Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phát triển quy trình công nghệ biofloc và khả năng ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.63 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TẠ VĂN PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BIOFLOC
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannmei)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã ngành: 62620301

Cần Thơ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TẠ VĂN PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BIOFLOC
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannmei)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã ngành: 62620301


Người hướng dẫn khoa học:
PGs. Ts. NGUYỄN VĂN HÒA
PGs. Ts. NGUYỄN VĂN BÁ

Cần Thơ, 2016


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn chính: PGs.Ts. Nguyễn Văn Hòa
Người hướng dẫn phụ: PGs.Ts. Nguyễn Văn Bá

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: …………………………………………………………
Vào lúc ……... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm 2016

Phản biện 1:…………………………………………………….
Phản biện 2:…………………………………………………….
Phản biện 3: …………………………………………………….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến trên thế giới, sản lượng năm
2014 đạt hơn 3 triệu tấn và chiếm 82,7% sản lượng tôm nuôi nước lợ. Sản

lượng tôm nuôi sụt giảm (9,7%) năm 2012 chủ yếu là do bùng phát hội chứng
gan tụy cấp (AHPND) tại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam
và Malaysia (FAO, 2013). Để hạn chế dịch bệnh mô hình nuôi tôm ít thay
nước trở nên phổ biến (Grillo et al. 2000). Tuy nhiên, nuôi tôm ít thay nước có
thể quản lý tốt dịch bệnh nhưng tích lũy nhiều vật chất hữu cơ và các dạng
nitrogen gây độc (Burford et al. 2003). Nhiều phương pháp được đề xuất như
kích thích tảo phát triển hay tăng mật độ vi khuẩn nitrate hóa để chuyển hóa
nitrogen, nhưng hiệu quả khá thấp (Burford et al. 2004). Bởi mật độ tảo khó
kiểm soát (Van Rijn, 1996) và quần thể vi khuẩn nitrate hóa phát triển chậm và
dễ bị sự ức chế do đó nitrite có thể tích lũy ở nồng độ cao (Alcaraz et al. 1999).
Kochva et al. (1994) & Avnimelech (1999) đã kết luận rằng để kiểm soát
nitrogen vô cơ hiệu quả khi bổ sung carbohydrate với tỷ lệ C:N>10:1.
Avnimelech (1999) xây dựng phương pháp bổ sung carbohydrate, giúp phát
huy vai trò của vi khuẩn dị dưỡng và đã được thử nghiệm trên tôm, cá
(Avnimelech et al. 2003). Những đúc kết quan trọng của Avnimelech (2006) &
Ray et al. (2012) cho thấy hệ thống nuôi thâm canh khi có bổ sung
carbohydrate cho thấy nhiều lợi ích (i) cải thiện chất lượng nước (ii) có thể
tăng mật độ nuôi (iii) ít bùng phát dịch bệnh (iv) tôm lớn nhanh, tiết kiệm thức
ăn và giảm chi phí phòng trị bệnh. Quy trình công nghệ biofloc được đề xuất
và ứng dụng bởi Avnimelech (1999) & McIntosh (2001). Những ứng dụng
được thực hiện chủ yếu theo mô hình nước chảy trong nhà kính ở Mỹ, Mexico
và nuôi trong ao lót bạt ngoài trời ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và
Trung Quốc từ năm 2005-2011 .
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong nuôi tôm nước lợ, nhưng năng
suất tôm nuôi không ổn định do tình hình dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Từ
cuối năm 2011 và cả năm 2012, cả nước có khoảng 100.776ha tôm nước lợ bị
thiệt hại do dịch bệnh bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND), đốm
trắng, đầu vàng (Bộ NN & PTNT, 2012). Nhằm hạn chế dịch bệnh nên quy
trình công nghệ biofloc được đề xuất. Nhưng đây là quy trình công nghệ nuôi
mới nên hiểu biết còn rất hạn chế, ứng dụng chưa nhiều nên việc đi sâu nghiên

cứu ứng dụng và phát triển trong điều kiện ở Việt Nam là cần thiết, do đó đề
tài: “Phát triển quy trình công nghệ Biofloc và khả năng ứng dụng trong
nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei)” được thực hiện.
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu
- Luận án đã góp phần làm tăng sự hiểu biết về quy trình công nghệ Biofloc,
các hiểu biết này nhằm giúp cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và
đối tượng tôm nuôi nói chung vùng ven biển phát triển bền vững đồng thời
gia tăng thu nhập cho người nuôi tôm.


- Luận án đã góp thêm quy trình nuôi mới - quy trình công nghệ biofloc, có
thể nuôi với mật độ cao, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nuôi tôm nước lợ nói chung.
- Luận án đã góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn mô hình và quy trình nuôi
cho người nuôi ở vùng ven biển, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch và giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.
1.3. Điểm mới của luận án
- Luận án đã khẳng định rằng việc bổ sung thêm nguồn carbohydrate cho ao
nuôi tôm thẻ chân trắng là cần thiết, đặc biệt nguồn carbohydrate là bột gạo.
Việc bổ sung thêm carbohydrate có khả năng cải thiện môi trường đồng thời
có thể tăng mật nuôi và tăng hiệu quả sản xuất.
- Luận án xác định trong điều kiện có nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình
biofloc ở độ mặn 15‰, thức ăn có hàm lượng đạm 40-42% với tỷ lệ là 70%
bột gạo và 30% rỉ đường được bổ sung theo thức ăn với tỷ lệ C:N=15:1
trong điều kiện luân chuyển nước là phù hợp.
- Luận án đã kiểm chứng trong điều kiện thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình
biofloc làm gia tăng lượng FVI (2,5 lần), tăng mật độ tổng vi khuẩn (21%),
tăng động vật phiêu sinh (3,2 lần) và tăng mật độ vi khuẩn lactic 22,3%.
Đồng thời làm giảm hàm lượng TAN (38,3%) và giảm mật độ vi khuẩn
Vibrio (25,8%), đặc biệt là giảm tỷ lệ vi khuẩn màu xanh (42,5%) trong tổng

số vi khuẩn Vibrio so với nuôi tôm theo quy trình truyền thống.
- Luận án đã đúc kết được, nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tốc
tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nhanh hợn (12,2%), tăng tỷ lệ sống tôm
nuôi (17,6%), góp phần nâng cao năng suất (33,4%), tăng giá bán (7,93%),
giảm giá thành sản xuất (13,2%) và tiết kiệm chi phí thức ăn (5,05%) nên lợi
nhuận mang lại tăng gấp đôi (2 lần) trong khi chi phí đầu tư tăng thêm
khoảng 26,2% so với quy trình nuôi tôm truyền thống.
- Luận án đã xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ
biofloc phù hợp với thực tiển sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: thời gian nghiên cứu từ 08/2012-07/2015
- Địa điểm nghiên cứu:
 Nghiên cứu khảo sát: tại huyện Ninh Hải và Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.
 Ương nuôi thí nghiệm: Khoa Sinh học Ứng dụng – ĐH Tây Đô và Khoa
Thủy sản – ĐH Cần Thơ (thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9).
 Nuôi thực nghiệm: Trang trại nuôi tôm Kỉnh - Thanh tại tại xã An Nhơn,
huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và trang trại nuôi tôm trong nhà lưới của công
ty Việt Úc tại tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.


 Cách tiếp cận: (1) Tổng hợp nguồn thông tin trong và ngoài nước, (2) Tiến
hành khảo sát thực tế quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng truyền thống và nuôi
theo quy trình biofloc (BFT), (3) Bố trí các thí nghiệm ở điều kiện phòng thí
nghiệm (4) Bố trí các thí nghiệm ở điều kiện thực tế sản xuất.
2.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có khối
lượng ban đầu dao động từ 0,002– 0,8 g/con.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành

biofloc và khả năng ứng dụng công nghệ biofloc để ương, nuôi tôm thẻ chân
trắng trong bể và để triển khai vào thực tế sản xuất.
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu
- Bể sử dụng cho các thí nghiệm có thể tích khác nhau và tùy thuộc vào nhu
cầu của từng thí nghiệm (thể tích 60L hoặc 0,5 m3 và 1 m3). Nguồn nước để bố
trí thí nghiệm được pha từ nước ót Vĩnh Châu – Sóc Trăng và nguồn nước máy
ở Cần Thơ, sau đó được xử lý chlorine với lượng 60 g/m3 và EDTA với lượng
10 g/m3.
- Thiết bị đo lường và hóa chất để phân tích các yếu tố thủy hóa và vi khuẩn.
- Các nguồn nguyên liệu được sử dụng để bổ sung trong nghiên cứu, đã được
phân tích hàm lượng carbohydrate và hàm lượng đạm tại Trung tâm kỹ thuật và
ứng dụng Công nghệ Cần Thơ (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Hàm lượng carbohydrate của các nguồn nguyên liệu
Thành phần (%)
Rỉ đường
Glycerol
46,7
46,5
Carbohydrate
0,95
0,0
Nitrogen

Bột gạo
73,4
0,26

Bột mì
83,0
0,16


2.1.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm tổng quát
Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại 3 lần. Tôm
nuôi được cho ăn 4 lần/ngày (6, 10, 14 và 18 giờ) dựa theo công thức Y
=13,39*W-0,5558 (Wyk, 2001). Định kỳ bổ sung carbohydrate 4 đến 10 ngày/lần
từ các nguồn nguyên liệu và tỷ lệ C:N theo nhu cầu từng thí nghiệm.
2.1.4.1. Phương tính lượng carbohydrate cần bổ sung
Phương pháp bổ sung tỷ lệ carbohydrate và tính toán dựa theo Avnimelech
(1999); Megahed (2010) và Avnimelech et al. (2012).
ΔCH = ΔTAN/0,05

hay

ΔCH = 20 * ΔTAN

Trong đó:
ΔTAN = Lượng thức ăn * N (%) trong thức ăn * NH4+ bài tiết (%)
NH4+ bài tiết: thường chiếm 50% (0,5)
ΔCH: Lượng carbohydrate bổ sung
N(%): Lượng N thải ra (50%) * 16%N
16%N: là lượng đạm có trong protein
ΔTAN: Tổng Ammonia thải vào nước dựa vào lượng thức ăn
Protein: Protein thô có trong thức ăn


2.1.4.2. Sơ đồ nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu quy trình công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

2.2. Phương pháp nghiên cứu chi tiết các nội dung

2.2.1. Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng ở Ninh Thuận
- Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp giúp phân tích, so sánh đánh giá
kỹ thuật - tài chính giữa 2 quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng: (1) khảo sát 30
hộ nuôi tôm theo quy trình truyền thống (TT) và (2) khảo sát 37 hộ nuôi tôm
theo quy trình theo quy trình biofloc (BFT).
- Từ kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để định hướng cho việc bố trí các thí
nghiệm và ứng dụng thực tế sản xuất.
2.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc
2.2.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn và protein trong thức ăn khác nhau lên sự
hình thành biofloc (TN1)
- Thí nghiệm được bố trí với các mức độ mặn (0‰, 10‰, 20‰, 30‰) kết
hợp với các mức protein trong thức ăn (38%, 42%, 46%). Xô nhựa bố trí có
thể tích 60L với 12 nghiệm thức và thời gian thí nghiệm là 28 ngày.
- Trong thí nghiệm này không bố trí tôm, nhưng tôm nuôi được giả định là 1
g/con, mật độ thả 100 con/m3, lượng thức ăn được bổ sung theo Wyk, (2001)
và tôm tăng trưởng được tính theo Roy et al. (2012).
- Thí nghiệm nhằm tìm ra độ mặn và hàm lượng protein trong thức ăn đến sự
hình thành biofloc và cải thiện môi trường thích hợp cho nuôi tôm.


