Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu ôn thi HSG văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.43 KB, 20 trang )

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016
CHUYÊN ĐỀ THƠ

I. LÍ THUYẾT
1. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực
Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống
nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John
Perse). Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng
ngoài dòng chảy ấy. Hơn ai hết, họ phải là người cảm nhận cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất.
“Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng (hành động) tới đáy tầng (tâm
linh) qua hết mọi phương diện xã hội”
2. Nhà thơ và quá trình sáng tạo
Để đi vào thế giới nghệ thuật thơ, có lẽ chúng ta cần xác định nhà thơ - họ là ai? Vì chính sứ mệnh
nhà thơ chi phối quá trình sáng tạo thi ca. Với Trần Nhựt Tân, “Thi sĩ là người duy nhất có được ngôn ngữ:
hắn đã vượt thóat được ngôn ngữ. Thi sĩ là người duy nhất có thể vượt thoát được hố thẳm, lập ngôn”. “Thơ
là những xúc động đặc biệt được diễn tả bằng một ngôn ngữ đặc biệt của một sinh linh có năng khiếu đặc biệt
mệnh danh là thi sĩ”.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn nhà thơ không phải là người bình thường
mà là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Thật vậy, sáng tạo thi ca là quá trình phức tạp. Như một ngọn
nến, thi nhân tự đốt cháy tâm hồn mới mong thơ tỏa sáng giữa cuộc đời. Vì “thơ là kết tinh, thơ là ngọc
đọng, thơ là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh hoa
trong vườn phương thảo”. Quá trình sáng tạo của nhà thơ là sự kết tinh của “hồn thơ”. Để sáng tác thi ca
ngoài phần kỹ thuật, thi pháp cũng như nội dung tư tưởng, “còn đòi hỏi một nguyên lý sinh động đó là cái
hồn thơ, cái khả năng cảm hứng và diễn tả của nhà thơ nó làm cho nội dung kết cấu với hình thức và bài thơ
có một sức sống linh diệu” (Nguyễn Sỹ Tế). Và “Những chất thơ có được trong tác phẩm đều xuất phát từ
một hồn thơ. Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một sáng tạo đam
mê” (Trần Nhựt Tân).
Với các nhà lý luận phê bình văn học, hồn thơ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh thành thơ
ca. Nó không những là nguyên nhân, động lực, là “nỗi niềm tinh vân” dậy lên đam mê và khát khao sáng tạo


mà còn là tiếng gọi từ trong vô thức của người thơ. “Chất thơ thường hướng về tác phẩm, tức là ngoại giới,
hồn thơ là dư vang chưa thành hình còn đang ở trong trạng thái tiềm thế, đồng hóa với mỹ cảm sống động
trong tâm hồn thi sĩ”
3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công
phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Vì vậy
với các nhà lý luận phê bình văn học, ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn
ngữ luôn là một giá trị không thể phủ nhận trong thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”
(Nguyễn Quốc Trụ). Và “ngôn ngữ thi ca là thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và tư tưởng và
nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy”. Đây mới thực sự là yếu tố làm nên giá trị
thơ ca. Tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu
trời của thực và mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyển đời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải
là một thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến
sinh mãnh liệt”. Song ngôn ngữ trong thơ không phải là ngôn ngữ nguyên sinh của đời sống. Đó là ngôn
ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ “bóng chữ”. Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức
của người cầm bút để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức. Như một “tiếng chim gọi đàn”, nó tràn ra ngòi
bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảm hứng sáng tạo. Ngôn ngữ thơ vì thế “không những khác
biệt ngôn ngữ nhật dụng, nó còn biệt lập với người cầm bút, nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy nở “Chữ đẻ
ra chữ và ra nghĩa” (Bùi Hữu Sủng)
4. Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ
Cùng với ngôn ngữ và hình ảnh, nhạc tính và âm điệu trong thơ cũng là một yếu tố thi pháp được các
nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam đề cập khá nhiều trong quan niệm thơ của mình. Theo họ,
“Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi”. Bởi nhạc tính như một nét
duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc. “ Ly khai với nhạc tính,
thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên”(Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của âm thanh”. Thơ
bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô

1



Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Rõ ràng, nhạc
tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng có
thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”.
Là một yếu tố không thể thiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, cách gieo vần,
phối thanh... Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với
tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc
thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp” mà “nhạc tính là dây giao cảm của
từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy”(Trần Nhựt Tân). Vì vậy trong quan niệm lý luận phê bình văn học , âm
điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong thơ. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng
chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm
điệu là một cảm nghiệm thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng lãm”
Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ của lý luận phê bình văn học cũng
tương hợp với quan niệm thơ phương Tây và quan niệm thơ ca truyền thống của dân tộc. Bởi đây là những
hằng số giá trị của thơ ca. Nhưng thơ vẫn còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá trong quá trình
tìm đến bản thể thơ. “Thơ là vần điệu. Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ là ẩn dụ nhằm
gây rung động hay cảm xúc” (Huỳnh Phan Anh). Thơ mãi là một thế giới đầy bí ẩn mà khi giải mã, không
phải lúc nào cũng có sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm về việc chú giải, phê bình.
----------------------------------------------------1. Khái lược về thơ trữ tình:
- Thơ là một thể loại VH được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy
luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,... của người nghệ sĩ về đ/s thông qua
những hình tượng NT.
- Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đ/s; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình
cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.
- Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực
tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đ/s, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung.
Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực

khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
2. Đặc điểm chung của thơ trữ tình:
2.1. Tính trữ tình:
Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. TP thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động,
suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự
kiện, những hiện tượng đ/s vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TP thơ. Nắm vững đặc
điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng TP thơ. Nghĩa là, khi phân tích
TP thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập,
mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề
trên.
2.2. Chủ thể trữ tình:
Trong TP thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc
sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc,
suy tư trong TP thơ. Nhân vật trữ tình trong TP thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái
tình cảm, thái độ tình cảm. Trong TP thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình
của TP. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội dung trữ tình thì
nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ
tình.
2.3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình:
2.3.1.Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người.
Trong TP trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... được trình bày trực tiếp và làm thành nội
dung chủ yếu của TP. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ
một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và
tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải
miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu
hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của TP trữ tình.
2.3.2. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan.

2



Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

TP trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan
hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ
cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì...Do đó, hiện tượng c/s vẫn được thể hiện trong TP
trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, TP trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật,
hiện tượng trong đ/s khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, TP trữ tình cũng phản ánh
thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy
nghĩ ...của con người.
2.3.4.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình:
2.4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt
nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ
mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.
2.4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ
đều có chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc
tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen
nhau…Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo
nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.
2.4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
Bằng những âm thanh luyến láy, bằng những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt
nhịp, nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ, những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những
cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
Thơ được xây dựng bằng những hình tượng NT có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể
hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là
tính hoạ trong thơ.

2.4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện:
VH nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực c/s qua hình tượng NT. Nghĩa là điều mà nhà nghệ
sĩ nhận thức, suy tư về c/s luôn được thể hiện một cách gián tiếp. Để làm được điều này người nghệ sĩ đi vào
khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ. Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức
biểu đạt có thể có nhiều nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong
thơ.
**********************************

THƠ MỚI VÀ SỰ BÙNG NỔ CỦA CÁI TÔI
1. Thơ mới – Sự bùng nổ của cái Tôi cá nhân, cá thể.
Trong giai đoạn “gió Âu mưa Mỹ” tràn vào nước ta, “người thanh niên Việt Nam đang đi tìm thi nhân
của mình như con đi tìm mẹ” (Lưu Trọng Lư). Và lẽ dĩ nhiên, “Phương Tây đã giúp chúng ta phát hiện ra
mình” nhưng đó là sự phát hiện ra mình trên mảnh đất giàu tiềm năng và bề dày trầm tích văn hóa. Vì vậy,
Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự
Đệ). Có thể nói như nhà thơ Huy Cận: “Thơ mới là nỗi niềm, thái độ , là một cuộc ra trận của cả một thế hệ
văn chương, một lực lượng trẻ văn hóa dân tộc quyết đổi mới cả một nền văn thơ, văn chương đã mỏi mòn,
khô cứng, bạc màu”. Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng, thay đổi cả hệ thống thi pháp. Cuộc cách mạng
trong Thơ mới gắn với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con
người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành
thật” (Hoài Thanh), đưa cái tôi cá nhân vào trung tâm của thơ ca, cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm
xúc và suy tưởng.
Thơ ca bao giờ cũng là dấu ấn sáng tạo của người cầm bút, thể hiện bản ngã, cái tôi. Từ thời trung đại,
Hồ Xuân Hương đã cá tính sắc nhọn trong từng lời thơ và tự xưng tên trong thơ “Quả cau nho nhỏ miếng trầu
hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”(Mời trầu). Nguyễn Công Trứ cũng thể hiện rõ bản ngã của cái tôi tài
tử. Thế nhưng, cái tôi trong thơ trung đại hầu hết hòa trong cái ta chung. Thơ ca trung đại đề cao tính vô ngã.
Phải đến Thơ mới, cái tôi mới được nhận thức và thể hiện như là trung tâm của thơ ca. Phương Tây đã đi một
quãng đường khá xa trong sự khẳng định cái tôi cá nhân. Thế nhưng ở nước ta, cùng những yếu tố nội sinh
cộng với sự tiếp biến văn học phương Tây, cái tôi mới được tìm thấy và nở rộ trong thơ. Cái tôi đó được thai
nghén cả nghìn năm trong thơ ca trung đại, đến đầu thế kỷ XX mới trở dạ và thể hiện đậm nét trong dòng Thơ


