Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn giáo viên GDCD phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.57 KB, 17 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô
dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta có
câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ
quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá,
sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, Mục tiêu cơ bản của
giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học
vấn cao, có thể chất cường tráng, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng
thích ứng và kỹ năng sống cao. Giáo dục hạnh kiểm được đặt ra hàng đầu, vì thế
bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng quan tâm đúng mức về giáo dục hạnh kiểm cho
học sinh.
Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào
tạo đến năm 2020 nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển
giáo dục đến năm 2020 là:“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng
giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên...
Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc
biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống
văn hóa dân tộc, giáo dục về Ðảng. Phát triển năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những
biến đổi nhanh chóng của thế giới. Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu
nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất
nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh….”
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước ta đã có những
thành tựu đáng kể về chất lượng giáo dục – đào tạo, đã xuất hiện nhiều nhân tố
mới, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tiến trình “chấn hưng giáo
dục”, đóng góp to lớn vào quá trình của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, tổ chức và nhất là về chất lượng và hiệu quả,


chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực.
Với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường đã tác động đến nhiều mặt
của đời sống con người Việt Nam cả về quan hệ xã hội và đời sống tâm lý. Tác
động này là tích cực làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người
Việt Nam nhưng vẫn còn một phần ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, nhất
là đối với tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay.
Mặt khác, từ lâu bộ môn GDCD bị phụ huynh lẫn học sinh xem là môn
phụ, ít được quan tâm vì không nằm trong những môn sẽ thi tốt nghiệp hay đại
học, cao đẳng vì thế hệ lụy tất yếu là nhận thức tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối
sống của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng xuống cấp, thậm chí vi
phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.

1


Thực tế cho thấy, mặc dù Đảng, Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật
và nhà trường thường xuyên chú ý, không ngừng tăng cường tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, phòng ngừa tội phạm… nhưng các tệ nạn xã hội và các vụ phạm
pháp vẫn không giảm và từng ngày tác động, len lách xâm nhập vào nhà trường.
Đáng lo ngại là tỉ lệ thanh niên học sinh chạy theo lối sống hưởng thụ, buông
thả, vi phạm pháp luật, nội quy nhà trường ngày càng tăng. Riêng tại trường
THPT Xuân Lộc, năm học 2012-2013 vừa qua, đa số học sinh chăm ngoan,
nhưng cũng đã xảy ra tình trạng 34 học sinh vi phạm An toàn giao thông bị xử
lý kỷ luật, 4 vụ học sinh vi phạm gây gổ, đánh nhau (trong đó 2 vụ học sinh nữ
đánh nhau), hàng trăm lượt học sinh vi phạm nội quy, nề nếp tác phong… Tình
hình trên đã gây mất trật tự, nề nếp, kỷ luật của nhà trường, mất an toàn trong
đời sống cộng đồng dân cư, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống của nhà
trường, gây tâm lý tiêu cực trong học sinh và phụ huynh, tạo áp lực lớn đối với
công tác giáo dục của nhà trường.
Đối với công tác giáo dục, thực trạng trên gây nên những băng hoại về tư

tưởng, đạo đức và lối sống, phá hoại mọi tác dụng và hiệu quả giáo dục của nhà
trường, nếu không ngăn chặn, xóa bỏ kịp thời thì hậu quả rất nghiêm trọng, nó
sẽ tạo ra những tiền lệ xấu, tạo nên những lệch lạc cả về ý thức lẫn hành vi của
một số học sinh.
Với vai trò là một phó hiệu trưởng phụ trách Hoạt động Ngoài giờ lên lớp,
công tác GVCN và kỷ luật học sinh, đồng thời là giáo viên giảng dạy bộ môn
GDCD trong nhà trường, tôi nhận thấy hơn ai hết chính bộ môn GDCD và giáo
viên chủ nhiệm là những nhân tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo
dục và hình thành nhân cách, ý thức, đạo đức của học sinh trong nhà trường.
Vì những lẽ trên, tôi thấy việc giáo dục toàn diện con người mới từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường, trước hết là giáo dục đạo đức cho học sinh là hết
sức quan trọng và cấp bách. Nhà trường phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động
để giáo dục học sinh. Muốn đào tạo cho xã hội những con người phát triển toàn
diện thì ngay từ trong nhà trường chúng ta phải đặc biệt chú ý đến việc giáo dục
tư tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, phải tìm ra các nguyên
nhân và biện pháp tích cực để uốn nắn, giáo dục các em một cách toàn diện. Vì
thế tôi chọn đề tài” Giáo viên GDCD phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đánh
giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân
Lộc trong năm học 2012-2013” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với vai trò là một giáo viên bộ môn GDCD, qua thực tiễn công tác giảng
dạy của bản thân và kinh nghiệm kết hợp với GVCN giáo dục, nhận xét, đánh
giá học sinh, tôi muốn tìm hiểu, phân tích một số biện pháp trong việc giáo viên
GDCD phối hợp cùng GVCN đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh tại trường
THPT Xuân Lộc nhằm rút ra những kinh nghiệm tốt đồng thời cũng nêu lên một
vài ý kiến đề xuất cho công tác này trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.

