Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỔI mới KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ một NĂNG lực căn bản của GIÁO VIÊN TIỂU học TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.1 KB, 6 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - MỘT NĂNG LỰC CĂN BẢN
CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Nga
Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của nước ta hiện
nay, giáo viên Tiểu học là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo
dục. Để thực hiện thành công "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam",
người dạy cần phải có các kỹ năng, các năng lực khác nhau. Trong phạm vi bài viết
này, chúng tôi đề cập đến năng lực căn bản của giáo viên Tiểu học trong giai đoạn
hiện nay là năng lực đổi mới kiểm tra đánh giá.
Abstract: In the context of globalization and international integration of our
country today, Primary teachers is one of the factors determining the quality of
education.To successfully implement"radical innovation, comprehensive education
that Vietnam ", the teacher must have a lot of skills and different capacities. Within the
scope of this article, we refer to the basic capacity of primary teachers in the current
period that is innovative capacity assessment
1. Đặt vấn đề
Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay đang là một vấn đề
cấp thiết, thu hút sự quan tâm sâu sắc của Đảng, ngành giáo dục và của toàn xã hội. Để
thực hiện thành công đổi mới, giáo viên đóng một vai trò thiết yếu, là nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục. Bởi thế, việc phát triển các năng lực cần có của đội ngũ giáo
viên hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những năng lực quan trọng
không thể thiếu của người giáo viên trong thời điểm hiện nay đó chính là năng lực
kiểm tra đánh giá.
Ra đời từ năm 1993, kiểm tra đánh giá trở thành một trong những tiêu chuẩn
năng lực dành cho người giảng dạy. Bên cạnh các năng lực như: năng lực chẩn đoán
nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục, năng lực thiết kế về kế hoạch giáo dục,
năng lực tổ chức và thực hiện kế hoạch giáo dục, năng lực giải quyết những vấn đề


nảy sinh trong thực tiễn giáo dục, Năng lực nền tảng nghề nghiệp giáo viên, năng lực
tầm nhìn giáo dục có tính chiến lược, thì năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt
động giáo dục là một trong những năng lực không thể thiếu của người giáo viên trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

381


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2. Tầm quan trọng và mục đích của việc kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng
và có mối liên hệ khăng khít. Trong đó, kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục
đích. Kiểm tra, đánh giá có giá trị không chỉ cho người dạy mà cả với người học trong
quá trình giáo dục.
Trước hết, đối với học sinh, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, hệ thống sẽ
giúp học sinh có những hiểu biết kịp thời thông tin liên hệ ngược bên trong, điều chỉnh
hoạt động học tập chính của mình. Điều này được thể hiện cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển.
Về mặt giáo dưỡng: kiểm tra, đánh giá giúp các em học sinh thấy được năng lực
của mình ở mức độ nào? Tiếp thu được bao nhiêu vốn kiến thức từ phía thầy cô truyền
tải cũng như khả năng tự học? Cần phải khắc phục những yếu kém gì và phát huy
những mặt mạnh nào mình đang có? Từ đó, giúp các em có cơ hội nắm chắc những
yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.
Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp học sinh có ý thức trách nhiệm
trong học tập, khắc phục được những tư tưởng sai trái như: cào bằng, đối phó với thi
cử; nâng cao ý thức kỷ luật trong các kỳ thi; cũng cố được sự kiên định, tự tin. Đồng
thời hình thành ở học sinh nhu cầu và thói quen tự kiểm tra đánh giá.

Về mặt phát triển: Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh có điều kiện để
tiến hành các hoạt động trí tuệ như: phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hoàn thiện
những kỹ năng, kỷ xảo vận dụng tri thức đã học, kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa,
ghi nhớ, tái hiện...
Riêng đối với giáo viên, việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho người giáo viên
những "thông tin ngược", để có thể điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Việc
kiểm tra, đánh giá kết hợp theo dõi thường xuyên đối với học sinh tạo điều kiện cho
giáo viên nắm được chính xác trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp do mình
giảng dạy. Từ đó, phân loại: giỏi, khá, trung bình, yếu kém và có phương pháp điều
chỉnh kịp thời dể hỗ trợ các em. Đây cũng là cơ hội để giáo viên cải tiến nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoàn thiện việc tự học của bản thân bằng
con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.
3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của người học.
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng, lâu nay, giáo viên quen với cách đánh
giá truyền thống, nghĩa là dựa vào kết quả bài kiểm tra đã chấm trên một biểu điểm đã

