Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.77 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh có quy mô
lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh lan rộng khắp toàn cầu, diễn ra trên
nhiều mặt trận: Mặt trận Tây Âu (Mặt trận phía tây), mặt trận Xô - Đức (Mặt trận
phía đông), mặt trận Bắc Phi, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và một mặt trận
rộng lớn là cuộc chiến đấu bí mật trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát
xít chiến đóng. Cuộc chiến tranh đã để lại hậu qủa nặng nề nhất từ trước đến nay.
Khác với Chiến tranh thế giới nhất (1914 - 1918). Những tổn thất do chiến tranh
gây ra vô cùng thảm khốc : 76 nước bị đưa vào vòng chiến, 26,5 triệu người chết,
khoảng 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất khoảng 4000 tỉ đô la (tính
theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá
nặng nề.
Chiến tranh thế giới kết thúc để lại nhiều hậu quả khôn lường với các nước
thắng trận. Hầu hết các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đều suy yếu. Đồng
thời, sau khi cuộc chiến tranh này kết thúc cũng tạo điều kiện cho phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt vào giai đoạn cuối của chiến
tranh, các nước Đông Nam Á là nơi tập trung mọi mâu thuẫn cơ bản nhất, chủ yếu
nhất của thời đại: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc,
mâu thuẫn giữa các đế quốc với các đế quốc về vấn đề thuộc địa, mâu thuẫn giữa
các giai cấp vô sản trẻ ở thuộc địa với giai cấp tư sản mại bản, mâu thuẫn đông
đảo giữa đông đảo nhân dân với địa chủ, phong kiến và mâu thuẫn của chủ nghĩa
xã hội với chủ nghĩa tư bản…
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945) với thắng lợi của Liên Xô và
các lực lượng dân chủ, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt bộ phận cực đoan nhất của chủ nghĩa đế quốc. Bản thân các nước đế quốc, thực


2


dân bị các nước phát xít giáng cho một đòn chí tử không những ở chính quốc mà
ngay cả các nước thuộc địa. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu
hết các nước tư bản dù thắng lợi hay bại trận đều bị suy yếu kiệt quệ… Đây là cơ
hội, là điều kiện khách quan có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển thắng lợi của
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á.
Tuy nhiên chưa có một công trình chuyên sâu về Tác động của chiến tranh
thế giới thứ hai tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. Vì thế, tôi chọn
đề tài nghiên cứu: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó
tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của chiến tranh tới
phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghên cứu. Ở mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận và
đánh giá của mình về kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như tác động
của nó tới phong trào dân tộc Đông Nam Á. Điều này được thể hiện trong các
cuốn sách, các công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Huy Qúy, Chiến tranh thế giới thứ hai , Nxb Sự thật, 1985, đã
trình bày một cách đầy đủ và hệ thống chiến tranh thế giới thứ hai.
Bên cạnh đó có tác phẩm của Vũ Dương Ninh (chủ biên), Phạm Văn Ban,
Nguyễn Văn Tạn,Trần Thị Vinh, : Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời cận đại
đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Đại học sư phạm, 2010. Cuốn sách
đã hệ thống, khái quát các vấn đề cơ bản về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945).
Trần Thị Vinh (chủ biên), Lê Văn Anh, Lịch sử thế giới hiện đại, tập 2 Nxb
Đại học sư phạm, 2011. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đề cập một
cách đầy đủ về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, và phong trào giải phóng dân tộc
Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
3



Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung, Lịch sử Campuchia
từ nguồn gốc đến ngày nay, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1982.
Cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử giải phóng dân tộc
Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Nguyễn Anh Thái, Nguyễn Xuân Trúc, Nguyễn Xuân Kỳ, Nguyễn Ngọc
Quế, Lịch sử thế giới hiện đại (1929 - 1945), quyển 2, tập 3, Nxb Giáo dục. Trong
cuốn sách này tác giả đã khái quát về chiến tranh thế giới thứ hai.
Tất cả những tài liệu trên chỉ dừng lại và đi sâu vào chiến tranh thế giới thứ
hai (1939 - 1945) và mới chỉ đi tìm hiểu về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Còn tác động của Chiến
tranh thế giới hai tới phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á chỉ dừng lại ở
sự tác động của kết quả chiến tranh thứ hai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
nước Đông Nam Á đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi ngiên cứu
* Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ sự tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) tới phong
trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phạm vi nghiên cứu về không gian : Nơi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
diễn ra như: châu Âu, châu Á.
Nơi các phong trào dân tộc diễn ra ở các nước Đông Nam Á:
ba nước Đông Dương, Indonesia, Xingapo, Malaixia,...
Phạm vi nghiên cuus về thời gian : Từ năm 1945 đến cuối thập niên 80 của
thế kỷ XX.
4. Phương pháp nhiên cứu
4



Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng hai phương pháp
chính là:
4.1 Phương pháp lịch sử
Thu thập tài liệu, đọc và phân tích nội dung có liên quan một cách đầy đủ,
chi tiết để tổng hợp thành tài liệu tham khảo sau đó tiến hành chọn lọc và tổng
hợp theo từng nội dung cụ thể.
4.2 Phương pháp lôgic
Sắp xếp tài liệu, thông tin thu được, có liên quan đến nội dung nghiên cứu theo
một hệ thống khoa học với kết cấu chặt chẽ. Các nguồn tài liệu, thông tin được chọn
lọc theo từng nội dung, cung cấp kiến thức và giúp cho chúng ta hiểu về Chiến tranh
thế giới thứ hai ( 1939 - 1945 ) và tác động tới Đông Nam Á.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp thống kê số liệu, phương
pháp phân tích, tổng hợp,...
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động
của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á có đóng góp về khoa học
và thực tiễn:
+ Về khoa học:
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này, góp phần hiểu rõ cục diện của
Chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945). Từ đó, đánh giá đúng tác động của
Chiến tranh thế giới thứ hai tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á.
+ Về thực tiễn:
Góp phần làm phong phú, cụ thể thêm một chuyên đề hẹp của học phần
Lịch sử thế giới hiện đại.
Làm tư liệu phục vụ thiết thực cho việc tham khảo, học tập và giảng dạy ở
các trường phổ thông
5



Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp thêm một quan điểm, cách nhìn nhận về
Chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của chiến tranh thế tới phong trào giải
phóng dân tộc Đông Nam Á. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp tài liệu cho giáo
viên, sinh viên, học sinh trong học tập, tìm hiểu Chiến tranh thế giới thứ hai và
phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Chương 2: Tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
tới phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 - 1945)
1.1 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
1.1.1 Nguyên nhân sâu xa
Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Anh, Pháp, Mĩ
ngẩng cao đầu với tư thế thắng trận nhưng dưới chân họ là hàng trăm những khó
khăn rắc rối. Nước Anh và Pháp - hai nước “đế quốc già” này đã ngủ quên trong
vinh quang, không những không khắc phục khó khăn mà còn “hà hơi” cho đế
quốc Đức. Nước Đức sau chiến tranh với tinh thần phục thù đã khôi phục nền kinh
tế và quân sự áp đảo các cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Trong khi đó
nền kinh tế của Đức và Nhật Bản cũng có những đổi thay to lớn. Quy luật phát
triển không đều về kinh tế - chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa này đã tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế.
Lúc này hệ thống Vecxai - Oasinhton được thiết lập sau chiến tranh thế giới
thứ nhất chỉ là một lớp màn mỏng hoà bình phủ lên quan hệ ngày càng gay gắt
6



giữa các nước đế quốc. Sự phát triển không đều về kinh tế - chính trị cho lực
lượng so sánh trong giới tư bản thay đổi căn bản và phân chia thế giới theo hệ
thống Vecxai - Oasinhton không còn phù hợp nữa. Điều đó khiến nguy cơ một
cuộc chiến tranh mới luôn tiềm ẩn là không thể tránh khỏi.
Như vậy nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ quy
luật phát triển không đều về kinh tế - chính trị giữa các nước tư bản và từ những
mâu thuẫn có sẵn trong chiến tranh thế giới thừ nhất mà “tấm màn” - hệ thống
Vecxai - Oasinhton không thể che lấp được.
1.1.2 Nguyên nhân trực tiếp
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là lúc các nước tư bản bắt tay vào xây
dựng nền kinh tế. “Chủ nghĩa tự do” đã làm cho hàng hoá tăng một cách chóng
mặt, trong khi sức mua của người dân không hề tăng. Điều này làm cho hàng hoá
ế thừa, sản xuất bị đình trệ, cuộc khủng hoảng “thừa” tháng 10/1929 nổ ra là tất
yếu.
Cơn bão khủng hoảng “thừa” xuất phát điểm từ Mĩ và lan rộng ra toàn giới
tư bản, chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây những hậu quả nặng nề về
mặt chính trị và xã hội cho chủ nghĩa tư bản. Hàng hoá không lưu thông khiến xí
nghiệp, công ty đóng cửa, hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân bị mất
ruộng đất phải sống trong nghèo đói, giá cả sinh hoạt đắt đỏ… Điều đó làm cho
phong trào cộng sản thế giới diễn ra sôi nổi và đi đến cao trào. Theo thống kê
không đầy đủ, trong khoảng những năm 1928 - 1933, số người tham gia bãi công
ở các nước tư bản chủ nghĩa lên tới 17 triệu người.
Đứng trước cơn bão khủng hoảng, mỗi chính phủ đều có cách giải quyết
riêng của mình. Đối với Anh, Pháp, Mĩ là những nước ngẩng cao đầu ra khỏi thế
chiến thứ nhất với hệ thống thuộc địa rộng lớn, chiến phí bồi thường và tài nguyên
thiên nhiên dồi dào thì họ lựa chọn con đường cải cách kinh tế, xã hội.

7



Trong khi đó, các nước không có thuộc địa, hoặc có ít thuộc địa rơi vào tình
trạng thiếu thốn khan hiếm nguyên liệu, và thị trường tiêu thụ đã chọn con đường
phát xít hoá nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng của mình. Và cuộc khủng
hoảng 1929 - 1933 được xem như cái cớ để các nước tư bản chủ nghĩa ngụy biện
cho con đường phát xít hoá của mình. Điển hình cho xu hướng này là các nước
Đức, Italia, Nhật Bản với tham vọng của các nhân tố Hitle, Tanaca, Mutxolini.
Những nhân tố này đã hình thành lên phe trục với sự liên kết: Roma - Beclin Tokyo, trong đó Đức là một mắt xích quan trọng.
Lúc này, trong thế giới tư bản chia thành hai phe chủ nghĩa tư bản phát xít
và chủ nghĩa tư bản làm mâu thuẫn gay gắt giữa một bên muốn giữa nguyên hệ
thống Vecxai - Oasinhton còn một bên muốn phá tan hệ thống Vecxai Oasinhton. Vì hệ thống mang lại lợi ích cho một số nước như Anh, Pháp, Mĩ
nhưng lại không giải quyết được những mâu thuẫn lớn.
Như vậy, cuộc khủng hoảng thừa như nhát búa tạ phá tan hệ thống Vecxai Oasinhton và là cái cớ để các nước phát xít tiến hành một cuộc chiến tranh.
1.2 Diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
1.2.1 Giai đoạn thứ nhất (1/9/1939 đến 22/6/1941): Phát xít Đức xâm chiếm
Châu Âu, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Nam Á và Bắc Phi
* Phát xít Đức tấn công Ba Lan mở màn cho chiến tranh thế giới thứ hai
(1/9/1939 - 4/1940).
Trên con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã thu phục các
nước lân cận như Áo, Tiệp Khắc không những bằng quân sự mà còn bằng chiêu
bài ngoại giao lừa bịp, thủ đoạn tinh vi. Với Hội nghị Muynich, Đức đã có Tiệp
Khắc một cách dễ dàng. Hiệp ước Muynich đã đi vào lịch sử như một vết nhơ của
nền ngoại giao Anh - Pháp - Mĩ. Họ đã nhân danh các nước lớn, bán rẻ chủ quyền
các nước nhỏ, để đổi lấy lời hứa hão của Hitle là hướng mũi tấn công vào Liên
Xô.
8


Nhưng cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan lúc 4 giờ 45 phút ngày 1/9/1939
đã làm cho Anh, Pháp giật mình tỉnh giấc, vì Ba Lan là một nước độc lập nằm
dưới sự bảo trợ của Anh và Pháp.

