Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy ở TRƯỜNG đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.58 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TS. Phan Thị Hồng The
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Giáo dục Đại học ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập:chương trình
đào tạo nặng lý thuyết, ít vận dụng thực hành, sinh viên có thói quen học thụ động,
giảng viên ít sử dụng phương pháp dạy học tích cực, chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo còn thấp so với yêu cầu…. Những bất cập nêu trên cho thấy sự cần thiết phải
đổi mới giáo dục đại học. Vấn đề là chúng ta cần làm gì ? Có rất nhiều việc chúng ta
cần phải làm , trong đó đổi mới phương pháp dạy học đại học đóng vai trò quan trọng.
Từ khóa: đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp dạy học tích cực, chất
lượng
Abstract: Problems remain in Vietnam Tertiary Education: The majority of the
syllabus is theoritical knowledge, and is sufficient in practices. Students lack the
proactivity at learning, while effective teaching methods are seldom applied to the
lesson. Additionally, education effectiveness is below the level required... The
problems mentioned above urge the needs to renovate tertiary education, which leads
to another problem, which is: how? Among the possible solutions to these problems, a
renovation in methods of tertiary teaching plays a prominent role.
Key words: teaching method reforms, quality teaching methodology, positive
teaching methodology
1. Mở đầu
Trong những năm cuối thế kỷ 20, chuyển sang đầu thế kỷ 21, tình hình kinh
tế thế giới có hai đặc điểm nổi bật đó là: kinh tế thế giới đang chuyển dần sang giai
đoạn kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế. Nguyên nhân quan
trọng dẫn đến các đặc điểm trên chính là các thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ đặc biệt là thành tựu của công nghệ thông tin. Trước tình hình đó


ngành giáo dục Việt Nam với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội
cũng phải chuyển biến đáp ứng tình hình, trong đó đổi mới giáo dục đại học đóng
vai trò quan trọng. Vấn đề là đổi mới như thế nào? Trước khi đề ra các biện pháp
phù hợp và mang tính khả thi, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng của giáo dục Việt
Nam:

512


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Trong nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục của Đảng đã chỉ rõ: “Chất
lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ
và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Ðào tạo
thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường
lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm
việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu
thực chất”.
Trong bản “Tổng kết nghiên cứu về phương hướng cải cách đại học ở Việt
Nam” của nhóm Đối thoại giáo dục (VED) do giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì cho rằng
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần được cải cách “cơ bản và sâu sắc”, hướng tới
mô hình của các nước đang phát triển, nhưng cũng “cần lưu ý tới một số đặc thù của
xã hội và nền giáo dục đại học của Việt Nam”
2. Cách dạy học ở một số nước trên thế giới
2.1. Ở Mỹ:
Nguyễn Quang Thông – Sinh viên Việt Nam được 5 đại học hàng đầu thế giới
cấp học bổng tiến sĩ cho biết trong một lớp chính trị Mỹ với hơn 20 học viên. Lớp học
được bố trí ngồi quây thành vòng tròn, có những buổi dành riêng cho thảo luận. Trong
những buổi này, giáo sư chỉ ngồi quan sát và sinh viên tự trao đổi. Mỗi buổi thảo luận

sẽ bàn về một cuốn sách mà tất cả được yêu cầu đọc trước ở nhà. Điểm đặc biệt là cả
lớp được phát một con thú nhồi bông nhỏ. Chỉ người đang cầm con thú bông mới được
nói, nói xong thì chuyền cho người tiếp theo đang giơ tay để phản biện hoặc bổ sung
quan điểm. Mỗi sinh viên phải phát biểu ít nhất 3 lượt trong buổi thảo luận đó mới
được cho điểm. Tại lớp học chính trị này, tất cả mọi người đều tự do nêu quan điểm
( 5/5/2015).
Hoàng Thị Hồng Nhung lưu học sinh tại Mỹ đăng trên VNEXPRESS ngày
28/12/2010) có viết: “Sinh viên chúng tôi được tranh luận thẳng thắn mà không bị
đánh giá thái độ mỗi khi phản bác ý kiến của thầy cô. Một điều hết sức bình thường ở
Mỹ là giáo sư vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng. Tôi
thậm chí có lần còn được cộng điểm vì chỉ ra được những lỗi như thế. Thế mới hiểu tại
sao sinh viên Mỹ có phong cách rất tự tin, vì họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ
các thầy cô mỗi khi phát biểu, ngay cả việc yêu cầu giáo sư nhắc lại câu vừa mới nói.
Ngoài giờ học chính thức, các giáo sư thường dành khoảng 2- 4 tiếng mỗi tuần để sinh
viên có thể dễ dàng tới trao đổi hay giải đáp thắc mắc ở văn phòng riêng của họ. Sinh

