SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC
MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS BẰNG
CÁC THỦ THUẬT DẠY HỌC MỚI
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đổi mới nội dung, chương trình và SGK là một nhu cầu tất yếu
khách quan không những đối với ngành giáo dục mà còn phù hợp với sự phát
triển của xã hội.
Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh ở bậc THCS cũng được đổi
mới nội dung, chương trình và SGK. Việc đổi mới nội dung, chương trình,
SGK đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn này theo đặc thù
riêng của nó.
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một trong những môn học
khá khó đối với học sinh bậc THCS. Với đặc thù của địa phương, đặc biệt là
các vùng nông thôn của huyện Lệ Thủy, môi trường để học, thực hành và vận
dụng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, việc học tiếng Anh đối với học sinh bậc
THCS lại càng khó hơn. Vậy làm sao để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả
tốt, đặc biệt là tạo ra sự say mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn
tiếng Anh? Làm sao để trong mỗi bài học học sinh xác định đúng trọng tâm
kiến thức, kỹ năng, say sưa, yêu thích môn học hơn? Để làm được điều đó,
ngoài sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, người giáo viên phải không ngừng học
tập, vận dụng các phương pháp dạy học mới, sáng tạo và linh hoạt vào các bài
dạy của mình; thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng thường xuyên; nghiên cứu,
vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh theo địa
bàn mình đang giảng dạy.
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin nêu ra một số thủ thuật
dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS
góp phần chung vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh trong
nhà trường.
B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mục tiêu của việc dạy học môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh những kiến thức kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất
trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo, và từng bước nâng cao hiệu quả dạy
học, việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phương
pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học tập, học sinh
có động cơ học tập đúng đắn, đóng vai trò tích cực chủ động trong quá trình
học tập. Học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân
mình trong quá trình học tập, học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao
tiếp có ý thức chủ định. Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết tổ
chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn
ngữ qua các hoạt động giao tiếp.
Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng đã xác định phải “khuyến khích
tự học” phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho
học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.
Định hướng chung của ngành giáo dục Lệ Thủy là tích cực hướng tới sự
hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó coi trọng đổi mới cách
thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc sử dụng các thủ thuật dạy
học mới trong quá trình dạy học môn tiếng Anh là nhằm tạo ra sự hấp dẫn, mới
lạ, kích thích sự chú ý, say mê của học sinh đối với môn học này. Hơn nữa giúp
học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức và cảm nhận không nhàm chán, đơn điệu
hay gò bó với bài học, giúp cho học sinh ghi nhớ và khắc sâu nội dung kiến
thức.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tình hình thực tế học sinh.
Trường PT DTNT Lệ Thủy đơn vị trường học đặc thù, giảng dạy và nuôi
dưỡng học sinh dân tộc Vân Kiều với bản chất thật thà, chịu khó trong sinh
hoạt song lại có xuất phát điểm về trình độ thấp. Các em rất rụt rè, kỹ năng
giao tiếp kém và hiếm khi thể hiện bản thân trong các hoạt động giao tiếp nói
chung và trong hoạt động học tập môn tiếng Anh nói riêng.
Với việc dạy học theo kiểu giao tiếp thuần tuý giữa thầy và trò: thầy hỏi trò trả lời; thầy nêu vấn đề - trò tìm tòi và đưa ra ý kiến, quan điểm..., thì tiết
học sẽ không tránh khỏi khô khan, học sinh sẽ dễ bị nhàm chán và hiệu quả
mang lại từ tiết dạy sẽ thấp.
Học sinh Vân Kiều rất có hứng thú với các hoạt động giao tiếp vừa có tính
chất vui chơi, vừa học tập, "học mà chơi, chơi mà học". Vì vậy việc sử dụng
các thủ thuật dạy học kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là rất cần thiết và hữu ích. Việc chọn lựa và tổ chức thủ thuật dạy học mới phù
hợp sẽ tạo ra môi trường học tập thuận lợi và cuốn hút được hầu hết học sinh
vào các hoạt động giao tiếp giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả cao.
2. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
Với sự quan tâm của Phòng GD&ĐT huyện, Sở GD&ĐT, ủy ban nhân dân
tỉnh, trong những năm gần đây CSVC nói chung và ĐDDH nói riêng của
trường Nôi Trú đã được tăng trưởng đáng kể. Song do sự thiếu thống nhất
trong nhiều năm liền trước, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học dành cho
bộ môn tiếng Anh còn thiếu như: Thiết bị trang cấp không đồng bộ như đĩa
nghe lại được trang bị với đài để nghe băng. Trang thiết bị chỉ được trang cấp
một lần đã lâu năm, không được bổ sung, chưa có đủ bộ tranh chương trình
tiếng Anh 7, phòng chức năng riêng giành cho bộ môn chưa có hoặc chưa đúng
quy cách... vì vậy đã hạn chế rất lớn đến việc học tập và nâng cao hơn nữa chất
lượng bộ môn tiếng Anh.
3. Tình hình thực tế học sinh
Cùng với việc đổi mới PPDH, đổi mới trong cách soạn, giảng... kết hợp
với các chuyên đề đổi mới PPDH sát, cụ thể, phù hợp với học sinh dân tộc Vân
Kiều, song kết quả học tập bộ môn tiếng Anh vẫn còn thấp. Theo số liệu điều
tra cuối năm học 2008-2009 của trường PT DTNT Lệ Thủy, chất lượng môn
tiếng Anh 6, 7 thể hiện qua các chỉ số như sau:
Kỹ năng nghe
Lớp
Kỹ năng nói
Kỹ năng đọc
Kỹ năng viết
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
được
nắm
được
nắm
được
nắm
được
nắm
Sĩ
kiến
được
kiến
được
kiến
được
kiến
được
số
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
33
13
39,4
20
60,6
15
45,5
18
54,5
17
51,5
16
48,5
14
42,4
19
57,6
62
34
14
41,2
20
58,8
16
47,1
18
52,9
18
52,9
16
47,1
15
44,1
19
55,9
71
27
13
48,1
14
51,9
14
51,9
13
48,1
15
55,6
12
44,4
13
48,1
14
51,9
72
23
10
43,5
13
56,5
11
47,8
12
52,2
13
56,5
10
43,5
11
47,8
12
52,2
Cộng
117
50
42,7
67
57,3
56
47,9
61
52,1
63
53,8
54
46,2
53
45,3
64
54,7
6
1
Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy học sinh khối 6, 7 còn hạn chế và
lúng túng trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhiều học sinh chưa nắm vững
kiến thức và vận dụng các kiến thức đã học vào các hoạt động giao tiếp còn
yếu.
Từ thực tế như trên và căn cứ vào đặc trưng của học sinh Vân Kiều, tôi luôn
suy nghĩ, trăn trở và tìm tòi các biện pháp, thủ thuật để cuốn hút học sinh vào
các hoạt động của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng
Anh.
III. CÁC BIỆN PHÁP- THỦ THUẬT DẠY HỌC MỚI MÔN TIẾNG ANH
1. Thủ thuật hoạt động: "Ring the gold bell'' ( Rung chuông vàng)
a. Mục đích
Dùng để luyện tập, kiểm tra từ vựng, kiến thức ngôn ngữ. Sử dụng thủ
thuật vào phần Warm up, While- hoặc Post- ở các tiết dạy kỹ năng.
b. Chuẩn bị
* Giáo viên: Chuẩn bị các từ, câu hỏi, định nghĩa, kiến thức ngôn ngữ...
liên quan đến tiết dạy, thiết kế bài tập trên trình PowerPoint.
