Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
a. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, HCM nhận
thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như các
nước tư bản phương Tây. Dù là giai cấp thống trị hay bị trị, địa chủ hay nông dân thì
dân thuộc địa đều chung số phận là dân nô lệ mất nước. Nếu mâu thuẫn chủ yếu ở
các nước tư bản phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân
tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Dưới chính sách khai thác thuộc địa hà khắc và
chính sách cai trị tàn bạo của đế quốc và bọn tay sai, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nổi
lên trong xã hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc xâm lược
và bè lũ tay sai. Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau, nên tính chất cuộc đấu tranh cách
mạng ở các nước thuộc địa cũng khác các nước tư bản. Nếu ở các nước tư bản phải
tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến
hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa là
chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải lật đổ
ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc chứ chưa phải là xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói
chung. HCM luôn phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản
chủ nghĩa. Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Ở
các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo và chịu áp bức bóc lột nhiều nhất.
Trong nhiều bài nói, bài viết thời kì chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, HCM nhấn
mạnh đến nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong các tác phẩm Đường kách mệnh,
Cương lĩnh chính trị đầu tiên,.. Nguyễn Ái Quốc luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng nước ta là đánh đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, giành độc lập
dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở
thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi
chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức về thực tiễn cách mạng
thuộc địa, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo điều, tả khuynh, nhấn mạnh một chiều
đấu tranh giai cấp nên Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng đã phê phán những quan
điểm của NAQ. Nhưng với bản lĩnh cách mạng kiên cường, kiên quyết chống giáo
điều, NAQ đã chủ trì hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng, chủ trương thay đổi chiến
lược, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc.
b. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản
Để giải phóng dân tộc, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những
khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau. Tất cả
các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mặc dù diễn ra rất anh dũng
nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đó là do tình trạng khủng hoảng về
đường lối cứu nước ở VN đầu thế kỉ XX. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết phải
tìm ra một con đường cứu nước mới. Am hiểu một cách sâu sắc về bối cảnh đất nước,
về con đường đấu tranh của ông cha, mặc dù rất khâm phục tinh thần của lớp người đi
trước song NAQ không tán thành con đường cứu nước của họ mà quyết ra đi tìm con
đường mới. Trong thời gian ròng rã bôn ba khắp năm châu bốn bể, NAQ đã kết hợp lí
luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở các nước tư bản phát triển. Người tìm hiểu Tuyên
ngôn độc lập Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cách mạng tư sản Mỹ; đọc Tuyên ngôn dân quyền
và nhân quyền Pháp, tìm hiểu thực tiễn cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy:
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước đoạt lục nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Do đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư
sản.HCM hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba vì Lênin và Quốc tế thứ ba đã
bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. Người thấy trong lí luận của Lênin một phương
hướng mới để giải phóng dân tộc; con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
c. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh
đạo
NAQ phân tích: “ Phàm làm việc gì cũng vậy, bất kì lớn bé, bất kì khó dễ, nếu
không ra sức thì chắc không thành công… việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng
bào, cho nhân loại là “viêc ro tát” nên phải gắng sức. Muốn làm cách mệnh thì phải
bền gan, đồng chí, đồng lòng và quyết tâm, “lại phải biết cách làm thì làm mới
chóng”. “ Khó dễ cũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm được”. Nhưng muốn làm
cách mệnh, “trước phải làm cho dân giác ngộ… phải giảng giải lí luận và chủ nghĩa
cho dân hiểu”, “ Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho
dân… Vậy nên sức mạnh cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách
mệnh”. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người khẳng định: “Trước hết phải có
đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành
công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. Năm 1930, NAQ sáng
lập Đảng Cộng sản VN, đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân
tộc VN. Đảng Cộng sản VN là “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và những người lao động trí óc kiên quyết
nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”.