513


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

viên cũng có thể học qua gia sư của từng môn học. Đây là những bạn học sinh giỏi của
các lớp trước được nhà trường thuê và trả lương khoảng $9/giờ, 10 giờ một tuần.”
2.2.Ở Úc
Trong lớp học tại bang Victoria, Úc, sinh viên học theo nhiều cách khác nhau.
Phương pháp giảng dạy trên lớp là giao tiếp tương tác và sôi nổi. Sinh viên tham gia
thảo luận và đặt các câu hỏi. Không khí và khí thế của lớp học là tích cực và khích lệ.
Lớp học là bất kỳ nơi nào mà sinh viên học tốt nhất: trong trường hay trong

công viên, trong vườn bách thú, bảo tàng hay phòng trưng bày nghệ thuật. Hoạt động
học diễn ra một cách độc lập và theo nhóm, trong lớp học và ngoài thời gian trên lớp.
2.3.

Ở Hà Lan:

Hà Lan được cộng đồng quốc tế ca ngợi về phương pháp giảng dạy tập trung
vào việc cho các sinh viên làm việc theo nhóm, tự học và tự giác, tôn trọng tất cả các ý
kiến và lập trường quan điểm cá nhân. Giảng viên sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ và
hướng dẫn trong quá trình học.
Sự tương tác trong lớp được đánh giá rất cao. Các bạn sinh viên được kỳ vọng
sẽ suy nghĩ về các kiến thức mà mình được dạy rồi phát triển và trình bày ý kiến của
riêng mình. Các bạn được tự do đặt câu hỏi và có thể phê bình về những gì mà giảng
viên và các bạn cùng lớp nói. Sử dụng sự sáng tạo của riêng mình để áp dụng các kiến
thức vừa học được.
2.4.

Ở Anh:

Tính tương tác trong giáo dục Vương quốc Anh cũng rất lớn – bạn không chỉ
lắng nghe giảng viên hướng dẫn. Thay vào đó, giảng viên sẽ khích lệ bạn chia sẻ ý
tưởng và có thể tổ chức các hoạt động như tranh luận, thảo luận và đố vui. Tất cả dựa
trên quan điểm: càng vui và càng tham gia nhiều, người học sẽ càng có cơ hội thành
công nhiều hơn trong việc học.
Những phương pháp dạy học đại học nêu trên cho ta thấy có rất nhiều các
phương pháp dạy học đại học khác nhau giúp sinh viên hứng thú học tập. Khi lựa chọn
phương pháp giảng viên phải sáng tạo, phân tích mọi mặt. Trong dạy học không có
một phương pháp nào là độc tôn dù có giá trị dạy học cao. Các phương pháp dạy học
phải được sử dụng phối hợp một cách khéo léo, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nghệ
thuật sư phạm của mỗi giáo viên. Cơ sở logic của việc kết hợp các phương pháp là hệ

thống các khái niệm chính, quy định trong môn học. Việc vạch ra bản chất của chúng

