Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.95 KB, 36 trang )

Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần 8 Khóa XI, về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục trong những năm qua và thời gian tới, giáo dục đang
thực hiện đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh; các kĩ thuật và
phương pháp dạy học tích cực đang được đông đảo các giáo viên tiếp nhận và sử
dụng.
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có nơi
còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo viên chưa tìm ra được mối liên hệ chặt
chẽ, phù hợp giữa kĩ thuật dạy học tích cực và tiến trình bài học. Vì vậy, giáo
viên chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tiến trình bài học được trình bày trong sách giáo
khoa, chưa dám chủ động thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác, sử dụng thiết bị
dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình dạy học trên lớp và tự học ở nhà của
học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên đều lo sợ sẽ bị “cháy
giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học...
Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay (cho dù
có thực hiện hoặc chưa thực hiện được) đều không có hiệu quả lớn: giáo viên
chưa thực sự tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương
pháp tự học cho học sinh, việc tăng cường hoạt động học tập tập thể và hợp tác
học tập còn hạn chế, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá
của học sinh trong chương trình dạy học.
Đứng trước thực trạng ấy, mặc khác, để chuẩn bị thiết thực cho việc thay
sách giáo khoa mới trong thời gian tới, hè 2014 – 2015, Bộ Giáo dục triển khai
tập huấn cho các Sở Giáo dục kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với
việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
Là giáo viên dạy Sử ở trường phổ thông, khi được tiếp thu kĩ thuật này,
tôi thấy được nhiều tiện ích, giảm được rất nhiều áp lực của cả thầy và trò trên
lớp, vì vậy, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: Các cuộc cách mạng tư sản điển
hình thời cận đại – Chương trình Lịch sử lớp 10 – THPT đưa vào giảng dạy và


thu được kết quả cao.
II/ THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Nghị quyết của Đảng quyết tâm đổi mới giáo dục theo hướng phát triển
năng lực học sinh.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

- Sở Giáo dục, nhà trường đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện đổi
mới giáo dục.
- Chương trình giảng dạy bộ môn Lịch sử những năm gần đây có giảm tải
một số phần.
- Sở Giáo dục cho phép các trường linh động trong việc xây dựng phân
phối chương trình giảng dạy dựa trên khung chương trình Bộ Giáo dục đã
quy định.
- Bộ và Sở Giáo dục tập huấn cho toàn bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy kĩ
thuật xây dựng chuyên đề.
- Phương tiện dạy học ở các trường: mạng thông tin, máy tính, máy chiếu...
tương đối đầy đủ.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm gần
đây thông qua các bài kiểm tra thường xuyên ở trường và các kì thi tốt
nghiệp THPT, Đại học đã dần đổi mới theo hướng đánh giá năng lực học
sinh, tạo điều kiện cho dạy học chuyên đề.
- Đa số giáo viên và học sinh ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào quá trình
xây dựng và triển khai dạy học theo chuyên đề.

2. Khó khăn
- Sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chuyên
đề còn hạn chế, chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên vất vả
hơn khi sử dụng dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.
- Dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách
giáo khoa, khi triển khai theo chuyên đề phải dạy nhiều bài trên nhiều tiết
sẽ gặp khó khăn.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu căn cứ vào kế
hoạch và phân phối chương trình – phần lớn là đánh giá sự ghi nhớ của
học sinh cũng là rào cản lớn đối với việc xây dựng chuyên đề dạy học.
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học ở một số trường phổ
thông còn thiếu thốn.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ nội dung dạy học hiện nay ở trường phổ thông

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Chương trình hiện hành của Việt Nam cũng đã bước đầu được xây dựng theo
quan điểm tích hợp song so với thế giới vẫn là chậm và chưa được thực hiện
triệt để. Chương trinh, sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử THPT hiện hành mặc
dù có nhiều tiến bộ, nhưng do việc xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp
với đường thẳng, do đó không tránh khỏi những nội dung có sự trùng lặp nhau,
nhiều chương bài có những nội dung lặp lại, dẫn đến việc khi giáo viên tổ chức
dạy học có những nội dung trùng lặp nhau, gây sự nhàm chán, mất thời gian,
kiến thức không có hệ thống, không thấy được mối liên hệ giữa các nội dung sự