Từ đó, HCM đã bổ sung thêm cho lí luận Mác-Lênin về đảng cộng sản, định hướng
cho việc xây dựng Đảng Cộng sản VN thành một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai
cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kì của cách mạng
VN. Mọi người VN yêu nước, dù là Đảng viên hay không, đều thật sự cảm nhận Đảng
Cộng sản VN là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình và đều gọi Đảng là “Đảng ta”.
d. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
Từ rất sớm, HCM đã nghĩ về một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Người
nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành
động, “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức; hoặc làm cho dân quen ỷ
lại, mà quên tính tự cường”. Người khẳng định “ cách mệnh là việc chung của dân
chúng chứ không phải việc của một hai người”. Quan điểm lấy dân là gốc xuyên suốt
quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người. “có dân là có tất cả”. “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đó là những quan điểm của HCM về vai
trò của nhân dân. Theo HCM, nhân tố then chốt đảm bảo thắng lợi là sức mạnh vĩ đại
và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng. “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng
ống nào cũng không chống lại nổi”. HCM thấy được khả năng cách mạng của các tầng
lớp trên trong xã hội VN thời bấy giờ. Người khẳng định “ dân tộc cách mệnh thì chưa
phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Người xác định: Đảng phải tập hợp đại
bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân
cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức,
trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư
bản An nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ
đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải
đánh đổ”. Trong lực lượng toàn dân tộc, HCM hết sức nhấn mạnh vai trò động lực
cách mạng của công nhân và nông dân. Người khẳng định công nông là gốc cách
mạng. Còn các tầng lớp khác chỉ là bầu bạn của cách mạng mà thôi.
e. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
NAQ khẳng định: “ tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các
xứ thuộc địa. Chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư,
tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển
những binh lính bản xứ cho những đạo quân phản cách mạng của nó”. Người thẳng
thắn phê bình một số đảng cộng sản không thấy được vấn đề quan trọng đó. Trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có
tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to
lớn. Theo Người, phải “ làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước tới nay vẫn cách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông
tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng
thuộc địa, HCM vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể
thực hiện được bằng sự nổ lực tự giải phóng, “ Công cuộc giải phóng anh em chỉ có
thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em ”. Không chấp nhận quan
điểm coi cách mạng thuộc địa lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, HCM đã
khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính
quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ
không phải quan hệ chính phụ. Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách
mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, NAQ cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
f. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo
lực
“Chế độ thực dân, tự ban thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ
mạnh đối với kẻ yếu rồi”.Chưa đánh bại được lực lượng và đè bẹp được ý chí
xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, con đường để
giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. HCM
chỉ rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng; “Trong cuộc đấu tranh gian khổ
chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng, giành lây chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Quán triệt
quan điểm của chủ nghĩa Mác coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, HCM cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng. Hình thức
của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,
nhưng phải “Tùy tình hình cụ thể mà quyết định hình thức đấu tranh cách mạng
thích họp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và
đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”. Trong đó, lực lượng vũ
trang và đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt lực
lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng.
Tư tưởng HCM về bạo lực cách mạng khác hẵn tư tưởng hiếu chiến của các thế
lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh
mạng con người, Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ
máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng
giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương
lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. Chỉ khi không còn khả năng
hòa hoãn, kẻ thù kiên quyết bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng
lợi quân sự thì Người mới phát động chiến tranh. Tư tưởng bạo lực cách mạng
và tư tưởng nhân đạo, hòa bình thống nhất biện chứng với nhau. Đánh giặc
không chỉ là đánh bại lực lượng của chúng mà còn phải đè bẹp ý chí xâm lược
của chúng. HCM chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân
dân. Xuất phát từ tương quan lực lượng không có lợi cho ta, HCM không chủ
trương tiến hành kiểu chiến tranh thông thường, tiêu tốn quá nhiều xương máu
của đồng bào mà phát động chiến tranh nhân dân, dựa vào sức dân, lấy lực
lượng vũ trang làm nòng cốt, đấu tranh toàn diện với kẻ thù, dựa vào sức mình
là chính. Đây là nét đặc sắc trong tư tưởng HCM về hình thái của bạo lực cách
mạng. Bên cạnh đó, đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến
lược, có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hóa và cô lập kẻ thù, phát huy yếu tố
chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và vệ quốc, tranh thủ sự đồng
tình và ủng hộ của thế giới. Đấu tranh kinh tế là ra sức thi đua sản xuất, thực
hành tiết kiệm, phát triển kinh tế ta,phá hoại kinh tế địch. Người coi ruộng rẫy
là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Chiến tranh về văn hóa
tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng. Trước kẻ thù
hùng mạnh, HCM chủ trương đánh địch lâu dài. Bên cạnh đó. Tự lực cánh sinh
cũng là một phương châm rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức
mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Độc lập,tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự viện trợ của quốc tế là
một quan điểm nhất quán trong tư tưởng HCM, kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi.