Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.69 KB, 33 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG THPT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến việc hình thành và phát triển
con người, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng
hết sức quan tâm đến giáo dục.
Hóa học là một khoa học thực nghiệm, một trong những mục tiêu của dạy học hóa học ở
nhà trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho HS
phát triển tư duy và KNTH hóa học, từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào
cuộc sống. Thực tế dạy học hóa học ở nhiều trường phổ thông hiện nay vẫn đang ở tình trạng
“lí thuyết chưa gắn liền thực nghiệm, thực tiễn cuộc sống”. Có nhiều nguyên nhân: do kết cấu
nội dung chương trình sách giáo khoa đang có nhiều bất cập giữa lí thuyết và thực hành, cơ sở
vật chất phương tiện thí nghiệm không được đầu tư đúng mức, việc kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của HS cũng chưa có hoặc rất ít nội dung thực hành. Ngoài ra, về phía giáo viên phần
nhiều có tâm lí “ngại” biểu diễn thí nghiệm trong các giờ dạy và có xu hướng phổ biến “dạy
chay”. Vì vậy hầu như rất ít giáo viên thực hiện được các thí nghiệm cần thiết trong toàn bộ
chương trình hóa học ở tất cả các lớp. Hậu quả của thực tế dạy học trên dẫn đến hạn chế sự
phát triển tư duy và KNTH hóa học của HS, dần dần làm mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn
rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm. Để khắc phục tình trạng trên, nhằm từng bước
nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường phổ thông, bên cạnh việc tăng cường sử dụng
thí nghiệm trong các giờ dạy lí thuyết hoặc giờ thực hành còn đòi hỏi giáo viên phải thường
xuyên sử dụng và thiết kế các loại bài tập thực nghiệm, câu hỏi liên quan đến các tình huống
thực tiễn, bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học để HS có điều kiện phát triển tư duy và
làm cho môn Hóa học ngày càng gần gũi, thiết thực với đời sống và tạo hứng thú cho học sinh
khi học. Đây cũng là một trong những xu hướng kiểm tra đánh giá trong các đề thi tuyển sinh
trong thời gian gần đây. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu
quả dạy học bằng cách lồng ghép, tích hợp kiến thức thực tiễn, bảo vệ môi trường và hệ


thống bài tập liên quan tới hình vẽ trong dạy học hóa học ở trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp, nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTHHTN liên quan tới hình vẽ, câu hỏi
thực tiễn, bảo vệ môi trường nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thí nghiệm hóa học
và phát huy tính tích cực nhận thức của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học.

1


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Đặt tình huống vào bài mới.
Bất kỳ một hoạt động nào đều có sự mở đầu. Trong mỗi tiết học, mở đầu bài giảng là
một khâu quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của cả giờ học. Đây chính là thời điểm
để giáo viên tìm mọi cách tạo động cơ và hứng thú học tập cho học viên. Thực tế cho thấy,
nhiều giáo viên còn xem nhẹ vai trò của mở đầu bài giảng, chưa chú ý nhiều đến việc phải bắt
đầu tiết học như thế nào để học viên cảm thấy hứng thú và tham gia vào bài học một cách tích
cực nhất Vì thế nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định, gần
gũi xung quanh đời sống của học viên sau đó yêu cầu các em cùng tìm hiểu, giải thích qua bài
học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học viên trong tiết dạy.
1.2. Tích hợp môi trường trong bài học.
Môi trường ngày nay đang là một trong những vấn đề lớn của toàn nhân loại, là mối
quan tâm của tất cả các quốc gia. Môi trường và bảo vệ môi trường đang là một vấn đề toàn
cầu, giáo dục môi trường cho nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong đời
sống hằng ngày, các học viên đã thấy, biết được những ảnh hưởng của môi trường đối với con
người nên giáo viên cần phải tích hợp, lồng ghép các hiện tượng ô nhiễm môi trường vào các
bài học sẽ tạo được sự chú ý của học viên, ngoài ra còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ
môi trường cho từng học viên. Đặc biệt là các học viên hiện đang làm công nhân trong một số
nhà máy khu công nghiệp, đây chính là lực lượng lớn có thể phát hiện và góp phần bảo vệ môi
trường.

1.3. Bài tập hóa học thực nghiệm
1.3.1. Một số quan điểm và cách phân loại BTHHTN
a) Theo các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh thì
BTHHTN có hai tính chất:
- Tính chất lí thuyết: Muốn giải bài tập này cấn phải nắm vững về lí thuyết, vận dụng lí
thuyết để vạch ra phương án giải quyết.
- Tính chất thực hành: vận dụng các KN, kĩ xảo thực hành để thực hiện phương án đã vạch
ra.
Chúng ta có thể cho HS làm các BTHHTN với bốn hình thức khác nhau:
- Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất đơn giản có thể cho toàn thể HS
hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện.
- Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất phức tạp hơn (cho tất các HS đều
làm phần lí thuyết và một vài HS làm thí nghiệm biểu diễn).
- Bài tập chỉ được giải lí thuyết và một phần bằng thí nghiệm (do không đủ hóa chất
hoặc không đủ thời gian hoặc không cần vì thí nghiệm quá quen thuộc).
- Bài tập bằng hình vẽ.