2



III/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ là một đề tài nghiên cứu thực tế, thời gian có hạn, khả
năng tự nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên tối chỉ nghiên cứu trong
phạm vi sau đây:
- Thực trạng việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT
Xuân Lộc trong năm học 2012-2013 nhà trường.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp trong việc
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Xuân Lộc trong thời
gian tới.
IV/ PHẠM VI – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.Phạm vi:
Nghiên cứu tại trường THPT Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2.Giới hạn: Trong phạm vi một năm học: năm học 2012-2013.
V/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp quan sát: Quan sát, tiếp cận thực tế việc đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm của học sinh trong trường.
2.Phương pháp thống kê, so sánh: Bằng những số liệu, biện pháp bản thân
đã thực hiện từ một số đối tượng là học sinh các khối lớp qua dạy bộ môn
GDCD. Sau đó phân tích, đánh giá về cách phối hợp có hiệu quả với GVCN để
giáo dục và có cơ sở nhận xét, đánh giá chính xác học sinh.
3.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, tham khảo sách,
báo, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của
ngành…

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tại Điều 28 về Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3
/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ:
1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy
chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định.
3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện,
công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học
sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả
đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào
cuối học kỳ và cuối năm học.
Điều 3, Chương II, Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TTBGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy
định về việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh nêu:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn
lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của
trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với
nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục
phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Vậy như mục b, Điều 3, Chương II theo Quy chế đánh giá xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT thì trong việc đánh giá
hạnh kiểm và học lực học sinh đã được nêu rõ: Việc đánh giá, xếp loại hạnh
kiểm học sinh phải căn cứ vào kết quả nhận xét đánh giá thái độ hành vi của
học sinh đối với nội dung môn GDCD. Quy chế được ban hành như một luồng

gió mát thổi vào tâm trí và lương tri của nhiều nhà giáo đã và đang dạy môn
GDCD. Vì thế, trọng trách và vị thế của môn GDCD trong nhà trường được
nâng lên một tầm cao mới.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học trong nhà
trường nói chung từ rất lâu. Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết
sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp
học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý
4


thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành
pháp luật.
Theo phân phối chương trình, thời lượng của môn GDCD chỉ 1 tiết/tuần,
mà lượng kiến thức lại khá nhiều, nội dung một số bài thì na ná giống nhau, lại
hơi khó hiểu, chủ yếu là kiến thức hàn lâm nên tạo cho học sinh tâm lý chây
lười, không kích thích được sự ham học ở các em. Bên cạnh đó, so với các môn
khác thì môn GDCD rất ít tài liệu tham khảo, thiếu tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu
trực quan minh họa cho bài học. Tuy giáo viên có tự làm đồ dùng dạy học theo
khả năng có thể nhưng tính khả thi và hiệu quả chưa cao.
Mặc khác, trong nhà trường hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng cho rằng
Giáo dục công dân chỉ là một môn phụ. Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra hờ
hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc,
phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Đến khi kiểm
tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu…
Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn Giáo dục công
dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc
phục không phải dễ dàng.

5



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
NĂM HỌC 2012-2013
1.Thực trạng về Giáo viên chủ nhiệm nhà trường năm học 2012-1013:

Trường THPT Xuân Lộc đóng chân trên địa bàn thị trấn Gia Ray; năm
học 2012-2013 nhà trường có 1805 học sinh chia làm 43 lớp gồm: 15 lớp 12 với
607 học sinh; 14 lớp 11 với 616 học sinh; 14 lớp 10 với 618 học sinh. Về phía
giáo viên có 109 người, trong đó trực tiếp giảng dạy: 98 người, trong đó dưới 45
tuổi có 76 người. Với đội ngũ trên, nhà trường tương đối thuận lợi trong việc lựa
chọn, bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Trước khi bước vào năm học mới 2012-1013, Ban giám hiệu cùng các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường đã họp trao đổi về tình hình công tác giáo viên
chủ nhiệm của năm học trước, ý thức, trách nhiệm của mỗi thầy cô được phân
công, đặc điểm của mỗi lớp.
Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu nhà trường tiến hành phân công giáoviên
chủ nhiệm cho năm học mới. Kết quả năm học 2012-2013, nhà trường đã lựa
chọn phân công 43 giáo viên chủ nhiệm, hầu hết đều là giáo viên trẻ, nhiệm tình,
có kinh nghiệm trong công tác này gồm: 02 thầy cô chủ nhiệm lần đầu, 01 thầy
công tác này 12 năm, còn lại là từ 3 đến 10 năm làm công tác giáo viên chủ
nhiệm.
2.Thực trạng về Giáo viên bộ môn GDCD của nhà trường năm học 20122013:
Đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD nhà trường có 05 người, 100% được
đào tạo chính quy Đại học sư phạm chuyên ngành Giáo dục công dân. Tất cả
thầy cô đều có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác, có thời thâm niên công
tác từ 5 năm trở lên;
Là lực lượng trong nhiều năm qua đã hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa của trường: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thuyết

