Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.57 KB, 54 trang )

Chương 1

TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I.ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen đã chỉ ra rằng thế giới
luôn vận động, ông đã chia sự vận động của thế giới ra năm hình thức cơ bản
bao gồm: vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hóa học; vận động sinh
học và vận động xã hội. Trên cơ sở các hình thức vận động như trên tạo thành
cơ sở để phân chia thành các khoa học cụ thể. Trong đó khoa học nghiên cứu về
các dạng vận động của thế giới tự nhiên gọi chung là nhóm khoa học tự nhiên,
khoa học nghiên cứu về các dạng vận động của xã hội thuộc về nhóm khoa học
xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bên cạnh đó còn
xuất hiện các khoa học nghiên cứu các dạng vận động mang tính trung gian
chuyển tiếp từ dạng vận động này sang dạng vận động khác. Trong số các khoa
học nghiên cứu mang tính trung gian đó khoa học tâm lý chính là một dạng
nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động
xã hội, nghiên cứu mối quan hệ vận động giữa thế giới khách quan bên ngoài
vào não con người sinh ra hiện tượng tâm lý – hiện tượng mang tính tinh thần ở
con người.
Về mặt thuật ngữ, tâm lý học trong tiếng Latin là Psychologie, trong đó
Psyche được hiểu là “linh hồn” hay “tinh thần” còn logos nghĩa là “học thuyết”
hay “khoa học”. Do vậy, Psychologie được hiểu là khoa học về linh hồn hay
khoa học về tinh thần.
Tâm lý học nghiên cứu tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong
đầu óc con người trong quá trình tác động giữa con người với thế giới khách
quan. Những hiện tượng tinh thần này ở người gọi chung là hoạt động tâm lý.
2. Nhiệm vụ của tâm lý học


Trên cơ sở phát triển của khoa học tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản là


nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý trên các phương diện: các quy luật
nảy sinh và phát triển tâm lý; cơ chế diễn biến và thể hiện của tâm lý; mối quan
hệ giữa các hiện tượng tâm lý.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của tâm lý học bao gồm:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan tạo ra tâm lý ở người.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý ở người.
+ Chức năng, vai trò của tâm lý trong đời sống cũng như hoạt động của
con người.
II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC
1. Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
Con người là động vật phát triển cao nhất trong sự tiến hóa của thế giới sự
sống. chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: con người có thể phân biệt với con
vật ở văn hóa, tôn giáo … ở bất cứ thứ gì cũng được, nhưng con người phân biệt
với con vật ngay từ khi con người biết tạo ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Về mặt tinh thần, thành tựu của lịch sử đã chỉ ra rằng ngay từ thời nguyên
thủy đã xuất hiện quan niệm về “hồn”, “linh hồn” và cuộc sống của “hồn”
“phách” sau khi chết. Đến thời cổ đại, quan niệm về “hồn”, “phách” và cuộc
sống của nó sau khi con người chết có ở cả phương Đông và phương Tây.
Trong triết học Phật giáo, con người được sinh ra từ “ngũ uẩn” bao gồm:
sắc, thụ, tưởng, hành, thức, trong đó sắc tương ứng với xương thịt còn tinh thần
là do bốn yếu tố còn lại hợp thành do vậy phải giữ được tâm tĩnh trong quan hệ
với thế giới bên ngoài thì con người mới có cơ hội giải thoát.
Trong triết học Nho giáo, Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN) nói đến “tâm”
con người gồm “nhân, lễ, trí, dũng” sau này các học trò của ông nêu lên các
phẩm chất cơ bản trong tâm của con người là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Mạnh Tử


thì cho rằng, bản tính con người khi sinh ra là thiện, nhưng quá trình tương tác
với bên ngoài làm cho tính thiện mất dần đi, cần phải có giáo dục để giữ cho
tính thiện bền vững, ngược lại Tuân Tử thì lại cho rằng bản tính con người vốn

là ác, do vậy cũng cần giáo dục để con người trở lên thiện.
Ở phương Tây, nhà triết học Scrates (469 – 399 Tr.CN) đã đưa ra câu nói
nổi tiếng “con người hãy tự biết mình”. Đây được coi là định hướng trong sự
phát triển tâm lý học vì ông đã nêu ra được nhiệm vụ của nhận thức chính là con
người cần phải hiểu biết về chính bản thân mình.
Nhà triết học duy tâm khách quan Platon (427 -347 Tr.CN) thì cho rằng
“thế giới ý niệm” là nguồn gốc của vạn vật, linh hồn con người cũng được sinh
ra và trú ngụ trong thế giới ý niệm trước khi có thể xác. Do vậy, tâm hồn có
trước mọi hành động, hoạt động của con người chỉ là sự “hồi tưởng” “mô
phỏng” lại những gì đã có của thế giới ý niệm. Ông cũng chia tâm hồn con
người thành ba loại là tâm hồn trí tuệ, tâm hồn dũng cảm và tâm hồn khát vọng.
trong đó tâm hồn trí tuệ và tâm hồn dũng cảm có ở tầng lớp quý tộc, còn tầng
lớp nô lệ chỉ có tâm hồn khát vọng.
Ngược lại với Platon, Aristotle (384 – 322 Tr.CN) lại cho rằng tâm hồn
gắn liền với thể xác, tâm hồn là cái có ở cả thực vật lẫn động vật. Theo ông, có
ba loại tâm hồn là tâm hồn dinh dưỡng; tâm hồn cảm giác; và tâm hồn suy nghĩ.
Thực vật chỉ có tâm hồn dinh dưỡng, động vật có cả tâm hồn dinh dưỡng và tâm
hồn cảm giác còn ở người thì có cả ba loại tâm hồn trên.
Trong thời cổ đại cũng có những quan điểm duy vật coi tâm hồn là sản
phẩm của vật chất. Theo Talet (624 – 547 Tr.CN) cho rằng tâm hồn con người
cũng như vạn vật do nước sinh ra, Hêraclit (540 – 370 Tr.CN) cho rằng tâm hồn
con người là sản phẩm do lửa sinh ra. Đỉnh cao trong quan niệm duy vật thời cổ
đại là quan niệm của nhà vật lý học Đêmôcrit (460 – 370 Tr.CN) cho rằng mọi
vật đều được sinh ra từ nguyên tử. Nguyên tử là đồng nhất về chất và đa dạng về
hình dạng, tâm hồn con người cũng do nguyên tử sinh ra, tâm hồn được tạo ra từ


những nguyên tử hình cầu nên dễ chuyển động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể
cơ thể vận động biến đổi. Quá trình sống con người trao đổi các nguyên tử thông
qua quá trình hít thở và đó là cơ sở có được sự biến đổi trong tâm hồn con người.

