Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.84 KB, 19 trang )

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

Tiểu luận Luật cạnh tranh
Đề tài

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH
VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC
TIỄN TẠI VIỆT NAM

TP.HCM, ngày 27 tháng 09 năm 2015
Page 1


Mục lục

Chữ viết tắt:

LCT
LSHTT
DN
KH-CN

: Luật cạnh tranh 2004
: Luật sở hữu trí tuệ 2005
: Doanh nghiệp
: Khoa học và công nghệ



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương
mại và buôn bán trên thế giới ngày càng có nhiều tiến bộ cả về chiều rộng và chiều
sâu.Điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng ngày càng có nhiều chủ thể sản xuất, kinh
doanh tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi một chủ thể sản xuất, kinh doanh
sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mà mình sản xuất.Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích
của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh
lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững thì việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh trong thời gian qua nhưng hệ thống này vẫn tỏ ra còn nhiều bất
cập.Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ nằm tản
mạn ở các văn bản khác nhau, do đó gây khó khăn cho công tác thực thi và bảo hộ. Chính
vì vậy, để ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến sở hữu trí tuệ, cần phải xây dựng pháp luật phù hợp với thực tiễn Việt Nam và
tương thích với các quy định quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý có hiệu quả
các hành vi này.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này , em đã chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực tiễn tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu
một số vấn đề lý luận và thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí
tuệ, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động ngăn
chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này.

Page 2


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
I.


Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo
nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.
Đặc trưng của cạnh tranh:
‐ Phải tồn tại những thị trường
‐ Với sự tham gia của hai hoặc nhiều người cung cấp hoặc có nhu cầu
‐ Những người này có ít nhất một số mục đích đối kháng, sự đạt được mục đích
của người này chỉ có thể so sánh với sự chưa thành công hoặc thất bại của
người kia và ngược lại.
1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”
(Theo Điều 3, khoản 4 LCT 2004)

Quyền sở hữu trí tuệ
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” (Theo Điều 4, khoản 1 LSHTT
2005)
1.4. Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

là hành vi có những đặc điểm sau đây: do doanh nghiệp tiến hành trong quá
trình kinh doanh; trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh;
liên quan đến sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác
hoặc người tiêu dùng.
1.3.

2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo quy định của LCT năm 2004 và LSHTT năm 2005, hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
‐ Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn;
Trang 3


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
‐ Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều

ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu sử dụng nhãn hiệu đó;
‐ Hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp.
2.1.

Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại
hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh,
khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn
hàng hoá (khoản 2 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; và Sử dụng chỉ dẫn

thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số
lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng
hoá, dịch vụ;
LCT quy định về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn tại Điều 39 và Điều 40 và
LSHTT quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn tại
Điều 130.
Sử dụng chỉ dẫn vi phạm sẽ gây nhầm lẫn về chủ thể cung ứng hàng hoá, dịch
vụ sẽ làm người mua hiểu lầm rằng hàng hoá, dịch vụ vi phạm cũng có giá trị,
chất lượng cũng như hàng hoá, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại hợp pháp
hoặc giữa bên vi phạm và bên doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại hợp
pháp đó có liên hệ với nhau. Như vậy, bên vi phạm đã chiếm đoạt một cách bất
hợp pháp một dạng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khác. Đồng thời lợi dụng
uy tín, lợi thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để tranh giành khách hàng,
gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, trung thực.
Bên cạnh đó, ngoài việc làm cho doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại
hợp pháp bị thiệt hại do mất khách hàng mà còn ảnh hưởng đến giá trị sử dụng
của chỉ dẫn thương mại mà doanh nghiệp đó đang sử dụng. Do một chỉ dẫn
thương mại phải trãi qua quá trình sử dụng, đầu tư quảng bá lâu dài, xây dựng
thương hiệu, … mới tạo ra giá trị phân biệt, khiến người tiêu dùng nhìn vào đó
có thể nhận biết được nguồn cung ứng hàng hoá, dịch vụ mà họ tin tưởng.

2.2.

Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
Trang 4


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ


hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng
là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu
nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 130 LSHTT, hành vi sử dụng nhãn
hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng
nhãn hiệu đó bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thoả mãn đầy
đủ các điều kiện sau đây: Nhãn hiệu được sử dụng được bảo hộ theo điều ước
quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên; Điều ước quốc tế có quy định cấm
người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu; Người
sử dụng nhãn hiệu là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu;
Việc sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý
do chính đáng.
Quy định này điều chỉnh quan hệ chủ sở hữu nhãn hiệu là doanh nghiệp nước
ngoài và nhà phân phối, nhập khẩu, đại lý bán hàng của chủ sở hữu ở Việt
Nam. Quy định này ngăn cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đại
lý, đại diện bán hàng thông qua việc khai thác tài sản trí tuệ của chủ sở hữu là
doanh nghiệp nước ngoài. Do cơ chế bảo hộ giới hạn trong phạm vi quốc gia,
các nhãn hiệu được đăng ký tại quốc gia khác không được bảo hộ tại Việt
Nam.
Vì vậy, khi nhãn hiệu bị xâm phạm, không thể sử dụng cơ chế bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ mà phải xem xét dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh. Trừ đối
với các nhãn hiệu nước ngoài đã được đăng ký quốc tế trong đó có chỉ định
Việt Nam theo thoả ước Madrid hoặc trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được bảo
vệ đương nhiên. Đối với các trường hợp đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
công nhận áp dụng chế độ bảo hộ mà không đòi hỏi chủ sở hữu nước ngoài
phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Điều ước quốc tế mà quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 đề cập đến chính là
Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp. Cụ thể, Điều 6septies Công

ước Paris quy định về việc đăng ký nhãn hiệu dưới tên của người đại diện hoặc
đại lý mà không được chủ nhãn hiệu cho phép, theo đó:
(1) Nếu đại lý hoặc người đại diện của người là chủ nhãn hiệu tại một trong số
các nước thành viên của Công ước vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính
mình tại một hoặc nhiều nước thành viên của Công ước, mà không được sự
Trang 5


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

cho phép của người chủ đó thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký
hoặc đề nghị huỷ bỏ việc đăng ký đó, hoặc, nếu luật quốc gia cho phép, chuyển
việc đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện biện hộ
được cho hành động của mình.
(2) Người chủ nhãn hiệu, theo các quy định tại khoản (1) nêu trên, có quyền
phản đối việc đại lý hoặc người đại diện sử dụng nhãn hiệu của mình nếu
không cho phép việc sử dụng đó.
(3) Luật quốc gia có thể quy định một thời hạn hợp lý mà theo đó chủ nhãn
hiệu có thể thực hiện quyền đã được quy định tại Điều này.
2.3.

Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của
người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm
mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Tên miền không phải là một đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng ký, sử
dụng tên miền trùng với tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ mà họ là chủ
sở hữu, hoặc trùng với chỉ dẫn địa lý mà họ có quyền sử dụng hợp pháp.

Hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, trừ
tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông, thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a. Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ và được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào
hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang
thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và làm thiệt
hại đến uy tín hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại
hoặc chỉ dẫn địa lý đó;
b. Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có
chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có
uy tín, danh tiếng tại Việt Nam nhưng trên một năm tên miền đó chưa đưa
vào sử dụng cho hoạt động cụ thể và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân
Trang 6


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời
hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ đó đăng ký tên miền.
Theo quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại điểm d khoản 1 Điều
130 Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh một đối tượng tài sản trí tuệ mới xuất hiện
trong đời sống kinh tế xã hội cùng với sự phát triển của mạng internet, đó là
tên miền.
Mặc dù Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn đã có nhiều quy
định điều chỉnh về tên miền, hiện nay trong hệ thống pháp luật không có một

