Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN QLGD một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia ở trường THPT nguyễn trải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.41 KB, 12 trang )

A. ĐĂT VẤN ĐỀ
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGD ĐT ngày 09/9/2014 về việc phê
duyệt Phương án thi tôt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng (ĐH,CĐ) từ năm 2015, với mục tiêu kế thừa những ưu điểm và
khắc phục các hạn chế của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ
hiện nay, làm giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy,
trung thực; đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình dạy và học trong các
trường phổ thông.
Việc tổ chức duy nhất một kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2015 nhằm mục
đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở
giáo dục ĐH sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh là một đổi mới căn bản trong
công tác thi và tuyển sinh, nhận được sự đồng thuận cao của ngành giáo dục và
toàn xã hội.
Tuy nhiên, vì đây là một phương thức thi và tuyển sinh mới, nên nhiều
phụ huynh, học sinh vẫn thắc mắc, băn khoăn, chưa hiểu hết về kỳ thi THPT
Quốc gia năm 2015. Bên cạnh đó, với việc thay đổi cách tính điểm xét tốt
nghiệp THPT cũng đòi hỏi học sinh phải thay đổi cách học, các nhà trường phải
thay đổi trong công tác hướng dẫn và tổ chức ôn thi cho học sinh.
Việc tổ chức hướng dẫn, ôn tập cho học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT
Quốc gia đầu tiên đã được Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đặc biệt quan
tâm. Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đã có nhiều công văn hướng dẫn về
việc tổ chức dạy và học, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015.
Theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa, trường
THPT Nguyễn Trải đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh và

1



phụ huynh học sinh về kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, đồng thời đề ra nhiều
giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trước kỳ thi
THPT Quốc gia và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Xuất phát từ thực
tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
kỳ thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Trải.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng chất lượng học tập của khối 12 trường THPT Nguyễn
Trải
Trường THPT Nguyễn Trải đa số học sinh của trường thuộc các xã vùng
sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn (chiếm gần 70%), giao thông chưa
thuận lợi, phần lớn các em phải trọ học nên việc quản lý, đôn đốc học sinh tu
dưỡng, học tập còn nhiều khó khăn và bất cập. Chất lượng thi tuyển sinh vào lớp
10 THPT còn thấp, điểm tuyển sinh thấp, đại đa số học sinh đều chỉ đạt điểm
dưới trung bình.
Nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tuy nhiên
kết quả đạt được chưa cao. Cụ thể, kết quả xếp loại học lực học sinh khối 12
năm học 2014-2015 trong năm học 2013-2014 như sau:
Môn
Toán

Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa

NN
TMCM

Giỏi
4,66
2,15
0,72
8,24
1,14
4,66
1,79
0
0.56

Khá
20,07
28,32
12,19
52,69
41,94
49,82
39,07
23,3
22.35

TB
43,37
60,39
59,14
35,13

44,8
42,65
55,20
61,65
64.53

Yếu
30,11
8,6
27,60
3,94
10,75
2,87
3,94
13,34
12.29

Kém
1,79
0,36
1,08
0,72
0.28

Kết quả xếp loại học lực của học sinh chỉ có 22,91 khá giỏi, chủ yếu là
do điểm các môn Tin học, Công nghệ, Quốc phòng, Giáo dục công dân... kéo
lên. Số học sinh có học lực yếu ở các môn thi (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử,
Tiếng Anh) vẫn còn nhiều.
Sau khi Bộ Giáo dục Đào tạo quy định xét tốt nghiệp THCS mà không
thi TN, đa số học sinh chỉ mới tham gia một kỳ thi có tính chất quy mô duy nhất

là thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thời gian làm bài lại không nhiều, tối đa chỉ
120 phút. Kỹ năng làm bài thi, việc căn thời gian làm bài của học sinh nhìn
3