Tuy nhiên, trong thời cổ đại do khoa học còn kém phát triển nên những
hoạt động tâm lý, ý thức, tính cách con người vẫn chưa thể giải thích được. Nhìn
chung những tư tưởng về tâm lý vẫn mang tính chất phác và duy tâm.
2. Những tư tưởng tâm lý học thế kỷ XVII, XVIII
Trong suốt thời kỳ trung cổ, sự thống trị của giáo hội công giáo làm cho
những tư tưởng khoa học không có điều kiện phát triển, những tư tưởng về tâm
lý học mang tính chất thần bí nhằm mục đích chứng minh cho sự tồn tại của
chúa trời và tính đúng đắn của tín điều kinh thánh. Từ thế kỷ XVII, khoa học tự
nhiên có bước phát triển, con người có được những điều kiện tìm hiểu quan sát
hành vi của mình. Do vậy những câu hỏi như: tâm lý con người sinh ra từ đâu,
tại sao có sự khác biệt tâm lý giữa con người với con người và giữa con người
với con vật? lại được đặt ra và giải quyết.
Nhà bác học người Pháp R.Descarter (1596 – 1650) người theo trường
phái nhị nguyên cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại.
Ông đưa ra qua điểm về phản xạ để giải thích cho những hành động của con
người và con vật. Theo ông, cơ thể con người phản xạ trước tác động cũng
giống như một cỗ máy, còn về tâm hồn, tư tưởng của con người thì chúng ta
không thể biết được mà nó vẫn chịu sự điều khiển của lý tính tối cao.
Nhà triết học người Anh J.Locke (1632- 1704) là người đầu tiên đề cập
đến tâm lý học kinh nghiệm. Ông cho rằng để hiểu được tâm lý phải dựa trên
kinh nghiệm. theo ông kinh nghiệm có hai loại là: Kinh nghiệm bên ngoài là do
tác động bên ngoài lên các giác quan gây ra và kinh nghiệm bên trong là do ý
thức từ bên trong gây ra. Con người chỉ biết được kinh nghiệm bên ngoài mà
không thể biết được kinh nghiệm bên trong.


Sang thế kỷ XVIII nhà triết học Đức Vôn phơ đã chia nhân chủng học
thành hai loại là khoa học về cơ thể và khoa học về tâm hồn gọi là tâm lý học.
Ông cũng cho xuất bản hai cuốn sách “Tâm lý học kinh nghiệm” và “tâm lý học
lý trí”, ông được coi là người đầu tiên đặt ra tên gọi chính thức tâm lý học.

Thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm
và duy vật xoay quanh vấn đề tâm và vật.
+ Trong khi các nhà triết học duy tâm như G. Béccơli (1685 – 1753) E.
Makhơ (1838 – 1916) phủ nhận sự tồn tại thực của thế giới cho rằng thế giới chỉ
là sự phức hợp của cảm giác, hay như D. Hium(1711 – 1776) coi thế giới là
“kinh nghiệm chủ quan”. Nhưng nguồn gốc của kinh nghiệm, tâm lý là do đâu, họ
vẫn cho rằng con người không thể biết. Đến G. Hêgel (1770 – 1831) với thuyết “ý
niệm tuyệt đối”, ông cho rằng tất cả là do sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối.
+ Các nhà triết học và tâm lý học duy vật đã đưa chủ nghĩa duy vật lên
một bước cao hơn: theo B.Spinôda (1632 -1667) thì tất cả các sự vật đều có tư
duy. Lametri (1709 – 1751) cho rằng chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn
Canbanic (1757 – 1808) khẳng định não tiết ra tư tưởng cũng giống như gan tiết
ra mật. Đến L. Phơ bách (1804 – 1872) thì quan niệm: tinh thần, tâm lý là sản
phẩm của bộ não – cấu trúc vật chất phát triển đến độ cao nhất, tinh thần không
thể tách rời khỏi bộ não.
3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
Sang thế kỷ XIX sự phát triển của khoa học đặc biệt các khoa học về cơ
thể như sinh vật học, sinh lý học giác quan, sinh lý học bộ não… cùng với các
thành tựu của khoa học như thuyết tiến hóa của S. Đác uyn (1809 -1882), thuyết
tâm sinh lý học giác quan của Hemhôn (1821 -1894), thuyết tâm – vật lý học
của Phéc nơ (1801 – 1887) và Vêbe (1795 – 1911), thuyết tâm lý học phát sinh
của Ganton (1822 – 1911) … đã tạo điều kiện để tâm lý học trở thành một khoa
học độc lập.


Mốc đánh dấu cho sự phát triển của tâm lý học chính là vào năm 1879 nhà
tâm lý học người Đức là Vôn tơ (1832 – 1920) đã thành lập ra phòng thí nghiệm
tâm lý học đầu tiên trên thế giới, đến năm 1880 trở thành viện tâm lý học cho
phép xuất bản các tạp chí chuyên nghiên cứu về tâm lý học. Ông quan tâm đến
các khối cấu trúc của trí tuệ, chính thức định nghĩa tâm lý học là bộ môn nghiên

cứu kinh nghiệm hữu thức. Vôn tơ cũng chuyển từ việc coi ý thức chủ quan là
đối tượng của tâm lý học và con đường để nghiên cứu ý thức là các phương
pháp nội quan, tự quan sát, ông chuyển sang nghiên cứu tâm lý ý thức một cách
khách quan bằng quan sát, thực nghiệm và đo đạc… ngoài ra trong nghiên cứu
của mình Vôn tơ còn xây dựng một mô hình nhận thức được coi là lý thuyết kết
cấu, mô hình nhận thức này chú trọng đến các yếu tố căn bản làm nền tảng cho
tư duy, ý thức tình cảm và các trạng thái tâm lý. Cùng thời với Vôn tơ ở Mỹ W.
James cũng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý cho riêng mình tạo thành cơ sở để
nhiều nước khác lập ra các phòng nghiên cứu tâm lý sau này.
4. Các quan điểm cơ bản của tâm lý học hiện đại
Sang đầu thế kỷ XX, nhiều dòng tâm lý học khác nhau mang tính khách
quan đã ra đời như: như tâm lý học hành vi, tâm lý học cấu trúc, tâm lý học phân
tâm, tâm lý học nhân văn, tâm lý hcj hoạt động tạo nên sự phát triển vượt bậc
của tâm lý học.
4.1. Tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi hay còn được gọi là thuyết hành vi được nhà tâm lý
học J. Oatsơn sáng lập. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi của cơ thể.
Theo Oatsơn bất kỳ hành vi nào ở cả động vật và con người đều được xem là
tổng hợp các phản ứng của cơ thể trước tác động từ bên ngoài. Mối quan hệ giữa
hành vi và tác động bên ngoài được ông mô tả thành công thức:
S–R