định nghĩa pháp lý chính thức về tên miền. Hiểu một cách đơn giản, tên miền
là một chuỗi các ký tự liên tục được trình bày theo một số hình thức, giới hạn
nhất định (bao gồm cả giới hạn về ký tự) nhằm thay thế, đại diện cho địa chỉ số
(IP) giúp cho người sử dụng có thể truy cập, khai thác một tài nguyên internet
nhất định. Nói như vậy cũng có nghĩa là không cần đến tên miền, vẫn có thể
truy cập vào một website, một cơ sở dữ liệu nhất định thông qua địa chỉ số IP
với hình thức là một dãy số liên tục. Tuy nhiên, cách sử dụng tên miền sẽ dễ
nhớ hơn đối với người sử dụng, đồng thời có thể khai thác linh hoạt và hiệu
quả hơn rất nhiều.Để sử dụng thuận tiện, chủ của tài nguyên internet thường sử
dụng chính tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng trong thực tế làm tên miền.Thông
thường, có thể hình dung một cá nhân lập trang thông tin điện tử giới thiệu về
bản thân mình, người đó có xu hướng sử dụng chính tên mình đặt làm domain
cho website. Xu hướng này sẽ càng rõ hơn trong thương mại điện tử, các
doanh nghiệp sử dụng tên miền phù hợp với tên thương mại, nhãn hiệu có sẵn
để tăng cường quảng bá, tiếp thị cho hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh
doanh của họ.
Tuy nhiên, việc đăng ký và sử dụng tên miền trong môi trường mạng được
thực hiện thông qua những trình tự, thủ tục nhất định tại một số tổ chức quản
lý tên miền (thực chất là quản lý các máy chủ cung cấp tài nguyên internet),
độc lập với trình tự, thủ tục đăng ký tài sản trí tuệ. Các tổ chức này thường cấp
phát tên miền trên nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước, do đó sẽ phát sinh
trường hợp tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của
doanh nghiệp bị người khác đăng ký và sử dụng.
Những năm gần đây, việc đăng ký tên miền liên quan đến hoạt động kinh
doanh để bán lại đã trở nên phổ biến, do đó các cơ quan quản lý tên miền đã
Trang 7


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ


đặt ra một số quy chế giải quyết tranh chấp tên miền, theo đó cho phép người
có quyền hợp pháp về nhãn hiệu, tên thương mại có thể khiếu nại để đòi lại
quyền sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự với tài sản trí tuệ của mình.
Ví dụ: Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim hiện chỉ sử dụng tên miền là
www.nguyenkim.com song trên mạng lại có đến 13 trang web nhái thương
hiệu Nguyễn Kim như nguyenkim.info, nguyenkim.net.vn...
Theo phản ánh của siêu thị Nguyễn Kim, việc dùng tên miền gần giống với tên
miền của siêu thị Nguyễn Kim đã làm mất uy tín của siêu thị vì suốt ngày bị
người tiêu dùng khiếu nại do bán hàng rởm, quảng cáo hay và không thực hiện
các dịch vụ hậu mãi với người mua hàng. Theo phản ánh của DN, do các cơ
quan chức năng của nhà nước trong lĩnh vực này chưa kiểm tra, xử phạt đến
nơi đến chốn, trong khi DN bị xâm hại thì không đủ khả năng để đấu tranh,
cho nên tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa, dịch vụ ngày
càng phức tạp và khó khăn trong khâu đòi bản quyền.
3. Vai trò của luật cạnh tranh trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc về SHTT, các quy định về
cạnh tranh không lành mạnh sẽ và phải đóng vai trò bổ sung cho các quy định
về SHTT, nhưng dựa trên các cơ sở pháp lý độc lập, để bảo vệ hiệu quả hơn
các chủ thể trong nền kinh tế trong trường hợp các chủ thể không thể viện dẫn
các quy định về SHTT để bảo vệ mình hoặc ngay cả khi họ có thể áp dụng các
quy định về SHTT song song với các quy định về cạnh tranh không lành
mạnh. Điều này hoàn toàn hợp hợp lý bởi ngay từ khi Luật cạnh tranh ra đời,
các nhà làm luật đã mong muốn dùng luật cạnh tranh như là một công cụ để
lấp các lỗ trống mà các luật chuyên ngành khác không điều chỉnh nhằm đảm
bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.
Trong lĩnh vực SHCN, pháp luật cạnh tranh thể hiện những mặt tích cực sau
đây:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
liên quan tới quyền SHCN khá rõ ràng về các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, đạt độ tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.
Thứ hai, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền
SHCN đã chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích các nhà kinh doanh đầu tư
vào khoa học – công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh
Trang 8


