Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích tư tưởng nhân sinh quan trong một số điều răn của phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.24 KB, 18 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy TS. Đào
Duy Thanh trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Triết học. Em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn rất tận tình của thầy trong quá trình học
tập cũng như tích lũy cho mình những kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và
hoàn thiện hơn về những điều trong cuộc sống. Những kiến thức mà thầy
truyền đạt, em dần trả lời những câu hỏi trong cuộc sống thông qua những tư
tưởng Triết học Phật giáo, Mac - Lenin. Thông qua bài tiểu luận này, em xin
trình bày lại những gì mà mình tìm hiểu về vấn đề nhân sinh quan trong một
số điều răn của Phật để gửi đến thầy.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn
thành bài tiểu luận chắc chắn em không thể tránh khỏi thiếu sót. Bản thân em
rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy để hoàn thiện
hơn.
Kính chúc thầy sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.

Trân trọng,
Tp Hồ Chí Minh, 11-11-2013

1


MỤC LỤC

PHẦN I - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I.1

DẪN NHẬP

Cuộc đời mỗi con người như dòng sông trôi mãi mà không thể tìm lại những


quá khứ và ký ức từ nơi bắt đầu. Con người sinh ra trên cõi đời này được nuôi
dưỡng bởi bàn tay của cha mẹ, sự dạy dỗ của thầy cô khi cắp sách đến trường và
sống trong tình thương yêu của anh em, bạn bè và bao người khác nữa. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc ra đời của con người với những minh
chứng hùng hồn nhưng tại sao trong cuộc sống này con người vẫn cần những chỗ
dựa về tinh thần như đi theo các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi
giáo…Sự thật là con người luôn trăn trở cho mình một câu hỏi là “Tôi là ai trên cõi
đời này, tôi đến từ đâu rồi sẽ về đâu, có kiếp sau hay không, vì sao có người gặp
nhiều may mắn lại có người gặp nhiều bất hạnh, có kiếp luân hồi không…?” và rất
nhiều câu hỏi không có lời đáp khác. Con người tìm kiếm những gì từ các tôn giáo,
phải chăng là niềm tin, hy vọng…
Phật giáo là một trong những tôn giáo ra đời hơn 2000 năm trước và du nhập
vào Việt Nam nhiều thế kỷ trước và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống, xã
hội cũng như truyền thống dân tộc. Tứ diệu đế là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản
và là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni về nhân sinh
quan nhằm hướng con người đến sự giải thoát khỏi kiếp khổ nạn của vòng luân hồi
2


đến cõi Niết bàn đồng thời đưa ra những chân lí sống cho con người trong thực tại
giúp con người hiểu rõ vai trò của mình trong thế giới để mà sống tốt, sống có ích
hướng đến những điều thiện tránh điều ác. Trong khi Tứ diệu đế giúp con người
hiểu rõ hơn về cuộc sống về chính bản thân mình, hiểu nguyên nhân gây ra những
đau khổ và con đường tu hành để giải thoát thì 14 điều răn của Phật là những điều
vô cùng quý giá được trích lọc từ những tư tưởng trong kinh Phật. Để tìm hiểu rõ
hơn những điều răn ấy, trong nội dung của bài tiểu luận này em sẽ tập trung phân
tích một số điều răn trong 14 điều Phật dạy nhằm mục đích làm rõ hơn bản chất, ý
nghĩa, giá trị của những điều răn ấy đối với cuộc sống con người đồng thời mong
muốn qua quá trình tìm hiểu sẽ áp dụng vào thực tế cuộc sống để điều chỉnh những
hành vi của bản thân mình hướng đến những điều tốt đẹp tránh những điều xấu.

Phân tích dựa trên 14 điều Phật dạy từ các tài liệu khác nhau như dựa trên các giáo
trình Triết học, các trang web Phật giáo cung cấp những nội dung về Tứ diệu đế và
14 điều Phật dạy cùng những trải nghiệm, những quan sát về cuộc sống con người
của bản thân và những người xung quanh qua những hành vi và những nhân quả qua
thời gian.
I.2

GIỚI THIỆU
Dựa trên cơ sở lý thuyết Tứ diệu đế của Phật Giáo làm nền tảng cho triển khai nội
dung qua quá trình phân tích trong bài tiểu luận, em đã thấy được những giá trị
quý giá của 14 điều răn Phật dạy. Những điều răn này giúp con người có cái nhìn
rộng hơn về cuộc sống này để điều chỉnh những hành vi của bản thân vượt qua
những khó khăn, thử thách của cuộc sống, sống thật với lòng mình và những
người xung quanh đồng thời tu dưỡng đạo đức, bồi bổ tích lũy tri thức cho bản
thân. 14 điều Phật dạy là hành trang cần thiết cho mỗi con người luôn phải mang
theo bên mình trong cuộc đời này để giúp chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp
và hãy làm cho đời này đẹp hơn thế nữa. Về nội dung trình bày trong bài tiểu luận
em phân tích thành những đề mục sau:
• PHẦN I - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. Trong phần này em trình bày mục
tiêu và lý do chọn đề tài cũng như cái nhìn tổng quát nhất về 14 điều răn
của Phật.
• PHẦN 2 - PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH QUAN TRONG MỘT
SỐ ĐIỀU RĂNG CỦA PHẬT GIÁO. Trong phần này em trình bày về cơ
sở lý thuyết Nhân sinh quan Phật giáo cùng 14 điều răn của Phật làm nền
tảng phát triển nội dung. Bên cạnh việc phân tích chi tiết 6 điều răn mà em
tâm đắc nhất là phần liên hệ thực tế về bản thân và cuộc sống xung quanh
của các điều răn trên.
3



PHẦN III – KẾT LUẬN. Trong phần này em trình bày tóm tắt những nội
dung mà mình tìm hiểu cùng những mở rộng, đánh giá và suy nghĩ của bản
thân.
• TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN 2 - PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH
QUAN TRONG MỘT SỐ ĐIỀU RĂNG CỦA PHẬT
GIÁO
II.1 CƠ
II.1.1