3


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

mới. Có thể nói, thơ ca hướng vào thể hiện cái tôi chính là con đường đưa thơ trở về với bản ngã của chính nó.
Thơ mới khám phá cái tôi với tư cách là chủ thể nhận thức và là đối tượng phản ánh của thi ca. Với tư cách là
chủ thể nhận thức, cái tôi cùng hệ thống quan niệm thẩm mĩ mới mang dấu ấn của những tìm kiếm mới, sáng
tạo mới, phong cách mới mà văn học mấy thế kỷ qua chưa đạt tới được. Cái tôi ấy không chỉ bó hẹp thơ ca
trong mục đích tải đạo, nói chí, giáo huấn mà là chủ thể sáng tạo mang cá tính riêng, phong cách riêng với nhu
cầu tự khẳng định mình. Cái tôi cũng là đối tượng phản ánh của thi ca với tất cả sự phong phú, hấp dẫn, phức
tạp của nó. Với nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể, các nhà thơ Mới đã “đồng loạt cất lên bản hòa tấu
tuyệt đẹp với những âm thanh mới lạ, tân kỳ chưa từng có trước đó”(GS. Hồ Thế Hà)
Thơ mới về cơ bản hoàn toàn đối lập với thơ cũ, như Lưu Trọng Lư đã nói một cách hình tượng “ Các
cụ ta ưa những màu đỏ chót, ta lịa ưa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì những tiếng trùng đêm
khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà gáy đúng Ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm
một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ chỉ là sự
hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi,
cái tình xa xôi, cái tình giây phút, cái tình nghìn thu”. Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng thi ca, từ nghệ
thuật biểu hiện đến nội dung, tư tưởng. Thơ mới đã đưa thơ ca nước ta tiến nhanh trên con đường hiện đại
hóa. Con người cá nhân, cá thể xuất hiện trong Thơ mới là con người trực tiếp đối diện với thế giới và đối
diện với chính mình, là con người đã rũ bỏ gánh nặng của nhà luân lý với thơ và bằng thơ, là con người hoàn
toàn tồn tại với tư cách là một cái tôi mang cảm xúc cá thể. Xuân Diệu trong lời tựa “ Gửi hương cho gió” đã
từng nhận mình "Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hót chơi…”. Chế Lan Viên cũng bộc lộ “Thi sĩ không
phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát
Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai”. Còn Hàn Mặc Tử thì viết : " Người thơ là khách lạ đi
giữa Nguồn Trong Trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô lượng; xung quanh Người là mơn trớn với
yêu đương vây phủ bởi trăm giây quyến luyến - làm bằng êm dịu, làm bằng thanh bai. Gió phương mô đẩy

đưa Người đến bến bờ xa lạ, đầy trinh tiết và đầy thanh sắc... Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn,
bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng... Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ. Tôi
phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật". Mỗi nhà thơ với cá tính sáng
tạo riêng đã bộc lộ cái tôi không giống nhau. Và có lẽ, chưa bao giờ như bây giờ, thơ ca đạt đến độ chín của
nhiều phong cách, nhiều cái Tôi cá nhân, cá thể trong tư cách là chủ thể sáng tạo như thế. Đúng như Hoài
Thanh đã khẳng định “Tôi quyết rằng chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca
Việt Nam. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng
như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận,
quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
Khám phá vườn Thơ mới, ta có thể nhận ra hương sắc riêng của từng phong cách. Và cũng từ những
vần thơ mang dấu ấn chủ thể sáng tạo ấy, cái Tôi phức tạp nhưng đầy hấp dẫn đã đi vào trung tâm thơ ca với
đầy đủ ý nghĩa nhân bản. Đó là một Thế Lữ như "người khách đi qua trần thế" thoát ly để đi tìm cái đẹp “Tôi
chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể”, mộng mơ trong chốn bồng lai tiên cảnh với
tiên nga, ngọc nữ, tiếng sáo Thiên Thai, hạc trắng hoa đào. Đó là một Xuân Diệu tự xem mình “Ta là Một, là
Riêng, là Thứ nhất” luôn băn khoăn, rạo rực trong tình yêu với nỗi phấp phỏng muốn chiếm lĩnh thời gian:
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non sắp già rồi”; “Gấp đi em anh rất sợ ngày mai/ Đời
trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”. Đó là một Huy Cận với cái tôi mang nỗi “sầu vạn kỷ” nơi quán chật đèo
cao, sông dài trời rộng “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu”. Đó là một Chế Lan Viên với cái
tôi tiếc thương quá khứ, lạc trong thế giới điêu tàn siêu hình, thần bí, băn khoăn nghi nghờ bản thể “Hồn của
ai trú ẩn ở đầu ta/ Ý của ai trào lên trong đáy óc”. Dường như trước sự biến suy của xã hội cùng ảnh hưởng
văn hóa Tây phương, cái tôi trong Thơ mới bấy lâu dồn nét chợt vỡ òa. Cái tôi đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ
thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không
lặp lại. Hướng đến khám phá và thể hiện cái tôi cá nhân, cá thể, Thơ mới mang lại cho thơ Việt sự thanh tân,
tươi mới, một lối thơ hiện đại, đoạn tuyệt với thơ ca trung đại gò bó, khuôn thước.
Cái tôi cá nhân, cá thể bùng nổ trong thơ làm đảo lộn mọi quan niệm. Quan niệm thẩm mĩ thay đổi, nội
dung tư tưởng đổi khác và chúng hiện lên trong bộ cánh hình thức cũng mới mẻ vô cùng. Không còn là thơ để
tải đạo, để nói chí, thơ ca bây giờ bám rễ vào cuộc đời trần thế với tất cả niềm vui, nỗi buồn, sự đam mê, cô
đơn, hoài nghi, chán nản…Đến với thơ Xuân Diệu, ta bắt gặp ở đó cái tôi bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn, cá tính
trong khát khao tình yêu, lồ lộ đam mê mãnh liệt “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không
thương một kẻ nào”. Con người ấy nồng nhiệt, tha thiết sống, sống hối hả, sống cuống quýt, muốn là dây

“quấn quýt lấy mình xuân”, muốn “chân hóa rễ để hút màu dưới đất” nhưng cũng không tránh khỏi nỗi cô

4


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

đơn “Em là em, anh vẫn là anh/ Có lẽ nào qua Vạn Lý trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật” và cả
sự bế tắc trước cuộc đời “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”. Thơ Hàn
Mặc Tử lại đưa ta khám phá “một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng", “rộng không bờ không bến, càng đi xa càng
ớn lạnh..." (Hoài Thanh) và bắt gặp một cái tôi mê dại, não nề đến rên xiết, cô độc đến trống rỗng, khát thèm
đến đê mê trong thú đau thương. Cái tôi ấy đắm mình trong ngổn ngang nỗi niềm day diết quặn đau; xa đời,
xa người và xem thế giới ảo mộng là người tình tri kỉ. Hàn Mặc Tử mê tơi trong những ảnh hình kì dị. Cái tôi
phân thân, trao phận vào cõi hư vô ắp đầy ám gợi: “Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng/ Cho ngây người
mê dại đến tâm can” (Rướm máu). Nếu trong thơ truyền thống, con người bé nhỏ, tan biến trong vũ trụ, hoặc
con người hướng tới cái thiêng liêng, cái siêu việt thì trong Thơ mới, cái tôi được giải phóng, con người cá
nhân được ý thức và khẳng định như là trung tâm của vũ trụ. Thơ mới khả năng diễn đạt những rung cảm tinh
tế của cái Tôi cá nhân cá thể, tạo nên sự cách tân đáng kể so với thơ cũ.
Cùng với đó, quan niệm thẩm mĩ cũng đổi khác. Nếu thơ xưa xem thiên nhiên là chuẩn mực cái đẹp thì
trong Thơ mới, con người mới là vẻ đẹp toàn bích. Vì vậy, Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ
mới” (Hoài Thanh) khi miêu tả thiên nhiên luôn lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực: “Lá liễu dài như một
nét mi”, “Mây đa tình như thi sĩ thời xưa”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”…Còn với Huy cận,
thiên nhiên là bức tranh mang hồn quê, hồn nước, đẹp mà buồn: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài,
trời rộng, bến cô liêu” (Tràng giang). Với Hàn Mặc Tử, thiên nhiên là hiện thân xác thịt, là người thiếu nữ
gợi cảm, là cám dỗ của trái cấm: “Trăng nằm sóng soải trên cành liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi…Ô kìa,
bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...” (Bẽn lẽn). Thơ mới biểu hiện một cuộc
cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao
hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự

nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Thiên nhiên
trong thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người: “Vườn cười bằng bướm hót bằng
chim / Dưới nhánh không còn một chút đêm / Những tiếng tung hô bằng ánh sáng /Ca đời hưng phục trẻ
trung thêm” (Lạc quan - Xuân Diệu). Có khi nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm
xúc con người: “Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.../ Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu / Sợi buồn con nhện
giăng mau / Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây” (Ngậm ngùi - Huy Cận). Có khi ngoại cảnh hóa tâm hồn “Đây
chùm thương nhớ, khóm yêu đương / Đây em cành thẹn lẫn cành thương” (Xuân Diệu). Con người trong quan
niệm của các nhà Thơ mới là con người trần thế. Từ đó, không gian và thời gian nghệ thuật trong Thơ mới là
tính chất, hằng số tâm lí – xã hội của con người cá nhân, cá thể.
Có thể nói, mọi phương diện thi pháp trong Thơ mới đã hoàn toàn thoát li thơ cũ. Tất cả chịu sự chi phối của
cái Tôi cá nhân, cá thể. Trong khu vườn Thơ mới, mỗi cái Tôi mang một hương sắc riêng, tạo nên một thế giới
thơ đa dạng, phong phú về phong cách. Sự bùng nổ cái Tôi đã đưa thơ vươn tới bao giá trị mới chưa từng có
trước đó.
2 - Thơ mới – Sự bùng nổ ngôn từ.
Thơ mới không chỉ là sự nở rộ cái tôi cá nhân, cá thể mà còn đánh dấu sự bùng nổ ngôn từ trên con đường
hiện đại hóa thơ ca. Nhà thơ Huy Cận đã từng cho rằng: “Thơ mới tạo ra ngôn từ mới để biểu hiện cảm xúc
mới. Tiếng Việt trẻ lại với thơ. Sự đóng góp của Thơ mới về ngôn ngữ là rất lớn …Tiếng Việt đến thời Thơ
mới đã đổi thịt thay da một lần nữa”. Có thể thấy, nếu thơ ca trung đại gò bó, ước lệ, khuôn sáo, ưa thích điển
tích, điển cố trong câu chữ thì đến Thơ mới, ngôn ngữ đã tươi mới, phong phú, giàu phép tu từ và khả năng
biểu cảm, vừa hàm ẩn, súc tích vừa trong sáng mà sang trọng, quý phái, vừa giàu nhạc tính vừa mang tính
tương hợp cao, vừa có ngôn từ tượng trưng, siêu thực vừa có ngôn từ huyền ảo kinh dị. Trải qua cả chục thế
kỷ nhưng chưa bao giờ, ngôn từ thơ lại phong phú, hấp dẫn và ngồn ngộn sức sống đến vậy. Cái tôi thi nhân
Thơ mới đã tạo ra những bước đi liên tục của ngôn ngữ thơ, đưa ngôn ngữ thơ từ "điệu ngâm sang điệu nói"
(Trần Đình Sử), từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Theo Phan Ngọc thống kê thì trong 1000 bài thơ Đường luật, tức là tổng cộng 56.000 từ nhưng các nhà
thơ trung đại chỉ sử dụng có 300 từ và hoán đổi chúng trong các bài thơ. Điều đó cho thấy sự nghèo nàn, khô
cứng, sự lặp lại đơn điệu của ngôn ngữ thơ ca trung đại. Thế nhưng, khi các nhà Thơ mới đặt cái Tôi ở trung
tâm, đưa thơ về với cuộc sống trần thế trong “khát vọng thành thật” thì lối thơ mang nặng tính ước lệ, vay
mượn ngôn từ, điển tích đã không đủ sức chứa nổi muôn hình vạn trạng cảm xúc thi nhân. Vì vậy, đến Thơ
mới, thơ Việt đã làm cuộc ly thân hẳn ngữ liệu cũ, ước lệ xưa. Các tác giả đã có nhãn quan mới, giọng điệu

mới làm thay đổi ngôn ngữ thơ: giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các câu thơ định nghĩa, câu thơ giãi bày với
những hô ngữ, thán từ, cách nói bằng các con số và có thêm sự góp mặt của ngôn ngữ văn xuôi, giá trị biểu