2


1.3.2. Tác dụng của BTHHTN trong việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức
học tập cho học sinh
Bài tập nói chung và BTHH nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông vừa là mục
đích, vừa là nội dung, lài vừa là PPDH hiệu nghiệm, nó cung cấp cho HS không chỉ kiến thức
mà cả con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, vận
dụng kiến thức, của việc tìm ra đáp số.
Sử dụng BTHHTN trong dạy học hóa học sẽ mang lại một số tác dụng tích cực sau đây:
- Giúp HS tích cực tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới. HS học tập chủ động,
tích cực, tăng hứng thú học tập và yêu thích môn học. Giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học.
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại

từ đó xác nhận những thao tác KNTH hợp lí.
- Rèn luyện KN sử dụng hóa chất, các dụng cụ thí nghiệm và PP thiết kế thí nghiệm.
- Rèn luyện các thao tác, KNTH cần thiết trong PTN (cân, đong, đun nóng, nung, sấy,
chưng cất, hòa tan, lọc, kết tinh, chiết…) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.
- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: giải thích các hiện
tượng hóa học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của hóa học đến kinh tế, sức khỏe, môi trường và
các hoạt đông sản xuất, … tạo sự say mê, hứng thú học tập hóa học cho HS.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực,
sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật,
có văn hóa, …
1.3.3. Nguyên tắc và qui trình thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm
1.3.3.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống BTHHTN theo hướng dạy học tích cực
Khi thiết kế hệ thống BTHHTN cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Xác định đúng mục tiêu của bài tập.
- Nội dung phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
- Đảm bảo tính chính xác khoa học.
- Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng.
- Phù hợp với trình độ HS, đảm bảo tính phân hóa theo các loại đối tượng.
- Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện năng lực sáng tạo, phát triển tư duy
và rèn luyện KNTH cho HS.
- Đảm bảo tính sư phạm.
- Các BT có yêu cầu làm thực nghiệm phải đảm bảo tính an toàn, thí nghiệm dễ thực
hiện và tốn ít thời gian.
1.3.3.2. Quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN
BTHH nói chung và BTHHTN nói riêng đều có tác dụng rèn luyện KN, phát triển tư
duy, rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, tạo sự say mê, yêu thích môn học, tăng tính tích cực học
tập, … cho HS. Do đó việc xây dựng hệ thống BTHH chất lượng, đầy đủ, đa dạng là điều quan
trọng và cần thiết. Thực tế hiện nay nhiều GV chỉ lấy những BT có sẵn trong các tài liệu tham
khảo, trên mạng về chỉnh sửa (hoặc không chỉnh sửa). Ít khi hoặc không xây dựng BT theo một
3



quy trình cụ thể, do đó BT dễ có những sai sót, dẫn đến làm giảm chất lượng dạy và học. Trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập
Bước 2: Xác định nội dung BT
Bước 3: Xác định loại BT
Bước 4: Xác định cơ sở và nguyên tắc thiết kế
Bước 5: Xây dựng bài tập gốc
Bước 6: Biến đổi bài tập gốc thành nhiều BT khác nhau
Bước 7: Xác định phương pháp giải BT
Bước 8: Xây dựng đáp án cho BT
Bước 9: Thử nghiệm và chỉnh lí
1.4. Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan tới bài học.
Khi học xong vấn đề gì học viên thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ
chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó trong mỗi bài học giáo viên
cần đưa ra được một số hiện tượng thực tiễn liên quan cho học viên giải thích sẽ lôi cuốn được
sự chú ý của học viên.
1.4.
Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa
học
• Đảm bảo tính chính xác, khoa học
• Đảm bảo tính thực tiễn
• Đảm bảo tính trọng tâm
• Đảm bảo tính logic, ngắn gọn
• Đảm bảo tính giáo dục
• Đảm bảo tính sư phạm
• Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học
1.5.
Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa

học
Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên cần phải nhớ
khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề để người học giải quyết. Các tình
huống phải có đủ thông tin mà trong đó người học có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy
nghĩ, phân tích thông tin thì người học có thể đề xuất phương án giải quyết.
Có tám bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn :
• Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học
• Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu
• Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống
• Bước 4 : Thu thập dữ liệu
• Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu
• Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế
4


• Bước 7 : Thiết kế tình huống
• Bước 8 : Hoàn thiện tình huống
1.5. Tổng quan về phần phi kim lớp 10
1.5.1. Hệ thống kiến thức phần hóa phi kim lớp 10
Hệ thống kiến thức của các chương được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chương 5: Nhóm Halogen
Khái quát nhóm Halogen

• TH 4: Tính chất các
Bài
hợp• chất của các halogen

Clo

Flo






Hiđro clorua
Axit clohiđric




Hợp chất có oxi
của clo

Br

Iot

Bài TH 3: Tính chất của
các halogen

Luyện tập chương 5

• Luyện tập
• về clo và hợp
• chất của clo

Chương 6: Nhóm Oxi
Bài TH 5: Tính chất của oxi,
lưu huỳnh


Khái quát nhóm oxi

Ox
i

Lưu huỳnh

Ozon và hiđro peoxit

Hiđro sunfua

Hợp chất có oxi của
lưu huỳnh
Bài TH 6: Tính chất các hợp chất
của lưu huỳnh

Luyện tập chương 6

1.5.2. Phương pháp dạy học
5


Đây là 2 chương nghiên cứu về chất cụ thể. PPDH chung của chương được thiết kế theo
mô hình:

Vận dụng lí
Dự đoán tính
Xác
minh


thuyết chủ đạo về
chất lí hóa của
những điều dự

cấu tạo nguyên
đơn
chất

đoán về tính chất

tử, liên kết hóa
những hợp chất
bằng các thí

học, định luật
của chúng
nghiệm,
thực
tuần hoàn, phản
hành hóa học
- Giáo viên cần khai thác lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ
âm điện, … Sử dụng BTHHTN hướng dẫn HS suy luận, giải thích, chứng minh tính chất của
chất. Các thí nghiệm được tiến hành là nhằm minh họa cho những tính chất đã được rút ra từ lí
thuyết chủ đạo. Tuy nhiên đối với một số tính chất mới mà HS chưa được học có thể khai thác
thí nghiệm dưới dạng thí nghiệm nghiên cứu.
- Đối với nội dung về ứng dụng của chất, cần gợi ý HS thông qua TCVL, TCHH và vai
trò của chất trong tự nhiên để tự rút ra kiến thức.
- Đối với nội dung về sản xuất cần chú ý sử dụng các mô hình, hình vẽ, dụng cụ trực
quan, … để HS dễ hiểu bài.