382


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

xây dựng để đánh giá, xếp loại học sinh. Khi dạy học, giáo viên thường tập trung vào
mục tiêu và nội dung chương trình nên khi kiểm tra, đánh giá bao giờ cũng quá coi
trọng về mặt nội dung kiến thức. Do đã quen với nếp nghĩ kiểm tra, đánh giá là khâu
cuối cùng trong quá trình dạy học nên hoạt động này thường được tiến hành sau một
thời gian học tập của học sinh, không được diễn ra một cách thường xuyên, kịp thời.
Theo tinh thần của: "Đổi mới toàn diện" được đặt ra trong nghị quyết số
88/2014/QH13, việc dạy học chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các
năng lực ở người học là một yêu cầu bắt buộc và dĩ nhiên kiểm tra, đánh giá sẽ là
khâu vô cùng quan trọng. Khác với chương trình dạy học theo yêu cầu nội dung,

chương trình dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực, giáo viên không nên quá chú
trọng vào nội dung kiến thức (bởi nội dung kiến thức có ở rất nhiều các kênh thông tin
khác nhau: sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet, băng hình..) mà cần dạy học một
cách tích cực. Nghĩa là: cần hình thành và phát triển ở người học các năng lực như:
năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực tự quản lý bản thân và phát triển bản thân,
năng lực thực hiện và giải quyết vấn đề. Để làm được điều này người dạy phải áp dụng
đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá như: phương pháp quan sát
và phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra miệng, kiểm tra viết bằng trắc
nghiệm, tự luận - khách quan, kiểm tra thực hành; đánh giá bằng sản phẩm, hồ sơ học
sinh, trình bày miệng, thảo luận nhóm... Do mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá đều có
những ưu, nhược điểm nhất định nên phải vận dụng các phương pháp như thế nào để
hạn chế các nhược điểm, tăng cường khả năng đánh giá một cách chính xác, khách
quan. Điều này phụ thuộc phần lớn vào tài năng cũng như bản lĩnh nghề nghiệp của
mỗi giáo viên.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo tinh thần mới cũng không chỉ dựa vào kết quả
học tập ở trên lớp mà qua rất nhiều các họat động khác như: hoạt động ngoài giờ lên
lớp, kỹ năng sống, giá trị sống..v.v.
Do bản chất của đánh giá "không chỉ đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng, phân
loại và cách đánh giá kết quả về định lượng học sinh, mà thông qua đánh giá để đổi
mới cách học, cách dạy và thay đổi thực trạng theo hướng mục tiêu" [6, tr.45]. Vì thế,
đánh giá không thể là khâu sau cùng, khâu thứ yếu mà là khâu quan trọng phải được
chuẩn bị ngay từ khi lập kế hoạch dạy học.
Bởi kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá trình
giáo dục nên để giáo viên có năng lực đánh giá học sinh, đáp ứng nhiệm vụ khó khăn
khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trước hết người giáo viên

383


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

phải luôn tự trau dồi kiến thức đánh giá (nội dung tâm lý học, giáo dục học, có liên
quan đến lĩnh vực đánh giá của học sinh. Những khái niệm như, đánh giá theo quá
trình, đánh giá phát triển, đánh giá kết thúc hay đánh giá tổng kết); bồi dưỡng và nâng
cao các kỹ thuật đánh giá, những kinh nghiệm quan sát, ghi chép đặt câu hỏi, giao tiếp
trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận về những yêu
cầu đổi mới trong giáo dục và cùng chia sẻ những kinh nghiệm về kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
Năng lực kiểm tra, đánh giá của giáo viên đòi hỏi những kỹ năng thiết kế để
kiểm tra, xây xựng chuẩn đánh giá, xử lý kết quả kiểm tra, công khai kết quả đánh giá
thành tích học tập, năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh trong lớp. Đánh giá phải từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên kết hợp
với cha mẹ học sinh, cộng đồng để thu thập thông tin, “tín hiệu ngược” để bổ sung vào
dữ liệu đánh giá học sinh. Ngoài ra cần để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,
điều này rất quan trọng. Bởi thông qua việc tự đánh giá học sinh tự nhìn lại mình và
nâng cao hơn giá trị và hiệu quả đánh giá.
Khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần phải tuân thủ
các yêu cầu sư phạm sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. Điều này có nghĩa là
khi đánh giá kết quả của học sinh, giáo viên phải phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội
nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chương trình quy định. Nội
dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương trình. Tổ chức ra đề,
kiểm tra, đánh giá phải nghiêm minh, khoa học.
Thứ hai, yêu cầu đảm bảo tính toàn diện. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết
quả của học sinh về khối lượng và chất lượng chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng vận dụng
thuộc về các môn học; về kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo,
ý thức thái độ, chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức.