(Stimulant - Reaction)
Kích thích – Phản ứng
Điểm tiến bộ trong tâm lý học hành vi của Oatsơn là ông đã coi hành vi
ngoại cảnh là yếu tố quyết định đến tư tưởng, tâm lý; hành vi có thể quan sát
khách quan và có thể điều khiển hành vi theo phương pháp thử - sai để đi đến
các kết luận khách quan. Nhưng hạn chế của thuyết này là đã quan niệm một
cách máy móc, cơ học về hành vi, đánh đồng hành vi của con người và con vật

phủ nhận đi tính tự giác, sáng tạo và năng động của con người.
Về sau những người tiếp tục thuyết hành vi của Oatsơn như C.L. Hull
(1884 – 1952); E.C. Tolman (1886 – 1959) hay B.F Skinner (1904 – 1990) đã bổ
sung vào những nhân tố trung gian: nhu cầu, kinh nghiệm sống của con người,
hành vi tạo tác operant vào công thức nghiên cứu của Oat sơn:
S- O – R
4.2. Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestall)
Trường phái tâm lý học này được lập ra bởi các nhà tâm lý học người Đức
như Vécthaimơ (1880 – 1943), Cô lơ (1887 – 1967) và Copca (1886 – 1947).
Các nhà tâm lý học thuộc trường phái này từ việc nghiên cứu các quy luật
của tri giác, của tư duy với các thuộc tính về tính trọn vẹn, tính ổn định họ đi
đến khẳng định:
+ Con người ta có cấu trúc trọng vẹn nên bao giờ cũng phản ánh có tính
chất trọn vẹn.
+ Các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý con người do các cấu trúc
tiền định của não quyết định.


+ Trong tư duy sẽ có lúc bừng sáng do cấu trúc nhưng vì sao và bừng
sáng như thế nào thì họ không giải thích.
Điểm hạn chế của trường phái này là ở chỗ cho rằng ý thức không thể
phân tích được, tâm lý, ý thức không phải là kết quả của sự thành lập tạm thời
trong vỏ não khi tiếp nhận tác động từ ngoài mà do cấu trúc bên trong có sẵn của
vỏ não. Các nhà tâm lý học cấu trúc không chú ý nhiều đến kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm xã hội hay nói cách khác là không chú ý đến bản chất xã hội của tâm lý.
4.3. Phân tâm học
Thuyết phân tâm học được xây dựng bởi bác sỹ người Áo S. Freud (1856
-1939). Điểm nổi bật trong học thuyết của Frued là ông chia nhân cách con
người thành ba khối: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng
vô thức thuần tính động vật như: ăn uống, tình dục, tự vệ trong đó bản năng tình

dục là cái quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người. Ông
cũng cho rằng cái ấy tồn tại tuân theo nguyên tắc đòi hỏi và cần được thỏa mãn
đáp ứng. Cái tôi là con người thường ngày với văn hóa, đạo đức và có ý thức,
tồn tại hiện thực dưới sự chi phối của yếu tố văn hóa, đạo đức và quy định pháp
luật. Cái tôi theo Frued là cái bề ngoài mang tính giả tạo của nhân cách bên
trong. Cái siêu tôi – là cái lý tưởng không bao giờ vươn tối được của con người,
hoạt động của cái siêu tôi mang tính chèn ép, kiểm duyệt đời sống tâm lý của
con người không phản ánh đúng tâm lý và hành vi con người.
Điểm hạn chế trong phân tâm học của Frued chính là đề cao thai quá yếu
tố bản năng, phủ nhận vai trò của ý thức, bản chất xã hội đối với tâm lý của con
người dẫn đến không thấy được sự khác biệt về tâm lý giữa con người và động vật.
4.4. Tâm lý học nhân văn
Sáng lập trường phái này là hai nhà tâm lý học C. Rogers (1902 -1987) và
A. Maslow (1908 – 1970). Các nhà tâm lý học nhân văn cũng giống như Mạnh
Tử quan niệm bản chất con người là tốt, con người vốn có tính thiện, lòng vị tha


nếu đặt họ trong môi trường phát triển lành mạnh họ sẽ biểu hiện và đối xử với
mọi người theo khuynh hướng thân thiện, hòa hợp. Trong mối quan hệ giữa con
người với con người và con người với xung quanh họ có xu hướng tự thể hiện
mình, họ sẽ tìm cách để thể hiện mình theo hướng thiện với mọi người xung
quanh. Maslow đã đưa ra năm nhu cầu cơ bản của con người từ thấp đến cao,
các nhu cầu càng cao thì tính người biểu hiện càng rõ ràng:
Nhìn chung quan niệm của các nhà tâm lý học nhân văn mang tính tíc cực
khi đánh giá về tâm lý người nhưng họ quá tuyệt đối hóa mặt tích cực mà không
nhìn thấy tính hai mặt cũng như những yếu tố bản năng ở con người, đặc biệt họ
không thấy được sự tác động của hoàn cảnh đến sự thay đổi tâm lý nói riêng và
bản chất con người nói chung họ chưa đạt đến quan niệm về bản chất con người
một cách khoa học.
4.5. Tâm lý học nhận thức

Đại diện cho trường phái tâm lý này là nhà tâm lý học người Thụy Sĩ J.
Piaget (1896 – 1989) và nhà tâm lý học người Mỹ J. Bruner. The các nhà tâm lý
học nhận thức đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là hoạt động nhận thức. Các
ông nghiên cứu tâm lý con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể
và với não bộ.
Piaget đưa ra quan niệm “nhận thức di truyền”, ông cho rằng tri thức con
người phát triển theo sự phát triển của cơ thể mang tính sinh vật và kinh nghiệm
nghĩa là tri thức con người tăng lên về tuổi tác thì khả năng nhận thức và tri thức
càng tăng. Ông phân loại quá trình phát triển thành bốn giai đoạn: Giai đoạn
cảm giác vận động (mới sinh – 2 tuổi); giai đoạn tiền thao tác (2- 7 tuổi); giai
đoạn thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi); giai đoạn thao tác hình thức (từ 11 – chết). Về
cơ bản trường phái tâm lý này đã có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực
nhận thức họ thấy được vai trò của nhận thức đối với tâm lý và đưa đến những
đóng góp trong nghiên cứu về tri giác, tư duy, ngôn ngữ ở những giai đoạn phát
triển của cá thể. Nhưng về cơ bản họ vẫn coi nhận thức con người là quá trình tăng


lên đơn thuần về lượng gắn liền với tuổi tác, chưa thấy được tính năng động sáng
tạo của ý thức cũng như chưa thấy được tính thực tiễn của quá trình nhận thức.
4.6. Tâm lý học hoạt động
Dòng tâm lý này được sáng lập bởi các nhà tâm lý học người Nga như
L.X. Vưgốtxki (1896 – 1934), X.L. Rubinstein (1902 – 1960), A.N. Leonchiev
(1903 – 1979), A.R. Luria ( 1902 – 1977). Các nhà tâm lý học này đã dựa trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào
não con người thông qua hoạt động của chủ thể. Tâm lý người mang bản chất xã
hội và tính lịch sử bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản:
+ Coi tâm lý là hoạt động;
+ Tâm lý diễn ra theo nguyên tắc gián tiếp ;
+ Tâm lý mang tính lịch sử và bản chất xã hội ;
+ Tâm lý là sản phẩm của não.

III. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
1. Bản chất của tâm lý người
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.
1.1.Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người mang tính
chủ thể
* Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người:
Tâm lý người không phải do thượng đế sinh ra, cũng không đơn thuần do
não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiện
thực khách quan vào não con người.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất đang tồn tại và vận
động. Phản ánh là sự tái tạo đặc điểm ở hai hay nhiều hệ thống vật chất khi
chúng tác động qua lại lẫn nhau.


Phản ánh có nhiều hình thức :
+ Phán ánh cơ học. Ví dụ : Viên phấn viết lên bảng đen để lại vết phấn
trên mặt bảng và ngược lại bản đen để lại vết trên viên phấn (vết mòn).
+ Phản ánh vật lý : Ví dụ, mặt gương hoặc mặt nước phản chiếu lại tia nắng.
+ Phản ánh hóa học. Ví dụ : Miếng sắt để ngoài trời ẩm bị ô xi hóa.
+ Phản ánh sinh học :
+ Phản ánh tâm lý .
- Phản ánh tâm lý là dạng phản ánh đặc biệt : Nó không phải là dạng phản
ánh thụ động về sự vật hiện tượng mà phản ánh tâm lý mang tính vô cùng phong
phú đa dạng, phức tạp và mang tính tích cực.
- Tâm lý là chức năng của não, não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh và
tồn tại của tâm lý, không có não thì không có tâm lý.
* Tâm lý người mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân :
+ Cùng hiện thực khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau, xuất
hiện hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.

+ Cùng hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể nhưng ở thời điểm
khác nhau, hoàn cảnh, trạng thái khác nhau, sắc thái khác nhau.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và
thể hiện nó rõ nhất.
1.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
* Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người:
Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Tâm lý là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào não người, do vậy nguồn gốc của nó là thế giới
khách quan là “vật chất được di chuyển vào não người và được cải biến đi ở
đó”. Nội dung của phản ánh tâm lý là các mối quan hệ xã hội, chính các mối
quan hệ đã quyết định bản chất tâm lý con người.
+ Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người
trong các mối quan hệ xã hội. Con người luôn tồn tại trong một xã hội nhất định,


không có con người tách rời khỏi xã hội của mình. Trong quá trình sống con
người tiếp thu được các kinh nghiệm và tri thức và biến nó thành cái riêng của
mình để tạo nên tâm lý cá nhân.
+ Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội và tiếp thu vốn
kinh nghiệm xã hội và văn hóa thông qua các hoạt động xã hội giao tiếp như
giáo dục, vui chơi, lao động và công tác xã hội.
+ Tâm lý xã hội luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội.
2. Chức năng của tâm lý
Tâm lý con người tham gia vào quá trình điều hành hoạt động của con
người, chính vì vậy tâm lý biểu hiện ở các chức năng cơ bản sau:
+ Tâm lý định hướng cho hành vi, hoạt động của con người. Tâm lý
hướng đến xác định động cơ, mục đích của hoạt động.
+ Tâm lý có thể thúc đẩy lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục khó
khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc có thể kìm hãm hoạt động của con người.
+ Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế

hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành để đem lại hiệu quả.
+ Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục tiêu đã
xác định và phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế.
3. Phân loại hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý:
- Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tồn tại của các hiện tượng tâm lý
trong nhân cách. Hiện tượng tâm lý được chia thành ba loại:
+ Quá trình tâm lý, là hiện tượng tâm lý có quá trình nảy sinh, diễn biến
kết thúc có thời gian tồn tại tương đối ngắn nhằm biến những tác động bên ngoài
thành hình ảnh tâm lý. VD: cảm giác vui mừng khi nhìn thấy một giọt mưa rơi.
+ Trạng thái tâm lý là là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian
tương đối dài, có mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Ví dụ: trạng thái chú ý,
trạng thái tập trung, trạng thái quyết tâm say sưa…
+ Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó
hình thành nhưng cũng khó mất đi tạo thành những nét riêng của nhân cách.
VD: tính cách, xu hướng, năng lực, khí chất.
- Căn cứ vào ý thức con người về những hiện tượng tâm lý, người ta chia
các hiện tượng tâm lý thành:
+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng tâm lý đã được
nhận thức. VD: hiện tượng vui, buồn, tức giận…


+ Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức là những hiện tượng tâm lý vẫn
diễn ra nhưng con người chưa hoặc không kiểm soát được. VD: hiện tượng vô
thức, ngủ mơ, mộng du…
- Căn cứ vào mức độ năng động của các hiện tượng tâm lý người ta chia
thành:
+ Hiện tượng tâm lý sống động là hiện tượng tâm lý thể hiện trong hành
vi và hoạt động. VD: trạng thái hứng thú khi tham gia một trò chơi vui nhộn,
đau khổ khóc lóc khi gặp đau buồn…

+ Hiện tượng tâm lý tiềm tàng là hiện tượng tâm lý tích đọng trong sản
phẩm hoạt động. VD: Khi một họa sĩ sống trong môi trường, hoàn cảnh buồn
chán thì các sản phẩm hội họa họ tạo ra cũng có những nét tương tự.
- Căn cứ mức độ thể hiện phổ biến người ta chia thành tâm lý cá nhân và
tâm lý xã hội. VD: tâm lý của một người và phong tục tập quán của một cộng
đồng, mốt thời trang của giới trẻ.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
1. Các nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lý
*/ Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Để nghiên cứu được các hiện tượng tâm lý một cách chính xác đòi hỏi
phải lấy chính các hiện tượng tâm lý làm đối tượng nghiên cứu không được
thêm bớt trong quá trình nghiên cứu.
*/ Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: nguyên tắc này yêu
cầu khi nghiên cứu tâm lý phải dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng coi ngồn gốc của các hiện tượng tâm lý là từ hiện thực khách quan, bản
chất tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ
thể và mang bản chất xã hội – lịch sử.
*/ Nguyên tắc phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý con người đều có quá
trình nảy sinh, tồn tại biến đổi do vậy phải nghiên cứu tâm lý gắn liền với sự vận
động phát triển của nó không được xem nó là hiện tượng chết cứng, đứng im,
bất biến.
*/ Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự liên hệ giữa
chúng với các hiện tượng khác: Tâm lý không tồn tại tách khỏi nhân cách và các
điều kiện tự nhiên, xã hội vì vậy khi nghiên cứu không được tách rời, biệt lập
mà phải đặt nó trong mối liên hệ với nhau và với những điều kiện và hoàn cảnh
mà nó đã nảy sinh, tồn tại.