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN đã tích
cực bảo vệ môi trường cạnh tranh không lành mạnh, chống lại sự lạm dụng
quyền SHCN
Vậy trường hợp một cá nhân lợi dụng danh tiếng của một nhãn hiệu (của người
khác) đã được bảo hộ, sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu này để truyền tải
các thông tin cá nhân chứ không nhằm mục đích kinh doanh có được coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Nếu chỉ dựa vào quy định của
Điều 130 LSHTT, câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, nếu xem xét chủ thể thực
hiện hành vi và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi này, chúng ta
không thể cho đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vì: chủ thể tiến
hành hành vi không phải là một chủ thể kinh doanh và chủ thể thực hiện hành
vi không nhằm mục đích cản trở cạnh tranh lành mạnh, không nhằm mục đích
gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hay người tiêu dùng sản phẩm gắn nhãn
hiệu.
II.

Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam
Hiện nay, tình trạng sao chép bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa,
dịch vụ rất phổ biến, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.Chưa

kể, khi bị sao chép nhãn hiệu, kiểu dáng, lô-gô, việc đấu tranh để đòi lại quyền
lợi của các DN cũng hết sức nan giải…
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, trong hai năm 20132014, lực lượng thanh tra toàn quốc của ngành đã xử lý 32.474 vụ việc liên
quan đến hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm bản quyền đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… tổng số tiền phạt lên tới 139 tỷ đồng; tiêu
hủy hàng triệu sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn
hiệu vỏ hộp, tem nhãn…Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ KH-CN cũng đã
phát hiện 41 đối tượng vi phạm sở hữu công nghiệp, xử phạt 20 cơ sở, tổng số
tiền phạt là 581,5 triệu đồng.
Một vài vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT

Ví dụ về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn: sử dụng biển
hiệu “Trung Nguyên”.
Xí nghiệp Trung Nguyên hoạt động kinh doanh với ngành nghề chế biến cà
phê bột (đăng ký kinh doanh năm 1996). Xí nghiệp này sử dụng rộng rãi biển

1.

Trang 9


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

hiệu: “Trung Nguyên – cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trong hoạt
động kinh doanh. Biển hiệu này được sử dụng tại các quán cà phê tại những
địa điểm cung ứng cà phê của Trung Nguyên. Biển hiệu của Xí nghiệp Trung
Nguyên có những đặc điểm chính như sau (theo bố cục của biển hiệu từ trên
xuống):
• Dòng chữ“cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng;
• Dòng chữ “Trung Nguyên” ở giữa màu trắng;

• Dòng chữ “mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” được thể hiện theo
đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng)
• Góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên;
• Góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.
Cơ sở cà phê Mê Hy Cô hoạt động kinh doanh từ năm 1999 có cùng ngành
nghề chế biến cà phê với xí nghiệp Trung Nguyên và hoạt động tại địa bàn tỉnh
Đắc Lắc. Cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu “Mê Hy Cô – Cho bạn cảm giác
sáng tạo mới” tại một số địa điểm kinh doanh của cơ sở và tại những địa điểm
đã đặt biển hiệu của xí nghiệp Trung Nguyên. Biển hiệu của cơ sở Mê Hy Cô
có những đặc điểm chính sau đây:
• Dòng chữ “hãng cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng ở phía trên;
• Dòng chữ “Mê Hy Cô” ở giữa màu trắng;
• Dòng chữ “hương vị cho bạn cảm giác sảng khoái mới” được thể hiện theo
đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng);
• Góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên;
• Góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.
Cục sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu Trí tuệ) có quan điểm như sau:
Thứ nhất, các biển hiệu trên đã hoàn thành đầy đủ chức năng hướng dẫn người
tiêu dùng về các chủ thể kinh doanh và thật sự là chỉ dẫn thương mại của các
chủ thể đó. Đồng thời hai biển hiệu trên có cùng một phong cách trình bày kể
từ màu sắc thể hiện cho đến vị trí bố trí các khối hình. Các khối hình và chữ
trên biển hiệu cùng có một phong cách thể hiện, thậm chí hai biển hiệu có cùng
một dấu hiệu mang tính biểu tượng riêng (hình mũi tên). Do vậy, sự giống
nhau giữa hai biển hiện là rõ ràng.
Trang 10