Ba Lan là vùng tiếp giáp giữa Đức và Liên Xô, Ba Lan như một mảnh đất
ngáng chân Đức tấn công Liên Xô, vậy nên muốn rút ngắn khoảng cách để Đức
tấn công Liên Xô thì Đức phải có được Ba Lan để làm bàn đạp. Một bàn đạp, một
mũi tên nhằm hai hướng ngắm là Liên Xô và các nước Tây Âu. Ngay sau khi
chiếm được Tiệp Khắc, Hitle đã nhạy bén và sắc sảo nhận định về khả năng phản
ứng của Anh và Pháp trong vấn đề Ba Lan “Anh và Pháp đều có cam kết nhưng
không những chẳng nước nào muốn thực hiện cam kết đó… Ở Muynich tôi đã
thấy rõ khuynh hướng đó ở Sambeclan và Daladie” [7 ; 23] và nhận định của Hitle
đã đúng.
Trên thực tế, Ba Lan đã phải đơn độc chống trả nước Đức mà không nhận
được sự giúp đỡ nào. Mặc cho Ba Lan khẩn thiết cầu cứu Anh, Pháp không hề gửi
một người lính nào, một viên đạn nào cho Ba Lan. Tuy đã ở trong tình trạng chiến
tranh với nhau nhưng dọc biên giới Đức - Pháp hầu như không có chiến sự. Ở đây
người ta chỉ thấy “những chiếc máy bay ném bom phá trời nhưng không ném một
quả nào, những cố đại bác đặt trước núi đạn mà không bắn một phát nào, những
đội quân khổng lồ giáp mặt nhưng ngoài những cuộc xô xát nhỏ hiếm thấy, chỉ
quan sát thầm kín mà không có ý định đánh nhau” [7 ; 33].
Tình trạng đó kéo dài 7, 8 tháng và được dư luận goi là “cuộc chiến tranh
kỳ quặc”; “chiến tranh ngồi”; “chiến tranh nực cười”, còn người Pháp gọi đó là
“trò hề chiến tranh” nghĩa là không phải là chiến tranh thực sự. Vì Anh, Pháp lúc
này muốn né tránh một cuộc chiến tranh thực sự với Đức hi vọng phát xít Đức sẽ
quay sang phía đông tấn công Liên Xô sau khi chiếm xong Ba Lan. Nhưng “trò hề
chiến tranh” giúp Đức tranh thủ tấn công Bắc Âu và tiến đánh Pháp.
* Đức chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu
9


Đức đã chọn Đan Mạch và Na Uy để mở đầu cho “kế hoạch màu vàng".
Ngày 9/4/1940, quân Đức xâm lược Đan Mạch, vua và Chính phủ Đan Mạch ra
lệnh cho quân đội hạ vũ khí đầu hàng. Đồng thời quân Đức tiến đánh Na Uy, bộ

trưởng quốc phòng Na Uy đã phản bội tổ quốc, làm Na Uy rơi vào tay Đức, giúp
Đức có đủ thế và lực tấn công Pháp.
Ngày 10/5/1940, quân Đức tràn vào Bỉ, Lucxambua và Pháp. Mặt trận
phương Tây chính thức bắt đầu. Với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” Đức
tập trung đánh vào phía trái của liên quân Anh, Pháp rồi tràn vào Bỉ và Hà Lan.
Ngày 15/5, quân Hà Lan đầu hàng, Chính phủ chạy sang Luân Đôn. Ngày 27/5, Bỉ
đầu hàng, tàn quân Anh, Pháp chạy tới Doong Kec…
Mặt trận Pháp bị đập tan, quân Đức tiến về Pari như vũ bão. Chính phủ
Pháp bỏ Pari về Boocdo và đưa thống chế Petanh lên cầm quyền để xin đình
chiến. Theo hiệp định đình chiến Pháp - Đức ký ngày 22/6/1940, quân Đức chiếm
2/3 lãnh thổ Pháp, vùng Andat và Loren bị sáp nhập vào Đức, nước Pháp phải giải
giáp vũ khí và quân đội bị chiếm đóng. Nền cộng hoà Pháp bị thủ tiêu thay vào đó
là chế độ độc tài quân sự do Petanh đứng đầu làm quốc trưởng.
Sau tấm thảm kịch của nước Pháp, nước Anh đơn độc chống lại kế hoạch
“sư tử biển” của quân Đức bắt đầu từ tháng 7/1940. Kế hoạch “sư tử biển” gồm
hai mục đích: doạ nước Anh để từ đó tạo điều kiện đầu hàng và che đậy việc bí
mật tập trung quân tấn công Liên Xô, đánh lạc hướng dư luận thế giới. Đức với ưu
thế nhiều máy bay lại tấn công vào ban đêm khiến thành phố Luân Đôn bị tàn phá
dữ dội. Bên cạnh đó, Đức phong toả chặt chẽ hải phận tàu ngầm, đánh đắm chìm
rất nhiều tàu của Anh. Tình hình của Anh càng thêm nghiêm trọng.
Bấy giờ, lo ngại sự thất bại của Anh sẽ làm nguy hại tới Mĩ nên Mĩ đã đồng
ý viện trợ cho Anh với điều kiện Anh phải bán những phát minh sáng chế và
những căn cứ rất quan trọng về chiến lược ở Đại Tây Dương cho Mĩ. Như vậy, Mĩ
chỉ lợi dụng cơn hoạn nạn của Anh, buộc Anh phải phục tùng mình. Mĩ coi Anh là
10


địch thủ đế quốc chủ nghĩa và cố làm Anh suy yếu đến mức tối đa. Đó là tính chất
của hợp tác Anh - Mĩ.
* Cuộc xâm lược phát xít ở Bancang và Trung Cận Đông.