*/ Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động: Tâm lý, ý
thức không tách rời khỏi hoạt động, nó được hình thành, bộc lộ và phát triển trong

hoạt động và có chức năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Do đó, nghiên cứu
tâm lý phải thông qua hoạt động, diễn biến và sản phẩm của hoạt động.
2. Những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu tâm lý
a/ Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát trong tâm lý là quá trình nghiên cứu sử dụng các
giác quan để tri giác các hiện tượng tâm lý nhằm thu được các thông tin cần thiết
trong hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.
Đối tượng quan sát là các biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý (hành động,
cử chỉ, vẻ mặt, dáng điệu, ngôn ngữ…) trong điều kiện nhất định nào đó để kết
luận về trạng thái hay quá trình tâm lý.
Ví dụ: nghiên cứu hứng thú của người học thông qua quan sát cử chỉ,
hành vi và thái độ của người học trong giờ học.
b/ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là là phương pháp nghiên cứu tâm lý
sử dụng phiếu hỏi với một số lượng câu hỏi đặt ra cho một số đối tượng nghiên
cứu nhằm thu thập thông tin chủ quan của họ về hiện tượng hay quá trình tâm lý
đang nghiên cứu.
c/ Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lý là phương pháp mà
người nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu sau khi
đã loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên.
Thực nghiệm có thể tiến hành tự nhiên (dựa vào điều kiện có sẵn, hoàn
cảnh sinh hoạt, học tập, công tác bình thường của đối tượng được nghiên cứu để
thực hiện). Thực nghiệm trong phong thí nghiệm là thực hiện tạo ra những điều
kiện nhân tạo để làm nảy sinh hay phát triển một hiện tượng tâm lý nào đó để
nghiên cứu.
d/ Phương pháp trắc nghiệm test
Trắc nghiệm (test) tâm lý là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về
kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách thức tiến hành nhằm chuẩn đoán
tâm lý.

e/ Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động


Phương pháp này sử dụng những sản phẩm do con người tạo ra để nghiên
cứu về tâm lý, bởi vì quá trình con người làm ra sản phẩm cũng là quá trình con
người “xuất tâm” vào sản phẩm.
f/ Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý bằng cách đặt ra những câu hỏi trực tiếp
cho đối tượng nghiên cứu khi trao đổi nhằm thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Chương II
CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ
Trong sự phát triển của con người, sự nảy sinh và phát triển của tâm lý, ý
thức, trí tuệ… luôn gắn liền với sự nảy sinh và phát triển hệ thần kinh , mà đỉnh
cao là não bộ. Không có não và sự tác động của thế giới khách quan lên não thì
không có tâm lý. Não là cơ sở vật chất, là cơ sở tự nhiên của tâm lý. Hoạt động
của não là cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý.
1. Cấu trúc não bộ
Não bộ con người gồm các phần: Hành tủy; cầu não; não giữa; não trung
gian; tiểu não; bán cầu đại não.
Phần bán cầu đại não bao gồm vỏ não và các hạch dưới của vỏ não. Vỏ
não ở vị trí cao nhất của não bộ, ra đời muộn nhất trong tiến trình phát triển của
não nhưng lại là tổ chức vật chất cao nhất, tinh vi nhất, phức tạp nhất. Bán cầu
đại não được chia thành bán cầu não phải điều khiển phần bên trái cơ thể đảm
nhiệm và xử lý thông tin về những lĩnh vực như âm nhạc, sáng tạo, mộng mơ,
tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, quan hệ không gian, kích thước…Bán cầu não
trái điều khiển phần cơ thể bên phải, đảm nhận và xử lý những thông tin như lập
luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số, sự kiện…
Chức năng chung phần dưới vỏ là dẫn truyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộ
phận nọ sang bộ phận kia và từ trên xuống; điều khiển các vận động, sự thăng

bằng khi vận động, hoạt động các tuyến nội tiết, các cơ quan nội tạng và một
phần hoạt động định hướng vùng não trung gian, đảm bảo sự thực hiện các phản
xạ không điều kiện phức tạp.
2. Vấn đề định khu các chức năng tâm lý trong não
Đây là vấn đề hết sức phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. Tâm lý
học theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: trên vỏ não có nhiều miền


(vùng) mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng. Tuy
nhiên mỗi quá trình tâm lý xảy ra đều có sự phối hợp cơ động của nhiều miền
trên bán cầu đại não.

1. Vùng thị giác; 2. Vùng thính giác; 3. Vùng vị giác; 4. Vùng cảm giác cơ thể
(da, cơ, khớp); 5. Vùng vận động; 6. Vùng viết ngôn ngữ; 7. Vùng núi ngôn ngữ;
8. Vùng nghe hiểu biết tiếng nói; 9. Vùng nhìn hiểu chữ viết
2. Hoạt động thần kinh cấp cao
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Hoạt động thần kinh cấp thấp: là hoạt động bẩm sinh do thế hệ trước
truyền lại, nó khó thay đổi hoặc ít thay đổi. Cơ sở của hoạt động thần kinh cấp
thấp là phản xạ không điều kiện.
- Hoạt động thần kinh cấp cao: là hoạt động của não để thành lập phản xạ
có điều kiện, ức chế hoặc dập tắt chúng.
- Quá trình hưng phấn: là quá trình thần kinh thực hiện tăng độ mạnh của
một hay nhiều phản xạ.
VD: Khi ta nghe một người kể chuyện hấp dẫn ta quay mặt về phía người
ấy, mắt chăm chú nhìn người ấy, tai lắng nghe…
Quá trình ức chế: là quá trình thần kinh nhằm làm mất hoặc yếu đi tính
hưng phấn của tế bào thần kinh.