SỞ LÝ THUYẾT

Nhân sinh quan là gì ?
Có nhiều cách nhìn nhận về nhân sinh quan theo những góc nhìn khác nhau.
Theo nghĩa hẹp “Nhân” là người, “Sinh” là sống, “Quan” là quan điểm, quan
niệm, nhìn nhận. Vậy nhân sinh quan gồm những quan niệm về cuộc sống của con
người đề cập đến lẽ sống của con người là gì ? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc
sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng. Con người ở trong thế
giới như thế nào, vai trò và vị trí của con người đối với thế giới ra sao?
Theo một số tài liệu Triết học có mặt tại Việt Nam vào những năm 20002012 đã đưa ra những khái niệm cơ bản về tư tưởng nhân sinh quan dựa trên
những tài liệu nghiên cứu về Triết học qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử
Triết học, cụ thể như sau:
“Thế giới quan là những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới
xung quanh, về bản thân và về cuộc sống của con người, về vị trí của con người
trong thế giới đó. Thế giới quan bao hàm nhân sinh quan, tức là toàn bộ những
quan niệm về cuộc sống của con người.1”

1 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học 2005) , Chương I, Phần 4, Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của triết học. Tr 11


4


“Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết
học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con
người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải
phóng mình, đạt tới tự do?.... Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh
quan – một nội dung cấu thành thế giới quan triết học2.”
Với mỗi trường phái Triết học khác nhau họ nhìn nhận nhân sinh quan ở các
góc độ, hệ tư tưởng khác nhau như Phật giáo, Nho giáo…Tư tưởng nhân sinh quan
chính là hệ thống các tri thức, lý luận, các khái niệm, nghiên cứu, nhìn nhận của
mỗi trường phái Triết học về vấn đề nhân sinh quan hay là những vấn đề về con
người, vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Làm thế nào để đưa con người
vượt qua những đau khổ, khó khăn để đạt đến những cảnh giới của sự giải phóng,
tự do, tự tại…Con người với thế giới hiện thực làm thế nào để có thể dung hòa bản
thân, điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ để có một cuộc sống tốt đẹp nhất.
II.1.2
Tư tưởng nhân sinh quan trong Triết học Phật giáo
Tư tưởng nhân sinh quan trong Triết học Phật giáo thể hiện qua quan điểm về
Tứ diệu đế bao gồm Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế nhằm “tập trung và thực
hành lý giải những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt
tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ
trụ (Atman và Brahman)3”. “Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở
sự "giải thoát" (Moksa) khỏi vòng luân hồi, "nghiệp báo" để đạt tới trạng thái
tồn tại Niết bàn [Nirvana]4”. Về nội dung trong Tứ diệu đế có thể khái quát như
sau:
Khổ đế nói về sự khổ ở đời của con người từ lúc sinh ra đến lúc rời khỏi cõi
nhân gian này. Khổ không chỉ là những cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà
còn chỉ những điều mà con người mong muốn mà không thỏa mãn được khi con

người theo đuổi những ảo ảnh. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở
đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Về thân xác con người phải trải qua quá trình Sinh Lão – Bệnh - Tử. Sinh ra là khổ, quá trình già nua của thân thể là khổ, có bệnh tật
2 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ ba có sửa
chữa, bổ sung), Chương XIV Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người, I- Một số quan điểm triết học về con
người trong lịch sử và những quan niệm cơ bản của triết học Mác-Lênin về con người -1. Một số quan điểm triết học
về con người trong lịch sử-a) Quan niệm về con người trong triết học phương Đông, Tr 201
3 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ ba có sửa
chữa, bổ sung), Chương II Khái lược về lịch sử triết học trước Mác A. Triết học phương đông I-Ttriết học Ấn Độ
cổ, trung đại 1. Hoàn cảnh ra đời triết học và đặc điểm của triết học ấn Độ cổ, trung đại, Tr 13
4 Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ
sung), Chương II Khái lược về lịch sử triết học trước Mác A. Triết học phương đông I- Triết học ấn Độ cổ, trung đại
, Tr 14

5


đau ốm là khổ, chấm dứt sự sống bắt đầu cho một vòng luân hồi mới cũng là khổ.
Cuộc sống với những mong muốn mà không làm được “Sở cầu bất đắc khổ”, Thụ
biệt ly khổ là yêu thương nhau nhưng phải chấp nhận sự chia cắt xa rời, Oán tăng
hội khổ là ghét thù nhau mà phải sống gần nhau, cái mình không mong muốn nó
lại đến, Thủ ngũ uẩn uẩn khổ nói đến sự cảm nhận của năm giác quan tương tác
với thế giới bên ngoài gây nên cảm xúc tâm lý, cảm giác của con người bị hình
tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ. Đó là tám
nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ.
Tập đế hay gọi là Nhân đế nói về nguyên nhân gây ra những sự đau khổ trên
là cội nguồn của nghiệp và phiền não. Tập có nghĩa là nhóm họp, tập hợp lại cho
rằng mọi cái khổ đều có những nguyên nhân gây ra mà Đức Phật cho rằng có
“Thập nhị nhân duyên” gây ra những nỗi khổ. Vạn vật trong vũ trụ là vô hình biến
đổi liên tục trong đó con người thật sự không biết được quá khứ và tương lai của
mình sẽ đi về đâu. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không nhận thức được đời

là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi,
không tiết chế được những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình rồi sẽ gây ra
nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, gây ra nhiều điều xấu và mãi trong kiếp khổ
nghiệp luân hồi nên gọi là Tập. Thập nhị nhân duyên bao gồm 1. Vô minh, 2.
Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu,
11. Sanh, 12. Lão tử. Vô minh che lấp nên con người không nhận ra bản chất thật
của vạn vật, rồi cứ mãi tham lam chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo
ra nghiệp là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc là Tham, Sân, Si là
nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác sẽ tạo
ra các nghiệp gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không
vướng mắc.
Diệt đế nói về sự khổ bị tiêu diệt để được giải thoát khỏi bể khổ để đạt được
trạng thái Niết bàn mà không còn nỗi khổ trong sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm
gốc của mọi phiền não. Tiêu diệt phiền não là tiêu diệt những nghiệp quả trong
tam giới để đưa con người thoát khỏi kiếp luân hồi. Nếu các nghiệp phiền não
trong tam giới đã diệt thì có thể đạt được cảnh giới Niết bàn. Cái khổ của đời sau
không còn nữa gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn đưa con người thoát
khỏi những nỗi khổ hiện tại và kết thúc mọi nghiệp chướng của mình kết thúc
nghiệp luân hồi.
Đạo đế nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ bằng bát chính đạo.
Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra những nỗi khổ trên, Đức Phật cho rằng có thể
tiêu diệt nỗi khổ trên bằng con đường chính đạo tu hành vượt qua những nỗi khổ
6


trên. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng
đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà
tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó,
Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: chính kiến – hiểu biết đúng đắn tứ
diệu đế, chính tư duy - suy nghĩ chân chính đúng đắn, chính ngữ - giữ lời nói chân

chính, chính nghiệp - nghề nghiệp chân chính tránh tà nghiệp, chính mệnh - đời
sống chân chính tiết chế dục vọng và giữ giới, chính tinh tiến - siêng năng chân
chính, chính niệm - tưởng nhớ chân chính luôn tồn tại trong đầu, chính định - định
tâm chân chính. Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.