5


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

đạt tinh tế được tăng cường. Có sự trở về với ngôn ngữ thơ cổ nhưng vẫn mang trong nó những tình ý mới.
Con đường kiếm tìm cái tôi cá nhân ấy đã phân hóa ngôn ngữ thơ theo nhiều hướng, đẩy thơ bước vào địa hạt
tượng trưng, siêu thực, mang màu sắc chủ nghĩa hiện đại. Thơ được giải phóng triệt để khỏi các phép tắc,
thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thơ tự do bắt đầu xuất hiện với số lượng các câu thơ
không còn bị giới hạn. Đặc biệt, ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày đã được nâng lên thành
ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn bị câu thúc bởi việc sử dụng các điển cố văn học. Ngôn ngữ thơ
phong phú, đầy năng lượng và biến hóa trong từng phong cách. Sau bao năm thơ ca trung đại sử dụng ngôn từ
“như những viên gạch để lắp vào bộ khung cố định của luật thơ” (Trần Đình Sử) thì với Thơ mới, ngôn từ
bùng nổ và trở nên phong phú, mới lạ hơn bao giờ hết.
Với ý thức khẳng định mình của cái tôi trong Thơ mới, ngôn ngữ Thơ mới có sự xuất hiện đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất (ở thơ cũ hiếm thấy) nhằm khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát tư tưởng, tình cảm của
cái tôi trữ tình. Cùng với điều đó, Thơ mới xuất hiện những câu thơ định nghĩa, giai đoạn đầu có nhiều ở thơ
Thế Lữ: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng”, “Tôi chỉ là một khách tình si”. Từ 1936, Thơ mới đi sâu hơn vào
cái tôi, những câu thơ định nghĩa xuất hiện nhiều ở Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Với những câu thơ định nghĩa
như thế, cái tôi nhà thơ được khẳng định rõ ràng, dứt khoát hơn.
Nếu Thơ cũ chủ yếu dùng “ý tại ngôn ngoại” thì Thơ mới là thơ hướng nội. Đó là thơ của cái tôi nội
cảm hướng đến thể hiện cảm giác, trình bày các trạng thái tình cảm, nên thế giới ngôn ngữ Thơ mới đầy ắp
những hô ngữ, thán ngữ, lời than, lời kể. Ví như tiếng thơ Chế Lan Viên ngỡ ngàng trước bước đi của thời
gian “Chao ôi, Thu đã đến rồi sao/ Thu trước vừa qua, mới độ nào” hay lời than não nề của Hàn Mặc Tử
“Trời hỡi bao giờ tôi chết đi/ Bao giờ tôi hết được yêu vì”. Những yếu tố giao tiếp như hô ngữ, thán ngữ, lời

than, lời kể… bước vào thơ một cách tự nhiên làm cho ngôn ngữ sống động, tươi nguyên.
Từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói, ngôn ngữ thơ tiếng Việt đã làm cuộc chuyển hóa nhanh
chóng từ thi pháp trung đại sang hiện đại. Số từ vựng càng giàu có, cách diễn đạt càng tự nhiên, càng chuyên
chở đầy đủ, tinh tế những cảm xúc phong phú, đa dạng, đa cung bậc của cái tôi trữ tình. Sử dụng chữ quốc
ngữ thay cho chữ Hán Nôm, Thơ mới ít dùng từ Hán Việt. Thơ mới cũng khai thác nhiều giá trị các biện pháp
tu từ, tạo cho ngôn ngữ thơ giàu sắc thái biểu cảm, hình tượng và cảm xúc. Từ đó, nó mở ra những kết hợp
mới mẻ, táo bạo, làm giàu vốn từ tiếng Việt, cung cấp nhiều lượng thông tin mới cho từ trong hoạt động ngữ
nghĩa. Trong thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, hệ thống từ vựng mới và cách sử
dụng mới xuất hiện nhiều. Đó là những cách dùng từ rất lạ như “Chị ơi, em cưới mùa xuân nhé; - Nằm mãi
mà xem cái nhỡ nhàng” trong thơ Nguyễn Bính, “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, “Vườn cười bằng bướm,
hót bằng chim”, “Đây chùm mong nhớ, khóm yêu thương” trong thơ Xuân Diệu, “Trưa gọi kêu, nâng ngực
gió lên trời”, “Dưới trời huyết, tháp chàm buồn tư lự” trong thơ Chế Lan Viên hay “Tôi vo nhớ tiếc như vo
lụa, Tôi riết thời gian trong nắm tay” trong thơ Hàn Mặc Tử. Có những từ vốn không xa lạ bước vào Thơ mới
cũng như thoát xác đầy ý vị mới mẻ. Khi Xuân Diệu viết "Chiều góa không em lạnh lẽo sao" thì từ "góa" gợi
nhiều liên tưởng nghĩa mới, không chỉ gợi sự thiếu vắng mà cả trống vắng, đơn chiếc. Hay thơ Nguyễn Bính
vẫn là hình ảnh quen thuộc của ca dao nhưng mang một sinh khí mới mẻ, đầy tính hiện đại trong sự đồng nhất
cái tôi nhà thơ với thiên nhiên tạo vật: “Lợn không nuôi đặc ao bèo/ Giầu không dây chẳng buồn leo vào
giàn/ Giếng thơi mưa ngập nước tràn/ Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”. Những hình ảnh biểu tượng cho
tình yêu, sự hò hẹn và chia ly vào thơ Nguyễn Bính lại mang ý nghĩa của sự lỡ làng và lỡ bước.
Không chỉ mới mẻ trong từ ngữ và cách diễn đạt, hàm súc, cô đọng ý tình mà ngôn từ Thơ mới rất giàu
tính nhạc. Bằng cách phối hợp thanh điệu, kết hợp nguyên âm cao và phụ âm vang cùng nhịp điệu tâm hồn
của thi sĩ, ngôn từ Thơ mới tràn đầy tính nhạc. Ngấm vào máu điệu hồn dân tộc qua ca dao, Đường thi và
nhanh nhạy tiếp thu nhạc tính trong thơ tượng trưng Pháp, các nhà Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào
thơ, nhạc làm nền cho thơ, nhạc hòa âm, phối nhịp với giọng điệu thơ, dẫn dắt hồn thơ, thơ đi theo nhạc, điệp
trùng những vang ngân qua nhiều giai điệu.Thơ mới giàu nhạc điệu: nhạc điệu bằng - trắc theo kiểu thơ
Đường như câu thơ Xuân Diệu “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh / Trăng thương, trăng nhớ, hởi trăng
ngần! / Đàn buồn, đàn lặng, ôi! đàn chậm / Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân” (Nguyệt cầm); nhạc điệu lục bát
của ca dao, dân ca được các nhà thơ tìm cách biến tấu, vắt dòng, ngắt nhịp như câu thơ Huy Cận “Rơi rơi...
dìu dịu rơi rơi/ Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...” (Buồn đêm mưa).; nhạc điệu bằng lối dùng từ tượng âm
của những từ xướng âm nhạc cổ để lồng ghép vào thơ như trong bài Say đi em của Vũ Hoàng Chương “ Khúc

nhạc hồng êm ái / Điệu kèn biếc quay cuồng / Một trời phấn hương / Đôi người gió sương” ; nhạc điệu bằng
cách xây dựng câu thơ, bài thơ hoàn toàn bình thanh theo kiểu của Bích Khê như “Ô hay! Buồn vương cây
ngô đồng/Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông ” hay Xuân Diệu như “Sương nương theo trăng ngừng lưng
trời/ Tương tư nâng hồn lên chơi vơi”; nhạc điệu bằng cách điệp âm, điệp thanh, lặp lại khổ thơ, vắt dòng câu

6


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

thơ như “Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt/ Như hắt hiu cùng hơi gió heo may” (Tiếng trúc tuyệt vời Thế Lữ)... Thơ mới là tiếng nhạc vang ngân, da diết. Các nhà thơ đều ra sức khai thác nhạc tính một cách tối
đa. Thơ mới là thơ của những tiết tấu âm vang, của những con chữ biết hát ca và trò chuyện, thơ của sắc màu
rộn rã dù bàng bạc trong nó “nỗi buồn thế hệ” của một thời. Với ngôn ngữ giàu nhạc tính, Thơ mới đã làm
giàu có, đẹp đẽ hơn giá trị của tiếng Việt.
Ngôn từ Thơ mới còn mang tính tương hợp cao. Đó là sự ảnh hưởng sâu đậm của Baudelaire với quan niệm
về sự tương hợp của các giác quan :hương thơm, màu sắc và âm thanh cùng nhau tương hợp. Nhạc thơ xuất
hiện trong tương hợp ấy nên nó rất đẹp, lung linh, kỳ ảo, lưu giữ lâu bền chất thơ trong lòng người, nhạc hoá
hồn thơ, thông qua cách kiến trúc câu thơ đầy nhạc, đầy âm vang...tất cả được hòa quyện, chuyển hóa trong
nhau để tạo thành một thế giới nghệ thuật, thế giới của sự tương hợp giữa âm nhạc, màu sắc, hương thơm và
cảm giác vang vọng, u sầu, trước hết của chính người thơ, và sau đó, vươn đến tha nhân, để vẫy gọi những
tấm lòng đồng điệu, tri âm, tri ngộ. Thơ Xuân Diệu có những bài tràn đầy cảm giác như bài “Nguyệt cầm”.
Bài thơ thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người,
giữa trần gian và âm cảnh. Có sự tương giao, cộng hưởng giữa âm thanh và ánh sáng, da diết cảm giác tê lạnh
trôi trong các vần thơ: Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời/ Ðàn ghê như nước, lạnh, trời ơi... / Long lanh
tiếng sỏi vang vang hận / Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. Tính tương hợp của ngôn ngữ thơ cũng
xuất hiện hiện nhiều trong những vần thơ đầy cảm giác của Hàn Mặc Tử. Trong Thơ mới, cuộc sống được
cảm nhận vừa bằng cảm xúc, vừa bằng trí tuệ, vừa bằng cả thẩm mĩ các giác quan hòa quyện. Một thế giới
huyền ảo, thế giới của những cảm quan nghệ thuật được mở rộng từ các giác quan thẩm mĩ. Sự tương ứng các