kiện với nhau, không tạo hứng thú trong học tập của học sinh.
Chính vì vậy, trong dạy học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông cần
xác định những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương đồng
gần nhau thành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong
việc tổ chức dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức dạy
học theo chuyên đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung
sự kiện lịch sử với nhau.
Mặc khác, ở giáo dục phổ thông, cả năng lực chung – cơ bản và năng lực
chuyên biệt đều cần được chú ý phát triển. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn học
tập cần chú trọng vào những loại năng lực khác nhau. Ở tiểu học và trung học cơ
sở (THCS) cần tập trung phát triển các năng lực chunb – cơ bản, điều này dẫn
tới một yêu cầu trong việc xây dựng chương trình giáo dục là cần quan tâm đến
việc thiết kế các nội dung, môn học mang tính tích hợp và phân hóa phù hợp. Ở
trung học phổ thông (THPT), cùng với phát triển các năng lực chung - cơ bản,
còn chú ý phát triển các năng lực chuyên biệt. Việc phát triển năng lực chuyên
biệt được thực hiện trên cơ sở phân hóa ngày càng mạnh và hướng nghiệp cao
bằng việc xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học trong bộ môn Lịch sử.
2. Xu thế của thế giới
Dạy học phân hóa xây dựng các chuyên đề dạy học ở trường THPT là xu thế
tất yếu của tất cả các nước, trong đó phương thức phân hóa vĩ mô luôn được chú
ý trong việc tổ chức hệ thống giáo dục, đó là phân chia HS thành các nhóm khác
nhau, mỗi nhóm học theo một chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả
năng học tập, nhịp độ học tập, phù hợp nhu cầu học tập của HS, trên cơ sở đó
phát triển tối đa năng lực của từng học sinh.
Quá trình tổ chức dạy học phân hóa bằng các chuyên đề đảm bảo cho việc
phát triển các năng lực chuyên biệt. Nguyên tắc dạy học phân hóa là: phân hóa
sâu dần qua các cấp học, phân hóa mạnh ở THPT; dạy ít môn học ở THPT

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An


Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

nhưng sâu, gắn với các định hướng nghề của HS khi ra cuộc sống hoặc học tiếp
ở cao đẳng và đại học.
Việc tổ chức dạy học phân hóa bằng các chuyên đề ở hầu hết các nước trên
thế giới được thực hiện theo nguyên tắc phân hóa sâu dần. Cụ thể, ở cấp tiểu học
thường quy định học sinh học các môn học bắt buộc, đồng thời có một số hoạt
động, chủ đề. Ở cấp THCS, HS học các môn học bắt buộc, đồng thời có một số
môn/chủ đề tự chọn (số môn/chu đề tự chọn này nhiều hơn ở cấp tiểu học). Ở
cấp THPT, việc phân hóa bằng các chuyên đề được thực hiện ở mức độ cao hơn,
gắn với định hướng nghề nghiệp, nhiều nước phân hóa mạnh ở 2 năm cuối của
cấp THPT nhằm hướng tói việc đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, xu hướng
phát triển trong tương lai của HS.
IV/ PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Phạm vi đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một loạt các cuộc cách mạng tư sản điển hình
thời cận đại, bao gồm: cách mạng tư sản Anh (1640 – 1688), chiến tranh giành
độc lập Bắc Mĩ (1775 – 1783), cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) và thực
hiện trong 4 tiết của chương trình lớp 10 – THPT.
2. Mục đích đề tài
Giúp học sinh hiểu rõ:
- Nguyên nhân chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Nét đặc thù riêng của từng cuộc cách mạng tư sản thông qua diễn biến.
- Bản chất và tác dụng của các cuộc cách mạng tư sản.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản và phân biệt được cách mạng tư sản với
các cuộc cách mạng xã hội khác.
- Từ đó, học sinh có thể vận dụng kiến thức mình cùng các bạn tham gia

xây dựng trên lớp để làm các bài tập năng lực mà giáo viên hoạch định.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