2.2.2.2. Ảnh hưởng của nguồn carbohydrate và tỷ lệ C:N khác nhau lên sự
hình thành biofloc (TN2)
- Thí nghiệm được bố trí không có tôm tương tự như TN1, với độ mặn 20‰
và thức ăn là 42% protein. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là nguồn gốc
carbohydrate (Rỉ đường, Glycerol, Bột gạo và Bột mì) với tỷ lệ C:N khác
nhau (10:1, 20:1 và 30:1) với 12 nghiệm thức và thời gian 28 ngày.
- Thí nghiệm nhằm tìm ra nguồn carbohydrate và tỷ lệ C:N phù hợp cho sự
hình thành biofloc.
2.2.3. Thí nghiệm ương vèo tôm post thành giống cỡ lớn theo công nghệ

biofloc với các phương thức bổ sung bột gạo khác nhau
2.2.3.1. Thí nghiệm 3: Ương vèo tôm post với tỷ lệ C:N được tính dựa theo
TAN trong nước với nguồn carbohydrate là Bột gạo (TN3)
- Thí nghiệm với với các tỷ lệ C:N (5:1, 10:1, 15:1 và 20:1) với nguồn
carbohydrate là bột gạo (TN2 và Tạ Văn Phương và ctv. 2013). Mật độ thả
600 con/m3 với cỡ tôm giống là PL15 (0,002±0,001 g/con) với 12 đơn vị thí
nghiệm bể composite (0,5 m3) thời gian ương nuôi là 28 ngày, lượng
carbohydrate bổ sung theo TAN trong nước.
- Thí nghiệm nhằm chọn ra tỷ lệ C:N thích hợp có khả năng cải thiện môi
trường và nâng cao tỉ lệ sống của tôm với cỡ tôm giống nhỏ.
2.2.3.2. Thí nghiệm 4: Ương vèo tôm post với tỷ lệ C:N được tính dựa theo
protein của TA với nguồn carbohydrate là Bột gạo (TN4)
- Thí nghiệm được bố trí tương tự TN3 gồm 4 nghiệm thức với các tỷ lệ C:N
khác nhau (ĐC, BG10, BG15 và BG20) với nguồn carbohydrate được chọn
là bột gạo (TN2 và Tạ Văn Phương và ctv. 2013). Lượng carbohydrate bổ
sung theo nitrogen của protein trong thức ăn (TA).
- Thí nghiệm nhằm chọn ra tỷ lệ C:N thích hợp có khả năng cải thiện môi
trường và nâng cao tỉ lệ sống của tôm với cỡ tôm giống nhỏ.
2.2.4. Thí nghiệm nuôi tôm TCT theo quy trình công nghệ biofloc với các
hình thức khác nhau
2.2.4.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của tôm thẻ chân trắng (TN5)
- Thí nghiệm được bố trí với 3 mật độ (100, 300 và 500 con/m3) kết hợp với
độ mặn (5‰, 10‰, 15‰ và 20‰). Thí nghiệm được bố trí trong xô nhựa có
thể tích 60L, tôm TCT có khối lượng 0,8±0,05 g/con. Nguồn carbohydrate
được sung là bột gạo (TN2 và TN4) với C:N=15:1 (TN3 và TN4).
- Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự phát
triển và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc.
2.2.4.2. Ảnh hưởng thời gian thủy phân và phương thức bổ sung bột gạo
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm TCT (TN6)

- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố thời gian thủy phân (12; 24 và 48 giờ) kết hợp
với phương thức bổ sung theo TA và theo TAN trong nước. Thí nghiệm
gồm 6 nghiệm thức, được bố trí 28 ngày. Bể composite có thể tích 0,5 m3


(0,25 m3), độ mặn 15‰ với mật độ nuôi 100 con/m3 (TN5) và cỡ tôm
0,45±0,05 g/con .
- Thí nghiệm tìm ra thời gian thủy phân và phương thức bổ sung hiệu quả và
khẳng định lại phương thức bổ sung carbohydrate (TN3 và TN4).
2.2.4.3. Đánh giá khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi tôm TCT theo
quy trình biofloc (TN7)
- Bể thí nghiệm có thể tích 0,5 m3 (lượng nước 0,25 m3) và tôm có khối lượng
0,42±0,08 g/con, mật độ là 150 con/m3, thời gian nuôi 63 ngày. Nguồn
carbohydrate là bột gạo (TN2) theo thức ăn (TN6) và tỷ lệ C:N=15:1 (TN6).
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Cho ăn 60% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (60ĐC);
Cho ăn 80% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (80ĐC)
Cho ăn 100% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (100ĐC)
Cho ăn 60% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (60BG)
Cho ăn 80% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (80ĐC)
Cho ăn 100% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (100ĐC)

- Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi tôm thẻ
chân trắng theo quy trình biofloc.

2.2.4.4. Ảnh hưởng việc luân chuyển nước trong nuôi tôm TCT theo quy
trình biofloc (TN8)
- Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức: (i) nghiệm thức đối chứng (ĐC);
(ii) nghiệm thức bổ sung bột gạo (BG); (iii) nghiệm thức bổ sung bột gạo và
luân chuyển nước (BG_LC); (iv) nghiệm thức bổ sung bột gạo, luân chuyển
nước và có rút cặn (BG_LC_R).
- Với tổng 12 bể nhựa cùng màu có thể tích 1m3 (thể tích nước 0,5 m3) và
khối lượng của tôm giống là 0,69±0,15 g/con và mật độ 150 con/m3. Thời
gian nuôi là 63 ngày, riêng nghiệm thức có rút cặn thì định kỳ siphong 3
ngày/lần sau đó cấp bù nước đúng với thể tích ban đầu.
- Thí nghiệm nhằm tìm ra phương thức luân chuyển nước trong nuôi tôm thẻ
chân trắng theo quy trình biofloc cho hiệu quả sản xuất.
2.2.4.5. Ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung bột gạo và rỉ đường trong nuôi tôm TCT
theo quy trình biofloc (TN9)
- Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, được bố trí trong 18 bể nhựa 1m3 (thể tích
nuôi 0,5 m3), với tỷ lệ nguồn carbohydrate từ Bột gạo và Rỉ đường:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
(v)
(vi)

Không bổ sung bột gạo và rỉ đường (ĐC)
Bột gạo 90% + 10% rỉ đường (BG90-RĐ10)
Bột gạo 70% + 30% rỉ đường (BG70-RĐ30)
Bột gạo 50% + 50% rỉ đường (BG50-RĐ50)
Bột gạo 30% + 70% rỉ đường (BG30-RĐ70)
Bột gạo 10% + 90% rỉ đường (BG10-RĐ90)


- Tôm được bố trí với mật độ 150 con/m3, khối lượng 0,09±0,012 g/con, độ
mặn 15‰, C:N=15:1 và luân chuyển nước (TN8).
- Thí nghiệm nhằm tìm ra tỷ lệ giữa bột gạo và rỉ đường phù hợp vừa có khả
năng cải thiện môi trường vừa nâng cao sinh khối tôm nuôi.


2.2.5. Triển khai ứng dụng nuôi tôm TCT theo công nghệ biofloc ở qui mô
sản xuất (thực nghiệm)
2.2.5.1. Thực nghiệm nuôi tôm TCT theo quy trình biofloc ở Bến Tre
(a). Bố trí thực nghiệm:
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014. Thực nghiệm được tiến
hành trong 6 ao nuôi ở tại trang trại nuôi tôm Kỉnh - Thanh, với diện tích ao
nuôi là 0,3ha, gồm 3 ao nuôi TT và 3 ao được nuôi BFT.
- Độ sâu ao nuôi từ 1,2-1,4 m và độ mặn ban đầu là 20‰. Mật độ thả nuôi là
100 con/m2 và với kích cỡ giống là PL12. Con giống được mua từ công ty
Huy Thuận – Bến Tre và được kiểm tra mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội
chứng gan tụy cấp (AHPND), thời gian nuôi 90 ngày.
(b). Theo dõi các hộ nuôi tôm TCT theo quy trình truyền thống
- Bên cạnh việc triển khai thực nghiệm, nghiên cứu còn tiến hành theo dõi 15
hộ nuôi tôm TCT theo quy trình TT xung quanh mô hình hình thực nghiệm
(ghi nhận kết quả, không tác động kỹ thuật).
2.2.5.2. Thực nghiệm nuôi tôm TCT theo qui trình biofloc trong nhà lưới
ở tỉnh Bạc Liêu
- Thực nghiệm tiến hành tại công ty Việt Úc, xã Vĩnh Thịnh, Hòa Bình tỉnh
Bạc Liêu từ tháng 4 đến 7 năm 2015 trên 6 ao nuôi. Trong đó 3 ao nuôi BFT
và 3 ao nuôi theo TT. Diện tích ao là 500m2, mực nước 1,4m có khu lắng
cặn giữa ao và độ mặn lúc thả giống là 26‰.
- Tôm thả nuôi là PL12, được sản xuất tại Công ty Việt – Úc và tôm nuôi được
kiểm tra mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội chứng gan tụy cấp (AHPND).