* Học sinh: Chuẩn bị bút lông màu xanh, đen, bảng phụ kích thước
30x40cm viết được bằng bút xạ, xốp lau bảng.
c. Các bước thực hiện
1. Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi (tốt hơn chia theo dãy bàn học
sinh)
2. Giáo viên phổ biến luật chơi: Các đội chơi tiến hành trả lời trong
phạm vi 10 câu hỏi bằng cách viết câu trả lời lên bảng phụ. Trong mỗi lượt câu
hỏi em nào trả lời đúng thì được tiếp tục trả lời câu hỏi sau. Qua 10 câu hỏi, đội
nào còn lại số người trả lời đúng nhiều hơn thi sẽ thắng cuộc và sẽ nhận được
một món quà “vô giá”. Các em bị loại vẫn được tiếp tục chơi nhưng không
được tín vào kết quả của đội chơi và không đưa bảng lên sau mỗi lượt câu hỏi.
3. Giáo viên trình chiếu yêu cầu của bài tập lên màn hình
4. Chỉ định một học sinh đọc to nội dung bài tập được trình chiếu
5. Học sinh viết câu trả lời vào bảng phụ của các em
6. Giáo viên đưa ra đáp án đúng trên màn hình
7. Học sinh tự kiểm tra câu trả lời của mình
- Nếu câu trả lời đúng thì được tiếp tục cuộc chơi
- Nếu câu trả lời sai thì vẫn được tiếp tục chơi nhưng không được đưa
bảng lên và không được tín vào kết quả cuối cùng của đội chơi.
8. Giáo viên kiểm tra, chọn ra đội thắng và trao thưởng quà “vô giá” cho
đội thắng. Quà “vô giá” có thể là một bài hát tiếng Anh (liên quan đến nội dung
bài học thì càng tốt) hoặc một tràng pháo tay... để khích lệ các em.
* Ví dụ minh hoạ:
Unit 9: Natural Disasters (Tiếng Anh 9)
Lesson 3: Read
* Mục đích: Ôn tập một số từ vựng liên quan đến kiến thức trọng tâm của
bài.
* Thời gian: 7 phút
* Chuẩn bị: - Giáo viên: chuẩn bị 5 hình ảnh trang 78, 79 SGK tiếng Anh 9
(scan ảnh trong sách giáo khoa và trình chiếu lên màn hình) và 5 định nghĩa
hoặc tác hại của 5 thảm hoạ thiên nhiên được thiết kế để trình chiếu trên
PowerPoint:
b
a
c
e
d
1. The funnel - shaped storms which pass over land below a thunderstorm. They
can suck up anything that is in their path. What is it?
2. The result of aburpt shift in the under water movement of the Earth. What is it?
3. The big win reaches 120 kilometers per hour with heavy rain. What is it
called?
4. The mountain or hill with opening through gases, ashed and rooks. What is it called?
5. The convulsion of earth's surface caused severe damage. What is it called?
- Học sinh: Chuẩn bị bút lông màu xanh, đen; bảng phụ kích thước
30x40cm viết được bằng bút xạ, xốp lau bảng.
* Các bước thực hiện:
1. Giáo viên trình chiếu các 5 tranh trên lên màn hình yêu cầu học sinh
quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong tranh
2. Trình chiếu các định nghĩa về các thảm hoạ trên lên màn hình (Lần lượt
từng định nghĩa)
2. Chỉ định một học sinh đọc to nội dung bài tập được trình chiếu (các
tranh trên vẫn được giữ lại trên màn hình):
Ví dụ: 1. The funnel - shaped storms which pass over land below a
thunderstorm. They can suck up anything that is in their path. What is it?
3. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết từ chỉ thảm hoạ thiên
nhiên trong định nghĩa 1 và chữ (a...e) chỉ bức tranh nói về thảm hoạ thiên
nhiên đó. Học sinh 20 giây để suy nghĩ và viết ra kết quả trên bảng phụ. Hết 20
giây tất cả học sinh đưa bảng lên
6. Giáo viên đưa ra đáp án đúng trên màn hình kết hợp với tranh:
Ví dụ: 1-b: Tornadoes
b
7. Học sinh tự kiểm tra câu trả lời của mình
- Nếu câu trả lời đúng thì được tiếp tục cuộc chơi
- Nếu câu trả lời sai thì vẫn được tiếp tục chơi nhưng không được đưa
bảng lên và không được tính vào kết quả cuối cùng của đội chơi.
2. Tidal waves
3. Typhoon. (hurricane, cyclone)
4. Volcano
5. Earthquare
(Tiếp tục làm tương tự với các định nghĩa còn lại)
8. Giáo viên kiểm tra, chọn ra đội thắng và trao thưởng quà “vô giá” cho
đội tháng. Quà “vô giá” là một bài hát bằng tiếng Anh nỗi tiếng: Earth Song
(bài hát về lên án sự phá hoại môi trường của con người và kêu gọi mọi người
trên toàn thế giới cùng nhau nắm tay giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên)
do cố ca sĩ người Mỹ Michael Jackson trình bày, qua bài hát nhằm giáo dục
thêm cho học sinh sự cần thiết về gìn giữ và bảo vệ môi trường.
2. Thủ thuật hoạt động: "Face To Face'' ( Đối mặt)
a. Mục đích
Dùng để luyện tập từ vựng theo chủ đề, chủ điểm, kiến thức ngôn ngữ.
Sử dụng thủ thuật vào phần Warm up, Post- hoặc Further.
b. Chuẩn bị
* Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị nội dung từ vựng liên quan đến chủ đề, chủ
điểm.
* Học sinh: Chuẩn bị bút, bảng phụ
c. Các bước thực hiện
1. Nêu ra chủ đề của những từ cần tìm.
2. Giáo viên chọn người chơi, khoảng 5 học sinh đại diện cho 5 nhóm, đứng
thành một vòng tròn (giống chương trình Đối mặt trên truyền hình).
3. Lần lượt từng người chơi đọc tên từ cần tìm, cho đên hết một lượt, tiếp
tục vòng khác và cuối cùng lựa chọn ra được 1 cặp chơi còn lại. (mỗi vòng
chơi loại một người mà trong 5 giây không đưa ra được từ theo yêu cầu)
4. Giáo viên nêu chủ điểm điểm tiếp theo, cho 2 người chơi đặt cược đáp
án. Sau khi đặt cược đáp án, người chơi lần lượt kể tên các từ .
5. Giáo viên bổ sung thêm từ.
6. Tuyên dương người chơi xuất sắc nhất và cho điểm động viên hoặc các
hình thức khen thưởng khác.
* Ví dụ minh hoạ:
Unit 9: The Body (Tiếng Anh 6)
Leson 3 ( B1,2)
* Mục đích: Giúp học sinh ôn lại một số từ vựng về vóc dáng, khuôn mặt,
đầu tóc
* Thời gian: 5 phút
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các cụm từ gợi ý (full, thin, short, tall,
white, black, green, red, yellow...)
* Các bước thực hiện:
1. Giáo viên nêu ra chủ đề của những từ cần tìm: Hãy kể tên các danh từ
miêu tả các bộ phận trên khuôn mặt (List nouns about parts of your face)
2. Giáo viên chọn người chơi, khoảng 5 học sinh đại diện cho 5 nhóm, đứng
thành vòng tròn.
3. Lần lượt từng người chơi đọc tên từ cần tìm, cho đến hết một lượt, tiếp
tục vòng khác và lựa chọn lại 1 cặp chơi.
Ví dụ: S1: mouth - S2: nose - S3: eyes - S4: lips.... (and so on)
4. Giáo viên nêu chủ điểm điểm tiếp theo: Hảy tìm các tính từ miêu tả về
mái tóc (Lits nouns about hair)
Ví dụ: S1: long - S2: black - S3: straight - S4: brown.... (and so on)
Cho hai người còn lại chơi đặt cược đáp án. Sau khi đặt cược đáp án,
người chơi lần lượt kể tên danh từ chỉ thức ăn, nếu kể đúng theo số từ đặt cược
thì người đó là người thắng cuộc, ngược lại người kia sẽ là người thắng cuộc.