giác quan đã có từ Xuân Diệu với những tổ hợp từ lạ: "Long lanh tiếng sỏi", "Một tiếng cười hương", "Đàn
ghê như nước, lạnh, trời ơi !", sang đến Bích Khê và Hàn Mặc Tử thì càng có độ "chín". Điều này từ Xuân
Diệu đến Đoàn Phú Tứ, Bích Khê là sự vận động liên tục, là cuộc chạy tiếp sức.
Ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật của Baudelaire ở quan niệm "tương ứng giữa các giác quan" nên các nhà thơ
đặc biệt chú ý đến sự dao động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa, đưa thơ đi về phía tượng trưng.. Trong Thơ mới,
những hư ảo, huyền thoại, tượng trưng, siêu thực, huyền ảo, kinh dị... đậm đặc trong lớp từ mang màu sắc tôn
giáo của Hàn Mặc Tử; hồn của Bích Khê; ma của Chế Lan Viên...Vào khoảng 1941 – 1945, Thơ mới cũng đã
có nhánh rẽ về hướng siêu thực với các tác phẩm của Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Hàn Mặc Tử, Bích
Khê...Việc đổi mới này đã làm tăng vốn từ vựng, mở rộng biên giới từ, thơ diễn tả được nhiều ý tứ mới. Lớp
từ mới này trong ngôn ngữ Thơ mới hiếm thấy trong thơ cũ.
Nói đến tính hiện đại trong ngôn ngữ Thơ mới so với thơ cũ không có nghĩa là Thơ mới đoạn tuyệt hẳn nhưng
tinh hoa thơ cũ. Những thể thơ cũ như bảy chữ, lục bát…hay luật đối, gieo vần cũ vẫn xuất hiện nhiều trong
Thơ mới nhưng được biến hóa tự do, linh hoạt hơn. Ngôn ngữ thơ Huy Cận hài hòa những yếu tố truyền thống
và hiện đại, phương Đông và phương Tây mà rất mới lạ. Thơ lục bát Nguyễn Bính “chân quê” theo một kiểu
rất riêng: “Anh đi đấy, anh về đâu?/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”. Sự trở về ngôn ngữ thơ
cổ chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của Tiếng Việt và bề dày trầm tích văn hóa truyền thống. Vừa học tập phương
Tây, vừa tiếp thu thơ Đường, vừa sử dụng tinh hoa văn học dân tộc, các nhà Thơ mới đã làm được bước tổng
hợp quan trọng giữa văn hóa Đông Tây và truyền thống, đưa thơ ca Việt Nam tiến nhanh trên con đường hiện
đại hóa.
Có thể thấy, những bước đi đổi mới đầy sáng tạo của ngôn ngữ Thơ mới đã thêu dệt nên những vần thơ hay,
đẹp, giàu chất nhạc. Thơ mới có nhiều lớp từ vựng mới, nhiều cách diễn tả lạ chưa từng thấy, đầy cảm xúc,
cảm giác. Đó là “ngôn ngữ của thế giới Huyền Diệu” (Xuân Diệu), ngôn ngữ của cái tôi thi nhân thăng hoa
cảm xúc. Nó góp phần đưa thơ bước vững vàng trên con đường hiện đại hóa thơ ca.
Đề bài 1: “Cái đẹp mà văn học mang lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật
đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”
Bằng việc tìm hiểu một số bài thơ đã học, hãy làm sáng tỏ
Hướng dẫn làm bài
a. Giải thích nhận định
- Cái đẹp của một TPVH: là những tư tưởng tốt đẹp, cao cả được thể hiện qua một hình thức
nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo

- VH bắt nguồn từ hiện thực c/s. C/s là điểm xuất phát (cảm hứng, đề tài…) và cũng là đích
đến của TPVC, bởi lẽ VH được sáng tác để phục vụ cho c/s con người.

7


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

- TPVH chỉ có ý nghĩa thẫm mĩ, chỉ chinh phục được trái tim con người khi nó đụng chạm đến
những vấn đề con người đang quan tâm, đang trăn trở.
- TPVH phản ánh c/s qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về mặt nội dung lẫn hình
thức nghệ thuật -> vẻ đẹp của một TPVH phải có sự hài hoà cả về mặt ND lẫn HT
b. Biểu hiện qua một số bài thơ mới tiêu biểu
- Vẻ đẹp về mặt tư tưởng, cảm xúc
+ Sự trỗi dậy mãnh liệt của cái tôi cá nhân, trực tiếp bộc lội cảm xúc…
+ Khám phá những khía cạnh tinh tế trong đ/s nội tâm con người, đặc biệt là tình yêu đôi lứa
+ Cảm nhận tinh tế c/s đắm say, khát khao giao cảm với đời, với người, với thiên nhiên tươi
đẹp
+ Tình yêu quê hương, đất nước một cách thầm kín
- Vẻ đẹp về hình thức thể hiện
+ Phong phú về đề tài, đa dạng về thể thơ
+ Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…
+ Lời thơ giàu tính nhạc, ngắt nhịp đa dạng….
Đề bài 2: Trong tác phẩm Tùy Viên thi thoại nhà phê bình văn học Viên Mai viết: “ Làm người thì không
nên có cái tôi nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cái tôi của một số nhà thơ mới của phong trào thơ
mới lãng mạn Việt Nam (1932- 1945)
Hướng dẫn làm bài

a/ Giải thích nhận định
- “Làm người không nên có cái tôi” là bởi vì cái tôi ở đây được hiểu là biểu hiện của tư tưởng cá nhân, ích kỷ
nhỏ bé tầm thường đáng lên án
- “ Làm thơ không thể không có cái tôi” được hiểu là cái tôi xúc cảm là cá tính sáng tạo của nhà thơ.
- Ý kiến của Viên Mai nhấn mạnh đến cái tôi làm thơ. Ý kiến này đền ra yêu cầu đối với người làm thơ phải
thể hiện được phong cách trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải khẳng định được dấu ấn cá nhân chủ quan
của mình trong thơ. Ý kiến này xuất phát từ đặc trưng của thơ và yêu cầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
+ Thơ chính là sự thể hiện mình một cách trực tiếp và chân thành nhất. Thơ chính là tiếng lòng của nhà thơ
vậy.
+ Khi có những xúc cảm trào dâng mãnh liệt nhà thơ lại tìm đến thơ để giải bày sẻ chia.
+ Xúc cảm trong thơ không phải là của ai khác mà chính là những băn khoăn trăn trở những tình cảm suy
nghĩ của chính nhà thơ trước con người và cuộc đời. Cho nên làm thơ không thể không có cái tôi.
+ “Sáng tác thơ chính là một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể do chính cá nhân thi sĩ làm” (Xuân Diệu)
+ Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách rất riêng, độc đáo-“ cái tôi” thể hiện trong sáng tác
của mình nếu không nhà thơ sẻ tự phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình cũng như tác phẩm của họ cũng chỉ là
bản sao của người khác hoặc chỉ là những sản phẩm chung chung mờ nhạt. Thơ ca chỉ có giá trị khi in đậm
cá tính sáng tạo cái tôi xúc cảm của chính nhà thơ, giống như khi dàn đồng ca cất lên vẫn thánh thót nhưng
giọng điệu riêng không trộn lẫn.
- Cái tôi trong làm thơ thể hiện ở các phương diện của nội dung và hình thức trong tác phẩm.
2.Phân tích và chứng minh
- Điểm qua sự ra đời của phong trào thơ mới là sự trỗi dậy và khẳng định của cái tôi trong thơ.
- Điểm qua các gương mặt của phong trào thơ mới ( trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: trong dàn đồng ca
của thơ mới…)
- Lựa chọn một số cái tôi của phong trào thơ mới.
*Cái tôi Xuân Diệu thể hiện qua bài thơ Vội Vàng
+ Cái tôi xúc cảm đắm say, yêu đời yêu cuộc sống cuồng nhiệt khát khao giao cảm với đời.
+ Cái tôi lo sợ và ám ảnh trước bước đi, trôi chảy của thời gian.
+ Cái tôi ham mê khát khao giải phóng, thể hiện ái tình
+ Cái tôi khát khao đổi mới trong nội dung lẫn hình thức thể hiện.
(Chú ý nhấn mạnh yếu tố riêng khi phân tích nội dung và các phương diện của hình thức)

*Cái tôi Huy Cận qua bài Tràng Giang
+ Cái tôi ám ảnh trước không gian và mang mối sầu vạn kỷ

8


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

+ Cái tôi tìm đến lối diễn đạt mang màu sắc cổ điển nhưng gửi gắm nỗi niềm cái tôi mang hơi thở của thời
đại.
*Cái tôi Hàn Mặc Tử với Đây Thôn Vĩ Dạ
+ Cái tôi khát khao sống khát khao yêu, khát khao hạnh phúc
nhưng lúc nào cũng gắn liền với nỗi đau với nỗi ám ảnh chia lìa, sự mặc cảm số phận
+ Hình ảnh thơ tươi sáng nhưng mạch thơ vận động theo chiều càng hư ảo khó nắm bắt.
( HS cần bám sát văn bản phân tích chỉ rõ cái tôi biểu hiện trên 2 phương diện nội dung và nghệ thuật để
thấy được gương mặt riêng của các nhà thơ).
3.Bình luận
- Ý kiến xác định yêu cầu cần có của người nghệ sỹ là phải tạo được dấu ấn phong cách riêng của mình trong
con đường sáng tạo nghệ thuật của mình.
- Đồng thời chỉ dẫn cách xác lập, thẩm định tư cách nghệ sỹ của nhà văn cho người đọc
Đề bài 3: …Thơ của tôi là cánh cửa
Không cho ai mở dễ dàng
Thơ của tôi là hợp chất được làm
Từ tức giận, tình yêu và xấu hổ…
Là tất cả, thơ ơi chỉ trừ không là vô nghĩa.
(Raxun Gamatôp – Nhà thơ Liên Xô cũ)
Bạn hiểu ý thơ trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý thơ trên qua việc phân tích ba thi phẩm Đây mùa
thu tới (Xuân Diệu), Tương tư (Nguyễn Bính), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử).