V/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHUYÊN ĐỀ

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐIỂN
HÌNH
THỜI CẬN ĐẠI (4 tiết)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Bối cảnh lịch sử - nguyên nhân của ba cuộc cách mạng tư sản đầu
thời cận đại
a) Cách mạng tư sản Anh
- Đến thế kỉ XII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh
với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,... trong đó, Luân
đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước
Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo
con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm được
thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị
trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì nghèo khổ.
b)Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến bắc mĩ ngày một
nhiều. Đến thế kỉ XII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai trị,

bóc lột nhân dân bản địa (người indian).
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển
mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế,
độc quyền buôn bán trong và ngoài nước,... vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể
nhân dân, giai cấp tư sản, chủ nô Bắc Mĩ với thực dân anh trở nên gay gắt.
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân bắc Mĩ đã đứng
lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
c) Cách mạng tư sản Pháp
c 1. Nguyên nhân sâu xa
- Tình hình kinh tế, xã hội
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, cụng cụ và phương
thức canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất
mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã
phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ
lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
+ Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i
XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba
mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.
+ Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải
đóng thuế. Trong khi đó, đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo

thành thị không có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân
chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
+ Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân pháp hăng hái tham gia
cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
- Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
+ Cuộc đấu trên lĩnh vực tư tưởng là bước dọn đường cho cách mạng
bùng nổ.
+ Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng Pháp là Mông-texki-ơ, Vôn-te, Rut-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố
cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i xvi.
nổ.

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng
c 2. Nguyên nhân trực tiếp

- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livơrơ (tính đến
năm 1789). số tiền nợ này nhà vua không có khả năng trả nên đã tìm cách liên
tiếp tăng thuế. mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở
nên sâu sắc.
- Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng
thuế nhưng đại diện của đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp hội
đồng dân tộc, tuyên bố quốc hội lập hiến, tự soạn thảo hiến pháp, thông qua đạo
luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy
hiếp.
d)Nét chính về diễn biến
d 1. Cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1642 – 1648)
+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội Anh (quốc hội gồm phần lớn
là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của
mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I

liền chuẩn bị lực lượng chống lại quốc hội.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà
vua nhưng từ khi Ô-li-vơ crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội quốc hội, xây dựng
đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua, Sác-lơ I bị bắt.
- Giai đoạn 2: (1649 – 1688)
+ Ngày 30/1/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã
bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao,
tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, vì vậy
nhân dân tiếp tục đấu tranh.
+ Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại
thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem ô-ran-giơ (quốc trưởng hà lan và là con
rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng tư
sản Anh kết thúc.
d 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
- Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của
Anh để phản đối chế độ thu thuế, đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa
cảng.
- Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp hội nghị lục địa
Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xoá bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không
đạt kết quả.
- Tháng 4-1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của
Gioóc-giơ oa-sinh-tơn, quân 13 thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan

trọng.
- Ngày 4 – 7 – 1776, bản tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định
quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa, nhưng thực dân Anh
vẫn không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 – 1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm
cho quân Anh suy yếu. Năm 1883, thực dân Anh phải kí hiệp ước véc-xai, công
nhận nền độc lập của 13 thuộc địa, cuộc chiến tranh kết thúc.
d 3. Cách mạng tư sản Pháp
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính
- Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái lập hiến, tầng lớp đại tư
sản tài chính, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà
ngục Ba-xti, họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan
quan trọng của thành phố.
- Sau khi giành thắng lợi, phái lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được
hai việc quan trọng đối với cách mạng :
+ Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu cao khẩu hiệu "tự
do – bình đẳng – bác ái" (8 – 1789).
GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

+ Ban hành hiến pháp (tháng 9/1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến,
theo đó, vua không được nắm thực quyền mà là quốc hội, vì vậy, Lu-i XVI đã
liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến
bên ngoài để giành lại chính quyền.
- Tháng 4 – 1792, liên minh hai nước Áo – Phổ cùng bọn phản động ở
Pháp chống phá cách mạng, phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất

nước trở nên lâm nguy.
* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
- Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh, tầng lớp tư sản công thương
đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái lập hiến và xoá
bỏ chế độ phong kiến.
- Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rôngđanh bầu ra quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i
XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
- Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến
châu Âu tấn công nước Pháp, bọn phản động trong nước ở nhiều nơi cũng nổi
dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo
củng cố chính quyền.
- Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là
Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
* Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của
cách mạng.
- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của
nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-bespie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng
để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như
xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông
dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...
- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội
quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại ngoại xâm và nội phản.
- Vì nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước
(do phái Gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên
phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và tiến hành
xử tử vào ngày 27-7-1794.
* Thời kì thoái trào

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An


Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

- Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 -1794, cách mạng bước vào thời kì thoái
trào do nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. Giai cấp tư sản đã đưa Na-Pô-lêông lên nắm nắm chính quyền tháng 11-1799. Cách mạng tư sản kết thúc.
3. Tính chất-kết quả-ý nghĩa.
a) Cách mạng tư sản Anh
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến.
+ Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa.
+ Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì :
+ Vẫn còn ngôi vua (chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập).
+ Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc
mới, còn nhân dân không được hưởng gì.
b) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng
dân tộc:
+ Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc
địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời (năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp, quy
định Mĩ là nước Cộng hoà liên bang, đứng đầu là tổng thống nắm quyền hành
pháp, quốc hội nắm quyền lập Pháp)
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển.
- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

+ Sau cách mạng chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn
nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì.
+ Lãnh đạo là tư sản liên minh với chủ nô.
c) Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XIII
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh cách mạng
và nội chiến.
+ Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm
quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

+ Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh
cao (nền chuyên chính Gia-cô-banh).
- Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt:
+ Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân.
+ Không hoàn toàn xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, chỉ có
giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
-

-

-


-

1. Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh sẽ trình bày được nguyên nhân, diễn
biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa của ba cuộc cách mạng tư sản điển hình
(cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp).
Lý giải được nguyên nhân (sâu xa và trực tiếp) dẫn đến sự bùng nổ các cuộc
cách mạng.
So sánh được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của ba cuộc cách mạng tư sản
để thấy được nét điển hình của mỗi cuộc cách mạng.
Đánh giá đúng được vai trò của từng lực lượng tham gia cách mạng tư sản.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch.
Kĩ năng khai thác kênh hình, tư liệu có liên quan đến chuyên đề.
Kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập thể.
3. Thái độ
Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc
loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi
hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc
lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.
4. Định hướng năng lực hình thành.
Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.
Năng lực chuyên biệt: năng lực phân tích, so sánh, đánh giá các cuộc cách
mạng tư sản, phân tích tác động của các cuộc cách mạng tư sản; năng lực
thực hành bộ môn: khai thác kênh hình và tư liệu lịch sử, lập bảng so sánh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung chuyên đề.
Giấy A0, bút lông.

Các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến ba cuộc cách mạng.
Tìm hiểu các nhân vật lịch sử chính có liên quan.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu
Kiểm tra bài cũ: Sự kiện nào đã kết thúc lịch sử thế giới thời hậu kì
trung đại ở châu Âu? Thực chất của sự kiện đó là gì?
Giáo viên dẫn: sự kiện đó là Phong trào văn hóa phục hưng, thực
chất là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa tư
tưởng chống lại chế độ phong kiến. Tuy nhiên giai cấp tư sản vẫn chưa
lật đổ được chế độ phong kiến để nắm chính quyền. Vậy giai cấp tư
sản sẽ làm gì để nắm chính quyền. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu
chuyên đề “Các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại”.
2. Các hoạt động học tập
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân của ba cuộc
cách mạng tư sản đầu thời cận đại.
(Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân cách mạng
tư sản Anh
Nhóm 2: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân chiến
tranh giành độc lập ở bắc Mĩ

Nhóm 3: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân cách mạng
tư sản Pháp
Nhóm 1: Tìm hiểu cách mạng tư sản Anh
Giáo viên cung cấp: Lược đồ kinh tế nước Anh trước cách mạng và
đoạn tài liệu sau:
- Đến thế kỉ XII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển
mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,...
trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài
chính lớn nhất nước Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh
doanh theo con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến
ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để
lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn
nông dân mất đất thì nghèo khổ.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Lược đồ kinh tế nước Anh trước cách mạng
Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội
Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc
mới. Dưới thời vua Sac-Lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt
ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì
nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực.
Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động
được biểu hiện qua cuộc xung đột giữa quốc hội và nhà vua.

Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính,
khi Sac-Lơ I triệu tập quốc hội (tháng 4/1640) nhằm tăng thuế, để có tiền
chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcot-len ở miền bắc nước
Anh. Quốc hội gồm đa số quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các
khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược
của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. SacLơ I định dùng vũ lực đàn áp quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sac-Lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn tập
hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
- Thế kỷ XVII, kinh tế Anh là nền kinh tế gì? Cản trở chính của nền kinh tế đó
là gì?
- Muốn xóa bỏ những cản trở kinh tế nước Anh, tư sản và quý tộc mới cần
phải làm gì?
- Mâu thuẫn gữa tư sản và quý tộc mới được giải quyết như thế nào?
- Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc cách mạng tư sản
Anh là gì?
Nhóm 2: Tìm hiểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ
Giáo viên cung cấp: Lược đồ 13 thuộc địa Anh và đoạn tài liệu sau:

Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Học sinh quan sát lược đồ 13 thuộc địa Anh và đọc đoạn tài liệu sau:
Sau phát kiến của Cri-xtop Cô-Lôm-Bô, nhiều người dân châu Âu di cư

sang vùng Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, người Anh đã lập được 13
thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ với số dân khoảng 1,3
triệu người.
Đến giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13
thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể.
Ở miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt, đay, làm đồ
gốm, thủy tinh, đặc biệt là nghề luyện kim và đóng tàu rất phát triển. Bô-xton
trở thành trung tâm công nghiệp thời bấy giờ. Ở miền Nam các chủ đồn điền

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

bóc lột sức lao động của nô lệ da đen (đưa từ châu Phi sang) để sản xuất lương
thực, bông mía, thuốc lá … phục vụ cho nhu cầu của thuộc địa và xuất khẩu.
Do sự phát triển kinh tế, nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng
tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị
trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ
chính của nhân dân khu vực này.
Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi
cạnh tranh đối với nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, chính phủ Anh đã
cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm
đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế
khóa nặng nề.
Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và
cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. Những chính
sách đó làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng

mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-Xton. Để
bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ
dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền
trừng phạt, ra lệnh phong tỏa cảng Bôn-Xton,và điều quân đến chiếm đóng
vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng
bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Học sinh trả lời các câu hỏi:
- 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ được thành lập như thế nào?
- Vị trí địa lý của 13 thuộc địa Anh có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế
- Chính sách của chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa,
hậu quả của chính sách đó đối với sự phát triển kinh tế thuộc địa?
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mỹ là gì?

Nhóm 3: Tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Giáo viên cung cấp:

SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP
TRONG XÃ HỘI PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Đẳng cấp


- Có nhiều đặc quyền
- Không phải đóng thuế

Tăng lữ

Quý tộc

Đẳng cấp thứ 3
(nông dân, dân nghèo
thành- thị, tư sản)
- Không có đặc quyền, phải đóng mọi thứ thuế

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu sau:

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và
phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch thấp. Dân cư sống
chủ yếu bằng nghề nông. Nông dân nhận đất của lãnh chúa để cày cấy và phải
nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh
chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của
lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp Pháp thời kỳ này đã phát triển, tập trung ở các vùng
Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều,
đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp

hàng ngàn công nhân.Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti
thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI
phải triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-xai để đề
xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
Phản đối ý định ban hành thuế mới của nhà vua, ngày 17-6-1789, đại
biểu đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất
thông qua các đạo luật tài chính. Tiếp đó Quốc hội đổi thành Quốc hội lập hiến
để lập ra chế độ mới và soạn thảo hiến pháp. Vua và quý tộc phản ứng, ráp riết
chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ ba bằng bạo lực.

Mông-te-xki-ơ
(1689 - 1755)

Vôn-te
(1694 - 1778)

Rút-Xô
(1712- 1778)

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Trước cách mạng tình hình kinh tế-xã hội Pháp có gì nổi bật?
- Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị
cho cách mạng ?

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang



Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng tư sản
Pháp là gì?
Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét, chốt ý.

Giáo viên phát phiếu học tập 1 và yêu cầu học sinh hoàn thành
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các cuộc cách
mạng tư sản

Cách mạng
tư sản Anh

Nguyên nhân

Chiến tranh Cách mạng
giành độc lập
tư sản Pháp
của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc
Mỹ

Nguyên nhân sâu xa
Nguyên nhân trực tiếp

HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1
NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An


Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Các cuộc
cách
mạng

Cách mạng
tư sản Anh

Chiến tranh giành Cách mạng
độc lập của 13 thuộc
tư sản Pháp
địa Anh ở Bắc Mỹ

Nguyên
nhân
Nguyên
nhân sâu xa

-Nửa đầu thế kỉ
XVII, nước Anh
có nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát
triển. Tư sản Anh
giàu lên nhanh
chóng, tầng lớp

quý tộc mới hình
thành.

-Giữa thế kỉ XVIII
kinh tế TBCN ở 13
thuộc địa phát triển
mạnh và cạnh tranh
với chính quốc Anh.
- Chính phủ Anh đã
ra các đạo luật hạn
chế sự phát triển của
kinh tế các thuộc địa.
-Mâu thuẫn giữa các
-Chế độ phong
tầng lớp nhân dân
kiến đã cản trở sự
thuộc địa với thực
kinh doanh và làm
dân Anh sâu sắc
giàu của tư sản và
quý tộc mới, làm
cho mâu thuẫn
giữa tư sản và quý
tộc mới với các
thế lực phong kiến
phản động ngày
càng sâu sắc.
- Như vậy nguyên
nhân sâu xa là
mâu thuẫn giữa

lực lượng sản xuất
tư bản và quan hệ
sản xuất phong
kiến

Nguyên
nhân
trực tiếp

- Tháng 4/1640
Sác lơ 1 triệu tập
quốc hội nhằm
tăng thuế (vấn đề
tài chính)

- Sự kiện chè BôXtơn năm 1773 (vấn
đề quyền lợi kinh tế
của tư sản).

-Cuối thế kỉ
XVIII, Pháp
vẫn là một
nước
nông
nghiệp
lạc
hậu,
công
thương nghiệp
đã có sự phát

triển mạnh.
-Chế
độ
phong kiến là
cản lực chính
của nền kinh
tế nước Pháp.
-Xã hội Pháp
chia thành 3
đẳng
cấp,
trong đó đẳng
cấp thứ 3 mâu
thuẫn về kinh
tế, chính trị
với 2 đẳng cấp
trên.

- Hội nghị ba
đẳng cấp ngày
5/5/1789. (vấn
đề tài chính).

Hoạt động 2: Tìm hiểu nét chính về diễn biến của ba cuộc cách mạng
tư sản

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang



Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Anh
Nhóm 2: Tìm hiểu diễn biến chiến tranh giành độc lập ở bắc

Nhóm 3: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Pháp
Nhóm 1: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Anh
Giáo viên cung cấp bức ảnh nhân vật Crôm-oen và đoạn tư liệu:

Ô-li-vơ crôm-oen (1599-1658)
Cách mạng tư sản anh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1642 – 1648) :
Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua
nhưng từ khi Ô-li-vơ crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội quốc hội, xây dựng
đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua, Sác-lơ I bị
bắt.
- Giai đoạn 2: (1649 – 1688)
+ Ngày 30/1/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã
bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh
cao, tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi vì
vậy, nhân dân tiếp tục đấu tranh.
+ Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại
thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem ô-ran-giơ (quốc trưởng hà lan và là

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang



Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách
mạng tư sản anh kết thúc.

Giáo viên yêu cầu nhóm 1 hoàn thành bảng biểu và trả lời câu hỏi sau:
Thời gian

Sự kiện

Câu hỏi:
- Tại sao sự kiện ngày 30/1/1649 đã đưa cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh
cao ?
- Tìm hiểu tiểu sử của Ô-li-vơ crôm-oen và vai trò của Ông đối với cách mạng
tư sản Anh ?
- Tại sao quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến để đưa Vin-hem ôran-giơ lên ngôi ?
Nhóm 2: Tìm hiểu diễn biến chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh G.Oa-sinh-tơn và bức tranh Đại
hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

G.Oa-sinh-tơn (1732-1799)


Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày
4/7/1776
Giáo viên cung cấp tư liệu:
Tháng 9/1774 đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đenphia – Đại hội lục địa lần thứ nhất. các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính
sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua
Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị nếu các thuộc địa “nổi loạn”.
Tháng 4/1775, chiến tranh giữa các nước thuộc địa với các nước chính
quốc bùng nổ. Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, xong do lực lượng yếu và
tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định
thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm G.Oa-sinh-tơn – một điền chủ
giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức làm tổng chỉ huy; đồng thời kêu
gọi nhân dân tham gia đống góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc
lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước
Anh.
Ngày 4/7/1776, Đại hội thông qua tuyên ngôn độc lập, tố cáo chế độ áp
bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li
khỏi chính quốc, thành lập quốc gia Hợp chúng quốc Mĩ.

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu
tiên các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước
toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao như một
sự thách thức đối với chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ

chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu. Nhưng tuyên ngôn cũng không
đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và
nhân dân lao động.
Ngày 17/10/1777, nghĩa quân do G.Oa-sinh-tơn chỉ huy đã giành thắng
lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của chiến tranh. Trong cuộc chiến
đấu vì chính nghĩa này nước Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp cùng
nhiều nước châu Âu ủng hộ.
Năm 1781, nghĩa quân giành thắng lợi quyết định ở I-ooc-tao. Toàn bộ
quân Anh ở đây đầu hàng. Năm sau chiến tranh kết thúc. Năm 1883 thực dân
Anh kí hiệp ước Vec-sai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng biểu sau:
Thời gian

Sự kiện

- Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ có điểm tiến bộ và hạn chế gì? Trong
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Việt Nam đã tiếp thu điểm tiến bộ
nào của Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ?
- Tại sao ngày 4/7 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mỹ?
- Tìm hiểu tiểu sử của G.Oa-sinh-tơn và vai trò của Ông đối với cuộc chiến
tranh giành độc lập ở bắc Mĩ.
Nhóm 3: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sàn Pháp.
Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh nhân dân Pháp tấn công ngục Baxti

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại


Nhân dân Pháp tấn công ngục Ba-xti ngày 14/7/1789

Ro-be-xpie (1758-1794)
Học sinh đọc đoạn tư liệu sau:
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

- Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái lập hiến, tầng lớp đại tư
sản tài chính, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà
ngục Ba-xti, họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan
quan trọng của thành phố.
- Sau khi giành thắng lợi, phái lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được
hai việc quan trọng đối với cách mạng :
+ Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu cao khẩu hiệu "tự
do – bình đẳng – bác ái" (8 – 1789).
+ Ban hành hiến pháp (9 – 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. theo
đó, vua không được nắm thực quyền mà là quốc hội, vì vậy, Lu-i xvi đã liên kết
với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên
ngoài để giành lại chính quyền (tìm đọc tài liệu lịch sử trên và nêu những điều
chính, một vài nhận xét).
- Tháng 4 – 1792, liên minh hai nước Áo – Phổ cùng bọn phản động ở
Pháp chống phá cách mạng, phái lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất
nước trở nên lâm nguy.

* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
- Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh , tầng lớp tư sản công thương
đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái lập hiến và xoá
bỏ chế độ phong kiến.
- Sau khi lật đổ phái lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rôngđanh bầu ra quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i
xvi bị xử tử vì tội phản quốc.
- Mùa xuân năm 1793, quân anh cùng quân đội các nước phong kiến
châu âu tấn công nước pháp, bọn phản động trong nước ở nhiều nơi cũng nổi
dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước pháp gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo
củng cố chính quyền.
- Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái gia-cô-banh, đứng đầu là
Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
*Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của
cách mạng.
- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái gia-cô-banh được sự ủng hộ của
nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-bespie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng
để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như
xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông
dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Trang


Xây dựng chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại

- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội
quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đanha bại ngoại xâm và nội phản.

- Vì nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước
(do phái gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên
phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt rô-be-spie và tiến hành
xử tử vào ngày 27-7-1794.
* Thời kì thoái trào
- Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 -1794, cách mạng bước vào thời kì
thoái trào do nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. Giai cấp tư sản đã đưa
Na-Pô-lê-ông lên nắm nắm chính quyền tháng 11-1799. Cách mạng tư sản kết
thúc.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng biểu và trả lời các câu hỏi
sau:
Thời gian

-

Sự kiện

Câu hỏi:
Tại sao cuộc tấn công của nhân dân Pháp ngày 14/7/1789 được xem là sự
kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp ?
Tìm hiểu tiểu sử của Robexpie và vai trò của Ông đối với cách mạng tư sản
Pháp.
Tại sao nền chuyên chính Gia-cô-banh lại đưa cách mạng Pháp đến đỉnh cao?
Quần chúng nhân dân có vai trò gì trong cuộc cách mạng tư sản Pháp?
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2

Tên cuộc cách mạng

Cách mạng tư sản
Anh


Chiến tranh giành

Thời gian

Nội dung sự kiện chính

Giai đoạn 1:
(1642 – 1648)

- Nội chiến bùng nổ giữa
Quốc hội và nhà vua. Sác-lơ I
bị bắt

Giai đoạn 2:
(1649 – 1688)

Năm 1774

GV: Nguyễn Thị Hương – THPT Trị An

Ghi
chú

- Vua Sác-lơ I đã bị xử tử,
cách mạng đạt tới đỉnh cao
- Năm 1688 thiết lập chế độ
quân chủ lập hiến
Đại biểu thuộc địa đã họp đại
hội

lục
địa

Trang


×