trình về An toàn giao thông, phòng chống ma túy, tác hại của thuộc lá; bảo vệ
môi trường học đường; truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên…
3.Thuận lợi và khó khăn trong công tác phối hợp:
a.Thuận lợi:
Giáo dục đạo đức nói chung và việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học
sinh nói riêng được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, xem đây là
việc làm đầu tiên trướng khi bước vào năm học mới như: nhìn nhận, đánh giá,
lựa chọn bố trí giáo viên chủ nhiệm ngay đầu năm học, tính toán đến việc phù
hợp với đặc điểm tình hình của mỗi khối, mỗi lớp và đặc thù của một số học
sinh cá biệt ở mỗi lớp.
Đầu năm học, nhà trường đã cung cấp được danh sách, hành vi thường vi
phạm của những học sinh chưa ngoan (ở khối 10 và 11) của năm học trước cho
giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp ứng xử, theo dõi, giáo dục trong năm học.
Mỗi năm học nhà trường đều ban hành kế hoạch riêng của công tác giáo
viên chủ nhiệm để mỗi giáo viên năm bắt, chủ động trong công tác.
6


Đa số học sinh nhà trường là chăm, ngoan; gia đình rất quan tâm đến việc
tu dưỡng, rèn luyện của học sinh.
Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu – tổ chức Đoàn thanh niên – giáo viên bộ
môn và giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường một cách thường xuyên, nhịp
nhàng, kịp thời.
Do tình hình thực tế của nhà trường, tất cả giáo viên dạy GDCD đồng thời
cũng là giáo viên dạy Hoạt động Ngoài giờ lên lớp cùng một số giáo viên chủ
nhiệm nên có nhiều thời gian hơn trong việc tiếp cận học sinh, nắm bắt được
tình hình, năng lực của học sinh lớp mình phụ trách.
Khác với những năm học trước, năm học này nhà trường có cơ sở vật chất
đầy đủ hơn nên đã tổ chức việc học bộ môn Hoạt động Ngoài giờ lên lớp tập
trung theo nhóm của từng khối lớp, do vậy có sự cọ xát, môi trường tập thể thi

đua, học hỏi, thể hiện mình trước tập thể của học sinh.
b.Khó khăn:
Trong học sinh vẫn còn một số em chưa ngoan: vi phạm về nội quy, nề
nếp, vắng học; vi phạm an toàn giao thông; chây lười trong học tập;
Một bộ phận học sinh xem nặng việc học tập văn hóa hơn là việc rèn
luyện, tham gia các hoạt động tập thể.
Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo
dục con me;
Một số ít giáo viên bộ môn GDCD chưa nắm bắt kịp thời, chính xác tình
hình học sinh.
Nhà trường, các cơ quan chức năng chưa có cơ chế, hướng dẫn hay quy
định rõ ràng về việc phối hợp giữa Giáo viên bộ môn GDCD và Giáo viên chủ
nhiệm lớp trong công tác giáo dục, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cuả học sinh.
Theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban
hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng
Bộ GD- ĐT thì trong việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào kết
quả nhận xét đánh giá thái độ hành vi của học sinh đối với nội dung môn
GDCD. Quy chế được ban hành đòi hỏi tâm trí và trách nhiệm của nhiều thầy cô
giáo dạy bộ môn GDCD, trọng trách và vị thế của môn GDCD trong nhà trường
được nâng lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, cũng chính điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên
giảng dạy môn GDCD, vì ngoài việc giảng dạy thì giáo viên phải đảm nhiệm
công việc hết sức quan trọng là “đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ,
hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn
GDCD quy định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành trong mỗi học kỳ và cả năm học”, chưa kể thực tế một giáo viên
dạy GDCD có khi còn kiêm nhiệm công tác khác.
4.Sự phối hợp giữa Giáo viên bộ môn GDCD và Giáo viên chủ nhiệm lớp
trong công tác giáo dục, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cuả học sinh năm học
2012-2013:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, thực hiện theo Quy chế đánh giá

xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư
7


58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT, căn cứ tình
hình thực tế của nhà trường, ngay đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã
tiếp tục tổ chức học tập và triển khai nghiêm túc việc thực hiện Thông tư này
trong hội đồng sư phạm nhà trường nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức trong đội
ngũ giáo viên nhà trường, nhất là nhận thức về vai trò, vị trí của bộ môn giáo
dục công dân và công tác giáo viên chủ nhiệm.
Sau đó Ban giám hiệu chỉ đạo triển khai thực hiện trực tiếp là nhóm giáo
viên bộ môn giáo dục công dân và công tác giáo viên chủ nhiệm của nhà trường
và thông báo rộng rãi Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh
THPT theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ
GD- ĐT đến toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh để học sinh, phụ huynh nhận
thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn GDCD, từ đó định hướng
con em mình quan tâm môn học theo chiều hướng tích cực, tự học “học để biết,
học để làm, học để chung sống và học để làm người”, phát huy tối đa hiệu quả
nhiệm vụ “dạy người” mà môn học này gánh vác trong nhà trường.
Như trên đã trình bày, mặc dù được triển khai đến các đối tượng trong nhà
trường nhưng chưa có các tiêu chí, hướng dẫn cụ thể mà chỉ dừng lại ở tuyền đạt
nội dung của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, do vậy mỗi giáo viên có những
cách vận dụng khác nhau nó tùy thuộc rất nhiều vào ý thức, năng lực, lương tâm,
trách nhiệm và ý chí chủ quan của mỗi cá nhân.
Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân
trong nhà trường, trước hết bản thân tôi nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí
của môn học này trong hệ thống các môn học trong nhà trường từ đó đề ra các
giải pháp cụ thể và có tính khả thi.
Với bản thân, năm học 2012-2013 được phân công giảng dạy bộ môn giáo
dục công dân ở 2 lớp 11B8 và 11B14, đây là 2 tập thể thuộc ban cơ bản, năng