6


CHƯƠNG 2: XÂY DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM BẰNG HÌNH VẼ,
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN, TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10
2.1. BÀI CLO
I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu hỏi 1: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước ?
Giải thích: Là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng ra
clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HOCl: Cl2 + H2O
HOCl + HCl
HOCl là phần tử rất nhỏ, dễ hấp thụ trên màng sinh học của vi sinh vật, phá huỷ protein của
màng, cản trở tính bán thấm của màng, thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào và làm chết vi
khuẩn, nấm. HOCl có tính oxi hoá rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh
vật, gây chết cho vi sinh vật. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử
trùng bằng chất này.
Câu hỏi 2: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Giải thích:Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí
clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước.
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn
nước.
Tuy nhiên, giáo viên cũng nên đưa ra vấn đề cần chú ý khi sử dụng nước máy: “Clo là
một khí độc, vì vậy, buổi sáng trước khi sử dụng nước máy chúng ta nên xả nước khoảng 2 - 3
phút để cho lượng Clo bị giữ lại trong ống dẫn nước máy sau một đêm có thể thoát hết ra
ngoài, như vậy sẽ không gây độc cho người sử dụng.”
Ý nghĩa:Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước
cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học

viên hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học viên có thể kiểm nghiệm
thật dể dàng. Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng
dụng của clo .
Giáo viên có thể giáo dục môi trường và tác hại của khí clo qua việc kể mẩu chuyện
quân Đức sử dụng clo trong chiến tranh .
Tháng 4 năm 1915, ở phòng tuyến phía Tây, quân Anh - Pháp đang giao chiến với quân
Đức. Quân Anh - Pháp đang bày trận chờ quân Đức, chuẩn bị tổng tiến công, bỗng nhiên một
đám khói màu lục bay đến bao trùm quân Anh - Pháp. Cái gì vậy? có người ưỡn ngực hướng về
làn khí lạ. Khi làn khí đã bao trùm, có người cố hít vài hơi xem cái gì. Nhưng đột nhiên họ thấy
mờ mắt, cổ họng nóng rát và đau. Toàn bộ trận tuyến dài mấy chục cây số bỗng náo động kinh
hoàng, nhiều người cứ tưởng trúng pháp thuật của địch, ôm đầu bỏ chạy. Đến lúc này họ mới
thấy làn khí màu vàng lục này thật đáng sợ. Lần đánh khí độc này, quân Đức đứng ở trên cao,
đầu chiều gió, bố trí mấy ngàn thùng khí độc, phóng về phía liên quân Anh - Pháp 160 tấn khí
Clo trong thời gian 5 phút. Kết quả, 1,5 vạn người trúng độc; 5000 người chết, khiến trận tuyến
7


quân Anh - Pháp vỡ ra một khoảng trông dài 6km, quân Đức không tốn bao công mà đạt được
chiến thắng.
II.
BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ
Bài tập 1:
Nội dung đề: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.
HCld

- ---

Cl2

Bình 1

Cl2
o/

o

...
...
...
...
...
...
...
...
...
......
...
...
...

Cl2

Bông tẩm
xút

MnO2

o
o
o o o
o


o

o
o

Dung dịch NaCl
bão hòa (bình 2)

Cl2

o
o

oo
o

H2SO4 đặc
(bình 3)

Hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
a.
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí clo ta có thể sử dụng hóa chất nào? Viết
phương trình hóa học minh họa cho phản ứng xảy ra.
b.
Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có lẫn tạp chất gì?
c.
Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa và H2SO4 đặc trong quá trình trên là gì?
d.
Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình chứa H2SO4 đặc trước khi vào bình dung

dịch NaCl bão hòa có được không?
e.
Nêu vai trò của bông tẩm xút.
Bài tập 2:
Nội dung đề: Hãy điền chú thích vào hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo
ẩm và giải thích biết chất ở các vị trí là khác nhau.
Giấy quì khô
Giấy quì ẩm
(1)

(3)
(4)

(2)
--------------

--------------

Hình 1
Hình 2
Bài tập 3 (ĐH K.B 2014): Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung
dịch HCl: dung dịch HCl đặc
8


Bình (1) Bình (2)
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và
bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.

C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Bài tập 4: Trong PTN, khí clo được điều chế từ MnO 2 và axit HCl bằng bộ dụng cụ như hình
vẽ sau.
a. Viết PTHH của phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có).
b. Phân tích những chỗ chưa đúng trong bộ dụng cụ hình sau. Giải thích.
dd HCl 10%

MnO2

Hình 2.6

Bài tập 5: Người ta điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm từ MnO2 và HCl đặc. Để thu
được khí Cl2 sạch và khô, cần dẫn khí thu được đi qua các bình rửa khí A và B (hình 2.7).
a) Hãy cho biết bình A và B đựng chất nào trong các chất sau đây: dd Ca(OH) 2, dd NH3,
H2SO4 đặc, H2O, dd NaCl bão hòa, dd Br2? Giải thích.
b) Cách thu này có thu được một thể tích xác định của khí clo không? Giải thích
dd

HCl

đặc

Bông
tẩm
dd
NaOH

Mn
O2


9

A
Hình

B


Bài tập 6: Trong thí nghiệm ở hình sau người ta dẫn khí clo mới điều chế vào bình A có đặt
1 miếng giấy màu, khô. Nếu đóng khóa K thì miếng giấy không mất màu. Nếu mở khóa K thì
miếng giấy mất màu. Giải thích hiện tượng.

C

K

l2
Bông
tẩm
ddNaOH

H2SO4
đặc

A

Bài tập 7: Cho biết hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm sau giống và khác nhau như thế nào.
Giải thích và viết PTHH (nếu có).
Gi


C

Cl2

ấy
màu

l2

H2SO4

H2O

đặc

Hình
2.22VỆ MÔI TRƯỜNG
CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO

III.
Câu 1. Không khí bị ô nhiễm clo gây ra những tác hại nào sau đây.
A. cây lá úa vàng, gây thiệt hại cho năng suất cây trồng
B. động vật nuôi chết hàng loạt
C. phá huỷ các công trình công cộng
D. hình thành mưa axit
Câu 2. Những phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của clo là sai
A. là khí màu vàng lục, mùi xốc
B. khí clo rất độc, phá hoại niêm mạc đương hô hấp
C. nhẹ hơn không khí tan rất nhiều trong nước

D. tan nhiều trong dung môi hữư cơ
Câu 3: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ
mùi chất sát trùng là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của nước clo là do
A. Clo độ nên có tính sát trùng.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh.
C. có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. Có oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh.
Câu 4: Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm dẫn vào
hang chuột. Hai tính chất nào của clo đã cho phép làm như vậy?
2.2. BÀI AXIT CLOHIDRIC – MUỐI CLORUA
10


I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ
thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001
mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc
tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành
các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người.
Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó
tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số
thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO 3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng
trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 2:Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
Giải thích: Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100 oC. Nếu cho thêm một ít
muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100 oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín

nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
Ý nghĩa: Đây là những vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học viên sẽ không
biết. Học viên dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm
nấu ăn cho học viên, rất thiết thực trong cuộc sống.
II.
BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ
Bài tập 1: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm.

