Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.24 KB, 160 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG ÁNH TUYẾT

TƢ TRƢỞNG TRIẾT HỌC ĐỜI TRẦN VÀ
GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƢƠNG THỜI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG ÁNH TUYẾT

TƢ TRƢỞNG TRIẾT HỌC ĐỜI TRẦN VÀ
GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƢƠNG THỜI
Chuyên ngành: Lịch sử triết học
Mã số: 62 22 80 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI, 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích
dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Đặng Ánh Tuyết

Đặng Ánh Tuyết


ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ........................................................................................................................................ 8

1.1. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần Trần.............. 8
1.2. Những nghiên cứu về nội dung tư tưởng của Phật giáo đời Trần, Thiền học
đời Trần ............................................................................................................ 13
1.3. Những nghiên cứu về giá trị và ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền
học đời Trần đối với đời sống xã hội đương thời .............................................................20
1.4. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ...........................................................24
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................30
Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN .................. 33

2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần ......33
2.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần ...................................45
2.3. Cơ sở từ nhân tố chủ quan - các nhà Thiền học đời Trần .........................................55
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................60
Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN ........................................................63
3.1. Phạm trù tâm trong tư tưởng Thiền học đời Trần .....................................................67
3.2. Tư tưởng giải thoát tâm...............................................................................................96
3.3. Tư tưởng về con đường giải thoát tâm.....................................................................105
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................................118
Chƣơng 4: GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN ĐỐI VỚI XÃ HỘI
ĐƢƠNG THỜI .................................................................................................................122

4.1. Giá trị tư tưởng về Tâm trong quản lý xã hội ..........................................................123
4.2. Giá trị của tư tưởng giải thoát tâm trong xây dựng nền đạo đức xã hội ...............131
4.3. Giá trị tư tưởng về con đường giải thốt tâm trong cơng cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm ..........................................................................................................................139
Tiểu kết chƣơng 4 ...........................................................................................................143
KẾT LUẬN .......................................................................................................................145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................148


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo Việt Nam là một tơn giáo có bề dày lịch sử, đồng hành cùng dân
tộc hơn 20 thế kỷ. Sự hòa quyện giữa Phật giáo và dân tộc, từ khi du nhập cho đến
nay sâu sắc và bền vững đến mức mà nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo ví như
nước hịa với sữa. Nói như vậy để khẳng định rằng, kể từ khi Phật giáo du nhập vào
Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa,

đạo đức, giáo dục, kiến trúc, hội họa… trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo
nên bản sắc của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình tồn tại, ở từng thời kỳ, Phật
giáo có lúc thịnh, lúc suy song trong những tình huống gay cấn nhất của đất nước,
Phật giáo đã có lúc trở thành ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua những
khó khăn của cơng cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong đó, điển hình là sự tham gia
của Phật giáo đời Trần vào quá trình quản lý xã hội dẫn tới sự thành công của dân
tộc trong đấu tranh giành độc lập.
Thiền học đời Trần với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã đánh
dấu bước phát triển mạnh mẽ của Phật giáo tại Việt Nam. Sự ra đời của dòng thiền
Trúc Lâm Yên Tử - dịng thiền do các ơng vua và tầng lớp quí tộc nhà Trần xây
dựng, đã ghi dấu ấn của sự phát triển đến đỉnh cao của thiền học Việt Nam. Hệ tư
tưởng của dòng thiền này đã thu hút các tầng lớp nhân dân đương thời, giới quí tộc
nhà Trần trở thành những tín đồ trung thành của đạo Phật. Họ thực hành giới luật,
nghiên cứu, giải thích kinh điển, sáng tác các tác phẩm Phật giáo, truyền bá sự hiểu
biết của mình về Phật giáo, khuyến khích mọi người sống theo nhân sinh quan Phật
giáo. Thiền học đời Trần đã tham gia tích cực vào q trình bảo vệ nền độc lập dân
tộc; đào tạo tầng lớp trí thức trong đó có nhiều tăng thống, thiền sư, quốc sư, Phật
Hồng có đức độ và tài năng giúp trị nước an dân; hướng tầng lớp vua quan và nhân
dân vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, xây dựng xã hội lành mạnh.
Thiền học đời Trần đã trở thành dịng tư tưởng chủ lưu, nó khơng chỉ có ảnh hưởng
lớn tới các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng mà cịn có những đóng góp
tích cực đối với cơng cuộc dựng nước và giữ nước.


2

Sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần đã khẳng định tính độc lập, tự
cường của người Việt trên lĩnh vực tư tưởng, nội dung của nó chứa đựng những yếu
tố có giá trị, tác động tích cực tới sự hình thành tư duy của người Việt. Những tư
tưởng của Thiền học đời Trần cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại và phát triển với sự

ra đời của hệ thống các thiền viện Trúc Lâm trên phạm vi cả nước. Phong trào
nghiên cứu học thuật diễn ra khơng chỉ trong nội bộ Phật giáo mà cịn thu hút nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Số lượng Phật tử ngày
càng tăng lên, số lượng các tín đồ tin theo và thực hành thiền hiện nay đang trở
thành một hiện tượng phổ biến…
Thiền học đời Trần đã trở thành một hiện tượng đặc sắc trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam, có nhiều đóng góp vào q trình đồn kết tồn dân, quản lý xã
hội, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội
đời Trần. Vì vậy, Phật giáo đời Trần nói chung, Thiền học đời Trần nói riêng đã
trở thành một trong những nội dung được rất nhiều nhà khoa học, Phật học quan
tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đưa ra những kết luận có giá trị và cũng đồng
thời đặt ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các nội dung:
Thứ nhất, về tư tưởng triết học, tư tưởng thiền học của Phật giáo đời Trần.
Nội dung này được các nhà khoa học nghiên cứu ở các mặt thế giới quan, nhân sinh
quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận… Nghiên cứu các vấn đề này,
phần lớn các tác giả đã chỉ ra các đặc điểm của Phật giáo hay Thiền học đời Trần là:
thế giới quan duy vật, vô thần, biện chứng, hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế,
bình đẳng, yêu nước, nhân bản… Đây là những khẳng định về giá trị tư tưởng, giá
trị triết học, giá trị tinh thần của Phật giáo đời Trần được thừa nhận rộng rãi trong
giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, cùng nghiên cứu vấn đề này, một số tác giả lại có những nhận
định khác với quan điểm trên, có quan điểm cho rằng Phật giáo, Thiền học đời Trần
là duy tâm thần bí, bi quan, yếm thế, khơng có bất cứ mối liên hệ nào với tư tưởng
yêu nước, triết lý nhập thế là để xuất thế. Những nhận định trái chiều trên đây đặt ra
vấn đề cần có những nghiên cứu để tiếp tục lý giải về tư tưởng Thiền học đời Trần.