514


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

được quyết định bởi trình tự sử dụng và mối quan hệ qua lại giữa các phương pháp
với nhau.
3. Đổi mới cách giảng dạy trong trường đại học ở nước ta
Thực tế cho thấy, giáo dục đại học ở các trường đại học, cao đẳng nước ta còn
tồn tại một số bất cập:
- Về chương trình đào tạo: Nhiều môn học và nặng lý thuyết, ít vận dụng thực
hành.
- Về môi trường học tập: Lớp học đông người, thiếu trang thiết bị thực hành,
thư viện lạc hậu, thiếu liên kết giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng nhân lực…
- Về phương tiện giảng dạy: Bước đầu được trang bị nhưng chưa đầy đủ
- Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập: hình thức đánh giá còn nặng về lý
thuyết, do đó sinh viên cũng tập trung ôn lý thuyết để trả bài cho đúng và có điểm cao
thay vì phải sáng tạo gắn với thực tiễn.
- Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy quá phụ thuộc vào các bài
thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa
sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học.
- Sinh viên học một cách thụ động: Trong giờ học nghe diễn thuyết, ghi chép, ít
có sáng tạo, kiến thức vẫn phụ thuộc nhiều ở người thầy, khi đi thi thì nhớ lại những
thông tin đã học thuộc lòng. Tư duy một chiều dẫn đến sinh viên không muốn làm
khác, chỉ muốn làm theo.
Thực trạng nêu trên cho thấy đổi mới giáo dục là cần thiết. Một câu hỏi đặt ra
là chúng ta cần làm gì để đổi mới giáo dục ? Có rất nhiều việc chúng ta cần phải làm:
(1) đổi mới nội dung chương trình; (2) hiện đại hóa giáo trình; (3) đầu tư phương tiện

thiết bị dạy học hiện đại; (4) bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
giảng viên; (5) đổi mới phương pháp dạy học đại học và kiểm tra đánh giá… Trong
những việc cần phải làm nêu trên, đổi mới phương pháp dạy học đại học có vai trò
quan trọng. Có nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau nhằm phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên.
(1) Đổi mới phương pháp thuyết trình
Thuyết trình phối hợp hợp lí với một số hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm nhỏ nhằm kích thích tư duy tích cực của sinh viên, tăng cường mối liên hệ
ngược giữa người nghe và người thuyết trình, giảng viên có thể đặt một số câu hỏi
“có vấn đề” để sinh viên trả lời ngay tại lớp, thậm chí có thể trao đổi ngắn trong

515


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

nhóm 2 người, hoặc 3 - 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giảng viên đưa ra câu trả
lời.
(2) Tăng cường tổ chức xêmina
Xêmina là một hình thức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó sinh viên thảo luận
các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của giảng viên rất am
hiểu về lĩnh vực đó.
Xêmina giúp sinh viên phát huy được năng lực độc lập, tư duy sáng tạo, biết
cách suy nghĩ như các nhà khoa học. Vì vậy, từ lâu người ta xem xêmina là “phòng thí
nghiệm sáng tạo”, là "vườn ươm các nhà khoa học trẻ tuổi”.
(3) Phương pháp thực hiện các bài tập lớn hoặc viết tiểu luận
Việc viết các bài tiểu luận sẽ giúp người học tổng hợp được kiến thức, vận
dụng kiến thức đã học với thực tế đời sống. Hoạt động này có thể tiến hành cá nhân

hoặc theo nhóm.
(4) Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc nhóm là hình thức chia lớp học thành các nhóm để người học được
thảo luận về các chủ đề mà giảng viên yêu cầu. Kết quả thảo luận được trình bày trước
lớp qua đó tìm ra những vấn đề chung nhất để khái quát nội dung muốn truyền đạt.
Động não: Làm bật ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong thời gian ngắn nhất về
một vấn đề nêu ra, chưa cần thảo luận đánh giá.
Nhóm rì rầm: Trao đổi theo cặp hai người ngồi cạnh nhau về một vấn đề nêu ra
trước khi chia sẻ ý kiến trong lớp.
Bể cá: Một nhóm đang thảo luận được quan sát im lặng bởi một nhóm khác để
học cách lập luận. Sau đó đổi vai, trao đổi kinh nghiệm về cách thức thảo luận, cách
hoạt động nhóm.
Kim tự tháp: Vấn đề được đưa ra thảo luận trong nhóm nhỏ để tạo ý tưởng ban
đầu, sau đó được thảo luận sâu hơn bằng cách gộp 2 nhóm nhỏ thành nhóm lớn rồi lại
gộp 2 nhóm lớn thành nhóm lớn hơn. Càng về sau ý kiến càng được chắt lọc, sâu sắc,
chính xác hơn.
(5) Phương pháp hỏi chuyên gia
Hỏi chuyên gia là phương pháp tập hợp các câu hỏi của người học về một lĩnh
vực (nằm trong chương trình học) để chuyên gia trả lời. Đây cũng là phương pháp tích
cực tạo sự tin tưởng của người học vào kiến thức chuyên sâu của chuyên gia đồng thời
phương pháp này cũng làm thay đổi không khí lớp học.