C
B
A

Bông tẩm xút

....
....
------....
....
....
....
-- - ------ -

D

a. Xác định các chất A, B, C, D trong hình vẽ trên.
b. Hãy nêu các quá trình xảy ra trong hai ống nghiệm. Viết phương trình hóa học minh
họa (nếu có).
c. Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên giấy quì tím.
Bài tập 2: Hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí hiđro clorua (trong phòng thí nghiệm)
trong các hình vẽ sau đây? Giải thích.


Khí
HCl

Khí
HCl
Bông
tẩm
ddNa

Khí
HCl

11

Khí
HCl
H
O
2

ddN
aCl


hòa

Hình 1
Hình 2
Hình 3

Hình 4
III. CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl:
A. Làm thức ăn cho người và gia súc
B. Điều chế Cl2, HCl. Nước gia –ven
C. Làm dịch truyền trong bệnh viện
D. khử chua cho đất
Câu 2: Giải pháp để tránh các ảnh hưởng của các chất oxi hoá mạnh đến sức khoẻ con người
là.
A. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, E là chất chống oxi hoá
B. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, B là chất chống oxi hoá
C. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin B, C là chất chống oxi hoá
D. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin D,E là chất chống oxi hoá
Câu 3: Quá trình gia công đồ trang sức có sử dụng dung môi clo để tẩy dầu và rửa kim loại,
khi dung môi bẩn thì bị thải loại ra môi trường, chúng sẽ gây tác hại nào sau đây.
A.Tạo mưa axit
B.Ô nhiễm nguồn đất và nước do chứa kim loại và dầu hoà tan.
C.Ăn mòn các công trình xây dựng như mống cột, đường ống dẫn nước sinh hoạt
D. Làm tăng vi khuẩn trong nước
Câu 4: Hiđro clorua là khí sinh ra trong quá trình nung đất sét để sản xuất gốm, tác hại của khí
HCl là.
A. gây ngột ngạt , khó thở, ,kích thích da, niêm mạc, phổi…
B. ngăn cản sự quang hợp , thụ phấn và tăng trưởng của cây trồng
C. A ,B đều đúng
D. A, B đều sai
Câu 5: Những người bị bệnh đau dạ dày là do trong dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều
HCl.Hỏi người bị bệnh trên cần uống loại hoá chất nào sau đây?
A. NaHCO3
B. MgSO4
C. Na2SO3

D. Na2CO3
Câu 6: Trong dạ dày của chúng ta có một loại axit góp phần vào việc tiêu hóa thức ăn, đó là
axit gì?
A. HCl B. H2SO4 C. HBr
D. HNO3
2.3. BÀI HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Giải thích vì sao nước Gia-ven có khả năng tẩy trắng vải sợi và cho biết vì sao trên
thực tế người ta dùng clorua vôi nhiều hơn nước Gia-ven?
Giải thích: Trong nước Gia-ven, ClO- có tính oxi hóa mạnh do Clo có số oxi hóa +1 dễ
nhận e tạo thành Cl-, nó oxi hóa được chất có màu thành chất không màu. Trong không khí có
CO2, clorua vôi tác dụng với CO2 giải phóng HClO nên có ứng dụng tương tự nước Gia-ven.
12


2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Clorua vôi cũng được dùng để tẩy trắng vải sợi, giấy, tẩy uế các hố rác, cống rãnh, xử lí
các chất độc hữu cơ. Một lượng lớn clorua vôi được dùng để tinh chế dầu mỏ.
So với nước Gia-ven, clorua vôi rẻ tiền hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản
và chuyên chở hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
II.
CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Trong các axit có oxi của clo đã học, axit có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống là.
A. HClO
B. HClO2
C. HClO3
D. HClO4
Câu 2: Trong dung dịch thuốc tẩy ( nước javen) có bán ngoài thị trường, ngoài thành phần
chính là nước javen còn có thêm thành phần là NaOH. Vai trò của NaOH là

A. Làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm
B. Để bảo quản sản phẩm trong quá trình tiêu thụ
C. Trung hoà HCl sinh ra sau khi HClO phân huỷ thành HCl và oxi nguyên tử
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Kinh nghiệm sử dụng nước javen là.
A. Đeo bao tay cao su, không pha javen với nước nóng, giữ trong bình kín, tránh ánh
nắng mặt trời và hơi nóng
B. Giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng, trộn chung với các thuốc tẩy
khác để tăng hoạt tính.
C. Pha javen với nước nóng , không nên ngâm quần áo trước để tránh mục vải.
D. Không pha javen với nước nóng, dùng càng nhiều càng tốt để tăng hiệu quả giặt tẩy.
Câu 4: Chọn đáp án sai: ứng dụng của clorua vôi là để
A. tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy uế các hố rác , cống rãnh
B. xử lí các chất độc
C. điều chế clo trong phòng thí nghiệm
D. tinh chế dầu mỏ
Câu 5: Sử dụng nước javen, clorua vôi để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng
A. tẩy trắng
B. tẩy uế, diệt khuẩn
C. tính chế dầu mỏ
D. chế tạo diêm
Câu 6: Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nước javen, clorua vôi , chúng ta có thể sử dụng
những hoá chất thay thế không gây độc hại như.
A. NaOH
B. Chanh, giấm
C. Nước muối
D. Không có hoá chất thay thế
Câu 7: NaClO gây ô nhiễm môi trường nước thường gặp trong chất thải của các nhà máy nào
sau đây.
A. nhà máy dệt , nhuộm