3

Thứ hai, về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học

đời Trần tới xã hội đương thời. Các tác giả đã chỉ ra sự tác động của Phật giáo, thiền
học đời Trần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hố xã hội… Nhìn
chung, tư tưởng thiền học đời Trần đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của xã hội
đời Trần, đặc biệt là nhu cầu thống nhất về chính trị, thống nhất về tư tưởng và cố
kết được lòng dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, Thiền học đời
Trần đã giữ vai trò chủ đạo trong hệ tưởng đương thời. Nhiều nhà nghiên cứu đã
khẳng định Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng có liên quan đến tư
tưởng yêu nước. Mặc dù đạo Phật khơng có chủ nghĩa u nước nhưng Phật giáo
Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa u nước thì khơng cịn giá trị gì hết.
Tuy nhiên, cũng có tác giả lại chỉ ra rằng giáo lý của Phật giáo không có bất
cứ một nội dung nào nói đến chủ nghĩa yêu nước, do đó hành động thể hiện tinh
thần yêu nước của các nhà sư, Phật tử chỉ là do họ chịu sự chi phối của các quan hệ
bà con, xóm giềng, làng nước.
Như vậy nhận định về vai trị của Thiền học đời Trần đối với xã hội đương
thời vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi cần được làm sáng tỏ.
Thứ ba, về vấn đề phương pháp nghiên cứu. Phần lớn các tác giả nghiên cứu
và triển khai nội dung Phật giáo hay Thiền học đời Trần theo các vấn đề thế giới
quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận… Tuy nhiên, khi
nghiên cứu theo hướng này có tác giả đã đi đến kết luận: Không thể đơn giản đánh
giá quan niệm về “Bản thể” là duy vật hay duy tâm được, bởi vì nó khơng phải là
vật chất mà cũng khơng phải là tinh thần… không thể lấy ngôn ngữ, đặc biệt là
ngôn ngữ của triết học phương Tây để đánh giá quan niệm bản thể này.
Trước tình hình nghiên cứu trên đây, tác giả luận án nhận thấy rằng nghiên
cứu về Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng khơng phải là điều dễ
dàng. Vì sao vẫn có những quan điểm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau khi đưa
ra các nhận định về Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần? Vì vậy, dù
đây là một đề tài đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, luận giải
nhưng chủ đề này vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong giai đoạn
hiện nay.



4

Với mong mỏi được tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này và có thể tham
gia được một vài ý kiến nhỏ trong lý giải hiện tượng Phật giáo đời Trần, Thiền học
đời Trần trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Tư
tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời” làm nội
dung luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Trên cơ sở lý luận của Thiền học nói chung, nghiên cứu

làm rõ những cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tư tưởng thiền học
đời Trần; nội dung tư tưởng Thiền học đời Trần; giá trị của tư tưởng thiền học
đời Trần đối với xã hội đương thời.
- Nhiệm vụ: trên cơ sở mục đích được xác định nêu trên, nhiệm vụ của
luận án là:

+ Phân tích những sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội, cơ sở tư tưởng và cơ sở từ các nhân tố chủ quan cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của tư tưởng thiền học đời Trần.
+ Làm rõ nội dung những tư tưởng cơ bản của Thiền học đời Trần.
+ Làm rõ giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tư tưởng Thiền học đời Trần là một nội dung rất
rộng, tuy nhiên do thiền học đời Trần thuộc phái Thiền tơng và Thiền tơng cịn được
gọi là Phật Tâm tông, tông phái lấy nghiên cứu bản nguyên tâm tính của chúng sinh
làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Vì vậy, để tìm hiểu về thiền học đời Trần, trong
luận án này tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung: Tư tưởng về Tâm; Tư tưởng
giải thoát tâm; Tư tưởng về con đường giải thoát Tâm.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tư tưởng thiền học của các nhà

Thiền học đời Trần qua năm tác giả: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần
Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Cơ sở nghiên cứu tư tưởng Thiền học đời
Trần dựa trên tác phẩm Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, nhà xuất bản Khoa
học xã hội phát hành năm 1988, do Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên.


5

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng của Thiền học đời Trần và giá
trị của nó đối với xã hội đương thời giai đoạn 1225-1400.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lên nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tơn giáo và vai trị của tôn giáo
đối với đời sống xã hội. Phương pháp tiếp cận Lịch sử triết học.
Luận án được triển khai dựa trên cơ sở học thuyết Thiền tông Phật giáo.
Thiền tơng cịn được gọi là Phật tâm tơng, một tơng phái Phật giáo chủ yếu đưa
ra hệ thống lý luận chung và đầy đủ nhất về cái “Tâm” con người ở các góc độ:
bản chất của tâm (hay cịn gọi là bản thể), nhận thức của “tâm”, giải thoát “tâm”,
con đường giải thốt tâm. Nhìn chung đây là hệ thống phân tích một cách lơgic,
chặt chẽ về hoạt động của “Tâm”. Thiền học đời Trần với tư cách là một trường
phái Phật giáo Thiền tông, về bản chất cũng là hệ thống lý luận chung nhất của
các thiền sư đời Trần về cái “Tâm” của con người. Do đó, đề tài được triển khai
theo trục lôgic: tư tưởng về tâm; tư tưởng giải thoát tâm, tư tưởng về con đường
giải thoát tâm.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Luận án vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử với các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc khách quan;
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và

lịch sử.
+ Phương pháp thống kê: đảm bảo việc tổng quan tài liệu nghiên cứu được
thu thập đầy đủ, đúng nội dung cần thiết, sắp xếp khoa học theo trình tự khơng gian,
thời gian, lôgic… làm cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc triển khai đề tài luận án.
+ Phương pháp thu thập thông tin: từ hệ thống tài liệu, nghiên cứu lựa chọn
thông tin, sắp xếp các vấn đề đã được nghiên cứu theo logic, đảm bảo thông tin
đúng với nội dung liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu.


