Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỔI THAY VAI TRÒ của GIẢNG VIÊN NGOẠI NGỮ từ góc độ học THUYẾT CALL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.81 KB, 5 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỔI THAY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN NGOẠI NGỮ:
TỪ GÓC ĐỘ HỌC THUYẾT CALL

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Học thuyết CALL (Computer Assisted Language Learning) cho thấy
với sự hỗ trợ của máy tính, việc giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới nói chung và tại các
trường cao đẳng đại học ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bối
cảnh xã hội, mô hình dạy học mới đã thúc đẩy vai trò của giảng viên thay đổi. Từ hai
phương diện kiến thức và mối quan hệ thầy – trò, bài viết tập trung phân tích sự đổi
thay này trong vai trò của giảng viên ngoại ngữ.
Từ khóa: Vai trò của giảng viên ngoại ngữ, Đổi thay, CALL
1. Đặt vấn đề
CALL (Computer Assisted Language Learning) gắn liền với kỹ thuật máy tính
và công nghệ mạng, đã phát triển lớn mạnh và ngày càng phổ biến, được mặc định như
một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn dành riêng cho giảng dạy ngôn ngữ thứ hai như
một ngoại ngữ. CALL đưa ra nhiều mô hình giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả vượt trội.
Giáo dục ngoại ngữ tại Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
để “đổi mới hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá, đổi mới học liệu, tiếp tục bồi
dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên”1 . Khi giảng dạy ngoại ngữ không đơn thuần dựa
vào giáo trình, phấn trắng bảng đen, sự hỗ trợ tích cực của máy tính đã khiến vai trò
của người giảng viên đổi thay như một quy luật phát triển tất yếu.
2. CALL và các mô hình giảng dạy ngoại ngữ hiện nay
a. Về CALL
CALL được hình thành khoảng những năm 60 thế kỷ 20, trên cơ sở phát triển từ
học thuyết CAI (Computer Assisted Instruction), được định nghĩa “thông qua vận
dụng công nghệ thông tin hiện đại như máy tính, đa truyền thông, mạng,… một cách
khoa học, duy lý và linh hoạt để sang tạo môi trường học tập, truyền thụ tri thức, rèn


Công văn số 45/CV-ĐANN ban hành ngày 17/3/2016 về nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Đề án
NNQG2020.
1

553


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

luyện kĩ năng, hướng dẫn phương pháp học ngôn ngữ, nâng cao năng lực biểu đạt, xây
dựng chiến lược giao tiếp, từ đó khiến người học đạt được năng lực ngôn ngữ để giao
tiếp một cách hiện quả”.
Cở sở lý luận của CALL dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Hành Vi (Behavior
Theory), chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism), chủ nghĩa Nhận thức (Cognitive
Theory) và lý thuyết Truyền thông (Communication Theory).
Lịch sử phát triển của CALL theo các nghiên cứu liên quan của Warschauer &
Healey, từ góc độ học tập ngôn ngữ thứ hai, được chia làm ba giai đoạn: CALL chủ
nghĩa Hành vi hay là chủ nghĩa Cấu trúc (Behavioristic or Structural CALL)những
năm 70–80; CALL truyền thông (Communicative CALL) những năm 80 – 90; CALL
tích hợp (Integrative CALL)2.
b. Các mô hình giảng dạy ngoại ngữ trong bối cảnh CALL
Trong bối cảnh máy tính và công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy, xuất hiện một
số mô hình giảng dạy hiệu quả. Chủ yếu bao gồm 04 mô hình chính: giảng dạy trong
môi trường lớp học đa phương tiện; giảng dạy trong bối cảnh phòng thực nghiệm ngôn
ngữ; giảng dạy theo mô hình MOOC và giảng dạy theo mô hình “lớp học đảo ngược”3.
Để việc đào tạo và bồi dưỡng giảng viên ngoại ngữ tại các trường cao đẳng đại
học trong bối cảnh CALL nói chung và đất nước ta nói riêng được hiệu quả, cần nắm
rõ sự chuyển mình của mô hình dạy học, những thay đổi tất yếu trong vai trò của giảng