B. nhà máy giấy
C. nhà máy hoá chất
D. A và B đúng
Câu 8: Nếu tiếp xúc với lâu dài, thường xuyên với nước javen có thể gây ra
A. vàng da, hơi thở có mùi clo, mệt mỏi, bất tỉnh, hôn mê.
13


B. chảy máu mũi , mù mắt, mất ngủ, mất khả năng tư duy
C. viêm da, rối loạn tiêu hoá, khuyết tật cho thai nhi khi người mẹ tiếp xúc nhiều
D. không ảnh hưởng tới sức khoẻ do nhà sản xuất đã tính toán nồng độ phù hợp
Câu 9: Nước giaven trong không khí có tính tẩy m àu là do sự có mặt của
khí nào sau đây?
A. Khí trơ
B. O2
C. N2
D. CO2
Câu 10: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa
quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt khuẩn
của dung dịch NaCl là do:
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử
B. Dung dịch NaCl độc
C. Một lí do khác
D. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu
2.4. BÀI FLO-BROM-IOT
I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy
nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư sẽ gây
nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali

iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình này và viết phương trình hóa học (nếu
có).
Giải thích: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dd KI không màu,
thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI giải phóng ra I 2, khi
I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh.
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
Ý nghĩa: Thông qua BT trên, học viên sẽ củng cố được phản ứng điều chế I 2 và nhớ lại
tính chất hóa học của halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dd muối của nó. Đồng thời, học
viên còn biết thêm cách để nhận biết I2 sinh ra. Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nên việc
cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là cần thiết nhưng việc xử lí nước nếu dùng dư clo thì sẽ gây
nguy hiểm cho con người. Vì vậy có thể sử dụng cách trên để kiểm tra nồng độ clo dư trong
nước sinh hoạt hàng ngày của gia đình để đảm bảo sức khỏe.
Câu hỏi 2: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Giải thích: Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn
mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO 2 nên khi cho dung dịch
HF vào thì có phản ứng xảy ra: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Ý nghĩa: Đây là phần kiến thức mà bất kì học viên nào cũng phải biết được sau khi học
bài Flo và hợp chất của nó. Học viên biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn tránh việc
dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF.
Câu hỏi 3: Tại sao phải ăn muối iot ?
14


Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng.
Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần
thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO 3. Nếu lượng iot
không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn,
vô sinh và các chứng bệnh khác.
Ý nghĩa: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng “Iot” nhằm giúp cho
học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.

II.
CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Bệnh fuorosis( bệnh chết răng) gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dân cư Ninh Hoà là
do nguyên nhân nào sau đây.
A. Thực phẩm bị nhiễm độc thuốc trừ sâu
B. Nguồn nước bị ô nhiễm flo
C. Nước thải có hợp chất chứa oxi của clo vượt mức cho phép
D. Người dân không xử dụng kem đánh răng
Câu 2: Việc ngưng sử dụng freon trong tủ lạnh và máy lạnh là do nguyên nhân nào sau đây.
A. freon phá huỷ tầng ozon gây hại cho môi trường
B. freon gây nhiễm độc nước sông, ao, hồ.
C. freon gây độc cho người sử dụng máy lạnh, tủ lạnh
D. freon đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao
2.5. BÀI OXI - OZON
I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Giải thích: Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta
cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác
dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi
mát. Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch,
tươi mát.
Câu 2: Vai trò của ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Giải thích: Ozon có khả năng cải tạo nước thải, có thể khử được các chất độc như
phenol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh… có trong
nước thải. Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại như: sắt, thiếc, chì, mangan… biến nước
thải thành nước sạch vô hại. Trên tầng cao khí quyển 10-30 km quanh trái đất, ozon tồn tại

thành một tầng khí quyển riêng có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia
tử ngoại làm cho người và động vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y… Gần đây, do công nghiệp
phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực… thải vào khí quyển một lượng
bụi và khí ô nhiễm, thì ozon lại góp phần oxi hóa chất gây ô nhiễm, cũng chính vì vậy tầng
15


ozon bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm gần đây, lượng ozon bị mỏng đi 1%, có một số nơi tầng
ozon bị thủng và gây ra không it hiện tượng như bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y…
Ý nghĩa: Đây là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường. Qua bài học học sinh hiểu
được tầm quan trọng của ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu vấn
đề này.
II.
BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ
Bài tập 1: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
KMnO4
Boâng
---------

O2

O2
----------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---- --- --- ---- --- --- ---- ---

----- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------

a.
Tại sao miệng ống nghiệm phải chốc xuống?

b.
Có thể thu khí oxi trực tiếp vào lọ thủy tinh (không úp lọ xuống) không?
c.
Khi kết thúc thí nghiệm phải rút đèn hay ống dẫn khí ra trước, tại sao?
d.
Có thể thay KMnO4 bằng hóa chất nào khác?
Bài tập 2: Hình vẽ sau mô tả cách lắp dung cụ điều chế oxi trong PTN.

O

KMn
O4

2

. Điều chế khí oxi

a. Tìm điểm chưa đúng trong cách lắp bộ dụng cụ trong hình vẽ trên. Giải thích và nêu
cách lắp dụng cụ đúng nhất.
b. Phương pháp thu khí ở trên dựa vào tính chất nào của oxi?
c. Khi kết thúc thí nghiệm, tại sao phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn?
d. Khí oxi có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để làm khô khí
oxi: Al2O3, H2SO4 đặc, dd Ca(OH)2, dd HCl.
Bài tập 3: Khí oxi được điều chế trong PTN bằng thiết bị sau:
(
1)


ớc


(
2)

Hình

16


a. Hãy cho biết hóa chất (1), (2) là những chất nào trong các chất sau đây?
(1): H2O, H2O2, H2SO4.
(2): KMnO4, KNO3, MnO2.
b. Người ta không thu khí oxi ngay từ lúc đầu vì phần thể tích khí oxi lúc đầu có lẫn tạp
chất nào trong các chất sau đây: không khí, hiđro, hơi nước?
Bài tập 4: Bộ dụng cụ sau dùng để mô tả tính chất hóa học của H2O2.
a. Nếu dd A chứa KMnO 4 và H2SO4, khi nhỏ dd H2O2 vào sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Giải thích, viết PTHH của phản ứng và cho biết vài trò của H2O2 trong phản ứng.
b. Nếu dd A là dd KI thì sau khi nhỏ vài giọt H 2O2, thêm vài giọt hồ tinh bột vào dd A
thì có hiện tượng gì? Giải thích, viết PTHH của phản ứng và cho biết vai trò của H 2O2 trong
phản ứng.

