầu của đề tài)

16

Tiến độ thực hiện (phù hợp với những nội dung đã nêu tại mục 13)
Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện
(các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm
phải đạt

2

3

1
1

Thời
gian (bắt
đầu,
kết thúc)


Người,
cơ quan
thực hiện

4

5

Khảo nghiệm một số loại phân bón Xác định được loại phân 9/2013lá ảnh hưởng đến chất lượng quả bón lá thích hợp cho giống 4/2014
quýt PQ1
quýt PQ1.

III. Dự kiến Kết quả của đề tài
17

Dạng kết quả dự kiến của đề tài
Dạng kết quả I
Mẫu (model, maket)

Dạng kết quả II
Nguyên lý
ứng dụng

Sản phẩm (có thể trở thành
hàng hoá, để thương mại hoá)

Dạng kết quả III
Sơ đồ, bản đồ


Dạng kết quả IV
Bài báo

Phương pháp

Số liệu, Cơ sở
dữ liệu

Sách chuyên
khảo

Vật liệu

Tiêu chuẩn

Báo cáo phân
tích

Kết quả tham gia
đào tạo sau đại học

Thiết bị, máy móc

Quy phạm

Tài liệu dự báo
(phương pháp, quy
trình, mô hình,...)

Sản phẩm đăng

ký bảo hộ sở hữu trí
tuệ

Dây chuyền công nghệ

Phần mềm
máy tính

Giống cây trồng

Bản vẽ thiết
kế

Giống vật nuôi

Đề án, qui
hoạch
Luận chứng
kinh tế -kỹ thuật.

Quy trình
công nghệ

Khác
Khác
Khác
Khác
18
Yêu cầu chất lượng và số lượng về kết quả, sản phẩm KH &CN dự kiến tạo ra


8


18.1

Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm dự kiến tạo ra
(dạng kết quả I)
Mức chất lượng
Đơn vị đo
Tên sản phẩm cụ thể và
Mẫu tương tự
(theo các tiêu
Cần đạt
chỉ tiêu chất lượng chủ
chuẩn mới
yếu của sản phẩm
nhất)
Trong Thế
nước
giới

Độ brix
VitaminC
Màu sắc quả
18.2

1
1

%

mg/100g
màu

Dự kiến
số lượng,
quy mô
sản phẩm
tạo ra

>10,5
>38
vàng xanh

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả II, III)
Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được

Ghi chú

2

3

4

- Báo cáo phân tích.

1 báo cáo, Số liệu trung thực đầy đủ, phản
ánh khách quan kết quả nghiên cứu,


- Bổ sung quy trình thâm
canh quýt PQ1 tại Trung tâm
1 quy trình, Đáp ứng quy trình sản xuất tại
trung tâm
18.3

Dự kiến công bố kết quả tạo ra (dạng kết quả IV)
Tên sản phẩm

Tạp chí, Nhà xuất bản

Ghi chú

1
2
3
4
18.4. Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật của các sản phẩm, công nghệ nghiên cứu,
đặc biệt là của sản phẩm, công nghệ chủ yếu dự kiến tạo ra của đề tài so với các sản phẩm
tương tự trong và ngoài nước; so sánh với các phương án nhập công nghệ hoặc mua sản
phẩm tương tự để đánh giá hiệu quả của đề tài
Sản phẩm của đề tài là làm tăng năng suất, chất lượng của giống quýt PQ1 từ đó làm tăng
giá bán, tăng thu nhập trên đơn vị dịên tích và mở rộng sản xuất.
19 Khả năng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
19.1. Khả năng về thị trường (nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu của
khách hàng cụ thể nếu có; khi nào có thể đa sản phẩm của đề tài ra thị trờng?);

Hiện nay nhu cầu vế sản phẩm cây ăn quả nói chung, cam quýt nói riêng phục vụ tiêu
dùng ở dịp tết hàng năm là rất lớn. Nhưng ở thời gian này các loài quả trong nước còn rất

ít không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, phần lớn phải nhập từ nước ngoài mà chủ yếu
là từ Trung Quốc vì vậy sản phẩm của đề tài ghóp phần nâng cao chất lượng quýt PQ1.
19.2. Khả năng về kinh tế (khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng của sản phẩm)

Giống quýt PQ1 có chất lượng chưa cao. Trên thị trường sức cạnh tranh còn kém. Vì

9


vậy sản phẩm của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng quả quýt, từ đó nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường.
19.3. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ngay trong quá trình nghiên cứu
19.4. Mô tả phương thức chuyển giao
Phương thức chuyển giao:
- Áp dụng vào sản xuất tại trung tâm
- Tập huấn chuyển giao cho các hộ nông dân để áp dụng vào sản xuất.,
20 Các lợi ích mang lại và các tác động của kết quả nghiên cứu
20.1. Đối với lĩnh vực KH &CN có liên quan

Bổ sung vào quy trình sản xuất cho trung tâm
20.2. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Trung tâm
- Hộ nông dân
20.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trờng

Đơn vị :1.000 đồng

10




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×