Yêu cầu cần đạt
a. Giải thích ý thơ
- Đây là một quan niệm về thơ đích đáng, được phát biểu bằng thơ của một nhà thơ. Thơ là nghệ thuật
ngôn từ tinh tế, phức tạp (là cánh cửa- Không thể mở dễ dàng). Hình thức thơ thể hiện những cung bậc cảm
xúc đa dạng phong phú, tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm tới độc giả, thơ chính là tình
đời tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu hình ảnh giọng điệu, nhịp điệu… không có
ai chỉ nhai văn nhá chữ, chỉ chú trọng kĩ xảo ngôn từ mà thành nhà thơ(…là tất cả,…chỉ trừ không là vô
nghĩa). Nhà thơ đã nói được những đặc trưng cơ bản nhất của thơ trong quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, tác
phẩm trong quan hệ nội tại của nó, tác phẩm trong mối quan hệ với người đọc, với hiện thực đời sống trong
một đoạn thơ ngắn. Muốn hiểu được thơ không chỉ cần nắm đặc trưng thể loại, kiến thức về tác giả, thời đại
sản sinh ra nó… mà phải có tầm đón nhận phù hợp… tức phải có những chìa khóa, cách giải mã phù hợp
trước những cánh cửa thơ không hề dễ mở để được đắm mình trong thế giới thơ.
b. Mở cánh cửa để vào thế giới nghệ thuật của ba thi phẩm:
- Đây mùa thu tới của Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Đây là thi phẩm của thi sĩ
mang nỗi ám ảnh thời gian của cái tôi cá nhân thời hiện đại.Tứ thơ làm hiện hình bước đi của thời gian đáp
xuống xứ Bắc Việt . Nó đáp xuống rặng liễu, khu vườn, nhánh cây, trong từng tế bào lá, cánh chim, rặng núi,
dòng sông, vầng trăng và cuối cùng ngấm vào lòng thiếu nữ. Đó là cách cảm nhận thời gian tuyến tính một
chiều khác hẳn cách cảm nhận tời gian trong thi ca trung đại phương Đông. Mạch cảm hứng của bài thơ vừa
có nỗi buồn thu và niềm vui thu tới tạo thành cái bâng khuâng, sự rùng mình của một linh hồn trước sự gõ
nhịp của thời gian .Buồn vì sao? Vui vì sao?. Sự mới mẻ của cảm xúc được thể hiện qua tài hoa của câu chữ
mang dấu ấn Xuân Diệu, phép tương giao trong thơ tượng trưng pháp được thể hiện nhuần nhuyễn…
- Đây thôn Vĩ Dạ lại là thế giới nghệ thuật của hồn thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới. Đó là hồn thơ có cội
nguồn Đau Thương và hiện ra dưới hình thơ Thơ Điên, là lời tỏ tình của một tình yêu đời đến đau thương,
tuyệt vọng. Càng tuyệt vọng thấy đời càng đẹp, Đời càng đẹp lại càng tuyệt vọng và càng yêu thương lưu
luyến níu đời. Mạch tơ cóc nhảy, bất định, ba câu hỏi mà câu hỏi ở khổ cuối như là sự trả lời cho câu hỏi ở
khổ đầu. Cái tôi phân tán li hợp bất định, có sự đối lập giữa không gian ở đây và ngoài kia… Tất cả hiện ra
trong những câu chữ mang đậm dấu ấn tài hoa, tâm huyết của người đứng đầu trường thơ Loạn Bình Định,
một hồn thơ đã bước lãnh địa của thơ siêu thực …
- Tương tư lại là thi phẩm của hồn thơ chân quê nhât trong những nhà thơ mới. Có một không gian, thời
gian, tâm trạng tương tư… của cái tôi mang mặc cảm lỡ làng dang dở, cái tôi của những mối tương tư một

chiều được thể hiện trong giọng điệu, câu chữ, hình ảnh, cách cảm nghĩ… và thể lục bát chân quê….

9


Ti liu ụn thi hc sinh gii

Nm hc : 2015-2016

+ n vi mi bi th, mi tỏc gi cn cú nhng chỡa khúa hu hiu m vo th gii ngh thut ca nú.
Nhng chic chỡa khúa v kin thc vn hc, vn húa, s tng tri v nghim sinh cuc sng nhng khụng
th thiu nng lc cm th, trc cm ngh thut ca ngi tip nhn th.

CHUYấN : HèNH TNG NGI LNH TRONG TH CA KHNG CHIN
1.Trong kháng chiến chống Pháp: Vẻ đẹp ngời lính thờng gắn bó với vẻ đẹp bình dị. Họ nhanh chóng trở
thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Tố Hữu đã nói hộ tình
cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân:
"Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!''
(Cá nớc - Tố Hữu)
*Anh bộ đội cụ Hồ vốn là những nông dân mặc áo lính mang trong mình lí tởng cao đẹp.
Vì sự sống còn của Tổ quốc, họ tạm biệt bến nớc sân đình, bãi mía nơng dâu để ra đi chiến đấu. Ta hãy
nghe lời tâm sự của họ khi nói về quê hơng mình:
"Quê hơng anh nớc mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá''
(Đồng chí - Chính Hữu)
- Họ ra đi, để lại nơi quê nhà ngời mẹ già, ngời vợ trẻ một nắng hai sơng cày sâu cuốc bẫm . Trần Hữu
Thung đã khắc hoạ thành công hình ảnh anh vệ quốc quân nông dân qua trí nhớ của ngời vợ. Trong buổi tòng

quân rộn ràng tiếng trống, thấp thoáng bóng cờ, ngay phút tiễn đa bịn rịn, anh vẫn không quên nhắc vợ:
"Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều
Nhớ lấy để mùa sau
Nhà cố làm cho tốt''
(Thăm lúa - Trần Hữu Thung)
Cái chất nông dân thuần phác ấy mới đáng qúy làm sao, và chính nó sẽ làm nên sức mạnh để anh vợt qua
mọi gian khổ chiến thắng kẻ thù. Các anh sẵn sàng ra đi với một quyết tâm lớn lao, sẵn sàng hy sinh riêng
mình vì lí tởng cao đẹp, đó là lí tởng giải phóng đất nớc, giải phóng quê hơng, giải phóng chính cuộc đời mình
khỏi lầm than nô lệ:
"Ruộng nơng anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay''
(Đồng chí - Chính Hữu)
- Hình ảnh các anh khác xa lắm với hình ảnh ngời lính thú trong ca dao xa:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bớc chân xuống thuyền, nớc mắt nh ma
(Ca dao)
Ta nh thấy ngời lính thú hiện lên thật tội nghiệp, đáng thơng. Họ bớc đi bởi tiếng trống giục và trong nớc
mắt, bởi họ hiểu rằng họ buộc phải đi làm điều mà mình không muốn. Phía trớc họ là những cuộc khởi nghĩa
của nông dân, là đồng bào của chính mình. Họ cũng hiểu rằng máu xơng họ đổ xuống chỉ để dìm thêm cuộc
sống của bao ngời trong màn đêm đen tối.
Các anh cũng khác xa lắm ngời chinh phu trong "Chinh phụ ngâm''. Ngời chinh phu ấy ra đi trong tiếng
nức nở xé lòng của ngời chinh phụ, trong nỗi chán chờng, kinh sợ cảnh binh đao.
- Cũng là ra trận, cũng là đi chiến đấu nhng ngời lính thú, hay ngời chinh phu xa làm sao có đợc t thế hiên
ngang, đờng hoàng và hăm hở nh ngời chiến sĩ Việt Nam trong thơ cách mạng:
Những buổi vui sao cả nớc lên đờng
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục.
Xóm dới làng trên, con trai con gái
Xôi nắm cơm đùm rối rít theo nhau
(Đờng ra mặt trận - Tố Hữu)

* Các anh là những ngời có ý chí nghị lực phi thờng, vợt lên trên mọi gian khổ khó khăn trong cuộc
chiến đấu:

10


Ti liu ụn thi hc sinh gii

Nm hc : 2015-2016

Kháng chiến bắt đầu từ những ngày gian nan vất vả, bắt đầu từ tiếng cuốc phá đờng đến tiếng đục nhà
để tiêu thổ kháng chiến. Hình ảnh anh vệ quốc quân đi vào thơ ca cũng từ những ngày tháng gian nan ấy. Hầu
hết các nhà thơ không thi vị hoá ngời chiến sĩ, không khoác cho các anh lớp vỏ chiến binh dày dạn phong trần
mà họ nhìn ngời lính với cái nhìn đồng chí, đồng đội. Họ rất hiểu các anh và tìm thấy ở các anh vẻ đẹp kì lạ
trong những năm tháng chiến đấu, đó là tinh thần vợt khó, chịu đựng gian lao. Để rồi trong thơ họ, các anh
hiện lên thật chân thực và cảm động.
Trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, các anh là những ngời trực tiếp chịu biết bao hy sinh
gian khổ. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, giờ đây đọc lại những vần thơ của Chính Hữu, mấy ai không cầm đ ợc nớc
mắt, không khâm phục sức chịu đựng phi thờng của những ngời nông dân mặc áo lính:
"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run ngời, vầng trán ớt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cời buốt giá
Chân không giày
Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay''
(Đồng chí - Chính Hữu)
Bao đêm các anh phải ngủ ngoài rừng:
"Trải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn

Trời thì ma lăn thăn''
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Hay:
'Ngày lại ngày đi, vắt với sơng
Ngô bung xôi nhạt, nớc lng bơng
Đêm ma rình giặc, tai thao thức,
Mùa lại mùa qua, rét nhức xơng ''
(Giết giặc - Tố Hữu)
Và:
"Năm mơi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, ma dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn''
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
Bởi vậy, không thể coi là cờng điệu khi ta đọc những vần thơ viết về trung đoàn Tây tiến của nhà thơ Quang
Dũng. Sự thật ở trung đoàn này, rất nhiều chiến sĩ bị sốt rét đến nỗi nhiều ngời bị rụng hết tóc:
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm''
(Tây tiến - Quang Dũng)
* Các anh có tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn:
- Trong những năm tháng gian lao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngời lính đã cùng nhau
chia ngọt xẻ bùi, vào sinh ra tử có nhau. Tình đồng chí đồng đội ngày thêm keo sơn gắn bó. Bên nhau, các anh
cùng nhau chia sẻ mọi tâm t nỗi niềm. Anh hiểu tôi, cũng nh tôi hiểu anh, tất cả cùng chung nỗi nhớ gia đình,
nỗi nhớ quê hơng. Họ hiểu rằng, ở nơi xa xôi ấy, quê hơng cũng đang ngày đêm nhớ thơng mình:
"Ruộng nơng anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nớc gốc đa nhớ ngời ra lính''
(Đồng chí - Chính Hữu)
Họ chia sẻ cùng nhau nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà đến cồn cào cháy bỏng, nhớ mẹ và hiểu đợc tấm lòng của mẹ:
"Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm ma phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run

11


Ti liu ụn thi hc sinh gii

Nm hc : 2015-2016
Chân lội dới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thơng con mấy lần''