lực học tập ở mức trung bình; về hạnh kiểm, ý thức tham gia tập thể của học
sinh tương đối yếu như:
Lớp 11B8 năm học 2011-2012 là một trong hai tập thể lớp toàn trường đã
không tổ chức được cho học sinh tham quan dã ngoại theo kế hoạch giáo viên
chủ nhiệm của năm học; ngay đầu năm học 2012 – 2013 đã có 8 học sinh cúp
tiết chơi đá banh, 06 học sinh nữ giáo viên chủ nhiệm phải mời cha mẹ học sinh
để cùng phối hợp giáo dục.
Lớp 11B14 là lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, học lực yếu, thường vi
phạm nội quy nề nếp, tô son đánh phấn khi đến lớp, khả năng tham gia các
phong trào tập thể yếu…
Từ thực tế trên, kết hợp với quá trình theo dõi trong công tác quản lý ở
năm học trước, trước hết tôi hệ thống, nắm bắt lại đặc điểm của lớp, chú ý đến
những học sinh chưa ngoan của mỗi lớp… từ đó có biện pháp tác động, giáo
dục, uốn nắn học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi sâu sát quá trình
tiến bộ của học sinh. Cụ thể là những vấn đề sau:
1.Ngay tiết dạy đầu tiên, tôi tranh thủ thời gian tiếp tục tuyên truyền tinh
thần của Thông tư 58 đến các em, khái quát thông tin cho các em biết về những
ưu điểm, hạn chế chung của tập thể lớp. Đồng thời thống nhất tiêu chí, cách
giảng dạy, đánh giá và cho điểm bộ môn. Trong đó, có sự kết hợp với việc bản
8


thân tôi phụ trách theo dõi thi đua, kỹ luật học sinh. đặc biệt lưu ý cách làm bài
kiểm tra luôn phải liên hệ đúng với bản thân. Những nội dung, biện pháp thông
báo của giáo viên nhằm mục đích thay đổi nhận thức, đánh giá vai trò của môn
học này, có tâm thế và các hành vi trong việc trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản
thân của mỗi học sinh, từ đó xác định đúng động cơ và thái độ học tập. Mặt
khác, giúp cho học sinh hiểu những tri thức rút ra từ môn học này là hành trang
vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thành những công dân tốt trong tương
lai.

Thông báo cho học sinh biết, tôi sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm ghi lại
những mặt cố gắng cũng như một số mặt rèn luyện chưa tốt của học sinh theo
những nội dung sau trong quá trình học tập bộ môn giáo dục công dân và hoạt
động ngoài giờ lên lớp:
- Về rèn luyện phẩm chất đạo đức: Những phẩm chất nổi trội của học sinh
như: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái...hoặc cách ứng
xử, giao tiếp với mọi người.
- Về ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: Ghi nhận mức độ chuyên cần,
ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập? đã biết tự học
chưa?... có danh sách lớp để điểm danh và ghi nhận ngay mỗi buổi học.
- Về ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước:
về mức độ tôn trọng, ý thức thực hiện nội quy kỷ luật của lớp, trường; tôn trọng
luật lệ giao thông; ứng xử có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ gìn tài sản
của lớp, trường, nơi công cộng...
- Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường: Về việc rèn luyện thân thể,
giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia các đợt ra quân, hội thi thuyết trình về bảo
vệ môi trường do nhà trường tổ chức...
- Ý thức tham gia hoạt động tập thể, xây dựng tập thể: về ý thức tích cực
tham gia các hoạt động của Đoàncủa trường lớp; tinh thần đoàn kết đấu tranh
xây dựng tập thể tổ, lớp, tinh thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè...
Những nội dung trên tôi đã cùng Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận đánh giá
học sinh đã phấn đấu đạt được những điểm chủ yếu nào, còn những mặt nào còn
yếu, sẽ có lời khuyên để học sinh rút kinh nghiệm cần rèn luyện tốt hơn hoặc có
những lời khen để khẳng định, động viên, chỉ ra những hướng phấn đấu tiếp
theo (chủ yếu trong số học sinh chưa ngoan).
2.Khi lên lớp giảng dạy bộ môn, cố gắng trong việc cải tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy, tìm những dẫn chứng sinh động trong thực tế, gây được
sự hứng thú đối với học sinh. Có những cách thức cụ thể trong việc làm “mềm”
hoá môn học vốn được xem là khô khan, trừu tượng này bằng những thí dụ sinh
động trong đời sống thực tế. Thường xuyên thay cách thuyết giảng một chiều

bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận nhằm phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh…
Chẳng hạn ở bài 1 (lớp 11): tiết 2 Công dân với phát triển kinh tế, tại mục
3: Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và
xã hội, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em tai sao tăng trưởng KT phải gắn liền với
công bằng XH? liên hệ với nước ta? em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa TTKT với
9


công bằng XH? Hiện nay vấn đề này em nhận thấy được thể hiện như thế nào
trong chính sách của nhà nước ta và cuộc sống.
Ở bài 4: cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở mục 1, Cạnh
tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, giáo viên đặt câu hỏi: Khi các em xem
ti vi thấy có chương trình quảng cáo. Vậy tại sao các doanh nghiệp sản xuất
cùng một sản phẩm (dầu gội đầu) lại phải tiến hành quảng cáo? Việc quảng cáo
ấy nhằm mục đích gì? Nếu không tiến hành quảng cáo có được không? Từ thảo
luận của học sinh, giáo viên đi đến hình thành khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh
là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận cao.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên đặt tiếp câu hỏi cho các em suy nghĩ và
tranh luận: vậy cạnh tranh tốt hay xấu, trong cuộc sống và học tập, bản thân các
em có cạnh tranh không? Qua đó giúp các em thấy rõ sự khác nhau giữa cạnh
tranh và ganh đua (ganh tỵ).
+ Ở bài 9 (lớp 11) Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở mục 3: Trách nhiệm
của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham
gia xây dựng nhà nước ta?

Học sinh suy nghĩ và trả lời, sau đó giáo viên bổ sung qua đó hình

thành ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề này.
+ Cũng ở bài 9 (lớp 11) Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phần củng cố bài
học sẽ cho các em làm bài tập trắc nghiệm qua phiếu học tập.
Em hãy cho biết ý kiến đúng (khoanh tròn vào chữ cái đầu câu).
Những việc làm nào sau đây thể hiện góp phần tham gia xây dựng chính
quyền vững mạnh:
A) Tham gia tổng vệ sinh môi trường.
B) Hăng hái tham gia bầu cử hội đồng nhân dân.
C) Thực hiện đóng thuế cho nhà nước.
D) Thực hiện kế hoạch hoá dân số
E) Bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Hoặc hỏi bổ sung câu hỏi về thái độ học sinh qua bài học: Em sẽ làm gì
khi thấy bạn mình hay một ai đó vi phạm pháp luật?
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để học sinh nắm
được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên
đưa ra câu hỏi sau: Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác
động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái
độ của em đối với hành động đó là gì?

Bài 13: (tiết 1) Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa khọc và công
nghệ, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ liên hệ bản thân: tại sao
Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho sự phát triển? nội dung này có liên quan gì đến việc cha mẹ các em
đầu tư cho việc học của con em với tư tưởng: muốn thoát nghèo chỉ có học? cho
biết suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân hiện nay?
10


Bài 13: (tiết 3) Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa khọc và công
nghệ, giáo viên đặt câu hỏi Em hãy nêu ví dụ về hoạt động giữ gìn bản sắc văn

hóa ở địa phương em? Em hãy nêu một số hành vi tiêu cực, chưa đẹp của học
sinh trong học tập văn hóa hiện nay?
3.Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn chú ý điều chỉnh hành vi của học sinh
khi nội dung bài có thể vận dụng được, hoặc kể những câu chuyện thường ngày,
kinh nghiệm trong cuộc sống hoặc từ bản thân… qua đó gián tiếp tác động điều
chỉnh những hành vi chưa đẹp ở học sinh.
Chẳng hạn ở bài 1 (lớp 11): tiết 2 Công dân với phát triển kinh tế, ở bài 4:
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa... tôi thường xuyên liên hệ đến
việc vi phạm an toàn giao thông trong học sinh nhà trường, vi phạm về việc sử
dụng mũ bảo hiểm không đúng chất lượng....

Ở bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, liên hệ đến hành vi đua
đòi, chay lười của học sinh, một số câu chuyện về học sinh vượt khó vươn
lên của nhà trường…
Trong khi ra đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ, tôi đều có những câu
hỏi mở để các em trình bày những hành động thực tế của mình.
Ví dụ như: trong kiểm tra miệng hàng tuần, tôi luôn đặt ra các câu hỏi về
việc làm cụ thể của các em hoặc nhận thức của bản thân như thế nào về nội dung
bài cũ.
Ở bài 1 (lớp 11), công dân với sự phát triển kinh tế, khi yêu cầu học sinh
trình bày về các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, giáo viên đặt thêm câu hỏi:
vậy nền sản xuất (trực tiếp là ở một người lao động) có thể lực là đủ chưa để đưa
nền sản xuất phát triển? chưa! Vậy với bản thân em để có thêm phần trí lực em
phải làm gì và em đã làm được gì cho tương lai? Qua trả lời của các em giáo
viên lưu ý học sinh không chỉ dừng lại việc học chung chung mà cần cụ thể là
định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu ngành nghề mình yêu thích, tích góp kinh
nghiệm của những người đi trước, kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ở bài 12 (lớp 11): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, giáo viên có
thể đưa ra câu hỏi sau: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân
nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào

Giải đáp:
Nguyên nhân

- Ý thức của con người kém
- Phong tục tập quán
- Pháp luật chưa nghiêm
- Một số nguyên nhân khác

Hậu quả

- Diện tích rừng giảm

Biện pháp khắc phục

- Tuyên truyền, giáo dục
người dân
- Ô nhiễm môi trường
- Khai thác tiết kiệm
- Tuyệt chủng động vật, - Tăng cường quản lý của
thực vật
nhà nước
- Gây sói mòn, rửa trôi
- Mọi người cùng tham gia
chống các hành vi phá
rừng.

11


Hoặc câu hỏi tình huống: Tại sao trước đây người nông dân vào rừng đốn

củi, đốt than được xem là làm ăn lương thiện, ngày nay hành động này thì không
được chấp nhận?
Ở bài 11 (lớp 10), Một số phạm trù đạo đức cơ bản, khi kiểm tra giáo viên
có thể đưa ra câu hỏi mở rất thường gặp ở học sinh hiện nay: Danh dự là gì? Vì
sao phải giữ gìn và bảo vệ danh dự ? Em hãy so sánh giữa lòng tự trọng và lòng
tự ái ? Em đã bao giờ tự ái chưa? tự ái có lợi hay có hại? giữa hai nội dung này
nội dung nào em thường thấy phổ biến trong học sinh hiện nay?
Học sinh sẽ trả lời được khái niệm về danh dự, còn phần so sánh giữa
lòng tự trọng và lòng tự ái. Em đã bao giờ tự ái chưa - tự ái có lợi hay có hại?
học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời so sánh tự trọng và tự ái, qua đó rút ra bài học cho
bản thân khi thực tế hiện nay rất nhiều em trong các quan hệ xã hội, lòng tự ái,
đề cao cái tôi, chỉ nghĩ đến bản thân là phổ biến.
+ Giống : Đều là tình cảm của con người
+ Khác :☺ Tự trọng : có động cơ và hành vi tốt, tôn trọng người khác.
☺Tự ái : đề cao cái tôi, chỉ nghĩ đến bản thân, đố kị với người khác.
4.Khi có hành vi, thái độ của học sinh chưa ngoan, chưa tích cực trong
học tập… bản thân tôi nhanh chóng nhận xét, nhắc nhở ngay sau tiết học. Nếu
tái diễn lần thứ hai, tôi tiếp tục giáo dục học sinh ở lớp đồng thời thông báo cho
giáo viên chủ nhiệm biết để cùng điều chỉnh học sinh.
Trong năm học, tôi đã thường xuyên thông tin cùng giáo viên chủ nhiệm,
thường là sau buổi dạy ở lớp, hoặc ở giáo viên chủ nhiệm có những vấn đề cần
sự hổ trợ của tôi sau tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Đồng thời, với vai trò là giáo viên
bộ môn, với cách tiếp cận học sinh thân mật, gần gũi, chân tình, các em đã bày
tỏ tâm sự và mong muốn của mình với giáo viên chủ nhiệm mà các em không
thể nói trực tiếp. Những lần trao đổi đó, chúng tôi đã thấy được sự tiến bộ ở từng
em, nhất là những học sinh trước đây chưa ngoan để có sự khen ngợi, tạo môi
trường để các em phát huy sự tiến bộ đó, từ đó chuyển biến trong hành động.
Kết quả: trong học kỳ I năm học 2012 – 2013, tại 2 tập thể lớp tôi phụ
trách giảng dạy bộ môn giáo dục công dân (cũng là 2 lớp liên tục được thầy cô
giáo viên chủ nhiệm năm học trước đảm nhận và phàn nàn nhiều về học sinh lớp

mình) đã chấn chỉnh và chấm dứt được 3 học sinh nữ thường xuyên ở năm học
trước vi phạm tô son phấn khi đến lớp (11B14), 04 học sinh (mỗi lớp 2 em)
thường bê trể trong học tập đã chuyên cần hơn, 08 học sinh (11B8) ở năm học
trước và những tuần đầu năm học thường cúp tiết đi đá banh đã chấm dứt hẳn,
08 học sinh thường vi phạm tác phong, đồng phục (4 em mỗi lớp) đã trở nên
nghiêm túc, hoạt động phong trào của hai lớp này so với năm học trước khác
hẳn, tham gia đầy đủ các phong trào với số lượng 100% học sinh tham gia, lớp
11B8 còn đạt giải nhì hội thi thuyết trình, tinh thần đoàn kết nội bộ của lớp đã
nâng lên một bước. Cuối năm học, cả hai tập thể lớp số lượng học sinh thi lại
giảm hơn nhiều so với năm học trước, chỉ còn 6 em (so với năm học trước là 14
em), tất cả học sinh đều được xếp hạnh kiểm khá, tốt trở lên, không có học sinh
bị xếp lại trung bình như năm học trước (03 em).