Từ rất lâu, đế quốc Italia đã có tham vọng làm bá chủ Địa Trung Hải, thiết
lập “đại đế quốc” từ Bắc Phi tới Nam Âu. Khi Italia tiến hành chiến tranh
Bancăng và Bắc Phi thì phát xít Đức không hề giúp đỡ Italia và Hitle muốn dạy
cho Mutxolini một bài học về sự tự tiện gây chiến tranh, đồng thời phát xít Đức
còn mong cho Italia thua trận để nhảy vào đánh chiếm Bắc Phi, Đông Nam Âu và
Trung Cận Đông. Chủ ý của Hitle đã thành sự thật khi Italia đánh chiếm ở Bắc
Phi, Đức đã giành được Tuynidi, Xolum, Xidien, Barani…
Từ cuối năm 1940, để xây dựng bàn đạp chiến lược ở Đông - Nam Âu
chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Liên Xô, Hitle dùng thủ đoạn chính trị kết hợp với
sức ép quân sự để lôi kéo Rumani, Hunggari và Bungari gia nhập vào Hiệp ước
tay ba, đồng thời đưa quân vào ba nước này. Ba nước này trở thành nước chư hầu
của Đức.
Tháng 4/1940, Nam Tư tuyên bố trung lập làm cho Hitle phải ra lệnh hoãn
lại việc thực hiện kế hoạch Bacbaroxa và quyết định đè bẹp Nam Tư và Hi Lạp.
Nam Tư và Hi Lạp bị chiếm đóng , Đức lập ở đó chính phủ bù nhìn và cắt một
phần đất đai ở hai nước này cho chư hầu nước Italia, Bungari và Hunggari. Việc
phát xít Đức chiếm bán đảo Bancăng là một biện pháp chiến lược quan trọng để
tấn công Liên Xô, nhưng hi vọng đó không hoàn toàn thực hiện được vì phong
trào dân tộc ở đây phát triển ngày càng cao.
1.2.2 Giai đoạn thứ hai (22/6/1941 đến 19/9/1942) chiến tranh lan rộng toàn
thế giới và sự hình thành đồng minh chống phát xít
* Đức tấn công Liên Xô
Vào 3h30 phút sáng ngày 22/6/1941, không tuyên chiến và không đưa ra
một yêu sách gì, phát xít Đức bất ngờ mở cuộc tấn công trên khắp biên giới phía
11


Tây của Liên Xô từ Biển Đen đến Bantich, chà đạp thô bạo Hiệp ước không xâm
phạm Xô - Đức (1939).
Theo kế hoạch Bacbaroxa được thảo ra từ tháng 6/1940, Đức đã huy động

190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng…chia làm ba đạo quân đặt dưới
quyền chỉ huy của thấng chế Phôn Boraosit, tiến đánh ba hướng chiến lược:
-

Đạo quân phía Bắc do thống chế Phôn Lep chỉ huy tiến từ Đông Phổ qua
vùng Bantich hướng tới Leningrat.

-

Đạo quân trung tâm do thống chế Phôn Bốc chỉ huy đánh từ Đông Bắc
Vacsava hướng tới Minxco, Xmolenxo và Matxcova.

-

Đạo quân phía Nam do thống chế Phôn Runxet đánh từ vùng Liubolin
tới Getcma, Kiep, Donbat…

Khi chiến tuyến ngày càng mở rộng thì quân Đức ngày càng gặp khó khăn,
Đức quyết định lấy Matxcova làm chìa khoá để kết thúc chiến tranh. Trong
giờ phút nguy kịch đó, Hồng quân Liên Xô vẫn kiên quyết chiến đấu đến
cùng để bảo vệ Matxcova. Ngày 22/6/1941, Hồng quân và nhân dân Liên
Xô chuyển sang phản công ở Matxcova. Sau hai tháng chiến đấu, Hồng
quân đã đánh tan kế hoạch đánh chiếm Matxcova.
Sau Matxcova, Đức mở hướng tấn công xuống phía Nam hòng chiếm
cho được Xtalingrat, Xtalingrat lúc này trở thành “nút sống” của Liên Xô.
Với khẩu hiệu “không lùi một bước”, các chiến sĩ bảo vệ Xtalingrat đã
chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để giữ từng tấc đất cho thành phố, khiến
cho quân Đức bị tổn thương nặng nề, không còn lực lượng dự bị để triển
khai các cuộc tiến công nữa mà đã lâm vào tình thế hết sức nguy khốn.
* Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ


12


Ngày 7/12 /1941, Nhật mở cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng của
Mĩ. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của
hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có, là sự
kiện nhục nhã nhất trong lịch sử của hải quân Mĩ. Một ngày sau đó (ngày 8 /
12/1941) Mĩ tuyên chiến với Nhật, ba ngày sau đó (11/12/1941) Đức và Italia
tuyên chiến với Mĩ. Vì thế, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới, lôi kéo nhiều
nước tham gia vào cuộc chiến.
Từ cuối năm 1941 đến tháng 5/1942, Nhật Bản đã phát động cuộc tấn công
toàn diện ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đánh chiếm các thuộc địa của Mĩ,
Anh, Pháp, Hi Lạp,… ở khu vực này. Chỉ trong vòng nửa năm sau khi chiến tranh
Thái Bình Dương bùng nổ, quân Nhật đã làm chủ một vùng đất rộng lớn 7 triệu
km2 với 500 triệu dân. Tuy nhiên, từ năm 1942, quân Nhật đã mất dần ưu thế ban
đầu và không còn khả năng phản công nữa. Mặc dù vậy, liên quân Anh - Mĩ cũng
chưa tiến hành một cuộc phản công thực sự để đánh bại quân Nhật ở Thái Bình
Dương.
* Sự hình thành Mặt trận đồng minh chống phát xít.
Hành động xâm lược của phe phát xít đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới
cùng hợp tác với nhau trong một liên minh chống phát xít. Việc thành lập một liên
minh quốc tế đã trở thành nguyện vọng và đòi hỏi bức thiết của tất cả các lực
lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Cuối năm1941, sự cần thiết hình
thành chính thức Mặt trận Đồng minh chống phát xít ngày càng trở nên bức thiết.
Trong khi ấy, thắng lợi của Liên Xô trong mặt trận Matxcova đã nâng cao vị trí
của Liên Xô trên trường quốc tế và nhân dân thế giới đòi phải liên minh với Liên
Xô. Trước tình hình đó, các nước Anh, Mĩ đã dần thay đổi quan điểm, thái độ của
mình, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít nô dịch.
Ngày 1/1/1942, tại Oasinhton, 26 quốc gia (đứng đầu là ba cường quốc