Mật độ nuôi là 150 con/m2 và thời gian nuôi 95 ngày.
2.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu
- Định kỳ thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa và vi sinh, theo
phương pháp chuẩn (APHA, 1995 và 1998). Tảo được phân tích theo
Shirota (1966); Reynolds (2006); Karlson et al. (2010); Van Patten et al.
(2012) và Vũ Ngọc Út và ctv. (2013). Mẫu động vật phiêu sinh được phân
tích theo Shirota (1966); Conway (2006); Yousif et al. (2010) và Vũ Ngọc
Út và ctv. (2013). Mẫu vi sinh được phân tích theo Nguyễn Lân Dũng
(2000) và Nguyễn Phùng Tiến và ctv. (2003).
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, nhập vào máy tính và tính toán thông qua phần mềm
Excel. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để mã hóa và phân tích số liệu thông qua
các phương pháp: thống kê mô tả dùng phân tích định tính: tần suất và tỷ lệ
phần trăm; phân tích định lượng: trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch
chuẩn. Bên cạnh đó, còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến năng suất, lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong mô hình nuôi thông qua phân tích phương sai
một nhân tố và hai nhân tố (ANOVA, Duncan – test) hoặc kiểm định mẫu độc
lập (independent – test), ở mức ý nghĩa (p<0,05).


Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm thẻ
chân trắng truyền thống (TT) và biofloc (BFT) tại Ninh Thuận
Tôm thẻ chân trắng được nuôi theo mô hình TT ở Ninh Hải chủ yếu dựa
trên kinh nghiệm nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bắt đầu nuôi từ năm 2007,
nên thời gian nuôi phổ biến trên 3 năm (93%). Người nuôi tôm dựa vào kinh
nghiệm bản thân (56,7%). Ao nuôi với diện tích từ 0,2-0,3ha (70%), độ sâu
1,1-1,2m (63,3%). Thời gian cải tạo ao từ 20-30 ngày (62%), thời gian chuẩn
bị nước từ 3-7 ngày, tôm giống cỡ PL10-PL12 và mật độ thả từ 80-100 con/m2
(63%), thức ăn cho tôm chủ yếu là Lotus, Nuri và Vannamei, thời gian nuôi

khoảng 100 ngày năng suất 9,10 tấn/ha/vụ và hệ số thức ăn FCR=1,3 (55,6%).
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình BFT từ năm 2011, hộ nuôi tôm tham
gia các lớp tập huấn khá cao (64,9%). Ao nuôi có diện tích từ 0,2-0,3ha chiếm
83,8%, mực nước từ 1,3-1,5m; thời gian cải tạo ao từ 5-14 ngày, thời gian
chuẩn bị nước từ 10-14 ngày, mật độ thả từ 140-160 con/m2 (75,5%); kích cỡ
tôm giống PL10-PL12. Thời gian nuôi 81 ngày, thức ăn tôm chủ yếu là Nuri và
Lotus, tỷ lệ sống tôm nuôi 81-83% (93%); FCR từ 1,2-1,3 (72,2%); Ao lót bạt
toàn bộ ao chiếm 70% và 30% lót bạt thành bờ; với 100% hộ bổ sung là rỉ
đường và 50% hộ thêm bột gạo, lượng bổ sung từ 280-1.500 kg/ha/vụ.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình TT cho thấy có khoảng 60% hộ nuôi
tôm cho lợi nhuận với chi phí đầu tư 850 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu được
288 triệu đồng/ha/vụ nên tỷ suất lợi nhuận của mô hình 0,32. Phân tích hiệu
quả sản xuất mô hình BFT cho thấy với chi phí đầu tư cao 1.118 triệu
đồng/ha/vụ và lợi nhuận thu được 862 triệu đồng/ha/vụ và mức rủi ro thấp
(18,9% hộ thua lỗ) tỷ suất lợi nhuận khá cao 0,76.
Bảng 3.1: Hạch toán tài chính giữa mô hình TT và
Mô hình
TT*
Tổng chi phí (triệu/ha/vụ)
749±114
Doanh thu(triệu/ha/vụ)
977±130
Năng suất (tấn/ha/vụ)
9,1±1,17
Lợi nhuận(triệu/ha/vụ)
288±108
Tỷ suất (LN/CP)
0,32±0,17
Giá thành (ngàn/kg)
83,0±12

Giá bán (ngàn/kg)
102±11

mô hình BFT
Min-Max
(n=18/30)
529-941
712-1.248
7,3-11,0
3,4-455
0,005-0,59
72-118
89-130

Mô hình
BFT**
1.118±170
1.980±354
15,2±2,54
862±197
0,76±0,09
73,0±3,6
130±4,2

Min-Max
(n=30/37)
727-1.389
1.280-2.688
10,0-19,2
517-1.299

0,56-0,94
66,0-82,0
122-140

Số liệu được phân tích trên các hộ thu được lợi nhuận từ các mô hình (TT* 60% và BFT** 80%)

Nuôi tôm theo BFT tại Ninh Thuận khá hiệu quả, tỷ lệ hộ thu được lợi
nhuận trên 80%, mật độ tôm nuôi 150 con/m2 và tỷ lệ C:N còn thấp (8,4:1) với
2 nguồn carbohydrate chính là rỉ đường và bột gạo. Mô hình nuôi tôm thẻ BFT
với chi phí đầu tư cao hơn 1,5 lần, nhưng lợi nhuận thu được cao hơn 2,4 lần.
Chi phí sản xuất một kilogram tôm thương phẩm giảm 13,7% và lợi nhuận tăng
27,5%, tổng tăng thêm 41,2% (38 ngàn đồng/kg tôm).
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc trong
điều kiện không có tôm (TN1 và TN2)


Kết quả thí nghiệm (1) ảnh hưởng của yếu tố độ mặn và protein trong thức
ăn đến sự hình thành biofloc cho thấy khi độ mặn tăng các yếu tố môi trường
như: độ kiềm, độ đục, TSS, VSS, TAN, NO2-, vi khuẩn Vibrio có khuynh
hướng tăng theo, ngoại trừ tổng vi khuẩn ở nghiệm thức nước ngọt. Khi tăng
hàm lượng protein trong thức ăn thì hàm lượng VSS, TAN, tổng vi khuẩn, kích
thước hạt biofloc tăng và ngược lại mật độ vi khuẩn Vibrio có xu hướng giảm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy độ mặn 20‰ và hàm lượng protein thức ăn 42%
các chỉ tiêu môi trường, kích cỡ và thể tích hạt biofloc thích hợp cho nuôi tôm.
Kết quả thí nghiệm (2) ảnh hưởng của yếu tố nguồn carbohydrate và tỷ lệ
C:N đến sự hình thành biofloc cho thấy khi tỷ lệ C:N gia tăng kéo theo VSS,
tổng vi khuẩn, kích cỡ hạt biofloc có xu hướng tăng và ngược lại làm giảm
hàm lượng TAN. Ở nghiệm thức Bột gạo có hàm lượng TSS, mật độ tổng vi
khuẩn, kích cỡ hạt cao nhất và duy trì hàm lượng TAN, NO2- ở mức thấp. Hơn
nữa, hạt biofloc ở nghiệm thức bột gạo phân bố đều trong cột nước. Nghiệm

thức có bổ sung carbohydrate cho thấy tỷ lệ Vibio trong tổng vi khuẩn đạt đỉnh
cao nhất luôn nhỏ hơn 25% trong khi các nghiệm thức không bổ sung
carbohydrate thì tỷ lệ này rất cao có thể trên 80%.
Khi bổ sung nguồn carbohydrate là bột gạo làm pH ổn định hơn, tảo dạng
sợi ít phát triển hơn, thêm vào đó mật tổng vi khuẩn phát triển mạnh gấp 3,7
lần, nên đã góp phần hạn chế vi khuẩn Vibrio trung bình chỉ chiếm 5,7% thay
vì 18,2%, lượng biofloc (FVI) tăng gần gấp đôi, kích thước hạt biofloc giảm
xuống nên khả năng lơ lửng tốt hơn và phân bố đều hơn. Hơn nữa, hạt biofloc
tròn và dinh dưỡng hạt biofloc cao hơn đặc biệt là hàm lượng lipid tăng lên
khoảng 24% trong khi hàm lượng protein không thay đổi khoảng 30%. Ngoài
ra khả năng khoáng hóa vật chất hữu cơ trong nước tốt hơn (14%), hàm lượng
TSS giảm khoảng 28% và hàm lượng nitrate cao hơn khoảng 2,5 lần so với thí
nghiệm không bổ sung bột gạo.
3.3. Thí nghiệm ương vèo tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
3.3.1. Thí nghiệm 3: Ương vèo tôm Post bằng công nghệ biofloc và C:N
tính dựa theo TAN trong nước với nguồn carbohydrate là Bột gạo
3.3.1.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (27,8-30,9 oC) và pH (8,4-8,8) giữa các nghiệm thức không có sự
khác biệt (p>0,05). Nhiệt độ của các nghiệm thức khá cao giúp tảo phát triển
mạnh, điều này thể hiện thông qua pH trong ngày luôn ở mức cao.
Bảng 3.2: Biến động độ kiềm, độ đục và TSS, VSS giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
Độ kiềm
Độ đục
TSS
NT
(mgCaCO3/L)
(NTU)
(mg/L)
69,3±16,5
36,6±19,2

99,3±42,5
5:1
71,8±9,04
33,2±21,8
91,8±37,9
10:1
69,3±11,2
35,3 ±20,1
86,4±35,5
15:1
75,5 ±8,82
66,6±29,6
138,7±92,2
20:1

VSS
(mg/L)
48,3±24,5
48,2±26,5
42,3±19,4
62,7±46,6

Qua Bảng 3.2 cho thấy độ đục, hàm lượng TSS và VSS của nghiệm thức
C:N=20:1 cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p>0,05).


Bảng 3.3: Biến động hàm lượng đạm vô cơ và vi khuẩn giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
TAN
NO2Tổng vi khuẩn
Vibrio

NT
(mg/L)
(mg/L)
(103 CFU/mL)
(103 CFU/mL)
2,1 ±0,21c
1,10 ±0,11c
8,12±3,59a
93,3±18,1a
5:1
1,3 ±0,11b
0,36 ±0,07b
7,23±0,53a
159±22,2b
10:1
a
ab
a
0,9 ±0,11
0,17 ±0,11
8,35±1,04
222±12,1c
15:1
0,6 ±0,06a
0,05 ±0,08a
7,51±0,98a
231±11,1c
20:1
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Hàm lượng TAN và NO2- giảm rõ rệt khi tăng lượng carbohydrate và ngược
lại mật độ tổng vi khuẩn thì tăng. Từ kết quả cho thấy nghiệm thức 15:1 và
20:1 có hàm lượng TAN thấp hơn so với nghiệm thức 5:1 và 10:1 (p<0,05).

