Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG đề CƯƠNG môn học NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học TRONG đào tạo đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.56 KB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

TS. Nguyễn Thị Thu Nga
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Đề cương môn học (ĐCMH) là một tài liệu quan trọng trong việc tổ
chức dạy học ở đại học. Nó thể hiện sự làm việc có kế hoạch, khoa học, chuyên nghiệp
và có kỉ luật của GV. Nó cũng là công cụ để SV có thể giám sát hoạt động giảng dạy
của GV. Trong những nỗ lực nâng cao hiệu quả dạy học đại học ở Việt Nam,nâng cao
năng lực tự học tự nghiên cứu của SV, hướng tới việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
xây dựng và sử dụng có hiệu quả ĐCMH được xem như một hành động cụ thể và thiết


thực của GV. Bài viết chia sẻ những quan điểm và kinh nghiệm trong việc tạo ra một
ĐCMH tốt (đầy đủ các thông tin cần yếu về môn học, hướng dẫn hoạt động tự học, tự
đánh giá của sinh viên…), và một số biện pháp sử dụng quản lý ĐCMH một cách hiệu
quả (ĐCMH được công khai hóa trên cổng thông tin đào tạo của nhà trường; được cải
tiến, cập nhật theo từng học kì, từng năm học, từng khóa học từ việc thu thập các
thông tin phản hồi của GV, SV đã và đang học tập môn học, các thông tin về kết quả
học tập của SV sau khi kết thúc môn học…; ĐCMH cần được coi là 1 tiêu chí để đánh
giá một chương trình đào tạo…)
Abstract: Syllabus is an important document in the organization of teaching in
college. It represents the teacher's scientific, professional and disciplined work
planning. It can also be a tool for student to monitor teaching activities of teachers. In
the efforts to improve the effectiveness of college teaching and students' self-learning,

leading towards social needs teaching, the development and effective use of syllabus is
seen as a specific and practical action of teachers. The article shares perspectives and
experiences in creating a good syllabus (including all essential information about the
course, self-study activities guidance, student self assessment...), and a number of
effective management measures and use of syllabus(publicized syllabus on the
university portal, updated and improved each semester, year and course by the
collection of feedbacks from students and teachers, information of student results after
courses...; syllabus should be considered as a criterion in evaluating a training
program...)

405



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1. Mở đầu
Đề cương môn học (ĐCMH) là bản hợp đồng ghi nhớ giữa giảng viên (GV) và
sinh viên (SV) trong đó thể hiện toàn bộ mục tiêu môn học, kế hoạch giảng dạy và học
tập. Thông qua đó, tất cả chương trình dạy và học được tiến hành theo đúng lộ trình
đã được đặt ra nhằm giúp SV nâng cao tính tự học và tự nghiên cứu để đạt kết quả tốt
nhất có thể trong học tập.
ĐCMH là một tài liệu quan trọng trong việc tổ chức dạy học các học phần. Nó

thể hiện sự làm việc có kế hoạch, khoa học, chuyên nghiệp và có kỉ luật của GV. Nó
cũng là công cụ để SV có thể giám sát hoạt động giảng dạy của GV.
Trong thực tế, một số GV không coi trọng lắm vai trò của ĐCMH. Họ cho rằng
đó là một tài liệu có tính chất hình thức, để “đối phó” với các các cấp quản lí đào tạo
nhiều hơn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học của mình.
Trong bài viết này, chúng tôi xin bày tỏ một số quan điểm và kinh nghiệm của
cá nhân về vấn đề này: Thế nào là 1 đề cương môn học tốt? Làm thế nào để sử
dụng và quản lí tốt ĐCMH?
2. Thế nào là một đề cương môn học tốt?
ĐCMH cung cấp đầy đủ những thông tin cần yếu về môn học
Ngoài những thông tin về giảng viên, tên môn học và thời lượng, điều kiện tiên
quyết của môn học, mô tả tóm tắt nội dung môn học … một ĐCMH tốt cần tập trung

vào những điểm sau:
2.1. Mục tiêu môn học (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết)
được xác định chính xác, rõ ràng, hướng tới chuẩn đầu ra của khóa
học.

Chuẩn đầu ra
của ngành

Hồ sơ năng
lực của SV

Mục tiêu

chung của

Mục tiêu chi
tiết của từng

ĐT

ngành học

môn học

chương, bài


Mục tiêu chung của môn học:
Kiến thức: cần nêu được những kiến thức cơ bản, quan trọng mà SV cần có
được sau khi học xong môn học

406


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Kĩ năng: cần nêu được các kĩ năng mà SV hình thành được thông qua môn học,
các kĩ ăng này là những kĩ năng nằm trong bảng mô tả năng lực (chuẩn đầu ra) cần có

của SV ngành tương ứng
Thái độ: Thái độ SV cần có khi học môn học
Mục tiêu chi tiết: mục tiêu chi tiết của các chương , hoặc bài được trình bày theo 3
bậc: bậc 1 (nhớ, biết), bậc 2 (hiểu, áp dụng), bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá)
Chương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3


Chương 1

Biết

Hiểu

Phân tích

Nhớ

Giải thích


Tổng hợp

Mô tả

Áp dụng

Đánh giá

……..