Anh, Xô, Mĩ) đã ra bản tuyên bố chung gọi là “Tuyên ngôn Liên hợp quốc tế”.
13


Mặc dù mục đích tham chiến của mỗi bên có nhiều điểm khác nhau, nước thì
muốn duy trì hệ thống Vecxai - Oasinhton, nước thì muốn bảo vệ hòa bình, an
ninh thế giới, nhưng có cùng phấn đấu phối hợp chống kẻ thù chung. Đây là một
nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít và là cơ
sở cho việc hình thành tổ chức Liên hợp quốc sau này.
1.2.3 Giai đoạn thứ ba (từ 11/1942 đến 12/1943) bước ngoặt của chiến tranh,
quân đồng minh chuyển sang phản công
* Chiến thắng Xtalingrat và bước ngoặt của chiến tranh.
Sau một thời gian khẩn trương và hoàn thành mọi mặt chuẩn bị, ngày 19/12
/1942, quân đội Đức chuyển sang tấn công Xtalingrat. Hồng quân Liên Xô nhanh
chóng phá vỡ phòng tuyến của quân địch tạo thế tấn công gọng kìm. Các phương
diện quân ở phía Nam và phía Bắc Liên Xô cũng đồng loạt tấn công. Hồng quân
nhanh chóng khép kín vòng vây 33 vạn quân lính tinh nhuệ của Đức ở Xtalingrat.
Chiến dịch phản công kéo dài gần ba tháng (tháng 11/1942 đến tháng
2/1943) đã đi vào lịch sử như một trận đánh lớn và tiêu biểu về nghệ thuật quân sự
cũng như ý trí chiến lược của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến thắng
Xtalingrat đã tạo điều kiện xoay chuyển tình thế của cục diện chiến tranh thế giới
thứ hai. Phe đồng minh chuyển sang phản công, phe phát xít không thể phục hồi
phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
* Quân đồng minh phản công trên các mặt trận Bắc Phi, Italia,Thái Bình Dương
Ở Bắc Phi, ngày 23/10/1942, quân Anh bắt đầu tấn công liên minh quân
Đức - Italia ở En Alamen, tiêu diệt và bắt sống 55.000 quân địch. Thắng lợi này
tạo ra khả năng phản công cho quân Anh trên chiến trường Bắc Phi. Lợi dụng lúc
quân Đức bị sa lầy ở Xtalingrat và bị thua ở En Alamen, quân Mĩ đã đổ bộ lên
Bắc Phi (8/11/1942). Quân Anh từ phía đông phối hợp với quân Mĩ từ phía Tây
dần đánh đuổi địch chạy về Tuynidi. Trong tình thế tuyệt vọng, ngày 12/5/1943


14


toàn bộ liên quân Đức - Italia phải đầu hàng. Chiến sự ở Bắc Phi chấm dứt, thắng
lợi thuộc về quân Đồng minh.
Thừa thắng, quân Đồng minh tấn công Italia (10/7/1943). Tinh thần chiến
đấu của quân đội Italia rất bạc nhược, chính quyền phát xít tan rã, Mutxolini bị
tống giam. Thể chế Badogo lập chính phủ mới, ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh
(8/9/1943) và tuyên chiến với Đức. Lơị dụng sự tiến quân chậm chạp của quân
Đồng minh, Hitle đã đưa quân vào nước Italia, giải phóng cho Mutxolini, và thành
lập chính phủ ở miền Bắc. Như vậy, Italia bị chia làm 2 miền: miền Bắc do Đức
chiếm đóng (phát xít), miền Nam do Anh - Mĩ bảo trợ. Quân Đức còn tiếp tục cầm
cự ở Italia cho đến khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu (5/1945).
Ở Thái Bình Dương, quân Mĩ phản công Nhật và giành thắng lợi vào tháng
1/1943. Sau chiến thắng Guadanacan, quân đội Mĩ đã giành được quyền chủ động
chuyển sang phản công trên toàn chiến trường Thái Bình Dương.
* Hội nghị thượng đỉnh Têhêran (10/1943)
Tháng 10/1943, Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Liên Xô - Anh - Mĩ tại
Matxcova các Ngoại trưởng đã đi đến những thỏa thuận quan trọng về quân
sự, chính trị và việc phối hợp hành động chung trong và sau khi chiến tranh
kết thúc
Trước khi đến Têhêran Mĩ, Anh, Trung Quốc đã đề ra tuyên bố Cairo với
quyết tâm không từ bỏ bất cứ điều gì để buộc phát xít đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 23/11/1943, Hội nghị Têhêran giữa những người đứng đầu ba cường
quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã khai mạc, thảo luận về vấn đề quan trọng như phối hợp
hành động chống Đức đến thắng lợi cuối cùng, về tương lai của Đức sau này, đặc
biệt là vấn đề mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu… Nhưng Mĩ, Anh lại không có thái
độ hợp tác tích cực mà vẫn muốn trì hoãn nhằm làm cho Liên Xô kiệt quệ và suy
yếu trong chiến tranh… Dư luận thế giới đã lên án gay gắt chính sách hai mặt này,


15


điều đó buộc Anh phải đưa ra kế hoạch mở mặt trận lần thứ hai bằng việc đổ bộ
quân vào lòng chảo Địa Trung Hải nhưng cả Mĩ và Liên Xô không tán đồng.
Cuối cùng, Hội nghị Têhêran đã đạt được thỏa thuận về việc Anh, Mĩ mở
mặt trận thứ hai vào Pháp (tháng 5/1944); sự hợp tác sau chiến tranh giữa các
nước đồng minh vì một nền hòa bình lâu dài, sẽ thành lập tổ chức Liên Hợp
Quốc… Hội nghị tuyên bố “Tuyên ngôn Têhêran”, khẳng định quyết tâm hợp tác,
đẩy mạnh tiến trình kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít.
Hội nghị Têhêran có ý nghĩa quốc tế to lớn. Hi vọng của phát xít về việc
chia rẽ liên minh chống phát xít đã không thực hiện được. Âm mưu của chúng
định ký hòa ước riêng rẽ với Mĩ, Anh để tránh khỏi phải đầu hàng đã bị thất bại.
1.2.4 Giai đoạn thứ tư (từ tháng 12/1943 đến tháng 8/1945) Quân Đồng minh
phản công tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản. Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc
* Liên Xô tổng phản công, giải phóng toàn đất nước và giải phóng Đông Âu.
Ngày 24/12/1943, Liên Xô bắt đầu tấn công đồng loạt trên các mặt trận từ
Leningrat đến Crưm.
Tháng 6/1944, chiến dịch giải phóng Belarut đã đánh tan quân đội mạnh
nhất của Đức, sau đó quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Bantich, hoàn thành
việc giải phóng toàn bộ lãnh thổ.
Sau khi quét sạch quân Đức ra khỏi Liên Xô, Hồng quân Liên Xô tiến vào
giải phóng hàng loạt các nước Đông và Trung Âu: Ba Lan, Rumani, Bungari,
Nam Tư… Rồi tiến quân như vũ bão vào biên giới Đức. Cùng lúc đó Anh - Mĩ
mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu vào ngày 6/6/1944, cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch
sử thế giới diễn ra trên miền Bắc nước Pháp đã thành công và hoàn toàn bất ngờ
khiến quân Đức không kịp trở tay. Sự chuẩn bị đầy đủ và ưu thế tuyệt đối về quân
sự, việc lựa chọn địa điểm đổ bộ chính xác của quân Đồng minh cùng với sự phối