14 điều răn của Phật
1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Trong mỗi con người luôn tồn tại
những tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt
qua nổi. Có thể khi đối mặt với bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan
mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua nhưng chỉ vì những lúc tâm
không vững, yếu đuối thì dù làm việc gì nhỏ cũng khó mà hoàn thành như mong
đợi.
2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại. Đừng tưởng chỉ mình mình làm được
điều đó và cũng đừng cho mình là trung tâm, là vĩ nhân là người vĩ đại mà hãy nhớ
rằng, thời thế tạo ra anh hùng chứ không có anh hùng nào tạo ra thời thế, thành
công chưa có thể nói lên được nhiều điều về bản thân.
3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá. Lời nói dối đôi khi là tốt trong một vì
mục đích tốt đẹp không phải là sự “dối trá”. Dối trá ở đây có nghĩa như lừa lọc, vụ
lợi cho mình, để mưu cầu điều tốt đẹp cho mình hoặc che giấu đi cái gì xấu xa của
mình, nói tóm lại, dối trá là hành động nói dối có chủ đích vụ lợi cho bản thân
mình.
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị. Tính ganh ghét và đố kị như một ngọn
lứa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người nhưng nó luôn âm ỉ và là một trong những rào
cản để con người hướng đến hạnh phúc hoàn mỹ. Do đó nên trân trọng cái mình
đang có để từ đó mà phát triển, chứ đừng người ta hơn mà thèm muốn, mà đố kị
rồi cứ thế sinh ra nhiều hành động xấu xa thay vì mình hãy biến nó thành động lực
để phát triển bản thân.
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Trong cuộc sống mỗi người
khó mà tránh khỏi những sai lầm. Có rất nhiều sai lầm nhưng đừng bao giờ đánh
mất chính mình. Nhiều người đã không tự chứng minh được mình mà còn đánh


II.1.3

7


mất luôn cả bản thân vì những tác động khách quan bất ngờ và chủ quan không
may mắn do hoàn cảnh tạo ra.
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu. Với người Á Đông chúng ta thì chữ
hiếu luôn đặt lên hàng đầu với “Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu” hay “Cây muốn
lặng mà gió chẳng dừng, con cái muốn hiếu thảo mà cha mẹ không còn nữa”. Do
đó phải xem hiếu thảo là trách nhiệm và hạnh phúc với mỗi người khi mẹ cha còn
sống trên cõi đời này.
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti. Tự ti làm con người ta thiếu đi cái
tự tin, cảm thấy mình luôn nhỏ bé, yếu đuối, sẵn sàng buông xuôi tất cả và thật
đáng thương và cũng thật đáng trách.
8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã. Cái đáng quý,
đáng trân trọng nhất của con người là nghị lực, là ý chí, lòng tin biết vươn lên, biết
vượt qua gian khó, biết chiến thắng “kẻ thù lớn nhất của đời mình. Biết phấn đấu,
biết vươn lên, đặc biệt là sau khi ngã, đó mới là điều đáng khâm phục nhất.
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng. Không được tuyệt vọng mà phải
luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì những ước mơ, hoài bão, hy vọng. Khi ta
có hy vọng đồng nghĩa với việc ta đặt trọn mềm tin vào cuộc sống để có động lực
sống phấn đấu vươn lên sẽ mạnh mẽ và đạt ước mơ của mình.
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ. Sức khỏa là vốn quý giá
nhất của con người và có một trí tuệ minh mẫn con ngưới mới có cảm thụ được
hạnh phúc xung quanh mình. Đảm bảo cả hai yếu tố trên là con đường dẫn đến
thành công và hạnh phúc.
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Trong cuộc sống những món nợ
tiền còn có thể trả được nhưng nợ tình thì khó khăn hơn nhiều và nhiều khi không

thể trả được. Do đó nên sống có tình, có nghĩa thì tránh vong ân bội nghĩa.
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung. Lòng khoan dung với “Oán trả
oán, oán ấy chồng chất, lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan”. Người với người sống để
yêu nhau, ai cũng có thể mắc lỗi, hãy mở lòng cho nhau cơ hội mà sửa sai, cho
người ta cơ hội làm lại sau lỗi lầm.
13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết. Kiến thức thật mênh
mông, vốn hiểu biết như hạt bụi giữa sa mạc, vì thế phải tích lũy vốn tri thức, hiểu
biết của cuộc sống, không nên phân biệt, cân nhắc cao thấp.
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí. Cái mà người ta ai cũng có thể cho đi là
tấm lòng bao dung, là cái tâm lương thiện, là cái nghĩ suy mong tốt cho người
khác…vì những thứ ấy, càng cho đi thì lại càng nhận được nhiều hơn.
II.2

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH QUAN TRONG CÁC ĐIỀU
RĂN CỦA PHẬT
8


Trong 14 đều răn của Đức Phật mỗi điều răn để lại cho đời những suy tư,
những trăn trở, những con đường hướng thiện khác nhau. Trong những điều răn đó,
em chọn 6 điều răn mà mình tâm đắc nhất làm cơ sở phát triển nội dung tìm hiểu
như sau:
II.2.1
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Theo Khổ đế con người sinh ra đều phải chấp nhận nỗi khổ của thế gian. Bên
cạnh những nỗi khổ, những bất hạnh, không may mắn do khách quan mang lại thì
chính trong mỗi bản thân con người tự gây ra cho mình những nỗi khổ như những
bệnh về khẩu nghiệp, tâm nghiệp hay những nỗi khổ về Oán tăng hội, Sở cầu bất
đắc. Con người tham lam rồi tự chuốt lấy cho mình những thất bại, khổ đau, muộn
phiền rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Kẻ thù bên ngoài có thể được xem như rất hung

hãn nhưng lại có thể trở thành bằng hữu của chúng ta trong tương lai hoặc trong
những duyên kiếp sau này. Chính vì nhờ trong cuộc sống có những đối thủ, kẻ thù
họ đã cho ta cơ hội để đấu tranh hay chấp nhận nhẫn nhục và từ bi, bởi vì về cơ
bản, tất cả chúng ta đều giống nhau, chúng ta đều Tham, Sân, Si hay là những kẻ
ham lam ham vui tránh khổ, tham sống sợ chết. Nhưng kẻ thù phiền não, kẻ thù
yếu đuối, ích kỷ, ghen tỵ, tham lam trong mỗi con người không mang lại cho
chúng ta những điểm mà còn hủy diệt cuộc sống của chúng ta. Chúng làm chúng
ta đánh mất sự thanh thản, bình yên của tâm hồn, và mang đến lụy phiền cho tâm
linh, gây nên sầu não buồn đau dày vò tâm thức làm cho con người ngày càng héo
mòn.
Có rất nhiều loại phiền não ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người. Sự tham
lam, cố chấp chính là niềm khát vọng mãnh liệt đối với mỗi người để thỏa mãn
những nhu cầu của bản thân. Sự nóng giận và phẫn nộ làm con người trở nên nông
nổi hành động mù quáng khi hối hận thì đã muộn màng. Khi con người giận dữ,
ngay tức khắc chúng ta có thể trông thấy họ bị mất bình tĩnh, mặt mũi đỏ ngầu,
biến nhăn ngay cả cặp mắt họ cũng đỏ, máu sôi lên. Một loại phiền não khác đó là
sự kiêu căng ngạo mạn - đó là trạng thái tâm linh mà con người tự khoe khoang
cao ngạo với địa vị, giai cấp, học thức của chính mình do dựa vào thái độ xem tự
ngã như trung tâm điểm, cho dù là mình có thành tựu được điều gì hay không,
mình vẫn cảm thấy dương dương tự đắc. Kẻ nào mang tính cao ngạo chất ngất sẽ
rất tự phụ và tỏ ra rất ta đây. Kế đến là vô minh, tức là sự nhận định lầm lạc về Tứ
Diệu Đế về luật nghiệp báo…Vô minh đề cập đến một yếu tố tâm lý hoàn toàn
lầm lạc, mờ ám về bản chất của Tam Bảo và những hiểu biết về nghiệp chướng để
rồi bản thân mình đi không đúng đường lầm lạc không lối ra.
Phiền não trong chính bản thân mỗi con người không những sẽ quấy nhiều sự
tĩnh lặng bình hòa của tâm thức cũng đồng thời che khuất những nhìn nhận đúng
9


đắn của bản thân về cuộc sống thực tại. Ví dụ như: nếu vì quá giận dữ mà sinh ra

ẩu đả thì bạn sẽ mát tình đồng loại, bằng hữu, tự gây thêm kẻ thù cho bản thân. Sự
phẫn nộ sẽ làm cho con người có thể đánh mất những gì mà mình tạo dựng bấy lâu
nay có thể làm cho con người mất hết tài sản và bạn bè. Có câu nói “No mất ngon
giận mất khôn” ám chỉ chính những hành vi nóng giận gây ra cho chúng ta những
hậu quả khó lường. Sự chủ quan, sự xem thường thực tại, đánh giá sai lầm về bản
thân có thể đem lại cho con người sự thất bại. Sự thất bại nhiều khi không đến từ
những yếu tố khách quan mà đến từ những yếu tố chủ quan trong mỗi con người.
Cho dù ta có thể quyết chí làm một điều nào đó, nhưng ta đã đánh mất năng lực
phán đoán của bản thân, đánh mất sự thông thái mà thay vào đó là sự đa nghi và
nóng giận mù quáng thì chắc chắn sẽ chuốt lấy thất bại. Do đó trong cuộc sống
chiến thắng và vượt qua chính bản thân mình là một trong những thành công nhất
của con người, phải biết vượt qua những yếu đuối, đố kỵ, ích kỷ, hèn nhát của bản
thân hướng đến tâm trong sáng và minh mẫn thì mọi việc mới thành công.
II.2.2
Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
Vì sao con người lại có những hành vi dối trá, họ dối trá để làm gì, vì mục
đích gì ? theo Tập đế xét cho cùng những hành vi dối trá của con người cũng chỉ
vì họ là con người sinh ra trong thế gian này họ Vô minh trong khi đó lại bị Tham,
Sân, Si che hết những điểm sáng trong tâm hồn. Con người luôn có những khát
vọng mãnh liệt chinh phục những mục tiêu do mình đặt ra nhưng khi con người
nhiều khi quá tham lam vì muốn đạt được mục tiêu cho bản thân mình nên bất
chấp tất cả. Họ lừa dối chính bản thân mình, sống giả dối với chính mình và giả
dối với những người xung quanh. Đạo Phật bắt nguồn từ 2 chữ "nhân duyên" để
rồi từ đó đưa ra được triết lý về cuộc sống con người. Trong cuộc sống con người
ai cũng ghét nhất là sự dối trá, vì chính dối tra là cội nguồn của tội lỗi , khi con
người dối trá chính là đang làm mất dần các giá trị của bản thân và làm mất lòng
tin với những người xung quanh. Nhưng trong cuộc đời nhiều gian dối nhiều khi
chúng ta cũng phải chấp nhận mình là người gian dối chứ không ai nhận mình là
hoàn toàn trung thực và chưa từng một lần dối, hay chưa từng một lần nghe những
lời dối trá của người khác. Có thể dối trá là xấu nhưng phải đặt vào từng hoàn

cảnh thực tế nhất định thì giá trị của lời nói dối sẽ khác nhau, có lời nói dối ngọt
ngào mang lại hạnh phúc cho người khác. Tóm lại trong cuộc sống thì càng hạn
chế dối trá càng tốt, và đừng bao giờ dối trá vì những mục đích cá nhân vụ lợi
riêng mang tính tiêu cực.
Có thể trong suy nghĩ của nhiều người cuộc sống “chết là hết” nhưng trong
giáo lý của nhà Phật không phải thế. Con người trong Thập nhị nhân duyên với
10