…………


……………

Chương 2

2.2. Nội dung chi tiết, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, lịch trình
thực hiện học phần
Phần này trong ĐCMH được xem như một kịch bản của môn học trong đó thể
hiện rõ trình tự, cách thức tiến hành, hoạt động của GV và SV tương ứng với mỗi nội
dung học tập. Mỗi nội dung dạy học (hoặc bậc nhận thức) đòi hỏi có hình thức tổ chức
dạy học và phương pháp dạy học tương ứng. Có hai hình thức dạy học cơ bản đó là
Đối diện (face to face) và Tự học có hướng dẫn với các phương pháp cơ bản như
thuyết trình, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, giải quyết vấn đề…

2.3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo cho môn học cần được GV liệt kê theo mức độ từ bắt buộc
đến không bắt buộc. Để SV có thể sử dụng, khai thác hiệu quả các học liệu, GV nên
chỉ rõ TLTK cho từng chương, từng bài học

407


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


MẪU THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học phần: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt Học kì:Năm học:
Nội dung
học tập

Giáo trình bắt buộc

Tài liệu tham khảo

1. Đơn vị
cấu tạo từ


Đỗ
Hữu
Châu
(1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,
NXB Giáo dục, H.,
trang…

1. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng
Việt: Tiếng - Từ ghép - Ðoản ngữ, Nxb Ðại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975,
trang….
2.Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân

Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007),
Nhập
môn ngôn ngữ học, Nxb GD,
H.Trang….
3. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1999.Trang…
4. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “từ”
trong tiếng Việt,Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.Trang…
....


2.4. Các hình thức kiểm tra đánh giá trong học phần
Trong một ĐCMH tốt, các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
học cần được GV mô tả cụ thể với những thông tin như: hình thức , thời điểm, thời
lượng, mục tiêu, trọng số điểm.
Bảng sau đây mô tả các hình thức KTĐG được sử dụng trong học phần Ngữ
pháp tiếng Việt (ngành Sư phạm Ngữ văn, 3 tín chỉ, học trong 15 tuần)
Tuần
4

408

Hình thức

KTĐG
Viết/ cá nhân

Thời
lượng

Mục tiêu

25
phút/ -Đánh giá kiến thức về các đặc
trên lớp
điểm ngữ pháp của từ loại tiếng


Trọng
số điểm
10%


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Việt
- Đánh giá kĩ năng ác định từ
loại trong ngữ cảnh
7


Viết/ cá nhân

50
phút/ -Đánh giá kiến thức về cấu tạo 20%
trên lớp
và chức năng của các cụm từ
Tiếng Việt
-Đánh giá kĩ năng xác định và
phân tích cấu tạo của cụm từ
trong ngữ cảnh


10

Viết /cá nhân

50phút/trên -Đánh giá kiến thức về các 20%
lớp
thành phần câu và các kiểu cấu
tạo ngữ pháp của câu
-Đánh giá kĩ năng phân tích cấu
tạo ngữ pháp của câu

Viết/ nhóm 5 1

tuần/ở -Đánh giá kĩ năng vận dụng 20%
người.
nhà
kiến thức ngữ nghĩa học vào
phân tích và mô tả cấu trúc
Sản
phẩm:
nghĩa của câu TV
bài tringh bày

12


PP trong 7-10
phút
1-15

-Đánh giá kĩ năng làm việc
nhóm, chia sẻ và tương tác của
SV

Tiểu luận/cá 15 tuần/ở -Đánh giá khả năng so sánh, 30%
nhân. 10-15 nhà
phân tích, tổng hợp các nội
trang

dung ngữ pháp TV trong
chương trình Ngữ văn THCS

3. ĐCMH hướng dẫn hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV
-

ĐCMH cần mô tả cụ thể hoạt động tự học của SV theo từng tuần và từng nội
dung học tập:
Thời lượng dành cho hoạt động tự học là bao nhiêu:
Các tài liệu cần đọc: số trang, mức độ đọc: tóm tắt hay phân tích, so sánh, bình
luận…


409


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Các câu hỏi và bài tập được phân nhóm thích hợp với năng lực của từng SV
hoặc nhóm SV: câu hỏi và bài tập “cứng”: hướng tới các kiến thức và kĩ năng
cơ bản, câu hỏi và bài tập “mềm”: hướng tới các kiến thức và kĩ năng nâng cao