viên.
3. Vai trò của giảng viên ngoại ngữ thay đổi ra sao
Trong bối cảnh giáo dục mới, hình thức giáo dục đổi mới, vai trò của giảng viên
tất yếu cũng cần có những đổi thay.
Zhang Jing (2003) cho rằng người giảng dạy từ vai trò truyền thụ kiến thức văn
hóa trở thành người xây dựng hệ thống kiến thức; từ người thực hiện theo giáo trình
trở thành người nghiên cứu việc giảng dạy giáo trình; từ người quản lý dạy học và đào
tạo trở thành người kết nối các mối quan hệ. Trong bối cảnh học thuyết CALL, He Bi
(2010) cho rằng người giảng viên ngoại ngữ cần hội tụ đủ 07 yếu tố: là hình mẫu, tấm
gương cho sinh viên (role mode); người thiết kế chương trình hay xây dựng kế hoạch
(disgner/planner); người quản lý, tổ chức (manager/organizer); người hướng dẫn

2

Warschauer, M.,D. Healey, Computers and language learning: an overview,(J) Language Teaching
31:p.51-71.
3
Dương Lâm Vĩ, Máy tính hỗ trợ dạy học ngôn ngữ trong thời đại số hóa: Lý luận và thực tiễn, (M) NXB Nhân
dân Sơn Đông, 2015:p8-15.

554


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

(supervisor) người hỗ trợ, giám sát (facilitator); người giao lưu, hợp tác
(communicator) và người cung cấp tài liệu, thông tin (information/recourse provider)4.
Bởi “máy tính không phải là giảng viên độc lập, không thể tự mình phát huy tác
dụng”5 do vậy máy tính không thể thay thế vai trò của giảng viên trong toàn bộ quá
trình dạy học. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin được hiệu quả, nâng cao chất

lượng giảng dạy ngoại ngữ, vai trò của giảng viên cần có những đổi thay nhất định.
a. Về kiến thức
Mô hình giảng dạy trước đây, người thầy giữ vai trò trung tâm, đảm trách việc
truyền thụ tri thức cho người học. Kiến thức được truyền thụ chủ yếu dựa vào giáo
trình. Trong thế giới chuyển động ngày nay, sẽ là thách thức lớn cho nền giáo dục
nước nhà nếu muốn cải cách, cập nhật hệ thống sách giáo khoa liên tục. Tuy nhiên với
sự hỗ trợ của máy tính, mạng, công nghệ đa phương tiện, sinh viên ngoại ngữ có thể tự
mình thông qua nhiều kênh khác nhau để có được bối cảnh, ngữ liệu ngôn ngữ liên
quan đến bài học. Theo tôn chỉ của CALL “lấy người học làm trung tâm”, người học
nắm giữ vai trò chủ thể của quá trình học, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Giảng viên tuy
không còn là kênh cung cấp kiến thức chủ yếu cho sinh viên, nhưng sẽ giữ vai trò định
hướng, hỗ trợ .
Giảng viên định hướng mục tiêu, chỉ dẫn nguồn tư liệu, hướng đến những nguồn
có độ tin cậy cao, hướng dẫn sinh viên biết cách lựa chọn sàng lọc cũng như xử lý, bảo
tồn tư liệu học tập, từ đó chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu
giáo dục.
Trong thế giới luôn chuyển động, đối mặt với lượng tri thức khổng lồ, không chỉ
sinh viên, mà giảng viên nếu không tự trau dồi, cập nhật kiến thức chuyên môn, sẽ khó
có thể đảm trách tốt vai trò định hướng hỗ trợ này.
b. Mối quan hệ thầy- trò
Truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của người Á Đông chúng ta vẫn luôn được
gìn giữ duy trì như một phần của văn hóa truyền thống. Chính bởi quan niệm “một chữ
là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy” hay “muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”… người
thầy trong lớp học truyền thống của chúng ta sớm đã được biết đến với uy quyền tuyệt
đối. Nền giáo dục khuân mẫu cố hữu trao cho Thầy quyết định tri thức cần dạy, mà bỏ
qua yếu tố người học muốn học gì. Quan hệ giữa Thầy và Trò là quan hệ của người
trên với kẻ dưới, một mối quan hệ bất bình đẳng.
He Bi, Việc xác định vai trò của giảng viên ngoại ngữ các trường Cao đẳng Đại học trong bối cảnh CALL, (J)
Journal of Kaili University, Vol28. No.4 Aug 2010.
5

Jones.Jereney F, CALL and the responsibilities of teacher and Administrator, (J) ELT Journal, 2001,55/4:360-6
4

555


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Là công cụ giao tiếp của con người, ngôn ngữ truyền tải văn minh văn hóa lịch
sử… của dân tộc, đất nước sử dụng ngôn ngữ đó. Học và sử dụng ngoại ngữ là một
quá trình học hỏi, bồi dưỡng và cập nhật không ngừng nghỉ. Bởi khi xã hội, chế độ, xu
thế,… xuất hiện những thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi theo. Trên con đường dài
chiếm lĩnh tri thức, người dạy và người học ngoại ngữ nên thiết lập mối quan hệ bình
đẳng, cùng học tập, cùng vươn lên.
Khi giảng viên chủ động nhìn nhận, chấp nhận hạn chế (nếu có) của bản thân để
thiết lập mối quan hệ bình đẳng hữu ái với sinh viên, tôn trọng cái tôi của họ, sẽ hỗ trợ
phát triển tiềm năng, sức sáng tạo trong mỗi sinh viên.
Hơn nữa, trong bối cảnh việc dạy và học ngoại ngữ được máy tính hỗ trợ, hiệu
quả học tập phần nào phụ thuộc vào kĩ năng máy tính. Sinh viên là những người trẻ,
sớm được tiếp xúc với máy tính và các ứng dụng, đây là một lợi thế, là điểm cộng giúp
họ đến gần với thành công hơn.
Ở nước ta, nhiều sinh viên được cha mẹ hoặc người thân bao bọc, cung phụng để
đi học. Yếu tố chủ quan dường như có lợi này lại khiến những người trẻ thiếu hụt tính
tự chủ, quyết đoán, tư duy sáng tạo, …những tố chất rất cần thiết để sinh tồn ở thế giới
hội nhập và quốc tế hóa. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ và sự khoan dung của giảng
viên. Giảng viên giữ vai trò như một người đi trước, thân tín, gần gụi để có thể kịp thời
tháo gỡ những khúc mắc, hiệu chỉnh những sai sót cho sinh viên.
Trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng nêu trên, giảng viên cần đối xử bình đẳng,

công bằng, tôn trọng sự khác biệt trong tư duy và vận dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
Giảng viên có thể đảm trách tốt hơn nữa vai trò hợp tác khi tham dự vào các hoạt động
học tập, cùng sinh viên suy nghĩ, giải quyết vấn đề cũng như tận hưởng niềm vui học
tập ngoại ngữ mang lại.
4.
Kết luận
CALL đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định. Với sự hỗ trợ của các học thuyết
cơ sở vững chắc, CALL mở ra cho người dạy và học ngoại ngữ cơ hội để trải nghiệm
những mô hình mới hiệu quả. Trong bối cảnh máy tính trở nên phổ biến đến từng hộ
gia đình, CALL đã và đang được áp dụng rộng rãi để giảng dạy ngoại ngữ được hiệu
quả hơn. Tuy máy tính có vai trò hỗ trợ quan trọng nhưng cũng không thể thay thế vai
trò của giảng viên. Vai trò của giảng viên từ đơn giản, thuần nhất được thay đổi theo
xu hướng đa dạng hóa, là người định hướng, hỗ trợ kiến thức cho sinh viên, đồng thời
xây dựng mối quan hệ bình đẳng hữu ái, khoan dung, tôn trọng cái tôi của sinh viên.
Phù hợp thuần phong mĩ tục của dân tộc, giảng viên ngoại ngữ tại các trường cao đẳng

556


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

đại học cần tích cực đổi thay để có thể ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, nâng
cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách cơ bản và toàn diện của
giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giả Quốc Đông, Máy tính hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ: Lý luận và thực tiễn, (M)
NXB GD Cao đẳng, 2007,P3.
2. Jones.Jereney F, CALL and the responsibilities of teacher and Administrator,
(J) ELT Journal, 2001,55/4:360-6.
3. Lý Hà, Ảnh hưởng của sự phát triển CALL đến vai trò của giảng viên trong quá

trình dạy học (J). Báo Học viện Trùng Khánh, 2008.
4. Lý Tô Linh, Thay đổi vai trò của giảng viên trong giảng dạy tiếng Anh theo lý
luận CALL (J).Tạp chí Tân Khóa Trình (Bản Nghiên cứu Giáo dục) 2009, kỳ 12.
5. Nguyễn Quang Vinh, Nâng cao tính tự chủ của người học thông qua CALL:
Vai trò quan trọng của giảng viên để đảm bảo thành công, (J) Tạp chí Khoa học Công
nghệ số 40, tháng 9/2014.

557



×