6

+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu; sắp xếp, chỉ ra được chuỗi các vấn đề đã được nghiên cứu; phân
tích, đánh giá được những thành tựu đạt được trong kết quả nghiên cứu của các tác
giả; tìm ra được hướng nghiên cứu của tác giả luận án.
+ Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể: bắt đầu từ việc xây dựng hệ
thống khái niệm, phạm trù, thuật ngữ cơ bản của thiền học; hệ thống lý luận chung
của thiền học về các nội dung cơ bản của Thiền học; nghiên cứu, phân tích quan
điểm của các nhà Thiền học đời Trần.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: các quan điểm của các thiền sư đời
Trần được trình bày theo nội dung của từng luận điểm qua từng tác giả và được
tổng hợp lại để đưa ra các kết luận nghiên cứu.
+ Phương pháp liên nghành: Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các nghành
Văn, Sử làm tư liệu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án hệ thống hóa tư tưởng Thiền học đời Trần theo trục logic: tư tưởng
về tâm, giải thoát tâm và con đường giải thốt tâm.
- Luận án hệ thống hóa tư tưởng của các nhà Thiền học đời Trần qua năm tác
giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền
Quang. Có sự phân tích những đặc điểm chung, những đặc điểm khác biệt trong tư

tưởng của từng nhà thiền học, có sự đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự kế thừa và phát
triển tư tưởng giữa các nhà thiền học.
- Luận án đưa ra kết luận chung về giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần
đối với xã hội đương thời ở nhận định: Thiền học đời Trần là hệ thống lý luận sâu
sắc và hoàn chỉnh về tâm của con người ở các góc độ bản thể luận, nhận thức luận,
đạo đức học và tâm lý học. Hệ thống lý luận này được vận dụng và triển khai vào
những mặt quan trọng của đời sống xã hội như lĩnh vực quản lý xã hội, lĩnh vực xây
dựng nền đạo đức xã hội và lĩnh vực đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì vậy,
Thiền học đời Trần nói riêng và Phật giáo đời Trần nói chung đã trở thành hệ tư
tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn xã hội trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo
nên những nét đặc sắc của triều đại nhà Trần và Phật giáo đời Trần.


7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung lý luận của tư tưởng Thiền học đời
Trần thông qua việc khảo sát tư tưởng thiền của các tác giả Trần Thái Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.
- Luận án góp phần lý giải vị trí, vai trị và những đóng góp của tư tưởng
Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời. Thông qua những luận giải về giá trị
của tư tưởng Thiền học đời Trần có thể vận dụng những giá trị này vào trong việc
xây dựng quan điểm và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, xây dựng nền
đạo đức xã hội và đấu tranh chống lại các ý định xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử tư tưởng
Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4
chương, 13 tiết.



8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phật giáo đời Trần là một nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu sâu, rộng với nhiều cách tiếp cận như: lịch sử, tư tưởng triết học, tư
tưởng thiền học… Các tác giả đã phân tích, luận giải những tư tưởng cơ bản nhất
của Phật giáo đời Trần, chỉ ra mối liên hệ giữa tư tưởng của các nhà thiền học
với bản thân đời sống của các tác giả, ảnh hưởng của những tư tưởng này tới các
hoạt động xã hội, đóng góp của Phật giáo đời Trần với công cuộc dựng nước và
giữ nước…
Nghiên cứu về tư tưởng của Thiền học đời Trần đã được các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu ở các góc độ: lịch sử hình thành và phát triển các tư tưởng Thiền học;
nghiên cứu các tác phẩm, tư tưởng Thiền học, tư tưởng triết học của từng tác giả đồng
thời chỉ ra sự gắn kết giữa tư tưởng và hành động của các nhà Thiền học đời Trần;
nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội đương thời và giá trị của nó đối với xã hội hiện nay.
1.1. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tƣ tƣởng Thiền học đời Trần
Phật giáo Việt Nam, tiếp cận dưới góc độ lịch sử đã được các nhà khoa học
nghiên cứu khá đầy đủ, chi tiết, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn từ các cứ
liệu lịch sử. Ở góc độ tiếp cận này các tác giả đã đi sâu phân tích q trình du nhập,
tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chỉ ra các
hình thức tồn tại của các tông phái Phật giáo; các nhân vật tiêu biểu của Phật giáo
Việt Nam. Đây là những cứ liệu rất cần thiết cho việc triển khai nội dung đề tài luận
án. Các tác phẩm tiêu biểu của khuynh hướng này gồm có:
Năm 1992, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, gồm 3 tập của Nguyễn Lang
được tái bản lần thứ ba do nhà xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm

này, tác giả đã trình bày, phân tích, luận giải về q trình du nhập, tồn tại và phát
triển của Phật giáo ở Việt Nam từ khi du nhập đến trước năm 1975. Tác phẩm là
cơng trình nghiên cứu nghiêm túc về Phật giáo Việt Nam, được nhiều nhà khoa học


9

đánh giá cao. Cuốn sách đã tìm ra logic bên trong của sự phát triển của Phật giáo;
cung cấp các cứ liệu lịch sử chứng minh về sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam qua
tiểu sử, tính cách và tư tưởng của các nhà tu hành; khái quát những nội dung tư
tưởng cơ bản của một số trường phái Phật giáo tiêu biểu tại Việt Nam… Đặc biệt
Phật giáo trong giai đoạn Lý – Trần đã được tác giả nghiên cứu khá đầy đủ trên cả
phương diện lịch sử, tác giả, tác phẩm và nội dung tư tưởng. Đây chính là những
nội dung quý báu, đáng tin cậy mà tác giả luận án kế thừa, tiếp thu làm cơ sở cho
việc nghiên cứu của mình.
Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Cuốn sách đã trình bày lịch sử Phật
giáo Việt Nam từ khi du nhập đến những năm nửa đầu của thế XX. Tồn bộ q
trình phát triển của Phật giáo Việt Nam được các tác giả trình bày theo trình tự xuất
hiện của các nhà sư, quá trình truyền thừa và các tác phẩm kinh Phật cơ bản. Phật
giáo đời Trần được trình bày trong chương IX, nội dung thiền học được trình bày
qua năm tác giả gồm Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp
Loa và Huyền Quang cùng những tác phẩm thiền học tiêu biểu do các thiền sư đời
Trần sáng tác.
Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006, gồm 3 tập. Cuốn sách trình
bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Trần Thái Tông. Tác giả đã
tổng hợp được nhiều nguồn tư liệu sử về Phật giáo Việt Nam qua sự đối sánh với
các tài liệu sử của Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó đưa ra nhiều nhận định mới về lịch
sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Về phần Phật giáo