những nỗi khổ hiện tại mình đanh trải qua là do duyên kiếp hình thành có thể trải
qua nhiều đời chứ không phải là không có nguyên nhân. Nếu con người cứ sống
dối trá buông thả bản thân thì mãi mãi sẽ chuốt lấy những hậu quả về sau do
không nhận thức đucợ thực tại và tương lai như thế nào. Dối trá với cuộc đời thì
phải chấp nhận những thực tế bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Âm mưu sâu độc
bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu đến với bản thân mình. Nhưng khi đã
tự lừa dối cả bản thân mình, thì tội lỗi càng thêm chồng chất không những dối
người mà còng dối mình. Dối trá để che đậy cái thực tại yếu kém của bản thân
mình, che đậy sự thật và tạo ra những ảo ảnh cho người khác về bản thân. Người
ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã
gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm
nớp lo sợ cho những hành vi mà mình gây ra. Làm điều thành thật thì bụng yên ổn
và mỗi ngày một hay, làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và luôn lo lắng.
Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật
bằng mọi giá.
Trong Đạo đế của Phật giáo chỉ ra những con đường để con người thoát khỏi
sự dối trá và hướng đến một con người chân thật, trung thực đó là Chính kiến thấy
đúng, Chính tư duy nghĩ đúng, Chính ngữ nói đúng, Chính nghiệp làm đúng,
Chính mệnh sống đúng. Khi tránh được những hình thức ngôn ngữ sai phạm và có
hại cho nhiều người, phải dùng những từ ngữ thân thiện, chan hòa, êm ái, và nhã
nhặn, có ý nghĩa và lợi ích. Người ta không nên nói năng bừa bãi, mà phải nói

đúng lúc và đúng chỗ. Nếu không thể nói điều gì lợi ích thì tốt hơn nên giữ sự im
lặng cao quý. Về những hoạt động của tâm, người ta phải ý thức xem tâm mình có
tham hay không, có sân hay không, có ảo tưởng hay không, phân tán hay tập
trung…từ đó điều chỉnh hành vi thoát khỏi sự tham lam mù quáng dẫn đến những
giả dối. Chính nghiệp nhằm hướng con người thoát khỏi tà nghiệp nên từ bỏ các
hành vi sát sinh, trộm cắp, buôn bán giao dịch bất lương, sống một đời hòa bình
đáng kính. Chính mệnh hướng con người tiết chế dục vọng và giữ giới cấm sát
sinh, đạo tặc, vọng ngữ, tà dâm, tửu hướng đến chính đạo. Khi nhận ra được dối
trá là sự ngu dốt nhất con người cần điều chỉnh những hành vi của mình trong
cuộc sống hướng đến chính đạo từ bỏ những tham lam, những gian dối sống
hướng thiện. Cuộc sống hãy sống thật với chính mình đôi khi chúng ta nên suy
ngẫm rằng “làm người đừng bao giờ nói dối àm chỉ nói không hết sự thật” làm tiền
đề cho những phát ngôn và hành động bản thân.
II.2.3
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

11


Trong Khổ đế của Phật giáo có đề cập đến những nỗi khổ mà con người sinh
ra phải chấp nhận, một trong số đó là nỗi khổ “Sở cầu bất đắc khổ” đó là nỗi khổ
khi con người mãi chạy theo những giấc mơ, ảo ảnh nhưng không được như mong
muốn và phải chịu những thất bại cay đắng để rồi ôm tâm tư phiền não. Con người
luôn có xu hướng chinh phục những thử thách, những ước mơ, những khác vọng
nhưng không phải ai cũng thành công. Có người khi thành công phải trải qua rất
nhiều thất bại nhưng sau mỗi lần thất bại họ lại tự đứng lên và làm lại từ đầu.
Nhưng thật sự chưa có một định nghĩa nào thuyết phục về thành công hay hạnh
phúc. Thành công hay thất bại chỉ là một sự cảm nhận một cách cảm tính hay nói
cách khác con người bị cái Vô minh che khuất bản chất thật của sự vật, hiện
tượng. Nhiều người xem thành công là đạt được mục đích ban đầu mà mình đặt ra

nhưng sau đó lại cảm thấy nó quá tầm thường rồi lại tự đặt câu hỏi mình đang đi
tìm cái gì trong cuộc sống. Tuy nhiên có những người mãi mãi bị vùi chôn trong
những sự tuyệt vọng và luôn trách móc bản thân mình không tìm đucợ lối ra, sự
giải thoát cho bản thân.
Có một câu nói đáng để chúng ta suy ngẫm là “Điều vinh quang nhất trong
cuộc đời không phải là chưa từng vấp ngã, mà là có thể đứng lên sau mỗi lần vấp
ngã” cho thấy rằng con người phải nhìn nhận và phải chấp nhận thất bại và xem
nó như là một điều hoàn toàn bình thường. Không ai thành công một cách dễ dàng
mà cũng không ai chả lẽ mãi mãi chỉ nếm toàn thất bại. Chúng ta không được
tuyệt vọng mà phải luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì hy vọng và vượt qua
mọi nghịch cảnh. Tình cảm bị tuyệt vọng sẽ tạo nên trạng thái tâm lý hoang mang,
không biết đối mặt của cuộc sống ra sao. Nếu sự nghiệp bị tuyệt vọng sẽ gây ra sự
uất ức, chấp nhận số phận, còn nếu tuyệt vọng với cả hai điều này thì dẫn đến kết
cục bi thảm bởi một kẻ trắng tay không tình cũng không sự nghiệp và có thể kết
thúc cuộc sống của mình nhanh nhất hay nếu sống cũng như kiếp vất vưởng cho
qua ngày. Vậy muốn giữ được hy vọng, không sa vào tuyệt vọng thì mỗi con
người phải có ý chí, nghị lực như phi thường biết đối mặt với thất bại và vượt qua
mọi thử thách trong cuộc sống.
Con người trong cuộc đời đôi lần không thể tránh khỏi những phút giây tuyệt
vọng khi mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh. Nhìn ở đâu ta cũng cảm thấy toàn
là giả dối, cũng là hư vô, cũng là vô vọng không có lối ra. Chúng ta nhìn đời bằng
ánh mắt của sự giả dối, sự tuyệt vọng rồi ta lại nói với chính bản thân là sao đời
nhiều gian dối, nơi đâu có thể tìm kiếm chút niềm tin. Sự thật là đời nhiều gian dối
nhưng không vì thế mà đôi khi cho phép chúng ta mềm yếu và tuyệt vọng, chúng
ta có quyền quyết định cách phản ứng của bản thân trước những gì xảy ra xung
12