Bảng 3.4: Biến động lượng và kích cỡ hạt biofloc giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
FVI (mL/L)
R-Biofloc (mm)
D-Biofloc (mm)
R/D (%)
NT
2,87±0,57a
0,25±0,04a
0,59±0,08a
42,6
5:1
b
a
a
8,30±1,00
0,26±0,05
0,60±0,09
43,7
10:1
10,8±1,73bc
0,27±0,06a
0,61±0,10a
44,6
15:1
13,3±1,75c
0,32±0,03a

0,72 ±0,05a
44,4
20:1
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Lượng biofloc có mối quan hệ chặt chẽ với lượng carbohydrate bổ sung vào
khi tỷ lệ C:N càng tăng thì lượng biofloc càng lớn. Riêng nghiệm thức 20:1
lượng FVI ở ngày 28 khá cao (16,3 ml/L) vượt mức đề nghị 15 ml/L nên có thể
không phù hợp cho ương vèo tôm post theo quy trình biofloc.
3.3.1.2. Chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi
Bảng 3.5: Sự ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và sinh khối của tôm
Chiều dài (cm)
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (g/m3)
NT
a
a
a
3,07±0,35
0,29±0,08
84,2±7,25
144±30,2a
5:1
3,29±0,25a
0,34±0,07a
94,1±1,74a
193±40,7ab
10:1
3,57±0,36b

0,46±0,09b
92,1±3,29a
256±47,1b
15:1
3,49±0,09ab
0,41±0,04ab
84,8±7,90a
207±35,6ab
20:1
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tóm lại nuôi tôm theo quy trình Biofloc nguồn carbohydrate là bột gạo bổ
sung theo hàm lượng TAN trong nước với tỉ lệ C:N=15:1 cho sinh khối, tăng
trưởng tôm thẻ chân trắng ương nuôi là tốt nhất.
3.3.2. Thí nghiệm 4: Ương vèo tôm Post bằng công nghệ biofloc và C:N
tính dựa theo protein thức ăn với nguồn carbohydrate là Bột gạo
3.3.2.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (27,8-30,3 oC) và pH (7,9-8,3) sáng chiều ít có sự chênh lệch giữa
các nghiệm thức (p>0,05). Nghiệm thức ĐC có độ kiềm, TSS và VSS ở khác
biệt với nghiệm thức BG10 và BG15 (p<0,05)
Bảng 3.6: Biến động độ kiềm, độ đục và TSS, VSS giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
Độ kiềm (mg/L)
Độ đục (NTU)
TSS (mg/L)
NT
88,3±5,70b
26,6±12,3a
73,3±24,9a
ĐC
75,8±16,0a

34,9±20,6a
88,4±42,0b
BG10
77,0±14,6a
32,9±20,9a
83,8±46,7b
BG15
75,4±15,1a
32,0±18,4a
81,5±38,9ab
BG20

VSS (mg/L)
29,6±16,3a
36,6±22,1b
37,5±25,5b
35,2±22,0ab

Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Hàm lượng TAN ở nghiệm thức BG15 thấp hơn so với nghiệm thức BG10
(p<0,05). Đối với hàm lượng NO2- ở tất cả các nghiệm thức có tỷ lệ C:N>10:1
có tác động tích cực đến việc cải thiện hàm lượng đạm dạng nitrite.


Bảng 3.7: Biến động TAN, NO2-, Vibrio và tổng vi khuẩn giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
TAN
NO2Vibrio (A)
Vi khuẩn tổng (B)
NT

(mg/L)
(mg/L)
(103 CFU/mL)
(103 CFU/mL)
2,20±1,40c
3,23±0,57b
9,43±0,82a
74,0±21,0a
ĐC
1,03±0,38b
0,54±0,31a
7,18±0,33a
170±7,58b
BG10
a
a
a
0,81±0,34
0,55±0,13
8,44±0,95
192±11,0b
BG15
0,79±0,32a
0,52±0,23a
8,56±2,59a
170±17,3b
BG20

Tỷ lệ A/B
27,6±8,6b

17,3±4,4a
14,7±2,9a
17,3±2,8a

Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Các nghiệm thức bổ sung Bột gạo có mật độ tổng vi khuẩn cao hơn so với
nghiệm thức ĐC (p<0,05). Lượng carbohydrate bổ sung càng lớn thì lượng
biofloc càng cao, nhưng thật sự có sự khác biệt khi tỷ lệ C:N>15:1.
Bảng 3.8: Biến động FVI, chiều rộng và chiều dài hạt biofloc với các tỷ lệ C:N khác nhau
FVI (mL/L)
R-Biofloc (mm)
D-Biofloc (mm)
R/D (%)
NT
3,2 ±0,15a
0,14 ±0,04a
0,24 ±0,06a
59,2
ĐC
ab
ab
ab
3,8 ±0,20
0,17 ±0,07
0,29 ±0,10
59,9
BG10
4,3 ±0,80b
0,18 ±0,09ab

0,32 ±0,13ab
56,4
BG15
4,5 ±0,33b
0,20 ±0,12b
0,34 ±0,14b
59,0
BG20
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả thí nghiệm này cho thấy nghiệm thức BG20 có kích hạt biofloc là
lớn nhất, nên khả năng lắng sẽ cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.
3.3.2.2. Chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi
Chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi cao nhất ở nghiệm
thức BG15. Việc bổ sung nguồn carbohydrate là bột gạo vào hệ thống ương
nuôi là quan trọng và phù hợp (khẳng định lại nguồn carbohydrate ở TN2).
Bảng 3.9: Tăng trưởng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm giữa các tỷ lệ C:N khác nhau
Chiều dài (cm)
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (g/m3)
NT
2,84 ±0,61a
0,22 ±0,14a
78,9 ±2,36a
105±32,7a
ĐC
3,13 ±0,66ab
0,26 ±0,16a
87,8 ±1,42ab

136±19,3ab
BG10
b
c
b
3,44 ±0,79
0,37 ±0,15
91,8 ±0,76
203±29,0b
BG15
3,21 ±0,55ab
0,32 ±0,18b
83,7 ±9,66ab
168±21,9ab
BG20
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tóm lại, qua kết quả TN3 và TN4 cho thấy, dù bổ sung carbohydrate từ bột
gạo theo TAN trong nước hay theo nitrogen của protein trong TA thì tỷ lệ
C:N=15:1 đều cho kết quả tốt nhất. Do đây là 2 thí nghiệm riêng biệt nên
chúng được khẳng định lại trong TN6.
3.4. Một số thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
3.4.1. Thí nghiệm 5: Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc với
mật độ và độ mặn khác nhau
3.4.1.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (26 - 30oC) và pH (7,0-8,1) ít có chênh lệch giữa sáng và chiều.
Khi tăng mật độ nuôi từ 100, 300 và 500 con/m3 thì pH có khuynh hướng giảm
lần lượt từ 8,1; 7,5 và 7,1. Nghiệm thức mật độ 100 con/m3 ở tất cả các độ mặn
có độ kiềm ít biến động hơn so với các nghiệm thức có mật độ 300 con/m3, 500
con/m3. TSS có xu hướng tăng khi mật độ và độ mặn tăng, ở nghiệm thức 50020, TSS cao hơn so với các nghiệm thức trừ nghiệm thức 500-10 và 500-15

(p<0,05). Mật độ tôm nuôi càng cao thì hàm lượng TAN càng cao và hàm


lượng NO2- ở nghiệm thức nuôi với mật độ 300 và 500 con/m3 vượt mức cho
phép là 10 mg/L theo đề nghị của Boyd (1998).
Bảng 3.10: Biến động độ kiềm, TSS, TAN và NO2- giữa các nghiệm thức khác nhau
Độ kiềm (mgCaCO3/L)
TSS (mg/L)
TAN (mg/L)
NO2- (mg/L)
NT
79,7±1,53cde
88,7±5,03a
1,32±0,11a
2,02±0,24a
100-5
84,0±1,53cde
120±4,51a
1,25±0,15a
1,90±0,34a
100-10
88,3±0,50de
140±11,6a
1,38±0,09a
2,11±0,28a
100-15
92,7±3,21e
160±22,3a
0,96±0,13a
2,03±0,45a

100-20
61,0±4,00a
183 ±25,4b
3,01±0,39bc
2,84±1,22ab
300-5
72,7±4,16abc
191±15,6b
2,94±0,32bc
3,51±0,78bcd
300-10
abc
b
b
73,3±5,77
238±18,2
2,70±0,37
4,42±0,36de
300-15
77,3±2,31bcd
235±20,6b
2,90±0,22bc
5,48±0,38e
300-20
80,0±8,54cde
170±56,1b
5,03±0,47e
2,95±1,37abc
500-5
de

c
de
90,3±15,0
282±17,2
4,33±0,75
2,07±0,05a
500-10
65,3±3,06ab
332±20,8c
3,52±0,89bcd
3,59±0,31bcd
500-15
84,0±13,0cde
366±55,0c
4,15±1,85cde
4,13±0,69cd
500-20
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Độ mặn càng tăng thì vi khuẩn Vibrio càng tăng và mật độ tổng vi khuẩn
càng giảm và ngược lại. Kích thước hạt biofloc tăng dần về cuối thí nghiệm và
lớn nhất ở mật độ 100 con/m3.
Bảng 3.11: Biến động mật độ vi khuẩn, kích cỡ và lượng hạt biofloc giữa các nghiệm thức
Tổng VK
R-biofloc
D-biofloc
FVI
Vibrio
NT
103 CFU/mL

103 CFU/mL
(mm)
(mm)
(ml/L)
40,7±27,6a
0,87±0,34a
0,13±0,01a
0,62±0,01c
1,10±0,17a
100-5
23,3±5,03a
1,56±1,57ab
0,16±0,02ab
0,64±0,06c
1,83±0,29ab
100-10
14,7±13,0a
1,31±0,34ab
0,15±0,02ab
0,67±0,03c
3,33±0,58ab
100-15
39,3±41,2a
1,01±0,21a
0,15±0,02ab
0,62±0,05c
1,67±1,15ab
100-20
89,3±94,1a
1,89±0,46abc

0,14±0,01ab
0,47±0,03b
5,50±0,50bc
300-5
189±214a
3,20±1,11bcd
0,13±0,01a
0,49±0,03b
4,83±0,76bc
300-10
117±78,9a
4,85±0,57de
0,17±0,02ab
0,48±0,03b
6,00±2,00bc
300-15
a
de
ab
b
145±120
4,58±0,93
0,16±0,02
0,49±0,03
3,67±1,61abc
300-20
185±138a
2,17±1,47abc
0,16±0,02ab
0,33±0,07a

3,33±3,21abc
500-5
86,7±81,4a
3,16±1,70bcd
0,18±0,01b
0,43±0,01ab
6,83±2,84bc
500-10
a
cde
ab
b
32,7±22,3
3,87±0,83
0,16±0,02
0,45±0,01
8,67±1,15d
500-15
48,0±5,29a
5,38±1,64e
0,16±0,01ab
0,39±0,03ab
10,3±4,93d
500-20
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Lượng biofloc tăng dần đến kết thúc thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức,
nghiệm thức 500-20 (15,6 ml/L) cao hơn so với các nghiệm thức khác (p<0,05)
ngoại trừ nghiệm thức 500-15.
3.4.1.2. Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi

Mật độ tôm nuôi càng tăng thì khối lượng tôm nuôi càng nhỏ và khi độ mặn
trên 10‰ thì không có sự khác biệt (p>0,05). Ở độ mặn là 15‰ tôm có tỷ lệ
sống lần lượt với mật độ 100; 300 và 500 con/m3 tương ứng là 100%, 79,1% và
62,4%. Sinh khối tôm nuôi ở mật độ 300 và 500 con/m3 cao hơn từ 1,7-2,6 lần
so với 100 con/m3. Tuy nhiên, mật độ nuôi lớn hơn 300 con/m3 và độ mặn
20‰ bị ảnh tiêu cực từ TSS, TAN, NO2- và vi khuẩn Vibrio.
Nghiên cứu này với qui mô nhỏ và thời gian nuôi ngắn nên không đặt nặng
chỉ tiêu sinh khối, tuy nhiên cần kết hợp với kết quả về biến động môi trường
trong quá trình nuôi cho thấy nuôi tôm với mật độ từ 100-300 con/m3 với độ


mặn 15‰ có lẽ hợp lý nhất. Người nuôi cần phải dựa vào khả năng đầu tư về
kỹ thuật cũng như công trình mà chọn nuôi với mật độ phù hợp.
Bảng 3.12: Tăng trưởng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm giữa các nghiệm thức
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
3,81±0,21bc
100±0,0d
100-5
4,02±0,21bcd
100±0,0d
100-10
4,71±0,35d
100±0,0d
100-15
4,47±0,18cd
100±0,0d
100-20
3,33±0,78b
44,6±4,04b

300-5
3,92±0,68bcd
71,1±8,08c
300-10
bc
3,86±0,48
79,1±8,02cd
300-15
3,85±0,78bc
68,3±7,51c
300-20
2,54±0,13a
13,4±4,62a
500-5
bc
3,77±0,04
56,7±12,2b
500-10
3,85±0,15bc
62,4±26,0bc
500-15
3,21±0,47ab
42,7±24,1a
500-20

Sinh khối (g/m3)
381±20,7b
402±20,6b
471±35,5b
447±17,9b

422±99,5b
679±117c
822 ±102d
821±166d
127±2,89a
629±7,09c
1.206±46,4e
393±3,51b

Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

3.4.2. Thí nghiệm 6: Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc với
thời gian và phương thức bổ sung bột gạo
3.4.2.1. Các yếu tố môi trường
Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ (27,0-30,4oC) và pH (7,5-8,2) buổi
sáng và chiều giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt (p>0,05). Yếu tố độ
kiềm, TSS không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05). Hàm lượng
TAN ở các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TAN (trong nước) cao hơn so
với các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TA (thức ăn)(p<0,05).
Bảng 3.13: Biến động độ kiềm, TSS, TAN và NO2- giữa các nghiệm thức
Độ kiềm (mgCaCO/L)
TSS (mg/L)
TAN (mg/L)
Nghiệm thức
TA-12
64,1±13,5
93,2±44,2
0,31±0,29a
TA-24
65,9±12,8

84,9±42,7
0,37±0,34a
TA-48
64,3±13,2
83,3±35,9
0,31±0,30a
TAN-12
68,8±9,60
131±91,9
1,09±0,97b
TAN-24
68,5±11,1
137±99,7
1,27±0,96b
TAN-48
67,4±10,8
133±93,1
1,29±1,04b

NO2- (mg/L)
1,15±0,60b
1,08±0,66b
1,15±0,62b
0,26±0,14a
0,32±0,16a
0,29±0,13a

Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Hàm lượng NO2- chịu tác động chính bởi phương thức bổ sung và hàm

lượng nitrite ở các nghiệm thức bổ sung theo TA khá cao, tuy nhiên, nitrite ở
mức nhỏ hơn 2 mg/L được xem là an toàn cho sinh trưởng và phát triển của
tôm (Boyd, 1998). Qua thí nghiệm cho thấy ngày 12 trở đi kích thước hạt
biofloc bắt đầu ổn định và có thể nhận định thời gian thủy phân càng dài, thì
lượng biofloc càng ít.

Bảng 3.14: Biến động kích cỡ và lượng hạt biofloc giữa các nghiệm thức
R-biofloc (mm)
D-biofloc (mm)
Nghiệm thức
TA-12
0,250±0,039a
0,585±0,078a
TA-24
0,261±0,045a
0,603±0,084a
TA-48
0,271±0,055a
0,611±0,095a
TAN-12
0,312±0,029b
0,716±0,050b
TAN-24
0,315±0,045b
0,701±0,071b
TAN-48
0,347±0,068c
0,711±0,117b
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


FVI (ml/L)
2,20±1,75a
2,02±1,66a
1,83±1,54a
6,01±4,95b
5,54±4,41b
4,58±4,06b


Ở thời điểm kết thúc thí nghiệm lượng biofloc các nghiệm thức TAN-12,
TAN-24 và TAN-48 tương ứng là 17; 15,3 và 13 mL/L cao hơn so với nghiệm
thức bổ sung theo TA (p<0,05). Khi bổ sung bột gạo theo TAN thì lượng
biofloc vượt cao hơn so với đề nghị của Avnimelech (2006) là 15 ml/L.
Bảng 3.15: Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio và tổng vi khuẩn giữa các nghiệm thức
Vibrio (A)
Tổng vi khuẩn (B)
Tỷ lệ (%)
Nghiệm thức
(103 CFU/mL)
(104 CFU/mL)
(A/B)
TA-12
1,18±0,96a
1,50±1,08
14,6±7,90
TA-24
1,38±1,46a
1,31±1,29
15,4±11,5
TA-48

1,18±0,83a
1,50±1,45
11,0±6,50
TAN-12
2,46±2,45b
1,98±1,89
10,3±5,90
b
TAN-24
2,73±2,72
2,32±2,17
11,3±6,90
TAN-48
3,72±3,13b
2,31±2,13
11,1±7,50
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Vi khuẩn Vibrio ở các nghiệm thức bổ sung theo TAN cao hơn so với các
nghiệm thức bổ sung theo TA (p<0,05). Tỷ lệ Vibrio trong tổng vi khuẩn có
khuynh hướng giảm từ 40% ở tuần đầu giảm còn 10% ở cuối thí nghiệm. Mật
độ tổng vi khuẩn có xu hướng tăng về cuối thí nghiệm, điều này cho thấy quần
thể vi khuẩn đang trong quá trình nhân lên mạnh về mật số.
3.4.2.2. Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi
Tỷ lệ sống tôm nuôi ở nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TA cao hơn so với
các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TAN trong nước (p<0,05).
Bảng 3.16: Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi giữa các nghiệm thức
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (g/m3)

Nghiệm thức
TA-12
4,85 ±0,70a
95,8 ±2,9b
903±90,3bc
TA-24
4,83 ±0,77a
96,7 ±1,4b
934±92,1bc
TA-48
5,18 ±1,02a
98,3 ±1,4b
1.018±89,4c
TAN-12
4,79 ±0,86a
75,0 ±7,4a
719±126,4a
TAN-24
4,62 ±0,73a
78,7 ±6,4a
727±93,4a
TAN-48
4,94 ±0,85a
84,3 ±5,8a
833±98,3ab
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Sinh khối tôm nuôi cao nhất ở các nghiệm thức TA-48. Qua đây có thể
nhận định rằng việc bổ sung bột gạo theo TA làm tăng sinh khối so phương
thức bổ sung theo TAN khoảng 20%.

3.4.3. Thí nghiệm 7: Đánh giá khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi
tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
3.4.3.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (25,5-30 oC) và pH (7,83-8,25) suốt thời gian thí nghiệm khá ổn
định và không có sự khác biệt (p>0,05) và rất phù hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của tôm thẻ chân trắng (Ching & Lisuwan, 2012).
Bảng 3.17: Biến động độ kiềm, độ đục, TSS và VSS giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức
Độ kiềm
Độ đục
TSS
60ĐC
78,0±16,2ab
35,9±25,2a
227±159a
80ĐC
68,2±14,0a
38,2±26,4a
256±118ab
100ĐC
61,0±15,9a
71,3±46,8ab
289±134ab
60BG
88,0±19,4ab
72,5±51,2ab
250±113ab
ab
b
80BG

85,8±30,4
76,4±44,3
325±156b
100BG
92,6±30,4b
112±62,4c
305±112b
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

VSS
117±137a
122±87,0a
164±108ab
137±90,0a
201±142b
188±78,0ab


Nghiệm thức 80BG có độ đục cao hơn so với 60ĐC, 80ĐC (p<0,05) và khá
phù hợp. Hàm lượng TSS cao nhất ở nghiệm thức 80BG (325 mg/L) và thích
hợp cho sự trưởng và phát triển của tôm nuôi (Azim et al. 2008). Hàm lượng
VSS tăng khi lượng bột gạo tăng và sự khoáng hóa ở 80BG và 100BG là cao
nhất. Lượng thức ăn bổ sung vào càng lớn cho thấy lượng TAN càng cao, hàm
lượng nitrite ở nghiệm thức 80BG và 60BG thấp hơn so với nghiệm thức 80ĐC
và 100ĐC (p<0,05). Các nghiệm thức ĐC lượng NO2- biến động lớn và có thời
điểm vượt xa 4,5 mg/L nên tôm có thể bị ảnh hưởng (Chen & Chin, 1998).
Bảng 3.18: Biến động TAN, NO2-, động thực vật giữa các nghiệm thức
TAN (mg/L)
Nitrite (mg/L)
Thực vật (tb/mL) Động vật (ct/mL)

Nghiệm thức
60ĐC
0,58±0,60a
3,12±2,72ab
57,2±26,8b
376±222a
ab
b
80ĐC
1,17±0,62
4,52±4,14
37,1±19,7ab
563 ±377b
100ĐC
1,27±1,30ab
3,82±3,48b
60,7±32,1b
384±219a
60BG
0,93±0,54ab
3,08±2,59ab
45,5±24,5ab
590±367b
80BG
1,21±0,73ab
2,77±2,60a
34,5±19,8a
417±208ab
100BG
1,34±0,82b