5. Giáo viên bổ sung thêm từ (short, curly, white..)
6. Tuyên dương người chơi xuất sắc nhất và cho điểm động viên.
3. Thủ thuật hoạt động: "Run for Flower'' ( Băng chuyền)
a. Mục đích
Dùng để kiểm tra việc nắm ngữ pháp, từ vựng, kiến thức ngôn ngữ trọng
tâm của bài học. Sử dụng thủ thuật vào phần Warm up, Post- hoặc Further.
b. Chuẩn bị
* Giáo viên: chuẩn bị từ vựng, tranh, kiến thức ngôn ngữ... liên quan đến
nội dung bài học, thiết kế trình chiếu trên PowerPoint
c. Các bước thực hiện
1. Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi. Mỗi đội từ 7 đến 9 thành
viên, đứng thành hàng dọc như băng chuyền.
2. Các đội oẵn tù tỳ để dành quyền chơi trước.
3. Giáo viên trình chiếu một lẵng hoa, bên trong lẵng hoa là một phần
thưởng “bí mật”
4. Giáo viên cho trình chiếu từ vựng, tranh, hoặc kiến thức ngôn ngữ cần
luyện tập lên màn hình.
5. Đội có lượt chơi trước tiến hành thực hiện nhiệm vụ của trò chơi được
trình chiếu lên màn hình bằng cách: Thành viên đứng đầu hàng đọc to yêu cầu
và thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nếu thực hiện đúng hoặc trả lời đúng thì
thành viên đó và 01 thành viên kế sau của đội chơi bước lên khỏi băng chuyền
(hàng), người còn lại của đội trong băng chuyền tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
tiếp theo của trò chơi cho đến khi tất cả các thành viên của đội ra hết khỏi băng
chuyền thì đội đó thắng. Nếu trả lời sai thì sẽ dành quyền chơi cho đội tiếp
theo.
6. Giáo viên khích lệ và trao phần thưởng “bí mật” cho đội thắng, động
viên đội thua lần chơi sau cố gắng để đạt thưởng. Tuỳ vào sự linh hoạt và tinh
tế của từng giáo viên để thiết kế và đưa ra được các hình thức khen thưởng vừa
có tính giáo dục vừa có tính khắc sâu bài học.
* Ví dụ minh hoạ:
Unit 3: At Home (Tiếng Anh 7)
Lesson 1: A1, A2
* Mục đích: Nhằm củng cố cấu trúc câu cảm thán
* Thời gian: 7 phút
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các Cue Words:
1- bright/room
2- clever/student
3- wet/day
4- beautiful/house
5- expensive/dress
6- great/party
* Các bước thực hiện:
1. Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 6 thành viên. (Đội 1 có tên là
Cats - Đội 2 có tên là Mice)
2. Các đội chơi tập họp thành 2 hàng dọc trước lớp
3. Các đội oẵn tù tỳ để dành quyền chơi trước (Ví dụ đội Cats được
quyền chơi trước)
4. Giáo viên trình chiếu một lẵng hoa, bên trong lẵng hoa là một phần
thưởng “bí mật”
Ví dụ: Sau khi trình chiếu lên màn hình giáo viên nói: "Trong lẵng hoa
sẽ có một phần thưởng "bí mật" và sẽ dành cho đội thắng."
5. Giáo viên công bố yêu cầu của bài tâp và thể lệ chơi:
Ví dụ: Giáo viên đưa ra yêu cầu: "Các em sử dụng cụm từ gợi ý để thành
lập câu cảm thán"
6. Giáo viên cho trình chiếu các Word Cues lên màn hình (lần lượt)
1- bright/room
7. Thành viên đầu hàng của đội có quyền chơi trước thành lập câu cảm
thán, đọc to đáp án.
Ví dụ: S1(từ đội Cats): What a bright room!
6. Giáo viên và học sinh còn lại của lớp đưa ra nhận xét câu nói của bạn
vừa rồi đúng hay sai. Giáo viên đưa ra kết luận.
Ví dụ: Giáo viên kết luận: "Đội Cats trả lời đúng, Bạn S1 và bạn S2 được
ra khỏi băng chuyền. Bạn S3 của đội Cats tiếp tục đặt câu theo cụm từ tiếp"
(Nếu thành viên của đội Cats trả lời sai thi quyền chơi thuộc về đội Mice)
Tiến hành như vậy đến khi tìm ra đội thắng
4. Thủ thuật hoạt động: "Who is a millionaire ?'' ( Ai là triệu phú?)
a. Mục đích
Dùng để luyện tập ngữ pháp, từ vựng, kiến thức ngôn ngữ. Sử dụng thủ
thuật vào phần Post-, trong các tiết ôn tập chứa nhiều nội dung kiến thức.
b. Chuẩn bị
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung bài tập (sắp xếp từ dễ đến khó). Bài tập
được thiết kế trên trình PowerPoint.
* Học sinh: Chuẩn bị bút lông, bảng phụ.
c. Các bước thực hiện
1. Lựa chọn người chơi trực tiếp bằng cách trình chiếu lên màn hình một số
từ tiếng Anh (4 từ) mà các em đã học. Yêu cầu các em sắp xếp chúng theo thứ
tự xuất hiện trong từ điển. Trong 20 giây học sinh nào đưa ra kết quả đúng và
nhanh nhất thì được chọn. Học sinh được chọn làm người chơi (trực tiếp) bước
lên trước lớp, ngồi vào ghế “nóng”.
2. Giáo viên đưa ra luật chơi: người chơi trả lời được mốc đầu tiên 5 câu
hỏi được thưởng 5 điểm, trả lời được câu thứ sáu (6 điểm), tương tự như vậy
trả lời được câu thứ 10 thì đạt được 10 điểm và sẽ trở thành “triệu phú” (a
millioner).
3. Giáo viên trình chiếu lên màn hình lần lượt từng câu hỏi cho người chơi
(trực tiếp) lựa chọn phương án trả lời đúng (A-B-C-D). Số học sinh còn lại viết
câu trả lời lên bảng phụ. Câu hỏi từ dễ đến khó.
4. Giáo viên đưa đáp án của từng câu sau khi người chơi trực tiếp vừa mới
chọn xong phương án trả lời và công bố số điểm mà người chơi có được. Cả
lớp cùng đưa đáp án của mình, giáo viên kiểm tra kết quả.
5. Giáo viên công bố tổng số điểm mà người chơi có được, nếu còn thời
gian thì tiếp tục trò chơi với người chơi khác.
6. Giáo viên khích lệ người chơi và trao quà cho “triệu phú” (nếu có)
* Ví dụ minh hoạ:
Unit 9: Natural Disasters (Tiếng Anh 9)
Lesson 2: Speak + Listen
* Mục đích: Cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức, từ vựng và rèn
luyện kĩ năng nghe, nói
* Thời gian: 8 phút
* Chuẩn bị: Nội dung bài tập liên quan đến kiến thức, tư vựng, các hiện
tượng thiên nhiên:
1. We should buy ............ to prepare for a typhoon.
a. a dog
b. a cat
c. a ladder
d. some new clothes
2. You should .................. during an earthquake.
a. stay inside
b. go out
c. visit friends
d. watch TV
3. It will be ............. in the typhoon.
a. sunny
b. hot
d. raining hard
c. warm
4. When an earthquake comes, don't put your bed ...........................
a. next to the table
b.next to the window
c. next to the chair
d. next to the television
5. Snowstorm, volcano, typhoon and ..................... are natural disasters.
a. houses
b. Candles
c. earthquake
d. movies
6. .............. (and so on)
Answer keys:
1.c 2.a 3.d 4.b 5. c
* Các bước thực hiện:
1.Giáo viên chuẩn bị câu hỏi và các phương án trả lời, trình chiếu lên màn
hình.