đời Trần, tác giả tập trung nghiên cứu Trần Thái Tông về cuộc đời, sự nghiệp. Phân
tích vai trị của một ơng vua gắn với vai trò của một nhà thiền sư để chỉ ra ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo trong quản lý xã hội của Trần Thái Tông.
Cuốn Lịch sử đạo Phật Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Hinh, do nhà xuất
bản Tôn giáo ấn hành năm 2009. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những
nghiên cứu về lịch sử Đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ truyền nhập vào thế kỷ thứ II


10

đến thời kỳ chấn hưng và canh tân Phật giáo vào thế kỷ XX. Tác giả đã đưa ra
những lập luận sắc bén, lý giải về quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Tác
giả khẳng định, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hai nguồn được chia thành hai
giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, Phật giáo được truyền trực tiếp từ các nhà sư Ấn Độ
“đặt nền cơ tầng Phật giáo Ấn- Việt” [53; tr 52]; giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ
thứ VI do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc được truyền vào Việt Nam hình
thành “thượng tầng Việt – Trung trong Phật giáo nước nhà” [53; tr 52]. Về Phật
giáo đời Trần, tác giả đã trình bày chi tiết lịch sử về quá trình hoạt động của Phật
giáo đời Trần trong từng năm, gắn với các sự kiện cụ thể của xã hội trong giai đoạn
từ năm 1226 đến năm 1414. Tác giả cũng đã trình bày sơ đồ về quá trình truyền
thừa từ Thiền tông Huệ Năng đến Thiền Trúc Lâm, trình bày rõ về tiểu sử, tác phẩm
và tư tưởng của từng thiền sư dòng Trúc Lâm đời Trần.
Kết hợp với các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của các tác giả
Đào Duy Anh, Trương Hữu Quýnh, Trần Trọng Kim, Phan Huy Lê, các cuốn sách
về lịch sử Phật giáo Việt Nam trên đây là cơ sở đáng tin cậy để các nhà nghiên cứu
sử dụng làm tư liệu trong nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần
nói riêng.
Kết quả nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần, các tác
giả đã có những luận giải và nhận định sau:
Cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài

Thư chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản đã tập hợp rất nhiều bài viết
của các tác nghiên cứu về đề tài Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần và tư
tưởng Thiền học đời Trần nói riêng. Trong cuốn sách này, tác giả Thái Hoàng khi
viết bài Về cuộc đấu tranh giữa Nho giáo và Phật giáo thời Lý Trần đã khẳng định:
“Hàng ngũ người cầm quyền thời Trần đã tiếp nhận và phát triển Thiền tông trên cơ
sở của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong thời kỳ đất nước và chế độ
chính trị đang tìm đường phát triển. Họ muốn tìm trong đạo Phật một chỗ dựa tư
tưởng, một nguyên lý, cương lĩnh giúp cho việc giữ nước và dựng nước. Vì trước


11

hết họ là lớp quí tộc thống trị” [115; tr 246]. Luận điểm này cho thấy tác giả đã
nhấn mạnh nguồn gốc cho sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần chính là sự kế
thừa và phát triển thiền học trên cơ sở của Thiền tông cùng với lòng yêu nước và tự
hào dân tộc của các nhà cầm quyền.
Tác giả Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Thiền học Trần Thái Tơng do nhà
xuất bản Văn hóa thơng tin xuất bản năm 1996, khi bàn luận về cách thức vua lên
ngôi đã cho rằng, tâm tư của vua khi phải lấy vợ của anh trai làm vợ mình là nguyên
nhân thúc đẩy nguồn gốc ra đời tư tưởng thiền của Trần Thái tông, tác giả viết:
“Muốn hiểu rõ tâm sự của Thái Tông trong trường hợp này, chúng ta đọc kỹ bài
Thiền Tông Chỉ Nam của ngài mới thấy đấy là một tia sáng khích động cho cả một
triết học thiền…” [113; tr 26]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra sự ra đời của tư tưởng
Thiền học đời Trần có nguồn gốc từ chính các nhân tố chủ quan, từ thực tế cuộc đời
của các nhà thiền sư.
Tác giả Đỗ Hương Giang trong luận án Tiến sĩ Triết học (2010), Triết học
Phật giáo thời Trần đã đưa ra kết luận:
Nhận thức được mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa
toàn dân tộc với giặc ngoại xâm, các ông vua đầu nhà Trần đã luôn đưa vấn
đề đoàn kết, thống nhất dân tộc lên làm chính sách hàng đầu. Điều đó địi hỏi

nhà Trần phải có một hệ tư tưởng thống nhất để xây dựng khối đại đồn kết
dân tộc. Nhiệm vụ lịch sử đó là một trong những tiền đề để thời Trần xây
dựng được một nền Phật giáo thống nhất với những đặc trưng riêng của nó.
Tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần không chỉ là sự phản ánh điều
kiện kinh tế- xã hội thời kỳ này, mà còn là kết quả sự kế thừa những tư tưởng
trước đó như: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tam giáo (Nho- Phật- Lão) và
ba thiền phái tồn tại đến cuối thời Lý (Vinitaruci, Vô Ngơn Thơng, Thảo
Đường).
Hồn cảnh xuất thân, hồn cảnh sống và tư chất của những đại diện
tiêu biểu cho triết học Phật giáo thời Trần cũng là điều kiện quan trọng quyết
định nội dung, khuynh hướng và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết
học Phật giáo thời kỳ này [32; tr 59-60].


12

Với các nhận định trên đây, tác giả Đỗ Hương Giang đã cho rằng chống giặc
ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo và ba phái thiền thời Lý cùng tư chất của
các đại biểu tiêu biểu của Phật giáo đời Trần là cơ sở cho sự ra đời của tư tưởng
triết học Phật giáo đời Trần.
Tác giả Đỗ Ngây trong luận án tiến sĩ Tôn giáo học (2012), Triết lý nhập thế
của Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần đã khẳng định Phật giáo thời Lý-Trần đã đóng
góp rất nhiều công sức trong phát triển dân tộc: “Điều này được minh chứng qua
các vị Quốc sư, những vị Thiền sư không chỉ trong lịch sử Phật giáo mà trong quốc
sử cũng khẳng định. Họ đã cố vấn cho các vua quan trong vấn đề sách lược, đường
lối xây dựng đất nước thông qua các khuynh hướng triết lý nhập thế Phật giáo.
Chính vì, triết lý nhập thế Phật giáo tác động đến mọi tầng lớp xã hội của triều LýTrần đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lòng dân tộc Việt Nam thời bấy giờ. Điều
đó thể hiện khơng những đời sống tinh thần mà qua tốc độ phát triển nông nghiệp,
thương nghiệp và hàng loạt ngành nghề khác, đời sống nhân dân ngày càng ổn
định” [73; tr. 71].