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ




Thứ hai, để khẳng định việc sử dụng biển hiệu nên trên của cơ sở Mê Hy Cô là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 24.1 Nghị định
54/2000/NĐ-CP, xí nghiệp Trung Nguyên cần chứng minh rằng xí nghiệp đã
tạo dựng được uy tín, danh tiếng trong hoạt động kinh doanh bằng việc sử
dụng biển hiệu. Cụ thể:
• Xí nghiệp Trung Nguyên đã tự tạo ra biển hiệu của mình mà không sao chép
từ chủ thể khác;
• Cho đến trước khi cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu của họ, xí nghiệp
Trung Nguyên đã: sử dụng các biển hiệu để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình; có nỗ lực để tạo dựng uy tín của mình thông qua việc sử
dụng các biển hiệu.
• Cơ sở Mê Hy Cô đã sử dụng biển hiệu tại những địa bàn mà Xí nghiệp
Trung Nguyên đã sử dụng các biển hiệu đó.
Ví dụ về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ,
cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của
hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

Đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (VinaAcecook) cho biết đã gửi
đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương để kiện Công ty cổ phần
thực phẩm Á Châu (Asia Foods) với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” (sản phẩm của Acecook có mặt
trên thị trường từ 2000).
Theo đơn kiện, ngày 26/1, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia
Foods có kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo.

Trang 11


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ


“Kiểu chữ, hình tô mì, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một
tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục
Sở hữu trí tuệ công nhận”, đại diện Acecook nói.
Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về hành
vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Sau đó, 2 bên nhiều lần
làm việc với nhau nhưng không đạt được thống nhất. Tiếp đó, Acecook đề nghị
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý vi phạm của Asia
Foods.
Theo biên bản làm việc do Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương lập ngày
11/3, đại diện Asia Foods khẳng định mì Hảo Hạng của công ty không hề sao
chép mẫu mã của mì Hảo Hảo. Mặt khác, Asia Foods cũng cho biết đã tạm
ngưng sản xuất sản phẩm này từ ngày 4/2 nên Chi cục Quản lý thị trường
quyết định không tiến hành kiểm tra vì không còn yếu tố vi phạm, đồng thời,
đề nghị nếu hai bên không thống nhất thì khởi kiện ở tòa án.
Ngày 22/4, Acecook phát hiện trên thị trường vẫn còn bán sản phẩm mì Hảo
Hạng gây nhầm lẫn nên quyết định khởi kiện. Đồng thời, yêu cầu Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Dương xác định hành vi vi phạm và yêu cầu chấm dứt, cải chính
công khai và bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 817,5 triệu đồng

Trang 12


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Về phía Asia Foods, chia sẻ với VnExpress.net, Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh
Hà cho hay, mì Hảo Hạng của công ty đã có mặt ở thị trường từ năm 2006,
mẫu mã nhãn hiệu được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ với số hiệu
119302. Cuối tháng 12, để làm mới sản phẩm, công ty đã quyết định cải tiến
mẫu mã nhưng vẫn dựa trên tổng thể đăng ký chứ không hề bắt chước thiết kế