12


5.Đánh giá chung:
Từ Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung
học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về việc
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện
Thông tư này, trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng, với
kinh nghiệm của bản thân tôi đã vận dung một cách linh hoạt, sáng tạo vào trong
công tác, phù hợp với thực tế nhà trường, nhiệm vụ được phân công và công tác
giảng dạy bộ môn, nhờ đó đã đem lại được kết quả đáng mừng:Ý thức tu dưỡng,
rèn luyện của học sinh được nâng lên, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện
được vai trò, trách nhiệm của mình hơn trong công việc, bám sát, thấu hiểu học
sinh hơn. Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp
luôn nhịp nhàng, kịp thời, thường xuyên và chặc chẽ hơn. Có được những kết
quả đó là nhờ:

- Bản thân tôi đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, nhất
là đối với học sinh chưa ngoan; có tinh thần trách nhiệm, đã nhận thấy được tầm
quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, xác định được phương pháp
chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ này là kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để
điều chỉnh, giáo dục đạo đức học sinh.
- Nhà trường đã có những biện pháp hổ trợ kịp thời những khiếm khuyết trong
công tác chủ nhiệm, lựa chọn, quyết đoán trong giao nhiệm vụ cho từng cá nhân
trong đội ngũ.
- Sự phối hợp thường xuyên, kịp thời giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm lớp; có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Ngay đầu năm học, tôi đã định hướng được những vấn đề về phương pháp học
tập bộ môn cho học sinh, giúp các em có cách nhìn nhận và định hướng trước
trong học tập và rèn luyện tư cách đạo đức.
- Với phương pháp giảng dạy, nhất là trong kiểm tra của bộ môn này cần phải có
yêu cầu liên hệ thực tế, thiết thực bản thân học sinh, đây là một cách tạo môi
trường cởi mở, là điều kiện để các em bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của mình và cũng
là cách để các em thể hiện quyết tâm hành động theo chuẩn mực đạo đức được
học.

13


PHẦN KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm:
1.Tập thể nhà trường, nhất là đội ngũ giáo viên giáo dục công dân phải có nhận
thức đúng tầm quan trọng, vai trò của bộ môn và trách nhiệm của giáo viên bộ
môn này trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường.
2.Bản thân giáo viên bộ môn giáo dục công dân phải có nội dung, kế hoạch
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong giảng dạy và công tác giáo dục đạo đức

cho học sinh phù hợp với tình hình thực tế của mỗi lớp.
3.Nhà trường phải thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên chủ
nhiệm ngay đầu mỗi năm học kết hợp với việc hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm
và giáo viên bộ môn giáo dục công dân xây dựng kế hoạch phối hợp của cá nhân
phù hợp với yêu cầu của bản thân và từng đối tượng học sinh.
4. Phải lựa chọn, cân nhắc để bố trí phù hợp giáo viên chủ nhiệm cho từng khối
lớp, từng nhóm đối tượng học sinh đồng thời phải luôn quan tâm, động viên
giúp đỡ để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5.Trong quá trình giáo dục, nhận xét, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học
sinh, giáo viên giáo dục công dân và giáo viên chủ nhiệm phải luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm, yêu nghề, có lòng vị tha, độ lượng, phải xác định nhiệm vụ
chính trong công tác này là “giáo dục” chứ không quá cứng nhắc, quá khắc khe,
phải quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh, điều kiện tâm sinh lý lứa tuổi của từng
đối tượng học sinh.
6.Thường xuyên thực hiện công tác tuyên dương, đặc biệt chú ý những học sinh
chưa ngoan, học yếu có ý chí vươn lên, tu dưỡng rèn luyện tốt, cùng với đó là
tạo môi trường, phát huy sở trường của mỗi cá nhân trong học tập bộ môn và
công việc của lớp, của trường để các em có điều kiện cống hiến, thể hiện điểm
tốt của mình trong tập thể.
7.Nhà trường trao quyền quyết định mọi vấn đề của lớp cho giáo viên chủ
nhiệm, phát huy sự chủ động, sáng tạo của mỗi người trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng phải biết tiếp thu ý kiến
trao đổi, phản hồi từ giáo viên bộ môn giáo dục công dân nói riêng và giáo viên
bộ môn của lớp nói chung một cách chân thành, trân trọng, có định hướng giải
quyết kịp thời vấn đề khi nó mới nảy sinh.
2.Đề xuất, kiến nghị:
- Đối với trường THPT Xuân Lộc, có thể xem xét, điều chỉnh để thống nhất
những tiêu chí về đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trong toàn trường mà
bản thân tôi đã áp dụng trong thực tế (ở phần giải pháp mới ưới đây) để tạo sự
công bằng trong học sinh.

- Đối với Sở Giáo dục và đào tạo cần có tiêu chí thống nhất hoặc hướng dẫn cụ
thể về việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn giáo dục công dân và giáo viên chủ
nhiệm trong việc theo dõi, giáo dục và nhận xét, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
của học sinh để thuận lợi hơn và tạo tính tương đồng, thống nhất chung trong
toàn tỉnh về công tác này.