chung còn thấp.
Ngay sau khi kết thúc học kỳ 1, để học sinh làm quen với không khí, thời
gian làm bài thi của kỳ thi THPT Quốc gia và rèn luyện kỹ năng làm bài thi,
đồng thời khảo sát, nắm bắt trình độ thực tế của học sinh, nhà trường đã tiến
hành tổ chức khảo sát các môn học sinh đăng ký thi TN theo đúng cấu trúc đề
thi và thời gian thi của các môn do Bộ quy định.
Kết quả: có trên 100 học sinh bị điểm liệt, đồng thời theo công thức tính
điểm xét tốt nghiệp của Quy chế thi, kỳ thi THPT Quốc gia, sẽ có trên 50% học
sinh của nhà trường không đậu TN.
Thực tế trên đòi hỏi nhà trường phải tăng cường các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện kỹ năng làm bài thi cho học sinh để nâng
cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia của nhà trường.
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc
gia ở trường THPT Nguyễn Trải
1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, học
sinh và nhân dân về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015
Ngay từ giữa tháng 9/2014, sau khi Bộ Giáo dục Đào tạo công bố Quyết
định 3538/QĐ-BGD ĐT về việc phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015 trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trường THPT Nguyễn Trải đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và học
sinh về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên và
BGH nhà trường đã trực tiếp cùng giáo viên đến các lớp tuyên truyền cho học
sinh, đồng thời thông qua Hội nghị phụ huynh học sinh để giải đáp các thắc mắc
của học sinh, phụ huynh học sinh về kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2015. Vì
vậy, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhà trường đã nắm bắt

kịp thời tinh thần kỳ thi THPT Quốc gia.
Nhà trường đã phối hợp Ban quản lý Dự án phát triển vùng Thường
Xuân của tổ chức Tầm nhìn Thế giới, một số công ty, một số trường ĐH tổ chức
4


tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh khối 12 và những học sinh khối
11 có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp các em có thêm thông tin bổ ích trong lựa
chọn ngành nghề.
Sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh Đại học,
Cao đẳng hệ chính quy năm 2015, nhà trường đã tổ chức triển khai quán triệt
Quy chế cho học sinh, đặc biệt hướng dẫn học sinh về nguyên tắc tổ hợp các
môn để xét tuyển Đại học, hình thức xét tuyển....
BGH nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức đối thoại với học sinh để
nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các em để có những điều chỉnh
cần thiết hoặc tư vấn cho các em có thái độ học tập đúng đắn.
2. Tổ chức rà soát, phân loại và định hướng cho học sinh lựa chọn
môn thi tự chọn.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành rà soát, phân loại học sinh
theo lực học từng môn, đặc biệt là học sinh khối 12.
Tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi tự chọn để xét tốt nghiệp, công
việc này đã được nhà trường tiến hành nhiều lần :
- Lần thứ nhất: học sinh chủ động lựa chọn môn thi sau khi được hướng
dẫn. Trong lần lựa chọn thứ nhất này, học sinh lựa chọn chủ yếu theo cảm tính.
Kết quả đăng ký lần thứ nhất
Môn
Số HS


Hóa

Sinh
Sử
Địa
18
15
15
0
224
- Lần thứ hai: Sau khi có kết quả lựa chọn môn thi của học sinh, nhà

trường đã tập hợp kết quả, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ
môn các lớp tiến hành rà soát, đánh giá lại việc đăng ký môn thi của học sinh.
Trên cơ sở lực học của học sinh, giáo viên phân tích để học sinh lựa chọn môn
thi có thể đạt kết quả cao nhất. Nhà trường tiếp tục cho học sinh đăng ký lại môn
tự chọn lần thứ hai.
Kết quả lựa chọn lần thứ hai, cơ bản ổn định như kết quả học sinh đăng
ký thi chính thức vào tháng 4, đây là những môn học sinh có kết quả học tập tốt

5


nhât, khả năng thi đạt kết quả cao nhất. Cụ thể :
Môn
Số HS


0

Hóa
0


Sinh
15

Sử
0

Địa
257

3. Tổ chức dạy kèm cho học sinh yếu kém
Trên cơ sở rà soát phân loại học sinh, nhà trường đã tổ chức phân chia
học sinh yếu kém thành các lớp, phối hợp với Công đoàn nhà trường động viên
cán bộ giáo viên tham gia dạy kèm cho học sinh yếu kém các môn học sinh thi
tốt nghiệp.
TT
1
2
3
4