Ví dụ: Bảng sau đây nằm trong đề cương môn học Dẫn luận ngôn ngữ học (2
tín chỉ, 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết), mục Nội dung chi tiết và lịch trình thực hiện

Tuần

3

Nội
dung
học tập


Tài liệu

Hình thức tổ chức dạy học

Tính hệ
thống
của ngôn
ngữ

HL1: trang 1.Các
đơn 1. Xác định
23-30

vịtronghệ
các đơn vị
HL2: trang thống ngôn ngônngữ
trongngữ
86-90
ngữ
2.Các quan đoạn

Trên lớp
Lí thuyết

Tự học


Bài tập
1.Đọc và tóm tắt các
luân điểm chính ở
phần 2 HL1 trang 2330

2.Bài tập 2,3,4 HL1
hệ chủ yếu 2. Phân tích trang 102
hệ 3. Lí giải tại sao âm
trong
hệ quan
thống ngôn tuyếntính

đoạn [u] trong tiếng
và quan hệ Việt vừa có thể là 1
ngữ
liên tưởng âm vị, 1 hình vị, 1 từ,
trên
ngữ 1 câu.
liệu tiếng
Việt

tiếng Anh

Ở cột tự học, SV phải hoàn thành 3 nhiệm vụ: nhiệm vụ 1 giúp SV có kiến thức

về Tính hệ thống cuả ngôn ngữ, nhiệm vụ 2 giúp SV vận dụng những kiến thức đó để
giải quyết 1 vấn đề cụ thể (phần “cúng”), nhiệm vụ 3 giúp SV rèn năng lực phân tích,
lí giải và phát hiện (phần “mềm”)
4. ĐCMH hướng dẫn hoạt động tự đánh giá của SV
Ngoài các hình thức KTĐG do GV đề ra, việc SV tự đánh giá kết quả học tập
của mình trong môn học có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp SV tự kiểm soát việc học tập
của mình, giúp GV có thông tin phản hồi đề kịp thời cải tiến, điều chỉnh việc dạy nếu
cần.

410



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Trong ĐCMH, GV nên đưa ra các câu hỏi để hướng dẫn SV tự đánh giá kết quả
học tập của mình. Bản tự đánh giá sau đây nên được coi như một phần của ĐCMH.
BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Môn học:....................................................................................................................
Sinh viên:.................................................Lớp:............................
Em hãy liệt kê các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã được học trong môn học và tự
đánh giá kết quả học của mình theo bảng dưới đây:
Mức độ đánh giá
Nội


dung

Mức độ
Tốt

Khá

đánh giá

Trung
bình


Yếu

Ghi
chú

Kiến
thức

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức (kĩ năng) nào em cho là mình nắm vững nhất? Vì sao?
Đơn vị kiến thức (kĩ năng) nào em cho là mình nắm chưa vững nhất? Vì sao?

Nếu được học lại môn học này, em muốn học đơn vị kiến thức (kĩ năng) nào
nhất?
Em có đề nghị gì với giảng viên không?
5. Sử dụng đề cương môn học một cách hiệu quả

411


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


ĐCMH được xây dựng bởi GV có kinh nghiệm (hoặc một nhóm GV) phụ trách
môn học, được quản lý bởi bộ môn hoặc khoa đào tạo.
ĐCMN cần được cung cấp cho SV trước hoặc ngay khi bắt đầu môn học
ĐCMH được công khai hóa trên cổng thông tin đào tạo của nhà trường
ĐCMH được cải tiến, cập nhật theo từng học kì, từng năm học, từng khóa học
từ việc thu thập các thông tin phản hồi của GV, SV đã và đang học tập môn học, các
thông tin về kết quả học tập của SV sau khi kết thúc môn học…
ĐCMH cần được coi là 1 tiêu chí để đánh giá một chương trình đào tạo
6. Kết luận
Trong những nỗ lực nâng cao hiệu quả dạy học đại học ở Việt Nam,nâng cao
năng lực tự học tự nghiên cứu của SV, hướng tới việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
xây dựng và sử dụng có hiệu quả ĐCMH được xem như một hành động cụ thể và thiết

thực của GV. Những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này rất mong
nhận được sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp và những người quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Phát triển chương trình đào tạo giáo viên phổ thông
ngành Ngữ văn, Hà nội, 2015
Bộ giáo dục và đào tạo, Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo
giáo viên, Hà Nội, 2015
Đại học Thủ đô Hà Nội, Đề cương môn học Dẫn luận ngôn ngữ học
Đại học Thủ đô Hà Nội, Đề cương môn học Ngữ pháp tiếng Việt
Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Vũ Lan Hương, Phát triển chương trình giáo
dục, Nhà xuất bản Gáo dục Việt Nam, 2015
Nguyễn Thị Thu Nga, Lương Thị Hiền, Một số biện pháp nâng cao năng lực tự

học của sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn trong đào tạo tín chỉ, 2015

412



×