hợp tấn công của Liên Xô ở phía Đông đã dẫn tới thắng lợi của chiến dịch
16


Noocmangdi. Từ đây, đồng minh chia làm hai mũi tấn công: mũi vào Bắc Đức và
mũi vào Tây - Nam nước Pháp làm cho nước Đức lâm vào tình thế nguy khốn.
Phong trào cách mạng đang lên cao ở Pháp là một nhân tố dễ dàng làm cho
nước Pháp nhanh chóng thoát khỏi ách phát xít Đức. Tiếp đến là nhiều nước Tây
Âu khác như: Bỉ; Hà Lan; Lucxambua việc quân Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở
Tây Âu tuy muộn nhưng cũng góp phần thúc đẩy nhanh sự thất bại của chủ nghĩa
phát xít Đức. Lần đầu tiên từ ngày bắt đầu chiến tranh, nước Đức mới bị ép giữa
hai mặt trận Đông - Tây.
* Hội nghị Ianta và sự kết thúc chiến tranh ở Châu Âu.
Trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn cuối, sự thất bại
của chủ nghĩa phát xít đang tới gần, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia
của ba nguyên thủ đứng đầu 3 cường quốc: Liên Xô - Anh - Mĩ là Xtalin - Socsin
- Rudoven. Hội nghị họp từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945 đã đạt được những thỏa
thuận quan trọng như: Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa
phát xít, nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 - 3 tháng sau; sau
khi đánh bại Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á; thành lập tổ chức
Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới; thỏa thuận về việc chiếm
đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng phía Đông nước Đức, Đông
Béclin và các nước Đông Âu, quân đội Mĩ - Anh -Pháp chiếm đóng miền Tây
nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Nước Áo và Phần
Lan trở thành nước trung lập.
+ Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến
chống Nhật: giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; khôi phục quyền lợi của nước Nga

bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904) trả lại cho Liên Xô miền nam đảo
17


Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc đảo Curin… Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật
Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ
chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc trở thành một
quốc gia thống nhất và dân chủ, Chính phủ Trung Hoa dân quốc cần phải cải tổ
với sự tham gia của Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ, trả lại cho Trung Quốc
vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu
Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước
phương Tây.
Những quyết định của Hội nghị Ianta có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc phối hợp hành động, củng cố sự hợp tác giữa các nước đồng minh để đi đến
kết thúc cuộc chiến tranh chống phát xít. Những quyết định của Hội nghị đã tạo
nền tảng cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường gọi tắt
là “trật tự hai cực Ianta”.
Trong khi đang tiến hành Hội nghị Ianta, chiến cuộc ở châu Âu diễn ra rất
nhanh, ưu thế nghiêng về phía Đồng minh. Trong bước đường cùng, Hitle dốc
toàn bộ lực lượng quyết tâm phòng thủ Beclin bằng mọi giá. Ngày 16/4/1945 Liên
Xô bắt đầu tấn công vào Beclin - sào huyệt cuối cùng của Đức quốc xã. Bắt đầu từ
ngày 23/4, cuộc chiến đấu lan vào thành phố vòng vây của quân đội Liên Xô ngày
càng thắt chặt. Ngày 30/4, Hồng quân Liên Xô chiếm được nhà Quốc hội Đức,
Hitle tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2 /5, Hồng quân chiếm được toàn bộ thủ đô
Beclin, quân Đức đầu hàng vô điều kiện. Ngày 9/5/1945 Tổng tư lệnh quân đội
Đức, thống chế Cayten đã ký vào văn bản đầu hàng… Cuộc chiến tranh khốc liệt
ở châu Âu đã kết thúc với thất bại của phát xít Đức.
* Hội nghị thượng đỉnh Pốtđam (7/8 /1945) và sự kết thúc chiến tranh thế giới
thứ hai.


18


Trong tình hình chiến tranh ở Châu Âu đã chấm dứt, chiến tranh Châu Á Thái Bình Dương đang đi đến hồi kết, nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô - Anh Mĩ đã gặp nhau tại Pốtxđam (Đức) từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945.
Ngay trước thềm hội nghị 16/7/1945, Mĩ đã thử thành công bom nguyên tử
và muốn qua sự kiện này gây áp lực với Liên Xô. Nhưng thái độ kiên quyết của
Liên Xô đã làm cho âm mưu đe dọa bằng sức mạnh bom nguyên tử của Mixtai
Hội nghị Pốtxđam hoàn toàn phá sản.
Hội nghị Pốtxđam tập trung giải quyết những vấn đề sau:
1. Thiết lập “Hội đồng ngoại trưởng” gồm đại biểu 5 nước: Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp, Trung Quốc để tiếp tục làm công việc ký hòa ước với các nước bại
trận.
2. Những nguyên tắc chính trị và kinh tế mà các nước đồng minh sẽ thực
hiện trong khi chiếm đóng nước Đức: chấp hành mệnh lệnh chính phủ của nước
mình trong phạm vi khu vực mình chiếm đóng, cùng giải quyết trong công việc có
liên quan đến cả nước Đức. Mục đích việc chiếm đóng nước Đức là: loại trừ vũ
trang Đức, loại trừ khống chế mọi ngành sản xuất công nghiệp của Đức, tiêu diệt
Đảng quốc xã và những tổ chức phụ thuộc nó; cấm chỉ sự phục hồi của chủ nghĩa
quân phiệt và chủ nghĩa quốc xã; bắt giam và xử mọi tội phạm chiến tranh; dân
chủ hóa đời sống chính trị nước Đức làm cho nền kinh tế nước Đức phát triển theo
chiều hướng nông nghiệp và công nghiệp hòa bình [12 ; 211].
Đối với việc tiêu diệt Nhật ở Viễn Đông, Liên Xô bí mật cam kết sẽ tham
gia chiến tranh chống Nhật. Ngày 26/7/1945, Anh, Mĩ, Trung Quốc đã thông qua
và gửi cho Nhật “Tuyên cáo Pốtxđam”, yêu cầu Nhật đầu hàng vô điều kiện. Kết
quả của Hội nghị Pốtxđam là một thắng lợi mới của đường lối đối ngoại hòa bình
của Liên Xô góp phần vào bảo vệ hòa bình và an ninh chung của thế giới. Đây là
Hội nghị cao cấp cuối của ba nước Liên Xô - Mĩ - Anh trong Chiến tranh thế giới
thứ hai.
19