Môn
Số HS yếu kém
Số lớp
Số buổi ôn
Toán
87
3
45
Văn

72
2
30
NN
90
3
45
Địa
32
1
15
Bên cạnh đó nhà trường còn phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ HS đến

thăm gia đình HS, nhất là những em có học lực yếu để vừa động viên vừa tư vấn
các em tự ôn tập ở nhà sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Vận động những học
sinh khá, giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ
năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình;
Vì vậy, đến cuối năm chất lượng dạy học của các môn thi tốt nghiệp đã
được nâng lên.
4. Xây dựng kế hoạch ôn tập và tổ chức ôn thi cho học sinh.
Sau khi có kết quả đăng ký môn tự chọn thi của học sinh, từ tháng
10/2014 nhà trường đã bố trí điều chỉnh môn học tự chọn của khối 12, cụ thể:
đối với lớp 12A1, học sinh đa số học khối A-B, nhà trường bố trí tự chọn ToánLý-Văn-Ngoại ngữ, các lớp còn lại bố trí tự chọn Toán-Văn-Địa-Ngoại ngữ.
Như vậy học sinh đã có thêm 1 tiết/tuần cho các môn thi TN.
Trên cơ sở nguyện vọng của học sinh và Đăng ký dạy thêm, học thêm đã
được Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa phê duyệt, nhà trường đã tổ chức cho học
sinh học thêm các môn thi TN, với thời lượng 3 buổi/tuần.
Từ 20/4/2015, nhà trường đã tiến hành phân chia lớp học và tổ chức học
6



ôn theo lực học của học sinh ở từng môn học, với 2 loại đối tượng chính : học
sinh chỉ xét TN và học sinh có tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Số lớp học cụ thể :
- Học sinh chỉ xét TN: Toán 05 lớp, Sinh 01 lớp, Văn 05 lớp, Địa 05 lớp,
Ngoại ngữ 06 lớp
- Học sinh có tham gia xét tuyển ĐH, CĐ: Toán 01 lớp, Văn 01 lớp, Lý
01 lớp, Hóa 01 lớp, Sinh 01 lớp, Sử 01 lớp, Địa 01 lớp, Ngoại ngữ 01 lớp.
Được sự nhất trí của phụ huynh học sinh, nhà trường đã xây dựng kế
hoạch ôn tập cho học sinh, bắt đầu từ ngày 20/4/2015, kết thúc vào 26/6/2015.
Số buổi từng môn : Toán 13, Văn 13, các môn khác 9 buổi.
Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn bám sát
cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục Đào tạo, các văn bản hướng dẫn về công tác ôn
thi của Bộ, của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và thời lượng ôn tập của mỗi môn để
xây dựng Kế hoạch ôn tập; chú trọng đến từng loại đối tượng học sinh; thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ôn tập của CBGV và của các tổ nhóm
chuyên môn.
5. Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh
Với đặc điểm đa số học sinh của trường chỉ mới tham gia một kỳ thi có
tính chất quy mô duy nhất là thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thời gian làm bài
lại không nhiều, tối đa chỉ 120 phút. Kỹ năng làm bài thi, việc căn thời gian làm
bài của học sinh nhìn chung còn thấp. Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn
xây dựng các đề khảo sát theo cấu trúc Đề thi của Bộ Giáo dục Đào tạo để tổ
chức các đợt thi khảo sát chất lượng các môn thi cho học sinh. Trên cơ sở kết
quả khảo sát của học sinh, nhà trường tiếp tục chỉ đạo giáo viên điều chỉnh kế
hoạch dạy học cho phù hợp. Vì vậy, chất lượng đạt được đã từng bước được
nâng lên.
Đợt 1: Có 141 học sinh (chiếm tỷ lệ 52% ) không đủ điểm đậu TN theo
cách tính điểm TN của Quy chế thi, trong đó có 102 học sinh bị điểm liệt.