Ví dụ: tiếng hát của nhạc nhẹ đều đều làm cho ta dần chìm vào giắc ngủ,
tiếng ồn ào kéo dài gây sự căng thẳng, mệt mỏi.
- Phản xạ là phản ứng tất yếu hợp quy luật của cơ thể đối với kích thích
của bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh.
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, nó tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của con người.
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá nhân
đáp ứng với tác động từ thế giới bên ngoài, là cơ sở của hoạt động tâm lý.
- Hệ thống tín hiệu thứ nhất (I): là hệ thống tín hiệu thu được từ sự tác
động của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thuộc tính của
chúng được phản ánh vào não và để lại dấu vết trong vỏ não.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai (II): là hệ thống tín hiệu thu được từ những ký
hiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ viết, ký hiệu, biểu tượng…) về sự vật hiện
tượng trong hiện thực khách phản ánh vào đầu óc con người. Nói cách khác, hệ
thống tín hiệu thứ hai là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất.
2.2. Các quy luật hoạt động của thần kinh cấp cao
2.2.1 Quy luật hoạt động theo hệ thống
Muốn phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng trong hiện
thực khách quan thì các trung khu, các miền, các vùng trên vỏ não phải phối hợp
với nhau để tiếp nhận kích thích tác động, tiến hành xử lý các thông tin đó.
Trong quá trình xử lý thông tin bán cầu đại não có khả năng tập hợp các kích
thích thành nhóm (loại) tạo thành một thể hoàn chỉnh gọi là hoạt động theo hệ
thống.
2.2.2. Quy luật lan tỏa và tập trung
Khi tiếp nhận kích thích gây ra hưng phấn hay ức chế một điểm trong hệ
thần kinh từ đó lan sang các điểm, các vùng khác gọi là hưng phấn hay ức chế
lan tỏa. Sau đó hai quá trình đó của quá trình thần kinh lại tập trung về điểm ban
đầu đó là hưng phấn hay ức chế tập trung. Nhờ có các quá trình tập trung hay
lan tỏa này mà hệ thần kinh có thể thiết lập được đường liên hệ thần kinh tạm
thời; con người có thể từ liên tưởng từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hiện

tượng khác. Nhờ ức chế lan tỏa con người thực hiện được hiện tượng thôi miên,
chuyển từ trạng thái ngủ sang thức. Nhờ hưng phấn lan tỏa con người có khả
năng chú ý vào đối tượng hay chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức.
2.2.3. Quy luật cảm ứng qua lại


Cảm ứng tâm lý là việc gây ra trạng thái đối lập của một quá trình hưng
phấn hay ức chế. Theo quy luật này, khi một quá trình thần kinh này xảy ra có
thể tạo ra quá trình thần kinh khác, cũng có thể làm tăng hay giảm hoạt động của
nhau gọi là quá trình cảm ứng qua lại.
2.2.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ tác nhân kích thích
Trong hoạt động của hệ thần kinh, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnh
hay yếu của kích thích tác động, nghĩa là kích thích có cường độ mạnh có thể
gây ra phản ứng mạnh, kích thích có cường độ yếu gây ra phản ứng yếu trong
ngưỡng cảm giác mà con người có thể tiếp nhận được.
2.3. Các loại hình thần kinh cơ bản
Dựa vào độ mạnh hay yếu của quá trình thần kinh thể hiện ở cường độ,
tốc độ vận động của hưng phấn hay ức chế, mức độ cân bằng hay không cân
bằng và tính linh hoạt của hai quá trình thần kinh này người ta chia ra các loại
thần kinh cơ bản:
+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt.
+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và không linh hoạt.
+ Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng.
+ Kiểu thần kinh yếu.
Căn cứ vào ưu thế hoạt động của cá nhân dựa trên hệ thống tín hiệu I và II
người ta cũng có thể chia thành:
+ Kiểu nghệ sĩ.
+ Kiểu trí thức.
+ Kiểu trung gian giữa nghệ sĩ và trí thức.
II. CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ

Trong quá trình sống con người luôn phải tương tác với những sự vật hiện
tượng của thế giới khách quan và tương tác giữa con người với con người. Quá
trình tương tác qua lại giữa con người và các sự vật hiện tượng của thế giới
khách quan gọi là hoạt động, quá trình tương tác giữa con người với con người
gọi là giao tiếp. Trong quá trình tương tác với thế giới khách quan của con người
khác về bản chất với con vật, với con người là cải biến giới tự nhiên còn con vật
là chiếm đoạt giới tự nhiên. Tâm lý con người không thể xem xét bên ngoài hoạt
động và giao tiếp, nó là cơ sở xã hội của tâm lý con người là điểm thể hiện sự
khác nhau căn bản giữa tâm lý con người và động vật.
1. Hoạt động
1.1. Khái niệm hoạt động


Tùy theo các góc độ tiếp cận mà khái niệm hoạt động được hiểu theo các
nghĩa khác nhau:
+ Theo quan điểm triết học Mác – Leenin: Hoạt động là quan hệ biện
chứng giữa con người và thế giới khách quan, giữa chủ thể và khách thể.
+ Dưới góc độ sinh học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp khi con người tác động vào thế giới khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
của cơ thể.
+ Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Nga A.N. Leonchiev: hoạt động là mối
quan hệ chủ thể - khách thể, là phương thức để con người tồn tại với thế giới bên
ngoài.
Như vậy, hoạt động là quá trình tương tác giữa con người với thế giới
khách quan tạo ra sự biến đổi về cả hai phía nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại
của mình và xã hội.
Trong mối quan hệ tương tác giữa con người và thế giới khách quan tạo
ra sự biến đổi về cả hai phía:
+ Về phía thế giới khách quan: thông qua hoạt động con người sử dụng
năng lực, trình độ, trí tuệ, tâm lý của mình vào khách thể tạo ra sản phẩm hoạt

động gọi là quá trình đối tượng hóa hay là quá trình “xuất tâm”. Sản phẩm ít
hay nhiều đều thể hiện những đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó.
+ Về phía con người: thông qua hoạt động tương tác với thế giới bên
ngoài làm cho thế giới bên ngoài bộ lộ những thuộc tính, tính quy luật, bản
chất…nhờ đó con người nhận thức tạo thành tri thức về đối tượng gọi là quá
trình chủ thể hóa hay quá trình “nhập tâm”.
Liên quan đến khái niệm hoạt động còn có khái niệm gần với nó như: khái
niệm hành động, hành vi, thao tác.
+ Hành động là sự tương tác của cơ thể với thế giới bên ngoài xuất phát từ
những động cơ, mục đích nhất định. Hành động là một bộ phận cấu thành hoạt
động hướng đến mục đích nhất định.
+ Thao tác là những động tác của cơ thể diễn ra theo một trật tự nhất định
gắn liền với những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện những mục đích nhất định.
+ Hành vi là những thao tác của con người trong những hoàn cảnh nhất
định biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ.
1.2. Đặc điểm của hoạt động


*/ Hoạt động luôn có đối tượng: đối tượng của hoạt động là cái mà chủ
thể hoạt động tác động vào để cải biến hoặc chiếm lĩnh nó. Đối tượng của hoạt
động không cố định mà nó phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể có thể được xác
định trong quá trình sống của chủ thể.
*/ Hoạt động được tiến hành bởi chủ thể: chủ thể hoạt động là con người
có ý thức tác động vào khách thể.
*/Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là
những mong muốn của chủ thể về sản phẩm tạo ra trong tương lai, nó biểu hiện
dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh về cái sẽ có trong tương lai.
*/ Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: quá trình hoạt động con
người sử dụng những công cụ để tác động vào khách thể.
1.3. Cấu trúc của hoạt động

Theo quan điểm duy vật biện chứng hoạt động của con người khác với
con vật, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới theo
mục đích nhu cầu của mình, trước khi con người làm ra sản phẩm con người
luôn hình dung ra các sản phẩm mà mình sẽ tạo ra trong tương lại. Chính vì vậy,
để tiến hành hoạt động con người phải có động cơ thúc đẩy. Động cơ chính là
mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động, nhưng để đạt được mục
đích cuối cùng đó con người cần có các hành động để đạt được mục đích cụ thể,
mục đích bộ phận và tương ứng với đó là các thao tác để tạo lên hành động. Mỗi
thao tác lại gắn liền với những điều kiện, phương tiện nhất định. Do vậy về mặt
cấu trúc tâm lý của hoạt động có thể được sơ đồ hóa theo mô hình sau:
Chủ thể

Khách thể

Hoạt động cụ thể

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện
Sản phẩm

1.4. Các nhân tố thúc đẩy quá trình hoạt động của con người
Để thúc đẩy con người hoạt động đòi hỏi phải có những động lực nhất
định, những động lực đó thể hiện ra thành nhu cầu, xúc cảm …khi con người



nhận thức được những động lực đó sẽ hình thành lên động cơ của hoạt động gọi
là quá trình động cơ hóa. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của con
người, nhưng có ba yếu tố cơ bản là: nhu cầu, xúc cảm và hoàn cảnh thực tiễn.
+ Nhu cầu là quá trình tâm lý thể hiện sự cần thiết được thỏa mãn của con
người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Khi nhu cầu của con người
xuất hiện nó thúc đẩy hành vi thông qua đó thúc đẩy hoạt động của con người.
+ Xúc cảm là trạng thái tâm lý của con người trước những tác động của
thế giới khách quan. Xúc cảm thể hiện dưới hai dạng là xúc cảm tiêu cực và xúc
cảm tích cực. Xúc cảm tiêu cực thể hiện sự chán nản, sự không hứng thú của con
người với những tác động của thế giới xung quanh. Xúc cảm tích cực thể hiện hứng
thú của con người với những tác động đó. Xúc cảm ảnh hưởng đến hoạt động nó thúc
đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của con người trước tác động từ thế giới khách quan.
+ Hoàn cảnh bên ngoài: con người sống và làm việc luôn gắn liền với
những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Điều kiện hoàn cảnh sẽ thúc đẩy hoặc kìm
hãm quá trình thực hiện nhu cầu của mình, thông quá đó kìm hãm hoặc thúc đẩy
hoạt động.
Mối quan hệ giữa nhu cầu, xúc cảm, điều kiện hoàn cảnh thực tiễn đến
hoạt động có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
Hoàn cảnh
thực tiễn
Xúc cảm

Hoạt động

Nhu cầu
1.5. Các dạng hoạt động
Có nhiều cách phân loại hoạt động tùy theo góc độ tiếp cận. Xét về góc độ
phát triển tâm lý cá thể có thể chia một cách tương đối hoạt động thành bốn loại

cơ bản:
+ Hoạt động vui chơi;
+ hoạt động học tập;
+ Hoạt động lao động;
+ Hoạt động xã hội.
2. Giao tiếp
2.1. Khái niệm giao tiếp


Trong quá trình sống con người không chỉ tương tác với các sự vật hiện
tượng trong thế giới mà còn tương tác với người khác. Quá trình tương tác giữa
người với người gọi là giao tiếp.
Như vậy, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ giữa
người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với người.
Trong một mối quan hệ giữa người với người nó vừa thể hiện tính chất xã
hội vừa thể hiện tính chất cá nhân. Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ: giao tiếp của
con người nảy sinh và tồn tại trong những điều kiện thực tiễn xã hội, quá trình
giao tiếp con người phải sử dụng công cụ, phương tiện được xã hội tạo ra và
thừa nhận. Tính chất cá nhân trong giao tiếp thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu
cầu, phong cách, quy cách … giao tiếp của mỗi người.
2.2. Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin: thông qua giao tiếp con người trao đổi, truyền đạt
tri thức, kinh nghiệm. Trong giao tiếp con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
trong việc phát và thu nhận thông tin. Đó là một trong những yếu tố cơ bản hình
thành nhân cách con người.
- Chức năng nhận thức lẫn nhau: Trong giao tiếp các cá nhân tự bộc lộ
bản chất, tư tưởng, thái độ, … do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau
và đánh giá lẫn nhau.
- Chức năng cảm xúc: trong quá trình giao tiếp các cá nhân bộ lộ cảm xúc
và tạo ra những ấn tượng, cảm xúc mới hoặc có thể truyền cảm xúc cho cá nhân

khác. Đó là con đường hình thành tình cảm ở mỗi cá nhân.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: thông qua giao tiếp các cá nhân nhận
thức, đánh giá lẫn nhau đồng thời tự đánh giá được bản thân để điều chỉnh hành
vi của mình và của người khác.
- Chức năng phối hợp hoạt động: nhờ có quá trình giáo tiếp con người có
thể phối hợp, thống nhất hành động để giải quyết một nhiệm vụ nào đó nhằm
đạt được mục tiêu chung.
2.3. Các loại giao tiếp
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp người ta chia giao tiếp thành:
+ Giao tiếp vật chất là giao tiếp sử dụng các đồ vật làm phương tiện trong
quá trình tương tác người – người.
+ Giao tiếp ngôn ngữ là giao tiếp sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)
làm công cụ phương tiện xác lập và vận hành quan hệ người – người.