2. Lựa chọn người chơi: Sắp xếp thứ tự xuất hiện trong từ điển các từ sau:
music - coffee - play - do ( Trả lời: A-coffee, B - do, C - music, D -play )
3. Đưa ra quy chế cuộc thi: Người chơi trả lời được mốc đầu tiên 5 câu hỏi
được thưởng 5 điểm, trả lời được câu thứ sáu (6 điểm), tương tự như vậy trả lời
được câu thứ 10 thì đạt được 10 điểm và sẽ trở thành “triệu phú” (a millioner).
4. Giáo viên trình chiếu lên màn hình lần lượt từng câu một cho người chơi
(trực tiếp) lựa chọn, số còn lại làm và ghi kết quả vào bảng phụ và đưa bảng
lên để kiểm tra:
Ví dụ: 1. We should buy ............ to prepare for a typhoon.
a. a dog
b. a cat
c. a ladder
d. some new clothes
5. Giáo viên đưa đáp án của từng câu sau khi người chơi “ngồi ghế nóng”
vừa mới chọn xong và công bố số điểm mà người chơi có được:
Ví dụ:
1: c. a ladder (trình chiếu lên màn hình)
2: a. stay inside
3: d. raining hard
4: b. next to the window
5: c. earthquake
6: ........
Cả lớp cùng đưa đáp án lên, giáo viên kiểm tra.
6. Giáo viên công bố tổng số điểm mà người chơi có được, nếu còn thời
gian thì tiếp tục trò chơi với người chơi khác.
7. Giáo viên khích lệ người chơi và trao quà cho “triệu phú” (nếu có)
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Qua áp dụng một số thủ thuật dạy học mới như trên, Kết quả cuối năm học
2009 - 2010, chất lượng lớp 7, 8 như sau:
Kỹ năng nghe
Lớp
Kỹ năng nói
Kỹ năng đọc
Kỹ năng viết
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
Nắm
Chưa
được
nắm
được
nắm
được
nắm
được
nắm
Sĩ
kiến
được
kiến
được
kiến
được
kiến
được
số
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
thức, vận
kiến
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
dụng khá
thức, vận
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
tốt
dụng yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
71
33
20
60,6
13
39,4
25
75,8
8
24,2
27
81,8
6
19,2
26
78,8
7
21,2
72
34
20
58,8
14
41,2
24
70,6
10
29,4
26
76,5
8
23,5
25
73,5
9
26,5
81
27
21
77,8
6
22,2
22
81,5
5
18,5
23
85,2
4
14,8
24
88,9
3
21,1
82
23
15
65,2
8
34,8
16
69,6
7
30,4
17
73,9
6
26,1
18
78,3
5
21,7
Cộng
117
76
65,0
41
35,0
87
74,4
30
25,6
93
79,5
24
20,5
93
79,5
24
20,5
Qua kết quả khảo sát chất lượng cuối kì I năm học 2009- 2010 như trên, so
với kết quả đầu năm, bản thân tôi thấy việc áp dụng một số thủ thuật mới, học
sinh say mê học tập hơn và chất lượng bộ môn được nâng cao, học sinh chủ
động và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động hơn. Điều đó chứng tỏ các thủ
thuật dạy học mới trên có tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quá
trình dạy học.
C. KẾT LUẬN
Học tiếng Anh là công việc khó đòi hỏi cao về mặt khoa học- khoa học sư
phạm, do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải
tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị thu hút các em hăng say học
tập. Để nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cần thiết đối với tất cả các
môn học, đồng thời cũng là những trăn trở, băn khoăn của mỗi giáo viên. Việc
lựa chọn và sử dụng hợp lý các thủ thuật dạy học mới một cách đúng đắn sẽ
khích lệ, tạo hứng thú và tâm thế thoả mái trong giờ học tiếng, giúp các em dễ
dàng nắm bắt, củng cố và vận dụng kiến thức vào các tình huống giao tiếp
ngôn ngữ có hiệu quả. Với sự nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học, nắm bắt được đối tượng học sinh cùng với sự quan tâm,
giúp đỡ của các tổ chức tơi tin tưởng rằng phong trào đổi mới trong dạy và học
mơn tiếng Anh của huyện nhà sẽ ngày một tốt hơn.
Thực hiện đề tài trên tơi rút ra được những bài học sư phạm bổ ích sau:
1. ẹeồ toồ chửực vaứ hửụựng dn hóc sinh thửùc haứnh toỏt kyừ naờng
giao tiếp, giaựo viẽn cần phaỷi ủầu tử thụứi gian chuaồn bũ ủồ duứng dáy
hóc tửù táo phong phuự ủeồ táo ủiều kieọn cho hóc sinh thửùc haứnh
trõi chaỷy caực hoát ủoọng coự liẽn quan ủeỏn noọi dung cuỷa baứi hóc.
2. Trong moọt tieỏt dáy ủóc hieồu, giaựo viẽn cần phaỷi toồ chửực
caực hoát ủoọng phuứ hụùp cho caực phần trửụực, trong vaứ sau khi ủóc
ủeồ giuựp hóc sinh khaộc sãu kieỏn thửực. Giaựo viẽn cần ủũnh hửụựng
vaứ phãn boỏ thụứi gian cho caực phần phuứ hụùp ủeồ tieỏt hóc ủát keỏt
quaỷ toỏt.
3. Giaựo viẽn cần phaỷi sửỷ dúng nhiều hỡnh thửực về ủồ duứng
dáy hóc nhử baỷng phú, tranh, aỷnh ủeồ giuựp hóc sinh khõng caỷm
thaỏy nhaứm chaựn trong giụứ hóc ủóc hieồu.
4. Giaựo viẽn cần chuự yự ủeỏn ủoỏi tửụùng hóc sinh yeỏu keựm trong
khi thửùc haứnh ủóc hieồu ủeồ kũp thụứi sửỷa chửừa li sai cho hóc sinh
hoaởc giuựp ủụừ caực em thaựo gụừ nhửừng vửụựng maộc cho các em cũng
như khích lệ động viên khi các em đó trả lời đúng.
5. Mỗi bài học dạy kĩ năng thường có một nội dung nhất định nên giáo viên
cần tìm hiểu, sưu tầm những kiến thức cần thiết như: về đặc điểm các nền văn
hố như trang phục, lễ hội... để giới thiệu, so sánh.. giúp học sinh hiểu biết
thêm và bổ sung vào vốn hiểu biết của mình. Hướng dẫn học sinh tự nghiên
cứu, tìm tòi thêm tài liệu có liên quan đến bài học.
Trên đây mới là những suy nghĩ của cá nhân nhằm góp phần phong phú
thêm về kinh nghiệm tổ chức học tập mơn tiếng Anh ở bậc THCS , nên chắc
chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót .
Vì vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm.
HĐKH trường pt dtnt Lệ Thủy
Người trình bày
Nguyễn Văn Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”
2. Teaching English - Trainer’s handbook.(Tác giả Adrian Daff)
3. Tài liệu tâm lý lứa tuổi học sinh PTCS (Biên soạn: Thế Trường. NXB Đại
học quốc gia Hà Nội 1998)
4. Luật Giáo dục : NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội / 2006
5. Tài liệu tập huấn công tác Giáo dục pháp luật năm 2006 của Sở GD- ĐT
Quảng Bình
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiếng Anh chu kì III.
( 2004- 2007 ) NXB Giáo dục .