quanh. Chúng ta có quyền quyết định suy nghĩ của mình về cuộc sống là tích cực
hay tiêu cực. Vậy làm thế nào để vượt qua những nỗi đau khổ và tuyệt vọng một

cách nhanh nhất, đây vẫn là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa thực sự tìm ra câu
trả lời. Nguồn gốc chính của sự tuyệt vọng của con người gây ra những đau khổ
triền miên có thể lý giải trong Thập nhị nhân duyên của Phật giáo. Con người vẫn
nằm trong vòng xoáy không tìm được lối ra bị cái Vô minh che khuất không hiểu
rõ bản chất của sự vật hiện tượng. Do đó phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì đâu mà
gây ra những tuyệt vọng và đau khổ từ đó tìm cách vượt qua nó. Bởi lẽ cuộc đời là
hư vô, con người xét cho cùng cũng chỉ vì chạy theo những ảo ảnh, những phù du
để rồi khi không đạt được mục đích của chính mình thì cảm thấy tuyệt vọng, gục
ngã bởi những thất bại, những nghịch lý của cuộc đời mà không hiểu rõ căn
nguyên của nó.
II.2.4
Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
Con người trong vòng luân hồi trải qua bao kiếp nạn, trải qua bao thăng trầm
bị cuốn vào vòng xoáy của những thị phi, những oan trái trong cuộc đời. Không ai
có thể mang đi tất cả những gì mà mình có như tiền bạc, tri thức, nhà cửa, ruộng
vườn sau khi nhắm mắt xuôi tay. Theo Tập đế của Phật giáo đã là con người thì dễ
bị cái Vô minh che mất tầm nhìn, không thể nhìn xa trông rộng trong khi đó lại
vướn phải cái Tham, Sân, Si cộng với bao điều khác trong Thập nhị nhân duyên
nên đã là con người thì hầu như không thể tránh khỏi những điều trên. Con người
khó có thể hoàn mỹ mà chắc chắn ai cũng vậy khó mà thoát khỏi những sai lầm.
Do đó chúng ta phải biết bỏ qua những sai lầm của người khác cũng như những
sai lầm của chính mình với một tấm lòng khoan dung, độ lượng. Đó là lễ vật lớn
nhất của đời người, là sự ban tặng tình yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày
càng hoàn mỹ hơn. Chúng ta là những con người trần tục sinh ra trên cõi đời này
bị cuốn vào vòng luân hồi phải chịu kiếp khổ nạn nên không ai có thể biết trước
những kiếp nạn mà mình phải chịu trong kiếp này hoặc là nếu có kiếp sau. Cuộc
sống nhẹ trôi hãy dành cho nhau sự yêu thương, sự khoan dung, lòng biết ơn thay
cho những oán hận, những đố kỵ và thù địch.
Do đó chúng ta không nên so sánh lấy cái hay của mình mà trách cái không
hay, điểm yếu của người khác. Lòng khoan dung không những cởi bỏ mọi ân oán

tạo nên cách sống cao thượng, mà còn chính là nguồn phúc để lại cho đời sau. Con
người khi ra đi về cõi vĩnh hằng nếu để lại khối tài sản khổng lồ cho con cháu
chưa chắc gì con cháu họ được hạnh phúc nhưng nếu để lại phúc đức cho đời sau
thì không những con cháu hưởng cả nghìn thu mà tiếng thơm lan truyền ngàn đời.
Nhưng thật sự có nhiều điều đáng nói ở đây là trong cuộc đời con người, người ta
13


có thể cho người khác của cải, tiền bạc, thậm chí sinh mạng của mình nhưng cái
mà nhiều người không thể cho người khác được đó là lòng khoan dung và độ
lượng ngay cả khi nhắm mắt xuôi tay. Một người lầm lổi biết hướng thiện, sự
khoan dung của chúng ta sẽ làm cho người đó hạnh phúc và phát triển tốt hơn. Đối
với kẻ thù, sự khoan dung chính là vũ khí chinh phục nhân tâm cao nhất của họ.
Mở rộng lòng khoan dung của chúng ta với kẻ thù, sẽ giúp chúng ta có thêm một
người bạn. Khoan dung với người nhà, anh em, sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều
mối quan hệ gắn bó, giúp cuộc sống chúng ta trở nên có thêm nhiều ý nghĩa hơn.
Cuộc sống gia đình sẽ trở nên gắn bó khi chúng ta biết khoan dung cho với mọi
người và dùng tình thương để cảm hóa thay vì lòng thù hận để trừng phạt và răn
đe.
Tuy nhiên theo suy nghĩ của bản thân lời răn này của Phật giáo tồn tại quá
nhiều mau thuẫn vì có những người chúng ta có thể khoan dung với họ, nhưng có
những người hoàn toàn không thể khoan dung, nhất là sự khoan dung đó có thể
giúp người đó gián tiếp làm hại tới những người khác hay có một số người không
thể cải tạo được. Sự khoan dung phải đặt đúng chỗ nếu không sẽ trở thành mềm
yếu, nhu nhược. Họ đối xử lại tấm lòng khoan dung độ lượng của chúng ta bằng
sự lừa gạt và có thể họ hại nhiều người khác nữa. Đức Phật lấy từ bi, tin vào nhân
quả, và tin vào lòng thương vô biên của mình, tin vào kiếp sau, nên người chấp
nhận khoan dung cho kẻ thù dù người đó có thể hại tới người. Người làm vậy
nhằm mục đích cảm hóa kẻ thù, và cho dù người mất đi, vẫn có thê tiến tục kiếp
sau trở lại hóa độ kẻ khác. Tóm lại lòng khoan dung nên được cân nhắc một cách