H2O2

dd A
Hình 2.13

III. CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Oxi từ không khí vào túi phổi là do :
A. Phản ứng với CO2 trong phổi
B. Áp suất riêng phần của nó trong không khí lớn hơn trong túi phổi
C. Áp suất riêng phần của nó trong không khí nhỏ hơn trong túi phổi

D. Trong túi phổi nhiệt độ và tốc độ khuếch tán lớn hơn.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng :
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
B. Nước giải khát được nén khí CO2 ở áp suất cao hơn có độ chua lớn hơn
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn
D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
Câu 3: Ưu điểm của việc dùng chất tẩy trắng vải, giấy là hidro peoxit so với các hợp chất
chứa clo
A. H2O2 ít có chất độc hại gây ô nhiễm môi trường
B. nguyên liệu rẻ tiền
17


C. dễ sản xuất
D. A và B đều đúng
Câu 4: Freon(CFC) phá huỷ tầng ozonvì sinh ra gốc clo tự do. Cho biết một gốc clo tự do có
thể gây ra điều gì sau đây.
A. phá huỷ một phân tử ozon
B. phá huỷ ba phân tử ozon
C. phá huỷ hàng trăm phân tử ozon
D. phá huỷ hàng ngìn phân tử ozon
Câu 5: Khí ảnh hưởng nhiều nhất đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. O3
B. CO2
C. NO2
D. CFC
Câu 6: Để hạn chế khói mù quang hoá phải
A. sử dụng nguyên liệu ít ô nhiễm, nguyên liệu sinh học
B. hạn chế thuốc lá, bớt lưu lượng xe cộ
C. phân tán chất gây ô nhiễm

D. tất cả đều đúng
Câu 7: Trong tàu ngầm để cung cấp O 2 thủy thủ đoàn người ta dùng chất nào sau đây là
tốt
A. H2O2
B. Na2O2
C. KMnO4 D. KClO3
Câu 8: Những người bị lau phổi có thể khỏi nếu sống gần rừng thông đó là do.
A. Gần rừng thông có hổ phách
B. Gần rừng thông có trầm hương
C. Gần rừng thông có nhựa thông và bụi hoa thông
D. Gần rừng thông có một lượng nhỏ Ozôn
Câu 9: Khí nào là nguyên nhân gây th ủng tầng Ozon?
A. Freon
B. Xenon
C. Neon
D. Kripton
2.6. BÀI HIĐROSUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
I.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Khi hòa tan một lượng nhỏ hiđro sunfua trong nước được dung dịch trong suốt không
màu. Để lọ thủy tinh trong suốt đựng dung dịch đó trong không khí vài ngày thì thấy hơi có vẩn
đục. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học.
Giải thích:
H2S khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit sunfuhiđric trong suốt, khi để dung dịch
này ngoài không khí thì nó dần dần trở nên vẩn đục màu vàng do oxi của không khí đã oxi hóa
H2S thành lưu huỳnh làm cho dung dịch bị vẩn đục.
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
Câu 2: Tình huống như sau: Một hôm, Bà sai bạn Nam ra chợ mua trứng về luộc. Nhưng
trong quá trình luộc, bạn Nam ngửi thấy có mùi thối bay ra khắp phòng. Cái nồi nhôm trắng
đang nấu chẳng mấy chốc trở nên xám đen ở phần chứa nước luộc.

Bà bảo: “Con đã mua nhầm quả trứng ung rồi.”
Nam bèn hỏi: “Bà ơi, vậy làm sao mình nhận biết được trứng ung hay trứng mới vậy bà?
Tại sao trứng ung lại có mùi thối như vậy? Và tại sao cái nồi lại trở nên xám xịt thế kia? Làm
thế nào để cái nồi trắng sáng lại như ban đầu hở bà”
18


Em hãy trả lời giúp Bà của bạn Nam được không?
Hướng dẫn trả lời:
Nhận biết trứng ung:
Trứng gà mới đẻ ra luôn có một lớp màng bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lỗ nhỏ li
ti quanh mỗi vỏ trứng được thông khí qua lại, đáp ứng sự hô hấp của trứng nhưng không cho vi
trùng xâm nhập. Lúc này không khí bên trong rất ít, tỷ trọng của nó lớn hơn nước, nên nó sẽ
chìm. Còn trứng ung vì đã để thời gian dài, một phần lòng trắng của nó đã thối do sự phân hủy
protein, sinh ra rất nhiều thể khí như hiđrosunfua có mùi trứng thối. Mặt khác, một phần nước
ở trong quả trứng bay hơi qua những lỗ nhỏ ở vỏ, thể khí bốc hơi, trọng lượng quả trứng nhẹ đi,
tỷ trọng nhỏ đi, tất nhiên nó phải nổi trên mặt nước.
Nguyên nhân gây đen nồi:
Trong quá trình đun, phần khí H 2S thoát ra và tan một phần vào nước tạo dung dịch axit
sunfuhiđric. Thông thường, trong nồi nhôm (không phải nhôm nguyên chất) sẽ có các thành
phần tạp chất như Si, Mg, Cu, Zn hoặc Pb (thường có nhiều trong các nồi nhôm tái chế). Dung
dịch axit này tác dụng với tạp chất tạo thành các muối sunfua có màu đen bám vào thành nồi.
Vì vậy, nồi nhôm sẽ có màu xám đen ở phần chứa nước luộc.
Để nồi trắng sáng lại như ban đầu, ta có thể đun nhẹ các dung dịch có tính axit như:
nước giấm loãng, nước có vài giọt chanh hoặc nước me...thì nồi sẽ trắng sáng trở lại.
II.
BÀI TẬP DÙNG HÌNH VẼ
Câu 1:Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế SO3 nhờ vào dụng cụ như hình vẽ bên:
Biết rằng phía trên dung dịch H 2SO3 bão hòa luôn tồn tại lớp khí SO 2 cùng với oxi không khí.
Một đoạn dây may xo được nhúng vào dung dịch Fe 2(SO4)3, sau đó được nối với một nguồn