(Bầm ơi - Tố Hữu)
Hay chia sẻ cùng nhau cả những điều sâu kín trong trái tim tuổi trẻ:
"Đằng nớ vợ cha/
Đằng nớ?
Tớ còn chờ độc lập!''
(Nhớ - Hồng Nguyên)
- Lúc thiếu thốn, khi ốm đau, tình đồng chí đã giúp họ thêm sức mạnh "Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay''
(Đồng chí - Chính Hữu). Cái nắm tay không lời mà nh biết nói bao lời. Cái nắm tay nh truyền cho nhau sức
mạnh, ý chí và niềm tin, truyền cho nhau hơi ấm tình ngời, sởi ấm lòng nhau, sởi ấm cả đôi bàn chân không
giày trong buốt giá. Cảm động biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp của những ngời cùng chiến đấu vì một lí tởng cao đẹp:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.''
(Đồng chí - Chính Hữu)
* Các anh là những ngời có tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời
Đời lính đâu phải chỉ có khói bom và thuốc súng. Với tâm hồn rộng mở, trong sáng, ngời lính cũng có

những phút giây, những kỉ niệm thật êm đẹp, thơ mộng. Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh, trong màn sơng muối lạnh lẽo phủ dầy, trong t thế sẵn sàng bớc vào cuộc chiến đấu, ngời lính vẫn thả hồn mình tìm đến
với vẻ đẹp của vầng trăng, vẫn cảm nhận đợc vẻ đẹp của vầng trăng, thấy vầng trăng nh treo nơi đầu súng:
"Đêm nay rừng hoang sơng muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng, trăng treo.''
(Đồng chí - Chính Hữu)
Những giây phút nghỉ ngơi giữa hai trận đánh, các anh thật hồn nhiên, trẻ trung:
'Cả lũ cời vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ dới nơng dâu.''
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Tóm lại: Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã xây dựng thành công hình ảnh ngời lính. Năm tháng đã và sẽ trôi
qua nhng những bài thơ viết về ngời lính trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này vẫn còn mãi trong nền văn học
dân tộc, trong lòng ngời dân Việt Nam. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp mãi mãi là
niềm tự hào của mỗi ngời dân Việt nam.
2.Trong kháng chiến chống Mĩ:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc đợc hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng
CNXH. Nhng cả dân tộc ta vẫn phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nớc.
Trong thời kì này, thơ ca Việt Nam có bớc phát triển mới, lớn mạnh và phong phú hơn giai đoạn trớc. Bên
cạnh hai cây bút "lĩnh sớng'' nổi bật của thời kì này là Tố Hữu và Chế Lan Viên, một thế hệ thi sĩ tài năng xuất
hiện. Họ đông đảo về đội ngũ và đa dạng về phong cách, giọng điệu. Phần lớn trong số họ là những ngời trực
tiếp tham gia đánh giặc và làm thơ. Đó là: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn
Trọng Tạo Từ chiến trờng Trờng Sơn ác liệt, Phạm Tiến Duật đã thổi vào thơ ca giọng điệu mới "giọng
lính'': Đó là chất giọng trẻ trung, nghịch ngợm, trong đó nổi bật lên tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không
kính''. Có thể nói thơ ca thời kì này đã thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ "xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc'' với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trớc dân tộc và nhân dân, trớc Tổ quốc và lịch sử.
Hình ảnh ngời lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
Các anh vẫn mang trong mình những phẩm chất truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Đó là lòng yêu nớc thiết tha cháy bỏng, là ý chí nghị lực phi thờng vợt qua mọi gian khổ hy
sinh, là tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, là tâm hồn lạc quan yêu đời Nh ng các anh cũng mang trong
mình những vẻ đẹp mới của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp nổi bật của hình ảnh ngời lính trong

kháng chiến chống Mĩ chính là sự trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm và hóm hỉnh. Vẻ đẹp của họ không chỉ
tợng trng cho vẻ đẹp của dân tộc mà đợc nâng lên tầng khái quát cao hơn nhiều, tầm nhân loại.

12


Ti liu ụn thi hc sinh gii

Nm hc : 2015-2016

*. Trớc hết, các anh luôn mang trong mình những vẻ đẹp truyền thống của Anh bộ đội cụ Hồ trong
kháng chiến chống Pháp.
Các anh, những ngời lính ra đi từ miền Bắc XHCN. Không phải từ những thân phận nô lệ, cũng không
chỉ là những ngời nông dân nơi "nớc mặn đồng chua'' hay vùng quê "đất cày lên sỏi đá'' với khát vọng giải
phóng quê hơng, giải phóng cuộc đời mình thoát khỏi nô lệ lầm than mà các anh vốn là những công nhân,
nông dân, trí thức, trong đó, phần lớn vừa rời ghế nhà trờng để bớc vào cuộc chiến đấu với khát vọng giải
phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Vẫn là lí tởng độc lập tự do nhng với thời đại các anh, lí tởng cao đẹp đó
đã phát triển trở thành chủ nghĩa yêu nớc XHCN. Lí tởng cáng mạng gắn với nhận thức về sữ mệnh trọng đại
của dân tộc trong cuộc đấu tranh của loài ngời cùng với sự đi lên của dân tộc, của nhân loại. Bởi vậy, các anh
ra trận với tâm hồn phơi phới tuổi xuân:
"Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trớc
Chỉ cần trong xe có một trái tim''
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Với khí thế:
Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc
Mà lòng phơi phới dậy tơng lai
Với lí tởng "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù''. Các anh với sự hy sinh cho dân tộc là
hạnh phúc thiêng liêng cao cả của cuộc đời mình:
Nếu đợc làm hạt giống của mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn bằng ngời lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta thành ngọn lửa''
(Chào xuân 67 - Tố Hữu)
Bởi thế, ta thấy các anh bớc vào cuộc chiến đấu bằng tất cả sự chủ động, tự tin, vững vàng nhất.
Gian khổ khó khăn nhất đối với ngời lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự khốc liệt của cuộc
chiến tranh. Ngời lính hành quân vào Nam đánh giặc dới ma bom bão đạn của kẻ thù. Những chiếc xe bị méo
mó, biến dạng:
"Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi''
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Không có kính, nghĩa là không có bộ phận che chắn bảo vệ các anh. Không chỉ có nắng rát, ma dông, không
chỉ có bụi đờng làm bạc trắng những mái đầu mà còn là những mảnh bom đạn của kẻ thù bất cứ lúc nào cũng
quăng ném vào trong xe, nhng các anh vẫn:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhín đất, nhìn trời, nhìn thẳng'
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Ngay cả cái chết cũng không thể làm các anh gục ngã:
"Anh ngã xuống trên đờng băng Tân Sơn Nhất
Nhng anh gợng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng''
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Trong gian khổ hy sinh, tình đồng chí đồng đội đã làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đờng đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi''
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Cái bắt tay ấm nồng tình cảm yêu thơng chia sẻ. Cái bắt tay ấy là tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho
nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm, là sức mạnh đoàn kết ở nơi mà sự sống và cái chết thật

cận kề. Bàn tay thay cho mọi lời nói. Các anh hiểu rằng kháng chiến là gian khổ, là tr ờng kì, vậy nên, hàng
ngàn con đờng ra trận đã trở thành ngôi nhà chung, những đồng đội đã trở thành gia đình ruột thịt:
'Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy''
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

13


Ti liu ụn thi hc sinh gii

Nm hc : 2015-2016

*. Nét nổi bật của vẻ đẹp ngời lính trong kháng chiến chống Mĩ là sự trẻ trung, ngang tàng, nghịch
ngợm và hóm hỉnh.
Thật đáng yêu trớc hình ảnh:
"Những chàng lính trẻ măng tơ
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi'
(Nớc non ngàn dặm - Tố Hữu)
Hay:
"Khoái nào bằng phút nghỉ lng
Giở trang th dới bóng rừng đung đa''
Gian khổ hiểm nguy dờng nh lại trở thành niềm vui, sự thích thú:
"Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng nh ngời già
Cha cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cời ha ha.
Không có kính, ừ thì ớt áo
Ma tuôn, ma xối nh ngoài trời
Không cần thay, lái trăm cây số nữa

Ma ngừng, gió lùa khô mau thôi. ''
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Biết tạo ra niềm vui từ chính gian khổ hy sinh, các anh nói về gian khổ hy sinh nh nói về những niềm vui,
niềm hạnh phúc. Bởi vậy, thơng tích trên mình với các anh có đáng kể gì đâu:
Cái vết thơng xoàng mà đa viện.
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lng đèo''
(Nhớ - Phạm Tiến Duật)
Chính vì thế mà tầm vóc ngời chiến sĩ nh cao lớn lên cùng tầm vóc của dân tộc, của thời đại trong cuộc chiến
tranh về quốc vĩ đại nhất:
''Cả năm châu chân lí đang nhìn theo
Bóng anh đi và vành mũ tai bèo của anh đó''
(Hoan hô anh giải phóng quân - Tố Hữu)
Hay:
'Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trớc lúc lên đờng
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Từ dáng đứng của anh trên đờng băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.''
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Hình tợng ngời chiến sĩ trong thơ chống Mĩ có những nét riêng t của con ngời, của nhân vật trữ tình đậm đà
tính sáng tạo. ta hãy nghe ngời chiến sĩ tâm sự:
'Đờng ra trận mùa này đẹp lắm
Trờng sơn đông nhớ Trờng sơn tây.''
(Trờng sơn đông, Trờng sơn tây - Phạm Tiến Duật)
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ, máu thịt các anh đã hoá thành phù sa làm tốt bãi bồi, xanh mớt nơng dâu, "Để đất nớc bay lên bát ngát mùa xuân'.
Tóm lại: Cùng với thử thách của thời gian, có thể khẳng định rằng các nhà thơ cùng với những vần thơ viết
về đề tài ngời lính của họ ngày càng khẳng định đợc vị trí vững vàng trong lịch sử thơ ca Việt Nam, nó vẫn
tồn tại nh một vầng sáng, nh một tầm cao trong thơ Việt Nam hiện đại. Nhiều bài thơ hay vẫn sống trong lòng
ngời yêu thơ và thế hệ trẻ. Thơ về đề tài ngời lính là một phần không thể phủ định trong các giá trị tinh thần

của một thời đại lịch sử đã và sẽ đợc lu giữ, trân trọng bởi những thế hệ hôm qua và cả hôm nay.

1/ ỏnh giỏ v vn hc Vit Nam giai on 1945 1975 cú ý kin cho rng:
Khuynh hng s thi v cm hng lóng mn ó lm cho vn hc giai on ny thm nhun tinh thn lc
quan, ng thi ỏp ng c nhng yờu cu phn ỏnh hin thc i sng trong quỏ trỡnh vn ng v phỏt
trin cỏch mng.

14


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang
Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).

