Bài giảng
ĐIỀU DƯỠNG LÃO KHOA
!
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Hà
Điện thoại: 0166 3236 999
!
KHOA Y DƯỢC, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
91A Nguyễn Thị Minh Khai, TP Đà Nẵng
!
Tháng 4/2016
KN về suy yếu lâm sàng
Rất khỏe: người khỏe mạnh, năng động, nhiều năng lượng và
thích hoạt động. Những người này tập thể dục thường xuyên. Họ
là những người khỏe mạnh nhất trong lứa tuổi của họ
Khỏe: người không có biểu hiện bệnh nhưng ít khỏe hơn so với
nhóm 1. Họ tập thể dục nhưng không thường xuyên, ví dụ như
theo mùa.
Khá khỏe: người có bệnh nhưng bệnh được kiểm soát tốt. Không
hoạt động thường xuyên ngoài việc đi bộ thông thường.
Dễ mắc bệnh: triệu chứng bệnh làm giới hạn hoạt động nhưng họ
không phụ thuộc người khác trong các hoạt động sống hàng ngày.
Thường than phiền là “ chậm chạp dần” và/ hoặc cảm giác mệt cả
ngày.
KN về suy yếu lâm sàng
Suy yếu nhẹ: những người này biểu hiện rõ sự chậm chạp dần và cần trợ
giúp trong các hoạt động sống hàng ngày hữu ích (tài chính, di chuyển,
công việc nhà nặng, thuốc men). Điển hình là người suy yếu nhẹ giảm
dần việc đi mua sắm, ra ngoài 1 mình, nấu ăn và làm việc nhà.
Suy yếu trung bình: người này cần giúp đỡ trong việc giữ nhà và tất cả
các hoạt động bên ngoài. Trong nhà, họ đi cầu thang khó khăn và cần trợ
giúp khi tắm, mặc quần áo
Suy yếu nặng: hoàn toàn phụ thuộc trong việc chăm sóc cá nhân vì suy
giảm thể chất hoặc nhận thức nhưng họ có vẻ ổn định và không có nguy
cơ cao tử vong trong vòng 6 tháng
Suy yếu rất nặng: hoàn toàn phụ thuộc và đang vào giai đoạn cuối đời.
Họ không thể phục hồi ngay cả với 1 bệnh nhẹ
Bệnh giai đoạn cuối: đang vào giai đoạn cuối đời. Nhóm này dành cho
những người có kỳ vọng sống < 6 tháng, có thể không có biểu hiện của
suy yếu
Thang điểm suy yếu dành cho
người sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ nhẹ: quên chi tiết của 1 sự kiện gần, mặc dù
chỉ nhớ tên sự kiện, lặp lại nhiều lần 1 câu hỏi, 1 câu
chuyện và ít giao tiếp xã hội
Sa sút trí tuệ trung bình: giảm nặng trí nhớ gần mặc dù
có thể nhớ tốt các sự kiện trong quá khứ. Họ có thể chăm
sóc bản thân nhưng với sự nhắc nhở
Sa sút trí tuệ nặng: họ không thể tự chăm sóc bản thân̉
Nguyên tắc xử trí đau
➢
➢
Là một bước rất quan trọng có tính chất quyết
định trong kiểm soát đau do ung thư.
Các cơn đau phải được đánh giá và chẩn đoán
dựa vào đặc điểm của nó:
Yếu tố làm dịu hay gây đau
➢ Tính chất cơn đau
➢ Hướng lan
➢ Mức độ trầm trọng
➢ Thời gian xuất hiện
➢
Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau
1. Ưu tiên đường uống
2. Theo thang giảm đau 3 bậc của WHO
3. Theo giờ
4. Theo từng cá thể người bệnh
5. Các yếu tố liên quan: lo âu, trầm cảm,
các bênh sẵn có…
Ý nghĩa mô hình
Trong mô hình này có 3 kiểu tử vong khác nhau ở người
cao tuổi
Kiểu 1: Tử vong theo quá trình lão hóa tự nhiên ở một
người cao tuổi khỏe mạnh (đường liền nét màu đen: )
Kiểu 2: Tử vong ở một người cao tuổi có các bệnh lý mạn
tính đi kèm (đường liền nét màu xanh dương ), nếu không
quản lý tốt bệnh mạn tính, bệnh nhân có thể đi đến tử vong
sớm hơn (đường chấm gạch màu xanh )
Kiểu 3: Tử vong ở một người cao tuổi khi có biến cố cấp
tính xảy ra (đường liền nét màu xanh lá cây ), nếu không
điều trị bệnh cấp tính, bệnh nhân có thể đi đến tử vong sớm
hơn (đường gạch nối màu tím )
Cas lâm sàng
Bệnh nhân nữ 85 tuổi đến khám vì lý do choáng váng, mệt
mỏi. Bệnh nhân đang được điều trị với chẩn đoán tăng
huyết áp – đái tháo đường – bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Khám:
- Cân nặng 48 kg, cao 160 cm, BMI = 18,7 kg/m2.
- Tình trạng suy yếu nhưng tỉnh táo tiếp xúc tốt.
- Huyết áp 104/60 mmHg, nhịp tim đều 86 l/p.
- Âm thổi tâm thu 2/6 ở mõm tại khoang liên sườn 5
ngoài đường trung đòn 1 cm.
- Thở đều 20 lần/p. Bụng mềm, gan lách không sờ chạm.
- Teo cơ, lưng hơi gù.
Cas lâm sàng
Cận lâm sàng:
Công thức máu:
- Hemoglobin: 10.4 g/dL
- Hematocrit: 31%
- Tiểu cầu: 132 G/L
Sinh hoá:
- Glucose: 124 mg/dL
- Blood urea nitrogen (BUN): 35 mg/dL
- Creatinine: 1.4 mg/dL
- CO2: 30 mmol/L
- Albumin: 2.9 g/dL
Cas lâm sàng
Thuốc đang dùng:
- Coated aspirin: 81 mg/ ngày
- Metoprolol: 50 mg hai lần ngày
- Furosemide: 40 mg/ ngày
- Metformin: 500 mg hai lần ngày