điện làm dây may xo nóng đỏ, khi đó Fe 2(SO4)3 bị nhiệt phân tạo ra Fe2O3 làm chất xúc tác cho
phản ứng tạo thành SO3.

(B)

Hãy cho biết:
a.
Tại các vị trí A, B, C có những chất nào?
----------------------------------b.
Sau phản ứng thu được những chất nào có chứa lưu
---------------------------------(C)
huỳnh? Viết phương trình.
(A)
Câu 2: Có hỗn hợp khí gồm: O 2, O3, H2S, SO2. Sau khi
dẫn hỗn hợp khí qua hệ thống chứa 3 dung dịch KI bão hòa, NaOH bão hòa, H 2SO4 đậm đặc
được sắp xếp như hình vẽ dưới đây ta thu được khí O2 sạch.

19


hh khí

(B)

(A)

(C)

a.
Xác định các dung dịch A, B, C? Viết phương trình chứng minh?

b.
Vai trò của H2SO4 đậm đặc trong bình (C) là gì?
c.
Cũng hỗn hợp khí trên nhưng thay O 2 bằng Cl2 thì có thể dùng bộ dụng cụ trên
tinh chế khí clo không?
Câu 3: Có ba ống nghiệm không nhãn, mỗi ống chứa 1 trong ba chất khí SO 2, O2, HCl
không màu. Úp các ống nghiệm vào các chậu nước và thu được kết quả như hình vẽ dưới đây:
A
C
B
- ------ -- -- ---- ---- - -------- --- -- --------------- - - - -- -- -- -- -- -- -- -- - ---- -- -- -- - - - -- -- -- -- -- -- -- -- -- --- --- -------- --- - -- -- -- -- --------- ----- ------------ ---- -- -- -- -- - - - - -- -- - --- ----- -- ---- -- - - --- ----- -- ---- -- Chậu 1

Chậu 2

Chậu 3

a. Khí trong ống nghiệm nào tan trong nước tốt nhất?
b. Xác định các khí trong từng ống nghiệm.
c. Nếu thay nước ở chậu thứ hai bằng dung dịch NaOH thì quan sát thấy hiện tượng gì?
Câu 4: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một trong các chất khí sau: HCl, O 2, SO2, Cl2.
Chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước. Sau 1 thời gian lấy dd thu được nhỏ lên mẩu
giấy quỳ tím, kết quả thu được ở các hình (1), (2), (3), (4) như sau:
(1): Quỳ tím không đổi màu.
(2): Quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu.
(3): Quỳ tím hóa đỏ.
(3): Quỳ tím hóa đỏ.

(1)
(2)
(3)

(4)
Hãy cho biết:
a. Khí nào tan trong nước nhiều nhất?
b. Khí nào không tan trong nước?
c. Khí nào tan trong nước ít nhất?
d. Khí nào có thể dự đoán là HCl? Biết rằng khí này tan nhiều trong nước tạo dd axit mạnh.
20


e. Thêm vài giọt dd NaOH vào chậu B, nhận thấy mực nước trong ống nghiệm B dâng cao
hơn. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?
g. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm B là khí nào? Vì sao?
h. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm D là khí nào? Vì sao?
Câu 5: Hình vẽ sau mô tả cách điều chế và nhận biết khí hiđro sunfua.
dd

Giấy tẩm
dd
Pb(NO3)2

HCl
Giấy

tẩm FeS
dd
Hình
CuSO4

a.
Viết

2.16
PTHH của phản ứng điều chế khí hiđro
sunfua.
b. Nêu hiện tượng xảy ra của thí nghiệm trên. Giải thích và viết PTHH của phản ứng.
c. Có thể thay dd HCl bằng dd H2SO4 đặc không? Giải thích.
Câu 6: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của SO2.
a. Nếu bình C chứa dd KMnO 4 hoặc dd Br2 thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Trong phản ứng
này SO2 thể hiện tính chất gì? Viết PTHH của phản ứng.
b. Nếu muốn chứng minh tính oxi hóa của SO 2 thì bình C có thể chứa dd gì? Viết PTHH của
dd
phản ứng.
H2SO4 đặc

Na2
SO3

Bình C

Quỳ
tím

ẩm

III. CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Thủy ngân rất độc, nếu không may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào
sau đây khử độc thủy ngân ?
A. Nước
B. Natri
C. Bột Lưu huỳnh
D. Bột sắt.

Câu 2: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường.
Tiêu chuẩn quốc tế qui định nêu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 thì coi là không khí bị ô
nhiễm. Người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO 2.
Lượng SO2 có trong 1 m3 không khí này là :
A. 1,57.10-6 mol/m3
B. 2,57.10-6 mol / m3
C. 3,57.10 -6 mol/ m3
D. 4,57.10 -6 mol/ m3
21


Câu 3: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit:
A. CH4
B. NH3
C. SO2
D. H2
Câu 4: Trong khi làm thí nghiệm tại lớp hoặc trong các giờ thực hành hóa học, có một số
khí thải gây độc hại cho sức khỏe như : Cl 2, H2S, SO2, NO2, HCl. Có thể giảm thiểu các khí thải
đó bằng cách nào sau đây:
A.
Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi
B.
Nút bông tẩm ancol etylic hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng ancol etylic
C. Nút bông tẩm giấm ăn hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn
D. Nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối.
Câu 5: Nồng độ SO2 trong không khí ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao hơn
những khu vực lân cận là do nguyên nhân nào sau đây
A. xe buýt sử dụng dầu chứa S là nguồn phát SO2
B. thành phố là nơi sản xuất H2SO4 làm tănh khí thải SO2
C. hai thành phố này có trữ lượng lưu huỳnh lớn