516


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

(6) Học tập thực nghiệm
Thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như sinh viên tham gia vào
những nghiên cứu cùng các giảng viên trong khoa, tham gia công tác cộng đồng, đi

thực tế…
Hình thức này phát huy mức độ vận dụng những gì đã học vào những thời điểm
và vị trí khác nhau. Tuy nhiên cần cân nhắc xem có cần xây dựng một học phần thực
hành riêng hay lồng những hoạt động thực hành này vào những học phần hiện thời.
Những trải nghiệm đi thực tế hay hoạt động trong phòng thí nghiệm sẽ khuấy động
những câu hỏi trong đầu sinh viên và và dẫn đến học tập tích cực. Kết quả là sinh viên
hứng thú vận dụng được những gì đã học được trong thực tiễn.
(7) Học tập thông qua vấn đề: Dạy học qua tình huống, phương pháp đóng
vai và trò chơi
Dạy học thông qua tình huống là phương pháp giảng viên xây dựng tình huống
giả định hoặc một tình huống thật trong thực tế để người học phân tích đưa ra hướng
giải quyết qua đó chuyển tải nội dung bài học sinh động. Trong Y học, một “tình
huống ” có thể là một bệnh nhân và những triệu chứng bệnh. Năm 1969. Trường Y đã
thay đổi các bài thuyết trình truyền thống của các giáo trình khoa học cơ bản năm thứ
nhất bằng các giáo trình bắt đầu bằng các ca bệnh nhân. Trong sinh vật học “tình
huống ” có thể mô tả một vấn đề môi trường.
Diễn kịch là phương pháp mà những người tham gia đảm nhận các vai trò khác
nhau trong cùng một tình huống. Để đạt được lợi ích tối đa từ phương pháp này, nên
cho phép lựa chọn tình huống thực tế một cách ngẫu nhiên.
Trò chơi sư phạm là các hoạt động trong lớp học được tổ chức dưới dạng trò
chơi để tạo không khí sôi nổi, thỏa mái hướng tới nội dung môn học. Lợi thế chủ yếu
của trò chơi sư phạm là sinh viên đều trở thành người tham gia tích cực chứ không
phải người quan sát bị động. Có những trò chơi sư phạm sau: đoán ô chữ, đuổi hình
bắt chữ,….
Ví dụ cách tổ chức trò chơi chiếc nón kỳ diệu: Chọn 2 người chơi lên đoán ô
chữ giống như trò chơi trên truyền hình “Chiếc nón kỳ diệu”. Ô chữ được giảng viên
kẻ ô trước trên bảng và công bố chủ đề, người chơi lần lượt đoán từng chữ cái. Mỗi
khi người chơi đoán đúng chữ cái thì ô chữ đó được lật ra, nếu đoán sai thì đến lượt
người kia đoán tiếp, ai đọc ra được đúng ô chữ thì người đó thắng cuộc. Tùy vào từng