2,78±2,53a
16,8±7,20a
577±441b
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Thành phần tảo gồm: Bidullphia, Nitzschia, Coscinodiscus và xuất hiện đến
ngày thứ 35. Mật độ tảo ở các nghiệm thức ĐC cao hơn so với các nghiệm thức
BG. Protozoa đạt đỉnh cao vào ngày 28 ở nghiệm thức 100BG và 60BG, sau đó
giảm dần. Rotifer cao nhất là ở 80BG và 100BG (ngày 49) chúng có kích
thước lớn, bơi chậm và chứa axit béo không no cao (Vũ Ngọc Út và ctv. 2013).
Mật số Vibrio là nghiệm thức 100ĐC (ngày 35) cao hơn so với các nghiệm
thức còn lại (p<0,05). Mật số tổng vi khuẩn cao nhất ở nghiệm thức 100BG,
80BG và thấp nhất là nghiệm thức 80ĐC và 100ĐC (p<0,05). Kích thước hạt
biofloc trong thí nghiệm khá nhỏ, nên khả năng lơ lửng trong nước rất tốt.
Bảng 3.19: Biến động vi khuẩn, kích cỡ và lượng hạt biofloc giữa các nghiệm thức
VK Vibrio
Tổng VK
R_Biofloc
D_Biofloc
NT
(103 FU/mL)
(105 FU/mL)
(mm)
(mm)
60ĐC
1,64±0,09a
1,35±0,15a
0,980±0,053a
0,152±0,089a
80ĐC

1,75±0,10a
1,75±0,51b
0,980±0,056a
0,165±0,101a
100ĐC
3,80±0,06b
1,69±0,40ab
0,125±0,069ab 0,208±0,121ab
60BG
1,67±0,18a
1,58±0,08ab
0,136±0,084ab 0,256±0,181ab
80BG
2,68±0,18ab
1,44±0,15a
0,154±0,098b
0,264±0,169ab
100BG
2,59±0,12ab
1,82±0,25b
0,166±0,112b
0,318±0,238b

FVI
(mL/L)
2,49±2,50a
3,66±3,59a
7,50±6,59ab
7,77±5,89ab
10,8±7,17b

16,0±11,2b

Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tôm thẻ có thể sử dụng hạt biofloc như một nguồn thức ăn nhờ các chân
hàm và chân ngực của chúng có nhiều lông tơ cứng xếp hình răng lược nên
chúng có khả năng gom các hạt biofloc trên 0,05 mm (Burford et al. 2003).
3.4.3.2. Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối của tôm nuôi
Nghiệm thức 80BG tôm nuôi có khối lượng lớn nhất (12,58 g/con) và tỷ lệ
sống (78%) vượt trội ở cuối thí nghiệm so với các nghiệm thức còn lại và khác
biệt với nghiệm thức 60ĐC (p<0,05), nhưng tương đương với 100ĐC (p>0,05).
Sinh khối ở nghiệm thức 80BG, 100ĐC cao hơn so với tất cả các nghiệm thức
còn lại (p<0,05). Nhìn chung nghiệm thức 80BG ngoài tiết kiệm được thức còn
cho sinh khối, tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất (Bảng 3.20).


Bảng 3.20: Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi giữa các nghiệm thức
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (kg/m3)
Nghiệm thức
a
a
60ĐC
09,75 ± 2,22
60,7 ± 5,77
0,89 ± 0,084a
80ĐC
10,29 ± 2,88ab
68,0 ± 5,29ab

1,04 ± 0,082ab
100ĐC
12,05 ± 1,73b
79,3 ± 9,02b
1,43 ± 0,163c
ab
ab
60BG
11,13 ± 1,69
73,3 ± 19,4
1,22 ± 0,323b
80BG
12,58 ± 1,73b
78,0 ± 10,1b
1,47 ± 0,209c
100BG
10,91 ± 1,93ab
75,3 ± 4,16ab
1,23 ± 0,068b
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

3.4.4.

Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng phương thức luân chuyển nước trong
nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
3.4.4.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ và pH tương đối ổn định, độ đục ở các nghiệm thức có bổ sung bột
gạo cao hơn so với ĐC (p<0,05). Luân chuyển nước giúp tăng cường quá trình
phân hủy hợp chất hữu cơ và giảm kích cỡ biofloc, nên lơ lửng tốt hơn.
Nghiệm thức có bổ sung bột gạo có độ kiềm thấp hơn so với ĐC (p<0,05).

Bảng 3.21: Biến động độ đục, độ kiềm TAN và NO2- giữa các nghiệm thức
Độ đục (NTU)
Độ kiềm (mgCaCO3/L)
TAN (mg/L)
Nghiệm thức
ĐC
BG
BG_LC
BG_LC_R

a

c

12,9 ± 0,80
23,0 ± 1,25b
30,6 ± 0,71c
23,9 ± 1,76b

202 ± 11,5
167 ± 16,6ab
186 ± 11,2b
148 ± 7,20a

a

2,13 ± 0,590
2,42 ± 0,717a
2,22 ± 0,073a
1,97 ± 0,095a


NO2- (mg/L)
23,8 ± 2,12c
17,6 ± 1,79b
12,9 ± 0,63a
16,6 ± 0,97b

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Hàm lượng TAN cao nhất giữa các nghiệm thức là 2,42 mg/L, tuy nhiên,
pH thấp nên NH3 ít ảnh hưởng đến tôm nuôi (Hargreaves, 1998). Nghiệm thức
BG_LC có hàm lượng NO2- là thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại
(p<0,05). Hàm lượng nitrite trong thí nghiệm khá cao, nhưng với sự hiện diện
của Ca2+, Cl- ở nước 15‰ có thể giảm độc tính của nitrite (Boyd, 1998).
Bảng 3.22: Biến động TSS , VSS, FVI và kích cỡ hạt biofloc giữa các nghiệm thức
D-biofloc (mm)
R-biofloc (mm)
Nghiệm thức
TSS (mg/L)
VSS (mg/L)
FVI (mg/L)
ĐC
BG
BG_LC
BG_LC_R

86,2 ± 0,76a
126 ± 10,6c
128 ± 8,03c
103 ± 8,87b


46,0 ± 1,22a
74,3 ± 4,02c
71,9 ± 8,53c
63,1 ± 1,55b

2,57 ± 0,23a
9,57 ± 1,47bc
11,3 ± 0,15c
8,69 ± 0,44b

0,349 ±0,020a
0,541±0,070b
0,347±0,045a
0,350±0,054a

0,235±0,014a
0,366±0,042b
0,245±0,031a
0,244±0,027a

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Nghiệm thức BG_LC và BG có lượng TSS, VSS và FVI cao hơn so với các
nghiệm thức khác (p<0,05). Rittmann & McCarty (2001) cho rằng hàm lượng
VSS là thước đo sinh khối của vi khuẩn. Nghiệm thức BG, hạt biofloc có chiều
dài và chiều rộng lớn nhất so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Bảng 3.23: Biến động mật độ vi khuẩn và động thực vật giữa các nghiệm thức
Phytoplankton
Protozoa

Rotifera
Tổng vi khuẩn
NT
(tb/mL)
(ct/mL)
(ct/mL)
(104 CFU/mL)
a
a
a
7,41±4,24
70,0±10,9
5,54±2,53
4,00± 1,2a
ĐC
11,5±2,31ab
75,4±33,8a
17,3±6,88b
8,76±1,5b
BG
16,7±3,33b
186±25,2b
17,5±2,31b
13,2± 9,5c
BG_LC
b
a
202±30,5
8,63±0,64
7,77± 4,1b

BG_LC_R Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Vi khuẩn Vibrio
(102 CFU/mL)
5,13±1,61b
7,32±2,85bc
2,41±0,49a
10,3±8,81c


Nghiệm thức BG_LC có mật độ động thực vật và tổng vi khuẩn cao nhất và
mật độ vi khuẩn Vibrio thấp nhất. Việc luân chuyển nước giúp hạt biofloc lơ
lửng tốt hơn nên kích thích tổng vi khuẩn phát triển mạnh đã hạn chế vi khuẩn
Vibrio, nhưng việc rút cặn có thể đã làm cho vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh.
3.4.4.2. khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi
Nghiệm thức BG_LC cho thấy khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối cao hơn
các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Kết quả cho thấy tôm nuôi ở nghiệm thức
BG_LC có khối lượng tăng gấp 2,2 lần so với nghiệm thức ĐC.
Bảng 3.24: Khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức
Khối lượng (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (g/m3)
ĐC
BG
BG_LC
BG_LC_R

5,38 ± 0,501a
9,12 ± 0,97b

11,90 ± 0,92c
11,80 ± 1,23bc

43,3±3,06a
51,3±4,16b
67,3±14,1c
47,0±1,40ab

396±59,0a
756±71,4b
1.263±145c
788±106b

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức BG_LC đã kích thích vi khuẩn
phát triển, cải thiện yếu tố môi trường (NO2-, TAN và Vibrio) nên làm gia tăng
tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống làm nâng cao sinh khối tôm nuôi 1.263 g/m3.
3.4.5. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung bột gạo và rỉ đường
trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
3.4.5.1. Các yếu tố môi trường
Thí nghiệm được nuôi trong trại với 2 lớp mái che trong suốt để lấy ánh
sáng tự nhiên, nên tảo trong bể phát triển mạnh. Nhiệt độ khá cao (27,229,1oC) và pH thấp (7,37-7,63) có thể thấy vi khuẩn nitrate phát triển mạnh.
Bảng 3.25: Biến động độ kiềm, TSS, VSS và COD giữa các nghiệm thức
Độ kiềm (mg/L)
TSS (mg/L)
VSS (mg/L)
NT
ĐC
BG90-RĐ10

BG70-RĐ30
BG50-RĐ50
BG30-RĐ70
BG10-RĐ90

116±0,45bc
108±4,75a
110±3,38ab
117±3,68c
119±5,79c
115±3,37abc

183±57,8a
146±15,0a
160±15,2a
165±37,1a
178±32,0a
163±13,2a

155±51,4a
106±11,4a
122±13,5a
130±30,0a
148±26,4a
130±21,2a

COD (mg/L)
26,3±1,26a
31,0±1,49c
31,1±0,88c

30,0±0,70bc
28,9±1,08b
29,8±0,33bc

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Độ kiềm TSS, VSS của tất cả các nghiệm thức đều thích hợp cho sự trưởng
của tôm nuôi (Wasielesky et al. 2013). Hàm lượng TAN, NO2- thấp và ít biến
động, ở nghiệm thức BG70-RĐ30 có hàm lượng NO2- thấp hơn so với tất cả
nghiệm thức còn lại, ngoại trừ nghiệm thức BG10-RĐ90 (p<0,05).
Bảng 3.26: Biến động TAN, NO2-, NO3- và tổng đạm hòa tan giữa các nghiệm thức
TAN (mg/L)
NO2- (mg/L)
NO3- (mg/L)
D.TN (mg/L)
Nghiệm thức
ĐC
BG90-RĐ10
BG70-RĐ30
BG50-RĐ50
BG30-RĐ70
BG10-RĐ90