của Acecook. Dẫu vậy, đầu năm 2015, khi nhận được phản ánh từ Acecook và
thỏa thuận giữa 2 bên, Asia Foods đã quyết định tạm ngưng bán thử nghiệm
sản phẩm từ đầu tháng 2.
"Chúng tôi đã rất thiện chí và tạm ngưng bán sản phẩm để xem xét sự việc
nhưng Acecook vẫn quyết liệt kiện ra tòa thì chúng tôi cũng sẽ đối mặt và đưa
ra đầy đủ bằng chứng chứng minh mình không hề sai phạm", ông Hà nói.
Ông cũng nhấn mạnh, việc Acecook cho rằng tô mì, sợi mì, con tôm lẫn màu
sắc của Hảo Hạng gây nhầm lẫn cho Hảo Hảo là không thuyết phục vì đã là
hình ảnh mì tôm chua cay thì không thể thiếu hình ảnh con tôm, sợi mì, rau
thơm hay chanh.
"Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm sản phẩm mì tôm chua cay cũng đều
thiết kế tô mì tương tự và cũng không hề gây nhầm lẫn giữa các sản
phẩm. Acecook liên tục cho rằng Asia Foods sai phạm nhưng không hề đưa ra
kết luận của Thanh tra Bộ khoa học Công nghệ. Ngược lại, họ chỉ dựa vào văn
bản hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ rồi kết luận chúng tôi vi phạm thì đây là
việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm gièm pha và hạ uy tín nhãn hiệu Hảo
Hạng", ông Hà nói thêm.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ cho hay, đơn vị có
nhận được công văn về yêu cầu xử lý của Công ty Acecook Việt Nam. Ngày
13/2, Cục đã đưa ra ý kiến chuyên môn trả lời, trong đó nêu rõ cả 2 nhãn hiệu
trên đều được đăng ký tại Cục thuộc nhóm 30.
"Tuy nhiên, mẫu sản phẩm của Asia Foods trên thực tế khác với mẫu bảo hộ,
từ cách trình bày kiểu chữ với hình ảnh tô mì, sợi mì và màu sắc tạo thành tổng
thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo. Hành vi sản xuất buôn bán
các sản phẩm mì như trên sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi
Trang 13


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ


xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo đúng quy định tại Điều 129.1 Luật sở
hữu trí tuệ", công văn 1320 của Cục chỉ rõ.
Theo vị lãnh đạo cục, những thông tin trên mới chỉ là ý kiến hướng dẫn chuyên
môn mà Cục đưa ra nhằm giúp cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về vụ việc, còn xử
lý vi phạm sẽ do cơ quan quản lý của địa phương đó xem xét.
"Cục chỉ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, còn việc tranh chấp kiện tụng
thế nào thì do 2 bên và các nhà chức trách phán xét", lãnh đạo Cục nói thêm.
Vina Acecook và Asia Foods cùng thành lập năm 1995, hiện là những doanh
nghiệp dẫn đầu về thị phần trong ngành mì gói Việt Nam. Theo báo cáo của
Euromonitor năm 2013, thị trường mì gói Việt Nam nằm trong tay 3 doanh
nghiệp chính gồm Vina Acecook, Masan Food và Asia Foods, trong đó Vina
Acecook dẫn đầu và chiếm tới 51,5% thị phần. Asia Foods đứng thứ ba nắm
12,1% thị phần.
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam được lập từ liên doanh giữa Công ty sản
xuất mì ăn liền Vifon - Việt Nam và Tập đoàn Marubeni Acecook Nhật Bản
ngày 15/12/1993.Đến năm 2004, liên doanh này tách ra hoạt động độc lập gồm
Acecook Việt Nam và Vifon.Năm 2008, Acecook Việt Nam chuyển thành
công ty cổ phẩn.
Còn Asia Foods xuất hiện khá sớm trên thị trường, và những năm gần đây
được biết đến nhiều nhất với thương hiệu mì Gấu Đỏ. Năm 1995, Công ty
TNHH Công nghiệp thực phẩm Á Châu ra đời với nhà máy đặt tại huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, Vina Acecook yêu cầu tòa án xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì
ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” của Asia Foods
là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãu hiệu “Hảo Hảo, mì tôm
chua cay, Hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số
62360 của Acecook Việt Nam và buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