517


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

bài học mà giảng viên chọn chủ đề ô chữ phù hợp. Trò chơi này có thể dùng để neo
chốt kiến thức với những từ khóa để học viên dễ nhớ.
(8) Phương pháp đề tài
Thường là một sinh viên hay một nhóm sinh viên thực hiện đề tài, đề tài thường
là giải quyết các vấn đề thực tế. Khi tiến hành làm đề tài, sinh viên nghiên cứu một
cách độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên, họ cố gắng thu thập và truy nhập các
dữ liệu có liên quan đến một vấn đề nào đó. Một trong những “ nghiên cứu học tập độc
lập” đầu tiên là của Seashore (1928). Giáo trình của ông bao gồm chủ yếu sự học tập
độc lập có hướng dẫn với các bản báo cáo văn bản về 8 đề tài, mỗi đề tài phải mất một
tháng để hoàn thành. Phương pháp đề tài đặc biệt không có hiệu quả đối với các sinh
viên kém thông minh.
(9) Dạy học vi mô trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Dạy học vi mô được xem là một phương pháp đào tạo lấy người học làm trung
tâm rất có hiệu quả trong việc đào tạo ban đầu cho sinh viên sư phạm nắm chắc từng kĩ
năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học.
Trong các giờ thực hành sư phạm, sinh viên có thể chọn một phần bài học trong
chương trình môn học ở phổ thông để tập giảng, với mục tiêu là rèn luyện cho sinh
viên một kĩ năng, năng lực xác định trong hệ thống các năng lực sư phạm của chương
trình đào tạo.
Bài giảng ngắn được ghi hình và phát lại trên màn hình với số lần cần thiết để
từng nhóm sinh viên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tập dượt quan sát sâu sắc,
phân tích tỉ mỉ, thảo luận rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến theo hướng vận dụng những
kiến thức lí luận đã học.

Trên cơ sở những góp ý của giảng viên và các bạn trong nhóm, sinh viên sửa
chữa và thể hiện bài dạy của mình, được ghi hình phát lại và phân tích thảo luận góp ý
kiến lần thứ hai, qua đó sinh viên được thấy mình trên màn hình, tự đánh giá mức độ
đạt được và những điểm yếu cần rèn luyện tiếp. Điều này cũng tương tự như các diễn
viên múa, hát luyện tập trước gương.
Chu trình trên có thể được tái diễn nhiều lần theo nhóm hoặc từng cá nhân, cho
đến khi sinh viên làm chủ được kĩ năng, năng lực sư phạm cần rèn luyện.
Camera, đầu video, tivi là những phương tiện thuận lợi cho dạy học vi mô. Ghi
hình là phương tiện phản ánh giàu thông tin và hiệu quả cao, giúp cho sinh viên tự soi,

518


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tự thấy mình trong hành động, điều chỉnh các hành vi ứng xử sư phạm, tự đánh giá
thành tích tập dượt rèn luyện mình.
Nếu có đầy đủ phương tiện trên, dạy học vi mô sẽ trở thành phương thức tự đào
tạo theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên.
Dạy học vi mô khắc phục được tình trạng đào tạo thiên về lí thuyết, giúp sinh
viên hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp một cách tuần tự, vững chắc,
chuẩn bị cho họ khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục và tiếp tục phấn
đấu trở thành các giáo viên dạy giỏi ở trường phổ thông.
4. Kết luận
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục Đại học Việt Nam là một vấn đề không
nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực tổng hợp của các cấp, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các,
các giảng viên trực tiếp đứng lớp, đặc biệt đòi hỏi sự nỗ lực tự thân của sinh viên. Bài
viết cho thấy, giáo dục đại học Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Để khắc phục
những bất cập đó, chúng ta cần có nhiều việc phải làm, trong đó đổi mới phương pháp
dạy học đóng vai trò quan trọng. Có nhiều phương pháp giúp sinh viên phát huy tính

tích cực chủ động sáng tạo. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào mục đích,
nội dung, phương tiện thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đối tượng sinh viên,
….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học.
NXBGD, Hà Nội.
2. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, NXBĐHSP, Hà Nội.
3. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Giáo trình đại cương phương
pháp dạy học Sinh học, NXB ĐH sư phạm
4. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB ĐH Sư phạm
5. Wilbert J. McKeachie (2003), Những thủ thuật trong dạy học, Dự án Việt- Bỉ
đã dịch, chỉnh sửa và in

519



×