Gợi ý :
a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật
chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí
tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách
nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang
trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng
mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của
cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi
sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm

nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và
phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm
1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời;
xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa
bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời
sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung
thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc
kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng
của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện
qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…
* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích
trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung :
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn
1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến

đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân
mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử
văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn
này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.
---------------------------------------------------------------

15


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

VĂN XUÔI LÃNG MẠN 1930 – 1945
(Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù)
I/ Khái quát về văn xuôi lãng mạn VN: (Đặc trưng thể loại và bút pháp nghệ thuật)
1.Các nhân vật, tình huống hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí
tưởng và tình cảm của tác giả.
- Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm
thường; khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp.
VD: + TL – HĐT: xúc động, trân trọng cái khát vọng được đổi đời, được sống hạnh phúc hơn của những
con người bé nhỏ bị lãng quên nơi phố huyện nghèo xưa.
+ Nguyễn Tuân – CNTT: tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối; sự
vươn lên cái đẹp, cái thiên lương của một ngục quan, trong một nhà tù xã hội PK xấu xa, suy tàn.
- Nhân vật của văn xuôi lãng mạn hành động theo sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn và trực tiếp thể
hiện tư tưởng của tác giả.
VD: HĐT: L và A tuy còn nhỏ nhưng phải thay mẹ trông coi một quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống. Hàng

đêm các em lại cố thức để đón chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Con tầu với những toa sang trọng, đèn sáng
trưng chiếu sáng xuống mặt đường và tiếng còi rít lên rầm rộ như mang theo cả một thế giới khác đối lập với
cái phố huyện tăm tối, tĩnh lặng. Nó như thắp lên trong tâm hồn của các em một niềm khát vọng dẫu mơ hồ
nhưng thật xúc động, đáng trân trọng. -> Nhà văn muốn qua đó thể hiện khát vọng của những con người bé
nhỏ bị lãng quên trong xã hội cũ.
- Văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm của cái tôi cá nhân, các nhà văn lãng mạn thường tuyệt
đối hóa vai trò của cái tôi cá nhân, đặt chúng cao hơn thực tế khách đời sống để thể hiện tư tưởng của mình.
VD: CNTT: Thể hiện quan điểm thẩm mĩ riêng của NT: Cái đẹp gắn với văn hóa dân tộc, gắn với cái
thiện, có sức cảm hóa cái xấu, cái ác và cái đẹp luôn bất tử với đời.
2. Văn học LM thường được viết bởi cảm hứng LM
- Nhà văn thường hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ.
VD: CNTT: Một không khí thiêng liêng khác thường, con người cũng tài hoa, dũng liệt một cách rất đỗi
nghệ sĩ như HC.
- Xây dựng những hình tượng con người vượt lên thực tại của đời sống của hoàn cảnh, hướng tới một cái
gì tốt đẹp và thánh thiện hơn hiện thực. Có khi đó chỉ là những khát võng dẫu mơ hồ nhưng cũng đủ để niềm tin
của con người có điểm tựa.
VD: Khát vọng chờ chuyến tầu đêm qua phố huyện nghèo chính là được viết theo cảm hứng lãng mạn
bay bổng ấy. Hai chị em Liên đợi tầu không xuất phát từ nhu cầu vậ chất. Hai đứa trẻ chờ tầu bởi nhu cầu tinh
thần, chuyến tầu đêm là cả một niềm vui lớn. Con tầu mang đến phố huyện một luồng ánh sáng rực rỡ và
những âm thanh sôi động xua đi không khí tĩnh lặng của phố huyện nghèo. Bên cạnh đó, con tầu khiến chị em L
như trở về với quá khứ tươi đẹp, con tầu chạy tới từ HN, chạy tới từ tuổi thơ đã qua. Hai chị em đã có thời
sống ở HN xa xăm, tươi đẹp, huyên náo, hai chị em từng được đi chơi bờ hồ, được ăn những thức quà ngon,
uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Con tầu đã đánh thức dậy một miền kí ức tuổi thơ tươi đẹp để cân bằng lại
cuộc đời không mấy niềm vui, hp nơi phố huyện nghèo. Vì vậy khi tầu đến, L và A đứng cả dậy hướng về phía
con tầu và khi con tầu đi rồi L vẫn lặng theo mơ tưởng.
- Lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi
lãng mạn.
VD: Cảnh cho chữ trong TNTT được miêu tả một cách chân thực, cụ thể, chi tiết: Thời gian: lúc nửa
đêm; không gian: trại giam tỉnh Sơn; sự việc: diễn ra giữa 3 nhân vật HC, viên quản ngục, thầy thơ lại. Tuy
nhiên cảnh hiện thực mà lại lãng mạn gợi liên tưởng tới sự bất tử của cái đẹp. Ngọn đuốc rừng rực trong bong

đêm gợi liên tưởng tới tài năng khí phách, thiên lương; mùi thơm của chậu mực và mầu trắng tinh của tấm lụa
bạch -> vẻ đẹp của tấm long và tài năng
* Phong cách riêng của các nhà văn:
VD: TL: Sự kết hợp lãng mạn và hiện thực được thể hiện rõ nét trong HĐT:
- Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn tràn đầy không khí và lãng mạn.
- TL là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương mặt rất riêng. Nếu các tác giả
của TLVĐ thường hướng ngòi bút của mình vào những con người thuộc tầng lớp trung lưu, cành vàng lá ngọc
thì TL lại dành sự quan tâm tới những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.

16


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

- Văn của TLVĐ thường đượm nỗi buồn lãng mạn còn văn của TL thường chất chứa nỗi đau hiện thực.
Có thể gọi văn của TL là hương hoàng lan được trưng cất từ những nỗi đau đời. Đặt TL cạnh tự lực văn đoàn
chất hiện nỗi lên đậm nét trên những trang viết -> Truyện ngăn của TL như những bài thơ trữ tình đượm buồn.
- Với bút pháp và cảm xúc lãng mạn thì cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ đẹp trữ tình thơ
mộng… Giọng văn của TL cũng êm đềm, cảm xúc: “Chiều, chiều rồi,một chiều… quê hương”.
- Với cảm nhận và bút pháp hiện thực thì cuộc sống nơi phố huyện là một bức tranh nghèo khổ, sơ xác,
tiêu điều, tăm tối. Bởi những cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn đến cả đồ vật được nói đến cũng
nát tàn: một ngôi quán ọp ẹp, một cái chõng sắp gãy, một manh chiếu rách, một thau sắt rúm ró - > cảm giác
về cuộc sống cứ lụi đi, tàn đi. Giọng văn của TL cũng buồn thấm thía.
- Chất lãng mạn kết hợp với hiện thực khiến truyện của TL đẹp như những bài thơ trữ tình đượm buồn.
3. Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử
dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.
VD:- Cảnh tượng cho chữ trong CNTT là một đoạn văn giầu kịch tính, sử dụng thành công nghệ thuật
đối lập, tương phản:

+ Đối lập tương phản về cảnh:
\ Về không gian: Chơi chữ là một thú chơi tao nhã thường được diễn ra ở các thư phòng, lại được diễn ra
tại phòng giam “Tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
\ Về thời gian: Cảnh cho chữ lại không diễn ra lúc thanh thiên bạch nhật lại được diễn ra lúc nửa đêm khi
lính canh đã ngủ, đêm cuối cùng của tử tù HC.
-> Cả không gian và thời gian đều tăm tối.
\ Tương phản với cái tăm tối, bẩn thỉu ấy là ánh sáng: ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, là mầu trắng
tinh của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, là mùi thơm của chậu mực bốc lên. Tuyệt vời hơn tương phản với
cái tăm tối ấy của ngục thất là sự sáng tạo ra cái đẹp: cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp của tài năng, của dũng khí
và nhân cách.
+ Tương phản về nhân vật: Vị thế và tư thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ cũng có sự thay bậc, đổi
ngôi:
\ HC là một người tù, “cổ đeo gong, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh”
nhưng phong thái ung dung, đĩnh đạc của một người tự do nhất, uy quyền nhất vì ông là người sáng tạo ra cái
đẹp, tượng trưng cho cái đẹp và phẩm giá của con ng. HC đang viết những con chữ cuối cùng cho đời nhưng
không phải đi vào cõi chết mà đi vào cõi bất tử bởi cái tài, khí phách và nhân cách của ông đang được người tôn
kính, giữ gìn bằng tất cả thiên lương.
\ Viên quản ngục là người có uy quyền nhất lại đang “khúm núm” nhặt những đồng tiền kẽm đánh dấu ô
cho HC viết chữ. Đây không phải là cử chỉ sợ sệt luồn cúi mà là sự ngưỡng mộ, trân trọng những dòng chữ cuối
cùng của HC. Nhưng nét chữ vuông, tươi tắn nó nói nên cái hoài bão tung hoành của một đời con người, những
nét chữ đó kết tinh tài năng, tâm huyết, vẻ đẹp của một con người mà ông từng ngưỡng mộ. Người nghệ sĩ tài
hoa có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp phi thường thì bất tử khi ở đời vẫn có thiên lương. Ánh sáng bó đuốc phải
chăng là ánh sáng thiên lương mà người tử tù đang chiếu lên để lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan khúm
núm và ngục quan vái tử tù trong nước mắt nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”, đây là cái vái lậy trước
một nhân cách hiếm có cùng với lời thề danh dự. Có thể khi HC bị giải vào kinh chịu án chem cũng là lúc viên
quản ngục trả áo mũ để về quê để giữ thiên lương cho lành vững bởi con người chỉ xứng đáng được thưởng
thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
\ Thầy thơ lại là một người tự do nhưng lại run run bưng chậu mực giúp HC viết chữ. Ông run run vì xúc
động và trân trọng “giờ phút thiêng liêng xưa nay chưa từng có” này.
+ Những từ ngữ Hán-Việt cổ kính như thiên lương, bức châm, bái lĩnh được sử dụng nhuần nhiễn vừa

phù hợp với không khí, cảnh tượng vừa góp phần tạo nên sự thiêng hóa nhân vật theo bút pháp lãng mạn.
- TL cũng sử dụng rất đắt thủ pháp tương phản:
\ Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng:
. Bóng tối: Khi chiều muộn ánh sáng còn yếu ớt. Khi màn đêm buông xuống bóng tối cứ lan dần, lấn dần
từng con phố, từng ngõ xóm để rồi nhấn chìm phố huyện trong màn đêm: “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra
song, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối được gợi đi, gợi lại như
những nét vẽ phong phú như một mô típ đầy ám ảnh, ám ảnh nhất là khi bóng tổi như một bức tường dầy cản cả
âm thanh khiến “trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi
chìm ngay vào bóng tối.

17


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

. Ánh sáng của phố huyện lúc này chỉ là những khe sáng từ nhà ai hắt ra; là hột sáng của những ánh đèn
tù mù vặn nhỏ; là chấm sáng từ ánh đèn cuối toa tầu -> Tất cả để nhỏ nhoi, yếu ớt trước vũ trụ thăm thẳm trong
bóng tối.
Nếu ví tác phẩm của TL như một bài thơ, lại là bài thơ hay thì phải có “thi nhãn” tức con mắt thơ tỏa
sáng cả thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đâu là con mắt thơ trong tác phẩm HĐT?
@. Đó là ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tí được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, là chi tiết nghệ thuật
giầu ý nghĩa. Ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí, ngọn đèn con của chị Tí, vầng sáng ngọn đèn của
chị Tí và ngọn đèn con tù mù leo lét ấy chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đó vừa là hình ảnh thực nhưng đồng
thời gợi sự liên tưởng tới những kiếp người nhỏ bé bị lãng quên đang sống lay lắt trong đêm trường xã hội cũ.
Những cư dân phố huyện kiếm sống trong đêm, mỗi người cần đem theo một ngọn đèn và chính họ cũng như
những ngọn đèn leo lét.
@. Đó là Hình ảnh những ngôi sao lấp lánh, cũng được miêu tả nhiều lần. Trời bắt đầu vào đêm “vòm
trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh”. Càng về khuya, “qua kẽ lá của cây bang, ngàn sao vẫn lấp lánh”.