Nhìn chung các tác giả đã phân tích một cách xác đáng các yếu tố kinh tế,
xã hội, chính trị và tư tưởng liên quan đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của
Phật giáo đời Trần, tư tưởng triết học Phật giáo và tư tưởng thiền học đời Trần.
Các tác giả đã nhấn mạnh các điều kiện chống giặc ngoại xâm, vai trò từ nhân tố
chủ quan từ cuộc đời của các thiền sư đời Trần, kế thừa các trường phái thiền từ
thời Lý thuộc tông phái Thiền tông, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo đã là cơ sở
cho sự ra đời của thiền học đời Trần. Qua đó phân tích sự tác động của Phật
giáo đời Trần tới đời sống xã hội đương thời ở các nội dung: Phật giáo đảm
nhiệm được vai trò thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng… kêu gọi được
đồn kết tồn dân, phục vụ công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đây
là những kết luận đã được thừa nhận rộng rãi, tác giả luận án tiếp thu những kết
luận này vào trong nghiên cứu của mình.


13

1.2. Những nghiên cứu về nội dung tƣ tƣởng Phật giáo đời Trần, Thiền
học đời Trần
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này cần phải kể đến các tác giả, tác phẩm:
Cuốn Thiền học đời Trần của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Cuốn sách là tập hợp nhiều
bài viết của các tác giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu về Phật học như Minh Chi,
Thích Thanh Từ và một số tác giả khác, nghiên cứu Thiền học đời Trần qua năm đại
biểu Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp loa, Huyền
Quang. Trong cuốn sách này, tác giả Minh Chi cho rằng triết lý Thiền của Trần
Thái Tông gồm hai điểm cơ bản: “Chân lý, Phật khơng ở đâu xa mà ở trong tâm
mình, trong tâm mỗi người” [136; tr 21], “Muốn giác ngộ, muốn giải thốt, khơng
được chạy theo ngoại cảnh mà khởi vọng niệm” [136; tr 22]. Ngồi ra tác giả cịn
khẳng định đặc điểm của tư tưởng Thiền học đời Trần là thiền biện tâm, kết hợp
giữa Thiền tông với Tịnh độ tông và đưa ra nhận định:

Trong bài này, tôi đề cao pháp môn tu Thiền hướng nội, biện tâm của
Trần Thái Tơng, như là dịng chủ lưu của Phật giáo đời Trần, bởi vì hồn
cảnh xã hội chính trị đời Trần địi hỏi phải có một hình thức Phật giáo chủ
lưu như thế, mới hy vọng trong một thời gian dài, liên tiếp đánh bại ba đợt
xâm lăng của quân đội Nguyên Mông thiện chiến và hung hãn, tạo một võ
cơng thần kỳ, có một khơng hai trong lịch sử quân sự thế giới, thời bấy giờ,
Phật giáo Thiền, hướng nội và biện tâm đã tạo ra và vũ trang tư tưởng hệ cho
một lớp người lãnh đạo, tự cường, bất khuất, sáng suốt và không cố chấp,
biết dựa vào sức tồn dân để đánh giặc, biết ni sức dân để đánh lâu dài và
đánh thắng [136; 39-40].
Cuốn sách có những nhận định và lập luận sâu sắc về tư tưởng thiền của từng
nhà thiền học qua sự phân tích các tác phẩm thiền của họ. Tuy vậy, do là tập hợp
các bài viết nên tính khái quát chưa cao.
Cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn
Tài Thư chủ biên năm 1986, cuốn sách tập hợp các bài viết trong cuộc hội thảo


14

do Viện Triết học tổ chức để thảo luận về chủ đề Mối quan hệ giữa Phật giáo
với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Hội thảo đã thu hút được nhiều các chuyên gia
nghiên cứu về Phật giáo tham gia như Trần Văn Giàu, Nguyễn Duy Hinh,
Nguyễn Tài Thư, Tống Hồ Cầm, Hà Thúc Minh… Tác giả Nguyễn Duy Hinh
trong bài Mấy suy nghĩ về nội dung tư tưởng của Tơng Trúc Lâm đã tìm hiểu tư
tưởng của thiền Trúc Lâm ở hai nội dung cơ bản là lý luận về bản thể và lý luận
về giải thốt:
Trong đó lý luận về bản thể được tác giả phân tích: “Bản thể của tông Trúc
Lâm là một sự nhào nặn của Huyền học với Nam tông của Thiền tông mà lại có ưu
điểm khơng tiêu cực. Sự khơng tiêu cực đó thể hiện trong quan niệm về cái chết.
Tuệ Trung, Trần Nhân Tơn cũng như Trần Anh Tơn đều khơng có thái độ sợ chết cố

hữu của các nhà vua. Trước cái chết họ bình thản, khơng nghĩ đến Niết bàn để an ủi,
khơng nghĩ đến kiếp sau, khơng tìm thuốc trường sinh” [115; tr.189].
Lý luận về giải thoát được tác giả khẳng định: “Lý luận về giải thoát của
Trúc Lâm cơ bản dựa trên nền tảng lập luận con người đánh mất bản thể của họ nay
chỉ cần gạt bỏ các ảnh hưởng của Cảnh thì thì tự nhiên bản thể hiện ra và như thế là
Giác, không nhập niết bàn với quan niệm nơi tuyệt mỹ nào đó như các tơng khác
chủ trương. Khơng có Niết bàn hay Tịnh thổ ở một phương nào huyền bí như kiểu
đó mà chỉ có “Niết Bàn Tâm tĩnh mịch” mà thơi” [115; tr.197]. Quan điểm này
phản ánh tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần, khẳng định bản chất tư tưởng
Thiền học đời Trần là giải quyết vấn đề về Tâm của con người, phần lớn các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận đặc điểm này của Phật giáo đời Trần.
Tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn Tư tưởng Phật giáo Việt Nam do nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1999 đã nghiên cứu về tông Trúc Lâm một
cách tồn diện từ q trình truyền thừa, lịch sử hình thành và tư tưởng của tông
Trúc Lâm qua năm tác giả thiền Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân
Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Về tư tưởng thiền học tác giả đã có nhiều nhận
định khái quát về đặc điểm của tông Trúc Lâm như: “Kinh Kim cương là kinh chủ
yếu của tông Trúc Lâm” [49; tr 490].