kỹ càng tránh đặt nhầm chỗ biến lòng khoan dung trở nên phản tác dụng.
II.2.5
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
Tình cảm trong Phật giáo bao gồm nhiều khía cạnh như tình cảm gia đình,
tình yêu thương con người, lòng biết ơn, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau, tình yêu
quê hương đất nước…Đơn giản nhất là tình cảm của một người với quê hương nơi
mình đã sinh ra và lớn lên. Người không có tình cảm này, khi rời khỏi quê hương
lưu lạc thì sống thoải mái trong môi trường mới và dể dàng hội nhập vào cuộc
sống mới. Người có tình cảm này sẻ cảm thấy khắc khoải, cảm thấy mình có nợ
với quê hương, tổ quốc, và luôn nhớ về quê hương với nỗi nhớ canh cánh trong
lòng. Khi học được điều hay, lẻ phải, khi tạo dựng được thành công nơi xứ người
thì lại nghĩ tới những người dân của quê hương nơi mình sinh ra, làm sao để giúp
họ được như mình, và bao điều trăn trở khác.
Tình cảm luôn làm con người vướng bận, do dự, và tạo áp lực trong khi giải
quyết các vấn để khác nhau nhiều khi che mất cả lý trí. Chúng ta có thể trả những
món nợ về vật chất, nếu chúng ta chưa trả thì con cháu chúng ta có thể trả nhưng
14


khi chúng ta mắc nợ tình cảm một ai đó thì rất khó trả. Khi bước vào cửa Phật,
chốn tu hành nhiều người còn cảm thấy mình còn mang nặng nợ đời và không biết
có nên quay lại hay quên đi món nợ này hay không. Nhiều người chấp nhận mang
nợ cuộc đời và gác lại bao mối nhân duyên để tập trung vào tu hành có thể là
muốn quên đi nợ đời, cũng có thể mang khác vọng mai đây sẽ khổ độ chúng sinh,
giúp người giúp đời.
Tình cảm là một trong những thứ có thể gây ra cho con người nhiều đau khổ
nhất. Con người suốt đời mãi chạy theo hai thứ mà mình cho là quan trọng nhất là
sự nghiệp và tình cảm hay nói đơn giản là Tình và Tiền. Trong Khổ đế “Thụ biệt
ly” có đề cập đến khía cạnh về tình cảm đó là sự chia cắt, yêu thương nhau không
được ở bên nhau, duyên đến rồi duyên lại đi làm cho bao người ôm mãi những nỗi

niềm riêng. Nợ đời, nợ tình là những thứ rất khó trả mà nhiều khi con người khi về
bên kia thế giới vẫn chưa có thể trả hết thôi đánh hẹn kiếp sau nếu có gặp lại. Trân
trọng ình cảm là một trong những yếu tố làm đẹp thêm tâm hồn mỗi người chứ
không như những con người vô cảm chỉ biết sống cho bản thân mình.
II.2.6
An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Vì sao trong cuộc sống con người nên bố thí, vì sao bố thí là niềm an ủi lớn
nhất dành cho con người. Trong Khổ đế của Tứ diệu đế có đề cập đến nhiều nỗi
khổ của con người và trong Thập nhị nhân duyên có đề cập đến nguyên nhân gây
ra những nỗi khổ đó cho ta thấy rằng trong cuộc sống chúng ta phải tìm cáh hạn
chế và giảm bớt những ảnh hưởng xấu của sự đau khổ và phiền não lên bản thân
mình. Khi cuộc sống chúng ta nhìn lên thấy mình chẳng bằng ai rồi từ đó cảm thấy
phiền não, tự ti nhưng khi chúng ta nhìn xuống chúng ta cảm thấy mình còn hạnh
phúc hơn rất nhiều người. Sự tành công hay thất bại của một người không chỉ là sự
kết hợp của trí thông minh, sự may mắn, nỗ lực mà còn là kết quả của sự tích lũy
những đức hạnh mà chúng ta có được ở kiếp này hay kiếp trước. Bố thí là việc làm
trả lại cho đời những gì mà chúng ta được cuộc đời này ban tặng quá nhiều. Cuộc
sống này có lẽ nhiều người không biết được mình may mắn là được sinh ra trên
cõi đời này để làm một con người, sống cuộc sống con người, khổ nỗi khổ của con
người và vui niềm vui được làm người.
Chúng ta nên chia sẻ cảnh ngộ, lòng thương cảm để giúp đỡ tinh thần hoặc
vật chất cho mọi người. Làm được điều thiện cũng là một cách tích đức để lại cho
con cháu. Có nhiều nhìn nhận khác nhau về việc tích lũy phúc đức như “một ngày
mình làm điều thiện, phúc tuy chưa đến nhưng cái họa đã tự bỏ đi xa, một ngày
làm điều ác, cái họa dẫu chưa đến nhưng cái phúc đã tự bỏ đi xa mình rồi”. Con
người cảm thấy hạnh phúc nhất là khi mình đi làm phúc hay bố thí cho người
khác. Làm phúc ở đây có nhiều mặt như bố thí, giúp đỡ, yêu thương và chăm sóc.
15



Sự bố thí và ban phúc làm cho con người cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn bao
người do đó trở thành một trong những yếu tố giảm bớt đi những ảnh hưởng xấu
của sự phiền não và đau khổ. Con người sống trong sự sẻ chia và trách nhiệm với
những người xung quanh mình, với gia đình, với xã hội. Bố thí với khoan dung
chính là hai chìa khóa mang lại hạnh phúc và thanh thản cho con người.
II.3

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC ĐIỀU RĂN TRÊN TRONG CUỘC
SỐNG