Và khi con tầu đi qua, tiếng vang động nhỏ dần, mất dần trong bóng tối thì “sao trên trời vẫn lấp lánh”. Sự
tương phản giữa ánh sap lấp lánh trên trời với ánh đèn tù mù dưới mặt đất đã làm vút lên một niềm tin và một
chất thơ lãng mạn. Điều đó cần thiết biết bao trong hoàn cảnh con người đang phải sống lay lắt trong bóng tối,
trong nghèo khổ, lam lũ, tẻ nhạt và bế tắc.
\ Tương phản quá khứ, hiện tại ( của Liên ), nhờ đó bộc lộ được chủ đề tác phẩm.
+ Hiện tại nghèo khổ: “ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên
trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.”
+ Quá khứ vui vẻ : “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội,chịđược hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên
nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt, chỉ
là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng
này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố
chung quanh”
II. Nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn HĐT
1. Giá trị nghệ thuật:
a. Cốt truyện: HĐT là kiểu truyện dường như không có cốt truyện, cốt truyện khộng dựa trên những sự
kiện, tình tiết mà dựa trên những diễn biến tâm trạng của nhân vật.
b. Về nhân vật: Không chú ý miêu tả ngoại hình và hành động mà quan tâm tới đời sống nội tâm, đời sống
tình cảm.
c. Về miêu tả cành: Cảnh vật được miêu tả tinh tế với những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, mùi vị hòa quện
vào nhau gợi cái hồn riêng của quê hương VN xưa. Đặc biệt hình ảnh bóng tối được gợi đi, gợi lại như một mô
típ đầy ám ảnh. Cảnh lại được cảm nhận qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật L: “Liên thấy”, “L mải nhìn”, “L
nhớ lại”, “L tưởng”,” L lặng theo”.
L là thiếu nữ mới lớn, dịu hiền nhân hậu và đa cảm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt vì nó làm cho cảnh vật
thấm đượm cảm xúc, làm cho cảnh vật vốn đơn sơ, tẻ nhạt vẫn mang cai thi vị riêng của nó, làm cho TG được
lạ hóa qua cảm tưởng, qua cảm giác của HĐT. Tương xứng với khung cảnh là tâm trạng và cảm xúc của nhân
vật L như những nấc thanh tâm lí: L man mác buồn thương trước cảnh chiều tàn, L buồn khắc khoải và thấm
thía hơn khi bóng đêm khi bóng đêm buông xuống, L buồn nuối tiếc, ngơ ngẩn mơ tưởng khát khao khi đoàn
tầu đi qua. Cách miêu tả đoàn tầu từ xa đến gần, quan sát bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác và bằng
nhiều sắc thái cảm giác: hồi ức, thực tại, tương lai.

Hình ảnh đoàn tầu tương phản với các cảnh vật nơi phố huyện càng thấm thìa niềm mong ước khiêm
nhường mà trong sáng, tốt đẹp. Một nét tâm lí rất thật, rất điển hình của những người dân quanh quẩn nơi thôn
quê nghèo xưa mà cuộc sống bị trim khuất, mỏi mòn trong tăm tối.
d. Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện giầu cảm xúc, giọng văn điềm tĩnh, nhẹ nhàng như ẩn chứa một tâm
sự kín đáo có sức gợi và khơi sâu và cảm xúc người đọc. Nó như một thứ thơ bằng văn xuôi.
2. Nội dung tư tưởng:
a. Thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
- Giá trị hiện thực:
+ Truyện là một bức tranh chân thực và đượm buồn về một miền đất, một miền đời bị lãng quên: Một
phố huyện nghèo xa vắng với phiên chợ nghèo xơ xác, tiêu điều; những ngọn đèn tù mù như đang lụi dần;
những kiếp đời lụi tàn như mẹ con chị Tí, những đứa trẻ nghèo, gia đình bác Xẩm, bà cụ Thi điên và HĐT. Họ

18


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

sống nghèo khổ, tăm tối như trim trong cái ao đời tù túng .Những cảnh vật qua ngòi bút của TL lại gợi cảm vô
cùng.
+ Ngòi bút hiện thực của TL đậm chất trữ tình. TL đã viết bằng chính kí ức tuổi ấu thơ của mình gắn với
phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Mỗi chi tiết, hình ảnh đều chân thật, xúc động vô cùng.
- Giá trị nhân đạo:
+ Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn dành cho nhưng con người nhỏ bé, chịu nhiều
thiệt thòi trong xã hội cũ. Ở mảnh đất đó, những số phận con người sống trong tăm tối, không biết tới niềm vui
và hạnh phúc, họ cũng ước mơ nhưng ước mơ của họ thật nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ước mơ chỉ là nhìn thấy con tầu
qua phố huyện trong giây lát rồi phố huyện lại trim vào bóng tối. TL không chỉ thấu hiểu, thương cảm mà còn
rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh: những con người bé nhỏ, thiệt thòi dễ bị XH lãng quên và vùi lấp trong tăm
tối, xã hội cần quan tâm đến họ. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ trở thành vô nghĩa.

+ Truyện khẳng định, đề cao ước mơ hạnh phúc, khát vọng đổi đời của con người. Thông điệp mà nhà
văn muốn gửi đến với người đọc là tư tưởng nhân đạo sâu sắc này: Những con người phố huyện đêm đêm thức
chờ đoàn tầu để được sống trong không khí sôi động và luồng ánh sáng rực rỡ. Dù con tầu chỉ xuất hiện trong
giây lát nhưng cũng đủ khuấy lên một niềm mơ ước. HĐT thật đáng thương mà cũng thật đáng trọng: chúng
đáng thường vì chúng như hai mầm cây mới lớn mà đã còi cọc trên mảnh đất khô cằn; chúng đáng trọng vì
những mầm cây còi cọc ấy vẫn cố vươn lên, vẫn hi vọng đươm hoa, kết trái. Truyện HĐT đã đem đến trong
lòng người đọc khát vọng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống.
+ HĐT còn là bước phát triển của tư tưởng nhân đạo của văn học 1930 – 1945. Đó là sự thức tỉnh ý thức
cá nhân (VD Tỏa nhị Kiều – Xuân Diệu; Đời thừa – Nam Cao). HĐT đã tiếp tục tư tưởng nhân đạo này để bênh
vực cho quyền sống tốt đẹp của những con người bé nhỏ, thiệt thòi.
=> HĐT đã chứa đựng cái tâm, cái tài của nhà văn lãng mạn TL dành cho đồng bào, quê hương, đất nước
mình.
III. Nội dung và nghệ thuật của Chữ người tử tù.
1. Giá trị nghệ thuật:
a. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai
nhân vật HC với viên QN:
- Về không gian: chốn ngục thất mà HC là tử tù còn viên QN là người có uy quyền trông coi ngục thất.
- Về thời gian: đêm cuối cùng trước khí HC bị chịu án chém.
- Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tang, khí phách và có nhân cách cao đẹp lại viết chữ
nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc biệt là chữ của tử tù HC.
- Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: HC cầm đầu khởi nghĩa chống
lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều
đình, là kẻ đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối nghịch ấy đã trở
thành tri âm, tri kỉ.
- Nhưng ở một chiều sâu khác, đây là một cuộc gặp gỡ tất yếu:
+ Ở phương diện nghệ thuật, HC là một tài năng hiếm thấy, “một ngôi sao hôm nhấp nháy, một ngôi sao
chính vị” mà tài viết chữ nho có một không hai trên đời “cả vùng tỉnh Sơn ta đều khen”. Viên QN tuy là người
không có tài nhưng lại là người biết quý trọng cái tài, ông coi chữ của HC là báu vật mà cả đời khao khát.
+ Ở phương diện cá nhân con người:
\ HC sắp chết chém mà vẫn hiên ngang, cao cả, bất chấp ngục tù và cái chết; còn ngục quan đang phụng

mệnh triều đình lại giám biệt đãi tử tù trong nhà ngục.
\ HC là một người trọng nghĩa, khinh thường danh lợi, tấm lòng biết gạn đục, khơi trong, đem cái tâm để
đãi người biết quý trọng cái đẹp, trọng cái tâm và cái tài; còn viên QN là một tấm lòng trong thiên hạ “một
thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ”.
Như vậy họ đã gặp nhau ở cả nhân cách và khí phách. Nhưng điều quan trọng chính là cái chữ của người
tử tù như chất keo kết dính những thứ đó lại với nhau. Chơi chữ hay thư pháp là một nghệ thuật lâu đời. Trong
đó vẻ đẹp của họa kết hợp với cái tinh túy của văn tạo nên những bức câu đối, hoành phi, tứ bình vô giá. Người
viết chữ và người biết thưởng thức chữ đều là người có tâm hồn thanh cao mới có thể gặp nhau, mới có thể trở
thành tri âm, tri kỉ. Nhưng ông trời nhiều lúc chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn
bã và những con người có tâm tính tốt ngay thẳng lại phải ăn đời, ở kiếp với một lũ quay quắt. Đúng là một tình
huống éo le nhưng tất yếu giữa những người thực chất là tri âm, tri kĩ. Cuộc gặp gỡ này là thử thách, làm nổi
bật vẻ đẹp các nhân vật, làm cho truyện giầu kịch tính.

19


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi

Năm học : 2015-2016

b. Nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm: Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang
bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên QN, thiên lương, án
thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh… tạo nên mầu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.
d. Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn,
làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực. Cảnh cho chữ là cảnh
chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ
phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù HC đã
tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.
2. Về nội dung tư tưởng:
- Tác phẩm trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là

bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách
đẹp và những tấm lòng thiên lương với nhau. Qua đó tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của
Nguyễn Tuân. Nhà văn khẳng định cái đẹp phải gắn với cái thiện (Lời khuyên của HC với viên quản ngục ở
cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con
người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương), cái đẹp phải có sức mạnh cảm hóa
cái xấu, cái ác; cái đẹp luôn chiến thắng và trở thành bất tử.
- Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn
dần trong xã hội thực dân, truyện CNTT là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu
nước thầm kín nhưng thiết tha còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật HC. Nhân vật này được xây dựng
một phần bởi nguyên mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho văn võ song toàn mà tài văn đã được
người đời ca ngời Siêu thần thánh Quát hoặc Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Không chỉ có tài năng mà còn có
nhân cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa). Với hình tượng HC, nhà văn
đã kín đáo thể hiện niềm ngưỡng mộ, sự ca ngợi những người anh hung đã hi sinh vì nước, vì dân, mà hoàn
cảnh lúc đó chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.

20



×