15

Về tư tưởng thiền học của Trần Thái Tông tác giả khẳng định: “Tinh thần cơ
bản của Trần Thái Tông là lấy giáo tông làm cơ sở tham bác Thiền tông song không
nô lệ các thiền sư Trung Hoa” [49; 539].
Về Tuệ Trung Thượng sĩ, khi nghiên cứu 39 đối cơ, 13 tụng cổ và 4 bài kệ
tác giả cho rằng, tư tưởng của Tuệ Trung cơ bản thể hiện trong ba tác phẩm chính là
Sinh tử nhàn nhi dĩ, Phật Tâm ca và Phóng cuồng ngâm thể hiện tư tưởng về Sinh
tử, Phật pháp và Đạo: “Bài Sinh tử nhàn nhi dĩ tiêu biểu cho vấn đề sinh tử, xuất
phát điểm của phát hiện Thích Ca Mâu Ni. Bài Phật Tâm ca tiêu biểu cho vấn đề

Phật pháp, trình bày quan điểm về Phật, về Tâm liên quan đến các vấn đề Khơng,
Bất nhị, Bát bất. Bài Phóng cuồng ngâm (ca) tiêu biểu cho vấn đề đạo (marga) lý
giải con đường tu hành để ngộ của bản thân” [49; tr 587]. Tác giả cho rằng, về cơ
bản Tuệ Trung theo khuynh hướng Duy thức, lấy nội dung Tâm làm căn bản trong
nội dung tư tưởng Thiền học.
Về Trần Khâm, tác giả cho rằng tư tưởng thiền học tập trung chủ yếu trong
các tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca và 09 câu sư đệ
vấn đáp. Nội dung tư tưởng chủ yếu bàn đến Tâm, tức Tâm tức Phật, con đường tu
Tâm, Phật tại Tâm:
“Trần Khâm nói về Tâm, duy nhất chỉ có Tâm khơng có pháp nào khác. Từ
Tâm mà giải thích Tính, Vọng, Niệm, Nhân, Ngã, Thực tướng. Chỉ cần tu tâm là đủ
không truy cầu Cực lạc, quả báo. Tu Tâm diệt được Tam nghiệp.
Như vậy đây là tư tưởng Tâm tông tức Thiền tông” [49; tr 625].
Tác giả kết luận chung về tư tưởng Thiền học đời Trần là: “Tư tưởng thiền
tông kết hợp với tư tưởng Bát Nhã ngay từ Trung Quốc chiếm chủ đạo trong tông
Trúc Lâm” [49; tr 645].
Qua những nhận định trên đây tác giả Nguyễn Duy Hinh đã khẳng định tư
tưởng thiền học đời Trần là tư tưởng của Thiền tông được truyền từ Trung Quốc
sang nhưng các nhà thiền học đời Trần đã khơng kế thừa ngun xi mà có sự Việt
hóa. Phản ánh tư duy độc lập trong sự kế thừa và phát triển thiền học phù hợp với
điều kiện xã hội, tư duy của người Việt trong xã hội đương thời.


16

Tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong các tác phẩm: Góp phần tìm hiểu tư tưởng
triết học Phật giáo của Trần Thái Tông, Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt
Nam, Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần đã nghiên cứu tư
tưởng Thiền học đời Trần một cách có hệ thống gồm các vấn đề: Bản thể luận, nhận
thức luận, giải thoát luận. Tác giả khẳng định về cơ bản, tư tưởng Thiền học đời

Trần là tư tưởng thiền hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế… tác giả đã đưa ra
kết luận như sau: “sống nhập trần, hịa quang đồng trần tích cực. Nhưng khác với
Huệ Năng và Thiền tơng Trung Quốc, và có lẽ cũng là một đóng góp độc đáo của
Phật giáo Việt Nam là ở chỗ, Thượng Sĩ cho rằng khi tâm con người bao dung, mở
rộng, bao chứa được tâm của vạn pháp, nói cách khác, đạt tới cái tâm của vạn pháp,
khi đó là đạt đến tâm Phật, là giác ngộ, là giải thoát… Cái nhập thế này là nhập thế
vì đồng loại, xã hội vì Tổ quốc, quê hương đất nước, chứ khơng phải là vì cá nhân
như các thiền sư Trung Hoa đã làm” [42; tr 103].
Thêm vào đó tác giả cịn nhấn mạnh: “mọi hành động trong cuộc sống hàng
ngày đều là Thiền. Kết hợp với tư tưởng tùy nghi, hợp thời trên thì đánh giặc cũng
là Thiền. Phải chăng đây là nét đặc sắc độc đáo của Phật giáo Việt Nam? Nếu quả
như vậy, thì quan niệm về từ bi, về giới cấm sát sinh của Phật giáo Việt Nam hoàn
toàn khác Phật giáo Ấn- Trung” [42; tr 104].
Như vậy, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã phát hiện ra đặc điểm khác biệt của
tư Tưởng thiền học đời Trần với các phái thiền khác ở tính chất và phương pháp
thiền. Thiền khơng chỉ giới hạn ở các hành vi giã gạo, gánh nước, bổ củi của các
nhà sư trong các thiền viện mà thiền có thể thực hiện ngay trong các hoạt động diễn
ra trong cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân, trong đời sống hiện thực.
Cuốn Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục do nhà xuất bản
Văn hóa thơng tin phát hành năm 1996 đã nghiên cứu tư tưởng thiền học của Trần
Thái Tơng qua các tác phẩm tiêu biểu Khóa Hư lục, Thiền tông chỉ nam tự. Tác giả
dùng phương pháp tiếp cận triết học để nghiên cứu tư tưởng của hai tác phẩm này.
Trong đó phân tích mối quan hệ giữa thi ca với thiền, tâm lý học với tri thức, đạo
đức học với siêu hình học, triết lý Trung quán, luân lý đạo đức học… Nghiên cứu


17

các vấn đề này, tác giả đặt tư tưởng của Trần Thái Tông trong mối quan hệ đối sánh
với các triết gia phương tây, Nho giáo và Lão giáo.

