Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Luật dân sự 1 Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.08 KB, 16 trang )

II. MỞ ĐẦU
Vấn đề thừa kế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nhạy cảm bởi đây là
vấn đề liên quan tới việc được nhận thêm một phần tài sản từ người khác mà không
phải tự mình làm ra. Trong đó, thừa kế theo di chúc lại càng nhiều vấn đề cần phải
giải quyết hơn. Nếu như thừa kế theo pháp luật có sự chia đều giữa người được
hưởng di sản cùng hàng thừa kế thì thừa kế theo di chúc lại có người được nhiều –
người được ít, người được tất cả - người lại không được gì. Dẫn đến các tranh chấp
phát sinh ngày càng đa dạng và ngày càng gia tăng về số lượng. Yêu cầu việc giải
quyết tại tòa phải kịp thời, đúng pháp luật mới có thể bảo đảm được quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể. Chính vì vậy mà em quyết định chọn đề bài số 10 “ Hãy
chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005 về thừa kế theo di chúc” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập của mình.
II. NỘI DUNG
1.Khái niệm thừa kế, di chúc, quyền thừa kế theo di chúc.
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy
phạm pháp luật quy dịnh trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những
người còn sống.Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại
di sản và quyền của người nhận di sản.Quyền chủ quan này phù hợp với các quy
định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di
chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng .


Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho
người khác con sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện
trong di chúc..Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế
(cá nhân tổ chức ) và phân định tài, quyền sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản

2. Những bất cập của các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 về thừa kế theo


di chúc
a. Di sản dùng cho việc thờ cúng
Điều 648, 670 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định người lập di chúc có quyền
dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Tuy nhiên, việc hiểu “một
phần tài sản trong khối di sản” được ghi trong điều luật chưa thống nhất nên trên
thực tế áp dụng đã có những cách hiểu và vận dụng khác nhau, chưa thống nhất
giữa các cơ quan chức năng. Cụ thể có hai cách hiểu và vận dụng pháp luật một
cách khác nhau đối với cùng một nội dung thủ tục công chứng di chúc chúng tôi
nêu dưới đây.
Cách hiểu thứ nhất: Một số người cho rằng “một phần tài sản trong khối di
sản” được hiểu là một phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản
khác. Do đó, hiện nay có phòng công chứng chưa đồng ý việc công chứng di chúc
có nội dung để lại toàn bộ nhà, đất dành vào việc thờ cùng bởi họ cho rằng đối với
một ngôi nhà cụ thể thì người lập di chúc chỉ được dành một phần của ngôi nhà đó
để thờ cúng, chứ không được để lại toàn bộ toàn bộ ngôi nhà để thờ cúng. Do đó,
dẫn đến trường hợp có người có hai hoặc ba (hoặc nhiều hơn) ngôi nhà trên các
thửa đất khác nhau nay muốn lập di chúc để lại một ngôi nhà để thờ cúng nhưng
không được công chứng di chúc.


Cách hiểu thứ hai: Một số cơ quan khác, trong đó có Phòng Công chứng lại
cho rằng cần phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là cần phải hiểu một phần tài sản của
toàn bộ khối di sản mà người lập di chúc để lại, chứ không thể hiểu là một phần
của từng tài sản đơn lẻ. Nếu toàn bộ ngôi nhà gắn liền với đất là một phần tài sản
trong khối di sản (còn có nhiều tài sản khác như tài khoản ở ngân hàng, vàng bạc
đá quý, nhà đất khác...) thì phải chứng thực di chúc với nội dung nói trên theo yêu
cầu của người dân.
Và còn một điểm nữa là theo truyền thống đạo đức của dân tộc ta, thông
thường khi cha mẹ chết thì các con sẽ phải cùng góp với nhau để thờ cúng bố mẹ.
Nếu là con chết trẻ thì bố mẹ, vợ hoặc chồng sẽ là người đứng ra lo việc thờ cúng.

Dù người lập di chúc không để lại một phần tài sản nào dùng cho việc thờ cúng thì
đó vẫn là nghĩa vụ mà những người thân thiết còn sống phải làm.Như vậy, điều luật
này chỉ áp dụng khi trong di chúc có đề cập đến để lại một phần tài sản dùng cho
việc thờ cúng.Trong luật có trình bày các trường hợp xảy ra rất lằng nhằng.Đầu
tiên, trường hợp người được chỉ định quản lí di sản dùng cho thờ cúng không thực
hiện đúng di chúc thì những người thừa kế còn lại có thể cử người khác. Tiếp theo,
trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Sau đó, trường hợp tất
cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản này thuộc về người
đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo
pháp luật. Có thể thấy, Bộ luật đã dự liệu rất nhiều trường hợp nhưng vẫn chưa
hoàn toàn kín kẽ. Ví dụ, ở trường hợp thứ ba thì người đang quản lí di sản không
hẳn đã là người thừa kế theo pháp luật.
b. Về tính hợp pháp của di chúc miệng, Người làm chứng cho việc lập di chúc
Khoản 5 Điều 652 BLDS quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp,
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai


người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên
hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Với quy định
này, nếu không được công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 05 ngày, di chúc
miệng sẽ mất hiệu lực. Tuy nhiên, Điều luật lại không quy định cụ thể nghĩa vụ
thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực. Điều này gây ra cách hiểu khác sau,
có ý kiến xác định người hưởng di sản có thể thực hiện việc công chứng, chứng
thực. Ý kiến khác lại cho rằng, việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ
có thể do người làm chứng thực hiện (người thừa kế có thể đi cùng người làm
chứng). Chính quy định chưa rõ nghĩa vụ công chứng, chứng thực nên việc đánh
giá giá trị của di chúc miệng trong thực tiễn sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nếu cho
rằng bắt buộc người làm chứng phải thực hiện việc công chứng, chứng thực thì nếu

họ không thực hiện dẫn đến di chúc bị vô hiệu thì quyền và lợi ích của những
người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, sẽ phát sinh
trách nhiệm của người làm chứng điều này là không hợp lý.
Mặt khác, Điều 654 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như
sau: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ
18 tuổi, người không có nưng lực hành vi dân sự”. Việc quy định như trên của bộ
luật dân sự 2005 nhằm đảm bảo tính trung thực, bảo đảm nội dung của di chúc
đúng với ý nguyện của người lập di chúc, tránh trường hợp người làm chứng thay
đổi hoặc không ký xác thực vào bản di chúc. Tuy nhiên, trên thực tế, người muốn
lập di chúc miệng đang bị đe dọa tính mạng bởi bệnh tật hoặc già yếu thì những
người ở xung quanh họ, người có thể làm chứng cho di chúc miệng của họ thì hầu
hết lại là những người thân thiết, con – cháu, những người sẽ là người thừa kế theo


di chúc hoặc theo pháp luật của họ. Trường hợp người có thể làm chứng mà không
có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan ở bên cạnh họ khi họ đang hấp hối rất ít xảy ra
trên thực tế.
Mặt khác nữa, điều 655 quy định về di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng như sau: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc
lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
điều 653 của Bộ luật này”. Như vậy, việc có hay không người làm chứng quy định
tại điều 654 không còn quan trọng đối với việc lập di chúc bằng văn bản mà người
lập có thể tự tay viết và tuân thủ đúng quy định tại điều 653. Việc quy định người
không thể làm chứng cho việc lập di chúc chỉ quan trọng trong trường hợp người
lập không thể tự tay viết cần phải có người viết hộ và cần ít nhất 2 người làm
chứng, quy định tại điều 656.Hơn nữa, di chúc chỉ quy định về người không được
làm chứng còn người có điều kiện như thế nào thì có thể trở thành người làm
chứng thì Bộ luật chưa đề cập tới.

Như vậy, có rất nhiều sự khác nhau giữa các hình thức lập di chúc: di chúc
bằng miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn
bản có người làm chứng,…Dẫn đến các quy định về pháp luật không thể áp dụng
cho cùng nhiều hình thức.
c. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực
Theo khoản 2 điều 660 thì di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay
có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó thì có giá trị như một di chúc được
công chứng, chứng thực. Vậy trong trường hợp di chúc của người chỉ huy phương
tiện thì có được xem là di chúc được công chứng, chứng thực không thì bộ luật
chưa đề cập tới.Nếu không thì sẽ xử lý như thế nào nếu đó là di chúc miệng. Nếu là
di chúc bằng văn bản thì có thể áp dụng trường hợp không có người làm chứng và


có thể nhờ người gửi giữ di chúc nhưng là di chúc miệng thì sẽ không có tác dụng
nếu trong thời hạn phải công chứng mà những người làm chứng trên con tàu đó
hoặc máy bay đó không kịp quay trở về để công chứng, chứng thực giúp người chỉ
huy. Quy định này nhằm bảo vệ cho những người đi trên tàu biển, máy bay nhưng
lại bỏ sót mất người chỉ huy phương tiện đó.
Tương tự trường hợp trên thì khoản 2 điều 660 quy định về di chúc đối với
người đang là công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có
xác nhận của chỉ huy đơn vị thì cũng được xem là di chúc được công chứng, chứng
thực. Quy định trên cũng đã bỏ sót đối với trường hợp di chúc của người chỉ huy
đơn vị. Vấn đề lại vướng mắc ở đây đó là sự khác nhau giữa di chúc miệng và di
chúc văn bản. Di chúc miệng nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng thực tế lại rất phức tạp.
Các quy định của bộ luật dân sự 2005 vẫn chưa cụ thể rõ ràng về hình thức di chúc
miệng này.
d. Chế định di chúc chung của vợ chồng
Theo nguyên tắc chung di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế
(Khoản 1 Điều 667) nhưng Điều 668 quy định di chúc chung có hiệu lực kể từ thời
điểm người sau cùng chết, vậy sẽ xảy ra trường hợp người được chỉ định trong di

chúc chết sau khi người vợ hoặc chồng chết nhưng trước khi người sau cùng chết
thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản của người vợ hoặc chồng chết trước.
Mặt khác nếu người vợ hoặc chồng sống lâu hơn 10 năm kể từ thời điểm người
chồng hoặc vợ chết thì thời hiệu về thừa kế đã hết, cho nên theo nguyên tắc chung
người thừa kế theo di chúc mất quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản theo di chúc.
Mặt khác, quy định hạn chế quyền nhận di sản và quyền sử dụng tài sản của người
thừa kế theo di chúc.


Để phù hợp với lý luận và thực tế, cần quy định theo hướng là nếu hai vợ
chồng cùng lập di chúc mà một người chết thì phần di chúc của người đó có hiệu
lực pháp luật và phần di sản chỉ định trong di chúc thuộc quyền sở hữu chung theo
phần của người thừa kế với người vợ hoặc chồng còn sống, nhưng để đảm bảo cho
việc khai thác sử dụng tài sản chung của vợ chồng có hiệu quả pháp luật hạn chế
không cho người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia tài sản chung.
e. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Điều 669 BLDS khoản 1 quy định người không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc là cha, mẹ, vợ, chồng nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di
sản thì sẽ được 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản chia theo pháp luật. Quy định
này dựa trên nhiều cơ sở, trong đó quan hệ huyết thống và hôn nhân và gia đình là
căn cứ quan trọng, trên cơ sở đó buộc người để lại di sản có nghĩa vụ chăm sóc về
vật chất đối với người than thích trên. Ngược lại, quy định tại khoản 1 Điều 669
hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc. Trong trường hợp này người lập di
chúc không để lại cho những người trên hưởng di sản phải có lý do chính đáng như
họ là những người có tài sản đủ sinh sống. Vì vậy, trường hợp trên cần xem xét khả
năng kinh tế của cha, mẹ, vợ, chồng, nếu họ không có khả năng lao động và không
có điều kiện kinh tế thì pháp luật cho phép họ hưởng 1 phần di sản là hợp lí.
f. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung.
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải
dựa trên nguyên tắc nhất trí. Khoản 2 Điều 664 BLDS 2005 qui định: “Khi vợ hoặc

chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự
đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ
sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều này tạo ra sự thống nhất
cao cho việc lập di chúc chung cũng như việc sửa đổi, bổ sung... di chúc chung.
Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết định trong di chúc chung mà bên kia


không đồng ý, thì các bên cũng không được quyền thay đổi. Qui định này tạo ra
những vấn đề bất cập sau:
Thứ nhất, phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng
chết trước.Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều sản nghiệp, bao gồm tài
sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể có thể họ
còn có nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác. Nếu xác định di chúc chung chỉ
có hiệu lực dựa vào “cái chết sau cùng”, thì sẽ có ít nhất hai lần “chia thừa kế” đối
với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Lần thứ nhất là chia thừa kế
đối với phần di sản là tài sản riêng hoặc những tài sản chung khác không định đoạt
trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế. Lần thứ hai là chia thừa kế
phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có
hiệu lực. Người thừa kế của bên chết trước sẽ phải mất hai lần yêu cầu phân chia di
sản và rất có thể, toà án sẽ phải hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác
nhau trên di sản của cùng một người. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người
thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây
khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế 1,
thậm chí, có thể còn vi phạm nguyên tắc “nhất sự bất tái cứu” trong tố tụng (vụ
việc đã xét xử xong rồi thì toà án không thụ lý, giải quyết lại), vì phải tiến hành xét
xử nhiều lần để phân chia di sản của người chết.
Thứ hai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước.Quyền thừa kế đối với di
sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di
chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ

không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc
chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có;
1


hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi
thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của
người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần có
tiền để chữa bệnh...), làm những người này mất quyền được hưởng di sản. Điều
này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp của công dân được hiến pháp và
pháp luật bảo hộ.
Thứ ba, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư
cách của người được thừa hưởng di sản. Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng
đã quá cố hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm
mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được
hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không;
hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn
sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu
lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau...), thì họ có
được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung
hay không; hoặc những được chỉ định trong di chúc chung chết trước khi di chúc
chung có hiệu lực, nhưng chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hay chồng
đã quá cố, thì họ có thuộc thừa kế theo di chúc chung hay không... là những vấn đề
chưa được qui định trong pháp luật hiện hành, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc
xác định tư cách người thừa kế và các qui định khác có liên quan.
Thứ tư, làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của
người chết trước.Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa
kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia
thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn. Nếu vì lý do nào
đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả

mạo... mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa


được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì
quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế
hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật qui
định rõ.
Thứ năm, nếu tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho
di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc
do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết
sức phức tạp, việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất
khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết.
Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung, không
đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới
thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi
những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những
biến động của nó... Qua đó, sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở
nên khó khăn, phức tạp thêm.
g. Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung.
Di chúc chung có nhiều tính chất khác biệt so với di chúc cá nhân. Dù vậy, nhà làm
luật vẫn không dự liệu các căn cứ riêng biệt đương nhiên làm chấm dứt di chúc
chung.
Như đã biết, di chúc chung được hình thành dựa trên hai yếu tố quan trọng
của quan hệ vợ - chồng, đó là tình cảm vợ - chồng và tài sản chung của vợ - chồng.
Nếu hai yếu tố này mất đi thì di chúc chung cũng không còn ý nghĩa. Trên thực tế
sẽ phát sinh nhiều tình huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như
trường hợp: các bên vợ chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang
tồn tại; một bên mất tích hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn



với người khác, sau đó người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái
hợp quan hệ vợ chồng; hoặc sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài
sản chung vào một mục đích khác, như tặng cho, bán; vợ hay chồng còn sống đã
kết hôn với người khác hoặc có những quyết định làm ảnh hưởng tới hiệu lực hoặc
sự tồn tại của di chúc chung (như quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ
phần di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung của vợ,
chồng...). Đây là những trường hợp dẫn đến việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng,
hoặc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với tài sản, hoặc trực tiếp làm chấm dứt
di chúc chung. Tuy vậy, những tình huống này không được dự liệu của pháp luật,
nên sẽ dẫn tới sự lúng túng trong việc thực thi di chúc chung, vì không ai dám chắc
là di chúc chung có đương nhiên bị mất hiệu lực, trong những tình huống đó hay
không.
h. Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung.
Di chúc chung có nhiều tính chất khác biệt so với di chúc cá nhân. Dù vậy,
nhà làm luật vẫn không dự liệu các căn cứ riêng biệt đương nhiên làm chấm dứt di
chúc chung.
Như đã biết, di chúc chung được hình thành dựa trên hai yếu tố quan trọng
của quan hệ vợ - chồng, đó là tình cảm vợ - chồng và tài sản chung của vợ - chồng.
Nếu hai yếu tố này mất đi thì di chúc chung cũng không còn ý nghĩa. Trên thực tế
sẽ phát sinh nhiều tình huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như
trường hợp: các bên vợ chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang
tồn tại; một bên mất tích hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn
với người khác, sau đó người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái
hợp quan hệ vợ chồng; hoặc sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài
sản chung vào một mục đích khác, như tặng cho, bán; vợ hay chồng còn sống đã


kết hôn với người khác hoặc có những quyết định làm ảnh hưởng tới hiệu lực hoặc
sự tồn tại của di chúc chung (như quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ
phần di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung của vợ,

chồng...). Đây là những trường hợp dẫn đến việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng,
hoặc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với tài sản, hoặc trực tiếp làm chấm dứt
di chúc chung. Tuy vậy, những tình huống này không được dự liệu của pháp luật,
nên sẽ dẫn tới sự lúng túng trong việc thực thi di chúc chung, vì không ai dám chắc
là di chúc chung có đương nhiên bị mất hiệu lực, trong những tình huống đó hay
không.
3. Định hướng hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa
kế theo di chúc.
a. Di sản thờ cúng
Di sản thờ cúng được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không
được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của người để
lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó, như quy định tại Điều
21 Pháp lệnh thừa kế năm 1990.
Di sản thừa kế là di sản không chia, chỉ chuyên dùng vào việc thờ cúng,
không ai được hưởng và có quy định về việc đăng ký để di sản này được truyền từ
đời này sang đời khác.
b. Ngừoi làm chứng
Có rất nhiều sự khác nhau giữa các hình thức lập di chúc: di chúc bằng miệng,
di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người
làm chứng,…Dẫn đến các quy định về pháp luật không thể áp dụng cho cùng nhiều
hình thức.Theo em, nên quy định riêng, cụ thể cho từng phần quy định về các hình


thức lập di chúc của Bộ luật.Để tránh trường hợp, đọc điều luật trên lại thấy mâu
thuẫn với điều luật dưới.
c. Chế định di chúc chung của vợ chồng
BLDS 2005 chưa qui định cụ thể vấn đề này là một thiếu sót cần được khắc
phục. Cụ thể:
+ Qui định quyền lập di chúc chung của vợ chồng, khi hôn nhân đang còn tồn
tại, phải tuân thủ các qui định chung về năng lực lập di chúc, các yêu cầu để di

chúc có hiệu lực cũng tương tự như di chúc của cá nhân;
+ Qui định về hình thức bắt buộc mà di chúc chung phải tuân thủ. Chỉ nên lập
di chúc chung bằng thể thức văn bản có người làm chứng (nếu cả hai đủ điều kiện
minh mẫn, sáng suốt, không thuộc trường hợp mù chữ hoặc bị khiếm khuyết thể
chất liên quan tới chức năng lập, kiểm tra nội dung di chúc); hoặc văn bản công
chứng, chứng thực.
+ Qui định quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của
một bên, khi vợ chồng còn sống, vẫn phải có sự đồng ý của vợ, chồng. Nhưng nếu
một bên cần sửa đổi mà bên kia nhất quyết không đồng ý hoặc không thể biểu lộ ý
chí một cách tự nguyện, thì người kia có quyền tự lập di chúc cá nhân hoặc có
quyền sửa đổi, bổ sung một phần di chúc chung trong phạm vi phần tài sản của
mình. Điều này làm cho các bên vợ, chồng luôn phải tìm thấy sự đồng thuận, kể cả
trong việc lập hay sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung; đồng thời cũng
nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi chung của vợ,
chồng trong việc lập di chúc chung. Người ta không thể bị bắt buộc phải lập di
chúc chung và càng không thể bị bắt buộc phải giữ nguyên nội dung di chúc chung
đã lập, khi không tìm thấy sự đồng thuận ở người bạn đời của mình trong việc sửa
đổi, bổ sung di chúc chung. Cũng cần nói thêm rằng, khi các bên còn sống, di chúc


chung vẫn chưa có hiệu lực, và người ta vẫn có nhiều cách để làm mất hiệu lực của
di chúc chung, mà không cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc
chung đó.
+ Luật cần dự liệu các căn cứ cụ thể làm chấm dứt di chúc chung của vợ chồng
một cách đương nhiên, nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các trường
hợp tương ứng, tránh gây ra sự lúng túng, thiếu nhất quán hoặc những tranh cãi
không cần thiết, khi các bên liên quan tiến hành phân chia di sản dựa trên di chúc
chung của vợ - chồng.
+ Cần phải dung hòa giữa quyền của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung với
lợi ích chính đáng của những người thừa kế của vợ hay chồng. Thừa nhận thời

điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm bên sau cùng
chết, nhưng cũng cho phép những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng
chết trước có quyền xin chia thừa kế đối với phần di sản của vợ, chồng không được
định đoạt trong di chúc chung. Đối với phần tài sản đã định đoạt trong di chúc
chung thì cho phép các bên thừa kế bắt buộc được nhận phần di sản bắt buộc, nếu
việc kéo dài tình trạng không phân chia di sản, theo hiệu lực của di chúc chung, có
ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của họ; đồng thời cần phải xác
định rõ trong luật khoảng thời gian mà di sản chưa được phân chia thì được trừ vào
thời hiệu khởi kiện thừa kế. Và, việc kéo dài thời điểm phát sinh hiệu lực của di
chúc chung sẽ chấm dứt, nếu người còn sống kết hôn với người khác hoặc họ đã
lập di chúc khác để thay thế, huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan tới
phần tài sản của họ trong tài sản chung, mà việc đó ảnh hưởng tới sự tồn tại của di
chúc chung hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản chung của vợ chồng.


III. KẾT LUẬN

Qua trình bày và phân tích trong bài viết ta có được cái nhìn tổng quan về
luật thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam. Qua đó, ta đánh giá
được thực trạng các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, về thực trạng
áp dụng pháp luật của hình thức thừa kế theo di chúc trong việc phân chia tài sản
thừa kế. Các quy định hiện hành của BLDS 2005 có nhiều điểm tích cực .Tuy
nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định vì vậy cần phải tích cực
hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, phát huy hiệu quả pháp luật về
hình thức thừa kế theo di chúc trong việc phân chia tài sản.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1,

2.
3.
4.

Nxb.CAND, 2012.
Bộ luật dân sự 2005, Nxb.Chính trị quốc gia, 2012.
Ths. Lê Quang Thành, Luật thừa kế, Nxb.Lao động, 2012
Bài viết: “Những vấn đề bất cập trong Bộ luật Dân sự 2005 và những kiến

5.

nghị sửa đổi”. Trang web: liendoanluatsu.org.vn
TS. Phùng Trung Tập, Phần thứ ba: Một số vấn đề bàn luận, Luật thừa kế
Việt Nam, Nxb.Hà Nội, 2008.



×