0,43±0,01a
0,42±0,01a
0,42±0,04a
0,40±0,01a
0,44±0,03a
0,42±0,01a


2,98±0,33c
2,74±0,39bc
1,69±0,35a
2,55±0,54bc
2,74±0,38bc
2,07±0,21ab

8,57±0,49a
8,83±0,19a
8,83±0,26a
8,85±0,11a
8,32±0,51a
8,66±0,31a

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

26,2±7,86a
25,6±6,26a
23,0±6,81a
23,5±2,46a
25,1±3,93a
19,7±6,08a


Ở nghiệm thức ĐC mật độ tảo cao hơn so với các nghiệm thức bổ sung
carbohydrate (p<0,05). Tảo quan sát được thuộc 4 ngành, tảo lam chiếm mật
độ cao nhất (225 tb/mL) với loài ưu thế là Lyngbya sp. tảo khuê (188 tb/mL)
với loài Nitzchia sp., tảo lục (22 tb/mL) với loài Scenedesmus abundans và tảo
giáp (3 tb/mL) với 1 loài là Ceratium sp. và chỉ xuất hiện ở nghiệm thức ĐC.
Bảng 3.27: Biến động động thực vật và tổng vi khuẩn giữa các nghiệm thức

TV
ĐV
Tổng vi khuẩn (nước) Tổng vi khuẩn (biofloc)
NT
(tb/mL)
(ct/mL)
(106 CFU/mL)
(106 CFU/mL)
523±15,0c
842±5,92a
1,82±0,27a
2,50±0,17a
ĐC
385±6,99a
974±31,2c
2,07±0,35a
2,89±1,03a
BG90-RĐ10
440±13,5b
948±48,8bc
1,59±0,23a
2,81±0,44a
BG70-RĐ30
444±13,9b
948±37,6bc
2,05±0,60a
3,37±0,48a
BG50-RĐ50
434±8,05b
938±22,5bc

1,83±0,31a
2,68±0,42a
BG30-RĐ70
a
b
a
386±9,23
904±19,8
1,71±0,41
2,54±0,22a
BG10-RĐ90
Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả cho thấy khi tăng lượng bột gạo thì mật độ động vật tăng nên có sự
khác biệt giữa BG90-RĐ10 và BG10-RĐ90 (p<0,05). Protozoa cao nhất là ở
BG90-RĐ10 và thấp nhất là ở nghiệm thức ĐC. Ngược lại, Rotifer phát triển
mạnh từ ngày 35 đến ngày 63. Mật số tổng vi khuẩn trong nước và trong
biofloc khá cao lớn hơn 106 CFU/mL. Vi khuẩn Vibrio trong nước nghiệm thức
BG70-RĐ30 có mật độ thấp nhất so với BG90-RĐ10 và BG50-RĐ50 (p<0,05).
Bảng 3.28: Biến động vi khuẩn Vibrio và vi khuẩn lactic trong nước và trong biofloc
Vi khuẩn Vibrio (nước) Vi khuẩn Vibrio (biofloc)
Lactic nước
Lactic biofloc
NT
103 CFU/mL
103 CFU/mL
CFU/mL)
(CFU/mL)
3,40±0,62ab
47,0±5,62a

92,0±28,4a
173±26,1a
ĐC
4,41±0,51c
66,9±24,3a
100±37,7a
580±184bcd
BG90-RĐ10
3,21±0,31a
54,6±7,70a
127±58,0a
657±129cd
BG70-RĐ30
4,31±0,55bc
55,0±6,41a
152±38,8a
721±108d
BG50-RĐ50
3,70±0,16abc
55,9±11,5a
108±32,5a
377±25,2b
BG30-RĐ70
abc
a
a
4,14±0,60
61,6±10,2
113±25,2
437±187bc

BG10-RĐ90
Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Mật số vi khuẩn Vibrio trong biofloc cao hơn trong nước từ 10-15 lần, vi
khuẩn lactic hạt biofloc ở các nghiệm thức bổ sung carbohydrate cao hơn so
với vi khuẩn lactic trong nước khá rõ từ 3,5-5,8 lần. Nghiệm thức có mật số vi
khuẩn lactic trong hạt biofloc cao là BG70-RĐ30 và BG50-RĐ50. Vi khuẩn
lactic là vi khuẩn dị dưỡng nhận năng lượng từ quá trình phân giải
carbohydrate và sản xuất hai hợp chất kháng khuẩn là acid lactic và acid acetic
(Phạm Minh Nhựt, 2014). Thí nghiệm cho thấy FVI cao nhất là BG70-RĐ30
cao hơn so với nghiệm thức ĐC, BG10-RĐ90 (p<0,05).
Bảng 3.29: Biến động lượng và kích cỡ hạt biofloc giữa các nghiệm thức
FVI (ml/L)
D-biofloc (mm)
NT
ĐC
BG90-RĐ10
BG70-RĐ30
BG50-RĐ50
BG30-RĐ70
BG10-RĐ90

1,46±0,41a
3,13±0,47bc
3,21±0,26c
2,74±0,33bc
2,79±0,60bc
2,32±0,44b

0,43±0,002a

0,48±0,010bc
0,56±0,038d
0,53±0,036cd
0,46±0,037ab
0,49±0,002bc

Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

R-biofloc (mm)
0,21±0,07a
0,24±0,08ab
0,27±0,09b
0,27±0,08b
0,23±0,06ab
0,25±0,07ab


Lượng và kích cỡ hạt biofloc ở nghiệm thức BG30-RĐ70 là cao nhất so với
tất cả các nghiệm thức (p<0,05) ngoại trừ nghiệm thức BG50-RĐ50.
3.4.5.2. Chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi
Sinh khối tôm nuôi ở nghiệm thức BG70-RĐ30 cao hơn so với nghiệm thức
ĐC và nghiệm thức BG90-RĐ10 (p<0,05).
Bảng 3.30: Chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sinh khối tôm nuôi giữa các nghiệm thức
Chiều dài (cm)
Khối lượng (g)
Tỷ lệ sống (%)
Sinh khối (g/m3)
Nghiệm thức
9,88±0,89a
9,76±0,32a

87,1±6,30a
1.294±70,9a
ĐC
10,2±0,25a
10,2±0,50a
81,8±7,81a
1.241±127a
BG90-RĐ10
10,4±0,50a
10,0±0,18a
94,2±2,78a
1.435±15,6b
BG70-RĐ30
9,87±0,29a
10,2±0,52a
87,1±8,57a
1.334±89,8ab
BG50-RĐ50
10,1±0,21a
9,94±0,28a
88,4±9,37a
1.338±143ab
BG30-RĐ70
9,68±0,38a
9,96±0,04a
89,3±3,53a
1.354±57,7ab
BG10-RĐ90
Các giá trị trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Qua thí nghiệm cho thấy hàm lượng nitrite, vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn
lactic, lượng biofoc và kích cỡ hạt biofloc và sinh khối tôm nuôi thì nghiệm
thức BG70-RĐ30 cho kết quả tốt nhất, được cân nhắc lựa chọn áp dụng vào
thực tế sản xuất.
3.5. Ứng dụng quy trình biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng
3.5.1. Ứng dụng quy trình biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh tại Thạnh Phú – Bến Tre
3.5.1.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (28-32oC) pH (7,2-8,5) trong suốt quá trình thực nghiệm ít biến
động. Yếu tố TSS, FVI, tổng vi khuẩn và zooplankton trong nghiệm thức BFT
cao hơn so với nghiệm thức ĐC (p<0,05), nhưng hàm lượng TAN và
phytoplankton thì ngược lại. Nghiệm thức BFT mật độ vi khuẩn Vibrio màu
xanh chiếm chỉ 32% trong tổng vi khuẩn Vibrio, thấp hơn so với ĐC vi khuẩn
Vibrio màu xanh chiếm đến 52% (p<0,05).
Bảng 3.31: Biến động các yếu tố thủy lý hóa, vi sinh, lượng và kích cỡ hạt biofloc
Thủy hóa
Đơn vị tính
BFT
ĐC
Độ Kiềm
mgCaCO3/L
102±8,56
100±18,1
TSS*
mg/L
166±26,3b
127±16,4a
TAN*
mg/L
2,87±0,28a

3,75±0,39b
NO2
mg/L
0,93±0,20
0,50±0,28
COD
mg/L
13,1±1.73
12,6±2,10
b
FVI*
mL/L
2,42±0,38
0,69±0,29a
5
b
Tổng vi khuẩn*
10 CFU/mL
3,4±0,410
2,81±0,22a
Vi khuẩn Vibrio
102 CFU/mL
8,8±8,20
9,9±3,40
Mật độ phytoplankton*
103 tb/mL
7,78±0,89a
10,0±1,44b
Mật độ zooplankton*
102 ct/mL

9,63±5,35b
1,86±0,35a
Chiều rộng hạt biofloc (R)
mm
0,40±0,07
0,38±0,01
Chiều dài hạt biofloc (D
mm
0,61±0,12
0,57±0,01
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Thực nghiệm cho thấy pH khá thấp nên hàm lượng ammonia dạng NH3 chỉ
khoảng 0,1-0,2 mg/L nên ít có khả năng gây độc cho tôm nuôi. Qua đây cho
thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa hàm lượng carbohydrate đến TSS, TAN,
FVI, tổng vi khuẩn, vi khuẩn Vibrio, zooplankton và phytoplankton.


3.5.1.2. Phân tích yếu tố kỹ thuật và tài chính
(a). Phân tích yếu tố kỹ thuật
Tỷ lệ sống tôm nuôi ở giữa nghiệm thức BFT cao hơn gần 30% so với
nghiệm thức ĐC và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.32: Các thông số kỹ thuật giữa ao nuôi thực nghiệm và ao nuôi được khảo sát
Thông số ao nuôi
BFT
ĐC
Khảo sát
Diện tích ao nuôi (ha)
0,30±0,00
0,30±0,00

0,29±0,02
Độ sâu (m)
1,40±0,00
1,40±0,00
1,55±0,24
Mật độ (con/m2)
100±0,00
100±0,00
97,6±7,33
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
85,0±5,0
79,7±5,5
60,5±8.14
Cỡ thu hoạch (con/kg)
76,7±6,43
93,7±8,62
120±47,7
b
a
Tỷ lệ sống (%)*
72,0±9,64
55,7±2,52
72,8±16,3b
b
a
FCR*
1,31±0,02
1,38±0,03
1,54±0,35ab
Năng suất (tấn/ha/vụ)*

9,32±2,30b
5,72±0,11a
6,53±2,09ab
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số liệu phân tích từ khảo sát là
những hộ nuôi tôm có lời (n=9) chiếm 60% tổng số hộ được khảo sát.

Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm nuôi theo BFT là tốt nhất, nên hệ số
thức ăn là thấp nhất (1,31) so với nghiệm thức ĐC (1,38). Lượng thức ăn ở
nghiệm thức BFT có thể tiết kiệm 1,5 triệu đồng cho một tấn tôm nuôi.
(b). Phân tích yếu tố tài chính
Số liệu khảo sát cho thấy chi phí cao hơn ao nuôi thực nghiệm, chủ yếu là
chi phí diệt khuẩn, cấy lại vi sinh, bơm nước, bón thêm vôi sau mỗi lần thay
nước. Ở nghiệm thức BFT có bổ sung carbohydrate, nên chi phí tăng thêm 25
triệu/ha/vụ (5,7%). Năng suất của nghiệm thức BFT tăng hơn 63%, nhưng chi
phí chỉ tăng 37,2% so với nghiệm thức ĐC, điều này giúp làm giảm giá thành
sản xuất đến 16,8%, kích cỡ tôm thu hoạch lớn hơn nên giá bán cao hơn.
Bảng 3.33: Các thông số tài chính giữa ao nuôi thực nghiệm và ao nuôi được khảo sát
Hạch toán
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)*
Giá thành (1.000 đ/kg)*
Giá bán (1.000đ/kg)*
Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ)*
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)*
Lợi nhuận/Chi phí*
Lợi nhuận/Doanh thu*

BFT
605±97,3b
66,0±5,86b
126±4,36b

1.189±308b
583±211b
0,94±0,20b
0,48±0,05b

ĐC
441±5,99a
77,1±0,54a
111±6,56a
639±29,1a
198±34,3a
0,45±0,08a
0,31±0,04a

Khảo sát
687±141b
91,6±20,6a
116±9,60ab
881±389b
194±283ab
0,44±0,24a
0,29±0,12a

Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số liệu phân tích từ khảo sát là
những hộ nuôi tôm có lời (n=9) chiếm 60% tổng số hộ được khảo sát.

Tất cả các vấn đề vừa nêu góp phần làm tăng tỷ suất lợi nhuận của nghiệm
thức BFT là 0,94 cao hơn so với 0,45 của nghiệm thức ĐC (p<0,05).
3.5.2. Ứng dụng quy trình biofloc trong nuôi tôm thẻ trong nhà lưới tại
công ty Việt Úc – Bạc Liêu

3.5.2.1. Các yếu tố môi trường
Kết quả yếu tố như nhiệt độ (29,2-30,1oC); pH (7,86-8,04) và Oxy (5,446,05 mg/L) khá phù hợp và ít biến động. Tuy nhiên, nhiệt độ luôn duy trì ở
mức cao bởi trại nuôi được lợp bằng bạt nhựa trắng, lượng ánh sáng nhận được
là khá lớn, nên tảo phát triển rất mạnh đây được xem là điểm hạn chế.


Các yếu tố TSS, TAN và TKN ở nghiệm thức BFT thấp hơn so với ĐC
(p<0,05) và ngược lại các yếu tố còn lại không có sự khác biệt (p>0,05). Hàm
lượng ammoniac (NH3) ở nghiệm thức BFT khá thấp 0,04 mg/L so với nghiệm
thức ĐC là 0,365 mg/L (p<0,05), hàm lượng NH3 ở nghiệm thức ĐC có khả
năng gây độc cho tôm nuôi (Chen & Chin, 1998).
Bảng 3.34: Biến động các yếu tố thủy lý hóa giữa nghiệm thức biofloc và ao nuôi đối chứng
Thủy hóa
Độ Kiềm
TSS*
COD
TAN*
NO2NO3TKN*
TP
TOC
TC

Đơn vị tính
mgCaCO3/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

mg/L
mg/L
mg/L

BFT
147±5,31
190±65,8a
15,3±2,18
2,72±0,28a
14,8±1,22
58,6±24,7
9,11±0,54a
1,45±0,67
66,6±5,31
118±54,7

ĐC
155±2,65
251±56,2b
11,9±3,71
3,97±0,56b
7,87±10,1
57,2±37,9
11,8±1,30b
1,17±0,58
64,7±1,80
114±40,0

Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Mật độ tổng vi khuẩn, vi khuẩn lactic và mật độ zooplankton ở nghiệm thức
BFT cao hơn và ngược lại mật độ vi khuẩn Vibrio và phytoplankton thì thấp
hơn so với nghiệm thức ĐC (p<0,05). Qua theo dõi quá trình nuôi cho thấy mật
độ tảo luôn ở mức cao (103 tế bào/mL) và lượng biofloc thấp nguyên nhân có
thể do thiết kế hệ thống oxy và phần lớn đã được siphong, nên lượng biofloc
trong ao nuôi rất thấp theo đề nghị của Taw (2011).
Bảng 3.35: Biến động các vi sinh, kích cỡ và lượng biofloc giữa ao nuôi BFT và ao nuôi ĐC
Thủy sinh
Tổng vi khuẩn*
Vi khuẩn Vibrio*
Vi khuẩn lactic*
Mật độ phytoplankton*
Mật độ zooplankton*
Chiều rộng hạt biofloc
Chiều dài hạt biofloc
Lượng biofloc (FVI)

Đơn vị tính
104 CFU/mL
103 CFU/mL
103 CFU/mL
103 tb/mL
102 ct/mL
mm
mm
ml/L

BFT
4,44±0,46b
4,28±0,48a

4,50±0,43b
3,51±2,32a
6,03±0,65b
0,48±0,04
0,71±0,13
2,38±1,37

ĐC
3,68±0,99a
6,48±0,61b
3,68±0,19a
8,30±1,71b
4,97±0,23a
0,56±0,06
0,88±0,10
1,67±1,24

Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Vi khuẩn Vibrio là một trong những nhóm vi sinh vật gây thiệt hại cho nuôi
tôm nước lợ mặn. Mật độ vi khuẩn Vibrio trong nghiệm thức BFT luôn thấp
hơn so với nghiệm thức ĐC. Ở nghiệm thức BFT vi khuẩn Vibrio màu xanh
chiếm 17,4% thấp hơn so với nghiệm thức ĐC 21,3% có sự khác biệt (p<0,05).
3.5.2.2. Phân tích yếu tố kỹ thuật và tài chánh
(a) Phân tích yếu tố kỹ thuật
Tôm nuôi theo quy trình BFT chuyển hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng
trọng nhanh nên kích cỡ thu hoạch lớn hơn nên năng suất cao hơn so với
nghiệm thức ĐC (p<0,05). Bên cạnh đó các yếu tố môi trường được cải thiện
nên làm tăng tỷ lệ sống so với nghiệm thức ĐC (p>0,05).



Bảng 3.36: Các thông số kỹ thuật giữa nghiệm thức biofloc và ao nuôi đối chứng
Thông số ao nuôi
BFT
ĐC
Trọng lượng tôm (g/con)*
17,1±0,27b
16,3±0,29a
Cỡ thu hoạch (con/kg)*
58,2±1,37a
61,3±1,06b
Tỷ lệ sống (%)
82,8±6,11
75,9±9,73
FCR*
1,32±0,01a
1,39±0,06b
Năng suất (kg/ao/vụ)*
1.132±24,3b
912±108a
Năng suất (tấn/ha/vụ)*
22,6±0,49b
18,2±2,15a
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Nghiệm thức BFT có thể tiết kiệm thức ăn khoảng 5,3% so với nghiệm thức
ĐC tương đương với 1,6 triệu đồng tiền thức ăn cho một tấn tôm và năng suất
tôm nuôi giữa nghiệm BFT cao hơn nghiệm thức ĐC khoảng 24%.
(b). Phân tích yếu tố tài chính
Tổng chi phí nghiệm thức BFT cao hơn nghiệm thức ĐC chủ yếu là chí phí

thức ăn tăng thêm, chi phí xử lý khoáng, vi sinh và carbohydrate (bột gạo và rỉ
đường khoảng 2,5%).
Bảng 3.37: Các thông số tài chánh giữa nghiệm thức biofloc và ao nuôi đối chứng
Hạch toán kinh tế
Tổng chi phí (triệu đồng/ao/vụ)
Giá thành (1.000 đ/kg)
Giá bán (1.000đ/kg)
Tổng doanh thu (triệu đồng/ao/vụ)*
Lợi nhuận (triệu đồng/ao/vụ)*
Tỷ suất lợi nhuận(%)*

Biofloc (BFT)
93,5±4,02
82,8±3,25
119±1,00
134±3,02b
41,2±2,23b
44,0±4,16b

Đối chứng (ĐC)
82,8±5,68
91,4±8,27
116±0,58
106±12,9a
22,6±9,80a
27,3±11,7a

Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái khác nhau, biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Nghiệm thức BFT đầu tư cao hơn (12,9%) và cho năng suất cao hơn 24%

giúp làm giảm giá thành sản xuất đến 11% so với nghiệm thức ĐC. Tất cả các
vấn đề vừa nêu cho thấy tỷ suất lợi nhuận tăng thêm khoảng 82% từ nghiệm
thức BFT (0,44) gần gấp đôi so với nghiệm thức ĐC (0,27).

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
- Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình BFT ở Ninh Thuận cho thấy mật độ
tôm thả nuôi cho hiệu quả từ 140-160 con/m2 với thời gian nuôi trung bình
81 ngày cho tỷ lệ sống khoảng 81-83% và tỷ lệ hộ nuôi cho hiệu quả sản
xuất trên 80% với tỷ suất lợi nhuận 0,76. Nguồn carbohydrate được các hộ
sử dụng để bổ sung là rỉ đường với 100% và bột gạo với 50% với lượng từ
280-1.500 kg/ha/vụ. Chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được cao hơn so với
mô hình nuôi tôm TT lần lượt khoảng 1,5 lần và 2,4 lần. Nuôi tôm quy
trình biofloc giúp làm giảm chi phí sản xuất 13,7%, gia tăng lợi nhuận
27,5%, nên tổng cộng tăng thêm khoảng 41,2%.
- Trong thí nghiệm không thả tôm, hạt biofloc được hình thành tốt trong điều
kiện độ mặn từ 10-20‰, hàm lượng protein thức ăn 42% với nguồn
carbohydrate là bột gạo được bổ sung với tỷ lệ C:N từ 10:1 đến 20:1. Kết
quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng TSS, mật độ tổng vi khuẩn, lượng và
kích cỡ hạt biofloc là cao nhất và hạt biofloc phân bố đều trong cột nước.


×