14


3.Giải pháp mới:
Một là: Tập thể lớp hoặc nhà trường soạn thảo một bộ tiêu chí đánh giá, nhận
xét và cho điểm kết quả rèn luyện về hạnh kiểm của học sinh; Sau học kỳ I và
cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự đánh giá, cho điểm về hạnh
kiểm của bản thân; tập thể lớp đánh giá, cho điểm các cá nhân trong lớp, có thể
theo các tiêu chí dưới đây:
TT

Nội dung đánh giá

Điểm
tối đa

HS tự
đánh
giá

Lớp
đánh
giá


Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo,
cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và
1
20
giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập
thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu;
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối
2
15
sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn;
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng
3
15
vươn lên trong học tập;
Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp
hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã
4 hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu
15
tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và
tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và
5
15
bảo vệ môi trường;
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định
trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị,
xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia
6
20
các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ

Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Tổng
Từ cơ sở đó giáo viên có thể căn cứ xếp loại hạnh kiểm học sinh:
Từ 90 điểm trở lên loại xuất sắc, nếu thực hiện tốt các nội dung trên.
Từ 80 đến 89 điểm loại tốt, thực hiện được những các nội dung, đôi khi có
thiếu sót nhỏ nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
Từ 60 đến 79 điểm loại khá, có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các
nội dung.
Từ 50 đến 59 điểm loại trung bình có một số khuyết điểm trong việc thực
hiện các nội dung nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở,
giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
Từ 40 đến 49 điểm loại yếu;
Dưới 40 điểm loại kém: với các biểu hiện là:

15


a, Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện các nội dung, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường.
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau,
gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội.
Hai là: Điều chỉnh và yêu cầu nội dung nhận xét, cách thức đánh giá, xếp loại
học sinh của giáo viên chủ nhiệm ghi trong học bạ với những nội dung cụ thể,
sát thực hơn hiện nay, thực tế hiện nay trong học bạ, mục nhận xét của giáo viên
chủ nhiệm do không yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải ghi cụ thể nên phần lớn
các học bạ giáo viên chủ nhiệm chỉ ghi một hai dòng chung chung: "chăm

ngoan", "học khá", "có tiến bộ"… Đọc học bạ của học sinh chúng ta không thể
biết mức độ rèn luyện phấn đấu về mặt hạnh kiểm của học sinh ở từng năm học
như thế nào? Đánh giá nhằm ghi nhận một thực tế hay chủ yếu phải đạt mục tiêu
nhằm khích lệ, định hướng để học sinh có thể hoàn thiện nhân cách?
Trong học bạ hiện nay chưa có vị trí nhận xét đánh giá của giáo viên bộ môn
giáo dục công dân theo tinh thần thông tư 58 của Bộ giáo dục và đào tạo quy
định;
Do đó nên quy định lại việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo tinh
thần: Giáo viên chủ nhiệm nên ghi lại trung thực những mặt cố gắng cũng như
một số mặt rèn luyện chưa tốt của học sinh theo các nội dung chủ yếu sau:
1. Rèn luyện phẩm chất đạo đức: ghi rõ những phẩm chất nổi trội của học sinh
như: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái...hoặc cách ứng
xử, giao tiếp với mọi người.
2. Ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: mức độ chuyên cần, ý thức chủ
động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập? đã biết tự học chưa?...
3. Ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước: Về mức
độ tôn trọng nội quy kỷ luật của lớp, trường; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử
có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công
cộng...
4. Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường: Về việc rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh môi trường...
5. Ý thức tham gia hoạt động tập thể, xây dựng tập thể: Thái độ tham gia các
hoạt động giáo dục theo Kế hoạch của trường, các hoạt động chính trị, xã hội do
trường, lớp tổ chức.
Những nội dung trên được ghi sẵn trong học bạ để bắt buộc Giáo viên chủ
nhiệm phải ghi tỉ mỉ đối với từng học sinh đã phấn đấu đạt được những điểm
chủ yếu nào, còn những mặt nào còn yếu, sẽ có lời khuyên để học sinh rút kinh
nghiệm cần rèn luyện tốt hơn hoặc có những lời khen để khẳng định, động viên,
chỉ ra những hướng phấn đấu tiếp theo.
Ba là: Cuối mỗi năm học, nhà trường cần tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm ghi

lại những đặc điểm nổi bật của lớp, danh sách những học sinh chưa ngoan (ở
16


khối 10 và 11) để làm cơ sở cho việc giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên bộ môn trong năm học mới tiếp theo.
Trên đây là một số vấn đề kinh nghiệm của bản thân trong vai trò là giáo
viên giáo dục công dân phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm giáo dục, đánh giá
hạnh kiểm của học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 20122013 theo tinh thần thực hiện Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá, xếp
loại hạnh kiểm của học sinh; với khả năng của bản thân tôi xin đóng góp một vài
ý kiến, rất mong sự góp ý xây dựng của quý thầy – cô để cho công tác này trong
nhà trường thời gian tới ngày đạt hiệu quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.

17



×