BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
………………… … ……………….
CHUYÊN ĐỀ:
CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH NỀN KINH TẾ CỦA
NHÀ NƯỚC THEO HỌC THUYẾT J. M KEYNES.
LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỂN Ở VIỆT NAM.
Giảng viên H.D : TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Lớp : CAO HỌC KTCT- K19
Nhóm H.V.T.H : Lê Văn Đại
Nguyễn Hữu Trinh
Nguyễn Văn Quân
Tp. HCM
Tháng 3 năm 2010
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỠ LÝ LUẬN VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC
THUYẾT J.M.KEYNES.
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Tiểu sử và những đặc điểm cơ bản:
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của học thuyết Keynes
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT J.M.KEYNES VÀ VAI TRÒ
ĐIỀU CHỈNH NỀN KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
2.1. Nội dung của học thuyết J.M. Keynes
2.1.1Nội dung “Lý thuyết việc làm”
2.1.2 Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và khuynh hướng tiết kiệm giới
hạn
2.1.3 Số nhân đầu tư
2.1.4 Hiệu suất giới hạn của tư bản
2.1.5 Lãi suất tiền tệ
2.2 Vai trò điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT JOHN MAYNARD KEYNES
LIÊN HỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1 Ý nghĩa
3.2.Những giải pháp áp dụng cho nền Kinh tế Việt Nam
3.2.1 Đối với dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn
3.2.2 Đối với dân cư khu vực thành thị và kinh tế công nghiệp
3.2.3 Đối với chính sách lưu thông tiền tệ, tín dụng ngân hàng
3
LỜI MỞ ĐẦU
Nước Mỹ đã suy thoái từ tháng 12/2007. Số người mất việc làm tháng 11/2008 lên
tới 533.000 người, cao nhất trong 34 năm qua. Tổng thống mới đắc cử Barack
Obama được kỳ vọng sẽ là cứu tinh cho nền kinh tế Mỹ, như Tổng thống Roosevelt
trong cuộc Đại suy thoái 1929-1933.
Còn các nhà kinh tế học và những người hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô lại
hướng về một con người vĩ đại của thế kỉ trước: John Maynard Keynes khi hàng
loạt các gói giải cứu được đưa ra tại hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới - Suy
thoái kinh tế cần phải có sự can thiệp của Chính phủ.
"Chúng ta có thể thấy rõ ràng cái đích nguy hiểm của con đường chúng ta đang đi.
Nếu chính phủ không hành động, chúng ta sẽ thấy sự sụp đổ của cơ cấu hợp đồng
hiện có và các công cụ nợ, cùng với sự mất lòng tin hoàn toàn vào hệ thống tài
chính và Chính phủ. Chúng ta sẽ không thể dự đoán được hậu quả cuối cùng".
Keynes viết những dòng đó trong bối cảnh của sự sụp đổ thị trường chứng khoán
Mỹ năm 1929 và khủng hoảng ngân hàng năm 1931 nhưng tính thời sự vẫn còn
đúng với những gì chúng ta đang phải đối mặt ngày hôm nay.
Tư tưởng kinh tế của Keynes được phản ánh đầy đủ nhất trong tác phẩm xuất bản
năm 1936 của ông mang tên: "Lý thuyết chung về Lao động, Lãi suất và Tiền tệ".
Triết lý của ông rất đơn giản: các suy thoái kinh tế không cần thiết phải tự điều
chỉnh.
Theo Keynes, trong những trường hợp cụ thể, các nền kinh tế có thể rơi vào vòng
luẩn quẩn.
Kết quả là cả nền kinh tế sẽ đi xuống và không thể đi lên nếu thiếu một sự can thiệp
từ bên ngoài. Đó chính là lúc cần đến chính phủ: đổ tiền vào nền kinh tế thông qua
chi tiêu công để kích thích các cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm ít hơn và chi tiêu
nhiều hơn.
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT
J.M.KEYNES.
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vào những năm 30 của thế kỷ 20 khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp thường xuyên
xảy ra và rất nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 đã làm
phá sản học thuyết “Tự điều chỉnh kinh tế “ và “Bàn tay vô hình” của trường phái
cổ điển và tân cổ điển. Trong thực tế của chũ nghĩa tư bản, các qui luật kinh tế
khách quan hoạt động một cách tự phát đã đem lại khủng hoảng cho nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ lúc bấy giờ làm cho tình hình kinh tế - xã
hội rối loạn, thất nghiệp tăng cao do hàng loạt công ty, nhà máy phải bị phá sản nên
sa thải công nhân hàng loạt. hàng triệu tấn hàng bị ứ thừa không tiêu thụ phải đem
đổ biển. Trong khi đó quần chúng nhân dân lao động không có thu nhập hoặc thu
nhập thấp không có khả năng tiêu thụ, đời sống vô cùng khó khăn, mâu thuẩn xã hội
diển ra gay gắt. Trước tình hình đó đòi hỏi cấp bách của lý luận và thực tiển phải có
một lý thuyết mới có khả năng giúp nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thoát khỏi cơn
khủng hoảng này.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và tính chất xã hội ngày càng cao của lực
lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đưa tới một đòi hỏi khách quan là phải có sự điều
tiết của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế, trong bối nhu cầu phải có các lý
thuyết kinh tế mới thích ứng, để cứu vãn nền kinh tế tư bản khỏi sự sụp đổ.
Và thuyết “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết” ; “tăng cường vai trò của nhà nước’
xuất hiện và người đã sáng lập ra nó chính là Jonh Maynard Keynes.
Ngoài ra sự ra đời của học thuyết Keynes là do ảnh hưởng học thuyết kinh tế
Mác_xít đề cao vai trò kinh tế của nhà nước trong xã hội tương lai - chủ nghĩa cộng
sản , những thành công trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô lúc bấy giờ đã
tác động đến sự ra đời của học thuyết Keynes.
5
1.1.2 Tiểu sử và những đặc điểm cơ bản:
Jonh Maynard Keynes ( 1883- 1946)
Là nhà kinh tế học người Anh rất nổi tiếng . Ông được coi là cha đẻ của kinh tế học
vĩ mô hiện đại. Ông xuất thân trong gia đình trí thức, bố là giảng viên đại học
Cambridge, mẹ là thị trưởng thành phố, ông đã làm giáo sư của trường đại học tổng
hợp Cambridge và là nhà hoạt động xã hội, là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính
tiền tệ, ông từng đảm nhận chức vụ : thống đốc ngân hàng, cố vấn kinh tế của chính
phủ hoàng gia Anh, chủ bút tạp chí “Nhà kinh tế’ của Hoàng gia vv
Keynes được coi là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trên thế
giới. Trường phái chính sách kinh tế mới do ông gây dựng nên từ những năm 30
của thế kỷ trước vẫn được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất
trong khoa học kinh tế. Để có được một nhà kinh tế học lỗi lạc Keynes, rất nhiều bài
học kinh nghiệm thu được qua hoạt động đầu cơ được ông phát triển lên thành luận
điểm trong học thuyết của mình. Sẽ không ngoa chút nào nếu nói rằng, không có
nhà đầu cơ John Maynard Keynes thì không thể có nhà kinh tế học John Maynard
Keynes, không có học thuyết kinh tế trọng cầu gắn liền với tên tuổi này. Khác với
Adam Smith tin vào khả năng điều tiết của “bàn tay vô hình” của thị trường,
Keynes nghi ngờ khả năng tự điều chỉnh và tự lành mạnh trở lại của thị trường.
Keynes cho rằng, con người thích giữ tiền hơn là đầu tư vì lo ngại rủi ro, nhưng giữ
tiền cũng là một dạng đầu cơ vào lãi suất, đầu tư giảm thì thất nghiệp sẽ tăng, thị
trường tự nó không giải quyết được vấn đề này, vì thế phải cần đến vai trò của nhà
nước. Nhà nước phải kích cầu, chấp nhận vay nợ và thâm hụt ngân sách để kích
cầu. Thâm hụt ngân sách là biệt hiệu học thuyết của Keynes và ngôn từ cửa miệng
suốt một thời mà ngày nay lại được thực hiện ở không ít quốc gia. Keynes cho rằng,
cá nhân có thể đầu cơ thì tại sao nhà nước lại không. Cá nhân đầu cơ để kiếm tiền,
kết quả hoạt động đầu cơ của nhà nước hiện diện dưới những hình thức khác.
Keynes cho rằng đầu cơ “vô hại như bong bóng trong dòng chảy kinh doanh liên
tục” nhưng sẽ rất tai hại khi “kinh doanh trở thành bong bóng trong vòng xoáy của
đầu cơ”.
6
Tác phẩm nổi tiếng nhất của J.M. Keynes là “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi
suất và tiền tệ’ xuất bản 1937 tác phẩm này đã làm cuộc cách mạng trong kinh tế
học vĩ mô hiện đại.
Ông là người đầu tiên áp dụng rộng rãi và có hệ thống “ phân tích đại lượng’ đối
với cân bằng kinh tế vĩ mô. Các hiện tượng kinh tế được ông xem xét một cách tổng
quát và nêu thành các đại lượng tổng hợp như : tổng cung , tổng cầu, tổng thu nhập,
tổng đầu tư và xác lập quan hệ giữa các đại lượng này dưới dạng tương quan hàm
số.
Trong học thuyết của ông các phạm trù như “khuynh hướng tiêu dùng’ và “khuynh
hướng tiết kiệm ‘ “ sở thích thanh khoản’ được coi là những phạm trù tâm lý số
đông.
1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của học thuyết Keynes
Quan niệm mới về quá quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế vĩ mô dựa trên giả
thuyết giá cả và tiền công không biến động trong ngắn hạn, ông bác bỏ khả năng tự
điều chỉnh của kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường, chứng minh cơ chế thị trường
tự nó không thể đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và có hiệu quả, mà phải
có sự điều tiết của nhà nước.
Lý luận về “Tổng cầu’ nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và mức
sản lượng quốc qia. những khái niệm “khuynh hướng tiêu dùng ‘, “khuynh hướng
đầu tư’ ‘ số nhân’ đã trở thành khái niệm cốt lõi trong phân tích nền kinh tế hiện
đại.
J. M keynes chứng minh sự cần thiết và khả năng của nhà nước trong việc điều
chỉnh nền kinh tế, trên cơ sở của học thuyết của ông sau thế chiến thứ II có sự gia
tăng mạnh mẽ vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước tư sản vào các lĩnh vực
kinh tế - xã hội
Ông đã áp dụng và phát triển phương pháp “ phân tích đại lượng ‘ tổng quát vào
phân tích kinh tế học vĩ mô.
7
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT J.M.KEYNES
VÀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH NỀN KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
2.1. Nội dung của học thuyết J.M. Keynes
2.1.1 Nội dung “Lý thuyết việc làm”:
Trước thực trạng cuộc khủng hoảng 1929-1933 trong thế giới tư bản J.M.Keynes
cho rằng : khủng hoảng, thất nghiệp không phải là nội sinh của chũ nghĩa tư bản mà
do cơ chế kinh tế lổi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của nhà nước mà ra. Theo ông
để khắc phục các khuyết tật ttrên, nhà nước phải có chương trình đầu tư qui mô để
huy động số tư bản nhàn rổi và lao động dư thừa nhằm giải quyết việc làm đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng. Trong học thuyết của ông, việc làm không chỉ xác
định thị trường lao động và sự vận động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình
hình sản xuất, khối lượng sản phẩm, qui mô thu nhập.
Cùng với sự gia tăng của việc làm, thu nhập sẽ tăng lên và dẩn đến tiêu dùng tăng
lên, nhưng do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với
thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn do vậy làm cho tiêu dùng giảm tương
đối, việc giảm tiêu dùng tương đối làm giảm cầu hiệu quả từ đó ảnh hưởng tới qui
mô sản xuất và khối lượng việc làm.
Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng phải kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư
và từ đó tăng cầu về tư liệu sản xuất . Khối lượng đầu tư đóng vai trò quyết định
đến qui mô việc làm, song khối lượng đầu tư phụ thuộc vào mong muốn của nhà
đầu tư và “hiệu quả giới hạn của tư bản’ . Nhà kinh doanh sẽ mở rộng đầu tư cho tới
khi nào “hiệu quả giới hạn của tư bản’ vẩn còn lớn hơn so với lãi suất ngân hàng.
Và khi nó bằng với lãi suất ngân hàng thì họ sẽ không đầu tư nữa do vậy nền kinh tế
sẽ bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng, thất nghiệp.
Để thoát khỏi tình trạng trên, phải diều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, ngăn
chặn sự giảm sút của cầu tiêu dùng phải khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư . Nhà
nước phải tác động vào nền kinh tế bằng chính sách đầu tư lớn, khuyến khích, hổ
8
trợ các nhà đầu tư, sử dụng số tư bản nhàn rổi và thu hút số lao động dư thừa, nhờ
đó sức đầu tư sẽ tăng lên, khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất.
2.1.2Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và khuynh hướng tiết kiệm giới hạn
Theo Keynes thu nhập của mỗi cá nhân được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và
tiết kiệm do vậy hình thành nên “ khuynh hướng tiêu dùng và “khuynh hướng tiết
kiệm’
“Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” là quan hệ giữa tiêu dùng với thu nhập là tỷ lệ
giữa sự gia tăng tiêu dùng so với sự gia tăng của thu nhập và nó chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khách quan ( tiền lương, thu nhập, tiết kiệm, lạm phát, chính sách
thuế) và chủ quan ( hưởng thụ, mốt , xa hoa , hào phóng).
“Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn” là quan hệ giữa tiết kiệm và thu nhập. Tiết kiệm
cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan (dự phòng, tìm cơ hội đầu tư) và
khách quan (thu nhập, tiêu dùng) .
Theo J.M.Keynes thì qui luật chung là xu hướng tiết kiệm tỉ lệ thuận với mức thu
tăng thu nhập, thu nhập càng cao thì tỉ lệ tiết kiệm càng lớn do vậy xu hướng tiêu
dùng sẽ giảm tương đối so với tốc độ tăng của thu nhập. Từ những phân tích trên rút
ra kết luận rằng ‘cầu tiêu dùng” là xu hướng vĩnh viển của mọi nền sản xuất, đó là
nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái, thất nghiệp mà mọi nền kinh tế phải giải
quyết.
2.1.2 Số nhân đầu tư
Theo Keynes “ số nhân” là hệ số phản ánh sự gia tăng đầu tư và sẽ kéo theo sự gia
tăng thu nhập theo cấp số nhân, là hệ số mà chúng ta phải nhân sự thay đổi đầu tư
với nó để xác định sự thay đổi của tổng sản lượng.
Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa sự gia tăng thu nhập và gia tăng đầu
tư. Khi gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng sản lượng theo cấp số nhân , quá trình này
biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng
thu nhập làm tăng đầu tư mới .
2.1.4 Hiệu suất giới hạn của tư bản
9
Hiệu suất giới hạn tư bản chịu ảnh hưởng của lý thuyết “ lợi ích giới hạn” ông cho
rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tư thì hiệu suất tư bản giảm dần và gọi đó là
“hiệu suất giới hạn “ của tư bản. Nguyên nhân làm cho hiệu xuất giới hạn của tư
bản giảm khi đầu tư tăng do: đầu tư tăng – chi phí sản xuất tăng dẩn đến lợi nhuận
giảm và đầu tư tăng làm cho cung hàng hoá tăng , giá bán hàng hoá giảm và lợi
nhuận giảm. Như vậy “ hiệu suất giới hạn tư bản” là quan hệ giữa phần lời triển
vọng được bảo đảm bằng một đơn vị ổ sung của tư bản và chi phí để sản xuất ra đơn
vị đó”
1.1.4 Lãi suất tiền tệ
Lãi suất là sự “ trả công ” cho số tiền vay là phần thưởng cho sự “chia ly với của cải
tiền tệ” . theo ông của cải dưới hình thức tiền tệ là thuận lợi và linh hoạt nhất do
vậy người có tiền có xu hướng không muốn xa rời nó, việc chuyển tiền thành tư bản
cho vay là một mạo hiểm, vì vậy để trả công cho sự mạo hiểm đó chính là lãi suất.
Trong kinh tế lãi xuất tỷ lệ nghịch với số lượng tiền cần thiết trong lưu thông , vì
vậy để điều tiết lãi suất cần phải điều tiết lưu thông tiền tệ . Đây là luận điểm cơ bản
mà Keynes chủ trương để điều tiết kinh tế vĩ mô.
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
Một là số lượng tiền tệ đưa vào lưu thông, ông cho rằng số lượng tiền tệ đưa vào
lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm, đây là nhân tố quan trọng làm căn cứ để
đề ra chính sách kinh tế vĩ mô, điều chỉnh kinh tế của nhà nước, ông đề nghị in
thêm tiền đưa vào lưu thông.
Hai là yếu tố sự ưa chuộng tiền mặt, theo ông sự ưa chuộng tiền mặt tăng nghĩa là
mọi người có xu hướng giữa tiền, không đưa tiền vào lưu thông do vậy số tiền trong
lưu thông giảm xuống, lượng cung tiền tệ giảm, nếu lượng cầu về tiền tệ không đổi
lãi suất tăng lên. Sự ưa chuộng tiền mặt phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1- Động lực giao dịch
2- Động lực đầu cơ
Lãi suất là một trong những nhân tố liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ
mô, trước hết là đầu tư, giải quyết việc là, tăng thu nhập, tăng tiết kiệm. Nhà nước
10
có thể dùng chính sách lãi suất để tác động , điều chỉnh nền kinh tế, mở rộng hay
thu hẹp qui mơ đầu tư sản xuất kinh doanh.
2.2 Vai trò điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước
J.M. Keynes cho rằng muốn đưa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng và thất nghiệp
khơng chỉ dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà cần phải có sự can thiệp sâu của
nhà nước vào nền kinh tế, đây là một trong những nhân tố quyết định. Như vậy
Keynes đã đề cao vai trò kinh tế của nhà nước và sự điều tiết kinh tế của nhà nước
sẽ giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển từ đó ơng đưa ra những chính sách điều tiết của nhà nước như sau:
1-Phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước vào kinh tế, tăng cường “Bàn tay
của nhà nước”.
Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư, phải sữ dụng ngân sách của nhà nước để khích
thích đầu tư của tư nhân và nhà nước thơng qua các biện pháp cụ thể như: đơn đặt
hàng, hệ thống mua tiếp sức, trợ cấp về tài chính, tín dụng …. để bảo đảm lợi nhuận
và khuyến khích đầu tư tư bản. J.M Keynes nhấn mạnh đến vai trò nhà nước trong
việc kích thích kinh tế, tăng đầu tư tư bản tư nhân và nhà nước, từ đó tăng cầu hiệu
quả, khích thích tiêu dùng, khích thích sản xuất, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập.
