QUY LUẬT RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN,
LIÊN HỆ VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại mâu thuẫn về quyền
lợi giữa các giai cấp. Chính mâu thuẫn về lợi ích ấy dẫn đến
mau thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh giữa
các giai cấp ban đầu đơn thuần chỉ là sự đấu tranh trên
phương diện kinh tế nhưng khi nó đã phát triển đến một mức
độ nhất định thì trở thành cuộc đấu tranh vì quyền lợi chính
trị. Đấu tranh chính trị là hình thức bao quát, tập trung và
mạnh mẽ nhất của đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của nó là
cuộc cách mạng xã hội lật đổ ách thống trị của giai cấp cũ,
giành chính quyền về tay giai cấp mình và xây dựng chế độ xã
hội mới.
Đấu tranh giai cấp phát triển đến một mức độ nhất định
đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo để thống nhất mọi hoạt
động của giai cấp, đề ra đường lối đúng đắn phù hợp để đạt
được mục tiêu tranh đấu, tức là lật đổ ách thống trị của giai
cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ. Điều này tất yếu dẫn đến sự
ra đời của các đảng, đảng là sản phẩm lịch sử của chính cuộc
đấu tranh giai cấp. Đảng của bất cứ giai cấp nào cũng ra đời
theo quy luật trên.
Đảng Cộng sản không nằm ngoài quy luật chung. Chính
đảng của giai cấp công nhân ra đời từ cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình với mục tiêu giải phóng giai cấp mình ra khỏi ách áp
bức bóc lột, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế
giới.
Qua thực tiễn lịch sử, có thể thấy rằng Đảng Cộng sản ra
đời là sản phẩm của của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội
khoa học với phong trào công nhân. Trước khi xuất hiện chủ
nghĩa xã hội khoa học, phong trào công nhân hoàn toàn tư
phát. Sơ khai của cuộc đấu tranh ấy chính là các vụ đập phá
máy móc tại các nhà máy. Lúc này công nhân chưa hoàn toàn
nhận thức được kẻ thù thật sự bóc lột mình là ai. Khi phong
trào công nhân phát triển hơn, giai cấp công nhân bước đầu
nhận thức được kẻ thù thật sự, họ cùng nhau lập ra các công
đoàn tổ chức bãi công biểu tình, đòi tăng lương giảm giờ
làm…nhưng suy cho cùng, các hình thức đấu tranh ấy vẫn chỉ
diễn ra về mặt kinh tế, mang tính hạn chế, chỉ có thể thay đổi
hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác trong khuôn
khổ của chủ nghĩ tư bản mà thôi.
Xuất phát từ bối cảnh xã hội xảy ra những mâu thuẫn đối
kháng ấy, chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời nhằm lí giải những
vấn đề trong xã hội, được Mác, Ăngghen sáng lâp và Lênin
phát triển bổ sung làm phong phú cả về lí luận đến thực tiễn.
Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời sau phong trào công nhân, thời
kì đầu chưa gắn kết với phong trào công nhân mà chỉ được
truyền bá thông qua các hội nhóm của những nhà lí luận. Trên
thực tế, chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân
có chung một nguồn gốc là quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa,
tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Quan hệ kinh tế này làm
nảy sinh các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp và các
cuộc đấu tranh giai cấp. Phong trào công nhân xuất hiện và
ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội khoa học và
phong trào công nhân lại nảy sinh ra từ hai tiền đề khác nhau.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là sản phẩm của việc nghiên cứu
những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác còn là kết
quả khách quan tất yếu của quá trình nhận thức và phát triển
những tư tưởng tiến bộ của nhân loại được tạo ra đầu thế kỉ
XIX. Triết học Đức, Kinh tế chính trị học Anh và Chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp. Từ chổ đứng ngoài cuộc, chủ nghĩa
xã hội khoa học đã gắn kết với phong trào công nhân, soi sáng
dãn đường cho phong trào công nhân, làm cho giai cấp công
nhân thấy được bản chất áp bức bóc lột dã man của giai cấp tư
sản và chủ nghĩa tư bản, thấy được sứ mệnh lịch sử của mình.
Từ đó nhận thức được việc phỉ tự tổ chức ra chính đảng của
mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn
xây dựng thành công củ nghĩa xã hội tiến tới xã hội cộng sản.
Cùng với sự lãnh đạo của chính đảng của mình, giai cấp công
nhân từ đây trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc đấu
tranh giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột
của chủ nghĩa tư bản.
Sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào
công nhân đến sự ra đời của Đảng Cộng sản được thực hiện
một cách khách quan. Đó là quá trình giác ngộ và đấu tranh.
Qua thực tiễn lịch sử, Đảng Cộng sản ngay từ khi ra đời đã
mang bản chất cách mạng và khoa học, phát triển và trưởng
thành trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân.
*Liên hệ với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của tư tưởng HCM –
sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của cách mạng VN. Giữa lúc phong trào yêu nước của
các giai tầng trong xã hội diễn ra sôi nổi nhưng đều bị thực
dân Pháp dìm trong những biển máu. Con đường cách mạng
vô sản đến với cách mạng VN như mở ra một tương lai tươi
sáng
Xã hội VN lúc bấy giờ có rất nhiều điểm khác biệt so với
xã hội phương Tây. Bởi chúng ta là một nước thuộc địa nữa
phong kiến, khiến dân ta khổ cực trăm bề. Trong xã hội, mâ
thuẫn gay gắt nhất không phải là mâu thuẫn giai cấp mà là
mâu thuẫn dân tộc. Mâu thuẫn ấy quyết liệt dâng cao không
ngừng cuối cùng dẫn đến cách mạng xã hội, đập tan ách thống
trị của thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân
dân lao động, xây dựng xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ,
văn minh. Trong cuộc đấu tranh đầy nguy nan ấy, cần phải có
một lực lượng đứng ra lãnh đạo toàn dân. Từ tư tưởng HCM
cũng như đúc kết từ thực tiễn cho thấy, giai cấp lãnh đạo ấy
phải là giai cấp công nhân, một giai cấp có tinh thần triệt để
cách mạng, có trình độ và điều kiện phù hợp để tiếp nhận lí
tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế nhưng, giai cấp
công nhân còn cần phải tổ chức ra chính đảng của mình để đề
ra đường lối hướng đi của cách mạng, dẫn dắt toàn thể nhân
dân lao động đến với thắng lợi cuối cùng. “…trước hết cần
phải có đảng cách mệnh để trong thì tổ chức và vận động quần
chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy”. Cũng tuân theo quy luật ra đời của
Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự
kết hợp giữa một nền tảng lí luận vững chắc với thực tiễn đấu
tranh đầy cam go của nhân dân lao động. Ở đây chính là sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc
Việt Nam.