Nhật đã kiệt quệ nhưng vẫn quyết chiến đến cùng, không chấp nhận tuyên
cáo Pốtxđam. Tổng thống Mĩ Truman quyết định thả bom nguyên tử xuống đất
Nhật. Ngày 6/8, quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống thành phố Hirosima làm
14 vạn người chết, tàn phá nặng nề trên một phạm vi lớn. Ngày 8/8, Liên Xô
tuyên chiến với Nhật, Ngày 9/8 với 1,5 triệu Hồng quân cùng một khối lượng lớn
phương tiện chiến tranh tấn công như vũ bão tiêu diệt đội quân Quan Đông. Cùng
ngày, Mĩ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki của Nhật làm
7 vạn người của Nhật Bản thiệt mạng. Ngày 10/8, Nhật Bản chấp nhận “ Tuyên
cáo Pốtxđam” và ngày 15/8, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô phải tiếp tục chiến đấu đến cuối
tháng 8/1945 để đánh bại hoàn toàn đạo quân Quan Đông của Nhật.
Ngày 2/9/1945, Nhật Bản chính thức ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện
trên chiến hạm Mitxuri của Mĩ trên vịnh Tokyo.
1.3 Kết quả của Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945)
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt
nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( bằng tất cả những cuộc
chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại). Trong cuộc chiến này có tới 76 nước
tuyên bố trong tình trạng chiến tranh so với 36 nước trong chiến tranh thế giới thứ
nhất. Do quy mô cuộc chiến như vậy, đã có tới 110 triệu người bị động viên vào
quân đội, hơn 60 triệu người bị giết hoặc bị chết vì chiến tranh ( so với 13 triệu
người chết trong thế giới thứ nhất), hơn 90 triệu người bị thương hoặc bị tàn phế
( so với 20 triệu người trong chiến tranh thế giới thứ nhất).
Số người chết ở 10 nước tham chiến chủ yếu như sau : (cả quân nhân và
thường dân)
Nước

Tổng số người chết

% so với số dân năm

1939

20


Liên Xô
Trung Hoa
Đức
Ba Lan
Nhật Bản
Nam Tư
Pháp
Italia
Anh

[ 15 ; 212 ]

27.000.000
13.500.000
5.600.000
5.000.000
2.200.000
1.500.000
630.000
480.000
382.000
300.000

16,2 %
2.2 %

7%
14 %
3%
10 %
1,5 %
1,2 %
1%
0.3 %

Để thấy được chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô lớn nhất và sức tàn phá
nhất trong lịch sử, chúng ta có thể tham khảo bảng so sánh giữa Chiến tranh thế
giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai như sau:

Số nước tham chiến
Với số dân
Số người được vũ trang
Số người chết
Số người bị tàn phế
Chi phí quân sự
[ 7 ; 168 ]

Chiến tranh thế giới

Chiến tranh thế giới thứ

thứ nhất
38 nước
1.000 triệu
70 triệu
10 triệu

20 triệu
20 tỷ đô la

hai
76 nước
1.700 triệu
110 triệu
60 triệu
28 triệu
935 tỷ đô la

Thất bại về vật chất trị giá gấp hơn 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Chi phí thiệt hại về vật chất theo con số tính toán của các chuyên gia lên tới
4000 tỉ đô la ( so với 360 tỉ của Chiến tranh thế giới thứ nhất). Hàng tram đô thị
lớn bị san bằng : Vacxava ( Ba Lan); Xtalingrat ( Liên Xô); Brexden ( Đức);
Hỉosima và Nagasaki ( Nhật Bản);… Hàng nghìn thành thị, hàng vạn làng mạc bị
tàn phá.
Về tinh thần, những giá trị của nền văn minh nhân loại ( về nhân đạo, về
nhân quyền,… ) bị trà đạp vì tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã ( đối với người

21


Do Thái và một số dân tộc khác ), vì việc dùng bom nguyên tử giết hại dân
thường.
Đó là chưa kể những thiệt hại mà cuộc chiến tranh đã gây ra cho nền sản
xuất của các nước, cũng những nỗi đau thương không thể kể bằng con số mà
những đứa trẻ mồ côi, những người vợ góa, những bà mẹ mất con khắp mọi miền
trên trái đất đã phải chịu đựng.
Nhân đân Liên Xô đã phải gánh chịu hi sinh nặng nề nhất cho cuộc chiến

tranh chống phát xít của nhân dân toàn thế giới. Những trận đánh ác liệt đã diễn ra
trên đất nước Liên Xô suốt 1.418 ngày đêm. Hai mươi triệu người xô viết đã ngã
xuống ( cứ 5 người chết trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì có hai người Liên
Xô ). Tổn thất về vật chất của Liên Xô là khoảng 485 tỉ đô la (tính theo giá trị
1941 ). [ 7 ; 168 ]
Trong lịch sử, chưa từng có một cuộc chiến tranh nào gây cho nhân loại
những tổn thất như vậy.
Nhưng trong lịch sử chưa có một trận thắng nào có tác động mạnh mẽ và
sâu rộng đối với tiến trình lịch sử thế giới như thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến
tranh chống phát xít.
Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu này là bọn phát xít Đức; Italia
và Nhật Bản được sự “dung dưỡng”, “thỏa hiệp của đế quốc phương Tây”. Nhưng
kết quả của cuộc chiến đã đi ngược lại với tính toán của bọn chủ nghĩa đế quốc các thế lực khiêu chiến. Các bọn đế quốc hiếu chiến, từ bọn phát xít đến các nước
đế quốc Anh, Pháp, Mĩ - tất cả đều có chung một mục tiêu là tiêu diệt nước xã hội
chủ nghĩa duy nhất là Liên Xô. Nhưng trái hẳn với ý tưởng ngông cuồng của bọn
phát xít và sự mong đợi của các đế quốc khác, Liên Xô xã hội chủ nghĩa - thành
trì của cách mạng và hòa bình thế giới, đã không bị “tiêu diệt” hoặc kiệt quệ vì
chiến tranh. Liên Xô đã vượt qua mọi thử thách ác liệt của chiến tranh để giành
chiến thắng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã nhanh chóng hàn gắn
22


vết thương và nhanh chóng tiến lên với những bước đi kỳ diệu trên con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa
khác, tạo thành một hệ thống quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa. Trên đường truy
kích và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng hàng
loạt các nước châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân
lao động các nước Ba Lan, Bungari, Rumani, Hunggari, Anbani, Tiệp Khắc dưới
sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản đánh bại các thế lực phản động trong nước, lập

nên chính quyền dân chủ nhân dân, đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ
nghĩa. Sự thủ tiêu phát xít Đức ở miền Đông Đức và sự ra đời của nước Cộng hòa
dân chủ Đức ( tháng 10/1949 ) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc
củng cố mặt trận xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình ở châu Âu
và toàn thế giới. Thắng lợi của cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt
Nhật không những bảo vệ đước nước Liên Xô và nước Cộng hòa nhân dân Mông
Cổ khỏi nguy cơ bị chúng xâm lược, mà còn tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc ở một loạt nước châu Á như Trung Quốc, Triều
Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Miến Điện… và mở đường cho một
số nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của hệ thống thế giới các nước xã hội
chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là bước nhảy vọt của lịch sử.
Đây là thắng lợi vĩ đại của loài người tiến bộ, là đóng góp hết sức to lớn của
các nước bị phát xít chiếm đóng. Các cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị
chiếm đóng ở châu Âu, châu Á,… đã gây cho quân phát xít tổn thất không nhỏ,
đẩy chúng vào tình huống lúng túng, góp phần cùng quân Đồng Minh tiêu diệt
hoàn toàn chúng.
Tuy nhiên, lực lượng chống phát xít chủ yếu là Liên Xô, Mĩ, Anh và phần
nào có Pháp. Đây là những nước có quân đội mạnh, được trang bị tối tân, lại có
nền kinh tế vững vàng, đã giáng những đòn nặng nề và quyết định vào lực lượng
23


phát xít ở châu Âu, ở Bắc Phi và Viễn Đông, loại dần từng nước phát xít ra khỏi
cuộc chiến. Trong những lực lượng này, Liên Xô giữ vai trò một lực lượng đi đầu
và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh. Thắng lợi
vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít đã đẩy chủ nghĩa tư bản thế giới lao sâu
hơn nữa vào cuộc tổng khủng hoảng của nó. Ba nước đế quốc Đức, Italia, Nhật
Bản bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh và chịu thất bại thảm hại. Các nước đế
quốc Anh, Pháp tuy ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế kể chiến tháng, nhưng
cũng bị chiến tranh làm suy yếu nghiêm trọng. Chỉ có đế quốc Mỹ lợi dụng tình

thế để kiếm lợi nhuận trong chiến tranh đã trở thành tên đế quốc phát triển nhất.
Tình hình đó nói lên sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo thời cơ thuận lợi
cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc bị áp bức trong các nước thuộc địa
và phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Chiến tranh
gây nên tình trạng khủng hoảng của nền thống trị thực dân, tạo thời cơ cho phong
trào giải phóng dân tộc phát triển thắng lợi. Nếu trong chiến tranh thế giới thứ
nhất chỉ đưa đến kết quả là bọn đế quốc thực dân chia lại thuộc địa và các khu ảnh
hưởng trên phạm vi thế giới, thì ngay trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều dân
tộc đã đứng lên chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân, giành quyền làm
chủ vận mệnh Tổ quốc. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc đã bùng lên
thành một cao trào mạnh mẽ từ châu Á sang châu Phi và Mĩ Latinh. Toàn bộ hệ
thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa đế quốc thiết lập nên từ nhiều thế kỷ trước đến
nay về căn bản đã bị sụp đổ.
Như vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để lại hậu quả nặng nề cho
các nước đế quốc, nhưng kết quả của cuộc chiến có tắc đông mạnh mẽ và tạo thời
cơ cho các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh giành đức
nhiều thắng lợi.
1.4 Tính chất và ý nghĩa của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
24


* Tính chất
Trong cuộc đại chiến thế giới thứ hai, Hitle đã rất khéo léo tung hoả mù làm
cho các nước tư bản chủ nghĩa tin rằng Đức tấn công Liên Xô chứ không phải tấn
công bất cứ nước nào khác. Vì Liên Xô là nước duy nhất theo chủ nghĩa xã hội, là
vật cản của chủ nghĩa tư bản nên bất cứ nước nào trong giới tư bản đều muốn tiêu
diệt Liên Xô. Thứ hỏa mù đó khéo tới mức Đức tiến đánh Ba Lan thì quân Pháp
vẫn diễn “trò hề chiến tranh”, vẫn tin rằng Đức chuyển hướng sang tấn công Liên
Xô. Vì thế, trong giai đoạn đầu của chiến tranh bất kể là Đức, Nhật, Italia hay

Pháp, Anh, Mĩ…tham chiến đều muốn giành lợi lộc, phá vỡ sự an ninh hoà bình
thế giới hòng tước bỏ mọi quyền sống của con người. Đó là điều hết sức phi
nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả châu Âu tư bản chủ nghĩa đều bị nghiền
nát dưới bánh xe của chủ nghĩa phát xít Đức. Thảm kịch đó của nước Pháp và
châu Âu tư bản chủ nghĩa là kết quả hợp lôgic của chính sách đối nội phản nước
hại dân và chính sách đối ngoại thoả hiệp với chế độ phát xít.
Cho tới khi Liên Xô bị các nước phát xít xâm chiếm tham gia chiến đấu
chống lại chủ nghĩa phát xít thì tính chất của cuộc chiến tranh đã có sự thay đổi.
Nó đã trở thành cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân yêu chuộng hoà bình đứng
lên đánh đổ áp bức bóc lột và nô dịch của bọn phát xít.
* Ý nghĩa
Trong lịch sử chưa có cuộc chiến tranh nào gây cho nhân loại những tổn
thất lớn như vậy. Và trong lịch sử cũng chưa từng có một trận thắng nào có tác
động mạnh mẽ và sâu rộng đối với tiến trình lịch sử thế giới như thắng lợi vĩ đại
của cuộc chiến tranh chống phát xít, không thể một lúc đã có thể đánh giá được
hết ý nghĩa của sự tác động này.
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử quan trọng
đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. Các nước
xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và trở
25


×