D. không có đáp án nào đúng
Câu 6: Năm 1954 có hơn 4000 người dân luân đôn chết do khói mù quang hoá. Khói mù
quang hoá gồm những chất nào .
A. CO2, H2, O2, Cl2, bụi…
B. CH4, H2 S, NH3, Cl2, HCl…
C. CO2, H2 S, NH3…
D. NO2, CO, O3, SO2,bụi…
Câu 7: Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là
A. Khí SO2, NO2 trong không khí
B. Khí NH3, khí Cl2 trong không khí
C. Khí O3, khí CO trong không khí
D. Khí CH4, khí C2H4 trong không khí
Câu 8: Làng nghề sản xuất nước mắm ở Tỉnh Gia bị ô nhiễm nặng là do chất thải nào
A. H2S
B. NO2
C. Cl2
D. SO2
Câu 9: Giải quyết vấn đề sương mù quang hoá như thế nào
A. phân tán chất ô nhiễm từ các ống khói bằng các ống khói cao hơn
B. tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
C. sử dụng các nhiên liệu sạch để thay thế
D. tất cả các phương án trên
Câu 10: Sau khi thua trận, người tàu thường xây đền chùa để cất của cải để chờ mang
về n ước.Nếu đến những nơi đền chùa đó về thường hay bị ốm rồi tử vong .Nếu bạn là nhà
hóa học, muốn lấy được của cải thì làm cách nào sau đây?
A. Cho giấm ăn vào
B. Cho S vào C. Cho NaOH vào D. Gia nhiệt
Câu 11: H2SO4 , P2O5 , CaO thường được dùng làm tác nhân hút nước để làm khô các
chất khí.Có thể dùng chất nào trong số chất trên để làm khô khí H 2S?
A. H2SO4(đ).

B. CaO
C. P2O5.
D. Các chất trên đều được
2.7. BÀI AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT
I. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
22


Câu hỏi 1: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit
sunfuric đậm đặc vào nước ?
Giải thích: Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh tỉnh bạn
đọc: “ Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà
chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy ?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra
một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho
nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và
bắn tung tóe gây nguy hiểm.Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác:
axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau
đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra
được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách
quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là phải đổ từ từ axit
vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ
khi pha.
Ý nghĩa: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy
có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm.
Câu hỏi 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có
chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí
nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H 2SO4 và

axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là
H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi
trên thế giới.Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng
đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Ý nghĩa: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường
luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy
mà giáo viên phải cung cấp cho học viên những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác
hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên
23


cho học viên trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric trong bài “Axit sunfuric.
Muối sunfat”.
II.BÀI TẬP DÙNG HÌNH VẼ
Câu 1: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau:
Bông tẩm dd NaOH

Quỳ tím ướt
H2SO4 đặc

H2SO4 loãng

Cu


Cu

a. Nêu hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm.
b. Thí nghiệm trên được dùng để nghiên cứu TCHH nào của axit H2SO4?
c. Vai trò của bông tẩm dd NaOH là gì?
Câu 2: Cách pha loãng dd H2SO4 đặc trong ống nghiệm nào đúng? Giải thích.
H2
O

H2SO4
đặc

(A)

(B)

H2SO4

H2

đặc

O

Câu 3: Cho thí nghiệm được mô phỏng như hình dưới đây:
Khi đổ cốc A vào cốc B thì kim cân thay đổi như thế nào? Giải thích và viết PTHH của phản
ứng (nếu có).

A


B

ddNa2SO3

ddH2
SO4

III.CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Câu 1: Cho H2SO4 đặc vào đường kính một thời gian thì thấy đường bị đen, đó là do
điều gì sau đây?
A. Do H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh
B. Do H2SO4 đặc có tính axit và tính oxi hóa mạnh
C. Do H2SO4 đặc lấy nước của đường
D. Do H2SO4 đặc có tính axit mạnh
Câu 2: Bạn của em chẳng may bị phỏng bởi H 2SO4 đặc. Hỏi phải sơ cứu bằng hóa chất
nào trước khi đi bệnh viện
A. NaHSO3 B. NaHCO3 C. dấm chua D. NaOH
2.8. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Giáo án bài CLO
24


1. Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết: Một số tính chất vật lí, ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp. Clo là chất khí độc hại.
- Học sinh hiểu:
+ Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính chất oxi hoá mạnh: Oxi hoá kim loại, phi kim và
một số hợp chất. Clo có tính oxi hoá mạnh là do có độ âm điện lớn.
+ Trong một số phản ứng clo còn thể hiện tính khử.

- Học sinh vận dụng: Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính oxi hoá mạnh và
tính khử của clo, phương trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Hóa chất: Bình đựng khí clo, bình đựng nước clo, Na, dây Fe, dd KI, dd KBr, giấy quỳ
tím, dd KMnO4, dd HCl đặc, Zn, cát.
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm, giá đỡ, kẹp ống nghiệm, kẹp gắp, dao, ống nhỏ giọt, đèn cồn, ống dẫn khí,
mảnh bìa cứng.
+ Hình vẽ:
dd HCl
đặc

Bông
tẩm
dd
NaOH

Mn
O2

A

B

- Phiếu học tập:
 Phiếu học tập 1:
+ Viết cấu hình electron của clo (Z = 17).
+ Sự phân bố electron vào các obitan ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Từ đó cho
biết số oxi hóa có thể có của clo.
+ Công thức cấu tạo và công thức electron của phân tử Cl2.

+ So sánh độ âm điện của clo với các nguyên tố khác.
+ Số electron lớp ngoài cùng, từ đó cho biết khuynh hướng chung của clo. Kết luận về tính
chất của clo.
+ Dự đoán những tính chất hóa học của clo.
 Phiếu học tập 2:
25


×