Tác giả Nguyễn Đức Diện trong cuốn Tư tưởng triết học thiền của Tuệ
Trung Thượng sĩ đã nghiên cứu toàn diện các vấn đề về hồn cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội, hồn cảnh tư tưởng, văn hóa thời Trần và cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của
Tuệ Trung Thượng sĩ. Tiếp cận từ góc độ triết học, tư tưởng thiền của Tuệ Trung
Thượng sĩ được nghiên cứu ở các nội dung quan niệm về bản thể, quan niệm về thế
giới hiện tượng, mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng, nhận thức luận
trong triết học thiền…Tác giả đưa ra kết luận xác đáng khi nhận định về tư tưởng
thiền của Tuệ Trung: “ Tuệ Trung là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng dân tộc
đã đưa ra và sử dụng khái niệm bản thể” [ 26, tr 183], “Chính triết lý đạo và đời
khơng tách rời nhau, Tuệ Trung đã góp phần vào việc khắc phục sự xa lánh của con
người (giới tăng ni phật tử) với hiện thực đất nước. Triết lý ấy cịn góp phần làm rõ
nét hơn bản sắc và tâm hồn dân tộc” [26; tr 84].
Trong cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần của Trương Văn Chung và
Dỗn Chính, tác giả Diệu Minh trong bài viết Bước đầu tìm hiểu triết học Tuệ
Trung Thượng sĩ đã nhận định: “điểm xuất phát, cội nguồn và cũng là đầu mối
quy về cho tất cả các quan điểm khác ở Tuệ Trung đó là cái tâm. Cái tâm được
ơng đề cập đến chính là cái tâm siêu việt, là bản thể bao trùm của vũ tụ và vạn
pháp. Nó là cái thường hằng, mn đời chẳng khác, cao diệu, ẩn tàng mà không
pháp nào không chứa đựng” [22; 122]. Diệu Minh đã nghiên cứu Thiền học đời
Trần xuất phát từ phạm trù tâm và đây là cơ sở để tác giả đưa ra các nhận định
về giá trị của Thiền học đời Trần. Tác giả viết: “Nét nổi bật nhất của thiền ở
Tuệ Trung là thiền hành động nhập thế tích cực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với triết lý hành động nhập thế của Thiền
tông” [22; 138].
Cuốn Tam tổ Trúc Lâm giảng giải do Hòa thượng Thích Thanh Từ viết, nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm1997. Tác giả nghiên cứu tư tưởng
thiền của tam tổ Trúc Lâm đựa trên các tác phẩm chính Tam tổ thực lục, Tam tổ


18


hành trạng, Thiền tông bản hạnh, Thánh đăng lục. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng
các cuốn sách Tam tổ thực lục, Tam tổ hành trạng cịn nhiều thiếu sót, hơn nữa mỗi
quyển có chỗ nói khác nhau nên việc tra cứu phải căn cứ thêm từ nhiều nguồn tài
liệu khác như văn học đời Trần của Ngô Tất Tố, Thơ văn Lý- Trần của nhà xuất bản
Khoa học xã hội. Cuốn sách tập hợp các tác phẩm thiền học của Trần Nhân Tông,
Pháp Loa và Huyền Quang. Nội dung chủ yếu phân tích, bình giải ngữ nghĩa từng
câu, từng chữ của các tác phẩm, khơng có những khái qt và nhận định mang tính
chất triết học hay lý luận thiền học.
Tác giả Trần Thuận trong cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Trần, đã nghiên
cứu tư tưởng Thiền học đời Trần ở các nội dung tư tưởng Tâm không và ảnh
hưởng của nó trong đời sống xã hội. Tác giả đã đưa ra nhận định: Tư tưởng tâm
không là tư tưởng chủ đạo của Phật giáo đời Trần; tính chất đặc biệt của đạo
Phật thời Trần là sự gắn kết không thể tách rời giữa đạo Phật và cuộc đời. Điều
này được chứng minh bởi các vị vua, quan lại đồng thời là các vị thiền sư vừa
tham gia quản lý xã hội vừa hành đạo trong chính cuộc sống thường nhật của
họ. Tác giả cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng của tư tưởng tâm không tới đời sống
xã hội, tới cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. Tác giả viết: “Trong những
nguyên nhân cơ bản làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mơng –
Ngun… Thiền đã đóng vai trị quan trọng trong việc đánh bại giặc Mơng –
Nguyên, tất nhiên là nhờ sự tác động gián tiếp thơng qua vai trị của các bậc
thiền sư- những người lãnh đạo quốc gia” [112; tr 164].
Tác giả Đỗ Ngây trong luận án tiến sĩ Triết học (2012) Triết lý nhập thế của
Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần đã cho rằng triết lý nhập thế của Phật giáo Lý –
Trần được biểu hiện qua các tư tưởng: triết lý bình đẳng, triết lý đoàn kết, triết lý
dấn thân. Tác giả đi đến kết luận về giá trị và bài học lịch sử của triết lý nhập thế
của Phật giáo thời Lý-Trần ở các nội dung:
Một là, Phật giáo đã góp phần xây dựng nên những người lãnh đạo có
tấm lịng vì nước, vì dân, thể hiện qua việc “Dĩ đức vì dân”.



19

Hai là, Phật giáo góp phần hồn thiện cơ sở lý luận chính trị, thể hiện
qua việc trị nước mà tiêu biểu là lý thuyết trị nước của thiền sư Pháp Thuận
trong bài Vận nước… Trần Nhân Tông đưa ra quan điểm lý luận chính trị
trong bài “Cư trần lạc đạo”, nghĩa là muốn nhân dân đoàn kết đánh giặc, xây
dựng xã hội ổn định thì cơm ăn, áo mặc đầy đủ, đời sống tinh thần nhân dân
hịa khí.
Ba là, Phật giáo góp phần khẳng định ý thức tự chủ của dân tộc. Đây
là yếu tố quyết định trong việc xây dựng nền độc lập dân tộc. Quan niệm từ
“đức Phật cho ta” đến “đức Phật tự ta” đã nâng cao nhận thức về sự tự chủ
của mỗi cá nhân, qua đó, cũng khẳng định dân tộc tính [73; tr. 156- 157].
Tóm lại, về tư tưởng thiền học đời Trần các tác giả đã có những nghiên cứu
và nhận định sau:
Phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng tư tưởng Thiền học đời Trần là
tư tưởng thuộc tông phái Thiền tơng có nguồn gốc từ thiền tơng Trung Hoa
nhưng có những điểm khác biệt, độc lập, có sự sáng tạo phù hợp với điều kiện
của xã hội Việt Nam.
Tư tưởng cơ bản của Thiền học đời Trần là tư tưởng về Tâm với các luận
điểm có tính chất tiền đề: tức tâm tức Phật, Phật tại Tâm, Tâm không, Nhất thiết
duy tâm tạo, Vạn pháp duy thức. Tư tưởng thiền học là sự kết hợp giữa tư tưởng Bát
nhã và Thiền tông theo khuynh hướng Duy thức và Trung quán.
Tư tưởng thiền của Phật giáo đời Trần được tiếp cận từ nhiều góc độ: triết
học, sử học, thiền học với nhiều lát cắt khác nhau. Trong đó tiếp cận từ góc độ triết
học nghiên cứu tư tưởng thiền của Phật giáo đời Trần theo các vấn đề thế giới quan,
nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, giải thốt luận… Tiếp
cận từ góc độ sử học, tư tưởng Thiền học đời Trần được nghiên cứu ở các nội dung
tác giả, tác phẩm, quá trình truyền thừa, xác định tính chất thiền, tơng phái thiền
trong tư tưởng của từng tác giả. Tiếp cận từ góc độ thiền học nghiên cứu các vấn đề

Không, Tâm, Biện tâm, phá chấp, nhập thế...