2-Tăng đầu tư và chi tiêu của nhà nước trong thời kỳ khủng hoảng
Khuyến khích việc chi tiêu của nhà nước nhất là nhà nước trung ương thậm chí với
cả chi tiêu khơng có lợi cho nền kinh tế như qn sự hố, chạy đua vũ trang. vv
3-Khuyến khích tiêu dùng.
Khích thích tiêu dùng của xã hội bằng cách thơng qua chính sách thuế để điều chỉnh
thu nhập quốc dân có lợi cho tiêu dùng xã hội, để khuyền khích tiêu dùng cá nhân
thì phải đáp ứng được tâm lý của người tiêu dùng , hỗ trợ tiêu dùng của cá nhân.
4-Tạo dựng lòng tin và sự lạc quan cho các nhà đầu tư
Đối với các nhà kinh doanh, ơng khuyến cáo nhà nước giảm thuế để năng cao hiệu
quả tư bàn, nhằm khuyến khích nhà kinh doanh tích cực đầu tư phát triển.
11
5- Dùng lạm phát có kiểm soát để kích thích kinh tế. Tuy nhiên, không để rơi
vào “bẫy thanh khoản”.
Ơng cho rằng lạm phát có mức độ là biện pháp hữu hiệu khích thích thị trường, và
cho rằng khi nền kinh tế đạt tới mức sản lượng cao và việc làm tăng thì lạm phát sẽ
tự động dừng lại. Nhà nước cần có sự lựa chọn, cân nhắc giữa các mục tiêu: suy
thối , thất nghiệp hay lạm phát. Và ơng cho rằng chống suy thối, thất nghiệp quan
trọng hơn là chống lạm phát.
6- Tăng thuế thu nhập, phát hành công trái, trái phiếu để bổ sung nguồn thu cho
ngân sách.
7- Khuyến khích mọi hoạt động đầu tư để tạo việc làm. Có việc làm sẽ có thu
nhập và từ đó tăng tiêu dùng giúp chống khủng hoảng kinh tế.
8- Cần có cơ chế phối hợp giữa các nước để chống khủng hoảng kinh tế mang
tính toàn cầu.
9- Chống phá giá tiền tệ có tính cạnh tranh bằng cách xây dựng hệ thống “tỷ giá
cố đònh tương đối”. Hệ thống này được phe Đồng minh chấp thuận vào năm
1944-Hệ thống Bretton Woods
10- Giảm thặng dư thương mại của các nước
12
CHƯƠNG III
Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT JOHN MAYNARD KEYNES LIÊN HỆ
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. Ý nghĩa
Học thuyết kinh tế của J.M.Keynes có ý nghĩa nhất định đối với việc vạch ra các
chính sách kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Nước Việt Nam là
một nước nông nghiệp, với phần lớn dân cư sống ở nông thôn và gắng liền với kinh
tế nông thôn nên các giải pháp kích cầu trước hết cần phải tác động đến bộ phận dân
cư này.
3.2. Những giải pháp áp dụng cho nền Kinh tế Việt Nam
3.2.1 đối với dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Thứ nhất: tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực này để một mặt nâng cao thu
nhập cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Muốn vậy phải thực hiện một
cách có hiệu quả chính sách khuyến nông, phổ biến các kỹ thuật canh tác mới: chọn
giống, cây, con vật nuôi cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh.
Phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn để nâng cao chất lượng và giá trị sản
phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam ngay trên thị
trường trong nước và thị trường thế giới.
Mở rộng tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay dể dàng.
Giảm thuế nông nghiệp và các khoản đóng góp khác đối với nông dân để giảm bớt
chi phí nhằm giúp giảm giá thành sản phẩm, đây là cơ sở vững chắc giúp nông sản
Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước.
Thứ hai: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn như đường xá, cầu cống, kênh
mương đê điều, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục, y tế .vv
Phát triển cơ sở hạ tầng có tác dụng:
- Tăng thêm việc làm cho lao động nông nghiệp (các công trình này sữ dụng
nguồn lao động dư dôi tại chổ) do vậy thu nhập của họ được tăng lên.
13
- Tạo điều kiện lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn dể dàng hơn,
chi phí vận chuyển thấp hơn nên giá cả có điều kiện giảm xuống , có năng
lực cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của dân cư nông
thông qua các công trình đầu tư cho giáo dục,y tế, văn hoá nên việc tiêu thụ
các sản phẩm văn hoá, dịch vụ y tế cũng tăng lên do vậy thu nhập của dịch
vụ này cũng tăng lên thu hút đội ngũ giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ về nông thôn
làm việc giảm bớt sự căng thẳng về việc làm ở khu vực thành thị.
Thứ ba:
Khuyến khích người dân nông thôn xây dựng nhà cửa , điều này đã thực hiện ở
đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung, vùng Tây nguyên, đồng
bằng sông Hồng. vv.
Việc xây dựng nhà ở là hành vi khuyến khích tiêu dùng có lợi cho cá nhân hộ gia
đình, không những giải quyết nhu cầu về nhà ở mà đồng thời còn tăng thu nhập cho
xã hội – thu nhập của người công nhân xây dựng dẩn đến tăng tiêu dùng xã hội.
Hiện nay các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay với lãi suất thấp cho mục đích sửa
chữa, nâng cấp, xây mới nhà ở nông thôn sẽ có ý nghĩa thiết thực cho việc kích cầu.
3.2.2 Đối với dân cư khu vực thành thị và kinh tế công nghiệp
Thứ nhất:
Cần mở rộng đầu tư trong nước và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để tạo
thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người làm công ăn lương nhờ đó
tăng sức mua xã hội . Muốn mở rộng đầu tư nhà nước cần có nnhững biện pháp
giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước miễn giảm thuế đối với các đầu tư mới, thực hiện tín dụng ưu đãi hạ lãi
suất cho vay, cải tiến thủ tục cấp phép sản xuất kinh doanh trên tinh thần thông
thoáng tạo mọi điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. thực hiện khuyến khích đầu tư không phân biệt nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài.
Thứ hai:
14
Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhất là thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh
công tác xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước, các đại sứ quán Việt Nam
ở các nước phải trở thành trung tâm xúc tiến thương mại hỗ trợ thông tin- tạo điều
kiện tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Việc phát triển thị trường tiêu thụ là yếu tố
sống còn của các doanh nghiệp. Nhà nước nên cho phép các công ty nhà nước tăng
thêm chi phí quảng cáo để tiếp thị quảng bá sản phẩm.
Thứ ba: Nâng cao thu nhập của người làm việc ở các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn
hoá, nghệ thuật dịch vụ công cộng, an ninh quốc phòng, viên chức nhà nước vì hiện
nay chính sách lương còn thấp, do đó sức tiêu thụ còn rất thấp , một mặt nâng thu
nhập cho bộ phận này, một mặt hạn chế các tiêu cực do các cán bộ trong bộ phận
này gây ra như tham nhũng, nhận hối lộ vv.
3.2.3 Đối với chính sách lưu thông tiền tệ, tín dụng ngân hàng
Nhà nước nên dùng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm lãi suất để kích thích đầu
tư và tiêu dùng. Lãi suất hạ nhà đầu tư sẽ có lợi và họ sẽ mở rộng đầu tư tạo thêm
công ăn việc làm và thu nhập tăng, lãi suất thấp người tiêu dùng cũng sẽ được mở
rộng tiêu dùng vì việc tiêu dùng cũng sẽ có lợi hơn là giữ tiền ở các tài khoản tiết
kiệm.
cần thực hiện các giải pháp làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông như hạ lãi suất
chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tiền thêm cho lưu thông… tất cả
việc này sẽ làm lạm phát gia tăng , nhưng nó lại khích thích sản xuất tăng trưởng ,
công việc gia tăng, tiêu dùng gia tăng và nền kinh tế tăng trưởng theo. Vấn đề đặt ra
ở đây là xác định tỷ lệ lạm phát vừa phải đừng để lạm phát tăng cao có tác động xấu
đến đời sống kinh tế - xã hội.