+ Giao tiếp tín hiệu là giao tiếp sử dụng các tín hiệu, ám hiệu thay cho
ngôn ngữ. Giao tiếp tín hiệu là trường hợp đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ vì
bản thân ngôn ngữ cũng là một dạng của tín hiệu mang tính phổ biến của một
cộng đồng.
- Căn cứu vào khoảng cách giữa các chủ thể trong giao tiếp người ta chia
giao tiếp thành:
+ Giao tiếp trực tiếp là giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp thu tín hiệu.
+ Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp được thực hiện qua người khác hoặc
thông qua các phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận thông tin.
- Căn cứ vào quy cách giao tiếp người ta chia giao tiếp thành:
+ Giao tiếp chính thức là giao tiếp được thực hiện theo một quy định,
nghi thức và cách thức nhất định.
+ Giao tiếp không chính thức là giao tiếp không bị ràng buộc theo một
nghi thức và quy định bắt buộc, các cá nhân tự do trao đổi, truyền đạt và lĩnh hội

thông tin.
3. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
3.1. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý
Tâm lý con người không phải là cái có sẵn mang tính tiền định của con
người, cũng không phải là sản phẩm thuần túy của bộ não như gan tiết ra mật.
Theo quan điểm duy vật biện chứng tâm lý người là sự phản ánh thế giới khách
quan vào trong bộ não con người thông qua chủ thể, tâm lý có bản chất xã hội và
lịch sử.
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động, nhờ hoạt động mà trực tiếp nhất là
hoạt động lao động con người tác động vào giới tự nhiên làm cho giới tự nhiên
bộc lộ ra các thuộc tính thông qua đó con người nhận thức đồng thời cũng thông
qua đó con người thể hiện tâm lý của mình. Cũng nhờ hoạt động mà con người
có được sự biến đổi về mặt cấu tạo cơ thể hoàn thiện bản thân. Đồng thời thông
qua quá trình hoạt động con người thiết lập và cần thiết phải thiết lập các quan
hệ xã hội.
Quá trình hoạt động chính là quá trình con người chuyển những kinh
nghiệm xã hội – lịch sử thành kinh nghiệm của bản thân mình. Đó chính là qua
trình chuyển nhứng dạng vật chất bên ngoài vào não con người. Theo chủ nghĩa


duy vật biện chứng tâm lý, ý thức chẳng qua là vật chất bên ngoài được chuyển
vào não người và được cải biến đi ở đó.
3.2. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển của tâm lý
Thông qua giao tiếp con người truyền đạt, trao đổi và tiếp thu được thông
tin, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm cá nhân, biến những yếu tố đó thành các
yếu tố của mình.
Giao tiếp là nhu cầu tất yếu của con người, nhu cầu này có từ khi những
đứa trẻ được khoảng 4 tuần tuổi và càng lớn nhu cầu này càng thể hiện rõ ràng
và càng có vai trò lớn đến sự phát triển tâm lý nhân cách của đứa trẻ.
Trong giao tiếp các cá nhân đã chuyển những chuẩn mực, những quy định

về mặt đạo đức, pháp luật của xã hội, cộng đồng vào kinh nghiệm của mình,
biến nó thành kinh nghiệm của mình. Đó là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lý
ở mỗi con người. Không những thế giao tiếp còn là phương thức phát triển ngôn
ngữ của con người – một công cụ giúp con người tư duy và thông qua đó phát
triển tâm lý, ý thức.
Tóm lại, tâm lý con người là do tồn tại khách quan quy định, được nảy
sinh và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp.
Chương III
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài
1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý
Sự nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý gắn liền với sự sống của thế
giới hữu sinh. Xét về mặt tiến hóa, thế giới vật chất phát triển trải qua ba giai
đoạn: từ vật chất vô sinh đến vật chất hữu sinh; từ sinh vật chưa có cảm giác
phát triển thành sinh vật có cảm giác gắn với các hiện tượng tâm lý chưa có ý
thức; từ động vật bậc cao chưa có ý thức đến con người có ý thức.
Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lý hay phản ứng tâm lý đầu tiên
nảy sinh dưới hình thái tính nhạy cảm tức là tính cảm ứng.
Trước khi xuất hiện tính cảm ứng, những loài sinh vật dưới mức côn trùng
chưa có tế bào thần kinh, chỉ có tính chịu kích thích. Cao hơn tính chịu kích
thích, ở các loài côn trùng (giun, ong, kiến…) các tế bào thần kinh đã phát triển
hơn tập trung thành những bộ phận tương đối độc lập giúp cơ thể có khả năng
đáp lại các kích thích ảnh hưởng đến sự tồn tại cơ thể gọi là tính nhạy cảm hay


tính cảm ứng. Tiếp đó là sự xuất hiện của cảm giác, tri giác… đưa đến sự phát
triển tâm lý khác phức tạp hơn.
1.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý
Nghiên cứu về các thời kỳ phát triển tâm lý của loài người có thể xem xét

theo hai phương diện:
+ Theo mức độ phản ánh thì tâm lý loài người đã trải qua ba thời kỳ: cảm
giác, tri giác, tư duy.
+ Theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lý con người trải qua ba
thời kỳ: bản năng, kỹ xảo, trí tuệ.
1.2.1. Cảm giác, tri giác, tư duy
*/ Thời kỳ cảm giác
Đây là thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý bắt đầu có ở động vật không
xương sống. Ở thời kỳ này con vật mới có khả năng trả lời từng kích thích riêng
lẻ. Các động vật ở bậc thang tiến hóa cao hơn đều có thời kỳ cảm giác.
*/ Thời kỳ tri giác
Bắt đầu có ở các động vật có xương sống và có hệ thần kinh đã hình
thành, động vật ở thời kỳ này có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích từ
bên ngoài.
*/ Thời kỳ tư duy
Thời kỳ này được chia thành hai cấp độ:
+ Tư duy bằng tay: có ở các loài động vật bậc cao có vỏ não phát triển
trùm lên các phần khác của não. Ở thời kỳ này con vật đã biết dùng tay để sờ
mó, lắp ráp và giải quyết các tình huống cụ thể trước mắt. Ở con người đây là
đặc trưng tư duy của trẻ nhỏ khi ngôn ngữ chưa hoàn thiện.
+ Tư duy bằng ngôn ngữ: chỉ có ở con người giúp con người phát hiện,
nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới.
1.2.2. Thời kỳ bản năng kỹ xảo và hành vi trí tuệ
*/ Thời kỳ bản năng
Về mặt tiến hóa bản năng có từ loài côn trùng. Bản năng là hành vi mang
tính tẩm sinh, di truyền. Cơ sở thần kinh của bản năng là phản xạ không điều
kiện. Ví dụ: bẳng năng dinh dưởng, bản năng tình dục…
*/ Thời kỳ kỹ xảo
Kỹ xảo là hành vi tự tạo trong đời sống cá thể, có sau hành vi bản năng.
Kỹ xảo có được là do tập luyện hay lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thuần thục.

Cơ sở thần kinh của kỹ xảo là phản xạ có điều kiện. Chúng ta có thể tạo ra kỹ


×