7


Đợt 2: Có 108 học sinh (chiếm tỷ lệ 40%) không đủ điểm đậu TN theo
cách tính điểm TN của Quy chế thi, trong đó có 70 học sinh bị điểm liệt.
Khảo sát theo đề thi của Sở: Chỉ còn 76 học sinh (chiếm tỷ lệ 28%)
không đậu TN theo cách tính điểm TN của Quy chế thi.
6. Tổ chức cho cán bộ giáo viên cam kết chất lượng học sinh thi
THPT Quốc gia năm 2015
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục
Đào tạo Thanh Hóa, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng cố
gắng để học sinh tranh thủ từ 0,25 điểm của mỗi môn.
Trên cơ sở lực học của học sinh và kết quả các lần khảo sát, nhà trường đã
tổ chức cho giáo viên đăng ký chất lượng thi của học sinh, theo mẫu:
ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH MÔN ………
Họ và tên giáo viên:
Được nhà trường phân công dạy môn

các lớp………

Đăng ký phấn đấu chất lượng học sinh đạt được trong kỳ thi THPT Quốc
gia năm 2015 như sau:
TT

Họ tên HS

Lớp

Điểm
Điểm

Điểm
Điểm Điểm
KS lần KS lần KS lần thi dự phấn
1
2
3
kiến
đấu

Ghi chú

1
2

Sau khi có kết quả đăng ký của giáo viên, nhà trường căn cứ theo cách
tính điểm tốt nghiệp của Quy chế thi, đánh giá khả năng đậu/trượt của từng học
sinh, theo mẫu :
a. Theo điểm bình thường học sinh đạt được :
TT

Họ tên

Lớp

ƯT

KK

Điểm
TB lớp


Văn Toán

NN

Môn

Điểm

Kết

TC

xét TN

quả

8


12

1
2

b. Theo điểm giáo viên đăng ký phấn đấu :
TT

Họ tên


Lớp

ƯT

KK

Điểm
TB lớp

Văn Toán

NN

Môn

Điểm

Kết

TC

xét TN

quả

12

1
2


Kết quả thu được:
- Có 15 học sinh giáo viên không cam kết chất lượng do ý thức học tập
chưa cao.
- Theo điểm bình thường học sinh có thể đạt, có 80 học sinh (chiếm tỷ lệ
gần 30%) không đủ điểm đậu TN, trong đó có 35 học sinh có nguy cơ bị điểm
liệt.
- Theo điểm giáo viên cam kết, vẫn còn 32 học sinh (11,76%) không đủ
điểm đậu TN.
Nhà trường đã tổ chức mời phụ huynh của 15 học sinh ý thức học tập
chưa cao đến gặp gỡ với BGH nhà trường và giáo viên bộ môn, bàn bạc để
thống nhất đưa ra giải pháp nâng cao ý thức học tập cho học sinh. Sau gặp gỡ,
phụ huynh đã cam kết tăng cường quản lý và đôn đốc học sinh trong học tập,
giáo viên cam kết chất lượng môn học.
Đối với 32 học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp (theo điểm giáo viên cam
kết), nhà trường đã trực tiếp gặp gỡ giáo viên bộ môn, bàn bạc để tiếp tục nâng
cao kết quả từng môn thi của từng học sinh để học sinh có thể đậu TN.
Qua đánh giá cuối năm, chất lượng học tập của học sinh ở các môn thi đã

9


được nâng lên rõ rệt.

10


C. KẾT LUẬN
Sau 1 năm áp dụng các biện pháp trên ở trường THPT Nguyễn Trải, kết
quả thu được:
- Nhà trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch ôn tập và tổ

chức các lớp ôn tập cho học sinh.
- Học sinh nhanh chóng lựa chọn được môn tự chọn để thi TN phù hợp
với năng lực cá nhân, từ đó tập trung học tập để đạt kết quả cao nhất trong khả
năng của mình.
- Giáo viên có trách nhiệm hơn trong công tác giảng dạy; trong giảng
dạy phải thật sự chú ý đến từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Nhà trường nắm bắt cụ thể khả năng đậu/trượt của từng học sinh, từ đó
có thể đề ra các biện pháp phù hợp trong việc chỉ đạo công tác ôn tập cho học
sinh lớp 12.
- Qua khảo sát, nhà trường và giáo viên nắm bắt được mức độ tiến bộ
của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT
Quốc gia năm 2015 mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả ở trường THPT
Nguyễn Trải. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề ra các biện
pháp phù hợp hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Huyền

11


MỤC LỤC


1
2
3

A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề
I. Thực trạng chất lượng học tập của khối 12 trường THPT

Trang 1
3
3

4

Nguyễn Trải
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT

4

5

Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Trải
C. Kết luận

11

12




×