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình…thực sự con người vốn bản tính
tham lam nhưng lại yếu đuối nhiều lúc mình tự thất bại và đầu hàng trước nghịch
cảnh mà mặc dù nó chưa đến hay sắp đến. Trong thực tế nhiều người không thể
chiến thắng nổi bản thân mình trước những cám dỗ vật chất để rồi khi hối hận thì đã
quá muộn. Trong khi đó có một số người khi thất bại thì cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh
nhưng chính bản thân người ta đã không đủ dũng cảm, tỉnh táo và bản lĩnh vượt qua
mọi thứ. Có nhiều người lại so sánh mình với những người xung quanh và thấy
mình yếu kém rồi tỏ ra tự ti cho rằng bản thân mình hèn yếu nhưng thực sự họ chưa
khám phá ra những sức mạnh tiềm năng của bản thân. Do đó trong cuộc sống chiến
thắng chính bản thân mình, chiến thắng sự yếu kém, nhu nhược, nhút nhát của bản
thân thì sẽ chiến thắng tất cả.
Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá…đây là một điều răn của Phật giáo
nhằm cảnh tỉnh những con người sống lừa mình và dối người. Trong cuộc sống nhiều
người vì những tham lam vật chất sẵn sàng bán đứng cả bản thân mình để lao vào
những con đường như buôn bán ma túy, cướp của, giết người, tiếp tay cho những
hành động phi pháp…Vì vật chất mà họ đang sống một cuộc đời lừa dối chính bản
thân mình. Một khi của cải vật chất không còn hay vô nghĩa người ta mới nhận ra
được cuộc sống này còn bao điều có ý nghĩa hơn là sự dối trá. Sống dối trá đưa người
ta vào con đường đen tối và luôn cảm thấy tội lỗi với chính mình nhiều khi hối hận thì
mọi sự đã an bài. Do đó mỗi người hãy sống thật với lòng mình nhưng cũng phải đấu

tranh chống lại sự gian dối, nếu bạn không chống lại nó thì bạn sẽ bị nó hại, nó sẽ gõ
cửa ghé thăm.
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng…đôi khi trong cuộc sống có những
lúc con người cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng không biết mình đi về đâu. Họ nhìn xung
quanh một trời không lối thoát. Trong những lúc này con người trở nên yếu đuối và có
thể có những hành động thiếu suy nghĩ. Do đó với mỗi người nên luôn nuôi dưỡng
niềm tin vào cuộc sống, sống là phải hy vọng cho dù hiện tại có nhiều người có thể
chưa thành công, gặp nhiều thất bại trên con đường tiến thân. Nhưng khi một cánh
cửa đã đóng thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Hãy giữ vững niềm tin…!
16


Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung…trong cuộc sống chúng ta nhiều
khi mắc phải những sai lầm. Chúng ta sinh ra làm con người chứ không phải là những
bậc thánh nhân quân tử. Thật nhẹ lòng khi chúng ta khoan dung cho những lỗi lầm,
những lời nói bốp chát của bạn bè anh em. Tất cả những điều đó làm nên những dư vị
thật đa dạng của cuộc sống này. Với những người biết quay đầu làm lại hãy cho họ
một cơ hội làm lại nếu không họ sẽ mãi mãi sống trong bóng tối của tội lỗi. Tuy nhiên
sự khoan dung luôn là con dao hai lưỡi nhiều khi có một số người lợi dụng vào tấm
lòng của người khác để lợi dụng, để thực hiện những hành vi xấu. Khoan dung cũng
phải có những giới hạn của nó.
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm…nhiều người nói rằng nợ tình kiếp
sau xin trả lại. Bởi lẽ đây là món nợ quá lớn trong cuộc sống đối với mỗi người.
Chúng ta sinh ra trong cuộc đời này nợ cha mẹ công sinh thành nuôi dưỡng, nợ thầy
cô những điều dạy dỗ, nợ anh em bạn bè tình thương yêu, nợ cuộc đời này đã chắp
cánh cho chúng ta những ước mơ. Do đó sống phải trọng tình nghĩa sẽ làm cho con
người cảm thấy bớt mắc nợ cuộc đời thay vì một người sống vô tình vô nghĩa qua cầu
rút ván.
An ủi lớn nhất của đời người là bố thí…sự bố thí làm cho con người cảm thấy
nhẹ nhàng, cảm thấy mình còn hạnh phúc. Bố thí là một sự cho đi mà không bao giờ

mong rằng mình có thể nhận lại. Khi chúng ta cho đi một thứ gì đó tốt đẹp có thể sẽ
mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người đón nhận nó. Cuộc đời mỗi người thật
ngắn ngủi có lẽ chúng ta đã nhận quá nhiều từ cuộc đời này do đó hãy ban tặng lại
những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể.

PHẦN III – KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên về tư tưởng nhân sinh quan trong các điều răn trên của
Phật cho thấy trong cuộc sống của mỗi con người phải có những hiểu biết kiến thức,
những nhìn nhận đánh giá của bản thân về bản chất, nguyên nhân của những sự việc,
hiện tượng xảy ra xung quanh mình để rồi từ đó có những câu trả lời thỏa mãn nhất
cho những gì mà mình đã trải qua và sắp trải qua cũng như phải đối mặt trong cuộc
sống. Tứ diệu đế đưa ra những quan điểm, góc nhìn thực tế về cuộc sống của con
người giúp con người hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra xung quanh mình, hiểu được
nguồn cội của những khổ đau cũng như con đường tu hành để hướng đến việc xây
dựng con người tốt đẹp cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Thông qua phân tích một số điều răn
trên cho thấy mỗi chúng ta trong cuộc đời này phải luôn sống hết mình, sống vì niềm
tin và hy vọng, giúp đỡ những người xung quanh, sống thật với lòng mình, phải tôi

17


rèn bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống hướng đến
một con người hoàn mỹ nhất.
Tuy nhiên trong những điều răn trên của Phật cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn
như lòng khoan dung, sự bố thí của con người nhiều khi nếu đặt không đúng chỗ sẽ
gây ra những hậu quả khó lường. Chúng ta có thể cứu giúp người này nhưng họ lại
lấy oán báo ân hay thậm chí hại những người khác. Vậy điều đó có đáng không, có
nên làm không ? Do đó đối với mỗi trường hợp, hoàn cảnh khác nhau phải có những
suy nghĩ tỉnh táo về các điều răn trên của Phật dạy để chúng ta không phải hối hận về
những gì mà mình đã làm đôi khi lại gây ra những kết quả không như mong đợi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng Triết học dành cho học viên cao học – Tứ diệu đế và 14 điều răn của
Phật – TS Đào Duy Thanh.
• GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dùng trong các trường đại học,
cao đẳng) (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung).
• GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh
không chuyên ngành Triết học - 2005)
• Website:
o />o />•

CÁM ƠN THẦY ĐÃ ĐỌC BÀI…!

18



×