20

1.3. Những nghiên cứu về giá trị và ảnh hƣởng của Phật giáo đời Trần,
tƣ tƣởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đƣơng thời
Khi nhận định về vai trò của Phật giáo đời Trần, tư tưởng thiền học đời Trần
đối với xã hội đương thời, các học giả đã đưa ra rất nhiều nhận định khác nhau thậm
chí là đối lập với nhau, đặc biệt là đối với vấn đề nhập thế và tinh thần yêu nước của
Phật giáo đời Trần.
Tác giả Hà Thúc Minh trong bài viết Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề
Phật giáo đã đặt vấn đề: “Phật giáo có đóng góp gì vào tư tưởng yêu nước chống
ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Lý- Trần hay không?”
[115; tr. 42]. Trả lời câu hỏi này, tác giả đã chỉ ra rằng: “Một trong những yêu cầu
quan trọng của đạo lý giải thoát là thực hiện cái gọi là “bất nhị pháp mơn” hoặc là
“bình đẳng quan”(samata). Những cái đó thực ra khơng liên quan gì bao nhiêu đến
tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm cả. Nếu thấy rằng thời Lý- Trần có nhiều nhà
sư tham gia chống giặc mà cho rằng Phật giáo đóng góp tích cực đối với tư tưởng
yêu nước chống ngoại xâm thì nhận định như vậy cần xem xét lại” [115; tr. 43].
Tác giả Nguyễn Đức Sự trong bài viết Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam đã đưa ra nhận định về triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý-Trần như sau:
Triết lý nhập thế của các thiền sư thời Lý-Trần nhằm luận chứng cho
thái độ sống của một con người đã ngộ đạo và đạt tới cõi vô sinh. Ở đây, một
con người đã ngộ đạo rồi nhưng vẫn cịn gắn mình với sự hiện hữu của tất cả
những cái gì gọi là giả hợp vơ thường. Một con người ngộ đạo như thế khơng
hề thốt ly cuộc sống mà vẫn dấn thân vào cuộc sống đó với tất cả những
hoạt động bình thường của con người trần tục, kể cả hoạt động chính trị góp
phần vào cơng cuộc dựng nước và giữ nước. Chính xuất phát từ quan điểm
đó mà khơng ít các vị cao tăng và tín đồ Phật giáo thời Lý- Trần đã tham gia

chính sự và có những cống hiến đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập
dân tộc của Tổ quốc [115; tr.53].
Tác giả Nguyễn Hữu Vui trong bài Mấy ý kiến góp phần tìm hiểu về vai trị
của đạo Phật Việt Nam đã đánh giá về mối quan hệ giữa Phật giáo với tư tưởng yêu


21

nước như sau: “Đặc biệt bằng những hoạt động nhằm góp phần củng cố sự đồn kết
dân tộc trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nghĩa là bằng mối quan hệ với những
cuộc vận động độc lập của đất nước, mà các nhà chùa của đạo Phật Việt Nam đã trở
thành một trong những cơ sở quan trọng của tư tưởng dân tộc, đặc biệt là của tư
tưởng yêu nước - tư tưởng truyền thống của nhân dân ta” [115; tr.72].
Cũng về vấn đề này, tác giả Tống Hồ Cầm trong bài viết Phật giáo Việt Nam
với tư tưởng yêu nước đã đưa ra nhận định: “Bởi thế, học thuyết Phật giáo từ
phương xa đến Việt Nam đã đương nhiên trở thành Phật giáo Việt Nam gắn liền với
tư tưởng yêu nước là chủ yếu” [115; tr. 77].
Như vậy qua ý kiến của các tác giả trên đây về vấn đề Phật giáo đời Trần với
tư tưởng yêu nước đã có những khuynh hướng nhận định trái chiều. Đây là một
thực tế mà cho đến hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng này trong giới nghiên cứu.
Trong luận án tiến sĩ Triết học Phật giáo thời Trần tác giả Đỗ Hương Giang
đã cho rằng, nhà Trần đã phát động được chiến tranh nhân dân vì đã thực hiện được
sự đoàn kết toàn dân, tập hợp được sức mạnh của cả nước để cùng kháng chiến
chống giặc ngoại xâm. Tác giả nhấn mạnh vấn đề nhà Trần đã nêu cao tinh thần
“lấy dân làm gốc”, thông qua các chủ trương, chính sách mang đậm tính nhân văn
đã khơi dậy được tinh thần yêu nước trong nhân dân. Mặt khác tác giả cũng chỉ ra
rằng tinh thần đồn kết ấy khơng chỉ xuất phát từ dân chúng mà còn được xây dựng
trong cả hoàng tộc, trong bộ máy nhà nước. Tư tưởng yêu nước, thân dân trở thành
nền tảng cho sự ổn định xã hội, xây dựng vương triều và phát huy nội lực để ba lần
đánh bại quân Nguyên Mông. Nhìn chung, tác giả đã khẳng định vai trị của Phật

giáo đời Trần đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua các nội dung tư
tưởng “Lấy dân làm gốc”, tư tưởng “thân dân”. Các tư tưởng này đã tạo ra sự đoàn
kết trong nội tộc nhà Trần và tồn dân.
Đỗ Thị Vịng trong luận văn thạc sĩ (2008), Một số vấn đề triết học Phật giáo
thời Lý-Trần đã cho rằng: “Tinh thần từ, bi, hỉ, xả, vô ngã vị tha của đạo Phật cùng
với tinh thần yêu nước, thương dân, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam đã
tạo nên một đặc tính nổi bật của Phật giáo Việt Nam là lòng yêu nước, yêu hịa bình


×