Thứ ba, yêu cầu phải đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống. Đánh giá là khâu
quan trọng phải được đặt ra từ khi lập kế hoạch để theo dõi, quan tâm suốt trong thời
gian tổ chức hoạt động dạy học, không phải khi công việc đã hoàn thành. Nghĩ là đánh
giá đồng hành cùng quá trình hoạt động giáo dục. Bởi thế hoạt động này phải diễn ra
một cách có hệ thống, bài bản, tuyệt đối không được ngắt quãng, mà phải được tổ chức
thường xuyên ngay trong từng bài học. Nhờ đó, giáo viên mới có được một sự phản
hồi nhanh, kịp thời sữa chữa và khắc phục những lỗ hổng về kiến thức cho các em.

384


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động đánh giá dạy học, giáo viên phải biết
khuyến khích tư duy năng động sáng tạo, phát triển sự chuyển biến thái độ, xu hướng
hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng,
rèn luyện cho học sinh năng lực phá hiện sớm, giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh
trong thực tế cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay, tất cả giáo viên Tiểu học cần phải nắm rõ Thông tư
30/2014/TT - BGDĐT về những quy định mới về cách đánh giá học sinh Tiểu học.
Việc dánh giá, phải dựa vào quan sát các biểu hiện hoạt động của học sinh trong suốt
quá trình học tập. Tuy nhiên, sự thay đổi này gặp không ít khó khăn. Việc chuyển từ
đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét khiến cho giáo viên chịu rất nhiều
áp lực. Làm thế nào để nhận xét bằng một câu ngắn gọn, đảm bảo diễn đạt được sự
tiến bộ hoặc lỗi của học sinh là một bài toán khó, không dễ dàng đối với giáo viên. Do
đó, giáo viên cần rất thận trọng trước những lời khen, chê đối với học sinh. Lời khen
hợp lý, đúng thời điểm sẽ đem lại những hiệu quả tích cực, ngược lại, lời chê không
đúng lúc sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của học sinh, thậm chí là gây nên những hậu quả
khôn lường.
4. Kết luận

Nói tóm lại, đổi mới kiểm tra, đánh giá vừa là một trong những biện pháp hữu
hiệu, vừa là một năng lực cần có của người giáo viên để hoàn thành những mục tiêu giáo
dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, do tác động tích cực từ
nhiều phía nên nhận thức và chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá của đội ngũ giáo
viên trường Tiểu học gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm cho hiệu
quả giáo dục và dạy học từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực
tế, việc kiểm tra, đánh giá còn mang nặng tính hình thức, vì thành tích nhiều hơn là phản
ánh thực chất năng lực người học.Vì vậy, để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục thực
sự là khâu đột phá trong lộ trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo thì rất cần đến sự tâm huyết và tài năng của các nhà giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. BCH TW Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4/11, Hà Nội.
[2]. Hồ Sỹ Anh (2013), Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học - Trường ĐHSP
TP.Hồ Chí Minh, Số 50, tháng 9.

385


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

[3]. Nguyễn Công Khanh (Chủ biên) (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4]. Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo dục phổ thông.
[5]. Thông tư 30/2024/TT - BGDĐT đánh giá học sinh Tiểu học,
Thuvienphapluat.Vn/../Thong-tu-30-2014-TT-BGĐT-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc247873. aspx.
[6]. Đặng Tự Ân (20150), Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong thời kỳ đổi mới,

NXB Hồng Đức

386



×