Trang 14



Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, Vina Acecook cũng yêu cầu công Asia Foods phải đăng báo xin lỗi,
cải chính công khai về hành vi vi phạm của mình đối với Acecook và bồi
thường thiệt hại 817,5 triệu đồng.
Theo Vina Acecook, công ty này là sở hữu chủ hợp pháp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu “Hảo Hảo” số 62360, được bảo hộ tổng thể chữ “Hảo Hảo,
mì tôm chua cay” và hình tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu
sắc, các hình ảnh trên bao gói mì.
Quan điểm của nhóm:

Hai nhãn hiệu này tương tự với nhau ở các dấu hiệu sau:
Về cách phát âm tên sản phẩm: Hảo Hạng và Hảo Hảo dễ gây nhầm lẫn là hai sản
phẩm của cùng một công ty.
Về nhóm sản phẩm: Đều là mì ăn liền
Màu sắc: Màu sắc trong chi tiết trong tô trên bao bì của hai sản phẩm đều khá
giống nhau.
Cách trình bày: Cả hai nhãn hiệu đều đặt ở cùng một vị trí trên bao bì sản phẩm.
Hương vị: Cả hai đều là mì chua cay
Như vậy, đây cũng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu hàng hoá. Hành vi này sẽ khiến người tiêu dùng không tránh khỏi sự
nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm trên thị trường.
2. Nguyên nhân và giải pháp của thực tiễn trên
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng
nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết
bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị
trường khó phát hiện thật /giả. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm
hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vì chủ thể
của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn,
kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý, một số
người còn có chức vụ, quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa
Trang 15


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngày càng
tinh vi nên rất khó phát hiện. Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe
dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành,
ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đến với cả
cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại.
2.1 Nguyên nhân:
Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo
ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể
cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm
nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần
với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa
tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng
hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều người
tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công
nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít
doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu
dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được

bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu
dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để
giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến.Đây là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí
tuệ tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ
quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ
đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay rất ít doanh
nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh
nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận
trong chiến lược phát triển của mình.Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng
quản lý như quản lý tài sản thông thường. Trong thời gian qua, các doanh
nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên
gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Nhiều doanh
nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản
phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
Trang 16


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số
và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có
những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng
không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng
không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.
Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn
chưa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản

Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu
tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và
chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp.
2.2

Giải pháp
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một
môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo
sự hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu,
trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi
phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay.
Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các
điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ.Đây là một trong những bất lợi của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức
mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn
bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường,
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp,
cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để
tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu
tranh phòng chống tội phạm.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện
tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong
Trang 17



Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí
tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ
thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và
trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị
xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình
và quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành
lập “đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn
hàng của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là
một kinh nghiệm tốt.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa đổi
cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức
cạnh tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn
chế lạm phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát
chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm
phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ.
III.

Kết luận
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, so sánh và đối chiếu các văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của ViệtNam khá

tương thích và phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giớivà các điều
ước quốc tế quan trọng có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật sở hữu
trí tụê Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế: chưa rõ ràng, vẫncòn có sự chồng
chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Bên cạnh hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ thì hệ thống các cơ quan thực thi
cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý và ngăn chặn cáchành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong thời gian qua,
mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đã mở rộng công
tác đấutranh chống cạnh tranh không lành mạnh nhưng có thể nhận thấy rằng
Trang 18


Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

cáchoạt động này chưa thực sự hiệu quả, các biện pháp xử lý chưa thực sự có
tácdụng răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
Do đó, để theo kịp với những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thịtrường đặc
biệt là yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề hoàn thiện hệthống pháp
luật về sở hữu trí tuệ nói chung để phù hợp, đáp ứng đầyđủ các tiêu chuẩn của
pháp luật quốc tế trở nên thực sự cấp bách. Bên cạnhhoàn thiện hệ thống luật
pháp về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đếnsở hữu trí tuệ, thì việc tăng
cườnghiệu quả hoạt động của hệ thống thực thi pháp luật cũng cần được chú
trọng.
Để làm được điều này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các
cơquan thực thi khác nhau, cùng với sự hợp tác tích cực từ phía các doanh
nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
Luật cạnh tranh 2004
Luật sở hữu trí tuệ 2005

/> />
Trang 19



×