3.2.4 Về chính sách thương mại
Cần cải thiện cán cân thương mại hiện nay tăng xuất khẩu giảm dần nhập khẩu,
tăng xuất khẩu có tác động tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng và
kinh tế nội địa sẽ tăng trưởng. Hiện nay tình hình xuất khẩu của nước ta gặp nhiều
khó khăn, sản phẩm của Việt Nam kém sức cạnh tranh – giá cả cao hơn các nước
khác trong khu vực do trình độ, trang thiết bị lạc hậu chi phí quản lý cao .vv
15
Và một vấn đề rất quan trọng là cần khuyến khích tâm lý tiêu dùng hàng nội địa
“ Người Việt dùng hàng Việt” và khuyến khích chương trình hàng Việt về nông
thôn bởi vì khi người dân dùng hàng ngoại nhập thì không có tác động làm gia tăng
sản xuất trong nước , ngược lại làm cho sản xuất trong nước bị nhỏ hẹp lại và tất
nhiên rằng các nhà sản xuất trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ cải tiến mẩu mã và giá cả phải có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
16
KẾT LUẬN
John Maynard Keynes được xem là vị cứu tinh của chủ nghĩa tư bản. Là cha đẻ của
kinh tế vĩ mô hiện đại, tuy nhiên học thuyết của Keynes cũng có nhiều hạn chế.
Thứ nhất lý thuyết tổng cầu của ông chỉ có ý nghĩa trong nền kinh tế còn tiềm
năng , việc gia tăng tổng cầu mới có thể có tác dụng làm gia tăng tổng cung mặc dù
giá cả còn tăng nhưng việc tăng giá chỉ ở mức vừa phải và nền kinh tế còn chịu
đựng được , Tuy nhiên trong nền kinh tế nằm ở mức sản lượng tiềm năng nghĩa là
các nguồn lực đã hết thì việc tăng tổng cầu (tăng tiêu dùng cá nhân, tăng nhu cầu
đầu tư của doanh nghiệp, tăng chi tiêu chính phủ) lúc này không có tác dụng làm
gia tăng sản lượng và công ăn việc làm mà chỉ làm tăng giá, lạm phát gia tăng cao
ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.
thứ hai lý thuyết số nhân của Keynes cũng có hạn chế vì trong thực tế gia tăng đầu
tư không tăng công ăn việc làm ngay nhất là trong điều kiện của cấu tạo hữu cơ của
tư bản tăng lên. Việc dùng chính sách tài để kích thích nền kinh tế cũng có nhiều
hạn chế vì trong thực tế khó tính toán một cách chính xác liều lượng của việc tăng
giảm chi tiêu và thuế khoá.
Thứ ba chính sách giảm lãi suất để khích thích đầu tư tỏ ra không hiệu quả nhất là
trong điều kiện tư do duy chuyển tư bản trên phạm vi toàn cầu hiện nay, và chính
sách tăng giá tạo ra lạm phát để giải quyết thất nghiệp cũng không thành công.
Trong thực tế, các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại mặc dù phê phán Keynes
nhưng cũng không thể xa rời được các học thuyết của ông, các học thuyết mới đều
chứa đựng những quan điểm tinh tuý của Keynes, nhất là vai trò can thiệp của nhà
nước vào các hoạt động kinh tế.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Chu Văn Cấp ……Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Nxb CTQG, 2006.
2. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Nxb TN, 2009
3. TS. Nguyễn Minh Tuấn Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế . Nxb
ĐHQG TP HCM, 2009.
4. Trang w.w.w:http\\: Cao học triết .com.vn
18
19